1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam thực trạng và giải pháp

47 589 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 254,5 KB

Nội dung

. Tính cấp thiết của đề tài Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống, được sản xuất ra bởi các nghệ nhân, thợ thủ công có tay nghề tinh xảo độc đáo của các làng nghề và được truyền từ đời này sang đời khác. Hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều chủng loại khác nhau, phát triển theo nhu cầu của cuộc sống. Đời sống xã hội thay đổi thì nhu cầu về mặt hàng này cũng tăng lên cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thực mà còn ý có ý nghĩa xã hội rất lớn. Là sản phẩm của những ngành nghề thủ công truyền thống, mang đậm nét văn hóa của dân tộc, có dấu ấn lịch sử nên hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, mà còn là những văn hóa phẩm phục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa văn hóa của các dân tộc. Nhờ tính độc đáo này mà nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng do sự giao thoa nền văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, việc phát triển làng nghề truyền thống của Việt Nam đã thu được những kết quả tương đối tốt, góp phần thiết thực vào việc phục hồi và phát triển các làng nghề, bảo tồn và phát triển một trong những di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Ngoài ra có tác dụng tạo hàng ngàn công ăn việc làm và thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Qua thời gian học tập và nghiên cứu, tôi nhận thấy việc phát triển làng nghề truyền thống của Việt Nam vẫn còn có vấn đề cần được nghiên cứu hoàn thiện hơn. Do vậy tôi lựa chọn đề tài: “phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyềnthống, được sản xuất ra bởi các nghệ nhân, thợ thủ công có tay nghề tinh xảođộc đáo của các làng nghề và được truyền từ đời này sang đời khác Hàng thủcông mỹ nghệ có nhiều chủng loại khác nhau, phát triển theo nhu cầu củacuộc sống Đời sống xã hội thay đổi thì nhu cầu về mặt hàng này cũng tănglên cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Đẩy mạnh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ mang lại lợi íchkinh tế thực mà còn ý có ý nghĩa xã hội rất lớn Là sản phẩm của nhữngngành nghề thủ công truyền thống, mang đậm nét văn hóa của dân tộc, có dấu

ấn lịch sử nên hàng thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm đáp ứngnhu cầu sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, mà còn là những văn hóa phẩmphục vụ đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu thưởng thức những tinh hoa vănhóa của các dân tộc Nhờ tính độc đáo này mà nhu cầu hàng thủ công mỹnghệ ngày càng tăng do sự giao thoa nền văn hóa giữa các quốc gia trên thếgiới

Trong những năm qua, việc phát triển làng nghề truyền thống của ViệtNam đã thu được những kết quả tương đối tốt, góp phần thiết thực vào việcphục hồi và phát triển các làng nghề, bảo tồn và phát triển một trong những disản văn hóa quý báu của dân tộc Ngoài ra có tác dụng tạo hàng ngàn công ănviệc làm và thu nhập cho nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi các

tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự an ninh xã hội

Qua thời gian học tập và nghiên cứu, tôi nhận thấy việc phát triển làngnghề truyền thống của Việt Nam vẫn còn có vấn đề cần được nghiên cứu hoàn

thiện hơn Do vậy tôi lựa chọn đề tài: “phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam thực trạng và giải pháp”

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề truyền thốngnước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập

- Phân tích thực trang làng nghề truyền thống của Việt Nam trong thời gianqua

- Đưa ra hệ thống định hướng giải pháp cho các làng nghề truyền thống củaViệt Nam hiện nay và trong thời gian tới

3 Đối tượng và phương phát nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu: Làng nghề truyền thống Việt Nam thời kỳ hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu duy vật biện chứng Dựa vào phươngpháp này những vấn đề nêu ra đều trên cơ sở khách quan đồng thởi phải phùhợp vói những thay đổi của thực tế nhằm phản ánh các vấn đề một cách chânthực nhất Ngoài ra báo cáo còn sử dụng phương pháp thống kê so sánh đốichiếu, dựa vào các cuộc điều tra, quan sát, phân tích nhận định về việc pháttriển làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra cacgiải pháp cho phù hợp

5 Kết cấu báo cáo

Ngoài phần mở đầu, kết luận báo cáo có kết cầu gồm 3 phần:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển làng nghề trong nềnkinh tế

Chương 2: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiệnnay

Chương 3: Định hướng và giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống

ở Việt Nam thời gian tới

Trang 3

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRONG NỀN KINH TẾ1.1 Khái niệm, đặc điểm của làng nghề

1.1.1 khái niệm làng nghề

Làng nghề là những làng mà tại đó hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghềduy nhất nào đó, nghề của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lạinguồn thu nhập cho dân làng

Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp từ hàng ngàn nămtrước đây, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn ViệtNam, việc hình thành các làng nghề bắt đầu từ những nghề ban đầu được cưdân tranh thủ làm lúc nông nhàn, những lúc không phải là mùa vụ chính Bởi lẽ trước đây kinh tế của người Việt cổ chủ yếu sống dựa vào việctrồng lúa nước mà nghề làm lúa không phải lúc nào cũng có việc Thôngthường chỉ những ngày đầu vụ, hay những ngày cuối vụ thì người nông dânmới có việc làm nhiều, những ngày còn lại thì nhà nông rất nhàn hạ, rất ít việc

để làm Từ đó nhiều người đã bắt đầu tìm kiếm thêm công việc phụ để làmnhằm mục đích ban đầu là cải thiện bữa ăn và những nhu cầu thiết yếu hằngngày về sau là tăng thêm thu nhập cho gia đình

Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó,mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây,tre, lụa phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất Nghề phụ

từ chỗ chỉ phục vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã manglại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụlúa Từ chỗ một vài nhà trong làng làm, nhiều gia đình khác cũng học làm

Trang 4

theo, nghề từ đó mà lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gầnnhau.

Và cũng chính nhờ những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đemlại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa Nghề đem lại lợi ích nhiều thìphát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phùhợp với làng thì dần dần bị mai một Từ đó bắt đầu hình thành nên những làngnghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng Gốm, làng làmChiếu, làng làm Lụa, làng làm Đồ Đồng

Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minhđược các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây Các làngnghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn như châu thổsông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định

Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian, nhưng hiện nay, cáccon số thống kê cho thấy, Việt Nam còn có gần 2.000 làng nghề thuộc cácnhóm nghề chính như: Sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, giấy,tranh dân gian, gỗ, đá

Cùng với sự phát triển của đất nước, có rất nhiều làng nghề cũng pháttriển mạnh và có những sản phẩm, những thương hiệu nổi tiếng, có sức hấpdẫn rất lớn như:

Làng nghề gốm và bánh đa nem Thổ Hà, huyện Việt Yên, Bắc GiangGốm Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Dát vàng quỳ Kiêu Kỵ

Làng gốm Phù Lãng, xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Đồ gỗ Đồng Kỵ

Làng tranh Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh

Chiếu Nga Sơn, Thanh Hóa

Làng đá Non Nước, Đà Nẵng

Làng nghề trạm bạc Đồng Xâm

Trang 5

Làng Lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội

Làng Nghề Sơn Đồng

Tuy nhiên, các làng nghề lại không tập trung ở một nơi nhất định nào đó

mà nằm rải rác trên các tỉnh khác nhau, chủ yếu là các nơi chưa được pháttriển, cơ sở hạ tầng còn thô sơ, vì vậy nó gây ra không ít khó khăn và ảnhhưởng không nhỏ đến quá trình phát triển các sản phẩm

Chính vì vậy, để tháo gỡ một phần khó khăn cho các làng nghề, để duytrì sản phẩm và quảng bá các sản phẩm của các làng nghề một cách có hệthống và hiệu quả, tập trung thì cần phải có một hướng đi đúng đắn và tíchcực Cổng Thông Tin Làng Nghề Việt Nam ra đời một phần đáp ứng đượcnhững yêu cầu cụ thể

Cổng thông tin làng nghề này là nơi tổng hợp một các có hệ thống thôngtin và sản phẩm của các làng nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam, qua đó mọilàng nghề đều có thể đưa thông tin và các sản phẩm chủ chốt của mình lênCổng để đưa đến cho những người quan tâm tìm hiểu thêm về những đặctrưng của mình

Ngoài ra, đây còn là nơi mà các làng nghề có thể làm Thương mại điện

tử một cách hiệu quả và cũng là nơi để các doanh nghiệp trong và ngoài nướcquan tâm đến các sản phẩm thủ công tìm đến và giao dịch

Đây là một trong những hướng đi đúng đắn để phát triển và quảng básản phẩm thủ công của các làng nghề ở Việt Nam ra thế giới một cách nhanhchóng, hiệu quả và tiết kiệm nhất

1.1.2 Đặc điểm của làng nghề

Các làng nghề truyền thống Việt Nam xuất hiện từ rất lâu đời Nó gắn liềnvới tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩmthủ công truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ

Trang 6

Sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam có những nét riêng vàđộc đáo, tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó; sản phẩmnổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng.

Nhiều nghề và làng nghề truyền thống đã nổi bật lên trong lịch sử ViệtNam Ở đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ công, trở thành mộttrung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệnhân tài khéo, tạo ra những sản phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắtchước được

Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống này không chỉ là nhữngvật phẩm sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà một số còn là những tác phẩmnghệ thuật biểu trưng của nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình

độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc

Làng nghề là cả một môi trường văn hoá - kinh tế - xã hội và công nghệtruyền thống lâu đời Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kĩ thuật truyền

từ đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng, vớinhững sản phẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu và độc đáocủa cả dân tộc Việt Nam Môi trường văn hoá làng nghề là khung cảnh làngquê, với cây đa bến nước, đình chùa, đền miếu , các hoạt động lễ hội và hoạtđộng phường hội, phong tục tập quán, nếp sống đậm nét dân gian và chứađựng tính nhân văn sâu sắc Làng nghề truyền thống từ lâu đã làm phong phúthêm truyền thống văn hoá Việt Nam

1.2 Vai trò của việc phát triển làng nghề trong nền kinh tế

1.2.1 Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn

Vấn đề việc làm ở nông thôn cho đến nay vẫn là một bài toán hóc búa đểnhà nước ta và các cơ quan quản lý cần quan tâm Theo những nghiên cứugần đây, thì hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 70%lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông Năm 2005, năng suất laođộng bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ

Trang 7

(tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đóinghèo của cả nước là nông dân Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rấtnghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗinăm lại bổ sung thêm 400.000 người [6.tr10]

Việc phát triển làng nghề truyền thống đóng vai trò rất quan trọng trongnền kinh tế nước ta hiện nay nhất là khâu giải quyết việc làm cho người laođộng Tỷ lệ thất nghiệp ở các làng nghề gần như không có vì thời gian nôngnhàn đã được người lao động tận dụng vào việc phát triển các nghề phụ nhưthêu, dệt, đồ mỹ nghệ… Theo số liệu của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cảnước hiện có trên 2017 làng có nghề, trong đó trên 300 làng nghề truyềnthống với hàng triệu cơ sở sản xuất Đã có hơn 40% sản phẩm được xuất khẩuđến hơn 100 nước Tỷ lệ hộ nghèo trong các khu vực có nghề phụ phát triển là3,7%, thấp hơn nhiều so tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong cả nước (10,4%).Chính vì vậy việc phát triển làng nghề truyền thống đã góp phần không nhỏtrong tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân nóichung và người lao động nói riêng

Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơicung cấp và hậu thuẫn đắc lực cho các khu đô thị và khu công nghiệp Tuynhiên, nguồn lao động này vẫn còn ít cơ hội để phát huy khả năng cống hiếncủa mình cho sự phát triển nông thôn Đây là thách thức đối với chính laođộng nông thôn và các nhà hoạch định chính sách

Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, 70% dân số nước ta đangsống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 75% tổng lựclượng lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nôngnghiệp, năng suất lao động thấp, phương thức sản xuất lạc hậu, hiệu quả sảnxuất không cao Giai đoạn 2000-2007, tốc độ tăng trưởng lao động của cảnước đạt 2,79%, trong đó tốc độ tăng trưởng của lao động nông thôn là2,18% Năm 2007, lực lượng lao động nông thôn của cả nước là 34,8 triệu

Trang 8

người, chiếm 74,5% tổng lực lượng lao động, trong đó số người nằm trong độtuổi lao động là 32,73 triệu người Lao động nông thôn vùng đồng bằng sôngHồng chiếm 22,3%, vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 21,5%, Tây Bắcchiếm 3,18% và Tây Nguyên chiếm 5,59% [8 tr 25].

Sự phát triển của các làng nghề truyền thống thu hút lao động nông thôncũng chính là việc sử dụng nguồn lao động hợp lý góp phần đáng kể vào sựphân bố nguồn lực quốc gia đặc biệt là nguồn lao động nông thôn

Những năm gần đây công tác dạy nghề đã có nhiều tiến triển, đặc biệt ởcác làng nghề truyền thống, nhiều lao động đã ý thức được việc học nghề và

số người tham gia các khoá đào tạo tăng rõ rệt Số lao động qua đào tạo ngàycàng tăng đã góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theohướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động ngành nghề phi nôngnghiệp Quy mô đào tạo dạy nghề trong những năm qua tăng nhanh, chỉ tiêuđào tạo bình quân hàng năm tăng 20% Quy mô tuyển sinh dạy nghề trong 3năm - từ năm 2006 đến 2008 là 4,3 triệu người (năm 2008 là 1,54 triệungười), trong đó lao động nông thôn chiếm 52% Các ngành nghề nông - lâm

- ngư nghiệp chỉ chiếm 5% số học sinh Số lao động nông thôn được học nghềngắn hạn và sơ cấp nghề bằng chính sách hỗ trợ theo Quyết định81/2005/QĐ-TTg giai đoạn 2006-2008 là 990.000 người Nhiều địa phương

đã khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức đoàn thể dạy nghề cholao động nông thôn, nhất là lứa tuổi thanh niên nhằm phát triển các nghềtruyền thống Bình quân hàng năm, các làng nghề đã đào tạo được thêm việclàm cho khoảng 250.000 lao động Riêng các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn trong 3 năm từ năm 2006-2008 đã tuyển sinhđược 120.322 người, trong đó quy mô tuyển sinh năm 2008 là 48.000 họcsinh, lao động nông thôn chiếm trên 85% [7.tr33]

Làng nghề phát triển sẽ tạo ra nhiều lợi thế trong việc chuyển dịch cơ cấukinh tế nông thôn, nhất là cơ cấu lao động Phát triển làng nghề là một hướng

Trang 9

đi phù hợp nhằm giải quyết lao động dôi dư trong nông nghiệp, nông thôn màkhông tạo ra căng thẳng về tình trạng di cư ồ ạt vào các thành phố lớn tìmviệc làm, trên cơ sở thực hiện: “Rời ruộng - không rời làng” Làng nghề lại lànơi có nhiều lợi thế trong việc khai thác thị trường tại chỗ về công cụ sảnxuất, hàng tiêu dùng, nhất là góp phần trực tiếp vào việc cải thiện phương tiệnlao động tại các địa phương Như vậy, phát triển làng nghề không chỉ có ýnghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, cáclàng, xã có nghề, mà còn có ý nghĩa đối với quá trình đẩy mạnh công nghiệphóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn và vấn đề lao động việc làm ở nước tahiện nay.

1.2.2 Nâng cao thu nhập cho người lao động.

Vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động là mối quan tâm lớn củanhà nước ta nhất là người lao động nông thôn và đặc biệt ở các làng nghềtruyền thống Nếu nhìn vào thực tế trước khủng hoảng tài chính, ở nông thôn,địa phương nào có làng nghề, mức sống của người dân nơi đó luôn ở mứckhá Thu nhập của người lao động ở làng nghề cao hơn 3 - 4 lần so với sảnxuất nông nghiệp đơn thuần Thường thì ở các làng thuần nông mỗi lao cómức thu nhập hàng tháng khoảng 500.000 vnđ thấp hơn nhiều so với lao động

ở các làng nghề truyền thống là 1.700.000 – 1.800.000 vnđ/ tháng tại nhiềulàng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60% - 80% và ngànhnông nghiệp chỉ đạt 20% - 40% Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sởngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8% -9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các làng nghề cũng không ngừng tăng lên.Trung bình mỗi cơ sở doang nghiệp tư nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổnđịnh cho khoảng 27 lao động thường xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ; các hộ

cá thể chuyên nghề tạo 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ

ở những làng nghề thêu ren, dệt, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200

-250 lao động Theo thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng cho biết, tỷ lệ

Trang 10

hộ nghèo ở khu vực có làng nghề chỉ chiếm 3,7% trong khi mức bình quân cảnước là 10,4% [9.tr35] Vì vậy, nếu các làng nghề dừng hoạt động, số hộnghèo và người nghèo trên cả nước sẽ tăng nhanh Do đó làng nghề thực sựđóng vai trò quan trọng đối với việc xóa đói, giảm nghèo, trực tiếp giải quyếtviệc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập,nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động

1.2.3 Tạo cơ cấu kinh tế bền vững

Cơ cấu kinh tế bền vững là việc phát triển ổn định lâu dài về kinh tế - xãhội và môi trường Sự phát triển các làng nghề truyền thống đã góp phầnkhông nhỏ vào nền kinh tế đất nước trong đó tạo lên cơ cấu kinh tế bền vững

là một mục tiêu của đảng và nhà nước ta Không chỉ góp phần vào mục tiêucủa đất nước mà việc phát triển các làng nghề truyền thống đã tạo cơ cấu kinh

tế bền vững cho các vùng nông thôn và đặc biệt là của từng địa phương làmcho kinh tế - xã hội từng vùng được duy trì ổn định, vấn đề môi trường củacác làng nghề dần được cải thiện rõ rệt do hình thành các khu công nghiệp,sản xuất tập chung, hợp tác xã hay các doanh nghiệp làng nghề…

Làng nghề truyền thống Việt Nam đã có từ hàng trăm năm, gắn liền với bảnsắc văn hóa dân tộc Sự phát triển làng nghề đã góp phần xóa đói, giảm nghèo

ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, nâng cao chấtlượng cuộc sống của người dân Hiện nay, nước ta đang hội nhập sâu vào nềnkinh tế thế giới, các làng nghề cũng đang chuyển mình để thích nghi với nhịpsống mới và vượt qua những thách thức mới

Như vậy việc phát triển các làng nghề truyền thống ở nước ta hiện nay khôngnhững mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo lên một xã hội ổn định hơn, môitrường được cải thiện và dễ dàng qui hoạch quản lý hơn nhất là ở các vùngnông thôn Đó cũng chính là một phần của cơ cấu kinh tế phát triển bền vữngtrong công cuộc đổi mới và hội nhập của Việt Nam

Trang 11

Ngoài những thuận lợi thì ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn trướcmắt đó là nguy cơ các làng nghề phát triển thiếu bền vững Hà Nội hiện cókhoảng 1.270 làng có nghề, trong đó là 224 làng nghề truyền thống với 47nhóm nghề (trên tổng số 52 nghề toàn quốc), góp phần giải quyết việc làmcho 627.000 lao động Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề phát triển theo hướng

tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ dưới dạng hộ gia đình và chưa được đầu tưchiều sâu về công nghệ và quản lý nên năng suất, chất lượng thẩm mỹ sảnphẩm chưa cao, sức cạnh tranh chấp

Phần lớn các làng nghề ở Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ phát triểnthiếu bền vững vì chưa đăng ký thương hiệu Dù có tới trên 1.000 làng nghềnhưng mới chỉ có sản phẩm bánh chưng của làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà,Thanh Trì) đã đăng ký thương hiệu và công bố tháng 12/2009

Vẫn biết, việc xây dựng thương hiệu cho mỗi sản phẩm làng nghề là rấtkhó khăn, vì nó đòi hỏi phải đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chấtlượng sản phẩm Tuy nhiên, để sản phẩm phát triển bền vững thì phải cóthương hiệu

Nhiều người vẫn quen với nếp nghĩ chẳng cần khuếch trương xây dựngthương hiệu mà cứ “hữu xạ tự nhiên hương”, nếu sản phẩm tốt thì ắt sẽ đượcmọi người ghi nhận nên chưa quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu Điều

đó dẫn đến tình trạng nhiều làng nghề khi phát hiện sản phẩm của mình bịlàm nhái, làm giả nhưng không biết kiện ai

Mặt khác, tỷ lệ thành lập tổ chức làng nghề của các địa phương còn rất ít(chỉ có khoảng gần 10% số làng nghề) nên việc xây dựng chương trình quảng

bá, tiếp thị sản phẩm còn hạn chế

Nhưng cũng vì chưa có thương hiệu mà việc xuất khẩu hàng hóa vẫnphải qua trung gian, vừa kém lợi nhuận, vừa không tránh khỏi tình trạng bịđộng trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là bị đối tác ép giá khiến hiệu quảsản xuất không cao Các chuyên gia cho rằng, khó khăn lớn nhất của việc xây

Trang 12

dựng thương hiệu là do sản xuất trong các làng nghề hiện nay còn manh mún,nhỏ lẻ, vẫn theo quy mô hộ gia đình, mạnh ai nấy làm, mẫu mã sản phẩm cònđơn điệu, tính thẩm mỹ chưa cao

Việc giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ, trung tâm thương mại phải chiphí nhiều, vì vậy, nhiều cơ sở sản xuất ở làng nghề chưa dám nghĩ đến việcquảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu

Hiện nay đã có một số doanh nghiệp sản xuất, các hộ gia đình ở làngnghề đã lập trang web riêng nhưng phần lớn hiệu quả chưa cao

1.2.4 Duy trì làng nghề truyền thống, bảo tồn giá trị văn hóa

Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống không chỉ mang lại ích kinh

tế xã hội mà còn nhằm bảo tồn giá trị văn hóa của từng địa phương cho thấy

sự phong phú và bề dày truyền thống của nhân dân ta

Cùng với việc thống kê, nghiên cứu, quy hoạch bảo tồn và phát triển làngnghề, các khu tiểu thủ công nghiệp, cần thiết phải bảo tồn giá trị văn hóa phivật thể của làng nghề Đó là kho tàng các kinh nghiệm, kỹ thuật, bí quyếttruyền nghề từ việc sử dụng nguyên vật liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sángtạo cho từng sản phẩm của mỗi làng nghề Bởi vì quá trình lao động tức làquá trình sáng tạo; trong mỗi sản phẩm đơn chiếc ấy là kinh nghiệm, là kỹthuật, là bí quyết của nghệ nhân, người thợ thủ công, và họ còn thổi vào sảnphẩm ấy cả tâm hồn và ý niệm Ví dụ, từ những tảng đất vô tri vô giác, bằngsức lao động sáng tạo, những người thợ thủ công đã tạo ra hàng vạn sản phẩmtuyệt vời, mà ở đó là tư duy, là kinh nghiệm được đúc rút qua bao thế hệ Mỗisản phẩm còn là khúc tuỳ hứng, khát vọng của con người và của cả cộng đồng

Đó chính là phần tồn tại vô hình cần được bảo tồn của làng nghề và sản phẩmcủa làng nghề

Thêm vào đó việc tôn vinh các nghệ nhân, những người thợ thủ công củacác làng nghề cũng là một yêu cầu đặt ra đối với việc bảo tồn di sản văn hóadân tộc Cần thẳng thắn thừa nhận rằng, việc này còn là một thiếu sót Nguyên

Trang 13

nhân ban đầu có thể do nhận thức chưa đúng rằng làng nghề chỉ đơn thuần làhoạt động kinh tế phụ Do đó, các giá trị vô hình và đặc biệt là bàn tay khối óc

và tâm hồn của những người thợ tài ba làm ra sản phẩm, những nghệ nhân lại

dễ bị lãng quên Nghệ nhân không phải là người lao động bình thường, ở họngoài tài ba khéo léo của đôi bàn tay, họ còn giữ trong mình những bí quyết,

kỹ thuật cha truyền con nối và cả những tài hoa, có khi xuất thần, khó giảithích bằng lời Ngoài sự sáng tạo, nghệ nhân còn có sứ mệnh truyền nghề chocác thế hệ sau Vì vậy việc tôn vinh nghệ nhân không đơn thuần chỉ là đánhgiá công lao và tỏ lòng kính trọng, mà hơn thế, đây là một hoạt động, mộtphương pháp, một nội dung nhằm bảo tồn được các giá trị văn hóa phi vật thểcủa làng nghề truyền thống

Cần tiến hành nghiên cứu để bảo tồn tục thờ tổ nghề và các lễ hội gắnliền với sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt tinh thần của các làng nghề Tục thờ tổnghề và lễ hội làng nghề được cư dân làng nghề và xã hội coi trọng Thờ tổnghề là một nét văn hóa truyền thống chứa đựng ý nghĩa lịch sử xã hội, đờisống và con người Từ đặc trưng văn hóa này cho phép chúng ta mở rộng sự

nghiên cứu về “nghề”, về “nghiệp”, về yếu tố “bản địa”, “sự thiên di” hay khả

năng lan tỏa của mỗi nghề hay mỗi làng nghề Cùng với tục thờ tổ nghề là các

lễ hội dân gian là những sinh hoạt cộng đồng Lễ hội sẽ phản ánh đặc trưngcủa nghề, của cơ cấu làng nghề và những quy lệ Ở đây ngoài yếu tố tâm linhcòn chứa đựng sự ghi nhận những kinh nghiệm, quá trình phát triển, sự biếnđộng và quá trình giao thoa của “nghề” và làng nghề đó Như vậy, việc thờ tổnghề và lễ hội làng nghề là một hoạt động, một bộ phận văn hóa tạo nên bứctranh đầy đủ về làng nghề, do vậy việc bảo tồn nó cũng như các giá trị khác làhết sức cần thiết

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc bảo tồn các giá trị văn hóa, bảnsắc văn hóa của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước đang

là một vấn đề thời sự, trong đó vấn đề bảo tồn và phát huy làng nghề truyền

Trang 14

thống ở nước ta hiên nay đang trở thành vấn đề quan tâm của ngành văn hóa

mà còn là của toàn xã hội và đặc biệt là cộng đồng cư dân, nơi hiện có cáclàng nghề truyền thống Vì vậy, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vậtthể của làng nghề truyền thống là không thể thiếu khi tiến hành thành lập cáckhu tiểu thủ công nghiệp, cũng như trong quá trình công nghiệp hóa nôngthôn Việt Nam

Trang 15

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống

2.1.1 Về số lượng và các loại hình làng nghề

Làng nghề truyền thống ở nước ta rất đa dạng phong phú cả vể số lượng

và các loại hình làng nghề Có khá nhiều làng nghề phát xuất hiện cách đâyhơn 100 năm và có một số làng nghề mới được hình thành, phát triển tươngđối ổn định

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nước ta có2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề Rất nhiều trong số này

đã có hàng trăm năm tuổi như làng nghề nổi tiếng Bát Tràng Làng đúc đồngĐại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển; nghề chạm bạc ở Đồng Xâm(Thái Bình), hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng đãhình thành cách đây hơn 400 năm Theo tổng hợp của Tổng cục Môi trườngnăm 2008, làng nghề nước ta phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sôngHồng, chiếm khoảng 60%, miền Trung, chiếm khoảng 30% và miền Namkhoảng 10% Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra các sảnphẩm của làng nghề được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Sự phát triển của các làng nghề truyền thống Việt Nam không chỉ manglại những sản phẩm đặc sắc của từng địa phương mà còn là điểm văn hóa củakhu vực, của vùng cũng là điểm hẹn văn hóa của nhiều du khách trong vàngoài nước Chính vì điều này theo xu thế chung, cả hai - làng nghề và du lịch

- đang hướng vào nhau để tạo nên "vùng giao thoa" mà nhiều địa phương cólàng nghề đã phát triển tất yếu Bằng những sản phẩm du lịch đặc thù trongtương laiđây được coi là mô hình phát triển của các làng nghề truyền thống

Trang 16

Mô hình làng nghề và du lịch thu hút được rất nhiều lượng du khách cả trong

và ngoài nước mang lại thu nhập không nhỏ cho các địa phương, điển hình làlàng gốm Bát Tràng – Long Biên – Hà Nội mỗi năm đón hàng triệu du kháchthập phương (Du khách có thể đến làng tham quan nơi sản xuất, thử vẽ lên đồgốm sứ và mua hàng làm quà kỷ niệm) Một số chuyên gia du lịch nhận định:

“Sự kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và làng nghề thủ công truyền thống tại ViệtNam hầu như không có tại các nước ASEAN khác, trừ Chiềng Mai (TháiLan), chính là một thế mạnh để du lịch Việt Nam khai thác, phát triển tiềmnăng này”

Một số làng nghề mới cũng được hình thành và phát triển mạnh về sốlượng thông qua báo cáo của từng tỉnh về số lượng các cụm, khu công nghiệpmới xuất hiện và nhiều làng nghề mới được hiệp hội làng nghề công nhận làlàng nghề truyền thống Các làng nghề mới phát triển đem lại những lợi íchnhất định cho kinh tế - xã hội của địa phương cũng như kinh tế đất nước Xuhướng kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại

Để phát triển làng nghề truyền thống theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi cáclàng nghề phải đổi cách thức sản xuất, kinh doanh, áp dụng công nghệ tiêntiến với giữ vững thương hiệu của từng sản phẩm

Vạn Phúc - ngoại thành Hà Nội là làng nghề dệt nổi tiếng, đã sớm chuyển

từ HTX lên xí nghiệp và tiến tới cổ phần hoá hoàn chỉnh với trên 350 máy dệtvải, lụa Các hộ đã cải tiến máy dệt, mẫu mã, nhiều sản phẩm truyền thống đãđược khôi phục như: gấm, the, lụa được thị trường trong nước và ngoàinước ưa chuộng

Phong Khê, huyện Yên Phong Bắc Ninh, là làng nghề giấy cuốn pháotruyền thống trên 400 năm trước Hiện Phong Khê có 165 dây chuyền sảnxuất với trên 20 cơ sở sản xuất giấy công nghiệp Nhiều hộ đã đầu tư mua dâychuyền sản xuất có công suất từ 200 – 500 tấn/năm, cá biệt có dây chuyền đạtcông suất 10.000 tấn/năm Vốn đầu tư cho một dây chuyền từ 1 tỷ - 10 tỷ

Trang 17

từ rác thải, nghề thu gom phế liệu, nấu cán ép nilon, mây tre đan quét sơn giảgốm, đan bao bì, túi sách bằng thân bèo bồng Song cũng có làng nghềtruyền thống đã mai một và dễ lụi tàn như nghề trồng cói, dệt chiếu, dệt đũi,dệt vải màn Trung bình 1 gia đình làm nghề có thu nhập trung bình khoảng 5triệu đồng/tháng

Xu hướng đa dạng hoá các hình thức sản xuất kinh doanh Hộ gia đình làhình thức tổ chức kinh doanh hiệu quả, quản lý và sử dụng lao động hợp lý, tựchủ được sản xuất kinh doanh Phương pháp truyền nghề trực tiếp ngay trongdòng họ, gia đình đã giảm được chi phí đào tạo, giữ được bí quyết nghềnghiệp, Cùng với hình thức sản xuất kinh doanh theo gia đình, đã xuất hiệnnhiều hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, Công ty tráchnhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần

Làng nghề là một trong những đặc thù ở nông thôn nước ta, nhiều ngànhnghề truyền thống đang được khôi phục, bảo tồn và phát triển cùng song hànhvới một số nghề mới Tuy vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang đậmnét tự phát, nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch Đặc biệt là sản xuất trong hộ gia đìnhngay tại khu dân cư hoặc các khu tập trung lại không có ranh giới rõ rệt vớikhu dân cư gây ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng Hầu hết các làngnghề đều không đạt tiêu chuẩn về: Độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm, nhiệt độ

Trang 18

cao Tại một số làng nghề xuất hiện bệnh mới như: Ung thư, quái thai, nhiễmđộc kim loại nặng, đất đai bị nhiễm hoá chất nặng.

Các làng nghề giờ đây đang chuyển mình trong thời kỳ hội nhập kinh tế.Những thay đổi này vừa mang lại những thuận lợi vừa tạo ra thách thức đốivới các làng nghề trong quá trình phát triển Mở cửa, hội nhập, các làng nghề

có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với khách nước ngoài Đó là nhữngmặt hàng xuất khẩu mạnh của nước ta trong nhiều năm qua, mà phần nhiều cóxuất xứ từ các làng nghề truyền thống trong cả nước, như thủ công mỹ nghệ,thêu ren, gốm sứ Theo thống kê, hiện hàng hóa của các làng nghề nước ta

đã có mặt ở hơn 100 nước trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu ngày càngtăng Nếu như năm 2004, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 450 triệu USD, thìnăm 2008 đã tăng lên hơn 776 triệu USD Nếu tính cả các sản phẩm đồ gỗxuất khẩu thì tổng kim ngạch đạt trên 2,4 tỉ USD Tuy nhiên, do đứng trướckhủng hoảng kinh tế, nhiều làng nghề đang có nguy cơ phá sản do đọng vốn,đọng sản phẩm vì bị đối tác nước ngoài cắt hợp đồng tiêu thụ

Theo báo cáo của 38 tỉnh, thành phố, đã có ít nhất 9 làng nghề phá sản;

124 làng nghề sản xuất cầm chừng; hơn 2.100 hộ đăng ký kinh doanh bỏnghề Có những làng nghề như đồ gỗ mỹ nghệ Đồng kỵ (Bắc Ninh) với hơn

200 cơ sở sản xuất, mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng đếnnay 80% số cơ sở ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, sản phẩm tồn khoước tính khoảng 20 triệu USD Làng nghề giấy Phong Khê (Bắc Ninh) thu hútkhoảng một vạn lao động, nhưng đến nay có 50% số cơ sở ngừng sản xuất,hoặc sản xuất cầm chừng Làng nghề tơ lụa ở Vạn Phúc (Hà Nội) là một trongnhững làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở nước ta, có 600 cơ sở sản xuấtthì hiện nay 30% số này đã đóng cửa Trước thực trạng suy giảm kinh tếhiện nay, theo dự báo của Hiệp hội Làng nghề, nếu không có những giải pháp

hỗ trợ kịp thời, sẽ có khoảng 40% số làng nghề có nguy cơ phá sản, kéo theohàng vạn người bị mất việc làm Ngoài ra việc phát triển các làng nghề mới

Trang 19

và phát triển các loại hình làng nghề kéo theo nhiều vấn đề nan giải cần đượcgiải quyết như vấn đề vê môi trường, an ninh chính trị, văn hóa… của địaphương Các mô hình làng nghề còn mang tính tự phát thiếu tính đồng bộchuyên nghiệp đã gây thiệt hai không nhỏ cho nhà nước chẳng hạn như:ngoại trừ hai cái tên được nhắc đến liên tục là Bát Tràng và làng lụa VạnPhúc, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên, mặc dù có chủ trương từ chínhquyền địa phương Ví như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương Mỹ, khảmtrai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài Hạ Thái… Dùđược đầu tư phát triển du lịch từ những năm 2003 – 2004, dù có tên trong sảnphẩm tour của các hãng lữ hành, song đến nay tình hình du lịch tại những địađiểm này không có biến chuyển tích cực nào, lượng tour thưa thớt, kháchhàng thờ ơ Điển hình như làng mây tre đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ) khutrưng bày sản phẩm được xây dựng 8 năm nay cho khách tham quan đến giờvẫn hoang vắng với tổng số khách nước ngoài đón tiếp trong 8 năm là 30người Hay cụm làng nghề du lịch của hợp tác xã Một thoáng Việt Nam (xã

An Phú, huyện Củ Chi) đã đi vào hoạt động từ nǎm 1997, nhưng phải ngưngđón khách từ 5 nǎm nay do doanh thu từ khách tham quan không đủ bù chiphí hoạt động… và còn rất nhiều những bất cập khác mà ta cần phải khắcphục trong thời gian tới

2.1.2 Về chất lượng sản phẩm

Làm cách nào để phát triển các sản phẩm làng nghề bắt kịp với xu hướngthị trường trong nước, xuất khẩu và tiêu dùng là một vấn đề được các nhàquản lý cũng như các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn, các doanhnghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đặc biệt quan tâm Các sản phẩm của làng nghề truyền thống Việt Nam cũng dần bắt kịp với xuthế hiện nay cả về mẫu mã và chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó cũng có rấtnhiều mặt yếu kém cần phải nói tới Theo hiệp hội làng nghề truyền thống chobiết: hiện nay sản phẩm của các cơ sở sản xuất làng nghề truyền thống chủ

Trang 20

yếu sản xuất thủ công, mẫu mã ít tính sáng tạo không phù hợp với thị hiếutiêu dùng của người mua nhất là người mua trong nước, chất lượng thì lúcđáng ứng được tiêu chuẩn lúc không Còn đối với thị trường xuất khẩu thìchưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu của chất lượng sản phẩm cũng nhưmẫu mã sản phẩm Mẫu mã lạc hậu, chủ yếu làm theo mẫu có sẵn và làm chủyếu theo kinh nghiệm việc tiếp cận thông tin khoa học công nghệ nhằm nângcao chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết bị cũng còn nhiều khó khăn nên chiphí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh củahàng hoá, tính độc đáo và bản sắc riêng của sản phẩm mỗi làng nghề gần nhưkhông có mà yếu tố này rất quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm củangười nước ngoài Hay sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậucủa từng địa phương Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm cònthấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấpdẫn

Theo nhận xét đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì cả nước hiện cókhoảng 1.544 làng nghề truyền thống, thu hút hơn 10 triệu lao động Thực tếnhững năm qua, hàng thủ công Việt Nam tiến bộ một cách chậm chạp, nhiềusản phẩm sa sút hơn trước Đã xuất hiện tình trạng làm hàng ẩu, hàng kémchất lượng, sản xuất không đúng quy trình kỹ thuật của công nghệ truyềnthống mà chạy theo số lượng là chính Đó cũng là nguyên nhân sâu xa làmcho nhiều làng nghề, nhiều cơ sở sản xuất bị suy thoái, mất dần thị trường tiêuthụ, một số người phải bỏ nghề đi làm việc khác

Vậy vấn đề về chất lượng sản phẩm của các làng nghề truyền thống nước

ta hiện nay còn rất nan dải và đang được nhà nước cùng các nhà kinh tếthương mại cũng như người lao động dần cải thiện cả về mẫu mã lẫn chấtlượng sản phẩm qua việc hỗ trợ vốn, thông tin khoa học nghệ, xúc tiến thươngmại…

Trang 21

2.1.3 Về trình độ kỹ thuật công nghệ

Tại các làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay thì trình độ quản lýcũng như trình độ kỹ thuật công nghệ vẫn còn quá yếu kém Chủ yếu việc sảnxuất theo lối thủ công truyền thống, rất ít máy móc, công nghệ được đưa vàothì cũng chỉ là các thiết bị cũ kĩ, lạc hậu tạo ra năng suất thấp giá thành caohạn chế trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm làng nghề Trình độ quản lý vànắm bắt thông tin của các làng nghề thật sự còn yếu vì hầu hết lao động tronglàng nghề là lao động nông thôn có thể làm việc theo thời vụ hay những lúcnhàn dỗi mà chủ yếu theo tập quán của từng địa phương Vấn đề thông tin vàtrình độ quản lý thì cực kỳ quan trọng cho chất lượng và đầu ra của sản phẩm Chính trình độ kỹ thuật công nghệ ở các làng nghề còn kém phát triển nhưvậy đã làm ảnh hưởng nhiếu đến kinh tế - xã hội của nhiều địa phương nhất làvấn đề môi trường còn rất nhiều bất cập nan giải cho các cơ quan bảo vệ môitrường Hiện nay trên cả nước có khoảng 1.450 làng nghề nhưng vùng châuthổ sông Hồng tập trung nhiều nhất với khoảng 800 làng, trong đó Hà Tây,Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định và Thanh Hóa là những địaphương có mật độ làng nghề cao nhất Với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8%,làng nghề được coi là có tác động mạnh mẽ nhất làm thay đổi đời sống và bộmặt nhiều vùng nông thôn, mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và là nguồn thuchủ yếu của nhiều hộ gia đình

Tuy nhiên, với đặc trưng sản xuất manh mún, thủ công, nhỏ lẻ hộ giađình, làng nghề đang trở thành gánh nặng về môi trường với những địaphương có nhiều làng nghề phát triển Chế biến lương thực thực phẩm, táichế, dệt nhuộm được coi là một trong những làng nghề có mức độ gây ônhiễm môi trường khủng khiếp nhất

Theo PGS.TS Đặng Kim Chi - Viện khoa học và công nghệ môi trường(Đại học Bách khoa Hà Nội), làng nghề tái chế là loại làng nghề có khả nănggây ô nhiễm tới cả ba thành phần môi trường không khí, nước, đất Tại các

Trang 22

làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là chất rắn như xơ sợi, bộtgiấy trong nước thải Đơn cử như làng nghề sản xuất giấy tái chế Phú Lâm vàPhong Khê (Bắc Ninh), mỗi năm làm ra gần 20.000 tấn sản phẩm thì cũng đãthải ra môi trường khoảng 1.500 m3 nước thải mỗi ngày Nước thải chứalượng lớn các hóa chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông vàphẩm mầu với hàm lượng BOD5 và COD vượt 4-6 lần tiêu chuẩn cho phép.Đặc trưng công nghệ sản xuất và thiết bị ở các làng nghề phần lớn lạc hậu,chắp vá Các cơ sở sản xuất tại làng nghề, do không nhận thức được tác hạilâu dài của ô nhiễm, chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt, nên thường sửdụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng) để nhằm

hạ giá thành sản phẩm Trình độ người lao động ở các làng nghề, chủ yếu làlao động thủ công, văn hóa thấp, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp I, II chiếmtrên 60% Những yếu tố này dẫn tới hậu quả là hoạt động sản xuất tiêu haonhiều nhiên nguyên liệu, làm tăng phát thải các chất ô nhiễm môi trường Mặt khác, do đặc trưng hoạt động làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ ,phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72% tổng số cơ sở sản xuất) nằm xen

kẽ với khu dân cư nên sản xuấ t càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vựcsinh hoạt và phát thải ô nhiễm khu dân cư càng lớn, dẫn đến chất lượng môitrường khu vực càng xấu đi

2.1.4 Về chất lượng nguồn nhân lực

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xemcon người là yếu tố đặc biệt quan trọng, nên đã không ngừng đào tạo, bồidưỡng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ Tuynhiên, trước yêu cầu phát triển mới theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

và trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đang đặt ra nhiều tháchthức Trong đó, thách thức lớn nhất là lực lượng lao động tuy đông, nhưng vềchất lượng nhìn chung còn thấp, sức cạnh tranh so với nhiều nước khu vực và

Trang 23

thế giới hạn chế Nhất là chất lượng lao động trong các làng nghề truyềnthống.

+ Về số lượng: Theo số liệu điều tra gần đây, thì nước ta hiện có 44,4 triệu

lao động và vẫn tiếp tục tăng nhanh Đáng lưu ý là lực lượng lao động nàyhầu hết (75,1%) ở nông thôn và tập trung đông nhất là 2 vùng đồng bằng sôngHồng và sông Cửu Long Trong những năm gần đây, từ năm 2000 đến 2006mỗi năm bình quân có gần một triệu người bước vào tuổi lao động Như vậy,đến nay có thể nói Việt Nam là một trong những nước có nguồn lao động dồidào

+ Về chất lượng: Trình độ học vấn của lao động Việt Nam, kể cả lao động ở

khu vực nông nghiệp nông thôn nhất là ở các làng nghề truyền thống đượcchuyên gia quốc tế đánh giá vào loại khá so với nhiều nước trên thế giới, nếunhư năm 2004 mới chỉ có 47% nguồn lao động có trình độ phổ thông cơ sở vàphổ thông trung học, thì đến đầu năm 2006 con số này là 58%

Tuy trình độ học vấn khá, nhưng chất lượng nguồn lao động Việt Nam lạithấp so với nhiều nước khu vực và thế giới thể hiện:

- Thứ nhất, sức cạnh tranh, khả năng làm việc của nguồn lao động nhìn chung

bị hạn chế do tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp và kỹ năng làmviệc còn thấp Hiện có tới 75,21% lao động chưa qua đào tạo nghề Điều đángquan tâm nhất là một tỷ lệ lớn lao động tuy đã qua đào tạo, nhưng chưa đápứng yêu cầu sử dụng Đa số học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề hoặcchuyên môn, nghiệp vụ nhưng còn thiếu kỹ năng cơ bản để có thể thực hiệncông việc độc lập, sau khi ra trường vẫn cần bổ túc thêm từ 6 tháng đến 1 nămmới có thể làm việc với thiết bị, máy móc của doanh nghiệp hiện đang sửdụng Thực trạng hiện nay của nguồn lao động là tuy đông nhưng khôngmạnh về chất lượng, đã làm cho lao động Việt Nam không còn ưu thế, khi thịtrường lao động cần công nhân có kỹ thuật, tay nghề cao có xu hướng tănglên để cung cấp cho các doanh nghiệp, mà chúng ta chưa có Đây chính là

Ngày đăng: 13/05/2018, 09:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w