Hướng nghiệp học sinh lớp 12

7 466 1
Hướng nghiệp học sinh lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

hướng nghiệp học sinh lớp 12

Trung tâm đào tạo Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA Hướng nghiệp Học sinh lớp 12 Thời lượng: 4 tiết I. Mục tiêu: • Nắm được các yếu tố cần thiết khi chọn nghề • Biết xác định: Sở thích, sở trường, sở đoản của bản thân, nghành nghề, tính cách phù hợp với nghề…) • Lên kế hoạch lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai • Cung cấp 1 số trang web để học sinh có thể tìm hiểu thêm II. Trợ cụ: • Bảng viết • Câu hỏi thảo luận III/ Phương pháp: - Trình bày - Thảo luận nhóm - Sắm vai IV. Hoạt động dạy và học Hoạt động 1: Khởi động Trò chơi hoặc hát một bài tạo hứng thú Trò chơi học nghề: chia 4-5 hs/nhóm. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng đi học nghề. GV nói nhỏ nghề đó cho từng nhóm trưởng Ví dụ: nhà giáo, bác sĩ, nghề nông, phi công, ca sĩ, nha sĩ, thời trang, … Các em nhóm trưởng sau khi nhận nghề của mình thì phải dùng hành động để diễn tả cho cả lớp xem. Cả lớp nói đúng nhóm đó sẽ được điểm. GV đặt câu hỏi cho cả lớp: “Việc chọn đúng nghề có quan trọng không các em? Vì sao?”. GV viết lên những câu trả lời của hs lên bảng. Hoạt động 2: Những sai lầm GV đặt câu hỏi thảo luận nhóm: Em hãy nêu một số sai lầm khi chọn nghề và hậu quả của việc chọn sai nghề? GV cho hs viết câu trả lời lên bảng rồi phân tích + Một số sai lầm khi chọn nghề • Cảm tính, “nổi hứng” nhất thời • Chạy theo phong trào • Mất phương hướng • Không độc lập việc quyết định chọn nghề, dựa vào ý kiến của người khác • Sức ép từ phía gia đình • Bị tác động bởi bạn bè Cty Hợp Tác Trẻ, 70-72 đường số 8, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức Tel: 08 37267762 – 090 252 7072, www.hoptactre.com 1 Trung tâm đào tạo Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA • Bị hấp dẫn bởi sự hào nhoáng của nghề • Truyền thống gia đình + Hậu quả của việc chọn sai nghề: • Chán nản, • Học đối phó, • Kết quả học tập không tốt, • Không đam mê, • Không phát huy được khả năng làm việc, • Không đạt được thành công trong sự nghiệp. • Mất thời gian và tiền bạc. • Mất phương hướng trong cuộc sống GV đặt câu hỏi cho các em: Bạn nào đã từng chứng kiến những trường hợp chọn sai nghề dẫn đến những hậu quả không tốt. Hoạt động 3: Những yếu tố khi chọn nghề GV cho mỗi em tự viết ra nghề nghiệp mà mình sẽ chọn lựa trong tương lai, sau đó chia sẻ với người bên cạnh nghề mà mình đã chọn và lí do mình chọn nghề đó GV phỏng vấn một số em và viết lên bảng những lí do mà các em chọn nghề đó. Qua những ý kiến của hs, gv đúc kết những yếu tố cần thiết khi chọn nghề. Đó là: 1. Sở thích (thích làm việc gì nhất). 2. Năng khiếu (có hiểu biết, có khả năng thực hiện được từ nhiều năm trước) 3. Năng lực của cá nhân: (khả năng làm tốt việc gì) những điểm mạnh 4. Tính cách (mạnh mẽ, ôn hòa, ưu tư….) 5. Những đòi hỏi của nghề nghiệp: sức khoẻ, năng khiếu, năng lực, kinh tế… 6. Yêu cầu của xã hội : Nghề mà XH đang thiếu nhân lực. 7. Hoàn cảnh kinh tế gia đình : khá giả hay khó khăn Hoạt động 4: Thảo luận nhóm: - Hãy liệt kê các loại tính cách phổ biến và biểu hiện của từng loại tính cách? - Trình bày kết quả thảo luận: GV mời mỗi nhóm một người lên để phỏng vấn (phỏng vấn chuyên gia) + Chuyên gia hãy cho biết: có mấy loại tính cách? + Biểu hiện của người hướng nội như thế nào? Biểu hiện của người hướng ngoại như thế nào? Kết quả: Hai loại tính cách phổ biến: hướng ngoại và hướng nội  Biểu hiện của người hướng ngoại và người hướng nội: NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI NGƯỜI HƯỚNG NỘI Thích sự đa dạng và hành động Thích sự yên tĩnh để tập trung Cty Hợp Tác Trẻ, 70-72 đường số 8, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức Tel: 08 37267762 – 090 252 7072, www.hoptactre.com 2 Trung tâm đào tạo Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA Thích làm nhanh và sôi nổi Thích cẩn thận và sâu lắng Không thích làm nhiều chi tiết Thích kỹ lưỡng từng chi tiết Chọn công việc có tiếp xúc với nhiều người Chọn công việc ít tiếp xúc với nhiều người Nặng về quan hệ đối ngoại để liên kết và hợp tác Nặng về trầm tư và động não để độc lập và sáng tạo Thích làm việc ngoài văn phòng, xa bàn giấy Thích ngồi làm ở văn phòng, gắn với bàn giáy Quan tâm, thích thú từ hiệu quả thực tế của công việc Quan tâm, thích thú từ ý nghĩa sâu sắc của công việc Không để ý tới sự ngắt quãng công việc vì điện thoai Không thích bị ngắt quãng công việc bởi điện thoại Thường hành động nhanh nhưng ít liên tục Thường hành động chậm nhưng liên tục, kiên trì Thường bực mình khi công việc phải kéo dài v.v… Không bận tâm khi phải kéo dài công việc…v.v… 6. Hoạt động 5: Tìm hiểu các nhóm ngành nghề trong XH và những phẩm chất, năng lực cần có.  GV viết lên bảng 6 nhóm ngành nghề 6.1 Nhóm nghề kỹ thuật: • Cơ khí & Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải • Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa • Công nghiệp, da giày, dệt may, công nghệ in • Các ngành nghề liên quan: Kiến trúc sư, kỹ thuật quân sự, công nghệ thực phẩm, các nghề thủ công, các nghề thợ. Phẩm chất và năng lực: • Sống thực tế, các phương thức giải quyết vấn đề thường đơn giản, dễ áp dụng và có kết quả cụ thể. • Thích hành động, thực hành hơn là trầm tư suy nghĩ, nghiên cứu • Khéo léo, thích làm việc với các máy móc, thiết bị, công cụ • Thích sửa chữa các vật dụng gia đình và các công việc thủ công • Có sức khỏe tốt, thích tham gia các hoạt động thể thao • Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình • Thích làm việc ngoài trời hơn là bên bàn giấy 6.2 Nhóm chuyên viên nghiệp vụ: kinh tế, tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, quản trị kinh doanh, maketing, nhân viên thuế, nhân viên thu ngân, bưu điện, thư ký… Cty Hợp Tác Trẻ, 70-72 đường số 8, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức Tel: 08 37267762 – 090 252 7072, www.hoptactre.com 3 Trung tâm đào tạo Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA Phẩm chất và năng lực: • Học tốt môn toán, thích làm việc với các con số • Có khả năng phân tích, thống kê • Cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp • Tin cậy, luôn tuân thủ quy định, quy trình, trung thực • Quan tâm đến các tin tức kinh tế, tài chính 6.3 Nhóm chuyên viên nghiên cứu: nghiên cứu giải quyết vấn đề, tìm ra cái mới (chuyên viên nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội) • Nghiên cứu khoa học XH: Nhà xã hội học, nhà đô thị học, nhà tâm lý học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, nhà chính trị học, nhà triết học, hành chính học, khoa học quản lý, kinh tế học, nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, khảo cổ học, bảo tồn, bảo tàng, nhà nhân học • Nghiên cứu khoa học tự nhiên: nhà vật lý học, nhà hóa học, nhà sinh vật học, sinh thái học (động vật, thực vật, thổ nhưỡng, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng) • Nghiên cứu Kỹ thuật công nghệ: Công nghệ sinh học, khoa học môi trường, khí tượng thủy văn, hải dương học, nhà nghiên cứu địa lý, địa chất, nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới, công nghệ hóa học, chuyên gia dinh dưỡng, công nghệ thực phẩm Phẩm chất và năng lực: • Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu • Thích đọc sách, thích tìm hiểu các kiến thức trên internet • Tìm tòi khám phá những quy luật của tự nhiên và xã hội. • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo để tìm ra các giả thuyết mới • Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học • Thông minh, có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích • Kiên trì, chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp 6.4 Nhóm nghề quản lý: quản lý con người, tài nguyên, tài chính, tài sản… Quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự, đại lý cung cấp các sản phẩm, môi giới chứng khoán, bất động sản, quản trị trung tâm đào tạo / trường học, quản trị công ty du lịch, khách sạn, nhà hàng, quản lý trong các lĩnh vực khác như giáo dục, văn hóa, nghệ thuật… Phẩm chất và năng lực: • Tự tin, năng động, có tham vọng và nhiều năng lượng • Mạnh mẽ, có nghị lực, thích phiêu lưu mạo hiểm, giám chịu trách nhiệm • Có khả năng giao tiếp, biết lắng nghe, thích gặp gỡ, giao lưu Cty Hợp Tác Trẻ, 70-72 đường số 8, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức Tel: 08 37267762 – 090 252 7072, www.hoptactre.com 4 Trung tâm đào tạo Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA • Có khả năng tổ chức công việc cho chính mình và mọi người • Có khả năng thuyết phục, gây ảnh hưởng, lãnh đạo và biết khích lệ động viên người khác • Thông minh, có khả năng phân tích thông tin, dữ liệu • Có tầm nhìn bao quát, định hướng chiến lược 6.5 Nhóm nghề xã hội: Công tác xã hội, công tác đoàn đội, cứu trợ xã hội, tình nguyện viên, chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, bị thương, nhân viên phục vụ, chăm sóc khách hàng, tư vấn giáo dục, tư vấn tâm lý, tư vấn hướng nghiệp, huấn luyên viên thể thao, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho người lao động Phẩm chất và năng lực: • Thích làm việc thiện, tham gia công tác xã hội • Có khả năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe và phản hồi tích cực • Có khả năng nắm bắt tâm lý, nhạy cảm, tinh tế với những cảm xúc của người khác • Tạo được sự tin cậy, tin tưởng từ người khác • Suy nghĩ thấu đáo, kín kẽ • Kiên trì, nhẫn nại • Hướng dẫn, giảng giải dễ hiểu • Hòa giải tốt các mâu thuẫn • Thích đọc các cuốn sách nhằm hoàn thiện bản thân 6.6 Nhóm nghề nghệ thuật  Nghệ thuật biểu diễn: Ca sỹ, diễn viên điện ảnh, truyền hình, sân khấu, diễn viên múa, biên đạo múa, người mẫu, biểu diễn nhạc cụ, chỉ huy dàn nhạc, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, dẫn chương trình, phát thanh viên Phẩm chất và năng lực: • Giàu cảm xúc, thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật biểu diễn, mang lại giá trị tinh thần cho mọi người • Có khả năng trình diễn, biểu diễn, khéo léo với các động tác vận động cơ thể • Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người • Có hứng thú với nghệ thuật, văn hóa  Nghệ thuật hình ảnh, tạo hình: Hội họa, thiết kế mỹ thuật, điêu khắc, đồ họa vi tính, nhiếp ảnh gia, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất, ngoại thất, thiết kế phong cảnh, vẽ truyện tranh, thiết kế trang trí sách, tạp chí, website, bao bì, nhãn hiệu, thương hiệu, logo, quảng cáo Phẩm chất và năng lực: • Có khiếu thẩm mỹ, nhạy cảm, tinh tế Cty Hợp Tác Trẻ, 70-72 đường số 8, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức Tel: 08 37267762 – 090 252 7072, www.hoptactre.com 5 Trung tâm đào tạo Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA • Thích chụp ảnh, hội họa, tạo hình • Có hứng thú với nghệ thuật • Thường hay vẽ, phác thảo một cách vu vơ • Khéo tay • Có thể hình dung các vật thể ở nhiều góc độ khác nhau • Thích chơi các trò chơi xếp hình • Giỏi môn hình học, họa Hoạt động 6: Thảo luận nhóm  Hãy xác định những ngành nghề thích hợp với người hướng nội và người hướng ngoại + Những ngành nghề phù hợp nhiều với người có tính hướng nội như: dạy học, thầy thuốc, khảo sát, thiết kế, văn phòng, quản trị nhân sự, quản trị hành chính, nghiên cứu khoa học, hoạt động nhân viên… + Những ngành nghề phù hợp nhiều với người hướng ngoại như: quản lý, lãnh đạo, thương gia ngoại giao, tiếp thị, tổ chức sự kiện, kinh doanh, bán hàng, hướng dẫn viên du lịch, vận động viên thể thao, thi công tại hiện trường…… + Tuy nhiên, phân biệt chỉ mang tính chất tương đối, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào sự điều chỉnh tâm tính cá nhân, Không hẳn hướng nội là tốt hoặc xấu. Bản chất nào cũng có mặt hay và dở của nó. Nếu biết khai thác những mặt mạnh của mình và hạn chế những mặt yếu, đồng thời khắc phục chúng, thì bạn vẫn có thể thích ứng với nhiều loại ngành nghề.  GV yêu cầu mỗi em tự xác định xem mình phù hợp với ngành nghề nào (xem xét kỹ về: tính cách, khí chất, năng lực, phẩm chất) 8. Hoạt động 7: Giới thiệu 7 bước để chọn trường, chọn ngành học 1. Bước 1: Tôi thích nghề gì? (sở thích) 2. Bước 2: Tôi làm được nghề gì? (sở trường, tính cách, năng lực, năng khiếu, thái độ, sức khoẻ, điều kiện kinh tế…) 3. Bước 3: Chọn lựa ngành nghề phù hợp với mình nhất. 4. Bước 4: Tìm hiểu môn thi, khối thi của ngành nghề đó, các môn thi phù hợp với thế mạnh của mình. 5. Bước 5: Cân nhắc học lực để chọn bậc đào tạo cho phù hợp. 6. Bước 6: Tìm hiểu về trường mà mình sẽ chọn, chương trình học và mức học phí. 7. Bước 6: Quyết định chọn trường và làm các thủ tục đăng ký dự thi 9. Giới thiệu một số trang web tư vấn chọn nghề: 1. http://tuvanhuongnghiep.vn/chon-nghe.html 2. toilaai.vn 3. chonnghe.vn Cty Hợp Tác Trẻ, 70-72 đường số 8, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức Tel: 08 37267762 – 090 252 7072, www.hoptactre.com 6 Trung tâm đào tạo Giá trị sống – Kỹ năng sống YMCA GV vẽ lên bảng cho các em tự làm bài tập sau TÔI CHỌN NGHỀ 1. Tôi tên: ……………………………………… 2. Tính cách của tôi: Hướng nội  Hướng ngoại  Chưa rõ  3. Khả năng/năng khiếu của tôi: …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. 4. Tôi thích những nghề: …………………………………………………………………………. 5. Tôi chọn nhóm ngành nghề Nhóm nghề kỹ thuật  Nhóm chuyên viên nghiệp vụ  Nhóm chuyên viên nghiên cứu  Nhóm nghề quản lý  Nhóm nghề xã hội  Nhóm nghề nghệ thuật  6. Theo tôi, nghề phù hợp với khả năng của tôi là: …………………… 7. Nghề này đòi hỏi kiến thức, kỹ năng, sức khỏe này: …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. 8. Tôi sẽ thi vào khối:……………. 9. Dự kiến sẽ học trường: …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. 10. Tôi cần tìm hiểu kỹ hơn về: …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. Cty Hợp Tác Trẻ, 70-72 đường số 8, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức Tel: 08 37267762 – 090 252 7072, www.hoptactre.com 7 . khoa học quản lý, kinh tế học, nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, khảo cổ học, bảo tồn, bảo tàng, nhà nhân học • Nghiên cứu khoa học tự nhiên: nhà vật lý học, nhà hóa học, nhà sinh vật học, sinh. khoa học tự nhiên, xã hội) • Nghiên cứu khoa học XH: Nhà xã hội học, nhà đô thị học, nhà tâm lý học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, nhà chính trị học, nhà triết học, hành chính học, . học, sinh thái học (động vật, thực vật, thổ nhưỡng, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng) • Nghiên cứu Kỹ thuật công nghệ: Công nghệ sinh học, khoa học môi trường,

Ngày đăng: 24/05/2014, 18:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan