1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức đấu thầu tại công ty truyền tải điện i

87 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 270,96 KB

Cấu trúc

  • Phần I: Tổng quan về công ty Truyền tải điện I (3)
    • 1.1: Giai đoạn trước năm 1981 (3)
    • 1.2: Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1985 (4)
    • 1.3: Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995 (4)
    • 1.4: Giai đoạn từ năm 1995 đến nay (5)
    • 4. Cơ cấu tổ chức của công ty (8)
  • Phần II: Thực trạng hoạt động đấu thầu của công ty PTCI (11)
    • 1. Các quy định về đấu thầu của công ty Truyền tải điện I (11)
    • 2. Đặc điểm các gói thầu của các dự án mà công ty đã và đang tổ chức đấu thầu (13)
    • 3. Thực trạng hoạt động đấu thầu của công ty Truyền tải điện I (14)
      • 3.1. Công tác lập kế hoạch đấu thầu và nội dung kế hoạch đấu thầu tại công ty Truyền tải điện I (16)
      • 3.2: Công tác tổ chức đấu thầu tại công ty Truyền tải điện I (26)
        • 3.2.1: Chuẩn bị đấu thầu (26)
        • 3.2.2: Thực hiện đấu thầu (30)
        • 3.2.3: Ký kết và thực hiện hợp đồng (37)
      • 3.3: Bảng tổng hợp tiến độ thực hiện một số gói thầu được đánh giá cao được thực hiện trong thời gian qua (47)
    • 4. Đánh giá tình hình đầu tư của công ty Truyền tải điện I (51)
      • 4.1: Những kết quả đạt được (51)
        • 4.1.1: Hiệu quả về chi phí (52)
        • 4.1.2: Hiệu quả về chất lượng và tiến độ thực hiện dự án (54)
        • 4.1.3: Năng lực của các cán bộ tham gia công tác tổ chức đấu thầu (56)
        • 4.1.4: Quy trình tổ chức đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ (56)
      • 4.2: Những khó khăn và tồn tại (57)
        • 4.2.2: Năng lực các nhà thầu tham dự (58)
        • 4.2.3: Về công tác tổ chức đấu thầu (59)
        • 4.2.4: Về năng lực của các tổ chức tư vấn (61)
        • 4.2.5: Về công tác đào tạo cán bộ cho hoạt động đấu thầu (62)
  • Phần III: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác tổ chức đấu thầu tại công ty Truyền tải điện I (63)
    • 1.1: Định hướng phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (63)
    • 1.2: Định hướng của Công ty Truyền tải điện I (65)
    • 1.3: Định hướng hoạt động tổ chức đấu thầu (66)
    • 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức đấu thầu tại công ty Truyền tải điện I (66)
      • 2.1: Các giải pháp về phía công ty (66)
        • 2.1.1: Chấp hành nghiêm chỉnh các Quy định của Nhà nước về đấu thầu (66)
        • 2.1.2: Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu (67)
        • 2.1.3: Cải tiến cách lựa chọn tư vấn cho các gói thầu (70)
        • 2.1.4: Nâng cao hiệu quả công tác chấm thầu (71)
        • 2.1.5: Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban (72)
        • 2.1.6: Tăng cường năng lực thực hiện công tác đấu thầu (72)
      • 2.2: Về phía Nhà nước và các cơ quan liên quan (73)
        • 2.2.1: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu (73)
        • 2.2.2: Cải cách Bộ máy Nhà nước tham gia quản lý hoạt động đấu thầu (75)
        • 2.2.3: Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đấu thầu (77)
        • 2.2.4: Củng cố và tăng cường hệ thống thông tin liên quan đến đấu thầu (78)
  • Kết luận (43)
  • Tài liệu tham khảo (82)

Nội dung

Tổng quan về công ty Truyền tải điện I

Giai đoạn trước năm 1981

Giai đoạn này hoạt động truyền tải điện vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của tổng cục điện lực Việt Nam Hoạt động sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng đều doTổng cục Điện lực Việt Nam quản lý và điều hành Do hậu quả của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ điện lực Việt Nam chỉ đủ cung cấp cho một số tỉnh,thành phố và các khu công nghiệp lớn vì thế nhiệm vụ truyền tải điện cũng chỉ gói gọn trong các tỉnh, thành phố và các khu công nghiệp đó Nói chung vai trò của truyền tải điện giai đoạn này vẫn còn mờ nhạt chưa có vai trò quan trọng đối với công nghiệp điện Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1981 đến năm 1985

Trong giai đoạn này công nghiệp điện Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, sản xuất, phân phối điện năng đã mở rộng ra các tỉnh, thành phố khác Tổ chức tiền thân của công ty truyền tải điện 1 là Sở truyền tải điên Miền Bắc được thành lập, tách ra khỏi hoạt động của Sở điện lực Việt Nam Tổ chức này sau đổi tên thành Sở điện lực 1 trực thuộc công ty điện lực Miền Bắc Sở truyền tải điện Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 06/LD/ TTCB ngày 1/5/1981 có trụ sở tại số

53 phố Lương Văn Can, Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội Khi mới thành lập sở truyền tải điện Miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn, thiếu lao động có tay nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu thốn, đời sống của công nhân viên gặp nhiều khó khăn Trong 2 năm liên tiếp ( 5/1981 dến 5/1983) sở chủ yếu quản lý và vận hành lưới 110 KV trên các tỉnh từ Hà Nội đến Hà Nam Ninh, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Thanh Hoá, VĩnhPhúc, Bắc Thái, Hải Phòng và Quảng Ninh Đồng thời Sở được giao nhiệm vụ phục hồi những lưới điện 110 KV đã bị chiến tranh tàn phá và lắp đặt một số trạm, đường dây mới nhằm mở rộng hoạt động của nghành Đến tháng 2/1984 Sở được công ty giao nhiệm vụ quản lý và vận hành công trình 220KV Hà Đông bao gồm đường dây220KV Phả Lại- Hà Đông và trạm 220KV Hà Đông Đây là công trình 220KV đầu tiên của Miền Bắc đặt nền móng cho thời kì phát triển mới của điện lực Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1995

Từ tháng 10/1986 theo quyết định của Bộ Công Nghiệp Sở truyền tải điện Miền Bắc chuyển giao toàn bộ lưới điện 110KV cho các truyền tải điện địa phương quản lý đồng thới tiếp nhận mới toàn bộ lưới điện 220KV của toàn miền thực hiện nhiệm vụ truyền tải điện từ 3 nhà máy Hoà Bình, Phả Lại, Uông Bí đến các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh phần còn lại chuyển cho các tỉnh Miền Trung Đến tháng 4/1994 Sở truyền tải điện Miền Bắc tiếp nhận và đưa vào quản lý vận hànhhệ thống truyền tải điện Bắc Nam 500KV đoạn từ Hoà Bình đến Đèo Ngang Giai đoạn này cơ sở truyền tải điện vẫn là một đơn vị hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc công ty điện lực Miền Bắc.

Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước về đổi mới cơ chế quản lý, hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, ngày 27/1/1995 Bộ Năng Lượng ra nghi định số 14-CP thành lập Tổng công ty Điện Lực Việt Nam theo đó Sở điện lực Miền Bắc được tách ra khỏi công ty điện lực I hình thành Công ty truyền tải điện I theo quy định số 112/NL/TCCB- LĐ ngày 4/3/1995 của Bộ Năng Lượng Công ty truyền tải I là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam Ý thức được vai trò trách nhiệm cùng những đòi hỏi quản lý nghiêm ngặt của nghành và truyền tải an toàn, liên tục, chất lượng điện ổn định với sản lượng ngày càng tăng công ty phải nhanh chóng giải quyết những vấn đề sau:

- Củng cố, nâng cấp toàn bộ lưới điện 220KV đảm bảo vận hành an toàn lưới điện 500KV

- Đổi mới cơ chế quản lý tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Thực hiện quy chế dân chủ triệt để

Những năm qua những phong trào thi đua đột xuất, thường xuyên, chuyên đề, chuyên nghành được tổ chức liên tục và được công nhân lao động hưởng ứng sâu rộng Một yếu tố tích cực nữa là cơ chế khuyên khích vật chất, trọng dụng nhân tài, đánh giá đúng mức cống hiến của những người thực sự mang lại hiệu quả sản xuất và công tác Để có bước trưởng thành như ngày nay, trong những năm qua các thế hệ cán bộ CNV của Công ty truyền tải điện I đã không ngừng phấn đấu học hỏi, lao động chuyên cần vượt qua nhiều khó khăn thử thách, nhiều bước thăng trầm để đứng vững và phát triển Từng đường đi nước bước của công ty luôn có sự lãnh đạo của Bộ năng lượng (cũ), Bộ công nghiệ, Đảng uỷ khối công nghiệp Hà Nội; sự chỉ đạo sát sao của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, công ty điện lực I, sự chỉ đạo và động viên kịp thời của Công đoàn công nghiệp, Công đoàn điện lực Việt Nam, sự quan tâm chỉ đạo động viên của các đồng chí lãnh đạo các cấp, sự hỗ trợ của các công ty, đơn vị bạn. Đó là những thành tích chung của hơn 1400 cán bộ CNV trong công ty dưới sự lãnh đạo hiệu quả của BGĐ cùng với đội ngũ cán bộ quản lý Các tổ chức Công

6 đoàn, Đoàn thanh niên cũng đã phát huy tích cực vài trò và luôn là nòng cốt trong sản xuất và phong trào Kết quả của cả quá trình phấn đấu hoạt động và phát triển của công ty đã được thể hiện qua những thành tích lớn lao của tập thể cũng như cá nhân trong công ty Đó là những tấm huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba và những phần thưởng khác như bằng khen của Chính phủ, cờ thi đua xất sắc của Chính phủ, của Tổng Liên Đoàn lao động Việt nam…Và gần đây nhất công ty truyền tải điện đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba vào tháng 12/2001.

Tất cả sự chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo cấp trên là niềm vinh dự, nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với công ty truyền tải điện 1.Tập thể cán bộ CNV công ty sẽ luôn sát cánh cùng nhau lao động, sản xuất và xây dựng tập thể ngày càng vững mạnh; thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, nhằm giữ vững và phát triển hơn nữa truyền thống tốt đẹp của công ty, đảm bảo dòng điện truyền tải liên tục và an toàn cho xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với danh hiệu là một nghành mũi nhọn của đất nước.

Bảng 1: Danh sách các trạm biến áp công ty truyền tải điện I

TBA 500KV Thường Tín TBA 220KV Quảng Ninh TBA 220KV Thái Bình

TBA 500KV Ninh Bình TBA 220KV Việt Trì TBA 220KV Ba Trề

TBA 500KV Hà Tĩnh TBA 220KV Yên Bái TBA 220KV Nghi Sơn

TBA 220KV Mai Động TBA 220KV Thái Nguyên TBA 220KV Hưng Đông TBA 220KV Phố Nối TBA 220KV Bắc Giang TBA 220KV Hà Đông

TBA 220KV Bắc Ninh TBA 220KV Sóc Sơn TBA 220KV Chèm

TBA 220KV Hải Phòng TBA 220KV Xuân Mai TBA 220KV BaLa

TBA 220KV Tràng Bạch TBA 220KV Ninh Bình TBA 220KV Nam Định

2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

* Chức năng: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc có chức năng quản lý, vận hành, sửa chữa lưới truyền tải có cấp điện áp từ 220KV đến 500KV trên phạm vi miền Bắc

* Theo đăng kí kinh doanh số 109667 ngày 19/12/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước cấp, công ty truyền tải điện I là một đơn vị sản xuất kinh doanh có đầy đủ tư cách pháp nhân, hoạt động theo phương thức hạch toán phụ thuộc Tổng công ty điện lực Việt nam, có những nhiệm vụ sau:

- Quản lý vận hành lưới truyền tải điện cấp điện áp 220KV- 500KV

- Quản lý vận hành các trạm biến áp 220KV- 500KV

- Sủa chữa, đại tu các thiết bị điện, trạm điện ở các cấp điện áp

- Thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, hệ thống tự động, rơle bảo vệ, các thiết bị điện trong trạm điện ở các cấp điện áp

- Lắp đặt, cải tạo các thiết bị điện trong trạm điện, các đường dây tải điện ở các cấp điện áp.

- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân quản lý vận hành trạm biến áp và đường dây tải điện.

- Sửa chữa đường dây 220KV trong tình trạng có điện.

Hiện nay, ngoài các nhiệm vụ chính Công ty truyền tải điện I còn được Tổng công ty Điện lực giao nhiệm vụ lắp đặt các thiết bị điện có công suất lớn, tính năng hiện đại của Đức, Ytaly…để thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu của Liên Xô nhằm chống quá tải trong chương chương trình ở các trạm biến áp 220KV Miền Bắc.

3.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Truyền tải điện I:

Sản phẩm chính của công ty là sản phẩm dịch vụ - dịch vụ truyền tải điện năng Đây là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh điện nối liền giữa sản xuất và tiêu thụ ( sản xuất - truyền tải – tiêu thụ ) Do đặc điểm riêng biệt của nghành điện quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ luôn đi liền với nhau không có khả năng dự trữ, tồn kho nên hoạt động nê hoạt động truyền tải điện luôn có nhiều biến động, nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng cung cấp của các nhà

8 máy Sản lượng điện truyền tải có thể có sự chênh lệch rất lớn giữa mùa đông – hè, ngày – đêm, giờ cao điểm - thấp điểm.

Về công nghệ sản xuất: Công nghệ truyền tải điện chủ yếu là hệ thống đường dây và máy biến áp Quá trình truyền tải phải đảm bảo hai yêu cầu: giảm tối đa tỷ lệ hao phí điện năng và nâng cao năng suất truyền tải để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nên truyền tải điện hết sức phức tạp Đường dây truyền tải (đặc biệt là đường dây cao áp) phải cách xa khu vực dân cư và cao so với mặt đất để tránh từ trường lên rất dễ bị phá huỷ Các rơle bảo vệ điện tử cũng rất phức tạp tuy đã được thay bằng rơle kỹ thuật số nhưng quá trình sử dụng vẫn đòi hỏi sự điều chỉnh linh hoạt, nhạy bén, yêu cầu công nhân có trình độ tay nghề cao, có nhiều kinh nghiệm trong làm việc Về hệ thống mày biến áp mà doanh nghiệp đang sử dụng chủ yếu là các máy biến áp cũ do Liên Xô sản xuất, thời gian sử dụng lớn hơn 30 năm, công nghệ lạc hậu, quá trình sử dụng hay bị hỏng hóc làm ngưng các lưới điện vừa gây tổn thất điện năng Tuy nhiên công ty lại không đủ khả năng để trang bị hệ thóng máy biến áp công nghệ cao hiện đại do nguồn lực tài chính và trình độ của CNV.

Cơ cấu tổ chức của công ty

Mô hình tổ chức của công ty theo mô hình phức hợp đứng đầu là Ban Giám đốc (1 Tổng Giám đốc và 3 Phó Giám đốc) sau là 3 trạm biến áp 500KV, đội vận tải cơ khí, xưởng thí nghiệm, xưởng sửa chữa thiết bị và 10 truyền tải điện Nhìn chung mô hình tổ chức của công ty hơi cồng kềnh, quá nhiều phòng ban, quá trình truyền tải thông tin dài qua nhiều phòng ban nên có thể gặp nhiều trở ngại, nhiều phòng ban có nhiệm vụ trùng lặp nhau… nhưng mô hình nhiều phòng ban có lợi thế là dễ kiểm soát, phân chia công việc phù hợp cho các phòng ban nên chất lượng công việc được đảm bảo hơn tránh được sự thâu tóm quyền lực vào tay của một nhóm người, hoạt động của công ty được rõ ràng, minh bạch Tuy nhiên hiện tại và trong tương lai công ty phải sắp xếp lại các phòng ban, giảm bớt một số phòng bằng cách ghép các phòng có chức năng tương tự nhau hình thành bộ máy gọn nhẹ hơn nhằm nâng cao chất lượng quản lý trong toàn công ty và các đơn vị trực thuộc.

P.GĐ phụ trách trạm (QMR )

P.GĐ phụ trách ĐZ PGĐ phụ trách đầu tư xây dựng Giám Đốc Công Ty

Kỹ thuật an toàn BHLĐ

Vật tư Tổng hợp thi đua

Quản lý xây dựng Điều độ máy tính

Xưởng thí nghiệm Đội vận tải cơ khí

Công ty có 16 phòng ban, mỗi phòng ban đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau nhằm hỗ trợ cho Ban GĐ, quản lý tốt nhân viên của phòng, thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng và của Tổng công ty giao trong kế hoạch hàng năm Các phòng của công ty bao gồm: P Kế Hoạch, P.Tài chính kế toán, P.Kỹ thuật trạm, P.Kỹ thuật đường dây, P.Điều độ máy tính, P.Kinh tế dự toán, P.Kỹ thuật an toàn, P.Vật tư, P.Quản lý đấu thầu, P.Viễn thông, P.Quản lý xây dựng, P.Lao động tiền lương, P.Thanh tra bảo vệ, Văn phòng, P.Tổng hợp thi đua, P.Tổ chức cán bộ và đào tạo Trong thời gian qua nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa các phòng ban mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt kết quả tốt, hoàn thành đúng kế hoạch của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam Hiện công ty có một trụ sở chính ở 15 Cửa Bắc và 2 trụ sở khác ở số 6 Hàng Bún.

Hoạt động đấu thầu tại công ty do Phòng QLĐT phối hợp với một số phòng liên quan thực hiện Phòng QLĐT là đơn vị chức năng của công ty chịu trách nhiệm tham mưu giúp Giám Đốc chỉ đạo, quản lý công tác đấu thầu Phòng QLĐT lập kế hoạch đấu thầu, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tham gia ban quản lý dự án công trình, nghiệm thu quyết toán công trình; tham gia thương thảo, triển khai thực hiện hợp đồng với các nhà thầu và giải quyết tranh chấp hợp đồng; tham gia thành lập tổ chuyên gia xét thầu theo quy chế phân cấp.

Thực trạng hoạt động đấu thầu của công ty PTCI

Các quy định về đấu thầu của công ty Truyền tải điện I

Như chúng ta đã biết, hoạt động đấu thầu được hiểu là một cách thức mua sắm (hàng hoá, công trình hoặc dịch vụ) mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các quy định do người quản lý nguồn vốn sử dụng cho việc mua sắm này đề ra Chính vì vậy mà hoạt động đấu thầu của công ty không chỉ tuân thủ theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu mà còn phải tuân thủ cả quy định của ngành điện về đấu thầu Cụ thể hoạt động đấu thầu phải tuân thủ theo:

- Các nghị định hướng dẫn thi hành luật:

+: Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý đầu tư và xây dựng- quy chế đấu thầu.

+ : NĐ số 66/2003/NĐ – CP ngày 12/06/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu ban hành kèm theo NĐ số 88/1999/NĐ –

CP ngày 01/09/1999 và NĐ số 14/2000/NĐ – CP ngày 05/05/2000 của CP

+: Thông tư số 113/2005/TT – BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thi hành thi hành thuế Xuất nhập khẩu.

+: Thông tư số 01/2004/TT – BKH ngày 02/02/2004 của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện NĐ 66/2003/NĐ – CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đấu thầu.

+: Thông tư số 121/2000/TT – BTC ngày 29/12/2000 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, thiết bị, phương tiện làm việc đối với các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể và doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

+: QĐ số 909/2005/QĐ- BKH ngày 13/09/2005 của Bộ kế hoạch về việc ban hành mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá

+: Công văn số 8183/ BKH – QLĐT ngày 20/12/2004 cung cấp thông tin cho bản tin “ thông tin đấu thầu”

+: Công văn số 3033/BKH – QLĐT ngày 19/05/2004 về việc chấn chỉnh thực hiện quy chế đấu thầu.

+: Công văn số 1491 BXD/ VKT ngày 16/09/1998 về: định mức chi phí làm thủ tục nhập khẩu, tiếp nhận, bảo quản vật tư thiết bị đường dây và TBA ( Bộ CN )

+: QĐ số 121 QĐ – EVN – HĐQT ngày 25/03/2005 của hội đồng quản trị Tổng công ty điện lực Việt Nam về việc quy định thanh xử lý và nhượng bán tài sản của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

+: Công văn số 6332/ CV – EVN – KTLĐ ngày 16/12/2004 của Tổng công ty điện lực Việt Nam về việc MBA 110KV công ty VINA – TAKAOKA

+: Quyết định số 447/ QĐ – EVN – HĐQT ngày 07/12/04 của hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc ban hành quy chế sửa chữa TSCĐ củaTổng công ty điện lực Việt Nam.

+: Quyết định số 430/ QĐ – EVN về việc sửa đổi Điều 1 quy chế phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư trong Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

+: Công văn số 5028/ CV – EVN – KTLĐ – QLĐT ngày 13/10/2004 về việc đấu cách điện và bộ điều áp dưới tải của MBA truyền tải.

+: Công văn số 1720/ CV – EVN – QLĐT – KTDT – QLXD ngày 02/02/2003 về việc thực hiện quy định 93 trong chỉ định thầu mua sắm vật tư thiết bị và xây lắp trong đầu tư xây dựng.

+: Công văn số 5229/ CV – EVN – QLĐT ngày 18/07/2002 của Tổng công ty điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn lập báo cáo đánh giá thầu và tờ trình kết quả đấu thầu

+: QĐ số 194 EVN / HĐQT / TCKT ngày 21/06/2001 về việc ban hành quy chế thanh xử lý tài sản và quy định bán đấu giá tài sản áp dụng trong các đơn vị thành viên và trực thuộc Tổng công ty.

Đặc điểm các gói thầu của các dự án mà công ty đã và đang tổ chức đấu thầu

+: QĐ số 1232 EVN / QLĐT ngày 19/07/2000 của Tổng giám đốc của Tổng công ty điện lực Việt Nam ban hành mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp trong nước

2 Đặc điểm các gói thầu của các dự án mà công ty đã và đang tổ chức đấu thầu:

Ngành điện là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đẩt nước Các công trình điện đi qua nhiều nơi khác nhau với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau do vậy mà yêu cầu thực hiện các gói thầu cũng đòi hỏi khắt khe hơn.

- Về quy mô của các gói thầu : Các dự án về điện có tổng mức đầu tư lớn, một số dự án phải làm thường xuyên như sửa chữa lớn các đường dây, các trạm điều hành,các trạm biến áp…Các dự án liên quan đến tính mạng con người nên các thiết bị phục vụ cho công việc xây dựng, sửa chữa đều phải đảm bảo an toàn Nhiều vật tư thiết bị, dây chuyền công nghệ phải mua ở nước ngoài mới có thể đảm bảo chất lượng và cũng do trong nước chưa có điều kiện sản xuất mà giá của các máy móc mua từ nước ngoài thì rất đắt vì vậy giá của các gói thầu thường lớn để có đủ chi phí mua các máy móc, thiết bị, vật tư phù hợp.

- Về yêu cầu kỹ thuật: Quy mô của các gói thầu lớn lại là các công trình truyền tải điện đến các khu vực dân cư nên các yêu cầu về kỹ thuật càng cao, càng chặt chẽ, khắt khe hơn Điện gây nguy hiểm chết người và ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công trình xây dựng mới các đường dây, các Trạm biến áp, công tác sửa chữa thay thế các thiết bị hàng năm phải đảm bảo an toàn Các nhà thầu tham gia phải đưa ra các biện pháp về kỹ thuật, chất lượng tốt nhất để có thể đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu Chính vì vậy khi đánh giá hồ sơ dự thầu bên mời thầu rất quan tâm đến các đề xuất kỹ thuật Nhà thầu nào có giải pháp kỹ thuật mới, sáng tạo, tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn, tin cậy cao thì sẽ được chấm điểm tuyệt đối và được ưu tiên trong trường hợp có nhà thầu khác cùng số điểm đánh giá với nhà thầu đó.

- Các dự án công ty tổ chức đấu thầu mang ý nghĩa kinh tế xã hội: Công ty Truyền tải điện I là cơ quan được sự uỷ quyền của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam điều hành thực thi các dự án đầu tư xây dựng công trình truyền tải điện Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về quản lý sử dụng vốn và chất lượng công trình mà công ty trực tiếp tổ chức thực hiện Các công trình truyền tải điện đều mang ý nghĩa kinh tế xã hội cao Với sự phát triển của đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng hiện nay đặc biệt là sự xuất hiện của các khu công nghiệp, khu đô thị mới thì điện lại càng trở nên quan trọng hơn Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt đời sống hàng ngày của nhân dân đều cần đến điện, nếu đường dây truyền tải điện không đảm bảo chất lượng sẽ gây ra nhiều khó khăn Chính vì vậy mà các công trình công ty thực hiện đã đóng góp phần to lớn cho sự phát triển của đất nước.

Thực trạng hoạt động đấu thầu của công ty Truyền tải điện I

Quy trình tổ chức đấu thầu tại công ty được thực hiện theo lưu đồ sau:

1 Kế hoạch đấu thầu được duyệt

2 Nhận kế hoạch đầu tư và các hồ sơ, tài liệu liên quan từ phòng Kế Hoạch và Quản Lý Xây Dựng

3 Lập kế hoạch thực hiện gói thầu, danh sách tổ chuyên gia xét thầu, danh sách nhà thầu tham gia

8 Tiếp nhận HSMT, mời thầu

10 Phê duyệt kết quả đấu thầu

Chúng ta có thể hình dung qua về quy trình tổ chức đấu thầu của công ty như sau:

- Kế hoạch đấu thầu sẽ do Phòng Kế hoạch và Phòng Quản lý xây dựng đảm nhiệm, sau đó chuyển lên Tổng công ty phê duyệt để cấp vốn thực hiện Sau khi phê duyệt Tổng công ty sẽ chuyển lại các tài liệu liên quan cho phòng Kế hoạch Phòng QLĐT sẽ nhận kế hoạch đấu thầu từ phòng Kế hoạch, lập kế hoạch thực hiện gói thầu, danh sách nhà thầu tham gia chào giá cạnh tranh hoặc đấu thầu hạn chế.

- Kế hoạch thực hiện gói thầu sau khi được lập lại được chuyển lên Tổng công ty phê duyệt lần nữa trước khi bắt tay vào thực hiện.

- Việc lập Hồ sơ mời thầu do tư vấn và phòng QLĐT phối hợp với nhau thực hiện.

Hồ sơ mời thầu được Ban giám đốc công ty xem xét và chuyển lên Tổng công ty phê duyệt.

- Sau khi được Tổng công ty phê duyệt Hồ sơ mời thầu, Phòng QLĐT thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng và phát hành Hồ sơ mời thầu. Phòng QLĐT tiếp nhận HSDT, phối hợp với tổ chuyên gia tiến hành mở thầu Công việc xét thầu do Tổ chuyên gia đảm nhiệm.

- Kết quả đấu thầu được chuyển lên Tổng công ty phê duyệt, sau đó phòng QLĐT sẽ thông báo cho nhà thầu trúng thầu được biết để tiến hành thương thảo kí kết hợp đồng Phòng QLĐT là phòng chức năng được phân công thực hiện nhiệm vụ đầu mối thương thảo hợp đồng với sự hỗ trợ của Tổ chuyên gia và phòng Kế hoạch. Nếu thương thảo không đạt thì sẽ báo cáo Giám đốc hoặc Tổng công ty có biện pháp giải quyết hoặc tổ chức thương thảo lại. Để hiểu rõ về quy trình tổ chức đấu thầu của công ty ta sẽ đi vào xem xét cụ thể từng công tác chuẩn bị sau:

3.1 Công tác lập kế hoạch đấu thầu và nội dung kế hoạch đấu thầu tại công ty Truyền tải điện I:

Công ty Truyền tải điện I là công ty hạch toán phụ thuộc nên các hoạt động đầu tư hàng năm của công ty chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và công tác đấu thầu không nằm ngoài quy định đó Kế hoạch đấu thầu ( KHĐT ) sẽ phải thông qua và được sự đồng ý của Tổng Công ty thì các đơn vị trực thuộc mới bắt tay vào thực hiện.

* Hàng năm theo kế hoạch, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN ) có quyết định giao kế hoạch sản xuất cho Công ty Truyền tải điện I thực hiện các công việc:

- Các danh mục sửa chữa lớn, sửa chữa lớn bổ sung

- Quản lý các dự án đầu tư phát triển và đầu tư xây dựng cơ bản

- Mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất bằng nguồn quỹ đầu tư phát triển sản xuất

- Mua sắm vật tư thiết bị dự phòng cho lưới truyền tải điện.

Ngoài ra Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, các Ban quản lý dự án của Tổng công ty giao công ty Truyền tải điện I thực hiện xây dựng cơ sở, mua sắm vật tư thiết bị, trang bị phục vụ sản xuất cho các công trình mới.

Mẫu kế hoạch đấu thầu được thực hiện theo Mẫu số 1 và Mẫu số 2 theo quy định của Nhà nước và của EVN Đối với những công trình có giá trị lớn hơn 30 tỷ thường là do Tổng Công ty quyết định có nên thực hiện hay không, còn những gói thầu có giá trị nhỏ hơn như các công trình thuộc sửa chữa lớn hàng năm thì công ty được phép quyết định thực hiện chỉ cần lập kế hoạch và gửi lên Tổng Công ty Điện lực Việt Nam để Tổng công ty duyệt, bổ sung kế hoạch và cấp vốn thực hiện.

Sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, các phòng lập kế hoạch đấu thầu có trách nhiệm giao tài liệu liên quan cho phòng Quản lý đấu thầu ( BM 424-02/LĐ) Tài liệu bàn giao gồm có:

- Quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư

- Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán hoặc thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công - Dự toán chi tiết, phương án thiết kế kỹ thuật, dự toán, các danh mục thực hiện được giao…. ( kèm theo các quyết định phê duyệt, các file dự toán ).

- Tờ trình duyệt kế hoạch đấu thầu ( kèm theo bảng liệt kê phạm vi công việc và giá trị các hạng mục trong các gói thầu ) Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

- Các tài liệu khác phục vụ cho công tác đấu thầu

*Nội dung kế hoạch đấu thầu:

1 Phân chia dự án thành các gói thầu

2 Giá gói thầu và nguồn tài chính

3 Hình thức lựa chọn nhà thầu:

4 Phương thức đấu thầu áp dụng cho từng gói thầu:

+: Đấu thầu một túi hồ sơ

+: Đấu thầu hai túi hồ sơ

+: Đấu thầu hai giai đoạn

5 Thời gian tổ chức đấu thầu cho từng gói thầu

6 Loại hợp đồng cho từng gói thầu

+: Hợp đồng chìa khoá treo tay

+: Hợp đồng có điều chỉnh

7 Thời gian thực hiện hợp đồng

Trong tất cả các nội dung của công tác lập kế hoạch thì phân chia dự án thành các gói thầu vẫn là nội dung quan trọng nhất bởi lẽ việc phân chia thành các gói thầu phù hợp, đồng bộ sẽ đảm bảo tiến độ cho công trình, giảm được chi phí đấu thầu, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho các chủ đầu tư Việc phân chia dự án thành các gói thầu tuân theo quy định tại quy chế đấu thầu và các quyết định riêng của ngành điện Việt Nam đối với các dự án Các gói thầu được chia phải phù hợp với tình hình tài chính, khả năng đáp ứng của các nhà thầu và thời gian thực hiện gói thầu Giá gói thầu là cơ sở so sánh các giá dự thầu của các nhà thầu tham gia Giá gói thầu được dự tính lần đầu tiên bởi các công ty tư vấn thiết kế khi họ lập thiết kế kỹ thuật Sau khi hoàn thành công ty tư vấn sẽ chuyển cho công ty trực tiếp là phòng quản lý đấu thầu thì các chuyên viên trong ban tổ chức đấu thầu sẽ kiểm tra, đối chiếu các khối lượng trong bản thiết kế với các khối lượng đơn vị dự toán xem có sai sót gì không Từ đó các chuyên viên trong phòng quản lý đấu thầu sẽ đề nghị các chuyên viên tư vấn phải giải trình hay thay đổi cho phù hợp và đưa được giá gói thầu sát với thực tế nhất Sau khi phân chia các gói thầu và dự toán giá trị của từng gói thầu thì công việc tiếp theo sẽ thực hiện như trong nội dung kế hoạch đấu thầu. Các dự án ở công ty được chia thành ba loại:

+: Các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển

+: Các dự án sửa chữa lớn

+: Các dự án đầu tư xây dựng

Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng dự án mà phân chia thành các gói thầu thích hợp. Hình thức đấu thầu của các gói thầu phụ thuộc vào giá trị của các gói thầu ( Do EVN quy định ):

+: Với gói thầu có giá trị < 1 tỷ: Hình thức đấu thầu là chỉ định thầu hoặc chào hàng cạnh tranh.

+: Với gói thầu có giá trị dao động trong khoảng 1 tỷ đến 10 tỷ: Hình thức đấu thầu là đấu thầu hạn chế hoặc đấu thầu trong nước.

+: Với gói thầu có giá trị lớn hơn 10 tỷ: Hình thức đấu thầu là đấu thầu rộng rãi trong nước hoặc đấu thầu quốc tế.

Các hình thức đấu thầu mà công ty đang sử dụng đó là đấu thầu rông rãi trong nước, quốc tế; cạnh tranh hạn chế và tự thực hiện Hợp đồng sử dụng thường là hợp đồng trọn gói; phương thức đấu thầu chủ yếu là đấu thầu một túi hồ sơ

Các nội dung trong kế hoạch đấu thầu cần phải được xem xét và chuẩn bị một cách cẩn thận, kỹ lưỡng tránh xảy ra những sai sót gây khó khăn cho bên mời thầu cũng như nhà thầu trong quá trình tổ chức đấu thầu và thực hiện thi công công trình.

Kế hoạch đấu thầu là tiền đề cho các hoạt động khác ở giai đoạn sau trong quy trình tổ chức đấu thầu Kế hoạch đấu thầu được chuẩn bị càng chính xác, phù hợp thì các giai đoạn sau sẽ thực hiện nhanh hơn, tìm được nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho nhà thầu và cả bên mời thầu

Đánh giá tình hình đầu tư của công ty Truyền tải điện I

4.1: Những kết quả đạt được: Đấu thầu là hình thức mua sắm mới xuất hiện ở Việt Nam Từ khi ra đời đến nay mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng đấu thầu thực sự đã tạo ra một làn sóng mới cho hoạt động đầu tư và nền kinh tế đã có sự chuyển mình đáng kể Đấu thầu là hình thức mua sắm tiết kiệm và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa các nhà thầu Nếu như trước đây các nhà thầu thường dựa nhiều vào các mối quan hệ với bên mời thầu hoặc các cơ quan có thẩm quyền để đạt được việc thực hiện các gói thầu thì nay thông qua đấu thầu nếu nhà thầu nào muốn có được công việc thì phải chứng tỏ được năng lực, kinh nghiệm của mình; nhà thầu nào có được giải pháp được đánh giá là khả thi, giá cả phù hợp thì mới được chọn Như vậy các nhà thầu phải tự mình hoàn thiện mình, tìm kiếm công việc cho mình chứ không thể dựa vào các mối quan hệ như trước nữa. Đấu thầu lại càng quan trọng đối với các lĩnh vực sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đó có ngành điện nói chung và công ty Truyền tải điện I nói riêng. Trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn như thiên tai liên tiếp xảy ra, giá cả biến động mạnh nhất là giá xăng dầu và các vật tư thiết bị phục vụ cho các công trình xây dựng, vốn đầu tư còn hạn chế… nhưng công tác đấu thầu tại công ty đã đạt được những kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm vốn cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo tiến độ thực hiện Do đặc điểm của ngành điện đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, nhiều dự án phải chia thành nhiều gói thầu nhỏ nên hàng năm công ty thực hiện đấu thầu rất nhiều gói thầu có khi lên tới hàng trăm gói.

Quy mô của các gói thầu cũng khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của từng gói thầu.

Bảng 2: Số lượng gói thầu công ty đã tổ chức đấu thầu giai đoạn 2003-2006

Số lượng gói thầu được tổ chức đấu thầu 60 69 251 63

Do công ty Truyền tải điện I là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nên các gói thầu mà công ty tổ chức thực hiện chỉ là các dự án nhóm B và nhóm C

4.1.1: Hiệu quả về chi phí:

Hiệu quả về đấu thầu được thể hiện thông qua mức độ tiết kiệm giữa giá trúng thầu và giá dự toán gói thầu Qua đấu thầu giá của các gói thầu đã giảm đi nhiều so với giá dự toán ban đầu Trong thời gian qua, các gói thầu mà công ty đã tổ chức đấu thầu đều đem lại hiệu quả về tiết kiệm chi phí cho ngân sách tuy vẫn có một số gói thầu phải bổ sung thêm khối lượng công việc do phát sinh ngoài dự kiến, một số gói do có trục trặc mà phải tổ chức đấu thầu lại nhưng tỷ lệ đó đã giảm đi nhiều qua các năm Công ty chủ yếu dùng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh một vài gói thầu dùng hình thức chỉ định thầu, cạnh tranh hạn chế

Bảng 3: Hiệu quả về chi phí thông qua đấu thầu giai đoạn 2003-2006 Đơn vị: Tỷ VNĐ

Tổng giá trị được duyệt 120,423 126,411 138,54 38,054 Tổng giá trị sau khi đấu thầu 119,146 128,008 134,93 35,640 Mức tiết kiệm sau đấu thầu 1,277 -1,597 3,61 2,414

Tỷ lệ tiết kiệm sau đấu thầu ( % ) 1,06 0 2,61 6,34

( Nguồn: Phòng QLĐT )Mức tiết kiệm tuyệt đối = Giá gói thầu được duyệt – giá trúng thầu

Mức tiết kiệm tương đối = Mức tiết kiệm tuyệt đối / Tổng giá trị gói thầu kế hoạch Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy công tác đấu thầu của công ty đã tiết kiệm được cho ngân sách quốc gia một số tiền lớn Tỷ lệ tiết kiệm được hàng năm cao từ

2 % đến 6 % Đặc biệt là năm 2006 tỷ lệ tiết kiệm là 6,34 % với mức tiết kiệm tuyệt đối là 2,414 tỷ đồng Đây là năm ngành điện gặp nhiều khó khăn do thời tiết không thuận lợi, mưa lũ ở các tỉnh Miền Trung làm thiệt hại nhiều hệ thống đường dây truyền tải điện nên các công trình mà công ty tổ chức đấu thầu cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Nhưng do các công trình đều được tổ chức đấu thầu theo hình thức cạnh tranh rộng rãi, đồng thời đây là thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, các nước ngoài đều coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn, nguồn vốn đầu tư thu hút được là rất lớn có nhiều nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu với năng lực và kinh nghiệm cao, máy móc thiết bị hiện đại; các nhà thầu trong nước đã trưởng thành hơn có thể đáp ứng tổt các yêu cầu của bên mời thầu nên kết quả đấu thầu là đã chọn được các nhà thầu phù hợp, đảm bảo được tiến độ với giá cả phù hợp Do vậy mà năm 2006 đấu thầu đã đem lại một nguồn tiết kiệm lớn cho ngân sách. Năm 2005 mặc dù mức tiết kiệm tuyệt đối thông qua đấu thầu cao hơn so với năm 2006 nhưng tỷ lệ tiết kiệm tương đối lại thấp hơn Nguyên nhân là do năm này công ty tổ chức thực hiện nhiều gói thầu ( 251 gói thầu ) với giá trị được duyệt lớn nhưng khi tổ chức thì một số gói thầu đã phải huỷ thầu do giá chào thầu vượt quá giá dự toán, công ty phải tổ chức đấu thầu lại hoặc xin EVN tăng thêm vốn Mặt khác trong năm nay công ty phải huy động các nguồn điện giá thành cao như khí, than, dầu để đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng cao, giá mua điện từ các nhà máy điện độc lập trong nước lại cao, đồng thời lại phải tăng lượng điện mua từ nước ngoài về, sự bất ổn định của thời điểm lũ tiểu mãn…nên giá của các gói thầu cũng có sự biến động lớn Hình thức đấu thầu công ty sử dụng trong năm nay là chào hàng cạnh tranh, một số gói thầu thì chỉ định thầu mà các hình thức đấu thầu này lại đem lại tỷ lệ tiết kiệm thấp Mặc dù vậy Công ty Truyền tải điện I đã thực hiện công tác đấu thầu năm 2005 đúng theo quy chế đấu thầu của Nhà nước và các quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành.

Theo thống kê thì năm 2004 và các năm trước cho thấy, mặc dù tổ chức đấu thầu nhiều gói thầu nhưng hình thức chỉ định thầu vẫn chiếm trên 50% tổng số gói thầu, còn hình thức đấu thầu rộng rãi lại rất ít sử dụng nên mức tiết kiệm cho ngân sách không được cao, năm 2004 mức tiết kiệm cho Ngân sách lại âm Chứng tỏ tỷ lệ các gói thầu mà nhà thầu chào giá cao vượt quá giá gói thầu được duyệt cao Đây thực sự là một khó khăn mà công ty vẫn chưa tìm ra giải pháp để giải quyết Các gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm cao là do có nhiều nhà thầu tham dự, tính cạnh tranh cao; các gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp một phần vì có ít nhà thầu tham dự sự lựa chọn nhà thầu hạn chế, một phần cũng vì tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật của gói thầu và khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội nơi gói thầu được thực hiện Chính vì vậy mà các năm sau Chính Phủ đã quy định bắt buộc áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi còn các hình thức đấu thầu khác chỉ được áp dụng khi có đủ điều kiện Sự thay đổi này thực sự đã từng bước đem lại cho công tác đấu thầu trên cả nước nói chung và hoạt đông đấu thầu của công ty nói riêng sự chuyển mình đáng kể.

4.1.2: Hiệu quả về chất lượng và tiến độ thực hiện dự án:

Trong nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại thì đều phải cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp khác Trong đấu thầu cũng vậy một nhà thầu nào muốn thắng thầu thì phải chứng minh được năng lực của mình, phải đưa ra được những giải pháp thi công tối ưu và thời gian thực hiện là ngắn nhất với chi phí hợp lý nhất Chính nhờ cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong đấu thầu mà đã khơi dậy được sự nỗ lực, cố gắng của các nhà thầu Các nhà thầu ngày càng trưởng thành hơn về mọi mặt Thông qua đấu thầu sẽ chọn được nhà thầu có giải pháp kỹ thuật tốt với chi phí hợp lý đảm bảo cho gói thầu được thực hiện theo đúng tiến độ và chất lượng bên mời thầu đặt ra.

Hàng năm công ty Truyền tải điện I đã tổ chức đấu thầu rất nhiều các gói thầu của các dự án khác nhau Nhờ công tác tổ chức đấu thầu hoàn thành đúng thời gian, kịp thời nên hầu hết tất cả các dự án đều hoàn thành theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; tuy nhiên vẫn có gói thầu phải đấu thầu lại hoặc đang chờ EVN cấp vốn bổ sung, chưa có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu nên có ảnh hưởng đến thời gian thực hiện gói thầu Công ty phải xin gia hạn thêm thời gian thực hiện đồng thời tổ chức đấu thầu lại theo các hình thức đấu thầu hợp lý hơn và các gói thầu này cũng đã hoàn thành theo đúng tiến độ Nói chung các gói thầu hoàn thành không đúng tiến độ hàng năm rất ít khoảng 1 gói đến 3 gói còn lại hầu như đều hoàn thành đúng tiến độ đã đề ra Một số gói thầu nhạy cảm thì EVN sẽ quyết định thời gian và tiến độ công trình và yêu cầu đặt ra là phải thực hiện đúng tiến độ đó Công ty sẽ phải xem xét lựa chọn hình thức đấu thầu nào là hợp lý để có thể chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu đặt ra Do đặc điểm của các gói thầu liên quan đến truyền tải điện nên có gói thầu có thể kéo dài qua các năm chứ không thể hoàn thành ngay trong năm

Bảng 4: Tiến độ thực hiện các gói thầu giai đoạn 2003-2006

Tổng số gói thầu đã hoàn thành trong năm 60 69 251 63

Số gói thầu hoàn thành đúng thời hạn 58 66 249 63

Số gói thầu hoàn thành không đúng thời hạn 2 3 2 0

Tỷ lệ gói thầu hoàn thành đúng thời hạn (%) 96,67 95,65 99,2 100 ( Nguồn: Phòng QLĐT ) Sau khi đấu thầu nhà thầu được chọn sẽ phải ký hợp đồng với công ty Nhà thầu ngoài kí kết các điều kiện phải thực hiện trong hợp đồng thì nhà thầu còn phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng đảm bảo thực hiện nghiêm túc hợp đồng Đồng thời trong quá trình thực hiện công ty thuê các tổ chức tư vấn giám sát chặt chẽ khi có sự cố xảy ra đều có biện pháp xử lý kịp thời nên các công trình đều được đảm bảo chất lượng và tiến độ Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này đó là năm qua dù có nhiều thiên tai xảy ra, các công trình hệ thống đang xây dựng bị ảnh hưởng nhưng vẫn hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo có thể chống chọi lại với bão lũ đưa nguồn điện đến với nhân dân Đây thực sự là cố gắng, nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên toàn công ty.

Công tác tổ chức đấu thầu và giám sát thi công thực sự rất được quan tâm tuy vẫn còn những gói thầu hoàn thành không đúng tiến độ nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ đó đã giảm đi Năm 2006 các gói thầu đều hoàn thành đúng yêu cầu chứng tỏ công tác quản lý dự án nói chung và công tác giám sát nhà thầu thi công của công ty cũng như công tác tổ chức đấu thầu đã được nâng cao.

4.1.3: Năng lực của các cán bộ tham gia công tác tổ chức đấu thầu: Để đấu thầu được tổ chức thành công thì chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu là rất quan trọng Các cán bộ tham gia tổ chức đấu thầu phải có đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu về đấu thầu và gói thầu Các cán bộ ở phòng QLĐT đều là những cán bộ trẻ tuổi, tốt nghiệp ở các trường đại học như ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế, ĐH Điện Lực, ĐH Giao thông, ĐH Xây dựng…với chuyên môn vững và nhiệt tình của tuổi trẻ nên rất năng động thực hiện tốt các kế hoạch mà công ty và phòng đã đề ra Trước khi tổ chức đấu thầu một gói thầu nào công ty cũng phải lựa chọn ta một đội ngũ tham gia có kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực đấu thầu và được sự giám sát chặt chẽ của ban giám đốc công ty Nhân lực được chọn lựa cẩn thận thì các công việc được thực hiện nhanh hơn và chất lượng cũng được đảm bảo hơn. Nhìn chung công tác chuẩn bị nhân sự cho đấu thầu được công ty quan tâm đúng hướng và kết quả đạt được qua việc tổ chức thành công nhiều gói thầu đã chứng minh điều đó.

4.1.4:Quy trình tổ chức đấu thầu được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ:

Quy trình tổ chức đấu thầu ở công ty Truyền tải điện I đều thực hiện theo đúng quy định của quy chế đấu thầu và quy định của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam ban hành Các bước trong tổ chức thực hiện đều được chuẩn bị cẩn thận và tiến hành theo đúng trình tự, các cán bộ tham gia đều tuân thủ đúng các nguyên tắc đã đề ra, đảm bảo các thông tin liên quan đến gói thầu và nhà thầu không bị lộ ra ngoài trước khi bên mời thầu công bố HSDT được tiếp nhận và bảo quản bí mật đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà thầu Công tác xét thầu được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia trong tổ xét thầu có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững đảm bảo đánh giá đúng năng lực của các nhà thầu tham gia Đồng thời có sự giám sát chặt chẽ của Ban giám đốc công ty và sự hỗ trợ của các phòng ban khác trong quá trình chuẩn bị hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu Nhiều gói thầu mà công ty tổ chức đấu thầu đã được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đánh giá cao Chính vì vây trong thời gian qua đã nâng cao được chất lượng quản lý, vận hành của công ty Chất lượng của đấu thầu phụ thuộc vào quy trình tổ chức đấu thầu Quy trình được tổ chức càng nghiêm ngặt, chặt chẽ, tuân thủ đúng các quy định của quy chế đấu thầu thì chất lượng của hoạt động đấu thầu lại càng được nâng cao.

4.2: Những khó khăn và tồn tại:

4.2.1: Khó khăn do gặp phải những phát sinh trong hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu: Đấu thầu là một hình thức mới xuất hiện ở Việt Nam không lâu nên các Quy chế, quy định về đấu thầu còn nhiều bất cập chưa rõ ràng Mặt khác do tư tưởng cũ vẫn duy trì ở một số cán bộ nên việc xây dựng và ban hành các quy định chuẩn mực gặp nhiều khó khăn Nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, từ thói quen mua sắm theo nhu cầu từ trên chỉ đạo xuống nên thường quyền lực tập trung trong tay một số người, việc mua hàng hoá của ai là do người có thẩm quyền quyết định Chính vì thế mà khi chuyển sang việc mua bán công khai, cạnh tranh bình đẳng giữa những người bán với nhau thì các cán bộ này lại có tư tưởng muốn thay đổi từ từ, muốn bám lấy cơ chế cũ, lo ngại nếu thay đổi thì quyền lợi và quyền hạn sẽ giảm Đây thực sự là một khó khăn trong việc đưa ra một quy chế thống nhất về đấu thầu.

Tháng 3/19944, Bộ xây dựng đã ban hành Quy chế đấu thầu xây lắp để thay thế cho quy chế đấu thầu trong xây dựng với những nội dung đầy đủ, bao quát và cụ thể hơn so với những quy chế cũ Qua một thời gian áp dụng, Quy chế đấu thầu ban hành lần thứ nhất thể hiện không ít vướng mắc, do đó đến năm1996 Quy chế này được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế đã được ban hành Mặc dù đã được sửa đổi bổ sung song do những biến động của nền kinh tế nên quy chế lần 2 này vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu Đến 01/09/1999 Quy chế đấu thầu mới ra đời phù hợp với những nội dung tiến bộ… Chúng ta có thể thấy rằng gần như theo chu kỳ cứ khoảng 2 đến 3 năm quy chế đấu thầu lại được thay đổi bổ sung một lần Mặc dù điều đó giúp cho hoạt động đấu thầu được hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho các nhà thầu tham gia cạnh tranh lành mạnh cũng như để hạn chế và có những chế tài xử lý vi phạm của các bên tham dự thầu nhưng lại gây khó khăn cho các ban, ngành, công ty áp dụng quy chế đấu thầu Công ty luôn bị động với những thay đổi trong quy định, các cán bộ tham gia công tác đấu thầu không cập nhật kịp những thay đổi đó vì chưa kịp quen với quy chế cũ thì lại phải thay đổi theo quy chế mới Chính vì vậy mà cập nhật những thay đổi trong các quy định về đấu thầu là việc rất quan trọng đối với công ty Các quy chế ảnh hưởng rất lớn đến quy trình tổ chức và hiệu quả của công tác đấu thầu.

4.2.2: Năng lực các nhà thầu tham dự:

Khi tổ chức đấu thầu một gói thầu nào đó thì các nhà thầu tham dự là nhân tố quan trọng, không có các nhà thầu thì không thể tổ chức đấu thầu được Muốn tổ chức một cuộc thi thì trước tiên là phải có các thí sinh tham dự Năng lực của các nhà thầu góp phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của các cuộc đấu thầu. Các gói thầu mà công ty tổ chức đều là các gói thầu phân chia từ các dự án lớn, yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi cao, giá trị gói thầu lớn nên việc chọn được nhà thầu phù hợp đáp ứng yêu cầu sẽ tạo điều kiện cho công trình được thực hiện theo tiến độ, đảm bảo chất lượng Tuy nhiên trong nhiều trường hợp năng lực của các nhà thầu tham dự không đúng như trong HSDT Nhiều nhà thầu vì lợi ích cá nhân, dù năng lực tài chính và kinh nghiệm của mình không đáp ứng yêu cầu của gói thầu nhưng vẫn làm HSDT, điều này làm mất thời gian, công sức, tiền bạc của công ty trong việc tổ chức xét thầu cũng như các nhà thầu tham dự Kết quả là những nhà thầu xứng đáng được chọn lại bị loại, còn các nhà thầu không xứng đáng lại được chọn gây khó khăn cho việc thực hiện các công trình sau này Có nhiều nhà thầu lại cùng một lúc tham gia đấu thầu nhiều dự án nên khi khi trúng thầu cùng một lúc nhiều dự án thì lại không đủ năng lực tài chính để thực hiện toàn bộ hoặc có đủ năng lực thì cũng không thể hoàn thành dứt điểm, kết quả là tiến độ và chất lượng công trình bị giảm. Quy mô của các dự án mà công ty thực hiện đấu thầu là lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, số lượng công việc nhiều nên nhiều khi các nhà thầu thuê thêm các nhà thầu phụ để chia sẻ bớt công việc Có trường hợp nhà thầu chính và nhà thầu phụ không có hợp đồng với nhau cụ thể, cả hai bên không tuân thủ những thoả thuận trong hợp đồng , do đó xảy ra tranh chấp giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của công trình, ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu, quyết toán …Ngoài ra năng lực tổ chức sản xuất, quản lý điều hành việc thực hiện công trình còn kém cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công Cũng có nhiều trường hợp gói thầu có nhiều nhà thầu tham dự, phương án kỹ thuật đưa ra tốt nhưng lại chào giá thấp hơn giá dự toán, có gói thầu thì không tìm được nhà thầu phù hợp, có gói thầu thì khi nhà thầu thực hiện thi công công trình thì không đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu… dẫn đến phải thay thế nhà thầu khác, phải tổ chức đấu thầu lại làm tốn kém thời gian, chi phí của công ty và ảnh hưởng đến tiến độ của công trình Vấn đề nhà thầu bỏ giá chào thầu quá thấp vẫn chưa tìm được biện pháp khắc phục, đây đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi gây khó khăn cho cả bên mời thầu và các nhà thầu khác tham dự Nhà thầu có giá chào thấp chưa chắc đã có giải pháp kỹ thuật tốt, còn những nhà thầu có giải pháp kỹ thuật tốt lại không thể chào với giá thấp như vậy được cho nên nhiều khi nhà thầu có giá chào thấp và giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tối thiểu là được chọn Theo quy định của Nhà nước thì là vậy nhưng nếu như thế thì chất lượng công trình sẽ không được đảm bảo Do đó trong quá trình tiến hành xét thầu nhiều gói thầu công ty Truyền tải điện I đã tiến hành xem xét mức độ bất hợp lý giữa giá dự thầu với giá gói thầu để xem tính khả thi của HSDT đến đâu, liệu trên thực tế có thể thực hiện được không, từ đó lựa chọn nhà thầu có các điều kiện phù hợp với công trình và tình hình thực tế.

4.2.3: Về công tác tổ chức đấu thầu :

* Về công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu :

Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác tổ chức đấu thầu tại công ty Truyền tải điện I

Định hướng phát triển của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam

Một năm nhìn lại điện lực Việt Nam 2006, một năm bộn bề sóng gió lắm thăng trầm nhưng cũng là năm đánh dấu những bước ngoặt của ngành điện để tạo tiền đề cho những cú hích dài trong tương lai Năm 2006 là năm xảy ra nhiều cơn bão lớn, đặc biệt là cơn bão số 6 và số 9 gây thiệt hại lớn cho ngành điện nhưng do chuẩn bị kỹ phương thức đối phó, tổ chức diễn tập, chuẩn bị vật tư dự phòng và ứng trực kịp thời nên hậu quả đã được cán bộ công nhân viên toàn ngành nhanh chóng khắc phục Năm 2006 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm ( 2006-2010 ) chính vì thế thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra trong năm 2006 sẽ là tiền đề cho các năm sau. Trong thời gian tới Tổng công ty quyết tâm lấy lại uy tín của ngành điện bằng sức lực, trí tuệ, tâm huyết của tất cả CBCNV với mục tiêu lớn nhất là đảm bảo đủ điện cung cấp cho đời sống nhân dân và nền kinh tế Quốc gia Mục tiêu phát triển của Tập đoàn điện lực Việt Nam trong giai đoạn tới là:

- Đến năm 2010, sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế quốc dân là 97 tỷ KWh, năm 2020 là 257 tỷ KWh

- Điện năng bình quân đầu người từ 550KWh / người năm 2005 lên 2600KWh / người vào năm 2020 và 3700KWh / người năm 2025

- Hình thành thị trường điện lực và tiến hành trao đổi điện với các nước bạn như Lào, Campuchia, Trung Quốc…

- Đẩy nhanh công trình đưa điện về nông thôn, phấn đấu năm 2010 đạt trên 95% số hộ nông thôn có điện và đến năm 2020 đạt xấp xỉ 100%.

- Phát triển kinh doanh viễn thông công cộng thành lĩnh vực chính của Tập đoàn (đến năm 2010 đạt 30% doanh thu của tập đoàn điện lực và 15% thị phần viễn thông cả nước ).

- Phát triển cơ khí điện lực đến năm 2020 đáp ứng cơ bản MBA 220KV, chế tạo thiết bị thuỷ công cho các nhà máy điện trong nước.

- Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cán bộ và lao động cho ngành.

- Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng, thực hiện đúng thủ tục, đầu tư có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tập trung đặc biệt cho các dự án trọng điểm, các dự án hoàn thành trong năm.

- Về vốn đầu tư: Các Ban đơn vị tìm nhiều phương án ( vốn vay ODA, ECA, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước,…) đảm bảo thu xếp đủ vốn, phù hợp với tiến độ giải ngân thực tế cho các dự án đầu tư.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra và tự thanh tra của các đơn vị trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xây dựng Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá, thu hút nhiều cổ đông tham gia vào cả 3 mảng: sản xuất, phân phối, và cơ khí xây dựng điện nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực điện.

- Quán triệt tinh thần tiết kiệm điện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện trong nhân dân, giao kế hoạch tiết kiệm điện cho các đơn vị.

- Triển khai thực hiện mô hình tậpđoàn, thực hiện cơ chế hoạt động đa dạng hoá sản phẩm, đa ngành nghề Hoàn thiện đồng bộ hóa các cơ chế làm việc, quản lý trong Tổng công ty theo hướng phân cấp mạnh đi đôi với tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị

Song song với nhiệm vụ đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam không ngừng củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội, ngành nghề, tập đoàn công nghiệp và ngành điện các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và cách thức quản lý tiên tiến của các đối tác trên thế giới để phát triển ngành điện, từng bước đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt là trong hoàn cảnh Việt Nam gia nhập WTO thì tích cực hội nhập là giải pháp hữu hiệu cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam để từng bước nâng cao vai trò và vị thế của EVN trong các hoạt động hợp tác khu vực và quốc tế.

Định hướng của Công ty Truyền tải điện I

Trong thời gian tới công ty đặt ra mục tiêu là thực hiện tốt các kế hoạch mà Tổng Công ty Điện lực Việt Nam giao, hỗ trợ cho Tổng công ty hoàn thành định hướng đã xác định Định hướng cụ thể của công ty như sau:

- Nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện, chủ yếu quản lý kĩ thuật và quản lý thiết bị điện

- Thực hiện tốt đại tu, thí nghiệm định kì thiết bị để khắc phục kịp thời các khiếm khuyết trong quá trình vận hành

- Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị đưa vào lưới điện, dần dần chuyển hoá theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Nâng cao độ tin cậy của hệ thống rơle bảo vệ và điều khiển toàn bộ lưới truyền tải

- Coi trọng công tác đào tạo cán bộ, công nhân vận hành để đáp ứng yêu cầu quản lý lưới điện ngày càng phức tạp và mức độ hiện đại hoá thiết bị ngày càng cao.

Định hướng hoạt động tổ chức đấu thầu

Để thực hiện kế hoạch 5 năm ( 2006-2010 ) công ty đã định hướng phát triển cho hoạt động đấu thầu nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu và hoàn thành các kế hoạch mà Tổng công ty giao Định hướng cụ thể của công tác đấu thầu là:

- Công ty cần phải duy trì các mối quan hệ với các nhà thầu có uy tín và mở rộng mối quan hệ với các nhà thầu mới đặc biệt là trong thời kì nước ta đã gia nhập WTO thì việc tạo quan hệ với các nhà thầu nước ngoài để tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ hiện đại nhằm chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện tốt các gói thầu mà công ty tổ chức đấu thầu, nhằm nâng cao uy tín của công ty

- Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu theo đúng các quy định của Nhà nước

- Thực hiện tốt các kế hoạch đấu thầu mà Tổng công ty giao cho công ty

- Nâng cao năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ tham gia công tác tổ chức đấu thầu

- Nâng cao chất lượng của công tác chuẩn bị hồ sơ mời thầu đặc biệt là việc dự toán chính xác khối lượng công việc và giá gói thầu, phù hợp với quy định trong nước và thông lệ quốc tế.

- Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin về đấu thầu đặc biệt là cập nhật kịp thời những thay đổi trong quy đinh về đấu thầu; cố gắng đăng tải đầy đủ các thông tìn cần thiết liên quan đến gói thầu lên tờ Thông tin đấu thầu, trang Web về đấu thầu cho các nhà thầu được biết trong thời gian sớm nhất và nhanh nhất.

Ngày đăng: 19/06/2023, 18:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w