Tiểu luận kinh tế vĩ mô
Trang 1DANH SÁCH NHÓM
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 4
MỤC L
DANH SÁCH NHÓM 1
LỜI CẢM ƠN 2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 3
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1 Khái niệm 6
2 Đo lường lạm phát 6
3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 6
3.1 Lạm phát do cầu kéo 6
3.2 Lạm phát do chi phí đẩy 6
4 Hậu quả của lạm phát 7
4.1 Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh 7
4.2 Trong lĩnh vực thương mại 7
4.3 Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng 7
4.4 Trong lĩnh vực tài chính nhà nước 7
4.5 Trong lĩnh vực đời sống xã hội 8
5 Tóm tắt chính sách kiềm chế lạm phát 8
5.1 Chính sách tài khóa 8
5.2 Chính sách tiền tệ 8
5.2.1 Thay đổi lãi suất chiết khấu 8
5.2.2 Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc 9
5.2.3 Thay đổi các nghiệp vụ thị trường mở 9
PHẦN II: THỰC TIỄN 10
1 Tình hình lạm phát 2010 10
2 Tình hình lạm phát mười tháng năm 2011 10
3 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam 11
3.1 Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh 11
3.2 Trong lĩnh vực thương mại 11
3.3 Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng 11
3.4 Trong lĩnh vực tài chính nhà nước 13
3.5 Trong lĩnh vực đời sống xã hội 13
4 Phân tích Ảnh hưởng Chính sách của chính phủ đến nền kinh tế Việt Nam 14
4.1 Phân tích Chính sách tiền tệ và tài khóa 2010 14
4.2 Một số diễn biến chính của Chính sách kiềm chế lạm phát trong năm 2011 15
4.3 Phân tích Chính sách tiền tệ và tài khóa 2011 16
4.3.1 Chính sách tiền tệ 16
4.3.1.1 Chính sách hạn chế mức lãi suất tiền gửi tối đa (trần lãi suất) 16
4.3.1.2 Chính sách lãi suất tái chiết khấu 16
4.3.1.3 Chính sách hạ lãi suất tiền gửi đối với tiền gửi bằng ngoại tệ (USD) 17
4.3.2 Chính sách tài khoá 18
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
BÁO CÁO PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA NHÓM 21
Trang 5LỜI YMỞ ĐẦU
Như vậy, năm 2010 đã khép lại cả những tín hiệu khả quan và không ít những thách thức.Trong năm qua, Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đề ra và tiếp tục được duytrì ở mức cao trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn như vấn đề khủng hoảng nợ tạikhu vực châu Âu, vấn đề phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ khi thị trường việc làm Mỹ vẫn chưa
có dấu hiệu bứt phá Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần bộc lộ những dấu hiệu bất
ổn cần phải giải quyết như cơ cấu kinh tế không bền vững, hiệu quả đầu tư thấp, khả năng cạnhtranh … Tuy nhiên, có những vấn đề nổi bật trước mắt cần phải giải quyết ngay trong năm 2011 làvấn đề lạm phát tăng cao với tốc độ xấp xỉ 12%, tỷ giá đang chịu áp lực lớn phải điều chỉnh… Vìvậy trong năm 2011, Chính phủ sẽ phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và ổn định để đảm bảo sựtăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo sự cải thiện mức độ phúc lợi của người dân Những thay đổi trongtrọng tâm chính sách này sẽ ảnh hưởng nhiều đến động thái chính sách của nhà nước (chính sách tàikhóa, tiền tệ sẽ dược thực hiện theo hướng thắt chặt hơn), và đến lượt nó, các chính sách này sẽ ảnhhưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và thị trường chứng khoán nóiriêng Vì vậy, trong năm 2011, nhà đầu tư cần phải tập trung theo dõi các diễn biến chính sách đề cóhành động phù hợp
Trong năm 2011 bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, các chính sách tiền tệ, tài khóa củaChính phủ tiếp tục được giám sát chặt chẽ trên tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP khiến kì vọngcủa nhiều người về vấn đề lạm phát tương đối ổn định Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanhtrong nước, đặc biệt của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã và đang phải chịu nhiều tác động bất lợi
từ mặt bằng lãi suất vẫn ở mức cao và những nguy cơ tiềm ẩn trong sự lan rộng của cuộc khủnghoảng nợ công trên thế giới đang ngày càng lớn
Hiện nay, tình hình lạm phát đã có xu hướng giảm khi chỉ số CPI trong các tháng quý 3 và cảtháng 10 năm 2011 đã giảm đáng kể sau Nghị quyết số 11/NQ-CP được ban hành và những bất ổnkinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc hơn
Vậy muốn biết được Chính sách gồm có những gì mà có thể kiềm giảm lạm phát, thì NhómWonder Girls đã dự theo giáo trình Kinh tế Vĩ mô và một số tài liệu liên quan để phân tích lý giải vìsao lạm phát đã được làm giảm xuống Mặc dù đã rất chao chuốt và làm hết khả năng của mình,nhưng những sai sót là không thể tránh khỏi mong Cô chỉ dẫn để Nhóm rút kinh nghiệm và từ đó cóthể hoàn thiện hơn cho những lần làm tiểu luận về sau
Trang 6PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1 Khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh
tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền Khi so sánh với các nềnkinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác
2 Đo lường lạm phát
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hànghóa và dịch vụ trong một nền kinh tế Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau
để đưa ra một "mức giá cả trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm Chỉ
số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàngtương ứng ở thời điểm gốc Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng củamức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụthuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vikhu vực kinh tế mà nó được thực hiện Phép đo của chỉ số lạm phát ở Việt Nam là: Chỉ số giá tiêudùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng điển hình" một cách có lựachọn Trong nhiều quốc gia, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con
số lạm phát thông thường hay được nhắc tới
3 Nguyên nhân gây ra lạm phát
3.1.Lạm phát do cầu kéo
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên.Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thểtăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặthàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát
3.2.Lạm phát do chi phí đẩy
Trang 7Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng Các xí nghiệp vìmuốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm Mức giá chung của toàn thể nềnkinh tế cũng tăng.
4 Hậu quả của lạm phát
4.1.Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Trong điều kiện lạm phát ở mức cao, giá cả hàng hóa tăng lên liên tục, điều này làm cho sản xuấtkhó khăn Quy mô sản xuất không tăng hoặc bị giảm sút do nhu cầu phải bổ sung vốn đầu tư liêntục Cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì có xu hướng phát triển những ngành sản xuất có chu kìngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, còn những ngành sản xuất có chu kì dài, thời gian thu hồi vốnchậm sẽ có xu hướng đình đốn phá sản
4.2.Trong lĩnh vực thương mại
Người ta từ chối tiền giấy trong vai trò chung gian trao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tíchtrữ vàng, hàng hóa đẩy khỏi tay mình những đồng tiền mất giá Điều này làm cho lưu thông tiền tệ
bị rối loạn Lạm phát xảy ra còn môi trường tốt để những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phátsinh, như đầu cơ, tích trữ gây cung cầu hàng hóa giả tạo
4.3 Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng
Tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng khi người dân không an tâm đầu tư trong điều kiện lạmphát gia tăng Lạm phát làm sức mua đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường,tốc độ lưu thông của tiền tệ tăng lên một cách đột biến, hoạt động của hệ thống tín dung rơi vào tìnhtrạng khủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sút giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phásản do mất khả năng thanh toán, và thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống tiền tệ bị rối loạnkhông thể kiểm soát nổi
4.4 Trong lĩnh vực tài chính nhà nước
Tuy lúc đầu lạm phát mang lại thu nhập cho ngân sách nhà nước qua cơ chế phân phối lại sảnphẩm và thu nhập quốc dân, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của lạm phát mà những nguồn thu củangân sách nhà nước ngày càng bị giảm do sản xuất bị sút kém, do nhiều công ty xí nghiệp bị phásản, giải thể…
Trang 84.5.Trong lĩnh vực đời sống xã hội
Đại bộ phận tầng lớp dân cư sẽ rất khó khăn và chật vật do phải chịu áp lực từ sự gia tăng củagiá cả Giá trị thực tế của tiền lương giảm sút nghiêm trọng dẫn đến trật tự an toàn xã hội bị phá hoạinặng nề
5.2.Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền, thường là hướng tớimột lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như kiềm chếlạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Chínhsách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông quacác nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối
Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là cơ quan hữu trách
về tiền sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suấtchiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở
5.2.1 Thay đổi lãi suất chiết khấu
Cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thôngqua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi
Trang 9theo Vì MS = số nhân tiền* M mà M = C + D với C là lượng tiền mặt và D là lượng tiền dự trữtrong các ngân hàng, khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm cho lượng tiền mà các ngân hàng thu được
từ việc NHTW chiết khấu các chứng từ có giá giảm xuống, khả năng cho vay của các ngân hànggiảm sút làm tổng cung tiền giảm
5.2.2 Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sảntại chỗ mình Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, cơ quan hữu trách về tiền tệ có thể thay đổi quyđịnh về mức gửi tài sản đó Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thìlượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiềntrên thị trường cũng giảm đi
5.2.3 Thay đổi các nghiệp vụ thị trường mở
Cơ quan hữu trách tiền tệ khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước
đã làm tăng lượng tiền cơ sở Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở.Qua đó, cơ quan hữu trách tiền tệ có thể điều chỉnh được lượng cung tiền
Trang 10PHẦN II: THỰC TIỄN
1 Tình hình lạm phát 2010
Trong năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,75% so với tháng 12/2009 Trong đó, nhóm hàng
ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,18%, với quyền số 39,93%, nhóm này đã đóng góp vào mức tăng
chung của chỉ
số CPI khoảng6,46%, hơn mộtnửa mức tăngCPI của cả năm
2 Tình hình lạm phát mười tháng năm 2011
Chỉ số CPI tháng 10 của cả nước tăng 0,36% so với tháng trước, mức tăng thấp nhất của chỉ sốgiá tiêu dùng trong 14 tháng (kể từ tháng 9/2010) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 10 tăng
21,59% so vớicùng kỳ nămtrước và tăng17,05% so vớitháng 12/2010
Trang 113 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam
3.1 Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
Trong cuộc khảo sát mới nhất được tiến hành bởi VCCI, trong 6 tháng đầu năm có tới 3,000doanh nghiệp ngừng hoạt động, nếu so với mức hơn 500,000 doanh nghiệp của nền kinh tế thì chỉtương đương 0.6% Tuy nhiên, con số này chưa thể phản ánh hết toàn bộ khó khăn của nền kinh tếđang đối mặt bởi những đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Các doanh nghiệptại Việt Nam đa số là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phầnmang nặng tính gia đình quy mô nhỏ, do đó trong bối cảnh khó khăn chồng chất với lãi suất lên đếnhơn 22% đã và đang có rất nhiều trong số các doanh nghiệp này đã ngưng hoạt động nhưng hiện naykhông có số liệu thống kê nào thế hiện đầy đủ nhằm đánh giá mức độ tác động này
Tình hình sản xuất kinh doanh quá khó khăn buộc các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thậm chíđóng cửa ngưng sản xuất kinh doanh, và thêm chi phí lương cơ bản mới được điều chỉnhtăng từ 1/10/2011 càng gây thêm áp lực chi phí do doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều lao động,điều này đồng nghĩa với rủi ro sẽ có một lượng lao động lớn có thể đã và sẽ bị mất việc làm Theokết quả GSO, số lao động tháng Tám giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó lao động khuvực doanh nghiệp nhà nước giảm 7,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 2,9% và khuvực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 1,5% Trong ba ngành công nghiệp cấp I, ngoại trừlao động ngành khai thác mỏ; lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,6%; lao động
ngành sản xuất, phân phối điện, ga và nước giảm 6,9% so với cùng kỳ năm trước
3.2 Trong lĩnh vực thương mại
Ngoài tiền đồng, đô la Mỹ và vàng cũng được coi như tiền Tâm lý thiếu niềm tin vào đồng tiềntrong nước khiến người dân dễ dàng chuyển từ nội tệ sang USD hoặc vàng Điều này tạo ra môitrường đầu cơ và làm trầm trọng thêm tình trạng đầu cơ ngoại tệ như trong tháng Tám vừa qua
3.3 Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng
Thời gian qua các ngân hàng thương mại có những rủi ro trong trong vấn đề thanh khoản Vì thế
mà họ liên tục cạnh tranh với nhau trong việc huy động vốn, giành vốn trên thị trường, đến mức phải
hạ thấp mình xuống để mà thương lượng với người gửi tiền, có thể dẫn tới những bất trắc trong rủi
ro hoạt động Nợ xấu ngân hàng cũng đang tăng nhanh Nếu chúng ta làm chậm, khoản nợ xấu này
sẽ ăn hết vào vốn tự có của ngân hàng, đe dọa an toàn hệ thống
Trang 12Lãi suất liên ngân hàng bật tăng sau 4 tháng liên tục duy trì ở mức thấp Trên thị trường liênngân hàng, mặt bằng lãi suất bắt đầu bật tăng ở những kỳ hạn ngắn trong tuần đầu của tháng 9 Lãisuất qua đêm tăng 2-3% lên mức 13,5 -14%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tuần tăng 4-5% lên mức 16-18%/năm, lãi suất kỳ hạn 2 tuần tăng 1,5-2% lên mức 14-16%/năm.
BẢNG TỶ LỆ DỰ TRỮ BẮT BUỘC NGOẠI TỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG
NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng USD Ngày26/08/2011 NHNN đã ban hành Quyết định số 1925/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc(DTBB) đối với tiền gửi ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng (TCTD) thêm 1% Theo đó, DTBB đối vớitiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 7% lên 8%, với tiền gửi có kỳ hạn từ 12tháng trở lên tăng từ 5% lên mức 6% Như vậy đây là lần thứ 3 trong năm nay, NHNN tăng DTBBđối với tiền gửi ngoại tệ …
NHNN buộc phải giảm giá đồng tiền Tính từ ngày 18/8/2010 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đãphải 2 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng với tổng cộng tăng 11.58% Đặc biệt đợt điều chỉnh ngày11/02/2011, tỷ giá liên ngân hàng tăng từ 18,932 lên 20,693 VND/USD, tăng 9.3% Cùng với quyếtđịnh này, NHNN quyết định giảm biên độ giao động từ +/-3% xuống còn +/-1%, cho nên thực chất
tỷ giá niêm yết chỉ tăng thêm 7,2% Tuy nhiên thực tế sau thời gian điều chỉnh tỷ giá, tình trạngchênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức vẫn giãn ra Mức đỉnh điểm tỷ giátrên thị trường tự do có thời điểm lên tới 22,500 VND/USD, cao hơn tỷ giá chính thức tới 1,500đồng, vào giữa cuối tháng 2/2010