Những vấn đề then chốt được kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế…... Kinh tế học vĩ
Trang 11.Lời mở đầu
Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu về cách ứng xử nói chung của mọi thành phần kinh tế, cùng với kết quả cộng hưởng của các quyết định cá nhân trong nền kinh tế đó Những vấn đề then chốt được kinh
tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, lạm phát, thất nghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế…
Việt Nam tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một đất nước nghèo vừa thoát khỏi chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu, cơ sở vật chất thiếu thốn Đã có giai đoạn vấp phải những sai lầm do chủ quan nóng vội đưa kinh tế đất nước xuống mức suy yếu và trì trệ nghiêm trọng Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra những khuyết điểm sai lầm, tìm con đường đổi mới để khôi phục kinh tế Thực tế đã khẳng định Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành quả do đổi mới mang lại thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế và quan trọng hơn sự phát triển đó là vì mục tiêu con người Tuy nhiên làm thế nào để giữ cho sự phát triển đó được nhanh, bền vững, ổn định? Đó là câu hỏi được đặt ra không phải chỉ đối với các nhà hoạch định kinh tế mà đó là trách nhiệm của mỗi công dân, đặc biệt hơn là với sinh viên - thế hệ trẻ và là tương lai của đất nước.
Việc học tập nghiên cứu kinh tế học là việc cần thiết quan trọng trang bị cho sinh viên những lý thuyết cơ bản về tình hình kinh tế của đất nước nói riêng và thế giới nói chung Kinh tế học vĩ mô là bộ phận quan trọng trong phân ngành kinh tế học với những lý thuyết về các chính sách thu nhập, chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ… mà đất nước đã học tập và áp dụng trong thời kỳ xây dựng kinh tế những năm qua Thế hệ trẻ, đặc biệt là một sinh viên khoa kinh tế cần nhận thức rõ được tình hình kinh tế của đất nước, học tập và nắm vững những kiến thức cơ bản để tương lai trở thành một nhà hoạch định kinh tế có tầm nhìn
và kiến thức sâu rộng để góp phần xây dựng đất nước.
Trang 22.NỘI DUNG CHINH
CHƯƠNG I : CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG
A Giới thiệu môn học, vị trí môn học trong chương trình học đại học.
A1 Giới thiệu môn học
I Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
- Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồntài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của cá nhân
và toàn xã hội
- Kinh tế học vĩ mô - một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động vànhững mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh
tế quốc dân
- Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô gồm:
+ Phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp
+ Tư duy trừu tượng
+ Phân tích thống kê số lớn
+ Mô hình hoá kinh tế
II Hệ thống kinh tế vĩ mô
Có nhiều cách mô tả hoạt động của nền kinh tế Theo cách tiếp cận hệ thống: - gọi là
hệ thống kinh tế vĩ mô hệ thống này được đặc trưng bởi ba yếu tố: Đầu vào, đầu ra vàhộp đen kinh tế vĩ mô
Các yếu tố đầu vào bao gồm:
- Những tác động từ bên ngoài bao gồm chủ yếu các biến tố phi kinh tế: thời tiết,dân số, chiến tranh…
- Những tác động chính sách bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điềuchỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô, hướng tới các mục tiêu đã định trước
Các yếu tố đầu ra bao gồm: sản lượng, việc làm, giá cả, xuất-nhập khẩu Đó là cácbiến do hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô tạo ra
Yếu tố trung tâm của hệ thống là hộp đen kinh tế vĩ mô, còn gọi là nền kinh tế vĩ mô.Hoạt động của hộp đen như thế nào sẽ quyết định chất lượng của các biến đầu ra Hailực lượng quyết định sự hoạt động của hộp đen kinh tế vĩ mô là tổng cung và tổng cầu:
Trang 3+ Tổng cung bao gồm tổng khối lượng sản phẩm quốc dân mà các doanhnghiệp sẽ sản xuất và bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng sảnxuất và chi phí sản xuất đã cho Tổng cung liên quan đến khái niệm sản lượng tiềmnăng Đó là sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra trong điều kiện toàndụng nhân công, mà không gây nên lạm phát Sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào việc
sử dụng các yếu tố của sản xuất, đặc biệt là lao động
+ Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ ( tổng sản phẩm quốcdân ) mà các tác nhân trong nền kinh tế sẽ sử dụng tương ứng với mức giá cả, thu nhập
và các biến số kinh tế khác đã cho
III Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô:
Mục tiêu
- Mục tiêu sản lượng:
Đạt đựoc sản lượng thực tế cao, tương ứng với mức sản lượng tiềm năng
Tốc độ tăng trưởng cao và bền vững
- Mục tiêu việc làm:
Tạo đựoc nhiều việc làm tốt
Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp
- Mục tiêu ổn định giá cả:
Hạ thấp và kiểm soát được lạm phát trong điều kiện thị trường tự do
- Mục tiêu kinh tế đối ngoại:
Ổn định tỷ giá hối đoái
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế
- Phân phối công bằng: Đây là một trong những mục tiêu quan trọng
• Về mặt dài hạn thứ tự ưu tiên giải quyết các mục tiêu trên cũng khác nhau giữacác nước Ở các nước đang phát triển, tăng trưởng thường có vị trí ưu tiên số 1
Trang 4 Công cụ:
Để đạt được những mục tiêu trên kinh tế vĩ mô trên, Nhà nước có thể sử dụng nhiềucông cụ chính sách khác nhau Mỗi chính sách lại có công cụ riêng biệt Dưới đây làmột số chính sách kinh tế vĩ mô chủ yếu mà chính phủ ở các nước có nền kinh tế thịtrường phát triển thường sử dụng trong lịch sử lâu dài và đa dạng của họ
* Chính sách tài khoá: Là việc chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng
để tác động đến nền kinh tế hướng nền kinh tế tới mức sản lượng và việc làm mongmuốn
- Công cụ: Chi tiêu của chính phủ (G)
Thuế (T)
- Đối tượng: Quy mô của chi tiêu công cộng
Chi tiêu của khu vực tư nhân
Sản lượng
- Mục tiêu:
Ngắn hạn: ổn định nền kinh tế
Dài hạn : hướng nền kinh tế đến sự phát triển lâu dài
* Chính sách tiền tệ: tác động đến đầu tư tư nhân, hướng nền kinh tế tới mức sản
lượng và việc làm mong muốn
- Công cụ: Mức cung tiền (MS)
Lãi suất (i)
- Đối tượng: Tác động đến đầu tư (I)
Chi tiêu của hộ gia đình (C)
Tiết kiệm (S)
Tỷ giá hối đoái (e)
- Mục tiêu: (giống chính sách tài khoá)
* Chính sách thu nhập: bao lạm phát gồm các biện pháp mà chính phủ sử dụng nhằm
tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả và để kiềm chế
- Tiền lương danh nghĩa (Wn)
- Đối tượng: Chi tiêu của các hộ gia đình (C)
Tổng cung ngắn hạn (SAS)
Trang 5- Mục tiêu: Kiềm chế lạm phát
* Chính sách kinh tế đối ngoại: Nhằm ổn định tỷ giá hối đoái, giữ cho thâm hụt cán
cân thanh toán quốc tế ở mức có thể chấp nhận được
- Công cụ: Thuế quan
Hạn ngạch
Tỷ giá hối đoái
- Đối tượng: Hoạt động xuất-nhập khẩu và đầu tư nước ngoài
- Mục tiêu:
Chống suy thoái, lạm phát
Ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế
Một số khái niệm và mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
- Tổng sản phẩm quốc dân và sự tăng trưởng kinh tế:
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị của toàn bộ hàng hoá và dịch vụ màmột quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định
Tổng sản phẩm quốc dân là thước đo cơ bản hoạt động của nền kinh tế
Tổng sản phẩm tính theo giá hiện hành gọi là tổng sản phẩm danh nghĩa
Tổng sản phẩm tính theo giá cố định gọi là tổng sản phẩm thực tế
- Chu kỳ kinh doanh và sự thiếu hụt sản lượng:
+ Nền kinh tế thị trường của các nước công nghiệp phát triển tiêu biểu thường phảichống đối với vấn đề chu kỳ kinh tế Liên quan đến chu kỳ kinh tế là sự đình trệ sảnxuất, thất nghiệp và lạm phát
+ Chu kỳ kinh tế là sự giao động của GNP thực tế xung quanh xu hướng tăng lên củasản lượng tiềm năng
+ Độ lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế gọi là sự thiếu hụt sản lượng.Thiếu hụt sản lượng = Sản lượng tiềm năng - Sản lượng thực tế
-Tăng trưởng và thất nghiệp:
Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhânquan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động Như vậy tăng trưởng nhanh thìthất nghiệp có xu hướng giảm đi
Trang 6- Tăng trưởng và lạm phát:
Sự kiện lịch sử của nhiều nước cho thấy những thời kỳ kinh tế phát đạt, tăngtrưởng cao thì lạm phát có xu hướng tăng lên và ngược lại Song mối quan hệ giữatăng trưởng và lạm phát như thế nào, đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả? Vấn đề nàykinh tế vĩ mô chưa có câu trả lời rõ ràng
- Lạm phát và thất nghiệp:
Các nhà kinh tế cho rằng, trong thời kỳ ngắn thì lạm phát càng cao, thất nghiệpcàng giảm Trong thời kỳ dài chưa có cơ sở nói rằng lạm phát và thất nghiệp có mốiquan hệ “ trao đổi” Trong thời kỳ dài tỷ lệ thất nghiệp phụ thuộc một cách cơ bản vào
tỷ lẹ lạm phát trong suốt thời gian đó
Trong điều kiện nước ta, quá trình chuyển đổi kinh tế chưa hoàn tất, các yếu tốthị trường còn non yếu và chưa phát triển đồng bộ, Nhà nước đóng vai trò quan trọngtrong việc quản lý và điều tiết nền kinh tế Vì vậy khi nghiên cứu những mối quan hệnày trong điều kiện nước ta cần chú ý những đặc điểm trong từng giai đoạn lịch sử cụthể, tránh rập khuôn máy móc
A2 Vị trí của môn học trong chương trình học đại học
Kinh tế học vĩ mô là một trong hai bộ phận hợp thành kinh tế học
Trong chương trình học đại học kinh tế học vĩ mô có vai trò quan trọng trongviệc tiếp tục bổ sung cho kinh tế học vi mô, đồng thời trang bị cho sinh viên tầm nhìnkinh tế sâu rộng hơn trên phạm vi kinh tế quốc gia với vai trò của một nhà hoạch địnhkinh tế cho đất nước Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ mô là cần thiết vớitất cả sinh viên nói chung, đặc biệt hơn là với sinh viên học kinh tế, để có một kiếnthức và tầm nhin tổng quát về kinh tế trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay
Kinh tế học vĩ mô là một trong những chủ đề quan trọng nhất đối với sinh viên
vì tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của sinh viên Mức việc làm
và mức thất nghiệp chung sẽ quyết định khả năng tìm kiếm việc làm sau của chúng tasau khi tốt nghiệp, khả năng thay đổi công việc và khả năng thăng tiến trong tương lai.Mức lạm phát sẽ ảnh hưởng đến lãi suất mà chúng ta có thể nhận được từ khoản tiếtkiệm của chúng ta trong tương lai
Kinh tế vĩ mô sẽ giúp cung cấp cho chúng ta những nguyên lý cần thiết để hiểu
rõ tình hình kinh tế của đất nước, đánh giá các chính sách kinh tế mà Chính phủ đang
Trang 7thực hiện và dự đoán các tác động của những chính sách đó tới đời sống của chúng tanhư thế nào?
Trong bối cảnh nền kinh tế Viêt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thếgiới, đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong đó tất
cả hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển qua biên giới các quốc gia.Lần đàu tiên mọingười đều chơi theo một luật chơi chung “ Luật chơi của kinh tế thị trường toàn cầu “Đây là một thách thức rất lớn Người thắng sẽ có lợi nhuận ,thu nhập cao, thành đạttrong cuộc sống và kẻ thua cuộc sẽ tụt lại đằng sau nhiều khi còn dẫn đến phá sản Vìvậy , vị trí bộ môn kinh tế trong các trường đại học có một ý nghĩa vô cùng quantrọng Nó trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế học về kinh tế vi
mô hay kinh tế vĩ mô Nó giúp cho sinh viên làm quen với các khái niệm kinh tế
B Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịchkinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định.Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trútrong nước hay chính phủ của quốc gia đó Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hànghóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản Thời kỳ xem xét
có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm Những giao dịch đòi hỏi sựthanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vàobên tài sản nợ Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nướccho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có
Các yếu tố ảnh hưởng đến CCTTQT đó là: cán cân thương mại, lạm phát, thunhập quốc dân, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị của đất nước, khả năng trình độquản lý kinh tế của chính phủ
Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm 1993,cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm 4 thành phần sau:
* Tài khoản vãng lai:
Tài khoản vãng lai ghi lại các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ và một số chuyển khoản Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán củamột quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong
Trang 8nước với người cư trú ngoài nước Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cưtrú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống
kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ) Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán củangười cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằngmực đen) Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMFsoạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
i Cán cân thương mại hàng hóa
2 Thu nhập từ đầu tư
iii Các chuyển khoản
Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộpchung vào trong tính toán này
Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọngnhất trong tài khoản vãng lai Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản haytiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có thểchiếm tỷ lệ lớn
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩuròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài khoảnvãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toánquốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu củamột quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức
Trang 9chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0,thì cán cân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cáncân thương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ởtrạng thái cân bằng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
- Nhập khẩu : có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanhhơn Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên(MPZ) MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu Ví dụ,MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2đồng cho nhập khẩu Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóasản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăngtương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại Ví dụ:nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thìngười dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặthàng này cũng tăng
-
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc giakhác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác Do vậy nó chủ yếuphụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vì thế trongcác mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định
- Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởngđến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc
tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhậpkhẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối vớingười nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu
và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷgiá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi vàxuất khẩu ròng tăng lên Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VND vàmột bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ) Với tỷgiá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND Trongtrường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn Nếu
Trang 10VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấmchén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn sovới ấm chén sản xuất tại Việt Nam.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại.Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trịdương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mạimang giá trị âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Tuy nhiên, cần lưu ý
là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mạitrong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cânthanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ Cùng với tài khoảnvốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành cán cân thanh toán
Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, haykhi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gianhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ýquốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư mộtcách bền vững Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai tínhbằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức thâm hụt tài khoảnvãng lai không lành mạnh
• Tài khoản vốn:
Tài khoản vốn ghi lại các giao dịch về tài sản thực và tài sản tài chính
Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán
của một quốc gia Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực nhưbất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trútrong nước với người cư trú ở quốc gia khác Khi những tuyên bố về tài sản nướcngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của ngườisống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng).Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai.Tài khoản tàichính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi lại những giao dịch
về tài sản tài chính
Trang 11- Tài khoản vốn và lãi suất
Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất trong nước
r Khi lãi suất tăng lên mức r', tài khoản vốn trở nên thặng dư Nếu lãi suất hạ xuốngmức r, tài khoản vốn trở nên thâm hụt Vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất Vì thế,cân đối tài khoản vốn cũng có quan hệ mật thiết với lãi suất
Trang 12Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dòng vốn vào
sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, đượccải thiện Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu đi
Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi Và, khilãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện
- Tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái:
Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hốiđoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên Hậuquả là, tài khoản vốn xấu đi Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng),tài khoản vốn sẽ được cải thiện
Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước
Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ làlượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốcgia hay lãnh thổ nắm giữ Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạngngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v ) nhằmmục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia
Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Do tổng của tàikhoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gần như tăng giảmcán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên
Dự trữ ngoại hối nhà nước
Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữ ngoại tệ làlượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốcgia hay lãnh thổ nắm giữ Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạngngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v ) nhằmmục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia
- Hình thức dự trữ
Ngoại hối có thể được dự trữ dưới hình thức:
• Tiền mặt
• Số dư của tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài
• Hối phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ ghi nợ khác của chính phủ nước ngoài,ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
Trang 13• Vàng
• Các loại ngoại hối khác
-Tiêu chí đánh giá quy mô dự trữ: có 3 tiêu chí chính
Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và giá trị một tuần nhập khẩu trong năm tiếp theo
Nói cách khác, quy mô dự trữ ngoại hối được tính bằng số tuần nhập khẩu Tiêu chínày cho thấy mức độ hỗ trợ thanh toán quốc tế của dự trữ ngoại hối Theo đánh giá củaIMF, dự trữ ngoại hối có quy mô tương đương 12 đến 14 tuần nhập khẩu thì quốc gia
sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối
Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và nợ ngắn hạn nước ngoài
Tiêu chí này cho thấy khả năng đối phó của quốc gia khi có hiện tượng tấn công ngoại
tệ hoặc rút tiền ra nước ngoài
Tỷ lệ giữa dự trữ ngoại hối và mức cung tiền rộng
Tiêu chí này cho thấy khả năng can thiệp tỷ giá hối đoái của ngân hàng trung ương Tỷ
lệ từ 10% đến 20% được coi là đủ dự trữ ngoại hối
*Mục sai số
Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữa phần ghichép được và thực tế có thể có những khoảng cách Khoảng cách này được ghi trongcán cân thanh toán như là mục sai số
** Các nước thường sử dụng các biện pháp sau đây để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế khi bi thâm hụt:
Vay nợ nước ngoài: Đây là biện pháp truyền thống và phổ biến Biện pháp này
thông qua các nghiệp vụ qua lại với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài để vay ngoại tệcần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường Ngày nay việcvay nợ không còn giới hạn bởi quan hệ giữa ngân hàng nước này với nước kia, mà nó
đã được mở rộng ra nhiều ngân hàng khác, đặc biệt là với các tổ chức tài chính tíndụng quốc tế trên cơ sở các hiệp định đã được ký giữa các bên
Trang 14Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài: Ngân hàng Trung ương của các nước
thường áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp để thu hút đượcnhiều tư bản ngắn hạn từ các thị trường nước ngoài di chuyển đến nước mình, làmtăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp khoản cách về sựthiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán đó Trong số những chính sách tiền
tệ tín dụng được sử dụng để thu hút tư bản vào, thì chính sách chiết khấu được sử dụngphổ biến hơn
Để thu hút được một lượng tư bản từ thị trường nước ngoài vào nước mình thì Ngânhàng Trung ương sẽ nâng lãi suất chiết khấu, dẫn đến lãi suất tín dụng trên thị trườngtăng lên làm kích thích tư bản nước ngoài dịch chuyển vào Thế nhưng biện pháp nàychỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán trong trường hợp bội chikhông lớn lắm và cũng chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời
Cần lưu ý rằng, biện pháp nâng lãi suất chiết khấu chỉ có hiệu quả khi tình hình kinh
tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó tương đối ổn định, tức là ít rủi ro trong đầu tư tíndụng
Phá giá tiền tệ: Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, một số nước tư
bản đã sử dụng chính sách phá giá tiền tệ như là một công cụ hữu hiệu, góp phần cânbằng cán cân thanh toán quốc tế và bình ổn tổng giá hối đoái
Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về sự giảm giá đồng tiền của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiền nước khác Phá giá tiền tệ để tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu từ đó cải thiện điều kiện cán cân thanh toán.
Nhưng chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, phá giá tiền tệ chỉ là một trong nhữngyếu tố có tính chất tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mà thôi Còn kết quả hoạtđộng xuất khẩu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực sản xuất, khả năngcạnh tranh trên thị trường quốc tế
Như vậy, có nhiều biện pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, song việc lựachọn phương pháp nào thì phải xuất phát từ kết quả phận tích những nguyên nhân chủyếu gây nên tình trạng thiếu hụt của cán cân, phải xem xét tình hình cụ thể, toàn diệncủa quốc gia đó cũng như tình hình quốc tế có liên quan để lựa chọn và sử dụng biệnpháp thích hợp và hữu hiệu
Trang 15Chương 2: Đánh giá cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam
thời kì 2003 -2007
A.Nhận xét chung tình hình kinh tế Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triểnvượt bậc, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt yếu kém, đã trải qua hầu hết các loạilạm phát như lạm phát phi mã trong thời kỳ 1986-1988 với tỷ lệ lạm phát trung bìnhnăm đạt 463,9%/năm; lạm phát cao trong thời kỳ 1989 - 1992, với tỷ lệ lạm phát bìnhquân năm tương ứng là 46,7%/năm; lạm phát thấp trong thời kỳ 1996 - 1999 và 2001 -
2003 với tỷ lệ lạm phát tương ứng là 4,4%/năm và 4,3%/năm; thậm chí là giảm pháttrong năm 2000 (-0,6%)