III- MỘT SỐ TÌNH HÌNH TIỀN TỆ, TÍN DỤNG TRONG THÁNG 7/2008: 3.1 Lãi suất
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
IMF và WB:
Tình hình kinh tế Việt Nam tốt hơn so với hồi giữa năm
Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, nhận định, tình hình kinh tế Việt Nam hiện đã được cải thiện so với thời điểm cách đây hai, ba tháng. Trong khi đó đại diện Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho rằng, tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với hồi giữa năm, lạm phát có chiều hướng giảm, giá lương thực cũng dịu bớt.
Ông Benedict Bingham, đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực bình ổn tình hình kinh tế của Chính phủ Việt Nam; cho rằng những biện pháp mà Chính phủ đề ra đã có hiệu quả. Ông đánh giá cao các giải pháp gần đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc khôi phục lòng tin đối với đồng nội tệ cũng như kiềm chế lạm phát.
Theo ông Vương Tân Phong, Trưởng đại diện Tập đoàn Tài chính quốc tế IFC, một chi nhánh của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, các biện pháp giảm nhiệt nền kinh tế của Việt Nam bước đầu đã có tác dụng; "tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đã tốt hơn so với hồi giữa năm, lạm phát có chiều hướng giảm, giá lương thực cũng dịu bớt".
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn chịu nhiều sức ép, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Những chuyên gia nói trên cho rằng lĩnh vực tài chính non trẻ của Việt Nam sẽ không bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi những nhân tố đã dẫn đến sự phá sản của nhiều ngân hàng ở Mỹ, nhưng nền kinh tế Việt Nam chắc sẽ cảm nhận được những tác động sâu rộng của cuộc khủng hoảng này.
Ngân hàng Quyết định tăng lãi suất dự trữ bắt buộc lên 5%
Quyết định mới của NHNN quy định lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng là 5% thay cho mức 3,6% đồng thời giữ nguyên lãi suất cơ bản.
Ngày 25/9/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành các Quyết định về lãi suất cơ bản tiền đồng; lãi suất dự trữ bắt buộc.
Quyết định 2131/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 14%/năm (không đổi so với mức lãi suất tại Quyết định 1906/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008).
Quyết định 2133/QĐ-NHNN về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định mức lãi suất này là 5%/năm, thay thế mức cũ 3,6%/năm.
Đồng thời NHNN cho phép “Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phát hành ngày 17/3/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành”.
Đây là nội dung trong quyết định số 2132/QĐ-NHNN thay thế Khoản 7 Điều 1 Quyết định 346/QĐ-NHNN về phát hành tín phiếu NHNN bắt buộc. Động thái này của NHNN cho thấy việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt.
Với mức lãi suất này cộng và có thêm công cụ trên thị trường mở (mua bán các loại giấy tờ có giá) các NHTM sẽ có thêm nguồn để hạ lãi suất cho vay, từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp đang trong thời kỳ thiếu vốn.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Một nửa bị ngân hàng quay lưng
Vụ Tín dụng - Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết, báo cáo mới nhất từ 6 Ngân hàng Thương mại Nhà nước, 31 Ngân hàng Thương mại cổ phần, 33 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh cho biết, đến nay tổng số doanh nghiệp đang còn quan hệ tín dụng với ngân hàng 163.673 doanh nghiệp, chiếm trên 50% số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) với tổng nguồn vốn kinh doanh là 482.092 tỷ.
Trong đó vốn tự có của DN chiếm tỷ trọng là 36,25%, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng 45,31%, còn lại vốn khác chiếm 18,44%. Vốn tự có bình quân 1 doanh nghiệp đến 31/7/2008 là 1,33 tỷ đồng; bình quân vốn vay ngân hàng của 1 doanh nghiệp là 1,79 tỷ đồng.
Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cũng cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2008, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với DNNVV là 289.100 tỷ đồng. Trong đó, khối NHTM Nhà nước là 141.816 tỷ đồng chiếm
47,7%, khối NHTM cổ phần là 139.837 tỷ đồng chiếm 47,07%; khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7.446 tỷ đồng, chiếm 2,5%.
Dư nợ cho vay DNNVV đến 31/7/2008 của các ngân hàng thương mại đạt 299.472 tỷ đồng (chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế), tăng 16,65% so với 31/12/2007 và tăng 70,5% so với 31/12/2006. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 73,05%; cho vay trung dài hạn chiếm 26,95%.
Cụ thể, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 5,1%, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,51%, lĩnh vực thương mại, dịch vụ 56,39% trên tổng dư nợ. Các NHTM Nhà nước đi đầu trong việc cho vay các DNNVV, đạt dư nợ là 170.481 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,98%; tiếp đến là các NHTM cổ phần với dư nợ đạt 120.936 tỷ đồng, chiếm 40,42% tổng dư nợ toàn ngành; các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt dư nợ 8.053 tỷ đồng, chiếm 2,6%.
Theo thống kê, tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV của toàn hệ thống là 3,64% (số tuyệt đối là 10.886 tỷ đồng), tăng 1% so với năm 2007 và giảm 0,19% so với năm 2006. Trong đó nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) là 4.064 tỷ đồng, chiếm 37,3% tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Cụ thể là: Tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM Nhà nước là 4,59%, NHTM cổ phần 2,44%, Ngân hàng liên doanh và nước ngoài 1,45%.
Qua số liệu báo cáo từ các ngân hàng, trong các DNNVV hiện đang có quan hệ tín dụng với các NHTM nêu trên cho thấy 23% số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73,2% DNNVV hoạt động trung bình và 3,8% doanh nghiệp gặp khó khăn trong đó có 1,42% doanh nghiệp có khả năng mất vốn.
Hiện nay, doanh số và dư nợ cho vay các DNNVV của ngành ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Nhiều NHTM cổ phần đã tập trung cho vay các DNNVV lên tới trên 70% dư nợ, một số chi nhánh của NHTM Nhà nước có dư nợ cho vay các DNNVV đạt trên 95%. Ngân hàng có chính sách riêng và hỗ trợ các DNNVV thông qua việc tư vấn, làm đầu mối liên kết giữa các doanh nghiệp…
Hoạt động tín dụng ngân hàng cho các DNNVV đã thu hút được sự quan tâm và tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế (như WB, ADB, AFD…), thông qua hình thức các NHTM trong nước vay để cho vay lại hoặc nhận cho vay uỷ thác đối với DNNVV.
Ngân hàng - doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa gặp được nhau
(VietNamNet) - Mặc dù đã có hàng loạt những cuộc gặp để bàn cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua, ngân hàng và doanh nghiệp vẫn đang vướng víu trong tấm lưới vốn vay mà chưa có đường thoát.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê, đội ngũ này chiếm tới gần 96% tổng số doanh nghiệp
trong cả nước, đóng góp 25% GDP và thu hút một lực lượng lao động đáng kể, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần làm chuyến dịch cơ cấu kinh tế, góp phần khai thác những tiềm năng trong dân chúng.
Cuộc hội thảo ''Dịch vụ ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ'' vừa được tổ chức tại Hà Nội cho thấy việc thiếu vốn đã, đang và có thể sẽ là căn bệnh muôn thuở đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ...
Doanh nghiệp thiếu vốn
TS. Nguyễn Hoàng Lan - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các DN vừa và nhỏ Hà Nội cho rằng khó khăn lớn nhất của các DN vừa và nhỏ hiện nay là tình trạng thiếu vốn để sản xuất. Trước hết là do nguồn vốn chủ sở hữu thấp. DN vừa và nhỏ hầu như không đáp ứng được điều kiện để có mặt trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, họ phải huy động vốn chủ yếu từ nhiều nguồn: ngân hàng và của bản thân chủ doanh nghiệp, gia đình, bạn bè. Nguồn vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ lâu nay chủ yếu dựa vào nguồn vay phi chính thức. Số DN được vay từ nguồn vốn chính thức (ngân hàng) rất hạn chế bởi một phần do bản thân doanh nghiệp và một phần do các định chế từ phía ngân hàng.
Ngân hàng e ngại
Đại diện của các DN vừa và nhỏ cũng như các ngân hàng đồng thuận rằng, việc thiếu vốn có nguyên nhân từ ngay bản thân các DN. Không ít DN ''mất tích'' khỏi trụ sở đăng ký thành lập; hầu như không ai biết DN hoạt động ra sao sau khi được cấp giấy phép; một số DN làm trái chức năng được phép, cố ý làm trái pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả mạo, lừa đảo cả cơ quan chức năng để thành lập doanh nghiệp, để xin hoàn thuế VAT, để góp vốn liên doanh, liên kết, lừa đảo vay vốn ngân hàng Bản thân đội ngũ DN vừa và nhỏ có số vốn chủ sở hữu rất thấp, ít có tài sản thế chấp cầm cố, không có người bảo lãnh, cũng không lập được phương án kinh doanh có đủ sức thuyết phục. Báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy. Tỷ lệ nợ vay ngân hàng quá hạn cao hơn so với các tổng công ty và hộ nông dân... Nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán; số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình.
Hầu hết các cơ sở sản xuất manh mún, phân tán, trình độ công nghệ, thiết bị quá lạc hậu, lao động thủ công nên sản phẩm khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.Trình độ cán bộ quản lý và lao động của các DN vừa và nhỏ còn nhiều hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ đổ bể.
Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - ông Lê Đào Nguyên phàn nàn rằng: ''Các DN vừa và nhỏ thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế; báo cáo chính thức (báo cáo được pháp luật công nhận) thường thấp hơn tình trạng thực tế, không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng''.
Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của DN không có hoặc thiếu. Các doanh nghiệp thường bán hàng không có hợp đồng kinh tế, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng. Do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giá và quyết định việc cho vay. Nhiều doanh nghiệp luôn ngần ngại minh bạch tình hình kinh doanh của mình cho ngân hàng, không quen với thủ tục và cách thức tiếp cận các nguồn vốn của ngân hàng.
Chính vì các khó khăn trên, các DN vừa và nhỏ hầu như không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng như điều kiện về khả năng tài chính, tính khả thi của dự án hay điều kiện tài sản bảo đảm.
Cần đổi mới từ hai phía
TS. Nguyễn Hoàng Lan - Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội các DN vừa và nhỏ Hà Nội cho rằng, các ngân hàng cần đổi mới nhiều về phương thức kinh doanh, tích cực hơn trong việc tìm kiếm khả năng cho vay, tăng cường đội ngũ cán bộ đi sâu sát cơ sở, xây dựng và tổ chức tốt mạng lưới thông tin doanh nghiệp, bình đẳng hơn trong quan hệ tín dụng giữa các loại hình doanh nghiệp, đổi mới cơ cấu đầu tư và năng cao tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ. Ngân hàng nên có biện pháp khuyến khích những DN làm ăn có uy tín, đa dạng hoá phương thức cho vay..
Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam, ông Phạm Huy Hùng thì kêu gọi DN đã đến lúc phải nỗ lực để nâng cao năng lực của mình như bổ sung vốn chủ sở hữu bằng các hình thức kêu gọi thành viên tăng vốn góp, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá và tham gia vào thị trường chứng khoán. Doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển kinh doanh. Chủ động trong việc xây dựng dự án, phương thức đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt chú trọng đến phương án lựa chọn công nghệ đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại, tự động hoá tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh, chất lượng cao.
DN vừa và nhỏ chỉ có thể thuyết phục ngân hàng bằng việc nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo; tích cực đào tạo nguồn nhân lực, chủ động và sáng tạo áp dụng các kiến thức công nghệ mới, các chương trình quản lý kinh tế vào sản xuất kinh doanh, xây dựng DN phát triển và bền vững; thực hiện nghiêm chỉnh Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáotài chính nghiêm chỉnh, công khai..
Ngân hàng đẩy mạnh cho doanh nghiệp nhỏ vay
(TBKTSG Online) - Các ngân hàng hiện đang muốn đẩy mạnh việc cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua nhiều ưu đãi về tín dụng lẫn lãi suất dành cho khối khách hàng được xem là tiềm năng này.
Cuối tuần trước, các ngân hàng quốc doanh đã lần lượt công bố hạ lãi suất cho vay đối với các khách hàng là doanh nghiệp thì đầu tuần này, các ngân hàng
thương mại cổ phần cũng thông báo hạ lãi suất và đưa nhiều chương trình ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ .
Tuy là ngân hàng mới trong khối ngân hàng, nhưng Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) đã công bố sẽ giảm lãi suất cho vay các doanh nghiệp xuống còn 18% bắt đầu từ ngày 1-10.
Ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank, cho biết, bên cạnh việc giảm lãi suất, ngân hàng đang xây dựng đề án ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu phấn đấu trở thành ngân hàng cổ phần thân thiết với đối tượng khách hàng này. Hiện, tổng dư nợ của LienVietBank là 2.000 tỉ đồng, trong đó dư nợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng 50%.
“Chúng tôi cũng dự kiến dành 1.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay từ giờ đến cuối năm. Trong cơn bão tài chính, đây là đối tượng được đánh giá cao bởi mức độ gặp khó khăn nhỏ và chịu ảnh hưởng thấp của biến động thị trường do quy mô hoạt động không lớn và vốn vay chiếm ít trong nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp”, ông Hưởng nói.
Cũng trong ngày 1-10, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng cho biết sẽ thực hiện tài trợ vốn lưu động với lãi suất ưu đãi 17,5% cho đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây được xem là mức lãi suất cho vay thấp nhấp trong khối ngân hàng thương mại cổ phần, bằng mức lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), bắt đầu áp dụng từ hôm nay.
Đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB Bank), ông Nguyễn Đình Tùng, Phó tổng giám đốc, cho biết VIB không đưa rõ hạn mức tín dụng danh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng cho biết “đây là đối tượng trọng tâm và có ưu tiên về tín dụng tại VIB”. Dư nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được duy trì ở mức trên 50% tổng dư nợ của ngân hàng, ông Tùng nói.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện cũng là đối tượng khách hàng được quan tâm của những ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng HSBC Việt Nam vừa cho ra đời sản phẩm ngân hàng trọn gói dành riêng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ với lý do đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà họ muốn tập trung phát triển trong thời gian tới.
Ông Huỳnh Bửu Quang, Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp của