Xây dựng thương hiệu với sự trợ giúp của khách hàng hoặc tiếp xúc với khách hàng

Một phần của tài liệu môi trường kinh doanh (Trang 59 - 60)

III- MỘT SỐ TÌNH HÌNH TIỀN TỆ, TÍN DỤNG TRONG THÁNG 7/2008: 3.1 Lãi suất

2. Xây dựng thương hiệu với sự trợ giúp của khách hàng hoặc tiếp xúc với khách hàng

với khách hàng

Các thương hiệu cần phải dẹp bỏ lối quảng cáo theo kiểu gây áp lực tâm lý và cố gắn tương tác với khách hàng một cách chân thành. Việc mời khách hàng tham gia xác định các giá trị thương hiệu mang lại hiệu quả rất to lớn. Linux (và hàng tá những công ty máy tính đang lợi dụng việc phát triển các phần mềm open source) là một trường hợp điển hình và không chỉ áp dụng riêng trong lĩnh vực phần mềm. Nhà sản xuất giày nổi tiếng thế giới John Fluevog cũng mời gọi khách hàng tham gia thiết kế các mẫu giày mới. Việc mời gọi khách hàng tham gia thiết kế sản phẩm giúp họ có cơ hội đóng góp vào việc xây dựng thương hiệu và mang lại sự trung thành to lớn dành cho thương hiệu

Khuyến thị

Nếu quảng cáo thể hiện chân thật hình ảnh thương hiệu thì cả doanh nghiệp phải duy trì hình ảnh này, nếu không, người tiêu dùng sẽ cho rằng các quảng cáo của doanh nghiệp và thương hiệu này không đáng tin cậy.

Bán hàng

Nhân viên bán hàng là những nhân vật đầu tiên trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Những nhân viên không được đào tạo chính quy sẽ phá hỏng hình ảnh thương hiệu nhanh hơn cả một sản phẩm kém chất lượng. Đối với các thương hiệu được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ khách hàng, các nhân viên phải học cách lắng nghe và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Do đó, để phát triển thương hiệu thành công, các doanh nhiệp cần lưu ý đào tạo các nhân viên của mình.

Thử nghiệm sản phẩm

Đối với những nhà cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin, thử nghiệm là một khâu quan trọng và là thời điểm tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với sản phẩm. Nếu sản phẩm thử nghiệm không hoàn toàn phù hợp với những gì đã được quảng bá, tốt nhất doanh nghiệp nên hoãn tung ra sản phẩm trước khi mọi thứ đều hoàn chỉnh và thống nhất.

Hỗ trợ kĩ thuật là tiếp điểm cơ bản, có thể tăng cướng hoặc phá vỡ mối liên kết giữa khách hàng với thương hiệu và thường bao hàm nhiều hoạt động liên lạc trong công ty hơn bất kì giai đoạn nào khác. Các dịch vụ hỗ trợ chính là thời điểm khách hàng có được niềm tin hoặc từ bỏ sự tín nhiệm đối với nhà cung cấp sau khi đã được quảng cáo thu hút, thuyết phục bởi người bán và tin váo các thử nghiệm sản phẩm.

Hậu mãi

Sau lần bán đầu tiên, nhiệm vụ tiếp theo của các nhân viên bán hàng là tận dụng các cơ hội kích cầu và tăng doanh thu. Tuy vậy, bên cạch đó vẫn có nguy cơ làm ảnh hưởng đến thương hiệu sau quá trình bán hàng. Các cơ hội kích cầu thường bị bỏ lỡ bởi: thứ nhất, giắ trị thương hiệu bị giảm sau khi bán do mẫu mã thiết kế hoặc dịch vụ hỗ trợ kém; và thứ hai, nhân viên, hệ thống bán hàng không thể vạch ra được nhu cầu kế tiếp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu môi trường kinh doanh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w