1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận kinh tế vĩ mô (ĐH Kinh Tế TP.HCM)

53 1,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Lý do, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu: Nhằm phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu môn học KTVM, với tư cách là những sinh viên đang theo học tại trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, làm bài tiểu luận này để áp dụng các lý thuyết đã học trên lớp cũng như trong quá trình tự học để tìm hiểu về nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014 ở mức độ vĩ mô và các chính sách của nhà nước trong giai đoạn này. Qua đó, phân tích, phản ánh và rút ra các kết luận nhằm tăng sự hiểu biết về nền kinh tế Việt Nam cũng như khu vực, làm nền tảng kiến thức cho sinh viên kinh tế thời kỳ hội nhập. Phương pháp: Tìm kiếm, thu thập thông tin từ các trang mạng được giáo viên cung cấp rồi từ đó so sánh, nghiên cứu, phân tích, rút ra kết luận.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

Welcome

ĐỀ TÀI: So sánh và phân tích các số liệu kinh tế vĩ

mô của Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2014

Giảng viên hướng dẫn : Ngô Hoàng Thảo Trang Sinh viên thực hiện : Nhóm 2, Sáng thứ tư

Lớp : DC046

Trang 2

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài: So sánh và phân tích các số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ năm 2006

đến năm 2015

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Chủ nhiệm đề tài: Ngô Hoàng Thảo Trang

Lý do, mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu:

Nhằm phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu môn học KTVM, với tư cách là những sinh viên đang theo học tại trường ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, làm bài tiểu luận này để áp dụng các lý thuyết đã học trên lớp cũng như trong quá trình tự học để tìm hiểu về nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014

ở mức độ vĩ mô và các chính sách của nhà nước trong giai đoạn này Qua đó, phân tích, phản ánh và rút ra các kết luận nhằm tăng sự hiểu biết về nền kinh tế Việt Namcũng như khu vực, làm nền tảng kiến thức cho sinh viên kinh tế thời kỳ hội nhập Phương pháp: Tìm kiếm, thu thập thông tin từ các trang mạng được giáo viên cung cấp rồi từ đó so sánh, nghiên cứu, phân tích, rút ra kết luận

Tóm tắt kết quả nghiên cứu:

1 GDP danh nghĩa và GNP danh nghĩa qua các năm Tốc độ tăng trưởngcủa các chỉ tiêu này

2 GDP thực và GNP thực qua các năm Tốc độ tăng trưởng của các chỉtiêu này GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người

3 Cơ cấu ngành kinh tế theo chỉ tiêu GDP qua 10 năm và tốc độ tăngtrưởng của các nhóm ngành này

4 Cơ cấu ngân sách trong 10 năm qua và tốc độ tăng trưởng của cácthành phần

5 Tình hình xuất nhập khẩu trong 10 năm qua

6 Mức cung tiền và tốc độ tăng cung tiền trong 10 năm

7 Tình hình lạm phát và thất nghiệp trong 10 năm qua

8 Tỷ giá hối đoái và cơ chế tỷ giá hối đoái được vận dụng trong thờigian qua

9 Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ vận dụng trong thời gianqua

Các trang, nguồn thông tin tham khảo:

1 Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/

2 IMF: http://www.imf.org/en/data

Trang 3

3 ADB: www.adb.org

4 Vneconomy.vn

5 Kinhtevadubao.vn

6 Kinh tế Vĩ Mô - N GREORY MANKIW

7 XE Currency Converter: https://currency-converter.net

8 Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn/

MỤC LỤC

Sinh viên thực hiện : Nhóm 2, Sáng thứ tư 1 1 2.3 GDP bình quân đầu người 12

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô

và đầu tư trực tiếp nước ngoài Đây là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á trong số

11 quốc gia Đông Nam Á; lớn thứ 48 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2013 và đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Tổng Thu nhập nội địa GDP năm 2015 là 198,8 tỷ USD Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ

thống kinh tế thị trường Tính đến tháng 11 năm 2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ukraina tuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh

tế thị trường đầy đủ, đến năm 2013 đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh

tế thị trường (VCCI) trong đó có Nhật Bản, Đức,Hàn Quốc

Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình

Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương

Trang 5

NỘI DUNG

1 GDP DANH NGHĨA VÀ GNP DANH NGHĨA CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2014 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU NÀY

1.1 Các khái niệm và công thức liên quan

• GDP (giá trị tổng sản lượng quốc nội): giá trị lượng hàng hóa và dịch vụ cuốicùng được tạo ra trên lãnh thổ một nước được tính trong một năm

• GNP (giá trị tổng sản lượng quốc dân): giá trị lượng hàng hóa và dịch vụ cuốicùng do công dân một nước tạo ra được tính trong một năm

a Có hai cách tính GDP danh nghĩa:

Trang 6

1.2 Các thống kê và phân tích về GDP danh nghĩa và GNP danh nghĩa tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014

Bảng 1.1: GDP danh nghĩa và GNP danh nghĩa của Việt Nam trong giai đoạn

nghĩa (Tỷ

VNĐ)

897,222 1,038,755 1,211,806 1,567,964 1,731,221 2,075,578 2,660,076 3,115,227 3,430,668 3,750,823

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện GDP và GNP danh nghĩa của Việt Nam trong giai đoạn

2005-2014

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Nhận xét:

• GDP danh nghĩa của Việt Nam tăng liên tục qua từng năm, đặc biệt tăng

nhanh nhất vào năm 2011 Năm 2011 GDP danh nghĩa tăng nhanh hơn so vớinăm 2010 là 622,052 tỷ VNĐ Đến năm 2009 có sự tăng chậm năm 2008 có

sự tăng là 369,278 tỷ VNĐ đến năm 2009 chỉ tăng 193,102 tỷ VNĐ

Trang 7

• GNP danh nghĩa của Việt Nam cũng tăng liên tục qua từng năm, mức độ tăngtrưởng không đồng đều Tăng mạnh nhất vào năm 2011 ( tăng so với năm

2010 là 584,498 tỷ VNĐ) có sự tăng chậm hơn so với các năm khác là năm

2009 với mức tăng 163,257 tỷ VNĐ, kém hơn năm 2007 là 9794 tỷ VNĐ,

kém năm 2011 là 421241 tỷ VNĐ

Công thức tính tốc độ tăng trưởng :

• Tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa =

• Tốc độ tăng trưởng GNP danh nghĩa=

Bảng 1.2 : Tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa và GNP danh nghĩa của Việt

Nam trong giai đoạn 2005-2014

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng trưởng

GDP danh nghĩa (%) 16.14 17.45 29.62 11.95 19.27 28.83 16.75 10.44 9.87Tốc độ tăng trưởng

GNP danh nghĩa (%) 15.77 16.66 29.39 10.41 19.89 28.16 17.11 10.13 9.33

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Trang 8

Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện tốc độ của GDP và GNP danh nghĩa của Việt Nam trong

• Xét về GDP danh nghĩa,có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2008 ( tăng hơn so với năm 2007 là 29.62%), tăng nhanh thứ 2 vào năm 2011 (tăng so với năm 2010 là 28.83%) , tăng chậm nhất và có sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng vào năm 2014 (so với năm 2013 chỉ đạt 9.87%)

• Xét về GNP danh nghĩa, GNP danh nghĩa cũng có tốc độ tăng trưởng dương

có sự tăng trưởng gần với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa Cũng tăng mạnh nhất vào năm 2008 ( tăng so với năm 2007 là 29.39%), tăng mạnh thứ

2 là vào năm 2011 ( tăng so với năm 2010 là 28.16%) Vào năm 2014, tốc độtăng trưởng giảm chỉ còn 9.33% so với năm 2013 và chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của những năm khác

Trang 9

2 GDP THỰC VÀ GNP THỰC CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN

2005-2014 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC CHỈ TIÊU NÀY

2.1 GDP thực tế và GNP thực tế của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014

Bảng 2.1: GDP thực và GNP thực của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014

Trang 10

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện GDP thực và GNP thực của Việt Nam trong giai đoạn

2005-2014

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Nhận xét:

• GDP thực của Việt Nam tăng trưởng qua từng năm nhưng không đều Năm

2010 đến năm 2011 GDP thực tăng lên 134,655 tỷ VNĐ, đến năm 2012 tăng 120,295 so với năm 2011, năm 2013 tăng 130,818 so với năm 2012 tức có sựtăng trưởng chậm lại rồi tăng lên Tuy nhiên trong năm 2010 đến 2011 chỉ tăng 120,295 tỷ VNĐ Ngoài ra GDP thực có sự tăng khá cao vào năm 2014 (so với năm 2013 là 152,200 tỷ VNĐ)

• GNP thực của Việt Nam cũng có sự tăng trưởng liên tục qua từng năm Năm

2005 đến năm 2007 có mức tăng khá cao , đến năm 2008, 2009 GNP thực có mức tăng thấp hơn so với các năm trước tuy nhiên đã có sự tăng vượt bậc trong năm 2009 lên 2010 khi mà mức GNP thực tăng đến 125915 tỷ VNĐ Sau năm 2010 GDP có sự tăng thấp hơn tuy nhiên ở các năm sau GNP thực

đã có mức tăng lên theo từng năm

• Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy GDP thực tế luôn cao hơn GNP thực

tế của Việt Nam, vì vậy Việt Nam là nước đang phát triển

2.2 Tốc độ tăng trưởng của GDP thực và GNP thực của Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014

Trang 11

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP thực và GNP thực trong giai đoạn 2005-2014

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của GDP thực và GNP thực tại Việt

Nam trong giai đoạn 2005-2014

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

• Tốc độ tăng trưởng GNP thực của Việt Nam cũng có sự tăng liên tục qua từng năm Tăng mạnh nhất là năm 2006( so với năm 2005 là 6.67%) , các năm sau đó đều có sự tăng thấp dần Tuy nhiên mức tăng trưởng thấp nhất là vào năm 2009 (so với năm 2008 là 3.95%)

Trang 12

Công thức: GDP bình quân đầu người = (Tổng lượng sản xuất trong nước (GDP)

trong năm / (Dân số trung bình trong cùng năm)

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người:

Bảng 2.3: GDP bình quân đầu người tại Việt Nam trong giai đoạn 2005-2014

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai

đoạn 2005-2014

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

• GDP bình quân đầu người liên tục tăng đều qua các năm Tuy nhiên còn khá thấp chỉ đạt mức trung bình trong khu vực

Bảng 2.4: Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong giai

Trang 13

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Hình 2.4: Tốc độ tăng GDP bình quân đầu người qua các năm

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Nhận xét:

• Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người thay đổi không đồng đều qua các năm Thấp nhất vào năm 2012 tốc độ tăng trưởng giảm mạnh xuống còn 4.15% giảm so với năm 2011 là 0,99% và so với năm 2006 là 1.62%

• Từ năm 2012 đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng tăng tuy nhiên chậm hơn so với giai đoạn trước

Trang 14

3 CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THEO GDP TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2014 CỦA VIỆT NAM VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC NHÓM NGÀNH NÀY

3.1 Cơ cấu ngành kinh tế

3.1.1 Khái niệm

Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thểhiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữacác ngành với nhau, là tỷ lệ đóng góp cho GDP của các ngành kinh tế trong nềnkinh tế quốc dân

3.1.2 Bảng số liệu và phân tích

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và cơ cấu ngành kinh tế theo GDP trong giai

đoạn 2005-2014 của Việt Nam

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Trang 15

- Cơ cấu ngành kinh tế nước ta hầu như rất ít biến động từ năm 2014.Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8.4%, vượt xa con số 6.0% củanăm 2014, tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2005 là 42.6% thì đến năm 2014 là43.4%, tỷ trọng ngành công nghiệp năm 2014 là 38.58% tăng so với năm

2005-2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2014 giảm nhẹ còn 18.12% so vớinăm 2005

3.2 Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành

3.2.1 Một số khái niệm cơ bản

 Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội ( GDP ) hoặc tổngsản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô tổng sản lượng quốc gia tính bình quân trênđầu người (PCI) trong một thời gian nhất định

 Tổng sản phẩm quốc nội ( Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩmtrong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đượcsản xuất, tạo ra ttrong phạm vi một nền kinh tế trong một thhowif gian nhất định

 Tổng sản phẩm quốc gia ( Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiềncủa tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi một công dân trongnước trong một thời gian nhất định Tổng sản phẩm quốc gia bằng tổng sản phẩmquốc nội cộng với thu nhập ròng

 Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số.Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số

3.2.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế 2005-2014

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các khu vực khác

Trang 16

(Nguồn: ADB: www.adb.org )

Ngày 7/11/2006, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO Sau 10 nămgia nhập WTO (2007 – 2016) mặc dù bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăngtrưởng kinh tế Trong 10 năm, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là6,29% Là thành tựu hết sức quan trọng, nếu xét trong điều kiện rất khó khăn thiêntai, dịch bệnh, sự biến động giá cả thế giới và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưhiện nay

 Sản xuất nông nghiệp 10 năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịchbệnh và đảm bảo sản xuất ổn định Năm 2015, sản lượng lúa đã đạt ở mức cao,khoảng 44,75 triệu tấn, năm 2016 dự kiến đạt 44,5 triệu tấn Sản lượng lương thực

có hạt cả năm đạt 50,1 triệu tấn, năm 2016 dự kiến đạt 50 triệu tấn, tăng gần 10triệu tấn so với năm 2007 Mức lương thực bình quân đầu người năm 2015 đạt546,4 kg và xuất khẩu các sản phẩm từ khu vực nông nghiệp đạt mức cao trên 20,6

tỉ USD

 Khu vực sản xuất công nghiệp thường có tốc độ tăng trưởng cao nhất nhưng từgiai đoạn năm 2007-2011 chịu ảnh hưởng lớn của tăng giá đầu vào, lạm phát, suythoái kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công… làm cho tăng trưởng chậm lại và hiệuquả đầu tư kinh doanh thấp Giai đoạn 2011-2015 sản xuất công nghiệp từng bướcphục hồi; chỉ số phát triển công nghiệp 2015 tăng khoảng 10%; tỉ trọng công nghiệpchế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng mạnh Cơ cấu trong nội bộ ngànhCông nghiệp đã dần chuyển dịch theo hướng tích cực Công nghiệp khai khoánggiảm từ 37,1% năm 2011 xuống khoảng 33,1% năm 2015; công nghiệp chế biến,chế tạo tăng từ 50,1% năm 2011 lên 51,5% năm 2015

 Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, trong 10 năm qua mặc dù hainăm 2008, 2009 còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chínhtoàn cầu nhưng vẫn đạt mức bình quân là 6,75%, cao hơn so với mức tăng trưởngbình quân chung của nền kinh tế Năm 2015, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạtkhoảng 6,27% Doanh thu du lịch đạt mức cao khoảng 240 nghìn tỉ đồng năm 2015,

dự kiến đạt 260 nghìn tỉ đồng năm 2016

Trang 17

 Du lịch quốc tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, số lượng khách quốc tế đến ViệtNam năm 2015 đạt 9 triệu lượt so với 4,2 triệu năm 2007, khách nội địa dự kiến đạt

42 triệu năm 2016 Các sản phẩm dịch vụ ngày càng phát triển đa dạng với chấtlượng được cải thiện hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và có sứccạnh tranh trên thị trường Tuy vậy, trong lĩnh vực dịch vụ, cơ sở hạ tầng yếu kém,nhất là cơ sở hạ tầng logitisc, chất lượng dịch vụ còn thấp vẫn là những khó khăntồn tại lớn hiện nay

 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có tốc độ tăng trưởng được duy trì và là nguồnlực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trênGDP của 8 năm (2007-2014) đạt tương ứng là 46,5%, 41,5%, 42,7%, 41,1%,33,3%, 31,1%, 30,5%, 31,0%, cho các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012,

2013, 2014 Trong giai đoạn 2005-2007, lượng FDI vào Việt Nam tăng mạnh và đạt

kỉ luật 2007 với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 21,3 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỉUSD Giai đoạn 2008-2012, Việt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng côngnghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh Cụ thể Vốn thựchiện: Đạt 10 tỉ USD, vượt 25% so với năm 2007 (8 tỉ USD)

ﻬ Lao động : 16 vạn người, tăng 6.7% so với năm 2007

ﻬ Nộp ngân sách nhà nước : 2 tỉ USD , tăng 29% so với năm 2007

5 tháng đầu 2014, Việt Nam thu hút được 500 dự án FDI mới với tổng vốn đăng kíđạt 3,669 tỉ USD và 167 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn tăng thêm đạt 1.84 tỉUSD, bằng 65,7% so với cùng kì

Trang 18

4 TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2005-2014 VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN

(Đơn vị sử dụng cho toàn chương 4: tỷ đồng)

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tổng thu ngân sách nhà nước Việt Nam trong giai đoạn

2005-2014(Nguồn: Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/ )Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2005 đạt 228.287 vượt 14,89% so với dự toán thu do Quốc hội giao và tăng 19,5%(37.357 ) so với thực hiện năm 2004 (190.928 ) Thu trong nước đạt 119.826 có tỷ trọng cao nhất năm chiếm 52,5 % so với cả năm, thu từ dầu thô chiếm 29,2%(66.558), thu từ hải quan chiếm 16,7%(38.114), thu viện trợ không hoàn lại có tỷ trọng nhỏ nhất chỉ chiếm 1,6%(3.789)

Trang 19

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2006: dự toán ngân sách nhà nước là 237.900, cảnăm đạt 279.472 tăng 14,47%(41.572) so với dự toán, tăng 22,42%(51.185) so với thực hiện năm 2005.

Thu trong nước đạt 145.404 có tỷ trọng cao nhất năm chiếm 52,03% so với cả năm, thu từ dầu thô chiếm 29,82%(83.346), thu từ hải quan 15,32%(42.825), thu từ viện trợ không hoàn lại chiếm 2,83% (7.897)

Tổng thu ngân sách nhà nước 2007: dự toán ngân sách nhà nước là 281.900, cả nămđạt 315.915 tăng 12,1%(34.015) so với dự toán, tăng 13,04%(36.443) so với thực hiện năm 2006

Thu trong nước đạt 174.298 có tỷ trọng cao nhất năm chiếm 55,17% so với cả năm, thu từ dầu thô chiếm 24,37%(76.980),thu từ hải quan chiếm 19,11%(40.638), thu viện trợ không hoàn lại chiếm 1,35%(4.256)

Tổng thu ngân sách nhà nước 2008: dự toán ngân sách nhà nước 323.000, cả năm đạt 430.549 tăng 33,3% so với dự toán, tăng 36,3% (114.634) so với thực hiện năm 2007

Thu trong nước đạt 240.076 có tỷ trọng cao nhất năm chiếm 55,13% so với cả năm, thu từ dầu thô chiếm 21,31% (89,603), thu từ hải quan chiếm

21,82%(91.457), thu viện trợ không hoàn lại chiếm 1,74%(9.413)

Tổng thu ngân sách nhà nước 2009: dự toán ngân sách nhà nước là 389.900, cả nămđạt 454.786 tăng 16,64%(64.886) so với dự toán, tăng 5,6%(24.237) so với thực hiện năm 2008

Thu trong nước đạt 280.112 có tỷ trọng cao nhất chiếm 60,96% so với cả năm, thu

từ dầu thô chiếm 13,68%(61.137), thu từ hải quan chiếm 23,89%(105.629), thu việntrợ không hoàn lại chiếm 1,47%(7.908)

Tổng thu ngân sách nhà nước 2010: dự toán ngân sách nhà nước là 461.500, cả năm

là 588.428 tăng 27,5%(126.928) so với dự toán, tăng 29,4%(133.642) so với thực hiện năm 2009

Trang 20

từ dầu thô 12,62%(69.179), thu từ hải quan chiếm 24,64%(130.351), thu viện trợ không hoàn lại chiếm 1,04%(11.868)

Tổng thu ngân sách nhà nước 2011: dự toán ngân sách nhà nước là 595.000, cả năm

là 721.804 tăng 21,3%(126.804) so với dự toán, tăng 22,67%(133.376) so với thực hiện năm 2010

Thu trong nước đạt 443.731 có tỷ trọng cao nhất chiếm 61,5% so với cả nước, thu

từ dầu thô chiếm 15,3% (110.205), thu từ hải quan chiếm 21,6% (155.765) thu viện trợ không hoàn lại chiếm 1,6% (11.868)

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2012: dự toán ngân sách nhà nước là 740500, cả năm là 734.883 giảm 0,76% (5.617) so với dự toán, tăng 1,8% (13.079) so với thực hiện năm 2011

Thu trong nước đạt 477.106 có tỷ trọng cao nhất năm chiếm 65% so với cả nước, thu từ dầu thô chiếm 19,1% (140.106), thu từ hải quan chiếm 14,6% (107.404), thu viện trợ không hoàn lại chiếm 1,3% (10.267)

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2013: dự toán ngân sách nhà nước là 816.000, cảnăm là 828.348 tăng 1,5% (12.348) so với dự toán năm, tăng 12,7% ( 93.465) so với thực hiện năm 2012

Thu trong nước đạt 567.403 có tỷ trọng cao nhất năm chiếm 68,5% so với cả nước,thu từ dầu thô chiếm 14,5% (120.436), thu từ hải quan chiếm 15,6% (129.385), thu

từ viện trợ không hoàn lại chiếm 1,4% (11.124)

Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014: dự toán ngân sách nhà nước là 782.700, cảnăm đạt 877.697 , tăng 12,13% (94.997) so với dự toán năm, tăng 6%( 49.349) so với thức hiện năm 2013

Thu trong nước đạt 593.560 đạt tỷ trọng cao nhất năm chiếm 67,6% so với cả nước, thu từ dầu thô chiếm 11,4% (100.082), thu từ hải quan chiếm 19,7%

( 173.005), thu từ viện trợ không hoàn lại chiếm 1,3%

Trang 21

Bảng 4.1: Bảng số liệu cơ cấu nguồn thu nhà nước Việt Nam trong giai đoạn

(Nguồn: Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/ )

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhà nước trong giai đoạn 2005-2014

(Nguồn: Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/ )

Trang 22

229.750, cả năm đạt 262.697, tăng 14,34% (32.947) so với dự toán, và tăng 22,65% (48521) so với cùng kỳ năm 2004

Chi đầu tư phát triển chiếm 30,15% so với cả năm, tăng so với dự toán năm là 20

%( 65995), chi trả nợ và viện trợ chiếm 15,4%/năm, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất năm khoảng 50,37% so với mức tổng mức chi cả năm, chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính chiếm 0,026%/năm

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2006: dự toán chi ngân sách nước khoảng

294400, cả năm đạt 308058 tăng 4,63% (13658) so với dự toán năm, 17,27% so với cùng kỳ năm 2005

Chi đầu tư phát triển chiếm 28,68% so với tổng chi cả năm, chi trả nợ viện trợ chiếm 15,64% tuy nhiên con số này lại giảm so với dự toán năm vào khoảng 0,97% (40800), chi bổ sung chiếm 52,54%/năm đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm, chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ rơi vào khoảng 0,044%/năm so với quyết toán của cả năm

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2007: dự toán tổng chi ngân sách nhà nước khoảng 357400, cả năm đạt 399402 tăng 11,75% so với dự toán năm ; tăng 29,65%

so với cùng kỳ năm 2006

Chi đầu tư phát triển chiếm 26,11% /năm, chi trả nợ viện trợ chiếm 14,45%/năm , chi thường xuyên chiếm 51,26%/năm tuy nhiên con số này lại giảm so với dự toán năm là 23,97% ; chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính chỉ chiếm 0,048%/năm

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2008: dự toán chi ngân sách nhà nước khoảng

398980, cả năm đạt 452766 tăng 13,48% so với dự toán năm; và tăng 13.36% so vớinăm 2007

Chi đầu tư phát triển chiếm 26,38%/năm tăng so với dự toán năm là 19,78% (99730), chi trả nợ và viện trợ chiếm 12,9%/năm , chi thường xuyên chiếm

55,74%/năm, chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính chiến tỷ trọng nhỏ chỉ khoảng

0,035%/năm

Trang 23

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2009: dự toán ngân sách nhà nước khoảng

49130 , cả năm đạt 561273 tăng 14,85% so với dự toán năm ; Và tăng 23,97% so với quyết toán 2008

Chi đầu tư phát triển chiếm 32,31%/năm, chi trả nợ và viện trợ chiếm

10,40%/năm, giảm so với dự toán năm là 0,69% ; chi thường xuyên chiếm

50,05%/năm ; chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính chiếm 0,05%/năm tuy nhiên mức chinày lại tăng so với năm 2008 khoảng 0,015%

Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010: dự toán ngân sách nhà nước khoảng

582200, cả năm đạt 648833 tăng 11,44% so với dự toán năm; và tăng 15,60% so với quyết toán năm 2009

Chi đầu tư phát triển chiếm 28,23%/năm tuy nhiên mức chi này lại giảm so với năm 2009 khoảng 4,08%; chi tài trợ và viện trợ khoảng 13.68%/năm, chi thường xuyên chiếm 58,04%/năm mức chi này giảm so với dự toán năm vào khoảng

12,23%; chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính chỉ chiếm khoảng 0,05% /năm

Tổng chi ngân sách nhà nước 2011: dự toán ngân sách nhà nước là 725600, cả năm đạt 787554 tăng 8,25% so với dự toán cả năm, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm 2010

Chi đầu tư phát triển chiếm 26,35%/năm giảm so với dự toán ngân sách khoảng 7,59%; chi trả nợ và viện trợ chiếm 14,21%; chi thường xuyên chiếm 59,3% tăng sovới cùng kỳ năm 2010 khoảng 1,26%; chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính khoảng 0,04%

Tổng chi ngân sách nhà nước 2012: dự toán ngân sách nhà nước khoảng 903100, cảnăm đạt 978463 tăng 24% so với dự toán ngân sách; tăng 24,24% so với cùng kỳ năm 2011

Chi đầu tư phát triển chiếm 27,47%/năm; chi trả nợ và viện trợ chiếm

10,81%/năm so với cùng kỳ năm 2011 khoảng 3,4%; chi thường xuyên chiếm 61,67% /năm tăng so với mức dự toán năm khoảng 11,32%; chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính khoảng 0,05%/năm

Trang 24

cả năm đạt 1088153 tăng 11,26% so với dự toán chi ngân sách nhà nước; tăng 11,21% so với cùng kỳ năm 2012.

Chi đầu tư phát triển khoảng 24,977%/năm; chi trả nợ và viện trợ khoảng

10,3%/năm giảm so với mức dự toán năm khoảng 6,7%; chi thường xuyên chiếm 64,7%/năm; chi bổ sung đầu tư tài chính khoảng 0,023%/năm ít hơn so với cùng kỳ năm 2012 khoảng 0,027%

Tổng chi ngân sách nhà nước 2014: dự toán ngân sách nhà nước khoảng 1006700,

cả năm đạt 1103983 tăng 9,66% so với dự toán ngân sách; tăng 1,45% so với cùng

kỳ năm 2013

Chi đầu tư phát triển chiếm 22,5%/năm; chi trả nợ và viện trợ chiếm 11,95%/năm;chi thường xuyên chiếm 65,51%/năm; chi bổ sung quỹ đầu tư tài chính chỉ chiếm 0,04% tăng lên so với cùng kỳ năm 2013

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện tổng chi trong giai đoạn 2005-2014

(Nguồn: Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/ )

Trang 25

Bảng 4.2: Bảng số liệu các khoản chi trả trong năm từ 2005-2014

Năm Chi đầu tư pháttriển (%) Chi trả nợ vàviện trợ (%) Chi thườngxuyên (%) Chi bổ sung quỹ đầu từphát triển (%)

(Nguồn: Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/ )

Hình 4.4: Bội chi ngân sách nhà nước

(Nguồn: Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/ )Bội chi ngân sách nhà nước năm 2005 theo báo cáo quyết toán là 404746, bằng 4,86% tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Ngày đăng: 15/05/2018, 23:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w