1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đấu Thầu Ở Công Ty Tnhh Hồng Trường.docx

61 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Đấu Thầu Ở Công Ty TNHH Hồng Trường
Tác giả Nguyễn Hồng Đức
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Trường học Đại học kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 191,57 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (6)
    • I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI CÁC (8)
      • 1. Khái niệm đấu thầu (8)
      • 2. Sự cần thiết khách quan và vai trò của công tác đấu thầu đối với các doanh nghiệp xây dựng (8)
    • II. NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THAM GIA ĐẤU THẦU (9)
      • 1. Các nguyên tắc đấu thầu (9)
      • 2. Các hình thức đấu thầu xây dựng cơ bản (11)
      • 3. Các phương pháp đấu thầu (12)
      • 4. Điều kiện tham gia dự thầu (13)
    • III. QUÁ TRÌNH DỰ THẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG (14)
      • 1. Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu (14)
      • 2. Tham gia sơ tuyển (nếu có) (16)
      • 3. Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu (16)
      • 4. Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu (18)
      • 5. Thương thảo và ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu) (19)
    • IV. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRONG ĐẤU THẦU XÂY (20)
      • 1. Tiêu chuẩn tiến độ thi công (20)
      • 2. Tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật (21)
      • 3. Tiêu chuẩn tài chính giá cả (21)
      • 4. Tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu (23)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CTY (25)
    • I. KHÁI QUÁT VỀ CTY TNHH HỒNG TRƯỜNG (25)
      • 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (25)
      • 2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty (29)
    • II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CTY TNHH HỒNG TRƯỜNG (35)
      • 1. Quá trình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty (35)
      • 2. Những thành công mà công ty đạt được về công tác đâu thầu trong những năm qua (41)
      • 3. Những hạn chế ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của công ty (42)
      • 4. Nguyên nhân của những hạn chế ảnh hưởng đến khả năng trúng thầu của công ty (47)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẨI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY (49)
    • I. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU TẠI CÔNG TY (49)
      • 1. Phương hướng 1 (49)
      • 2. Phương hướng thứ 2 (49)
      • 3. Phương hướng thứ 3 (49)
    • II. MỘT SỐ GIẨI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI CTY TNHH HỒNG TRƯỜNG (50)
      • 1. Công ty thành lập một bộ phận chuyên trách Marketing (50)
      • 2. Công ty tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ tham gia dự thầu (53)
      • 3. Tăng cường công tác huy động vốn (54)
      • 4. Tăng cường mua sắm máy móc, thiết bị xây dựng mới, hiện đại phù hợp với tính chất và yêu cầu xây dựng; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, thi công xây dựng (56)
      • 5. Mở rộng quan hệ hợp tác liên doanh , liên kết (57)
    • III. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC (58)
  • Kết luận (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

trường Đại học kinh tế quốc dân 1 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Sinh viên Nguyễn Hồng Đức TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH ĐỀ TÀI Một số giải phá[.]

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI CÁC

1 Khái niệm đấu thầu 1 Đấu thầu là quá trình lựa trọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án cần đấu thầu.

Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và có tư cách pháp nhân để tham gia đấu thầu.

2 Sự cần thiết khách quan và vai trò của công tác đấu thầu đối với các doanh nghiệp xây dựng

2.1 Sự cần thiết khách quan

 Đối với chủ đầu tư:

- Lựa chọn được nhà thầu hợp ý.

- Giúp chủ đầu tư chuẩn bị kĩ lưỡng và thuận tiện cho quản lý.

- Thông qua đấu thầu nâng cao kĩ thuật cho đội ngũ cán bộ chuyên môn.

- Qua đấu thầu các nhà thầu biết cách tập chung nguồn lực của mình để cạnh tranh có hiệu quả.

1 Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật 2001, tr 250

- Qua đấu thầu sẽ nâng cao trình độ quản lý của cán bộ

- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực xây lắp.

- Làm lành mạnh nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.

- Tạo điều kiện hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.

2.2 Vai trò của công tác đấu thầu

Giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu tạo ra chất lượng hiệu quả ở các doanh nghiệp xây dựng.

NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP THAM GIA ĐẤU THẦU

1 Các nguyên tắc đấu thầu 2

1.1 Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau

Mỗi cuộc đấu thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng lực để hình thành một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ Điều kiện đặt ra đối với các bên ứng thầu và thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử.

1.2 Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ

Các nhà thầu phải nhận được đầy đủ tài liệu đấu thầu với các thông tin chi tiết, rõ ràng và có hệ thống về qui mô, khối

2 Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, nhà xuất lượng, qui cách, yêu cầu chất lượng của công trình hay hàng hoá dịch vụ cần cung ứng, về tiến độ và điều kiện thực hiện Để đảm bảo nguyên tắc này, chủ thể quản lý dự án phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc thấu đáo để tiên liệu rất kĩ và rất chắc chắn về mọi yếu tố có liên quan, phải cố tránh tình trạng chuẩn bị sơ sài, tắc trách.

1.3 Nguyên tắc đánh giá công bằng

Các hồ sơ đấu thầu phải được đánh giá một cách không thiên vị theo cùng một chuẩn mực và được đánh giá bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất Lý do để “được chọn” hay “bị loại” phải được giải thích đầy đủ để tránh sự ngờ vực.

1.4 Nguyên tắc trách nhiệm phân minh

Không chỉ nghĩa vụ, quyền lợi của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hoá trong hợp đồng mà phạm vi trách nhiệm của mỗi bên ở từng phần việc đều được phân định rõ ràng để không một sai sót nào không có người chịu trách nhiệm Mỗi bên có liên quan đều phải biết rõ mình phải gánh chịu những hậu quả gì nếu có sơ suất và do đó mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa trong việc kiểm soát bất trắc và phòng ngừa rủi ro.

1.5 Nguyên tắc “ Ba chủ thể”

Trong quá trình thực hiện dự án luôn luôn có sự hiện diện đồng thời của ba chủ thể: chủ công trình, nhà thầu và kỹ sư tư vấn Trong đó kỹ sư tư vấn hiện diện như một nhân tố bảo đảm cho hợp đồng luôn luôn được thực hịên nghiêm túc đến từng chi tiết mọi sự bất cập về kĩ thuật hoặc về tiến độ được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chỉnh thích hợp được đưa ra đúng lúc Đồng thời kỹ sư tư vấn cũng là nhân tố hạn chế tối đa đối với những mưu toan thông đồng hoặc thoả hiệp, “châm chước”, gây thiệt hại cho những chủ đích thực sự của dự án (nhiều điều khoản được thi hành để buộc kỹ sư tư vấn phải là những chuyên gia có trình độ, năng lực phẩm chất và phải làm đúng vai trò của người trọng tài công minh, mẫn cán, được cử ra bởi một công ty tư vấn chuyên ngành, công ty này cũng phải được lựa chọn thông qua đấu thầu theo một quy định chặt chẽ…)

1.6 Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt sự quản lý thống nhất của Nhà nước

1.7 Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng

2 Các hình thức đấu thầu xây dựng cơ bản

Theo quy định tại điều 4 quy chế đấu thầu, đấu thầu xây dựng được tổ chức theo hai hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế

2.1 Đấu thầu rộng rãi 3 : là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia Bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện thời gian dự thầu Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ, kỹ thuật bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách năng lực tham gia đấu thầu.

2.2 Đấu thầu hạn chế 4 : là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của

3 Điều 4, Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 hồ sơ mời thầu Hình thức đấu thầu này thường áp dụng trong các trường hợp sau:

 Chỉ có một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng tối thiểu phải có 5 nhà thầu có khả năng tham gia.

 Các nguồn vốn sử dụng có yêu cầu tiến hành đấu thầu hạn chế.

 Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.

3 Các phương pháp đấu thầu 5

3.1 Đấu thầu một túi hồ sơ (một phong bì)

Theo phương pháp này, nhà thầu cần nộp những đề xuất kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ chung.

3.2 Đấu thầu hai túi hồ sơ (hai phong bì)

Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm.Túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được xem xét để đánh giá, xếp hạng Nhà thầu được xếp hạng thứ nhất về kỹ thuật sẽ được xem xét tiếp túi hồ sơ đề xuất về tài chính Trường hợp nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu về tài chính và các yêu cầu của hợp đồng, bên mời thầu phải xin ý kiến của “người có thẩm quyền quyết định đầu tư”, nếu được chấp thuận mới được mời nhà thầu tiếp theo để xem xét.

5 Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật 2001, tr 258-259.

3.3 Đấu thầu hai giai đoạn

Phương pháp này áp dụng cho những dự án lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc dự án thuộc dạng chìa khoá trao tay Trong quá trình xem xét, chủ đầu tư có điều kiện hoàn thiện yêu cầu về mặt công nghệ, kỹ thuật và các điều kiện tài chính của hồ sơ mời thầu.

 Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp đề xuất về kỹc thuật và phương án tài chính sơ bộ (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu để thồng nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kỹ thuật của mình.

 Giai đoạn thứ hai: bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia trong giai đoạn thứ nhất nộp đề xuất kỹ thuật đã được bổ xung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất đầy đủ các điều kiện tài chính, tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá bỏ thầu để đánh giá và xếp hạng.

4 Điều kiện tham gia dự thầu 6 Để được tham gia dự thầu, nhà thầu cần có những điều kiện sau:

 Có giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký hành nghề.

 Đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu.

 Hồ sơ dự thầu hợp lệ và chỉ được tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là đơn phương hay liên doanh dự

6 Giáo trình Hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, nhà xuất thầu Nếu nhà thầu muốn liên doanh thực hiện công tác đấu thầu phải thông báo cho chủ đầu tư.

QUÁ TRÌNH DỰ THẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

Quá trình dự thầu đối với các doanh nghiệp xây dựng thường tuân theo các bước sau:

Sơ đồ 1: Quá trình dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng 7

Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu

Tham gia sơ tuyển (nếu có)

Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu

Lập hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu

Thương tháo và ký kết hợp đồng ( nếu trúng thầu)

1 Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu

Trong nền kinh tế thị trường nắm bắt được nguồn thông tin luôn là chiếc chìa khoá vàng dẫn đến thành công Trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng cũng như vậy, chủ động tìm kiếm thông tin, nắm được nguồn thông tin quan trọng luôn là con bài bí mật của

7 Luận văn tốt nghiệp đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng dân dụng Hà Nội, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, tr.14 các công ty Đối với mỗi công ty sẽ có biện pháp và con đường riêng để có được nguồn cung cấp thông tin của riêng mình Tuy nhiên có thể tổng hợp các nguồn thông tin đó như sau:

 Nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đối với các công trình đấu thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc có sơ tuyển thì bên mời thầu thường thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài phát thanh… Nội dung thông báo thường bao gồm các nội dung sau: tên địa chỉ bên mời thầu, mô tả tóm tắt dự án, địa chỉ và thời gian xây dựng, chỉ dẫn tìm hiểu hồ sơ mời thầu, thời hạn, địa chỉ hồ sơ mời thầu…

 Thông qua thư mời thầu: chủ yếu được sử dụng đối với đấu thầu hạn chế Bên mời thầu và nhà thầu thường có mối quan hệ từ trước thông qua kinh nghiệm trong quá khứ của nhà thầu hay khả năng của nhà thầu đáp ứng được một số yêu cầu nào đó của bên mời thầu nên được bên mời thầu mời tham gia Nói chung thư mời thầu nêu rõ các yêu cầu và thủ tục xin dự thầu và những thông tin khác có liên quan đến bản hợp đồng Cụ thể là: tên và địa chỉ của bên mời thầu, mô tả tóm tắt dự án, địa điểm và thời gian xây dựng, chỉ dẫn việc tìm hiểu hồ sơ mời thầu, các điều kiện đối với bên mời thầu, thời hạn địa điểm nhận hồ sơ mời thầu.

 Thông tin qua trung gian: đây là hình thức thông qua người thứ ba để biết thông tin về công trình cần đấu thầu Nhà thầu thường sẽ mất một khoản gọi là hoa hồng chi cho người cung cấp thông tin về công trình Ở Việt Nam hình thức qua trung gian khá phổ biến, người trung gian thường là người có quan hệ thân thích với bên mời thầu, nên có nhiều thông tin mà nhà thầu quan tâm trong công tác đấu thầu.

2 Tham gia sơ tuyển (nếu có)

Khi tiến hành đấu thầu, bên mời thầu phải tìm được một số lượng người tham gia dự thầu hợp lý để một mặt khuyến khích cạnh tranh mặt khác vẫn chọn được nhà thầu có năng lực phẩm chất tốt nhất Nếu có quá nhiều nhà thầu sẽ làm giảm mức hấp dẫn của cuộc đấu thầu đối với những nhà thầu có năng lực nhất.

Ngược lại, nếu có quá ít người dự thầu thì có thể sẽ phải tăng giá do áp lực cạnh tranh yếu.Thông thường số lượng người tham gia dự thầu từ 6 - 8 người là hợp lý Đối với những công trình áp dụng hình thức đấu thầu hoặc gọi thầu rộng rãi chủ đầu tư thường thêm một bước sơ tuyển nhà thầu Đây là bước cần thiết đối với các hợp đồng có quy mô lớn nhằm lựa chọn các nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm tham gia dự thầu Theo quy định pháp luật hiện hành, việc sơ tuyển nhà thầu được áp dụng đối với các gói thầu xây lắp có giá trị từ 100 tỉ đồng trở lên Những gói thầu có giá trị dưới mức quy định trên, bên mời thầu có thể tiến hành sơ tuyển nhà thầu nếu thấy cần thiết.

3 Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu

Trong bước chuẩn bị và lập hồ sơ sự thầu, trước hết nhà thầu sẽ nhận được một bộ hồ sơ do bên mời thầu cung cấp bao gồm các tài liệu sau:

 Chỉ dẫn đối với nhà thầu.

 Hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng chỉ dẫn kỹ thuật.

 Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

 Mẫu thoả thuận hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Sau khi nhận được hồ sơ do bên mời thầu cung cấp, nhà thầu sẽ tiến hành nghiên cứu Công việc này là để đánh giá xem nhà thầu có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của nhà đầu tư hay không, nó cũng là yếu tố giúp nhà thầu tự đánh giá khả năng thắng thầu của mình Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nếu có thắc mắc liên quan tới công trình, nhà thầu sẽ được bên mời thầu giải đáp thông qua hội nghị tiền thầu hoặc thông qua trao đổi bằng văn bản giữa bên mời thầu và nhà thầu.Trong thời gian chuẩn bị hồ sơ, nhà thầu cũng có thể yêu cầu bên mời thầu cho đi kiểm tra và khảo sát hiện trường nơi thi công công trình Chi phí kiểm tra, khảo sát sẽ do nhà thầu chịu Mục đích của bước này là giúp nhà thầu xác định hiện trường, có phương án về nguyên vật liệu và phương hướng thi công cho phù hợp với yêu cầu của công trình Công việc này thường do các cán bộ có nhiều kinh nghiệm của nhà thầu tiến hành bởi nó sẽ có ảnh hưởng đến chiến lược đấu thầu của nhà thầu sau này.

Sau khi đã tìm hiểu kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến công trình.

Nếu thấy có khả năng nhà thầu sẽ tiến hành bắt tay vào lập hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu thường theo yêu cầu của bên mời thầu tuy nhiên nó thường bao gồm:

 Bản sao giấy đăng ký kinh doanh hoặc chứng chỉ hành nghề.

 Tài liệu giới thiệu năng lực nhà thầu.

 Biện pháp thi công tổng thể và biện pháp thi công chi tiết các hạng mục công trình.

 Tổ chức thi công và tiến độ thực hiện hợp đồng.

 Bản dự toán giá dự thầu.

4 Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu

Sau khi hoàn thành hồ sơ dự thầu, nhà thầu cần nộp hồ sơ dự thầu đúng thời gian và địa điểm mà bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu Để đảm bảo tính bí mật, hồ sơ sẽ được nộp trong tình trạng niêm phong Ngoài hồ sơ gốc nhà thầu có thể phải nộp thêm một số bản sao kèm theo hồ sơ gốc Khi đến nộp hồ sơ dự thầu nhà thầu sẽ phải nộp bảo lãnh dự thầu Số tiền bảo lãnh dự thầu khoảng từ 1 - 3% tổng giá trị ước tính của gói thầu Đối với những nhà thầu không trúng thầu số tiền bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lại sau khi công bố kết quả cuộc đấu thầu, thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày công bố Nhà thầu sẽ không được trả lại tiền bảo lãnh dự thầu trong một số trường hợp:

 Khi nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối thực hiện hợp đồng.

 Nhà thầu rút đơn thầu sau thời gian mở thầu.

 Do vi phạm nghiêm trọng các quy định trong quy chế đấu thầu.

Thời gian nhận hồ sơ dự thầu thường kéo dài để những nhà thầu ở xa vẫn có thời gian tham gia đấu thầu Khi đến thời gian quy định, các nhà thầu sẽ tham gia mở thầu do bên mời thầu đứng ra tổ chức Địa điểm mở thầu do bên mời thầu lựa chọn và đã ghi trong hồ sơ mời thầu Tại hội nghị đấu thầu bên mời thầu sẽ công khi hai chỉ tiêu chính quyết định khả năng thắng thầu đó là giá bỏ thầu và thời gian thi công.

5 Thương thảo và ký kết hợp đồng (nếu trúng thầu)

Sau khi có kết quả đấu thầu, bên mời thầu sẽ gửi cho nhà thầu trúng thầu lịch biểu nêu rõ yêu cầu thời gian thương thảo, nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ký kết hợp đồng Nhà thầu trúng thầu sẽ trả lời chấp nhận thương thảo hợp đồng với bên mời thầu Sau đó, bên mời thầu sẽ gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản qua thư bảo đảm hoặc qua điện báo, điện tín, fax tới nhà thầu trúng thầu kèm theo dự thảo hợp đồng có chú ý tới những điểm cần thiết bổ sung Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu, nếu bên mời thầu không nhận được thư chấp thuận hoặc nhận được thư từ chối của nhà thầu, bên mời thầu sẽ không hoàn trả lại bảo lãnh dự thầu và báo cho cấp có thẩm quyền quyết định Nếu không có vấn đề gì ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu thì hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký kết hợp đồng chính thức theo lịch biểu thời gian đã được thống nhất Nhà thầu sẽ tiếp tục nộp cho bên mời thầu 1 khoản bảo lãnh thực hiện hợp đồng bằng 10 -15% tổng giá trị hợp đồng và được nhận lại bảo lãnh dự thầu Đối với các dự án nhỏ và đơn giản khi nhận được thông báo trúng thầu và dự thảo hợp đồng, nhà thầu và chủ đầu tư có thể ký ngay hợp đồng để triển khai thực hiện dự án.

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRONG ĐẤU THẦU XÂY

1 Tiêu chuẩn tiến độ thi công

Các công trình xây dựng thường có đặc điểm sau:

 Thời gian thi công dài dẫn việc quản lý trở nên phức tạp và khó khăn.

 Nhà đầu tư và người tiêu dùng cuối cùng thường không phải là một, các công trình đấu thầu thường phục vụ cho mục đích công cộng hoặc phục vụ mục tiêu phát triển nào đó dẫn đến việc quản lý cũng có nhiều vấn đề.

 Vấn đề thất thoát trong các công trình xây dựng cơ bản gần như là điều không thể tránh khỏi ở Việt Nam Vấn đề này cũng nằm ở khâu quản lý. Để khắc phục các đặc điểm này của các công trình xây dựng các nhà đầu tư thường chọn giải pháp chọn các nhà thầu có khả năng rút ngắn tiến độ thi công công trình.

Việc rút ngắn tiến độ thi công thường được các nhà đầu tư xem xét theo hai nội dung chủ yếu sau:

 Quan trọng nhất là tổng tiến độ thi công công trình Nếu các điều kiện khác không đổi thì đây là yếu tố đảm bảo khả năng thắng thầu của nhà thầu.

 Tiến độ thi công các hạng mục công trình Các công trình xây dựng thường bao gồm nhiều hạng mục công trình nhỏ Các hạng mục này có thể đưa vào sử dụng trước khi cả công trình hoàn thành Chính vì vậy việc giải quyết dứt điểm các hạng mục công trình cũng được nhà đầu tư đánh giá cao.

2 Tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật

Theo quan điểm dự báo thì tiêu chuẩn kỹ thuật là cớ sở dự báo chất lượng công trình xây dựng Trong quá trình đấu thầu tiêu chuẩn kỹ thuật được nhà đầu tư xem xét đánh giá trên các khía cạnh: tuổi thọ công trình, độ tin cậy và độ an toàn của công trình.

 Tuổi thọ công trình là tiêu chuẩn thời gian mà công trình vẫn giữ được giá trị sử dụng từ khi hoàn thành bàn giao cho tới khi hư hỏng hoàn toàn.

 Độ tin cậy của công trình là khả năng chịu áp lực, độ uốn cong, khả năng chịu xoáy trước gió, bão, hay nói cách khác là khả năng chịu sự thay đổi đột biến của môi trường.

 Độ an toàn là các điều kiện chịu lực của công trình như không rạn nứt, không bị lún, không bị thấm, không nghiêng đảm bảo độ an toàn của công trình khi sử dụng.

Ngoài ra, tiêu chuẩn kỹ thuật còn được nhà đầu tư xem xét về mặt mỹ thuật của công trình Đó là sự phù hợp của công trình với cảnh quan xung quanh, sự phù hợp của bố cục công trình với trang trí nội thất bên trong công trình…

Tiêu chuẩn kỹ thuật là yêu cầu khó đối với các nhà thầu chính vì vậy nó được các nhà đầu tư đánh giá cao Nhà thầu nào có được các đề xuất và giải pháp kỹ thuật hợp lý nhất chắc chắn sẽ dành được ưu thế cạnh tranh khi đấu thầu.

3 Tiêu chuẩn tài chính giá cả

3.1 Tiêu chuẩn tài chính: được nhà đầu tư xem xét trên các khía cạnh sau:

 Xem xét khả năng tài chính trong ba năm gần đây của nhà thầu và tổng số tài sản có, tài sản lưu động, tổng số nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn kinh doanh.

 Khả năng tín dụng và địa chỉ các ngân hàng cung cấp dịch vụ tín dụng cho nhà thầu.

 Danh mục và tổng giá trị các hợp đồng đang thi công, giá trị công trình thi công dở dang, tổng số ngày hoàn thành các phần việc còn lại của hợp đồng

3.2 Tỉêu chuẩn giá cả: trong đấu thầu giá cả được xác định trước khi sản phẩm ra đời Chính vì vậy giá cả đấu thầu chỉ là giá tiên lượng được chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng trên những tiêu chí nhất định Dưới đây là phương pháp xác định giá dự thầu thường được các nhà thầu xem xét xây dựng giá.

 Phương pháp xác định giá dự thầu 8 :

Qi: Khối lượng công tác xây lắp i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được bóc tách từ các bản vẽ kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công. Đi: là đơn vị dự thầu công tác xây lắp i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường theo mặt bằng giá (tại nơi xây dựng công trình)

8 Luận văn tốt nghiệp đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại công ty xây dựng dân dụng Hà Nội, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, tr 21 n: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định khi mở thầu.

Các thành phần chi phí tạo thành đơn giá dự thầu:

A: Chi phí nguyên vật liệu.

C: Chi phí máy thi công.

Với K%: là tỷ lệ % được quy định

Lãi dự kiến của nhà thầu (L) L=H%*G

H% là tỷ lệ % lãi được quy định

Thuế (VAT) VAT=5%*(G+L) Đơn giá dự thầu (Eđơn giá) sẽ được tính như sau:

Ngoài ra còn phải tính đến hệ số trượt giá (Ktrg) và hệ số rủi ro

(Krr) khi đó đơn giá dự thầu hoàn chỉnh được tính như sau: Đdự thầu=Eđơn giá*(1+Ktrg+Krr)

4 Tiêu chuẩn kinh nghiệm nhà thầu:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CTY

KHÁI QUÁT VỀ CTY TNHH HỒNG TRƯỜNG

1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Tên công ty: Công ty TNHH Hồng Trường.

Tên giao dịch: HONGTRUONG COMPANY LIMITED.

Tên viết tắt: HTCO.,LTD.

Trụ sở: Số 26, tổ 11, phường Sài Đồng, quận Long

Biên, TP Hà Nội. Điện thoại: 04.8276699.

Văn phòng: Số 11, Nguyễn Sơn, quận Long Biên, TP Hà

Mở tại: Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội.

Vốn điều lệ: 2.800.000.000VND (Hai tỷ tám trăm triệu đồng)

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 10

9 Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty TNHH Hồng Trường

Công ty TNHH Hồng Trường là doanh nghiệp tư nhân hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận có chức năng xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình thuỷ lợi, các công trình đường giao thông, cầu cống trên phạm vi cả nước.

Công ty Hồng Trường được phép hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0102001604 ngày 11/12/2000.

Công ty được thành lập trong quá trình đất nước tiến tới hội nhập nền kinh tế quốc tế Cùng với khả năng về máy móc, tiền vốn, trang thiết bị đồng bộ, có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề Công ty đã và đang tham gia xây dựng các công trình góp sức mình trên đà phát triển chung của đất nước trong thời kỳ mới.

1.3 Đặc điểm về môi trường kinh doanh

Công ty Hồng Trường hoạt động trong lĩnh vực xây lắp kể từ năm 2000, đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, đấu thầu, tổ chức cán bộ Tuy nhiên công ty vẫn gặp khó khăn trong hoạt động do: oCó sự cạnh tranh của các công ty khác trong lĩnh vực xây dựng bao gồm các công ty Xây dựng Nhà nước với nhiều kinh nghiệm và các công ty tư nhân khác hoạt động trong lĩnh vực này. oCó thể kể đến vài đối thủ cạnh tranh của công ty như công ty xây dựng Hồng Hà, công ty đầu tư và phát triển nhà, công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, công ty xây dựng và kinh doanh nhà Hoàn Kiếm…

Khách hàng của công ty là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về dịch vụ công ty cung cấp trên phạm vi cả nước.

 Tổ chức cung ứng đầu vào

Là một doanh nghiệp dân doanh, công ty có điều kiện trong việc liên kết, hợp tác với tất cả các tổ chức cá nhân có đầy đủ khả năng và điều kiện tham gia cung ứng các đầu vào cho công ty.

 Những chính sách của chính phủ đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty: Đó là các chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhà nước Gần đây quy chế đấu thầu đã được nhà nước thông qua hoàn thiện dần pháp luật về đấu thầu tạo căn cứ cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này.

1.4 Sơ đồ tổ chức của công ty

Bảng 1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH Hồng Trường 11

HÀNH CHÍNH PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KẾ HOẠCH

BAN XÂY DỰNG GIAO THÔNG 1

 Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến, chức năng trong đó ban giám đốc ra quyết định cao nhất đảm bảo cho hoạt động của công ty thống nhất từ trên xuống.

 Các phòng chuyên trách nhận nhiệm vụ từ ban giám đốc tiến hành quản lý và bố trí các nguồn lực vào các ban chuyên trách bên dưới Các ban này lại căn cứ vào mệnh

11 Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty TNHH Hồng Trường

CÁC ĐỘI TRỰC THUỘC lệnh từ trên mà sử dụng các đội trực thuộc để hoàn thành công việc.

 Công ty Hồng Trường là một công ty nhỏ vì vậy cách bố trí như vậy là tương đối hợp lý, bởi sự rõ dàng trong trách nhiệm giữa các cấp quản lý Tuy nhiên, số lượng phòng ban còn tương đối nhiều so với quy mô của công ty, điều này sẽ dẫn đến sự phân tán các nguồn lực ở một công ty nhỏ như công ty Hồng Trường.

2 Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty

2.1 Đặc điểm về lao động:

Bảng 2: Biểu năng lực công nhân kỹ thuật cty TNHH Hồng Trường 12

TT Công nhân theo nghề Số lượng

Công nhân nề + bê tông

Cônh nhân mộc + cốt pha

Công nhân khảo sát + đo đạc

Công nhân vận hành cẩu

Công nhân lái xe lu

Công nhân lái máy xúc

Công nhân lái máy ủi

Công nhân sử dụng đầm

Công nhân khoan đục đá

Công nhân điện dân dụng

Công nhân lắp đặt đường dây

 Nhìn vào bảng 2 ta thấy công ty có một đội ngũ công nhân lành nghề, có thể đáp ứng các yêu cầu vê xây dựng và lắp đặt của các cá nhân, tổ chức.

 Đây là lợi thế của công ty trong quá trình đấu thầu xây lắp.

 Tuy nhiên, nhìn vào bảng số liệu ta cũng thấy một số hạn chế của công nhân kỹ thuật của công ty đó là: oSố lượng còn hạn chế, chỉ có thể tham gia những công trình nhỏ Đây là đặc điểm của những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thi trường. oSố lượng công nhân thường biến động nhanh qua các năm, phụ thuộc nhiều vào các hợp đồng mà công ty nhận được. Đây là giải pháp an toàn cho các doanh nghiệp dân doanh; nhưng nó lại có hạn chế là công ty dễ để mất đi nhiều công nhân giỏi vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Bảng 3: Biểu năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật cty TNHH Hồng Trường 13

TT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo nghề nghệp

Số năm trong nghề Đã qua công trình quy mô và cấp

Kỹ sư kinh tế xây dựng

Kỹ sư máy xây dựng

Kỹ sư vận hành máy XD

Kỹ sư trắc đạc Đại học tài chính Đại học tài chính

Các cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trìnhCác cấp công trình

Các cấp công trình Các cấp công trình Các cấp công trình Các cấp công trình

Nhìn vào số liệu biểu năng lực cán bộ chuyên môn kỹ thuật ta thấy được một số những đặc điểm sau:

 Các cán bộ chuyên môn có nhiều kinh nghiệm trong nghề, đã tham gia nhiều công trình.

 Mặc dù số lượng cán bộ chuyên môn không lớn nhưng là phù hợp với quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty.

 Đặc điểm hạn chế ở đây là số cán bộ chuyên ngành quản lý ở đây là rất ít, công việc quản lý hầu như đã được các cán bộ kỹ thuật làm luôn Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty sau này khi mà công ty muốn mở rộng quy mô của mình.

2.2 Đặc diểm về tài chính

Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2001-2005 cty TNHH Hồng Trường 14 Đơn vị tính: nghìn đồng

14 Nguồn: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cty TNHH Hồng Trường 2001-2005

2.3 Đặc điểm về máy móc thi công

Bảng 5: Bảng kê danh mục thiết bị và máy móc thi công cty TNHH Hồng Trường 15

TT Tên thiết bị Đơn vị số lượng

1 Ôtô tải Kamaz Ben Cái 2 Liên Xô Tốt

2 Ôtô HUYNDAI Cái 3 Hàn Quốc Tốt

3 Máy khoan YPB – 2,5A Cái 2 Liên Xô _

4 Máy vận thăng Elevator Cái 6 Liên Xô _

5 Cẩu bánh lốp ZIN KC 2535 Cái 2 Liên Xô

6 Cẩu tháp 120m Cái 1 Trung Quốc _

7 Máy ép cọc 240 tấn Cái 1 Trung Quốc _

8 Máy trộn bê tông 500 lít Cái 3 Liên Xô _

9 Máy trộn bê tông 250 lít Cái 8 Liên Xô _

10 Máy trộn vữa Cái 5 Úc + V/Nam _

11 Máy ủi C100 Cái 1 Liên Xô _

12 Máy ủi KOMASTU D60P Cái 1 Nhật _

13 Máy xúc HITACHI EX300 dung tích gầu 1,2m3

15 Máy hàn Cái 6 Liên Xô+VN _

16 Máy cắt uốn Cái 4 Liên Xô+TQ _

17 Đầm dùi Cái 17 Nhật+TQ _

18 Đàm bàn Cái 5 Liên Xô+TQ _

19 Đầm cọc Cái 6 Mỹ+Nhật _

20 Máy nén khí HB10 Cái 1 Nhật _

21 Máy lu 10 tấn Cái 2 Nhật _

22 Máy bơm KAMA 10 Cái 7 Liên Xô _

23 Máy bơm Cái 15 Hàn Quốc _

24 Máy trắc địa Cái 5 Đức _

25 Máy xoa mặt bê tong Cái 2 Nhật _

26 Máy phát điện DG – 500 Cái 1 Liên Xô _

28 Giàn giáo Bộ 50 Tiệp+VN _

Từ bảng số liệu ta thấy danh mục thiết bị máy móc thi công của công ty có một số đặc điểm sau:

 Công ty có đầy đủ trang thiết bị máy móc và đều có chất lượng tốt.

 Có khả năng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong lĩnh vực xây lắp.

2.4 Kinh nghiệm xây lắp của công ty

Trong hơn 5 năm hoạt đồng trong lĩnh vực xây dụng, công ty với đội ngũ công nhân và cán bộ lành ghề, giàu kinh nghiệm, cùng với trang thết bị mấy móc hiện đại đã và đang thi công hàng loạt các công trình trên phạm vi toàn quốc Các công trình đều đã và đang sử dụng tốt đem lại sự hài lòng cho khách hàng của công ty Có thể kể đến một vài công trình như:

 Nhà biệt thự số 8 Tây Hồ.

 Đường giao thông nông thôn Mậu Đức- Thạch Ngàn- Hà

 Sân hè nhà bưu điện Văn hoá 10 xã Bình Lục- Hà Nam.

 Đường GTNT Phú Đông- Ba Vì- Hà Tây.

 Cải tạo nâng cấp đường tổ 4 cụm 3 độc lập- phường Cự

Khôi- quận Long Biên- Hà Nội.

 Đường và thoát nước ngõ 83 và nghách 87/6 phố Trường

Lâm- Quận Long Biên- Hà Nội.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CTY TNHH HỒNG TRƯỜNG

1 Quá trình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty

Ta sẽ xem xét qua trình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty

Hồng Trường theo sơ đồ quá trình dự thầu đối với các doanh nghiệp xây dựng.

Sơ đồ 1: Quá trình dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng 16

Tìm kiếm thông tin về công trình cần đấu thầu

Tham gia sơ tuyển (nếu có)

Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu

Lập hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu

16 Luận văn tốt nghiệp đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại

Thương tháo và ký kết hợp đồng ( nếu trúng thầu)

1.1 Việc tìm kiếm thông tin về công tác đấu thầu Ở công ty Hồng Trường không có bộ phận chuyên trách trong việc tìm kiếm thông tin Thông tin chủ yếu có được thông qua các mối quan hệ của ban giám đốc Nguồn thông tin qua báo, đài phát thanh, truyền hình cũng được công ty chú ý nhưng tỷ lệ tham gia và trúng thầu là rất thấp.

Xem xét quá trình tìm kiếm thông tin về công tác đấu thầu ta thấy được sự yếu kém của công ty so với các đối thủ khác đặc biệt là ở những công ty lớn Sự yếu kém này thể hiện ở việc nguồn cung cấp thông tin cho công ty là hạn chế:

 Công ty không khai thác được nhiều ở nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng Nguồn thông tin này có được công ty sử dụng những vẫn chưa trở thành công việc chính mà chỉ là nguồn thông tin thứ yếu Công ty có đặt mua một số sách, báo định kỳ như báo Hà Nội mới, một số sách về xây dựng, về pháp luật… nhưng việc chủ động tìm kiếm thông tin về công tác đấu thầu lại không phải là việc làm bắt buộc mà nó chỉ mang tính khuyến khích đối với các thành viên trong công ty Việc không có bộ phận chuyên trách tìm kiếm thông tin là nguyên nhân làm cho việc khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của công ty gặp khó khăn hơn.

 Nguồn thông tin qua thư mời thầu là nguồn thông tin chính được công ty xem xét Nó là công việc cụ thể mà các thành viên trong công ty thực hiện Đây là nguồn thông tin có lợi cho công ty Nhưng đây là nguồn thông tin hạn chế và mang tính biến động cao Nó làm giảm tính chủ động của các thành viên trong công ty trong việc tìm kiếm thông tin Ở hiện tại, nguồn thông tin này có thể đem lại cho công ty số dự án mà công ty mong muốn Nhưng về lâu dài nó vẫn là nguồn thông tin hạn hẹp mà công ty cần có hướng khai thác cho phù hợp.

 Nguồn thông tin qua trung gian cũng được công ty sử dụng.

Nó có thể là sự giới thiệu của bạn bè, người thân của các cán bộ, công nhân viên trong công ty Đây là một nguồn thông tin mở nếu công ty biết khai thác cho hợp lý hơn.

Nguồn thông tin này được xây dựng trên mối quan hệ vô hình Nhưng công ty lại chỉ chú ý tạo dựng môi quan hệ này trước và trong khi dự án đang được thức hiện Việc duy trì mối quan hệ sau khi dự án kết thức ít được công ty chú ý xem xét một cách thích đáng.

Như vậy, có thể nói việc khai thác thông tin của công ty còn yếu Công ty khai thác thông tin dựa trên mối quan hệ của một nhóm nhỏ người Nguyên nhân là do công ty không có bộ phận chuyên trách trong việc tìm kiếm thông tin.

1.2 Tiếp xúc ban đầu với chủ đầu tư và tham gia sơ tuyển

Khi có được thông tin về công trình đấu thầu, công ty thường đưa người đi tiếp xúc ban đầu với một số người bên chủ đầu tư Mục đích của công việc này là công ty sẽ tìm hiểu thêm một số thông tin về gói thầu và về chủ đầu tư Sau đó công ty sẽ mua hồ sơ mời thầu để có thể tham gia tiếp vào bước tiếp theo của hoạt động đấu thầu.

Nếu bên mời thầu yêu cầu có vòng sơ tuyển thì công ty sẽ lập hồ sơ sơ tuyển theo chỉ dẫn của bên mời thầu.

Qua trình tiếp xúc ban đầu với nhà đầu tư thường do giám đốc làm hoặc cử người đi Nhưng khi giám đốc bận những người được cử đi lại chủ yếu là những người trẻ tuổi Do kinh nhiệm còn yếu nên những người được cử đi khi tiếp xúc it gây được thiện cảm của nhà đầu tư hoặc không hiểu hết các yêu cầu của nhà đầu tư Việc này đã làm giảm tính chủ động của công ty trong việc chuẩn bị các loại hồ sơ khi tham gia đấu thầu.

1.3 Chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu

Khi đã có được thông tin cụ thể về dự án công ty thường có các phương án sau:

 Nếu dự án đó là dự án lớn, phức tạp công ty sẽ thuê tư vấn bên ngoài để lập hồ sơ dự thầu cho công ty

 Nếu là dư án nhỏ, đơn giản công ty sẽ căn cứ vào các hồ sơ dự thầu từ trước để lập hồ sơ dự thầu mới. Để có được các đề xuất kỹ thuật và biện pháp thi công ngoài việc tham khảo các hồ sơ dự thầu các công trình tương tự công ty cũng cử các cán bộ có nhiều kinh nghiệm của mình xuống tận công trình để khảo sát nắm tình hình và đưa ra những giải pháp hợp lý phù hợp với dự án.

Việc lập hồ sơ dự thầu do phòng kế hoạch dự thầu kết hợp với các phòng ban khác thực hiện Khi lập hồ sơ dù có thuê tư vấn hay không thì phòng kế hoách dự thầu vẫn sẽ chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hồ sơ dự thầu.

Khi tiến hành lập hồ sơ, phòng tổ chức hành chính sẽ tiến hành bố trí nhân sự đi kiểm tra khảo sát hiện trường công trình; và phòng tài vụ cung cấp tài chính tạo điều kiện cho phòng kế hoạch dự thầu hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.

Việc lập hồ sơ ở phòng kế hoạch dự thầu cũng có một số điểm đáng lưu ý đó là:

 Khi lập hồ sơ dự thầu công ty thường căn cứ vào các hồ sơ cũ Những hồ sơ này các số liệu thường của các năm trước nên khi lập hồ sơ mới thường đưa ra các số liệu không sát với thực tế.

 Việc căn cứ vào các hồ sơ cũ giúp công ty giảm được gánh nặng công việc và thời gian lập hồ sơ Nhưng việc làm này lại làm cho tính thức tế của hồ sơ giảm đi do sự khác nhau của các dự án.

 Công việc sửa chữa các lỗi trong hồ sơ sau khi hoàn thành cũng do phòng kế haọch dự thầu làm nên nhiều khi làm còn qua loa dẫn đến hồ sơ có nhiều lỗi.

Như vậy, qua trình chuẩn bị và lập hồ sơ dự thầu ở công ty

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẨI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU TẠI CÔNG TY

NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG DỰ THẦU TẠI CÔNG TY

DỰ THẦU TẠI CÔNG TY

Công ty cần tăng cường và nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, tìm kiếm các công trình để tham gia dự thầu tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trong công ty Khi có hồ sơ mời thầu công ty cần nghiên cứu kĩ lưỡng để nắm được đầy đủ các yêu cầu của nhà đầu tư nhằm nâng cao khả năng thắng thầu, đưa công ty ngày càng lớn mạnh.

Công ty chú ý đầu tư vào mua sắm thiết bị, máy móc thi công một cách đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm nhằm nâng cao năng lực thi công đáp ứng hơn nữa nhu cầu xây dựng các công trình có quy mô lớn, phức tạp và trình độ công nghệ cao, hiện đại Đồng thời công ty cần có biện pháp sắp xếp thời gian biểu của thiết bị máy móc cũng như nhân công để có thể thi công nhiều công trình cùng một lúc.

Công ty tăng cường nâng cao quản lý chất lượng đồng bộ trong quá trình dự thầu và thi công các công trình trúng thầu nhằm không ngừng nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.

MỘT SỐ GIẨI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI CTY TNHH HỒNG TRƯỜNG

THẦU TẠI CTY TNHH HỒNG TRƯỜNG

1 Công ty thành lập một bộ phận chuyên trách Marketing

Việc thành lập bộ phận làm nhiệm vụ Marketing ở công ty nhằm một số mục đích sau:

 Nếu bộ phận này làm việc hiệu quả sẽ mở rộng thị trường cho công ty.

 Công tác tiếp thị được đẩy mạnh sẽ làm tăng uy tín cho công ty.

 Khi có bộ phận Marketing sẽ giúp cho công ty xây dựng được kế hoạch dự báo giá linh hoạt đáp ứng kịp thời sự biến động của thi trường.

1.2 Nhiệm vụ: Ở công ty hiện nay chưa có bộ phận Marketing Vì vậy, khi bộ phận này được thành lập nó sẽ san sẻ, giảm bớt công việc cho các phòng ban khác Bộ phận này sẽ phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:

 Nghiên cứu tình hình nguồn cung ứng thiết bị, máy móc xây dựng, nguồn lao động trên thi trường.

 Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tìm kiếm thông tin về các dự án, các công ttrình để công ty tham gia đấu thầu.

 Tìm hiểu và cập nhật các quy định, quy chế và các văn bản pháp luật khác của nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty.

 Thu thập thông tin về sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường.

 Nghiên cứu tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ canh tranh của công ty.

 Thu thập thông tin, tìm hiểu tâm lý sở thích của các khách hàng của công ty.

1.3 Điều kiện để thực hiện Để có thể thực hiện giải pháp này công ty cần có một số điều kiện cơ bản sau:

 Công ty cần phải có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên ngành Marketing Những cán bộ này cần phải là những người nhiệt tình và năng động.

 Công ty phải có đủ kinh phí cung cấp cho bộ phận Marketing hoạt động.

Khi thực hiện giải pháp này công ty có thể đạt được một số kết quả sau đây:

 Công ty sẽ khắc phục được tình trạng tiếp thị không đúng đối tượng Từ đó sẽ giúp công ty nhận biết được nguy cơ và cơ hội sớm để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

 Công ty sẽ nắm bắt được tâm lý, thị hiếu của khách hàng từ đó đưa ra được các kế hoạch thay đổi để đáp ứng kịp thời.

Ta có thể xem xét tính khả thi của giải pháp này dựa vào sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Đánh giá khả năng của giải pháp thành lập bộ phận Marketing theo quan điểm mục tiêu và tiềm năng của công ty TNHH Hồng Trường 22

Khả năng thành lập bộ phận

Marketing có phù hợp với mục tiêu của công ty không

Mục tiêu - Mở rộng thi trường

Mục tiêu - Tăng uy tín cho công ty

Mục tiêu - Xây dựng kế hoạch báo giá linh hoạt

Khả năng thành lập bộ phận Marketing có phù hợp với tiềm năng của công ty?

Công ty có đủ nguồn vốn

Có thể nhận được vốn với những chi phí vừa phải không?

22 Nguồn: Giáo trình Khoa học quản lý tập 2, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, nhà xuất bản khoa học & Kỹ thuật 2002, tr 224

Hãy chuyển sang giai đoạn tiếp theo

Loại bỏ khả năng này

Công ty có đủ cán bộ Marketing không?

Có thể có được cán bộ Marketing với chi phí vừa phải không?

2 Công ty tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ tham gia dự thầu

2.1 Mục tiêu của giải pháp

Công ty thực hiện giải pháp này nhằm một số mục tiêu sau:

 Thứ nhất là để nâng cao chất lượng của hồ sơ dự thầu trên các mặt: tiên lượng giá chính xác sát hợp với thực tế, tổ chức thi công…

 Thứ hai là để công ty có được những cán bộ có đủ khả năng đảm trách các vị trí quan trọng như thuyết minh giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công và chỉ huy công trình.

Quá trình đào tạo bao gồm 3 giai đoạn: Phân tích nhu cầu, tiến hành đào tạo, và đánh giá kết quả.

Sơ đồ: Quá trình đào tạo bồi dưỡng 23

Phân tích nhu cầu Tiến hành đào tạo Đánh giá kết quả

Tuân thủ theo quá trình này công ty sẽ thực hiện như sau:

 Công ty sẽ gửi một số cán bộ đi học một số lớp bồi dưỡng về tài chính, luật pháp tại các trưòng đại học hoặc tại các cơ sở chuyên nghiệp và tạo điều kiện cho họ về thờì gian và chi phí để học tập.

23 Nguồn: Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập 2, Khoa Khoa học quản lý, ĐHKTQD, nhà

 Công ty tự đứng ra tổ chức các lớp bồi dưỡng các kỹ năng vi tính, ngoại ngữ cho các cán bộ chuyên viên tham gia vào quá trình đấu thầu để nâng cao hiệu quả thuyết trình các biện pháp thi công và tăng khả năng cạnh tranh cho công ty.

 Công ty tiến hành tổ chức bồi dưỡng nâng cao tay nghề, bậc thợ cho công nhân trong công ty.

2.3 Một số điểm cần chú ý khi thực hiện:

Khi thực hiện giải pháp này công ty cần chú ý một số điểm sau:

 Công ty cần xác định đúng đối tượng cần đào tạo.

 Đào tạo lý luận cần kết hợp với thực hành.

 Chú trọng mối quan hệ giữa đào tạo và đào tạo lại.

 Có biện pháp khuyến khích khả năng tự đào tạo.

 Phải đào tạo liên tục.

 Đánh giá kết quả đào tạo thường xuyên.

3 Tăng cường công tác huy động vốn

Nâng cao tiềm lực tài chính của công ty.

 Do chù kỳ sản xuất kinh doanh kéo dài đòi hỏi công ty phải có nguồn tài chính đủ lớn đủ tiến hành sản xuất kinh doanh và ứng phó được với các rủi ro.

 Trong quá trình hoạt động công ty thường phải ứng trước vốn để bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ứng vốn mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho thi công công trình Vì vậy cần có vốn.

 Không phải lúc nào các công trình khi đưa vào bàn giao cũng được nhà đầu tư thanh toán ngay Điều này dẫn đến ứ đọng vốn của công ty tại các dự án này; làm cho công ty không kịp thu hồi vốn phục vụ các dự án tiếp theo.

 Việc thiếu vốn lưu động sẽ làm chậm nguồn vốn cung ứng nguyên vật liệu cho thi công vì vậy sẽ kéo dài thời gian thi công ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

 Công ty mở rộng và phát triển sản xuất, cải tiến nâng cao chất lượng các công trình Từ đó đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi lấy lợi nhuận bổ sung thêm vào quỹ đầu tư phát triển.

 Tiết kiệm các chi phí; mở rộng lĩnh vực kinh doanh để tăng nguồn thu cho công ty.

 Tiến hành trả lãi, tín dụng đúng hẹn với các ngân hàng để duy trì và mở rộng mối quan hệ tài chính với Ngân hàng. Đảm bảo giữ uy tín trong quan hệ tài chính từ đó có được sự giúp đỡ về vốn và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

 Huy động vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Thi công nhanh dứt điểm các công trình và từng hạng mục công trình; rút ngắn thời gian xây dựng để thu hồi vốn nhanh; rút ngắn chu kỳ sản xuất tăng tốc độ quay vòng của đồng vốn.

 Tăng cường mở rộng mối quan hệ liên doanh liên kết để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn của các đối tác.

KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

Trong hoạt động đấu thầu còn xảy ra nhiều vấn đề thiếu minh bạch làm ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu Có thể kể ra một số hiện tượng như:

 Hiện tượng “cò” trong đấu thầu Đây là hiện tượng một số đối tượng đe doạ nhà thầu phải bỏ thầu, hoặc đặt giá cao để trượt thầu hoặc đề nghị nhà thầu chi cho một số khoản để chúng đứng ra giúp nhà thầu trúng thầu Đây là hiện tượng bị xã hội lên án và nhà nước ngăn cấm Tuy nhiên, Nhà nước lại thiếu các văn bản pháp luật và các biện pháp xử phạt đối với những đối tượng này.

 Trong đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu những công trình của nhà nước, có hiện tượng móc ngoặc giữa chủ đầu tư và nhà thầu để bớt xén tiền của nhà nước Đây là những việc làm sai trái nhưng vẫn xảy ra Nó có một phần nguyên nhân là do tính dăn đe của Nhà nước đối với những hành vi này còn thiếu cứng dắn.

Chính vì vậy, Nhà nước cần tích cực hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp để “làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế” 24 Cụ thể:

 Khi tiến hành mở thầu, bên mời thầu cần có sự thông báo, kết hợp với công an địa phương, lực lượng cảnh sát

113, đề ra các phương hướng, tình huống để bảo vệ các nhà thầu trong đấu thầu Nhà nước cần bắt buộc bên mời thầu có những số điện thoại khẩn cấp tiếp nhận những tố cáo của nhà thầu về những hiện tượng cò mồi xảy ra bên ngoài cuộc đấu thầu.

 Đối với các nhà thầu tham gia kết hợp với “cò” làm ảnh hưởng đến kết quẩ đấu thầu nhà nước cần có biện pháp xử phát thật nghiêm khắc như cấm tham gia đấu thầu một thời gian dài, bồi thường và huỷ kết quả đấu thầu.

Ngày đăng: 19/06/2023, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w