1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Câu 6 nội dung quản lý hoạt động đầu tư

7 295 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 22,1 KB

Nội dung

nội dung quản lý hđ đầu tư, ví dụ minh họa

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM 12 Câu 6:Trình bày nội dung quản lý hoạt động đầu tư của Nhà nước và làm rõ tác dụng của từng nộ dung trong công tác quản lý hoạt động đầu tư Liên hệ thực tế Việt Nam 1.Nội dung quản lý hoạt động đầu tư của Nhà nước

a Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư và các văn bản dưới luật

Ví dụ:

+ luật xây dựng, luật Đấu thầu, luật Doanh nghiệp, luật đầu tư về tài nguyên

+ văn bản dưới luật: Nghị định, thông tư hướng dẫn

- Tác dụng: giúp nhà nước tạo ra một môi trướng pháp lý thuận lợi cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư Nhà nước ban hành một số bộ luật và văn bản dưới luật nhằm một mặt khuyến khích hoạt động đầu tư, mặt khác nhằm đảm bảo cho các công cuộc đầu tư thực hiện đúng luật và đạt hiệu quả cao

- Liên hệ Việt Nam:

Ngày 30/1, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức hội thảo

về “Định hướng và quan điểm xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp

Tại hội thảo, Bộ Tài chính đã đưa ra đề cương Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp với 11 chương, 62 điều và nêu những kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới cũng như trong khu vực về quản lý và đầu tư vốn Nhà nước mà Bộ Tài chính

đã nghiên cứu để tham khảo xây dựng Luật

Các đại biểu đã trao đổi về thực trạng đầu tư vốn và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

Sự cần thiết xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Định hướng, mục tiêu ban hành Luật nhằm quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh

b Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo từng ngành, địa phương Trên cơ

sở đó xác định danh mục các dự án ưu tiên

Trang 2

Việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bao gồm kế hoạch huy động và phân bổ vốn, xác định nhu cầu về vốn Từ đó giúp cho xác định được danh mục các

dự án ưu tiên, liên quan đến khả năng huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành

VD:

Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020:

Xây dựng mạng đường bộ cao tốc quốc gia hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài của đất nước để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Mạng đường bộ cao tốc bao gồm các trục chính có lưu lượng xe cao, liên kết với hệ thống đường

bộ, kết cấu hạ tầng của các phương thức vận tải khác nhằm khai thác đồng bộ, chủ động và hiệu quả các dịch vụ vận tải trong phát triển kinh tế Quy hoạch này làm cơ sở để xác định nguồn vốn đầu tư, quỹ đất và tiến trình thực hiện các dự án đường bộ cao tốc từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo

c Ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư

- Nội dung: Nhà nước mà đại diện là các ngành thống nhất quản lý các định mức kinh tế, kỹ thuật lien quan đến ngành mình như ban hành những quy định về yêu cầu thiết kế thi công, tiêu chuẩn chất lượng, môi trường

- Tác dụng:

+ Là cơ sở giúp các nhà quản lý kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư

+ Dựa vào đó để đánh giá, giám sát hoạt động của dự án, xem xét việc lập dự án có đúng hay không, việc thẩm định dự án như thế nào, để đánh giá vốn đầu tư (như tổng mức vốn đầu tư quyết toán trước khi xây dựng công trình là bao nhiêu? )

d Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư, đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên sâu cho từng lĩnh vực của hoạt động đầu tư

Để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư cần có người quản lý đầu tư có chuyên môn cao

e Đề ra các chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài và chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác đạt hiệu quả

Trang 3

Tác dụng: tạo thuận lợi cho việc thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài

f Thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư

- Các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư, xử lý những vi phạm pháp luật, quy định của Nhà nước, những cam kết của chủ đầu tư( như chuyển nhượng, bổ sung mục tiêu hoạt động, tăng vốn để đầu tư chiều sâu, gia hạn thời gian hoạt động, giải thể…)

- Đánh giá tổng thể đầu tưưcủa ngành

+ Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành địa phương, vùng lãnh thổ ví dụ như tổng mức vốn đầu tư là bao nhiêu?

+ Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư liên quan đến tình hình thực hiện các quyết định chính sách quản lý đầu tư của ngành, địa phương

- Giám sát đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn

+ Chuẩn bị đầu tư

+ Thực hiện dự án đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình

+ Đánh giá sau khi thực hiện dự án đầu tư:

Hệ thống thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư:

Bộ KH & ĐT guips TTCF tổ chức thực hiện giám sat, đánh giá tổng thể đầu tư

Các bộ, cơ quan quản lý tổng hợp( Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước, bộ khoa học công nghệ, bộ tài nguyên môi trường)

Các bộ quản lý ngành

UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương

Các doanh nghiệp, các chủ đầu tư

- Tác dụng: giúp cho nhà quản lý kịp thời bổ sung, chỉnh sửa những vấn đề bất hợp lý trong

cơ chế, chính sách( giám sát hiệu quả đầu tư cao hay thấp) để kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm huy động tối đa và sử dụng có hiêu quả vốn đầu tư, điều chỉnh xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác dự án

Trang 4

g Quản lý trực tiếp nguồn vốn ngân sách cấp phát cho đầu tư

- Nhà nước đề ra các giải pháp quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối vốn, đến việc thi công xây dựng và vận hành công trình Đối với dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thủ tướng chính phủ ra quyết định đầu

tư hoặc ủy quyền quyết định đầu tư thẩm định dự án

- Nguồn vốn ngân sách bao gồm tiết kiệm của chính phủ Tiền của chính phủ nên chính phủ

là người quyết định đầu tư để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội

- Vì dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước nên rất quan trọng nên nhà nước định hướng theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

- Tác dụng: đảm bảo sử dụng đúng mục đích nguồn ngân sách nhà nước và thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội

h Các nguồn vốn khác: nhà nước định hướng, đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư

- Nhà nước chỉ định hướng các quy hoạch để tạo ra sự phát triển cân đối giữa ngành, địa phương và vùng lãnh thổ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư

*Liên hệ thực tiễn Việt Nam

Trong luật Xây dựng

Chương VII - Quản lý nhà nước về xây dựng

Điều 111 Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng

1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng

2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng

3 Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

4 Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng

5 Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng

6 Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng

7 Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng

Trang 5

8 Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.

9 Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

2.Đối với các bộ, ngành và địa phương:

-Xây dựng chiến lược,quy hoạch ,KH đầu tư

-Xây dựng danh mục các dự án đầu tư

=> tập trung các công trình trọng điểm,định hướng trong vấn đề phân bổ vốn đầu tư -Xây dựng KH huy động vốn đầu tư

-Ban hành những văn bản quản lí (thuộc ngành ,địa phương mình lien quan tới đầu tư)=> tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hut và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư

-Hướng dẫn chủ đầu tư lập,chọn đối tác nước ngoài.=> tận dụng hiệu quả nhất nguồn lực và vốn đầu tư

-Giám sát,đánh giá tổng thể các dự án thuộc quyền quản lí định kì 6 tháng/lần để báo cáon TTCF

-Hỗ trợ và trực tiếp xử lí các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư

-Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh ,bổ sung,sửa đổi nhưng bất hợp lí trong cơ chế chính sách,quy định dưới luật

=>thu hút hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài,tạo môi trường đầu tư thuận lợi,đảm bảo sự cân đối giữa ngành,lĩnh vực và

* Liên hệ Việt Nam

- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

- Chính phủ quy định việc cấp giấy phép đầu tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ vào quy định, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực, quy mô, tính chất của dự án đầu tư; quyết định việc phân cấp giấy phép đầu tư cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

có đủ điều kiện, quy định việc cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp

Trang 6

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Thực hiện việc quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ theo chức năng và thẩm quyền

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt lập và công bố danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư

- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương

- Tiếp nhận dự án đầu tư, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo phân cấp của Chính phủ

- Giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hình thành triển khai thực hiện dự án theo thẩm quyền

Quản lý Nhà nước trên địa bàn lãnh thổ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh

3.Quản lí hoạt đông đầu tư ở cấp cơ sở:

*Nội dung

- Xây dựng chiến lược ,kế hoạch đầu tư phù hợp:Đối với cấp cơ sở,chiến lược và kế hoạch đầu tư phải phù hợp và phục vụ chiến lược ,kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.Những kế hoạch gồm:kế hoạch thực hiện tiến trinh đầu tư,kế hoạch thu chi của các công trình đầu tư ,… =>giúp cho việc đầu tư được chính xác và hiệu quả ,phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

-Tổ chức lập dự án đầu tư,lập KH huy động vốn đầu tư=> thu hút vốn nước ngoài ,có điều kiện tiếp cận với công nghệ ,kĩ thuật hiện đại của nước ngoài,

-Tô chức quản lí quá trình thực hiện đầu tư và phát huy tác dụng của kết quả đầu tư=> đáp ứng tốt nhất việc thực hiện mục tiêu phát triển KT_XH,đảm bảo quá trình thực hiện xây dựng công trình theo đúng quy hoạch,đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý

Trang 7

- Điều phối , kiểm tra , đánh giá hoạt động đầu tư của cơ sở nói chung và của từng dự án nói riêng=> đánh gía tổng thể hoat động đầu tư của cơ sở,đánh giá tổng thể về quản lí đầu tư

* Liên hệ thực tiễn Việt Nam

Quy định về Quản lý đầu tư và đấu thầu

Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND quy định một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng và thực hiện đấu thầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Theo đó, chủ đầu tư xây dựng công trình đối với dự án do Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư là đơn vị quản lý, sử dụng công trình khi đơn vị có đủ điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị có điều kiện làm chủ đầu tư Trường hợp không xác định được đơn vị để giao làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư làm chủ đầu tư

Ngày đăng: 23/05/2014, 19:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w