Nội dung quản lý hoạt động đầu tư
1. Khái niệm quản lý đầu tư Khái niệm: Quản lý đầu tư hay hoạt động đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được kết quả, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư. Phân tích khái niệm dựa trên khái niệm quản lý theo nghĩa chung có thể thấy được: - Đối tượng được quản lý ở đây là các hoạt động đầu tư và các yếu tố liên quan (vốn, giấy phép đầu tư, .). - Sự tác động là các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác dựa trên những quy luật khách quan và đặc thù của đầu tư (các quy hoạch, kế hoạch, hệ thống pháp luật, các định mức tiêu chuẩn, các hợp đồng kinh tế .). - Mục tiêu quản lý: là đạt được các kết quả, hiệu quả đầu tư trên các phương diện vi mô hay vĩ mô một cách tốt nhất (trên phương diện vĩ mô thì mục tiêu quản lý là thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của từng quốc gia, ngành, địa phương, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả cao các nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài lực, vật lực của ngành, địa phương .; trên phương diện vi mô các mục tiêu có thể là dự án đầu tư hoàn thành đúng thời gian đã định, chi phí nằm trong dự toán hay nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất .). 2. Phân loại quản lý hoạt động đầu tư Với phạm vi, vai trò, khả năng, mục tiêu không hoàn toàn tương đồng mà quản lý hoạt động đầu tư có thể chia thành 2 cấp độ chính: - Quản lý nhà nước hoạt động đầu tư (với sự tham gia của hệ thống quản lý bao gồm quốc hội, chính phủ, thủ tướng chính phủ, bộ kế hoạch – đầu tư và các bộ liên quan, các cơ quan địa phương .) - Quản lý hoạt động đầu tư của từng cơ sở, dự án. 2 cấp độ trên có những sự khác biệt nhất định: Thứ nhất: Về thể chế quản lý. Nhà nước là chủ thể quản lý chung nhất hoạt động đầu tư của đất nước còn các cơ sở, ban quản lý dự án là chủ thể quản lý hoạt động đầu tư ở đơn vị, dự án. Thứ hai: về phạm vi và quy mô quản lý đầu tư. Quản lý đầu tư của nhà nước là hoạt động quản lý vĩ mô, bao quát chung nhằm tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi (các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, các quy hoạch vùng, ngành .) cho các nhà đầu tư. Quản lý hoạt động đầu tư ở cơ sở, dự án chỉ bó hẹp ở phạm vi từng doanh nghiệp, dự án riêng lẻ và cấc hoạt động, quản lý ở cấp độ này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Thứ ba: về mục tiêu. Quản lý nhà nước hoạt động đầu tư chủ yếu nhằm hướng tới mục tiêu phát triển chung của quốc gia, xã hội còn ở mức độ cơ sở, dự án là đạt được các kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Thứ tư: về phương pháp quản lý. Quản lý nhà nước hoạt động đầu tư chủ yếu bằng phương pháp gián tiếp (quản lý thông qua hệ thống pháp luật, chính sách .) đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, giám sát, kiểm tra. Còn ở các cơ sở, dự án thì hoạt động quản lý cụ thể và trực tiếp hơn (các doanh nghiệp, cơ sở phải tự nghiên cứu phát hiện cơ hội đầu tư, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế tài chính của công cuộc đầu tư .) Với những đặc điểm, sự khác biệt như vậy mà nội dung quản lý hoạt động đầu tư ở các cấp tương ứng cũng có sự phân biệt, khác nhau. 3. Nội dung quản lý nhà nước hoạt động đầu tư Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý do hoạt động đầu tư mang tính chất liên ngành, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các cơ quan này có thể chia thành Nhà nước (Quản lý đầu tư trên phương diện tổng thể, toàn xã hội) và các bộ, ngành chức năng, địa phương. a, Nội dung quản lý hoạt động đầu tư của nhà nước 1. Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp có liên quan đến đầu tư và các văn bản dưới luật. Nhà nước ban hành, sửa đổi, bổ sung luật đầu tư và các luật liên quan. Ý nghĩa: - Tạo môi trường pháp lý thuận lợi => thu hút và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. - Hoàn thiện văn bản quản lý => Đảm bảo cho các công cuộc đầu tư thực hiện đúng luật, đạt hiệu quả. 2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư theo từng ngành, địa phương, vùng lãnh thổ, xác định nhu cầu về vốn, nguồn vốn . dựa trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành , của địa phương, vùng lãnh thổ. Ý nghĩa: - Xác định được danh mục, thứ tự các dự án ưu tiên; tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng (huy động, phân bổ) vốn đầu tư hiệu quả hơn, giảm thiểu được thất thoát-lãng phí trong công cuộc đầu tư chung của đất nước, xã hội. 3. Ban hành kịp thời các chính sách chủ trường đầu tư (chính sách tài chính tiền tệ, ưu đãi đầu tư .) nhằm cải thiện môi trường đầu tư và thủ tục đầu tư. Ý nghĩa: - Trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động đầu tư, việc ban hành kịp thời các chính sách, chủ trương đầu tư giúp kịp thời điều chỉnh, bổ sung những bất hợp lý, chưa phù hợp của chính sách trong từng giai đoạn, thời kỳ. - Môi trường đầu tư tốt giúp huy động tối đa và phát huy có hiệu quả các nguồn đầu tư. 4. Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư (yêu cầu về thiết kế thi công, tiêu chuẩn chất lượng môi trường .). Ý nghĩa: Là căn cứ để lập, thẩm định, quyết định đầu tư, quản lý, giám sát các hoạt động đầu tư. 5. Xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tư, đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên môn chuyên sâu cho từng lĩnh vực của hoạt động đầu tư. Ý nghĩa: - Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư, làm tốt các khâu khâu chuẩn bị, thẩm định, đấu thầu, quản lý đầu tư xây dựng công trình . giúp công cuộc đầu tư đạt được các kết quả tốt hơn. 6. Đề ra các chủ trương và chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài và chuẩn bị các điều kiện về nguồn lực tài chính, vật chất và nhân lực để hợp tác đạt hiệu quả cao. Ý nghĩa: - Tăng cường thu hút vốn và sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn huy động từ nước ngoài. - Tạo tiền đề tăng cường năng lực, sức cạnh tranh của các đơn vị (xây dựng, sản xuất .), giúp nâng cao hiệu quả đầu tư trong nước. 7. Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư, các bên có liên quan, xử lý vi phạm pháp luật, quy định của Nhà nước. Ý nghĩa: - Giúp duy trì một môi trường đầu tư công bằng, hấp dẫn. - Thông qua kiểm tra, giám sát tạo tiền đề phát hiện những hiện tượng mới phát sinh, những bất hợp lý, thiếu sót trong cơ chế, chính sách . từ đó đưa ra được những biện pháp, giải pháp, xử lý các vấn đề. 8. Quản lý trực tiếp nguồn vốn ngân sách cấp phát cho đầu tư. Nhà nước đề ra các giải pháp để quản lí và sử dụng vốn của nhà nước từ khâu xác định chủ trương đầu tư, phân phối đến việc thông công xây dựng và vận hành. Ý nghĩa: - Đầu tư công có hiệu quả có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển KTXH (thu hút tối đa được các nguồn lực phát triển, tránh thất thoát lãng phí, thúc đẩy quá trình phát triển nhanh, bền vững). b, Nội dung quản lý đầu tư của các bộ, ngành chức năng và các địa phương Các bộ, ngành chức năng và các địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiên chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn của mình. Cụ thể các nội dung cần thực hiện bao gồm: • Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư của bộ, ngành và địa phương mình. • Xây dựng danh mục các dự án cần đầu tư của ngành, địa phương. Ý nghĩa: Góp phần thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển của ngành, địa phương; hướng tới các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của đất nước. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong công cuộc đầu tư. • Xây dựng các kế hoạch huy động vốn Ý nghĩa: Đảm bảo công cuộc đầu tư được hoàn thành đúng tiến độ, kế hoạch, giảm các rủi ro khiến dự án giảm tính hiệu quả, không đạt được mục đích. • Hướng dẫn các nhà đầu tư thuộc ngành, địa phương mình lập dự án tiền khả thi và khả thi. Ý nghĩa: tạo điều kiện thuận lợi, thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong xã hội. • Ban hành những văn bản quản lý (thuộc ngành, địa phương mình liên quan đến đầu tư). • Lựa chọn đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh liên kết trong hợp tác đầu tư với nước ngoài. • Trực tiếp giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc ngành, đại phương theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý. • Hỗ trợ và trực tiếp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư (giải phóng mặt bằng, thuê, tuyển dụng lao động, .) • Kiến nghị với cấp trên điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, quy định dưới luật. Ý nghĩa: Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước hoạt động đầu tư 4. Nội dung quản lý hoạt động đầu tư ở cấp cơ sở (Quản lý dự án đầu tư) Đây là bộ phận không thể thiếu, trực tiếp của hoạt động quản lý đầu tư. Một số nội dung chủ yếu của quản lý hoạt động đầu tư cấp cơ sở gồm: • Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư (kế hoạch huy động vốn, kế hoạch thu chi, trả nợ . ). Các chiến lược, kế hoạch này phải phù hợp và phục vụ chiến lược, kế hoạch của đơn vị sản xuất, kinh doanh. Giúp quá trình đầu tư, sử dụng các nguồn lực của cơ sở, đơn vị đạt được hiệu quả. • Tổ chức lập dự án đầu tư, kế hoạch dự án Phát hiện các cơ hội, dự án đầu tư hiệu quả; lập dự án, các kế hoạch dự án tốt giúp công cuộc đầu tư diễn ra trôi chảy, đạt được các mục tiêu (nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ .) • Tổ chức quả trính thực hiện (tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, quản lý tiến độ, vốn đầu tư, chất lượng, rủi ro, .) và vận hành các kết quả đầu tư (quản lý tốt máy móc thiết bị, thực hiện duy tu bảo dưỡng thường xuyên nhằm sử dụng tối đa công suất). Giúp dự án hoành thành và phát huy được hiệu quả cao. • Điều phối, kiểm tra, đánh giá hoạt động đầu tư của cơ sở nói chung và của từng dự án nói riêng. Giúp phát hiện, xử lý nhanh chóng các vấn đề nảy sinh, chống thất thoát lãng phí trong quá trình đầu tư. . cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước hoạt động đầu tư 4. Nội dung quản lý hoạt động đầu tư ở cấp cơ sở (Quản lý dự án đầu tư) Đây là bộ phận không. của hoạt động quản lý đầu tư. Một số nội dung chủ yếu của quản lý hoạt động đầu tư cấp cơ sở gồm: • Xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư (kế hoạch huy động