Khái niệm, phân loại, số liệu, cách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
BÀI TẬP NHÓM 12 Câu 3: Trình bày nguồn vốn FDI và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này ở Việt Nam? I.Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: - Ngày nay, giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, việc dịch chuyển các dòng vốn đầu tư giữa các nước ngày càng mạnh mẽ và đa dạng. Không chỉ các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển cũng đầu tư ra nước ngoài. - Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn đầu tư sang lãnh thổ của một nước do một nước khác sở hữu và kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một hình thức vô cùng quan trọng của đầu tư nước ngoài. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình di chuyển vốn giữa các nước trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn. 1, Về bản chất: đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc để mua các doanh nghiệp ở nước ngoài để thành người chủ sở hữu, trực tiếp quản lí hoặc điều hành, tham gia điều hành cơ sở kinh doanh đó. Đồng thời họ cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó (tùy theo số vốn họ đóng góp) 2,Về đặc trưng của FDI khác với ODA : - Thứ nhất, Đầu tư trực tiếp nước ngoài là khoản đầu tư dài hạn hơn, phản ánh lợi ích lâu dài của nhà đầu tư ở nước nhận đầu tư và ít lệ thuộc hơn vào quan hệ chính trị - Thứ hai, Trong loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên nước ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho nhà đầu tư, do đó mức độ khả thi và hiệu quả của dự án cao - Nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ nhưng phải chia se lợi ích do đầu tư mang lại tùy theo mức độ đóng góp của họ. 3,Về vai trò của FDI: • Bổ sung thêm nguồn lực , góp phần phát triển kinh tế xã hội: Năm 2007 vốn đầu tư trực tiếp tỉ trọng này tăng lên 24,8% , 2008 khoảng 30% . Các doanh nghiệp này thường có trình độ công nghệ cao hơn, quản lí tốt hơn trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khai thác dầu khí, cơ khí lắp ráp, Nhờ đó mà năng suất lao động trong khu vực này cao hơn trong nước. Trong những năm 2006-2007, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài tao ra khoảng 16-17 %GDP • Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một số ngành công nghiệp mới giúp nâng cao năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 100% về khai thác dầu thô, sản xuất oto , máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, 60% sản lượng thép cán, 28% xi măng, 33% máy móc thiết bị điện, điện tử, Thông qua đầu tư FDI, thúc đẩy hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, góp phần phân bổ công nghiệp hợp lí trong cả nước và nâng cao hiệu quả đầu tư. • Mở rộng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu Các doanh nghiệp có vốn FDI góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường ra nước ngoài. Trong thời kì 2001-2005, tổng kim ngạch của khu vực có vốn FDI đạt 33,7 tỉ USD. FDI chiếm tỉ trọng đáng kể trong sản xuất một số mặt hàng công nghiệp:100%dầu thô, 84% điện tử,máy tính , linh kiện, 42% giày da, Tỉ trọng xuất khẩu so với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cúng đã tăng nhanh: thời kì 1996-2000 đạt 48,7%, thời kì 2000-2003 là 50% • Tạo việc làm, góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Năm 2008, các doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo ra khoảng 1,4 triệu việc làm trực tiếp, và hàng triệu công ăn việc làm gián tiếp trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu. Ngoài ra còn góp phần đào tạo đội ngũ nồng cốt và lực lượng lao động lành nghề trong nhiều ngành, lĩnh vực nhất là viễn thông, dầu khí, hóa chất, điện tử, tin học, Mặt khác trong các doanh nghiệp này, cán bộ kĩ thuật, quản lí có điều kiện thuận lợi để tiếp cận phương thức quản lí kinh tế, kinh doanh, công nghệ hiện đại từ các nước đầu tư. Qua thời gian, nhiều người Việt Nam đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài đảm nhận các vai trò quan trọng, trong quản lí các quy trình công nghệ hiện đại. • Góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện một số cân đối lớn: Giai đoạn năm 2001-2005, thu ngân sách của Nhà nước thông qua việc trực tiếp đóng thuế và các khoản thu khác là 3,6 tỉ USD, chỉ trong 3 năm 2006-2008, con số này đã đạt 5 tỉ USD. Trong những năm gần đây, mức tăng bình quân hằng năm các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp là 24%, góp phần giảm bội chi ngân sách. Cải thiện cán cân vãng lai, thanh toán quốc tế, nhờ dòng vốn di chuyển vào Việt Nam và nguồn thu ngoại tệ gián tiếp thông qua khách du lịch và kinh doanh quốc tế, thanh toán các sản phẩm dịch vụ do Việt Nam cung cấp. Tập trung nguồn vốn ngân sách đầu tư cho kết cấu hạ tầng, cho văn hóa giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cho hỗ trợ các vùng sâu vùng xa, nhờ đó có thể kết hợp tốt hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển 4, Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài: A, Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trong đó các bên tham gia kí kết hợp đồng thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư. - Quy định rõ đối tượng nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho từng bên tham gia. - Thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận và được các cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư chuẩn y. - Không cần đòi hỏi vốn lớn, thời gian hợp đồng thường không dài nên những nhà đầu tư có tiềm năng không lớn thường lựa chọn hình thức đầu tư này. B, Liên doanh: - Là loại hình thức doanh nghiệp do hai bên hay nhiều bên phía nước ngoài và nước nhận đầu tư hợp tác cùng góp vốn, kinh doanh, cùng hưởng lợi, cùng chia sẻ rủi ro theo tỉ lệ vốn. - Hình thức này thường được các nước chủ nhà ưu chuộng vì thông qua đó có thể tiếp thu được kĩ thuật ,công nghệ, học tập được kinh nghiệm, đào tạo đội ngũ lao động trên thị trường quốc tế. Nhưng yêu cầu đặt ra đối với nước chủ nhà là phải đáp ứng được những điều kiện về vốn, trình độ quản lí doanh nghiệp cùng với bên nước ngoài thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. - Ví dụ như công ti xi măng vicem Hải Phòng ; công ti nhà đất, đĩa ốc Phú Mỹ Hưng, C,Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. có thể do một hoặc nhiều tổ chức cá nhân người nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư. Họ tự đứng ra tổ chức quản lí, điều hành sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kêt quả kinh doanh cuối cùng. Hình thức này được phía nước ngoài ưa chuộng vì họ được tự mình độc lập ra các quyết định quản lí và hưởng lợi nhuận do kết quả đầu tư mang lại sau khi đã làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho nước chủ nhà. -Ví dụ như công ti bảo hiểm nhân thọ Manulife, công ti điện tử Sony, - Ngoài ra còn có các hình thức: hợp đồng xây dựng kinh doanh chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng chuyển giao(BT); mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lí hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp và các hình thức đầu tư trực tiếp khác. 5, Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: A, Khối lượng vốn đầu tư: Trong 21 năm kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực (1988-2008) VN đã thu hút được khối lượng lớn vốn đầu tư FDI với tổng số vốn đầu tư đăng kí là 163,6 tỉ USD, vốn thực hiện là hơn 56,9 tỉ USD, bằng 34,7 % Phân tích bảng trong slide 3 giai đoạn đầu - Đặc biệt khi VN chuẩn bị gia nhập và sau khi gia nhập WTO, vốn FDI tăng rất nhanh cả vốn đăng kí và vốn thực hiện, năm 2006 là B, Hình thức đầu tư: - Hình thức 100% vốn nước ngoài gia tăng thông qua đầu tư mới hoặc chuyển từ liên doanh sang C, Địa bàn đầu tư: - Những nơi có cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục hành chính được cải thiện, nguồn nhân lực dồi dào, sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài. - Phân tích bảng, biểu đồ D, Lĩnh vực đầu tư: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt gia tăng tỉ trọng trong các lĩnh vực: công nghệ cao, lọc dầu,công nghệ thông tin, với sự có mặt của các tập đoàn như: Intel, canon, panasanic, E, Đối tác đầu tư: - Hiện có 70/500 tập đoàn đa quốc gia của 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN - Các nước châu Á chiếm đến 69%vốn đầu tư, châu Âu chiếm 24%, châu Mĩ chiếm 5% Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn FDI còn nhiều hạn chế như: ảnh hưởng tới môi trường: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, Tăng sự cạnh tranh giữa hàng hóa trong nước và nước ngoài, Sự hy sinh lợi ích chính trị Nguyên nhân của những hạn chế trên: - Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư chưa đồng bộ và thiếu nhất quán: thủ tục còn rườm rà và tốn kém rất nhiều thời gian và công sức. - Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế: cơ sở hạ tầng của nước ta còn kém phát triển nhất là hệ thống giao thông còn nhiều bất cập như: ách tắc giao thông, hệ thống đường sắt đã đưa vào hoạt động từ lâu nên có nhiều hỏng hóc, - Sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế - Chưa thực hiện tốt phân cấp quản lý - Định hướng FDI chưa được xây dựng hợp lý II. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng và có tỷ trọng đáng kể, để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI cần thực hiện một số biện pháp sau: 1. Mở rộng lĩnh vực và đa dạng hóa hình thức đầu tư Triển khai các đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng sau: - Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để tăng lượng vốn cho khu vực điện tử, cơ khí chế tạo, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông - Đẩy mạnh đầu tư vào khu công nghệ cao, kinh doanh bất động sản, dịch vụ, công nghiệp phụ trợ, - Rà soát để mở rộng những lĩnh vực hưởng ưu đãi khuyến khích của Nhà nước - Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án có quy mô lớn để nhanh chóng đưa vào vận hành - Về đa dạng hóa hình thức đầu tư: 2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài - Đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tơi chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư nước ngoài - Rà soát có hệ thống các loại phí, lệ phí đang áp dụng liên quan đến quá trình hoạt động của DN đầu tư trực tiếp nước ngoài, bãi bỏ những lọa phí không cần thiết, giảm các chi phí đầu vào (điện, viễn thông, dịch vụ cảng) hoặc có ưu đãi để chi phí đầu vào - Xây dựng cải cách hệ thống thuế, sửa đổi những bất hợp lý về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân có liên quan, - Thực hiện chính sách ưu đãi: đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, quy định đảm bảo vay vốn, cầm cố, thế chấp, bảo hành để doanh nghiệp nước ngoài có thể tiếp cận thị trường vốn trong nước. - Triển khai xây dựng đề án hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định, hướng dẫn rõ quyền và nghĩa vụ đối với các bên liên quan khi có tranh chấp hay mâu thuẫn xảy ra - Nghiên cứu tình hình, chính sách đầu tư nước ngoài của các nước trọng điểm để đáp ứng được điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài: cải thiện môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, 3. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước - Các cơ quan phải kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các dự án đầu tư: dự án đã đi vào hoạt động cần có những biện pháp khuyến khích hay giải quyết khó khăn, - Thống nhất tập trung điều hành quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế: tăng cường sự quản lý của Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương, tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra - Rút ngắn và cắt bớt những thủ tục hành chính không cần thiết 4. Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô - Bất cứ vốn đầu tư nào cả trong nước và nước ngoài đều có nguyên tắc chủ đạo: càng hiệu quả trong sử dụng thì khả năng thu hút nó càng lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng trưởng phát triển sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp trong giải quyết hàng tồn kho, mở rộng sản xuất kinh doanh, - Đảm bảo sự ổn đinh kinh tế vĩ mô: không gặp rủi ro do các yếu tố chính trị xã hội hay môi trường kinh doanh. Đảm bảo là nơi an toàn cho sự vận động của vốn và là nơi có khả năng sinh lợi cao. - Liên quan chặt chẽ hoạt động đến hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ chính vì vậy phải thật thận trọng và phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất cứ một cơ chế hay chính sách nào. Phải chủ động kiểm soát quá tình tăng trưởng và tái lập trạng thái cân bắng mới cho nền kinh tế. Thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội. III. Kết luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Muốn thu hút nguồn vốn này cần tạo được môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, có những chính sách khuyến khích và cơ chế thuận lợi, phải xây dựng được những quy hoạch cụ thể. Và hơn hết là phải sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn này và giảm thiểu tối đa những phản ứng tiêu cực của nó. . một nước do một nước khác sở hữu và kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một hình thức vô cùng quan trọng của đầu tư nước ngoài. - Đầu tư trực tiếp nước. các hình thức đầu tư trực tiếp khác. 5, Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: A, Khối lượng vốn đầu tư: Trong 21 năm kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực (1988 -20 08) VN đã. ánh lợi ích lâu dài của nhà đầu tư ở nước nhận đầu tư và ít lệ thuộc hơn vào quan hệ chính trị - Thứ hai, Trong loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài, bên nước ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình