báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam

41 2K 0
báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến  công tác tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Báo cáo cuối cùng của Nhóm chuyên gia về HIV/AIDS thuộc Trung tâm CSIS trong chuyến công tác tại Việt Nam từ 8-13/1/2006 Nhóm trưởng Tommy G. Thompson Các tác giả chính J. Stephen Morrison Phillip Nieburg Tháng 6 năm 2006 (CSIS final Report) HIV/AIDS tại Việt Nam Nội dung Phát hiện chính và Khuyến nghị 1 Lây truyền và Tác động của HIV/AIDS tại Việt Nam 9 Ứng phó của các nhà Lãnh đạo Việt Nam 15 Mở rộng sự tham gia của phía Hoa kỳ trong phòng chống HIV/AIDS 23 Ứng phó từ phía các tổ chức quốc tế 32 Phụ lục A: Danh sách các thành viên cúa đoàn đánh giá CSIS 36 Phụ lục B: Chương trình làm việc của đoàn đánh giá 37 Phụ lục C: Nguồn thông tin bổ sung về HIV/AIDS ở Việt Nam 39 1 HIV/AIDS tại Việt Nam Báo cáo cuối cùng của Nhóm chuyên gia về HIV/AIDS thuộc Trung tâm CSIS trong chuyến công tác tại Việt Nam từ 8- 13/1/2006 J.Stephen Morrison và Phillip Nieburg Phát hiện chính và Khuyến nghị Đoàn công tác của Trung tâm CSIS từ Việt Nam trở về với niềm lạc quan về khả năng khống chế thành công sự lây nhiễm HIV (virus làm suy giảm hệ miễn dịch ở người) và AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Song, niềm hy vọng này đã giảm đi khi nhìn nhận được rõ hơn về những trở ngại nghiêm trọng và mang tính đặc trưng mà cả Việt Nam lẫn các đối tác quốc tế đang phải đối mặt khi họ đang tập trung tăng cường, mở rộng các nỗ lực cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Việt Nam có một số điều kiện thuận lợi để có thể tận dụng cho các cơ hội thành công của quốc gia trong cuộc chiến với HIV/AIDS. Để kiểm soát được dịch HIV, Việt Nam cần nhanh chóng tiếp tục huy động các nhà lãnh đạo, từng người dân, và các đối tác quốc tế tham gia vào một chiến lược lấy dự phòng làm trung tâm, nhằm giải quyết một cách sâu sắc và có hiệu quả các hành vi chủ yếu làm dịch gia tăng – đó là tiêm chích ma tuý, mại dâm nữ và tình dục đồng giới nam; cùng đồng thời dồn sức để triển khai trên quy mô lớn các hoạt động dự phòng nhằm vào đối tượng thanh niên cả ở khu vực thành thị lẫn nông thôn. Cho dù sẽ không thể thực hiện được một cách dễ dàng, nhưng cùng lúc, vẫn phải tăng cường mở rộng khả năng tiếp cận điều trị và chăm sóc có hiệu quả cho những người Việt Nam đang sống với HIV. Chiến lược toàn diện, song lấy phòng ngừa làm trung tâm sẽ đòi hỏi phải vượt qua một số trở ngại khá đáng kể, đó là: sự kỳ thị hiện diện khắp mọi nơ i; hiện vẫn thiếu một kế hoạch quốc gia toàn diện về điều trị và phòng ngừa tiêm chích ma tuý; thiếu một khung pháp lý quốc gia và chế tài xử phạt nhằm hạn chế tình trạng phân biệt đối xử và đảm bảo bí mật riêng tư; các nhóm có hành vi nguy cơ cao chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị; và tới lúc này, vẫn chưa đưa ra được những liệu pháp giúp người tiêm chích ma tuý chấm dứt tình trạng sử dụng ma tuý và phòng tránh lây nhiễm HIV. Các trở ngại này cùng với nhiều khó khăn khác đang ngăn cản những ứng phó có hiệu quả của chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế. Nếu Việt Nam có đủ quyết tâm, ý chí chính trị để vượt qua những trở ngại này, thì một chiến lược có trọng tâm rõ ràng sẽ thành công. Nếu không thì công cuộc phòng chống HIV/AIDS c ủa Việt Nam có thể rơi vào tình trạng lúng túng và dịch HIV/AIDS sẽ tiếp tục gia tăng một cách nhanh chóng. 2 HIV/AIDS tại Việt Nam Tại sao một kết quả đầy hứa hẹn đang trong tầm tay của Việt Nam? Việt nam là một đất nước mang đầy tính năng động, tràn ngập nguồn hy vọng và làm chủ các sức mạnh về cơ cấu thể chế; những điều này tạo cho Việt Nam có được cơ hội rất đặc biệt. Một đất nước đang trên đà phát triển cả về kinh tế, chính trị, xã hội và ngày càng tự tin vào khả năng của chính mình để hoàn thành và duy trì những tiến bộ to lớn. Việt Nam đang có trong tay một hệ thống y tế mạnh hơn rất nhiều so với các quốc gia khác đã bị tác động nặng nề bởi đại dịch HIV/AIDS. Việt Nam đã tỏ rõ khả năng của mình với tòan thế giới bằng việc khống chế được hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) vào năm 2003 và khả năng ứng phó với nguy cơ của dịch cúm gia cầm diễn ra đầu năm 2004 và bùng phát trở lại vào năm 2005 và 2006. Để khống chế được đại dịch HIV/AIDS, Việt nam đã huy động sự tham gia của các tổ chức quần chúng (như Hội Phụ nữ; Đoàn Thanh niên) có hệ thống tổ chức gắn liền với các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời có chân rết hoạt động ở các tuyến cơ sở. Hơn nữa, các tổ chức phi chính phủ như Hội Phật giáo hiện đang có những đóng góp rất quan trọng cho các nỗ lực về phòng chống HIV/AIDS. Tập hợp bên nhau, các tổ chức đoàn thể địa phương này nắm giữ những tiềm năng to lớn cho công cuộc phòng chống HIV/AIDS, nếu như các tổ chức này có được đầy đủ các nguồn lực và chỉ đạo, hướng dẫn. Dưới góc độ của y tế công, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện vẫn ở giai đoạn tập trung- chưa trở thành dịch lan tràn – tức là tỷ lệ nhiễm vẫn trong vòng kiểm soát được. Với những điều kiện như vậy, các nỗ lực tập trung một cách cao độ vào công tác dự phòng HIV có thể ngăn chặn tình trạng lây truyền của bệnh dịch này. Ba nhóm hành vi nguy cơ cao, đó là những người sử dụng ma tuý, những người hành nghề mại dâm (và khách hàng của họ), và nam quan hệ đồng tính, chiếm tỉ lệ lớn trong số 265,000 người Việt Nam sống với HIV hiện nay. Chính những nhóm này, cùng với các bạn tình của họ, hiện đang trực tiếp có nguy cơ cao nhất làm lây lan HIV. Xét về phương diện chính trị trong nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội và chính phủ gần đây đã quan tâm một cách rất nghiêm túc tới tình hình dịch, bằng việc đưa ra chiến lược quốc gia phòng chống AIDS vào năm 2004 và mở rộng phạm vi cho các sáng kiến và hoạt động phòng chống HIV, bao gồm việc cho phép thành lập hiệp hội của những người sống với HIV/AIDS. Năm 2006 là thời điểm quyết định đối với Việt Nam. Việc chuyển giao vai trò lãnh đạo giữa các thế hệ đang được diễn ra, điều này có thể sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn ở Đại hội Đảng toàn quốc trong năm 2006. Một đạo luật mới về HIV/AIDS hy vọng sẽ được Quốc hội thông qua. Tháng 11/2006, lần đầu tiên Việt Nam sẽ là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (viết tắt là APEC), tại hội nghị này vấn đề các bệnh truyền nhiễm sẽ có thể được coi là một trong nhữ ng vấn đề quan tâm ưu tiên của khu vực và các nhà lãnh đạo Việt nam sẽ tổ chức một diễn đàn trao đổi. Một bộ phận không thể không bàn tới, đó là những người tiêm chích ma tuý có nhiễm HIV đang tập trung tại các trung tâm điều trị cai nghiện phục hồi và vì thế có thể tiếp cận được (các trung tâm này được gọi là trung tâm 06; Trung tâm có tên gọi 05 dành cho nữ hành nghề mại dâm). Trong số những người hiện đ ang tập trung trong các trung tâm này, phần đông đã nhiễm HIV- kể cả một số người đang chuyển sang AIDS, dự kiến J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 3 sẽ được trở về cộng đồng trong năm 2006. Chính phủ hiện đang chịu sức ép rất lớn trong việc hướng dẫn làm thế nào để những người này có thể hoà nhập được với cộng đồng khi được trả về, tránh tình trạng tái nghiện và quay trở lại hành nghề mại dâm, đồng thời nhận được đầy đủ các dịch vụ cho người tiêm chích ma túy và HIV/AIDS. Đến nay, mới có được một phần các câu trả lời. Nếu thách thức khẩn cấp này có thể giải quyết được một cách hiệu quả trong năm 2006, thì mới có được các đối tác mới và các mô hình mới để tiếp cận và chăm sóc cho nhóm đối tượng này. Nếu giải quyết không tốt thách thức này, hậu quả thất bại có thể sẽ kéo lùi các nỗ lực của chính phủ Việt namcộng đồng quốc tế trong việc làm giảm tố c độ lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình tượng của Việt Nam trên trường quốc tế. Về lĩnh vực hợp tác quốc tế, các nhà tài trợ hiện đang đẩy mạnh hợp tác, gia tăng các nguồn lực từ 5 triệu USD/năm trong năm 2000 lên tới hơn 50 triệu USD/năm trong năm 2006, và đang xây dựng các quan hệ đối tác mới với chính phủ, các tổ chức qu ần chúng và các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. Với tình hình này, không đủ kinh phí sẽ không còn là trở ngại đối với hoạt động dự phòng HIV có hiệu quả. Mặc dù chăm sóc và điều trị AIDS có tương đối đắt hơn, nhưng với nguồn kinh phí tài trợ hiện tại và số dự kiến trong thời gian tới vẫn cho phép đạt được độ bao phủ tương đối cao số người được điều trị AIDS, như vậy dự phòng có hiệu quả có thể sớm làm chậm tốc độ lây truyền của HIV. Vào giữa năm 2004, Hoa kỳ đã đề cử Việt Nam là quốc gia thứ 15, nhận hỗ trợ từ Kế hoạch Cứu trợ Khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng thống Mỹ (PEPFAR). Kể từ đó, Hoa kỳ đã đóng góp vai trò lãnh đạo của mình trong công tác phòng chống HIV/AIDS, khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của các nhà tài trợ khác, và tạo ra hy vọng mới, bền vững cho Việt nam, cho các tổ chức quốc tế và các đối tác thực hiện. Các đối tác quốc tế đã cải tiến hoạt động điều phối của mình tại Việt Nam, và trong số đó, hiện Hoa kỳ đang đảm nhận tiềm năng to lớn và trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo. Tại sao vẫn tồn tại những điều lo ngại? Hiện vẫn còn khá nhiều việc cần phải được giải quyết cấp bách, nhằm cải thiện những cản trở để đảm bảo sự thành công. Niềm lạc quan của Đoàn chuyên gia đánh giá của Trung tâm CSIS về những tiềm năng của Việt Nam cho sự thành công đã bị giảm đi trước những quan ngại về nhịp độ tiến triển và mức độ tập trung củ a các ứng phó hiện nay của Việt Nam cho công tác phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề liên quan khác. Mặc dù gần đây có thu được những kết quả đầy triển vọng, nhưng các phương pháp giải quyết do chính phủ Việt Nam, Hoa kỳ và các nhà tài trợ khác tiến hành vẫn chưa phải là một cách làm mang tính toàn diện và chiến lược, đúng tầm như nó cần phải có nhằm đạt được và duy trì khả năng kiểm soát mức độ lây lan cùng các tác động của HIV/AIDS. Vai trò của lãnh đạo cấp caocông việc giám sát của các cấp này không được liên tục. Những rào cản về văn hoá và chính trị đang gây trở ngại cho các hành động có hiệu quả cần phải được khắc phục một cách có hệ thống. Vi trí trung tâm của các nhà lãnh đạo Việt Nam “Chương trình 3 giảm” của Việt Nam coi sử dụng ma tuý và mại dâm là hai trong số “ba tệ nạn” (tội phạm là tệ nạn thứ 3). Trong những năm gần đây, Chiến dịch này đã làm trầm 4 HIV/AIDS tại Việt Nam trọng hơn tình trạng kỳ thị vốn đã vây bọc nặng nề xung quanh những người được xếp vào các nhóm nguy cơ này, kể cả những người sống với HIV và những người bị ảnh hưởng. Trong một bối cảnh như vậy, nhưng các nhà tài trợ vẫn còn do dự và chỉ bước những bước nửa vời trong việc cố gắng tiếp cận các nhóm đối tượng chính này b ằng các phương pháp có hiệu quả nhất. Kỳ thị rõ ràng là cản trở to lớn nhất và đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao, cùng với những chuyển đổi cơ bản về thái độ và văn hoá, để sao cho cả những người đã nhiễm HIV và những người chưa nhiễm trong các nhóm có hành vi nguy cơ cao, thay vì bị đối xử như những người bị xã hội bỏ rơi, sẽ nhận được những tấm lòng thương cảm và các can thiệp cần thiết của ngành y tế. 1 Ở cấp độ chính trị của quốc gia, Việt Nam đang có một số các cải cách về chính sách và luật pháp, hiện nay hoặc đang bị trì hoãn hoặc chưa được hoàn thiện. Điều đáng kể nhất, là vấn đề quyền tự do của công dân, vẫn còn thiếu một chiến lược về việc chuyển giao các học viên từ các trung tâm cai nghiện phục hồi trở về quê hương bản quán c ủa họ, và sáng tạo ra các chương trình với các phương pháp có hiệu quả nhằm cùng lúc giải quyết tình trạng nghiện ma tuý và HIV/AIDS. Các nỗ lực về dự phòng lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý cần phải tiến hành ngay ở trong cả các trung tâm cai nghiện phục hồi. Các chương trình phân phát bơm kim tiêm hiện được triển khai rất hạn chế, chủ yếu thông qua các chương trình hỗ trợ kinh phí của quốc tế. Các chương trình có hiệu quả về điều trị cai nghiện dựa vào cộng đồng (ví dụ: điều trị thay thế bằng Methadone và Buprenorphine) chưa được triển khai, mặc dù dịch HIV ở Việt Nam hiện đang tập trung ở những người tiêm chích herôin. Nhiều người nhiễm HIV cần được điều trị cai nghiện, được chăm sóc và điều trị HIV, được tuyên truyền giáo dục và tiếp cận với bao cao su để tránh lây truyền HIV cho vợ/chồng hoặc bạn tình. Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thể hiện sự ứng trả thực sự mang tính lồng ghép nhằm chống lại nạn dịch kép này (tiêm chích ma túy và nhiễm HIV), ấy vậy mà lại có thông báo về hoãn triển khai thí điểm các chương trình Methadone. Vị trí trung tâm của các lựa chọn của Hoa kỳ Chính bản thân phía Hoa kỳ, ở Việt nam cũng như các nước khác, cũng chưa chấp nhận hoàn toàn và rõ ràng về việc làm thế nào để giảm thiểu một cách tốt nhất nguy cơ lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng khác (như viêm gan C) ở những người tiêm chích ma tuý. Xét đoán trên cách phân bổ nguồn lực, thì cách tiếp cận của Hoa kỳ tại các quốc gia châu Phi có tỉ lệ hiện nhiễm cao, dịch ở mức độ phổ biến là đã và vẫn duy trì trọng tâm vào chăm sóc và điều trị tích cực. Các nỗ lực về dự phòng ở các quốc gia này được trải rộng khắp trong toàn xã hội, và phương pháp dự phòng chủ yếu theo phương thức A-B-C (Kiêng sinh hoạt tình dục – Chung thủy - Bao cao su). Việt Nam cần có một cách tiếp cận dự phòng tích cực với trọng tâm khác, nhằm giải quyết thành công các hành vi nằm trong tâm điểm của dịch - đó là các hành vi tiêm chích ma túy, mại dâm nữ, và tình dục đồng giới nam. Những nỗ lực nhằm đáp ứng các đòi hỏi này đã bắt đầu, nhưng còn ở quy mô 1 Thành viên của đoàn đánh giá đã nhiều lần nghe nói về kỳ thị, đôi khi cũng giống như một số nước khác, Việt Nam, kỳ thị với người nhiễm HIV thậm chí vẫn tồn tại ngay trong đội ngũ nhân viên y tế. J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 5 hạn chế, thiếu tính mạnh mẽ, thiếu tính mềm dẻo và cần được tăng cường mở rộng. Vẫn tồn tại một tình trạng quá dè dặt và rất e ngại khi trực tiếp khắc phục – thậm chí ngay cả khi vận động để Việt nam giải quyết - những thách thức xã hội khó khăn và rất phức tạp này. Phương pháp Hoa kỳ hiện đang tiến hành ở Việt Nam về phòng chống HIV/AIDS có đặc tính là nhiều chương trình. Tuy nhiên, có thể từng chương trình này vẫn đạt được những hiệu quả đơn lẻ, nhưng vẫn cần có một chiến lược tổng thể để giải quyết một cách có hiệu quả các cấu trúc hình thành nên dịch HIV/AIDS. Việc xác định các vấn đề ưu tiên vẫn chưa được điều phối rõ ràng giữa Cơ quan Điều phối về Phòng ch ống AIDS Toàn cầu của Mỹ tại Washington với Phái đoàn Mỹ tại Việt Nam. Việc lựa chọn các chương trình trong nước càng bị hạn chế do những quy định của Washington. Ví dụ: có quy định hạn chế mỗi tổ chức không được nhận tài trợ vuợt quá 10% tổng kinh phí của Hoa kỳ dành cho nước đó, dẫn đến tổng chi phí hành chính cao và vượt quá yêu cầu về điều phối nội bộ. Dẫn ra một ví dụ khác, đó là điều khoản về việc các tổ chức phi chính phủ đã ký hợp đồng thực hiện nguồn kinh phí hỗ trợ của Hoa kỳ, phải công khai tuyên bố rằng họ phản đối các hoạt động mại dâm. Điều này đã tạo ra những phản ứng ở Việt Nam, vì cho rằng làm như vậy sẽ giảm khả năng hỗ trợ củ a Hoa kỳ trong việc giải quyết một thực tế là HIV lây truyền qua các hoạt động mại dâm nữ. Cần có một nỗ lực được điều phối thống nhất nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động điều trị với giá cả hợp lý cho người dân, bao gồm cả các thuốc điều trị kháng virus (ARV). Một sự chậm chễ lớn xảy ra trong việc cung ứng các thuốc điều trị chính và các sản phẩm quan trọng khác có ảnh hưởng đến uy tín của phía Mỹ. Tính đến thời điểm tháng 1/2006 khi Đoàn công tác đến Việt nam, các cơ sở sản xuất dược phẩm ở Việt nam vẫn chưa xin được giấy phép sản xuất thuốc ARV do Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) cấp. Trong khi một hệ thống mới về quản lý dây chuyền cung cấp thuốc có thể làm gia tăng khả năng tiếp cận với sản phẩm thuốc với giá rẻ được FDA cho phép, nhưng các chương trình hiện tại của Mỹ vẫn chỉ dựa vào các sản phẩm chính hiệu với giá thành rất cao. Dưới goc độ tính bền vững của nguồn kinh phí, các nhà lãnh đạo Việt Nam hiện lo ngại về việc liệu Hoa kỳ có cam kết tiếp tục hỗ tr ợ lâu dài cho các nỗ lực phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam hay không, khi ở giai đoạn đầu của PEPFAR, phía Mỹ cam kết hỗ trợ tới tháng 9/2008. Chừng nào còn phải chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua luật điều chỉnh chương trình PEPFAR, thì chưa có gì đảm bảo cho những cam kết đó, trong khi đó Chính phủ Việt Nam lại không nắm được quá trình này. Về vấn đề này, phía Mỹ cần phải có cách làm thống nhất và rõ ràng hơn. Vai trò quan trọng của Liên hợp quốc UNAIDS đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc điều phối các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế cho các hoạt động vận động chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho các ban của Đảng, Chính phủ và các cơ quan khác. Đại diện các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, lãnh đạo của các bộ ngành, và Chính phủ Việt Nam chủ động tìm kiếm những ý kiến đóng góp, tư vấn về chính sách, những văn bản hướng dẫn và các nghị định thư về HIV/AIDS từ phía các tổ chức LHQ. Thông qua chương trình PEPFAR, Hoa kỳ đã bắt đầu tài trợ cho một số 6 HIV/AIDS tại Việt Nam chương trình của LHQ, và kết quả cho thấy sự hứa hẹn đáng kể. Cần xem xét nghiêm túc để mở rộng các nỗ lực này trong tương lai. Hiện tại, vẫn chưa có đủ sự nhất trí chung về các vấn đề ưu tiên mang tính chiến lược và trách nhiệm của các nhà tài trợ, và Việt nam cũng chưa có một kế hoạch chiến lược riêng của quốc gia cho việc điều phối và phân bổ các nguồn lực. Đây là hai lĩnh vực quan trọng mà mối quan hệ đối tác giữa các tổ chức LHQ và Hoa kỳ tới đây cần tập trung. Tóm lại, mặc dù kinh phí phòng chống HIV/AIDS đã tăng gấp 10 lần so với năm 2000 do việc phối kết hợp giữa nguồn lực trong nước và quốc tế, nhưng hiện tại vẫn chưa có một kế hoạch hành động với các mục tiêu được xác đị nh rõ ràng nhằm thống nhất vai trò lãnh đạo và các chương trình của Việt Nam, Hoa kỳ, các tổ chức LHQ và các nhà tài trợ khác. Do đó, vẫn còn những khoảng trống quan trọng về hàng loạt vấn đề như: vai trò lãnh đạo, tầm nhìn, việc sửa đổi, và điều phối; nhận thức không đầy đủ về tính cấp bách của dịch, và chưa có trọng tâm rõ ràng, mang tính chiến lược về những can thiệp cốt yếu về dự phòng, điều trị và chăm sóc để có thể giải quyết một cách toàn diện vấn đề về hành vi nguy cơ cao do tiêm chích ma túy, mại dâm và tình dục đồng giới nam. Cần có những thay đổi cơ bản nào để đạt được thành công? Đối với Việt Nam, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao và quan chức các bộ ngành cần trực tiếp tham gia nhiều hơn nữa vào việc xác định một tầm nhìn cho tương lai để kiểm sóat được HIV/AIDS; tham gia hơn nữa vào việc giải quyết những vấn đề khó khăn về mặt chính sách, và chỉ đạo một phương thức phối hợp đa ngành thực sự về phòng chống HIV/AIDS. Chỉ các nhà lãnh đạo quốc gia ở cấp cao mới có thể đương đầu một cách có hiệu quả với tình trạng kỳ thị nặng nề đang vây quanh HIV/AIDS và các hành vi nguy cơ cao hiện đang ở trung tâm của đại dịch, đó là tiêm chích ma tuý, mại dâm nữ và tình dục đồng giới nam. Giải quyết được thành công tình trạng tiêm chích ma tuý sẽ đòi hỏi giải quyết hài hòa giữa các mục tiêu về an ninh xã hội với các dịch vụ mang tính nhân đạo về cai nghiện phục hồi, áp dụng các liệu pháp điều trị thay thế, và đưa các dịch vụ trực tuyến về dự phòng HIV và chăm sóc bệnh nhân AIDS và người sử dụng ma tuý đã được minh chứng ở một số nơi nhằm giảm thiểu tình trạng lây truyền HIV. Giải quyết một cách thành công vấn đề mại dâm nữ sẽ đòi hỏi xây dựng một chương trình toàn diện nhằm giảm số phụ nữ mại dâm mới và tăng khả năng tiếp cận có hiệu quả với bao cao su, và để những người phụ nữ có đủ sức mạnh trong việc kiên quyết sử dụng bao cao su cần có các hoạt động tăng quyền lực cho phụ nữ để họ từ bỏ mại dâm, và cuối cùng là phải giảm cầu với các dịch vụ mại dâm. Những chuyển đổi này đòi hỏi các hoạt động tuyên truyền, truyền thông rõ ràng từ phía các nhà lãnh đạo đến người dân Việt Nam, cùng với các cải cách về chính sách và luật pháp, nhằm tăng cường các quyền của cả cá nhân và các nhóm của những người sống chung với HIV đang được thành lập ngày càng nhiều. Những chuyển đổi này cần phải có những bước đi cụ thể, bắt đầu bằng việc giải quyết vấn đề chưa được nhất quán giữa mục đích của y tế công cộng và an ninh xã hội. J. Stephen Morrison và Phillip Nieburg 7 Những chuyển đổi này cũng đòi hỏi phải có những bước đi cụ thể, nhằm làm rõ cách quản lý của các trung tâm giáo dục phục hồi cho những người tiêm chích ma tuý và hành nghề mại dâm như thế nào để vẫn đảm bảo được các quyền cả về tính nhạy cảm và hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề y tế công cộng liên quan đến tiêm chích ma tuý và HIV/AIDS. Các giải pháp cần phải được nêu rõ trong một kế hoạch đáng tin cậy về dự phòng lây nhiễm HIV trong các trung tâm này, điều trị những học viên đã nhiễm HIV khi họ vào trung tâm, và cuối cùng là đưa những học viên mãn hạn trở về với cuộc sống mới ít nguy cơ hơn ở bên ngoài trung tâm. Đối với Hoa kỳ, điều quan trọng là cần nhanh chóng phát huy những kết quả ban đầu bằng việc đi tiên phong với một cách làm mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn. Một cách làm rộng mở hơn ấy sẽ đòi hỏi phía Mỹ phải khẳng định rõ với đối tác Việt nam và các đối tác quốc tế về các cam kết lâu dài cho việc duy trì sự tham gia của Hoa kỳ vào việc khống chế sự lây truyền HIV ở Việt nam bằng các nỗ lực dự phòng có hiệu quả, đồng thời chú trọng vào các chương trình điều trị và chăm sóc, nhưng không sao nhãng tầm quan trong của các hoạt động dự phòng. Tuy nhiên, để có hiệu quả, cốt yếu là phải nhằm vào các hành vi nguy cơ cao, đó là tiêm chích ma tuý, mại dâm nữ và tình dục đồng giới nam, với các can thiệp được mở rộng và có mục tiêu rõ ràng về dự phòng, chăm sóc và điều trị là trọng tâm chiến lược của Mỹ. Thực hiện trọng tâm này sẽ đòi hỏi phải vượt qua được tình trạng quá câu nệ, đắn đo và mất quá nhiều thời gian thảo luận để đạt được thỏa thuận về cách làm đối với các đối tác quốc tế cũng như với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Thành công đòi hỏi phải có cam kết rõ ràng về việc giúp đỡ Việt nam tiếp cận với nhóm có hành vi nguy cơ cao, trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về tính nhân đạo của những học viên ở trong các trung tâm giáo dục, cai nghiện phục hồi, và tạo ra dịch vụ mang tính xã hội và cộng đồng có hiệu quả, cùng các chiến lược tái hoà nhập cộng đồng nhằm giúp những học viên này khi trở về có được cơ hội cuộc sống tốt hơn trong khi vẫn đảm bảo cho họ tiếp cận đầy đủ các dịch vụ chăm sóc, điều trị và dự phòng. Thành công còn đòi hỏi phải tăng cường việc cung ứng đầy đủ lượng thuốc ARV cơ bản với giá cả phù hợp với người dân cùng các loại thuốc điều trị thiết yếu khác. Việc này sẽ yêu cầu phải làm việc với các nhà sản xuất thuốc của Việt Nam về cơ chế phê duyệt nhanh do FDA mới đưa ra. Ví dụ như chính phủ Mỹ nên cử một nhóm FDA đến Việt Nam để giải thích và hỗ trợ cho quá trình này, tương tự như nhóm của FDA đã được cử đến Ấn độ và Nam Phi khi các nước đó bắt tay vào quá trình này. Thành công cũng đòi hỏi làm việc một cách có hiệu quả và chính thức để điều phối các hoạt động của phía Mỹ cho các hoạt động với các cơ quan, tổ chức của Việt nam các tổ chức khác về chủ trương “Ba một” – có một cơ quan quốc gia điều phối các hoạt động phòng chống HIV/AIDS; có một kế hoạch chiến lược quốc gia, và có một hệ thống giám sát/đánh giá. Thành công ở lĩnh vực này sẽ còn phụ thuộc vào sự tham gia mạnh mẽ với hệ thống LHQ ở Việt Nam, hiện đang đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này. cuối cùng, thành công còn đòi hỏi việc xây dựng một cơ chế ra quyết định có hiệu quả hơn nữa từ phía Mỹ, đặt tr ọng tâm vào các nhu cầu tại Việt Nam. Điểm cuối cùng này có thể thực hiện được bằng việc lập kế hoạch dài hạn hơn của phía Hoa kỳ và tạo ra sự linh hoạt hơn từ phía Mỹ để thích ứng với tình hình thực tiễn 8 HIV/AIDS tại Việt Nam của địa phương. Một số yêu cầu hiện nay, rõ ràng đã đặt đối với các quốc gia có tỉ lệ hiện nhiễm cao và chịu tác động nặng nề của HIV, đang là các trở ngại đối với khả năng giúp đỡ của Mỹ để Việt Nam có thể xây dựng các chương trình phòng chống HIV có hiệu quả hoặc giảm mức độ lây truyền của HIV. Những cản trở đố i với các khả năng thành công này sẽ tăng lên, nếu quyền ra quyết định được trao cho điều phối viên cấp cao đóng tại Phái đoàn ngoại giao Hoa kỳ tại Việt Nam, 2 và nếu giải quyết được tình trạng bế tắc xung quanh vấn đề phân phát bao cao su, vốn nảy sinh do việc tin rằng những lời tuyên bố chống lại mại dâm sẽ ngăn cản việc phân phát bao cao su cho những người bán dâm và khách hàng mua dâm. 2 Bước này đã được nhất trí kể từ tháng 1/2006 khi đoàn CSIS thăm Việt Nam. [...]... HIV/AIDS tại Việt Nam Hỗ trợ của Quân đội Hoa kỳ cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam Sự tham gia của Quân đội Hoa kỳ vào các họat động phòng chống HIV/AIDS tại Việt Nam bắt đầu từ tháng 2 năm 2003, vào thời điểm Cục Quân Y thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam (MOD) đồng ý đưa dự phòng lây nhiễm HIV vào các chủ đề được trình bày tại một hội nghị chung về công tác quân y tại Hà Nội Trung tâm Quản... thành của Việt Nam sẽ làm một phần quan trọng của công cuộc phòng chống HIV/AIDS và sẽ tạo ra rất nhiều khả năng để Việt Nam và những người đang họat động giúp đỡ Việt Nam hành động một cách toàn diện trong thời gian lâu dài hơn 14 HIV/AIDS tại Việt Nam Tình dục giữa những người nam giới và HIV/AIDS ở Việt Nam Mặc dù tình dục giữa những người nam giới không bị coi là hành vi phạm pháp ở Việt Nam, nhưng... 9 Lây truyền và Tác động của HIV/AIDS tại Việt Nam Lây truyền của HIV/AIDS Dịch HIV ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tập trung, chủ yếu trong các nhóm hành vi nguy cơ cao, nhưng rõ ràng dịch đang bước sang giai đoạn gia tăng nhanh chóng Do còn đang ở giai đoạn đầu của dịch, hàng năm số người nhiễm nhiều hơn số người tử vong, nên tỷ lệ hiện nhiễm vẫn tiếp tục gia tăng Song, Việt Nam hiện đang có... cường công tác điều phối và cộng tác giữa các tổ chức NGO quốc tế tại ViệtNam Chủ tịch của Nhóm Chủ đề LHQ (UN Theme Group) và điều phối viên quốc gia của UNAIDS hiện đang tích cực đối thoại với các nhà lãnh đạo Việt Nam về một số vấn đề như điều phối, lập kế hoạch và chính sách Các thành viên của Đòan đánh giá ghi nhận rằng các cơ quan LHQ tại Việt Nam hiện đang phối kết hợp với nhau trong công tác. .. PEPFAR ở Việt Nam Đoàn đánh giá của CSIS rất cảm kích trước sự 30 HIV/AIDS tại Việt Nam tận tâm của những người Việt Nam, người Mỹ và rất nhiều những người khác trong cuộc chiến với HIV/AIDS ở Việt Nam Đoàn cũng có những ấn tượng tốt đẹp trước những thay đổi về chính sách trong việc tạo điều kiện mở rộng các hoạt động dự phòng, chăm sóc, và điều trị; Đoàn cũng tin chắc rằng Việt Nam đang có trong tay... HIV/AIDS Toàn cầu của Mỹ và Nhóm chuyên gia của chương trình PEPFAR tại Việt Nam đã nhất trí trong nội bộ với nhau về một kế hoạch hỗ trợ các hoạt động dự phòng HIV/AIDS và các dịch vụ chăm sóc cho các học viên trong các Trung tâm 05, 06 Xây dựng và triển khai nhanh chóng một kế hoạch thiết thực cho các Trung tâm này- bao gồm kế hoạch hồi gia cho các học viên từ các Trung tâm trở về cộng đồng nhằm... các đối tác thực hiện tại Việt Nam Một nhóm làm việc giỏi về chuyên môn, nhiệt tình và tận tụy của Hoa kỳ đã làm việc không quản ngày đêm để thiết kế các chương trình, và ở những thời điểm khác nhau, còn có sự hợp lực của các nhóm chuyên gia được cử đến từ Washington và Atlanta Trong giai đoạn này, các đối tác quốc tế đã có những cải tiến về công tác điều phối, một phần do có vai trò lãnh đạo của phía... diện; cùng với những hiểu biết rất rõ ràng và đầy tính thuyết phục về những khó khăn, xét về tính nhân đạo và yêu cầu của ngành y tế công cộng, để có thể tiếp cận được, hoặc không, với các nhóm dễ có nguy cơ lây nhiễm HIV trong các Trung tâm này và giúp họ trong thời gian hồi gia; và trong cùng lúc phải có được sự đồng thuận của giữa những người quản lý ở Washington và sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam Vào... điều đã được báo cáo, thì các nhân viên làm việc trong các Trung tâm, một số cán bộ quản lý và các chuyên gia quốc tế đã có cùng một cảm nhận rằng công việc đang làm tại các Trung tâm nhằm giảm ma túy và mại dâm là không có hiệu quả Tuy nhiên, Đoàn đã được thông báo rằng các Trung tâm mới đang được xây dựng thêm Hiện tại, tiêm chích ma túy vẫn là động lực chính làm lây lan HIV/AIDS ở Việt Nam Tuy nhiên,... các trung tâm cai nghiện phục hồi cho người tiêm chích ma túy và gái mại dâm (thường gọi các trung tâm 05 và 06) Trong những năm gần đây, số lượng học viên trong các trung tâm này (có khỏang 80 trung tâm cho người tiêm chích ma túy) dao động từ 40.000 đến 80.000 Học viên của các trung tâm, phần lớn là thanh niên, do công an, các cơ quan pháp luật, gia đình và địa phương đưa tới Mặc dù Đoàn công tác . tin bổ sung về HIV/AIDS ở Việt Nam 39 1 HIV/AIDS tại Việt Nam Báo cáo cuối cùng của Nhóm chuyên gia về HIV/AIDS thuộc Trung tâm CSIS trong chuyến công tác tại Việt Nam từ 8- 13/1/2006. Báo cáo cuối cùng của Nhóm chuyên gia về HIV/AIDS thuộc Trung tâm CSIS trong chuyến công tác tại Việt Nam từ 8-13/1/2006 Nhóm trưởng Tommy G. Thompson Các tác giả chính. đảm bảo sự thành công. Niềm lạc quan của Đoàn chuyên gia đánh giá của Trung tâm CSIS về những tiềm năng của Việt Nam cho sự thành công đã bị giảm đi trước những quan ngại về nhịp độ tiến triển

Ngày đăng: 23/05/2014, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan