Mợ rộng sự tham gia của phía Hoa kỳ trong phòng chống HIV/AIDS

Một phần của tài liệu báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam (Trang 25 - 27)

chng HIV/AIDS

Tháng 6/2004, Việt Nam được chọn là quốc gia thứ 15 trong Chương trình Hỗ trợ Khẩn Cấp về Phòng chống AIDS của Tổng thổng Mỹ (PEPFAR), đây được coi là một bước khởi đầu đầy hứa hẹn đối với Việt Nam. Từđầu năm 1999, CDC của Hoa kỳđã tiến hành một chương trình trên quy mô nhỏ, nhưng quan trọng của Hoa kỳ về HIV/AIDS. Chương trình này đã chú trọng vào những các mặt kỹ thuật và chính sách liên quan đến giám sát HIV/AIDS, tư vấn và xét nghiệm, và nghiên cứu tác nghiệp về HIV/AIDS. Chương trình này được thực hiện trong Bộ Y tế, nên đã tạo sự tự nguyện to lớn và những mối quan hệ

chuyên môn quan trọng. Quyết định tiếp theo là đưa Việt Nam vào danh sách các nước nhận hỗ trợ của PEPFAR được xây dựng trên nền tảng của các hoạt động với CDC, bổ

sung phần của USAID và quân đội Hoa kỳ; và rất quan trọng là vị thế của Hoa kỳ trong công tác này được nâng cao. Thật bất ngờđể có thể hình dung được rằng mối quan hệđối tác đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa kỳ trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS có thể được mở rộng trên phạm vi toàn quốc.

Ngay sau khi PEPFAR chính thức tuyên bố lần đầu tiên, lúc đó còn lại 4 tháng của năm tài chính 2004 (FY04), Việt Nam đã nhận được 17,3 triệu USD hỗ trợ của phía Mỹ, tiếp đến là hơn 27 triệu USD cho năm tài chính 2005 (FY05). Dự kiến kinh phí hỗ trợ cho năm tài chính 2006 (FY06) vào khoảng 34 triệu USD, mặc dù tới 1/3/2006, vẫn còn hơn 21 triệu USD chưa được phân bổ, đang đợi thông qua lần cuối ở Washington cho Kế

hoạch Hoạt động của Quốc gia cho FY06.

Trong gần 2 năm qua, chương trình PEPFAR đã tiến triển ở Việt Nam, phía Hoa kỳ đã giữ vị trí chủ trì lãnh đạo cho các hoạt động của PEPFAR, đồng thời kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế khác tăng cường tham gia, và PEPFAR cũng đã tạo ra niềm hy vọng mới thực sự có giá trị lớn lao cho phía các đối tác Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các đối tác thực hiện tại Việt Nam. Một nhóm làm việc giỏi về chuyên môn, nhiệt tình và tận tụy của Hoa kỳđã làm việc không quản ngày đêm để thiết kế các chương trình, và ở những thời điểm khác nhau, còn có sự hợp lực của các nhóm chuyên gia được cửđến từ Washington và Atlanta. Trong giai đoạn này, các đối tác quốc tếđã có những cải tiến về công tác điều phối, một phần do có vai trò lãnh đạo của phía Hoa kỳ, do giữ

quan hệ thường xuyên với các tổ chức LHQ.

Tuy nhiên, cũng trong thời gian 2 năm này, phía Hoa kỳđã phải cố gắng rất nhiều để

vượt qua những khó khăn trở ngại, nhưng cũng chỉ thu được một phần thắng lợi. Một số

do những trở ngại thuộc về chính trị và chính sách của chính Việt Nam. Các khó khăn khác bắt nguồn từ những cân nhắc, tính toán về thể chế và chính trị từ phía Mỹ. Hậu quả

là, Hoa kỳđã không giữđược vị trí tiên phong cho các nỗ lực mạnh mẽ nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý và những phụ nữ hành nghề mại dâm. Thay vào đó, cách làm của Hoa kỳ là đưa ra một loạt các chương trình gồm nhiều loại khác nhau. Các chương trình đa dạng này có thể tạo ra hiệu quảở từng chương trình

đơn lẻ, nhưng khi được tổng hợp lại với nhau lại không trở thành một đường hướng mang tầm vóc chiến lược, mà Việt Nam đang cần đểđưa công cuộc phòng chống

HIV/AIDS tới thành công. Đường hướng chiến lược đó là: dự phòng tích cực và có trọng tâm nhằm giải quyết một cách toàn diện các hành vi nguy cơđược coi là tâm điểm của dịch -- đó là: tiêm chích ma tuý không an toàn và tình dục không bảo vệ giữa những

người bán dâm và khách mua dâm, và giữa những đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới. Cách làm hiện tại của phía Mỹ vừa không có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi bắt buộc về tính nhân đạo lẫn các yêu cầu của ngành y tế công cộng , liên quan đến việc đưa các can thiệp có hiệu quả về dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc và điều trị AIDS tới học viên trong các Trung tâm giáo dục, cai nghiện phục hồi.

Đến thời điểm này, Nhóm làm việc của Mỹở Washington và Hà Nội đang gặp khó khăn về việc phải tiến hành cùng đồng thời hai bước đi quan trọng- một là dành ưu tiên hoạt động cho các nhóm tiêm chích ma túy (IDUs) , phụ nữ mại dâm (FSWs), và nam tình dục đồng giới (MSM), và hai là: đưa được các can thiệp có hiệu quả về dự phòng lây nhiễm HIV và chăm sóc HIV/AIDS tới những người nhiễm HIV trong các Trung tâm 05 và 06. Để làm được công việc này, đòi hỏi những người có liên quan của phía Hoa kỳ

phải giải quyết một cách thật tinh tế và nhạy bén trước một sự mạo hiểm chính trị nảy sinh do những vấn đề về nhân quyền đầy rắc rối liên quan tới các Trung tâm 05/06. Làm

được điều này đòi hỏi phải có một kế hoạch hành động toàn diện; cùng với những hiểu biết rất rõ ràng và đầy tính thuyết phục về những khó khăn, xét về tính nhân đạo và yêu cầu của ngành y tế công cộng, để có thể tiếp cận được, hoặc không, với các nhóm dễ có nguy cơ lây nhiễm HIV trong các Trung tâm này và giúp họ trong thời gian hồi gia; và trong cùng lúc phải có được sựđồng thuận của giữa những người quản lý ở Washington và sứ quán Hoa kỳ tại Việt Nam. Vào thời điểm Đoàn đánh giá CSIS đến Việt Nam chưa có việc làm này, nhưng từng mảng hoạt động vẫn đang tiến triển, và hy vọng giải pháp toàn diện này sẽđược thực hiện trong thời gian tới.

Với đầy đủ quyết tâm từ phía lãnh đạo và có trọng tâm, cách làm của phía Mỹ có thể

sẽ thành công ở Việt Nam. Đó là một cách làm mang tính bảo vệ, toàn diện và trên quy mô lớn về dự phòng HIV, được thực hiện trong các Trung tâm giáo dục, cai nghiện phục hồi cho thanh niên nhiễm và chưa bị nhiễm HIV. Tiến hành được cách làm này, cũng sẽ

cần phải xác định một lần nữa với các đối tác Việt Nam về thực chất các cam kết lâu dài của phía Mỹđối với công tác dự phòng, điều trị và chăm sóc; tăng cường các hoạt động dự phòng trọng tâm là thanh niên; đảm bảo cung ứng đầy đủ và đáng tin cậy lượng thuốc

điều trị với giá cả phù hợp với người dân; cấp bách thực hiện chăm sóc toàn diện và khả

năng tiếp cận với các điều trị có hiệu quả cho những người tiêm chích herôin; và thành lập cơ chế ra quyết định của lãnh đạo cấp cao tại sứ quán Hoa Kỳở Việt Nam.

Tóm lại, có nhiều lý do cấp bách về chính sách công và nhân đạo để hỗ trợ các hoạt

động dự phòng HIV tòan diện và các hoạt động chăm sóc sức khỏe khác- bao gồm điều trị cai nghiện cho những người tiêm chích ma tuý hiện cảở trong và ngoài các Trung tâm 05 và 06. Có những lo ngại về vấn đề nhân quyền rất phức tạp, và có thực, đòi hỏi phải có sự quan tâm cẩn trọng một cách bình đẳng. Song, một cách làm toàn diện với người tiêm chích ma tuý và hành nghề mại dâm trong và ngoài các Trung tâm đang là vấn đề rất cấp bách và mang tính bảo vệ rất rõ ràng. Thực sự vấn đề còn lại ởđây là thực hiện đúng những yêu cầu về nhân đạo và quan điểm y tế công cộng ; đồng thời có cam kết chính trị

lâu dài để thực hiện các hoạt động này.

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở mức độ cao trong các học viên trong các Trung tâm 05 và 06 có nghĩa là nhiều người trong số họ hiện đã cần được chăm sóc về HIV/AIDS. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao cũng đặt ra một mục tiêu quan trọng cho các hoạt động dự phòng HIV -

đó là làm sao để giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng tiếp tục lây truyền HIV sang vợ/chồng hay bạn tình, sau khi trở về từ các Trung tâm. Những người tiêm chích ma tuý

có nhiễm HIV, nhưng họđã không được điều trị cai nghiện một cách toàn diện (cả trước và sau khi ra khỏi Trung tâm) bao gồm điều trị thay thế, tư vấn cai nghiện và hỗ trợ của gia đình và cộng đồng, nên chắc chắn tỷ lệ tái nghiện sẽ cao; do đó kéo theo tỉ lệ lây truyền HIV cao, làm giảm việc tuân thủ về chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. Việc phải đợi

đến khi các học viên được hồi gia thì mới chăm sóc HIV/AIDS, điều trị cai nghiện, và các can thiệp dự phòng khác sẽ làm mất đi cơ hội quan trọng để chủđộng thu hút học viên bắt đầu sớm có các quyết định liên quan đến HIV và tiêm chích ma tuý, mà họ sẽ

phải làm sau khi dời các Trung tâm. Việc trì hoãn cung cấp các can thiệp này cũng làm mất cơ hội để gắn kết học viên với các nguồn lực của cộng đồng, điều này rất cần để việc hồi gia của họđược thành công. Đối với thành viên của Đoàn CSIS và nhiều cán bộ quản lý của Việt Nam mà Đòan từng trao đổi, thì viễn cảnh để có thể tìm thấy sốđông các học viên này ngay sau khiđược trả về cộng đồng xem ra khó có thể thực hiện được.

Theo bản Báo cáo Thường niên lần thứ hai của Văn phòng Điều phối AIDS Toàn cầu (OGAC) trình Quốc hội Hoa Kỳ tháng 2/2006, ở Việt Nam, các hoạt động cộng đồng về dự phòng HIV/AIDS theo hai nội dung kiêng quan hệ tình dục và chung thủy đã tiếp cận được 265,500 người; trong khi đó, các hoạt động dự phòng khác, bao gồm tuyên truyền hướng dẫn sử dụng bao cao su, đã tiếp cận được 165,200 người. Hoa kỳđã góp phần vào việc cung cấp điều trị ARV cho 700 người, chiếm 3% trong tổng số 22,000 bệnh nhân được xác định cần được điều trị trong năm đầu tiên của chương trình 5 năm. Khỏang 13,000 đã nhận được các hình thức chăm sóc khác, với mục tiêu đặt ra cho 5 năm là chăm sóc 110,000 người.

Một phần của tài liệu báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)