Những thách thức kép

Một phần của tài liệu báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam (Trang 27 - 29)

Thách thức về thành công của PEPFAR trước các đòi hỏi vềứng phó của Việt Nam

Hoa kỳ và các nhà tài trợ khác đã và vẫn duy trì tình trạng do dự và bước đi rất cầm chừng trong việc nỗ lực tiếp cận với các nhóm có nguy cơ cao và bị kỳ thị nặng nề bằng các phương pháp hiệu quả nhất. Xét về mức độ trực tiếp, thì tình trạng do dự này có liên quan đến môi trường chính sách của Việt Nam.

Phần trước của báo cáo này đã mô tả những tiến bộđạt được trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam. Phần này cũng sẽ phác họa một vấn đềđáng lo ngại nhất đối với Việt Nam - và cũng là một thách thức lớn nhất đối với sự thành công của chương trình PEPFAR ở Việt Nam - đó là tình trạng không rõ ràng xung quanh cách làm của Việt Nam đối với việc dự phòng, hay ít nhất là làm chậm tốc độ ngày càng tăng tình trạng lây lan HIV từ các hoạt động bất hợp pháp và/hoặc các họat động bị xã hội kỳ

thị nặng nề, như: tiêm chích ma tuý, mại dâm nữ và tình dục đồng giới nam. Cho tới nay, Chính phủ Việt Nam vẫn còn thiếu một phương pháp tiếp cận có tầm vóc chiến lược và thực sựđa ngành: không có sự giám sát liên tục và mang tính chất lồng ghép ở cấp cao; xác định rõ các vấn đề cần ưu tiên, và chưa có đủ quyết tâm ở cấp cao nhằm chống lại kỳ

thị, đưa ra những quy định pháp luật mới về bảo vệ, xúc tiến vấn đề hiểm y tế, và áp dụng liệu pháp thay thế và điều trị và chăm sóc cho người tiêm chích ma túy, trong khi các liệu pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả.

Hiện vẫn còn xung đột về lợi ích giữa các chính sách- giữa sự cần thiết phải khống chế tội phạm và nạn sử dụng ma tuý đang ngày gia tăng, và nhu cầu cấp thiết của ngành y

tế công cộng là khống chế dịch HIV/AIDS đang trong giai đoạn khởi đầu, nhưng đang ngày càng gia tăng – với việc trông cậy quá nhiều vào hoạt động của các Trung tâm 05, 06, vì coi đây là phương pháp “chữa chạy ” và giảm thiểu tình trạng tiêm chích ma tuý tràn lan. “Chương trình 3 giảm” của Chính phủđã làm trầm trọng hơn tình trạng kỳ thị,

đặc biệt nặng nềđối với người tiêm chích ma tuý, và phụ nữ hành nghề mại dâm, và đến nay chưa có nỗ lực cụ thể nào nhằm làm giảm tình trạng kỳ thịđối với nhóm MSM, thậm chí ngay cả khi các quan chức chính phủ trong ngành y tếđã nhận ra tầm quan trọng của việc phải tiếp cận các nhóm này bằng các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV.

Những thách thức về thể chế, chính trị và chính sách ngay trong nội tại nước Mỹ

Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam khác về cơ bản so với 14 quốc gia còn lại thuộc trọng điểm của chương trình PEPFAR. Tỷ lệ hiện nhiễm chung của Việt Nam là còn tương đối thấp, số ca chuyển sang AIDS là tương đối ít, và dịch đang trong giai đoạn tập trung ở nhóm có hành vi nguy cơ, bất hợp pháp và/hoặc các hành vi bị xã hội kỳ thị. Bức phác họa cơ bản về HIV/AIDS này đòi hỏi phải có các hoạt động dự phòng có hiệu quả, được tiến hành trên quy mô lớn và chú trọng vào các hành vi nguy cơđang là tâm điểm của dịch – đó là tiêm chích ma tuý, mại dâm nữ và tình dục đồng giới nam.

Trước khi lựa chọn Việt Nam là một trong những quốc gia trọng điểm của chương trình PEPFAR, chính phủ Mỹ chưa từng gặp phải thách thức nào khi lập kế hoạch cho một mô hình ứng phó quốc gia với tình hình HIV/AIDS nhưở Việt Nam. Ở nơi có mô hình dịch như vậy, tiến hành các hoạt động dự phòng cho số lượng lớn các hành vi làm lây truyền HIV sẽ tạo ra tiềm năng to lớn để thực sự khống chế tình trạng lây lan của HIV

trước khi phải gia tăng các nguồn nhân lực và tài lực để thiết kế các hoạt động và tuyển dụng nhân viên, và duy trì các chương trình điều trị ARV ở diện rộng. Hơn nữa, yêu cầu của Quốc hội Mỹ là dành một phần ngân sách nhất định cho hai biện pháp dự phòng A và B trong chính sách ABC (A: Kiêng không quan hệ tình dục; B: chung thuỷ; C: bao cao su). Điều này thực sự là có vấn đề, khi mà ở một quốc gia, nạn tiêm chích ma tuý và mại dâm nữđang chiếm đa số trong các trường hợp nhiễm HIV. Trong hòan cảnh như thế, thì bất cứ một chiến lược dự phòng nào cũng phải có độ linh hoạt, mềm dẻo và thẩm quyền

đểđưa ra những điểm nhấn quan trọng nhất của công tác dự phòng bảo vệđể ngăn chặn tình trạng lây truyền HIV/AIDS trong các nhóm hành vi nguy cơ.

Thêm một yêu cầu nữa là các tổ chức NGO hiện đang thực hiện các chương trình do chính phủ Mỹ tài trợ phải tuyên bố phản đối tình trạng mại dâm cũng đã gây ra những vấn đề bức xúc không kém. Một đối tác thực hiện đã có rất nhiều năm họat động trong các chương trình dự phòng lây nhiễm HIV ở Việt Nam, lại là một tổ chức dầy dạn kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực tiếp thị xã hội bao cao su tại Việt Nam đã không chấp nhận yêu cầu này và mất đi cơ hội nhận được kinh phí tài trợ. Hậu quả là tốc độ, số lượng và năng lực tiếp thị xã hội và phân phối bao cao su bị kéo lùi lại.

Văn phòng Cơ quan Điều phối AIDS Toàn cầu của Hoa kỳđã nhận ra những nhu cầu rất đặc thù của Việt Nam và miễn trừ cho Việt Nam không phải thực hiện yêu cầu A- B-C trong chiến lược dự phòng, như hiện đang làm tại 14 quốc gia nhận tài trợ PEPFAR. Song, thay vào đó là một chiến lược mới và toàn diện lấy trọng tâm là dự phòng ở Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Khoảng trống này, một phần phản ánh tình trạng phía Mỹ không có hướng dẫn mặt chính sách về vấn đề tiêm chích ma tuý sử dụng cho các chương trình PEPFAR từ giữa tháng 8/2004 và tháng 3/2006, thời gian để huớng

dẫn lần đầu tiên được công bố. 9. Điều này đồng thời cũng cho thấy những lo ngại không

được nói ra của các nhà lập kế hoạch của Mỹ về những nguy cơ chính trị trong nước liên quan đến việc đưa ra các cam kết thực sự nghiêm túc đối với các chương trình dự phòng, mà ởđây, chủ yếu tập trung vào tiêm chích ma tuý, mại dâm nữ và nam tình dục đồng giới; và còn bao gồm vấn đề làm việc với các nhóm có hành vi nguy cơ cao ở những nơi họđang có mặt - kể cả ngay trong các Trung tâm giáo dục, cai nghiện phục hồi (05/06). Một cam kết như vậy có thể, thậm chí lại càng thể hiện rõ ràng hơn, việc tách Việt Nam ra khỏi các nước đang nhận tài trợ của PEPFAR, và như thế, sẽ thu hút sự chỉ trích nặng nề trong giới cầm quyền hoặc từ quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, để phía Mỹ có được một chiến lược dự phòng HIV thành công và có hiệu quả cho Việt Nam, thì điều quan trọng là cần phải có sự thúc đẩy sáng suốt từ phía lãnh đạo cấp cao của Mỹ nhằm đảm bảo đội ngũ

những người tham gia vào quản lý các chương trình này đi đúng hướng và được hứa hẹn chắc chắn rằng họ sẽ nhận được sựủng hộđầy đủ về chính trị từ chính phủ Mỹ.

Một loạt các yếu tố về thể chế nội tại trong nước đã gây khó khăn cho những nỗ

lực ban đầu của phía Mỹ nhằm thiết kế một chương trình PEPFAR hoạt động trôi chảy ở

Việt Nam. Khi chương trình PEPFAR bắt đầu triển khai ở Việt Nam vào cuối năm 2004, Văn phòng Điều phối Phòng chống AIDS Toàn cầu của Mỹở Washington đã gánh vác trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề trong việc đưa ra các chương trình phòng chống HIV/AIDS phức hợp và đầy tham vọng được thực hiện đồng thời ở 15 quốc gia trọng

điểm của PEPFAR.

Vào thời điểm đó, USAID chưa có Phái đoàn ở Việt Nam và đại sứ quán Mỹđang giai đoạn chuyển giao – từđại sứ cũ cho đại sứ mới, tùy viên y tế mới, giám đốc CDC mới. Hiện tại, nhân viên của văn phòng USAID vẫn chủ yếu là các nhân viên hợp đồng và do chịu sự quản lý hành chính của văn phòng USAID Băngkok. Cấu phần liên quan

đến quân đội Mỹ trong dự án PEPFAR do Viện AFRIMS (Viện nghiên cứu về khoa học y tế của Lực lượng vũ trang ) ở Băng KoK quản lý, mặc dù cũng có kế hoạch cử một sĩ

quan quân y của Hoa kỳđến Hà Nội quản lý trực tiếp phần chương trình này của PEPFAR.

Nhóm làm việc về HIV/AIDS của Mỹ tại Việt Nam bao gồm nhân lực từ USAID, Bộ

y tế và nguồn lực (DHHS), và Quân đội Mỹ. Các thành viên của Nhóm đều là những người có trình độ kỹ thuật cao và tích cực tận tụy để công việc được thành công. Song, họ

lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề chính sách chiến lược ở

cấp độ quốc gia và quốc tế, và dàn xếp các mối quan với Washington. Nhóm thực sự cần một điều phối viên cao cấp.

Đại sứ quán Hoa kỳ tại Hà Nội có một tuỳ viên y tế và một Cố vấn cao cấp của DHHS. Từ năm 2005 trở lại đây, nguy cơ về dịch cúm gia cầm đã chiếm phần lớn thời gian làm việc của Cố vấn này. Trong giai đoạn này, chưa có ai được bổ nhiệm vào vị trí

điều phối cấp cao cấp trong nội bộ chương trình PEPFAR tại Việt Nam, đồng thời điều phối các mối quan hệ với các lãnh đạo cấp cao của chính phủ Việt Nam và với

Washington. Tuy nhiên, phía Mỹ cũng đã nhận ra chỗ trống này. Vào tháng 2/2006, sau khi từ Việt Nam trở về, các thành viên của Đoàn CSIS đã được thông báo rằng đã đạt

được thoả thuận giữa đại sứ quán Mỹ và Văn phòng Điều phối Phòng chống HIV/AIDS

Một phần của tài liệu báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)