Ứng phó từ phía các tổ chức quốc tế

Một phần của tài liệu báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam (Trang 34 - 38)

Nhiều nhà tài trợ và các tổ chức chính sách khác hiện đang tham gia tích cực vào việc hỗ

trợ các nỗ lực nhằm kìm hãm tốc độ gia tăng và tác động của HIV/AIDS ở Việt Nam. Các hỗ trợ bao gồm từ tài trợ kinh phí đến xây dựng chính sách (bao gồm cảđiều phối)

đến việc mua sắm hàng hóa.

Với một số các tổ chức được đề cập dưới đây, Đoàn đánh giá không có ý định liệt kê tất cả các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế và các nhóm các tổ chức thực hiện và các dự án, thay vào đó là việc đưa ra một một số ví dụ tiêu biểu về các tổ chức đã gây được sự chú ý của các thành viên CSIS trước và trong quá trình làm việc tại Việt Nam vào tháng

1/2006.

Các t chc LHQ: hiện đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau về phòng chống HIV/AIDS, gồm cả chương trình riêng và chương trình phối hợp. Một phần danh sách của các dự án là: Hỗ trợ phát triển giám sát; giảm hại; và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử

(WHO); Hỗ trợ xây dựng chiến lược phòng chống HIV/AIDS (UNAIDS, WHO, UNDP); xây dựng các chính sách có liên quan đến luật pháp và thể chế nhằm giải quyết tình trạng phân biệt đối xử (UNDP & UNAIDS); lồng ghép HIV/AIDS vào lập kế hoạch phát triển (UNDP), hỗ trợ chăm sóc tại cộng đồng cho những người bịảnh hưởng của HIV

(UNICEF), hỗ trợ các nhóm tình nguyện phòng chống HIV/AIDS ởđịa phương (UNV); dự phòng lây nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý (UNOCD), thiết lập và hỗ trợ

Cộng đồng các Đối tác Quan tâm về HIV/AIDS tại Việt Nam (UNAIDS và các tổ chức khác). Cùng với UNAIDS đóng vai trò thư ký, các cơ quan LHQ hiện đang cùng hỗ trợ

nhóm hoạt động kỹ thuật về HIV/AIDS (TWG) nhằm tăng cường công tác điều phối và cộng tác giữa các tổ chức NGO quốc tế tại ViệtNam.

Chủ tịch của Nhóm Chủđề LHQ (UN Theme Group) và điều phối viên quốc gia của UNAIDS hiện đang tích cực đối thoại với các nhà lãnh đạo Việt Nam về một số vấn đề

nhưđiều phối, lập kế hoạch và chính sách. Các thành viên của Đòan đánh giá ghi nhận rằng các cơ quan LHQ tại Việt Nam hiện đang phối kết hợp với nhau trong công tác phòng chống HIV/AIDS, ở một cấp độ không phải quốc gia nào cũng có được. Các tổ

chức LHQ đã làm trọn nhiệm vụ của mình là được các nhà xây dựng chính sách của Việt Nam lắng nghe và tin tưởng.

Qu Toàn cu phòng chng HIV/AIDS, Lao và St rét (GFATM) có ba mảng tài trợ

cho Việt Nam, về HIV/AIDS, lao và sốt rét, với tổng kinh phí khoảng 35 triệu USD. GFATM đã dành cho Việt Nam khoản kinh phí 7,5 triệu USD cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong vòng 1 từđầu năm 2004; Kinh phí tài trợđã được mở rộng ở giai

đoạn 2 với kinh phí khoảng 4,5 triệu USD cho đến cuối năm 2008. Trọng tâm của các khoản hỗ trợ này, thông qua Bộ y tế, hiện đang được tăng cường mở rộng dự án từ các hoạt động thí điểm tại 3 tỉnh – gần đây mới được đánh giá, ra 17 tỉnh về chăm sóc dựa vào cộng đồng, hỗ trợ và tư vấn. Cụ thể các hoạt động được hỗ trợđến nay bao gồm đào tạo, tập huấn cán bộ y tế, xây dựng năng lực xét nghiệm HIV, phát triển hoặc củng cố cơ

sở VCT, chăm sóc và hỗ trợ người sống với HIV/AIDS, cung cấp thuốc chữa các bệnh nhiễm trùng cơ hội, và tư vấn và xét nghiệm thai sản. Phân phát thuốc ARV đã được lên kế hoạch, nhưng bị trì hoãn cho đến gần đây mới tiến hành được, do có khó khăn trong việc mua thuốc. Hiện nay, các khó khăn này phần nào đã được giải quyết thông qua việc

lựa chọn UNICEF là tổ chức đứng ra mua thuốc. Vào tháng 12/2005, những bệnh nhân

đầu tiên đã nhận được HAART.

Để giúp giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong điều phối chương trình, cơ

chếđiều phối quốc gia về GFTAM tại Việt Nam giờđây đã có sự tham gia của một số

nhà tài trợ (kể cảđại sứ quán Hoa kỳ) và các NGO. Những người quản lý điều hành Quỹ

Tòan cầu và các nhân viên của PEPFAR hiện đang rất lạc quan về việc điều phối các hoạt

động của GFATM và PEPFAR (cùng các đối tác khác), đặc biệt các hoạt động liên quan

đến điều trị ARV, sẽđem lại lợi ích cho các chương trình và những người hưởng lợi của tất cả nhóm đang thực hiện.

Ngân hàng thế giiđã thông qua và từ cuối năm 2005 bắt đầu thực hiện dự án phòng chống HIV/AIDS trị giá 35 triệu USD trong vòng 6 năm cho Việt Nam; chương trình có mục tiêu rõ ràng là hỗ trợ các mục tiêu cụ thể của Chiến lược Quốc gia Phòng chống HIV/AIDS của Việt Nam, cụ thể là giảm và duy trì tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên toàn quốc xuống dưới 0,3%. Dự án này hiện đang triển khai ở 18 tỉnh (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng) thông qua hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các Kế hoạch Hành

động hàng năm của tỉnh.

Các hoạt động trọng tâm ở tuyến tỉnh bao gồm xây dựng cách làm mới về dự phòng và điều trị có hiệu quả cho các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có những địa bàn trình diễn các mô hình điều trị dựa vào cộng đồng, giáo dục đồng đẳng, và nâng cao năng lực lãnh đạo địa phương. Ngoài ra còn có các nghiên cứu chính sách dựa vào hoạt động (dựa một phần vào đánh giá chương trình) và chia sẻ thông tin.

Ngân hàng phát trin Châu Á hiện có dự án 5 năm trị giá 20 triệu USD nhằm truyền thông thay đổi hành vi trong giới trẻ trên phạm vi quốc gia, tập trung ở 15 tỉnh. Mục tiêu dự án là làm giảm lây truyền HIV trong nhóm đối tượng 15-24 tuổi bằng các dự phòng ban đầu, sử dụng các phương tiện truyền thông của Quốc gia và địa phương, phát triển các can thiệp dự phòng HIV dựa vào cộng đồng, giáo dục đồng đẳng và tăng cường sự

lãnh đạo của địa phương trong phòng chống HIV/AIDS.Dự án này còn tập nâng cao nhận thức về giới, bao gồm giáo dục về các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và phòng chống lây nhiễm khác nhau giữa nam và nữ. Dự án trú trọng vào sự tham gia của những người hưởng lợi trong quá trình thiết kế và xây dựng chương trình, và bao gồm cả giám sát và đánh giá dự án. Những người thiết kế dự án hy vọng rằng dự án sẽđem lại những lợi ích về xã hội, y tế và kinh tế.

D án ESTHER hay mạng lưới liên kết liệu pháp trong bệnh viện là dự án hợp tác “sinh

đôi” giữa các nước EU và một số nước phát triển. Nói chung, các chương trình này được xây dựng quanh các cơ chế và điều kiện hiện có và cố gắng tăng cường tiếp cận với chăm sóc có chất lượng bệnh nhân ởđịa bàn. Dự án 3 năm được hỗ trợ của chính phủ Pháp trong mạng lưới ÉTHER và đang thực hiện theo hướng dẫn của UN nhằm xây dựng hệ

thống cung cấp điều trị ARV và chăm sóc đi kèm ở bệnh viện Đống Đa (thành viên của

đoàn CSIS đã thăm bệnh viện).

Cơ quan phát trin quc tế ca Vương quc Anh (DFIF) cùng với chính phủ Na Uy đã bắt đầu một dự án 17 triệu đô là về phòng chống HIV tại 21 tỉnh. Mục tiêu chính của dự

án là giảm các hành vi nguy cơ cao ở những người hành nghề mại dâm, người tiêm chích ma tuý và bạn tình của họ, và phân phát bao cao su.

Cơ quan Vin tr ca chính ph Úc (AusAID) hiện đang hỗ trợ 7 triệu đô la trong một dự án thông qua ACIL (một tổ chức phi chính phủ của ÚC) và Viện MarFarlane Burnet nhằm tăng cường năng lực sử dụng và thúc đẩy các tiếp cận dựa vào bằng chứng nhằm giảm tác hại liên quan đến HIV trong việc sử dụng tiêm chích ma tuý.

AusAID gần đây cũng đã cấp khoảng 510 ngàn đô la Mỹ cho Trung ương Đoàn thanh niên Việt Nam trong việc thử nghiệmtập huấn huấn luyện viên chủ chốt, sau đó họ

sẽ tiến hành tập huấn đào tạo các thành viên của Đoàn Thanh niên ở 4 tỉnh về các mô hình thay đổi hành vi liên quan đến HIV. Mục tiêu của chương trình là tạo ra một đội ngũ

cán bộ thành niên có thể tiến hành tập huấn và giáo dục về nguy cơ HIV và phòng chống lây truyền HIV ở những người trẻ tuổi ở cấp xã và huyện. Dự án này hiện đang được Trung ương Đoàn thanh niên hỗ trợ trực tiếp .

Các t chc song phương và phi chính ph khác hiện đang hoạt động ở Việt Nam bao gồm (nhưng không chỉ dừng lại) các tổ chức sau: Viện phát triển giáo dục, Dự án SMART, ActionAID, Chữ thập đỏ ÚC, Care International, Hợp tác quốc tế vì phát triển và đoàn kết (Pháp), DKT, FHI, Ford Foundation, Futures Group International (Policy Project), Marie Stopes International, Thầy thuốc thế giới (Canada, Pháp), Path (Canada, Mỹ), Pathfinder International, Plan International, Population and Development

International, Population Council, Cứu trợ trẻ em (Anh, Mỹ), Quỹ Dân số thế giới, Tầm nhìn thế giới, Chương trình đào tạo và điều trị HIV/AIDS của Việt Nam, Cơ quan nghiên cứu về HIV/AIDS (Pháp), Liên minh Na Uy, Cơ quan phát triển quốc tếĐan Mạch, Trung tâm nghiên cứu phòng chống AIDS ở San Francisco, Hội đồng Anh, Cơ quan phát triển quốc tế ThuỵĐiển và KPMG.

Vai trò và sự tham gia của khu vực tư nhân trong phòng chống HIV/AIDS

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những nước bị tác động mạnh của đại dịch HIV/AIDS, cộng đồng doanh nghiệp đã có vai trò tiên phong quan trọng trong các hoạt động phòng chống HIV/AIDS của quốc gia. Sự tham gia của thành phần này bao gồm từ việc xây dựng và thực hiện các chính sách về phòng chống HIV ở nơi làm việc, giáo dục, các chương trình phòng chống HIV cho nhân viên, người lao động nhằm hỗ trợ các chương trình cộng đồng và tuyên truyền vận

động các nhà lãnh đạo chính phủđến việc huy động nguồn lực trong cuộc đấu tranh phòng chống HIV/AIDS.

Đoàn chuyên gia CSIS chưa thấy sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam trong bất cứ hoạt động nào kể trên. Một số công ty dược đa quốc gia như Bristol-Myers Squibb, Merk, và Pfizer, là các công ty truyền thống và thường nằm trong số các công ty tư nhân đầu tiên hỗ trợ các hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã tài trợ kinh phí đào tạo cho các cán bộ y tế và các chương trình HIV/AIDS của các tổ chức NGOs trong nước. Với hỗ trợ của chính phủĐan Mạch, năm 1999, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã đưa ra chương trình giáo dục các công ty ở Việt Nam về HIV/AIDS ở nơi làm việc và tác động tiềm ẩn của nó với kinh doanh và hiện đang triển khai các chương trình đào tạo về chính sách tại nơi làm việc ở 4 tỉnh.

Chừng nào mà dịch HIV/AIDS hiện tại ở Việt Nam được xem là có tỉ lệ lây nhiễm thấp và chủ yếu liên quan đến những người sử dụng ma tuý và hành nghề mại dâm, thì cộng đồng doanh nghiệp có thể kết luận đại dịch sẽ chẳng mấy tác động đến năng suất, lợi nhuận hoặc nguồn nhân lực. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp có cơ hội lớn khi trở thành một đối tác với chính phủ, các tổ chức NGO, và các đối tượng khác nữa trong việc giảm sự lây truyền HIV và tránh không để dịch lan rộng ra cộng đồng. Qua các chương trình giáo dục tại nơi làm việc bao gồm cả tư vấn xét nghiệm tự nguyện và các chính sách dự phòng lây nhiễm, các công ty có thể

góp phần nâng cao nhận thức về HIV/AIDS cho cán bộ nhân viên, mà trong số họ có nhiều người là lao động di cưđang cơ nguy cơ lây nhiễm HIV. Các chương trình như vậy không chỉ đóng vai trò giáo dục mà còn thúc đẩy đạo đức của người lao động và các công ty thừa nhận họ

là các công dân tốt của công ty. Chủ tịch và các lãnh đạo công ty khác cũng nên thừa nhận những tác động tiềm ẩn của dịch HIV đối với ổn định chính trị, thị trường lao động, và môi trường

đầu tư kinh doanh tổng thể. Chủ tịch có thể là các người tuyên truyền có uy tín và ảnh hưởng nhằm vận động các nhà lãnh đạo quốc gia và phân bổđủ nguồn lực cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở các cộng đồng bất ổn định, nền kinh tế, và môi trường thị trường ở Việt Nam cho các công ty trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)