Được Quốc hội công bố vào tháng 2/2006.

Một phần của tài liệu báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam (Trang 29 - 31)

HIV/AIDS ở Lạng Sơn, một tỉnh biên giới

Một số thành viên của Đoàn đánh giá CSIS đã đến Lạng Sơn, một tỉnh nằm ở Tây- Bắc Việt Nam, có biên giới với tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Đầu năm những năm 90, Lạng Sơn phải đối mặt với dịch kép: tiêm chích ma tuý và HIV/AIDS. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở những người tiêm chích ma tuý hiện chiếm khoảng 35%, và số liệu về tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong phụ nữ hành nghề mại dâm, phụ nữ mang thai và người lớn ở miền bắc Việt Nam cho thấy dịch bắt đầu bước sang giai đoạn phổ biến. Tỷ lệ phụ nữ trong số các ca nhiễm mới, được báo cáo đã lên tới 17% năm 2004. Giám sát dịch tễ học trong nhóm phụ nữ có thai tại Lạng Sơn cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm trung bình khoảng 0,6% giữa các năm 1998 và 2004, so sánh với tỷ lệ 0,3% của cả nước

được báo cáo trong năm 2004. Số liệu từ các cơ sở VCT của tỉnh trong thời gian 9/2003-2/2004 cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm ở nam giới là 25% và phụ nữ là 10%, trong đó gồm phụ nữ tiêm chích ma tuý, phụ nữ bán dâm và bạn tình của những người tiêm chích ma tuý. Ở Bắc Ninh, một tỉnh láng giềng phía Bắc, tỉ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma tuý cũng tương tự như Lạng Sơn; bạn tình nữ của những người tiêm chích ma tuý cũng được phát hiện đang có nguy cơ

nhiễm HIV, do một phần vì tỉ lệ sử dụng bao cao su thấp.

Hiện tại, có 14 cơ sở công và 22 cơ sở y tế tư nhân ở Lạng Sơn tiến hành xét nghiệm HIV và có khoảng 2,200 người nhiễm, 100 trong sốđó đã chuyển sang AIDS. Vào thời điểm đoàn đánh giá

đến Lạng Sơn, chưa có bệnh nhân nào được điều trị ARV, mặc dù Quỹ toàn cầu đã cam kết hỗ

trợ ART cho 36 bệnh nhân của tỉnh vào năm 2006.

Như các khu vực biên giới giữa các nước, hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong khu vực đang gặp nhiều thách thức, một phần vì tỉ lệ dân di biến động cao. Những dòng người di chuyền qua biên giới đang ngày càng mạnh bởi vì chính sách mở cửa đi lại và thông thương trong khu vực do các nhà lãnh đạo khu vực xây dựng và bởi vì khu vực biên giới này nằm ở tuyến trung chuyển heroin. Người ta cũng cho rằng có sự di cư của người Việt Nam vào khu vực này để tìm kiếm cơ

hội việc làm ở khu vực biên giới.

Gia tăng thương mại và kinh doanh trong khu vực biên giới trong những năm gần đây đã tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về “dịch vụ giải trí” trong đó có các loại hình kinh doanh đi liền với mại dâm ở khu vực hai bên biên giới. Theo các đồng đẳng viên mà đoàn đánh giá đã gặp ở cửa khẩu Tân Thanh, ngay sát với biên giới của Trung Quốc ở khu vực thương mại Phú Bài, nhiều phụ nữ đã bị gia đình hoặc những kẻ kinh doanh bán. Cùng với “nữ nhân viên phục vụ” làm việc trong dịch vụ giải trí hoặc trong các tiệm làm đẹp ở khu vực biên giới, rõ ràng có một nhóm “phụ nữ đường phố” đang chịu sựđiều hành và quản lý của “các ông chủ”. Các thành viên của đoàn đánh giá đã trò chuyện với một nhóm các cô gái đường phố và người quản lý họ, là một giáo dục viên

đồng đẳng phân phát bao cao su cho những người thuộc sự giám sát của chị

Những rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, sự kiểm soát và sựđiều phối qua biên giới rõ ràng là có thể vượt qua được nếu có các dịch vụ dự phòng được và được cung cấp một cách hiệu quả, và kết quả là sẽ khống chếđược sự lây truyền HIV/AIDS qua biên giới.

Tỉnh Lạng Sơn là nơi triển khai dự án Qua Biên giới, chương trình dự phòng lây nhiễm HIV cho người sử dụng ma tuý. Với sự hỗ trợ của Quỹ Ford, năm 2002 các hoạt động can thiệp đã được triển khai thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn và qua vùng biên giới ở huyện Nam Ninh của tỉnh Quảng Châu. Các hoạt động can thiệp này đưa ra mô hình giáo dục đồng đẳng, những đồng đẳng viên

được nhận lương của chương trình có nhiệm vụ tiếp cận người sử dụng ma tuý ở cộng đồng, cung cấp các thông tin về giảm nguy cơ lây nhiễm HIV, tờ rơi, bao cao su, bơm kim tiêm mới và những thẻ có thể sử dụng ở các nhà thuốc đểđổi lấy bơm kim tiêm mới. Đồng đẳng viên cũng thu thập và huỷ một cách an toàn các dụng cụ tiêm chích mà những người tiêm chích ma tuý đã sử dụng.

Một đánh giá gần đây về Dự án “Qua biên giới” cho thấy đã có chuyển biến tích cực kể từ năm 2002. Các hoạt động can thiệp đã tiếp cận với 60-70% người tiêm chích ma tuý tại các địa bàn dự án. Số liệu về giảm về các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV liên quan đến sử dụng ma tuý và quan hệ tình dục mà dự án báo cáo đã được ghi nhận. Tỷ lệ nhiễm HIV và số ca nhiễm HIV ở

những người sử dụng ma tuý đã giảm ở tỉnh Lạng Sơn, mặc dù lây nhiễm HIV chưa hoàn toàn

được chặn đứng. Quỹ Ford hiện đang hỗ trợ giai đoạn tiếp theo của dự án trong đó sẽ sử dụng các nữ giáo dục viên đồng đẳng tiếp cận với những cô gái hành nghề mại dâm và những bạn tình của người tiêm chích ma tuý để giúp họ học cách thương lượng sử dụng bao cao su với khách hàng và bạn tình của mình.

Một dự án mới của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID), tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam

đã bắt đầu sử dụng các đồng đẳng viên để tiếp cận với những người sử dụng ma tuý và những người hành nghề mại dâm và khách hàng của họở một sốđịa bàn trong tỉnh.

Đoàn chuyên gia CSIS cũng được cho biết là điều trị cai nghiện ma tuý ở Lạng Sơn chủ yếu là tại gia đình và cộng đồng, nhóm người muốn cai tập trung tại một căn phòng, và sử dụng phác

đồđiều trị cai nghiện đã được Bộ y tế thông qua (thuốc an thần hoặc đông y), dưới sự giám sát của các cán bộ y tế tại địa phương. Trung tâm 06 điều trị cai nghiện ma túy gần đây mới được mởở tỉnh Lạng Sơn nhằm giúp cai nghiện, công việc lao động chân tay, và giáo dục về cắt cơn.

Toàn cầu của Mỹở Washington trong việc cử một vị trí điều phối của chương trình PEPFAR làm tại văn phòng của Đại sứ quán Mỹ.

Về lĩnh vực điều trị HIV/AIDS, việc thực hiện chương trình điều trị tích cực ARV đã có sự chậm trễ hơn dự kiến do có một số trở ngại về mặt chính sách Trong năm đầu tiên của PEPFAR tại Việt Nam, một đối tác thực hiện chương trình của Mỹđã nhập khẩu các thuốc HAART vào Việt Nam mà không có giấy phép nhập khẩu phù hợp. Khi nhân ra sai sót này, thì thủ tục cần thiết để xin giấy phép nhập khẩu mới được tiến hành, nhưng việc nhập khẩu đã bị ngừng lại trong vòng 6 tháng. Bên cạnh đó, việc cho phép sử dụng kinh phí của PEPFAR để mua thuốc ARV giá rẻ cũng bị chậm chễ, do đó giá thuốc đã tăng lên gấp nhiều lần và làm giảm số người có thể cần phải nhanh chóng điều trị. Việc quản lý cung ứng thuốc cũng là một vấn đề bức xúc, một số bệnh viện báo cáo phải mất hơn 9 tháng so với kế hoạch dự kiến để có được thuốc ART chính hãng. Những sự chậm trễ này

đã gây ra những khó khăn trong mối quan hệ với chính phủ Việt Nam và ảnh hưởng chung tới uy tín của các chương trình do Mỹ tài trợ, đối với các bệnh viện hiện đang lo lắng phục vụ bệnh nhân: những vấn đề này diễn ra khi Mỹđang hỗ trợ việc tăng cường mở rộng các cơ sở VCT để xác định ai cần phải đưa vào điều trị.

Khả năng tiếp cận điều trị hiện tại đã được giải quyết tốt hơn, sau khi nguồn thuốc sản xuất theo công thức của chính hãng được FDA phê duyệt, gần đây sẵn có hơn và bắt

đầu có những bố trí mới về mạng lưới cung cấp thuốc. Ngoài ra, các cuộc thảo luận với chính phủ Việt Nam trong việc xin giấy phép của FDA phê duyệt việc sản xuất thuốc ARV đã được xúc tiến. Kế hoạch hoạt động của năm tài chính 2006 cho Việt Nam, mặc dù đến đầu tháng 3/2006 mới được hoàn tất, nhưng có tin rằng đã nguồn kinh phí sẽđược tăng lên để phục vụ công tác chăm sóc và điều trị, bao gồm cả việc xây dựng hệ thống mua và cung cấp thuốc hiệu quả. Một hệ thống tổ chức hợp lý như vậy có thể sẽ là yếu tố

quan trọng để các đáp ứng của Việt Nam về phòng chống HIV/AIDS sẽ toàn diện hơn và có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên gia về hivaids thuộc trung tâm csis trong chuyến công tác tại việt nam (Trang 29 - 31)