1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp thành phố hồ chí minh

107 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Lựa Chọn Nhà Thầu Thi Công Xây Lắp Tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Các Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Quang Anh Tài
Người hướng dẫn TS. Cao Văn Hóa, TS. Lê Trung Phong
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 559,17 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦUX Â Y DỰNG....................................XIII 1.1. Tổng quan về công tác đấu thầu xây dựng trênt h ế giới (17)
    • 1.2. Tổng quan về công tác đấu thầu xây dựng tạiV i ệ t Nam (22)
    • 1.3. Tổng quan về công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại Ban Quản lý dự ánđầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp thành phố HồChíMinh (31)
    • 2.1. Các cơ sở khoa học của công tác lựa chọn nhà thầu thi công xâylắp (33)
    • 2.2. Các cơ sở pháp lý của công tác lựa chọn nhà thầu thi côngx â y lắp (35)
    • 2.3. Xây dựng mẫu phiếuđiềutra (39)
    • 3.4. Thông tin về mẫunghiêncứu (75)
    • 3.5. Phân tích, đánh giákếtquả (82)
    • 3.6. Kiểm địnhCronbach’sAlpha (83)
    • 3.7. Phân tích nhân tố khámphá(EFA) (86)
    • 3.8. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắptại (96)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦUX Â Y DỰNG XIII 1.1 Tổng quan về công tác đấu thầu xây dựng trênt h ế giới

Tổng quan về công tác đấu thầu xây dựng tạiV i ệ t Nam

Tổng quan công tác đấu thầu trong thời gian qua ở Việt Nam

1.2.1.1 Về hệ thống Pháp luật đấuthầu

Tại Việt Nam, cho đến năm 2005 mới xuất hiện Luật Đấu thầu đầu tiên số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 Luật Đấu thầu ban hành năm 2005 cùng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu nhằm mục đích tăng cường tính công khai, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trong quá trình đấu thầu Tuy vậy, Luật đấu thầu 2005 trên thực tế vẫn có nhiều vướng mắc khi thực hiện và tính hiệu quả áp dụng không cao, cụthể:

- Phạm vi áp dụng chưa rõ ràng, chưa tạo được môi trường pháp lý thốngnhất.

- Nguyên tắc quản lý hợp đồng và thương thảo hợp đồng không rõ ràng, thiếu sự nhất quán trong nguyên tắc quản lý và quy định thựchiện.

- Tiêu chí xác định tính độc lập của nhà thầu chưa tính tới các nhà thầu nước ngoài.

- Tiêu chí xác định tính độc lập của nhà thầu chưa tính tới các nhà thầu nước ngoài.

-Nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC.[3]

Nhận thấy được những hạn chế đó, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2014 ra đời cùng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã tạo điều kiện cho việc đấu thầu diễn ra công khai, minh bạch, cụ thể, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong đấu thầu.

Một số điểm nổi bật của luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2014:

- Luật Đấu thầu năm 2013 là một trong các luật có nhiều tiến bộ nhất tại Việt Nam, lần đầu tiên có sự thống nhất về các quy định đấu thầu ở các lĩnh vực khác nhau. Quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu được chuẩn hóa, công tác lựa chọn nhà thầu được diễn ra một cách công khai, minh bạch và khách quan hơn, tạo được cảm giác tin tưởng cho các đơn vị đầu tư nước ngoài khi tham gia vào các dự án ở ViệtN a m

- Luật Đấu thầu năm 2013 đã cơ bản giải quyết được những hạn chế của hệ thống pháp luật về đấu thầu của nước ta từ trước đến nay Luật Đấu thầu năm 2013 tiệm cận với những thông lệ quốc tế và quy định về đấu thầu của các nước phát triển, giúp công tác lựa chọn nhà thầu đạt được hiệu quả cao hơn và hạn chế được nhiều rủi ro có khả năng xảy ra trong các dự án quan trọng, có quy mô lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia đấu thầu Một điểm tiến bộ nữa của Luật Đấu thầu 2013 so với Luật Đấu thầu 2005 là đã quy định rõ ràng, chi tiết hơn về công tác thương thảo trước khi ký kết hợp đồng, giúp công tác này mang nhiều ý nghĩa hơn thay vì chỉ là thủ tục nhưtrước.

-Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định các gói thầu nhỏ sẽ ưu tiên cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, còn các công trình cần năng lực cao thì dành cho các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn Bên cạnh đó, doanh nghiệp có trên 25% lao động là nữ, hoặc thương binh, người khuyết tật cũng được hưởng ưu đãi khi tham gia đấu thầu[4];

- Ngoài ra, nhằm khắc phục dược tình trạng các nhà thầu thiếu năng lực nhưng lại cố tính giảm giá dự thầu thấp để trúng thầu, Luật Đấu thầu 2013 cũng bổ sung quy định rõ phương pháp đánh giá HSDT theo từng lĩnh vực cụ thể như lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu Luật Đấu thầu 2013 cũng bổ sung thêm những phương pháp mới trong công tác đánh giá HSDT để đa dạng hóa phương pháp đánh giá, phù hợp với từng hình thức và quy mô của góithầu.

- Luật Đấu thầu năm 2013 cũng tạo điều kiện cho các nhà thầu trong nước nhiều hơn, ưu tiên phát triển nội lực, tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước Luật Đấu thầu 2013 giúp các nhà thầu Việt Nam tiếp nhận công nghệ và kinh nghiệm sản xuất của các nước phát triển, từ đó có thể học hỏi để có thể tự chủ, nâng cao năng lực,sức cạnh tranh để trở thành nhà thầu chính thực hiện các dự án, gói thầu lớn,c ô n g nghệ cao, phức tạp tại thị trường Việt Nam và quốc tế.

- Luật Đấu thầu năm 2013 đã điều chỉnh quy định để đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu, đồng thời có các quy định chi tiết, rõ ràng hơn về quy trình lựa chọn nhà thầu cho từng trường hợp cụ thể Các quy định về lựa chọn nhà thầu để cung cấp thuốc, vật tư y tế, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công và lựa chọn nhà thầu qua mạng đã được bổ sung đầy đủhơn.

- Luật Đấu thầu năm 2013 đã sửa đổi một số quy định hiện hành về ký kết thực hiện và quản lý hợp đồng; quy định hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, Các hình thức hợp đồng khác như hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh khi được áp dụng thì phải được người quyết định đầu tư cân nhắc, xem xét sự phù hợp so với hợp đồng trọngói.

- Một số hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu cũng được bổ sung trong Luật Đấu thầu 2013, đồng thời quy định thêm biện pháp xử phạt đối với những cá nhân được giao trách nhiệm xử phạt nhưng không thực hiện nghiêm túc theo quy định Các biên pháp phạt bổ sung như đăng tải công khai tên tổ chức, cá nhân trên các hệ thống đấu thầu, phạt tiền bồi thường thiệt hại theo quyđịnh.

-Luật Đấu thầu năm 2013 cũng bổ sung quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu tham gia thực hiện của cộng đồng, bổ sung trách nhiệm về giám sát của người có thẩm quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với từng hoạt động trong quá trình đấu thầu để có cơ sở quy định chế tài xử lý vi phạm tương ứng với từng hành vi viphạm.

1.2.1.2 Tăng cường công tác đấu thầu quamạng

Thống kê trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho thấy, tính từ đầu năm đến cuối tháng 12/2018 đã có tổng cộng hơn 10.200 bên mời thầu (tăng gấp 2,3 lần so với số lượng bên mời thầu đăng ký năm 2017), hơn 18.800 nhà thầu đăng ký vào Hệ thống; gần 120.000 kế hoạch lựa chọn nhà thầu, gần 100.200 thông báo mời thầu được đăng tải; hơn 18.000 gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng (tăng gấp 2,3 lần so với cả năm 2017),c h i ế m t ỷ l ệ 1 9 % t ổ n g s ố g ó i t h ầ u c h à o h à n g c ạ n h t r a n h v à đ ấ u t h ầ u r ộ n g r ã i trong cả nước (chào hàng cạnh tranh qua mạng chiếm 18% tổng số gói thầu chào hàng cạnh tranh; đấu thầu rộng rãi qua mạng chiếm 20% tổng số gói thầu đấu thầu rộng rãi).

Tính chung cả nước, tổng giá trị các gói thầu đấu thầu qua mạng năm 2018 là 42.000 tỷ đồng, chiếm 6% tổng giá trị các gói thầu lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh trên cả nước, trong đó tổng giá trị gói thầu chào hàng cạnh tranh là 5.700 nghìn tỷ đồng (chiếm 11%); tổng giá trị gói thầu đấu thầu rộng rãi qua mạng là 36.300 tỷ đồng (chiếm 5%).[5] Đất nước ta đang phát triển từng ngày, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang thay đổi dần bộ mặt đất nước Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi Việt Nam phải phải triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, đủ điều kiện đáp ứng cho nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ Đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu chi ngân sách Nhà nước, Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, Việt Nam trở thành điểm đến đáng tin cậy cho nhiều tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài Do đó, yêu cầu về một môi trường cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng vô cùng cấp thiết, đòi hỏi Việt Nam phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ.

Từ năm 1994 đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, tạo cơ sở lựa chọn được những nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, tài chính, năng lực và kinh nghiệm để thực hiện các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước, đem hiệu quả cao hơn trong lĩnh vực đầu tư công,phòng chống nạn tham nhũng, tiết kiệm vốn ngân sách Nhà nước Bên canh việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, các công tác thanh, kiểm tra để giám sát về công tác đấu thầu cũng được triển khai một cách hiệu quả, phát hiện và xử lý các sai phạm kịp thời Thực tế thời gian qua, công tác đấu thầu đã có nhiều tiến bộ đáng kể, tiết kiệm được một lượng lớn ngân sách Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những vấn đề gây khó khăn cho các bên tham gia dự thầu yêu cầu Nhà nước phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung khung pháp lý để hoàn thiện quy trình, tránh gây thất thoát, lãng phí ngâns á c h

Thực trạng công tác đấu thầu trong thời gian qua

1.2.2.1 Hình thức chỉ định thầu còn được sử dụng khá phổbiến

Tổng quan về công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại Ban Quản lý dự ánđầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp thành phố HồChíMinh

án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.

Công tác lựa chọn nhà thầu tại Ban dân dụng công nghiệp

Dù chỉ mới thành lập năm 2019, tuy nhiên, công tác lựa chọn nhà thầu tại Ban dân dụng công nghiệp vẫn được tiến hành một cách bài bản nhờ sự kế thừa kinh nghiệm của các đơn vị trước khi sáp nhập Công tác đấu thầu tại Ban được tập trung thực hiện bởi phòng Kế hoạch đầu tư trên cơ sở phối hợp với các Ban điều hành trựct h u ộ c

Từ lúc thành lập đến quý II/2020, Ban dân dụng công nghiệp đã triển khai lựa chọn nhà thầu cho 183 gói thầu, trongđó:

- 73 gói thầu sử dụng hình thức chỉ định thầu, chủ yếu tập trung vào các gói thầu tư vấn giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án và các gói thầu tư vấn của các dự án nhóm C.

- 4 gói thầu sử dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, toàn bộ là các gói thầu trạm biến áp.

-106 gói thầu sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi Hình thức này chiếm đa số,nhiều gói thầu (đặc biệt là các gói thầu thi công xây lắp) có giá trịlớn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Đấu thầu là một công tác quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình Thông qua quá trình đầu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để có thể thực hiện tốt gói thầu.

Trong Chương 1 này tác giả nêu đưa ra cái nhìn tổng quát về tình hình đấu thầu trên thế giới và một số kinh nghiệm trong công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu tại một số quốc gia, tổ chức quốc tế Tác giả cũng nêu lên tình hình đấu thầu tại Việt Nam nói chung và tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp nói riêng Thông qua đó, có thể thấy rằng công tác đấu thầu tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại bắt nguồn từ những yếu tố chuyên môn và đạo đức Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang ngày càng tăng cường tính chặt chẽ trong công tác lựa chọn nhà thầu bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng cho các bên.

Thông qua Chương 1, tác giả cũng thấy rằng, các nhà thầu Việt Nam tuy có đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm nhưng vẫn còn thiếu sự liều lĩnh, dũng cảm để tham gia sân chơi quốc tế, làm mất đi nhiều cơ hội mang lại nguồn ngoại tệ cho đấtn ư ớ c Để đánh giá toàn diện thực trạng công tác đấu thầu, đặc biệt là đấu thầu xây lắp, làm cơ sở để hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp, tác giả cần đi sâu tìm hiểu các cơ sở khoa học trong công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp Nội dung này sẽ được trình bày trong Chương 2 của luận vănnày.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC LỰA CHỌN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY LẮP

Các cơ sở khoa học của công tác lựa chọn nhà thầu thi công xâylắp

Cơ sở lý thuyết Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu nhằm đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu, trong đó nhà thầu là tổ chức có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện việc đấuthầu.

Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt, người muốn xây dựng công trình (người gọi thầu) công bố trước các yêu cầu và điều kiện để xây dựng công trình, người dự thầu công bố giá mà mình muốn nhận Người gọi thầu sẽ lựa chọn người dự thầu nào phù hợp với điều kiện của mình với giá thấp hơn [7]

Năm 1998, trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Đấu thầu là đọ công khai ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất thì được giao cho làm hoặc bán.

Trong quy định tại Nghị định 85/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng định nghĩa như sau: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu, ở đây bên mua còn gọi là bên mời thầu, bên bán còn gọi là các nhà thầu Bên mua sẽ cung cấp cho bên bán các yêu cầu (trong HSMT) Sau một thời gian cụ thể, bên bán phải trả lời người mua, bên bán phải nộp cho người mua bản chào hàng Tất cả điều đó được thể hiện trong HSDT hay là đề xuất dự thầu.[8]

Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 thì đấu thầu được định nghĩa là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn,dịchvụphitưvấn,muasắmhànghóa,xâylắp,lựachọnnhàđầutưđểkýkếtvà thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinht ế Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho các công việc sau:

- Đấu thầu tuyển chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn hoặc phi tưvấn;

- Đấu thầu xây lắp;Đấu thầu mua sắm hàng hóa, thiếtbị;

- Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).[4]

Cở sở thực tiễn Đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố nên đều tuân thủ theo các quy định của Pháp luật về đấuthầu. Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách thành phố cấp quyết định đầu tư là UBND thành phố Hồ Chí Minh (ủy quyền Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đầu tư).

Các dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh làm chủ đầu tư thì để tiến hành lựa chọn nhà thầu xây lắp cần thực hiện một số thủ tục hành chính theo trình tự như sau:

- Sau khi dự án được phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, chủ đầu tư sẽ tiến hành trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu và dự toán các công việc để thực hiện gói thầu thi công xây lắp cho Sở Xây dựng phêduyệt.

- Sau khi được Sở Xây dựng phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và dự toán,chủ đầu tư sẽ phối hợp cùng với đơn vị Tư vấn đấu thầu để lập Hồ sơ mời thầu thi công xây lắp và tiến hành đăng bán Hồ sơ mời thầu để tiếp tục thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu.

Các cơ sở pháp lý của công tác lựa chọn nhà thầu thi côngx â y lắp

Đối với các gói thầu tổ chức theo phương thức Một giai đoạn, hai túi hồ sơ, tại Điều

21 Mục 2 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 đã quy định rõ quy trình chi tiết, cụ thể:

Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm: a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cầnthiết); b) Lập hồ sơ mờithầu; c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mờithầu.

Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: a) Mời thầu; b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mờithầu; c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dựthầu; d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹthuật. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹthuật; b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹthuật; c) Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹthuật.

Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm: a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách đượcduyệt; b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tàichính; c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tàichính; d) Xếp hạng nhà thầu.

Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.Hoàn thiện, ký kết hợp đồng

Trong công tác quản lý đấu thầu hiện nay Nhà nước đã và đang hoàn thiện từng bước hệ thống văn bản pháp lý để có cơ sở quản lý, hướng dẫn thực hiện công tác đấu thầu đúng theo ý nghĩa của nó Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu của nước ta đã có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu thực tế và các quy định của quốc tế trong quá trình hội nhập Hệ thống pháp luật đấu thầu hiện nay đã cơ bản tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với tiến tình cải cách lĩnh vực mua sắm công tại ViệtN a m

Nhà thầu tham gia đấu thầu đảm bảo tư cách hợp lệ khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Có giấy phép đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt độngcấp;

- Hạch toán tài chính độclập;

- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của phápluật;

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốcgia;

- Không đang trong thời gian bị cấm tham dựthầu.

Việc tổ chức đấu thầu thực hiện được khi có đủ các điều kiện sau:

- Có quyết định đầu tư của cấp có thẩmquyền;

- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu và dự toán chi phí các công tác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Dự án được bố trí vốn thực hiện trongnăm;

-Hồ sơ mời thầu đã được cấp thẩm quyền phêduyệt;

Sự hình thành của hệ thống pháp luật về đấu thầu Đấu thầu là thuật ngữ đã trở nên quen thuộc ở Việt Nam trong thời gian gần đây mặc dù trên thế giới, thuật ngữ này đã có từ lâu Trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam, bên bán cung cấp những sản phẩm họ sản xuất được hoặc có được mà không cần quan tâm đến nhu cầu thực tế của bên mua vì thời gian này, tính cạnh tranh hầu như không tồn tại Sau quá trình cải cách đổi mới, nền kinh tế thị trường dần hình thành, tính cạnh tranh xuất hiện, đấu thầu trở thành một xu hướng tất yếu trong các hoạt động mua bán.

Hệ thống pháp luật để tối ưu hoạt động đấu thầu cũng được hình thành qua thời gian, cụ thể

Năm 1990, Quy chế đấu thầu trong xây dựng được Bộ Xây dựng ban hành;

Năm 1992 Quy chế về quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được ban hành;

Năm 1994, Quy chế đấu thầu xây lắp được Bộ Xây dựng ban hành;

Năm 1996, Quy chế đấu thầu được sửa đổi, bổ sung (điều chỉnh “đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị” thành “đấu thầu mua sắm hàng hóa”, “đấu thầu dự án” thành “đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dựán”);

Năm 1999, Quy chế được sửa đổi lần 2, Chính phủ ban hành Nghị định 88/1999/NĐ-

CP ngày 01/9/1999 về việc ban hành quy chế đấuthầu;

Năm 2005, Luật đấu thầu đầu tiên số 61/2005/QH11được Quốc hội khóa 11 thông qua Kèm theo đó là hàng loạt Nghị định, Thông tư được ban hành để hướng dẫn thi hành Mặc dù vậy, Luật đấu thầu 2005 được đánh giá là còn nhiều hạnc h ế ;

Năm 2013, Quốc hội khóa 13 đã thông qua Luật đấu thầu mới số 43/2013/QH13 thay thế cho luật 61/2005/QH11, cùng với đó là các Nghị định, Thông tư hướng dẫn luật một cách khá cụ thể và rõràng.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu hiện hành

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhàthầu;

Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/2/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời quan tâm, HSMT, HSYC dịch vụ tư vấn;

Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 quy định chi tiết lập HSMT xây lắp;

Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/6/2015 quy định chi tiết lập HSMT mua sắm hànghóa;

Thông tư số 07/2015/TT-BKHĐT ngày 08/9/2015 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu quamạng;

Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 quy định chi tiết về KHLCNT;

Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 quy định chi tiết lập HSYC đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh;

Thông tư số 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Thông tư số 23/2015/TT-BKHĐT ngày 21/12/2015 quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá HSDT;

Thông tư số 02/2016/TT-BKHĐT ngày 1/3/2016 hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác côngtư;

Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/5/2016 Quy định chi tiết đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu;

Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22/7/2016 quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu;

Thông tư số 11/2016/TT-BKHĐT ngày 26/7/2016 hướng dẫn lập HSMT thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC);

Thông tư số 14/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 quy định chi tiết lập HSMT gói thầu dịch vụ phi tưvấn;

Thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, HSMT lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

Thông tư số 16/2016/TT-BKHĐT ngày 16/12/2016 hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, HSMT lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất;

Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày 15/11/2017 quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đấu thầu luôn có sự điều chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với hành lang pháp lý về đấu thầu trên thế giới, hoàn thiện dần khung pháp lý phù hợp với quá trình thực hiện, mang lại hiệu quả đầu tư, phòng tránh thất thoát lãng phí, nhũng nhiễu trongĐTXD.

Xây dựng mẫu phiếuđiềutra

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:

- Nghiên cứu sơ bộ (Giai đoạn 1): Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, được tiến hành bằng cách thảo luận với các chuyên gia có chuyên môn liên quan đến công tác đấu thầu thi công xây lắp của các dự án xây dựng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (các chuyên viên phòng Kế hoạch Đầu tư, các chuyên gia công tác tư vấn đấu thầu) Đồng thời, tìm hiểu qua các tài liệu, các tạp chí nói về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp Nghiên cứu định lượng được thực hiện tiếp theo khảo sát 2 cá nhân có tham gia trực tiếp vào công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp theo cách lấy mẫu thuận tiện, nhằm phát hiện những sai sót của bảngcâuhỏivàkiểmtrathang đo.Kếtquảcủagiaiđoạnnày làxây dựngđượcmột bảng câu hỏi phỏng vấn dùng cho nghiên cứu giai đoạn 2.

- Nghiên cứu chính thức (Giai đoạn 2): Được thực hiện theo phương pháp định lượng tiến hành ngay sau khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả sơ bộ Giai đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu Bảng câu hỏi do đối tượng tự trả lời là công cụ chính để thu thập dữ liệu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là những cá nhân tham gia trực tiếp vào vào công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp trên địa bàn TP.HCM Sau khi thu thập dữ liệu, sẽ chọn ra các mẫu trả lời hữu ích nhất để nhập liệu vào chương trình SPSS 20.0 và phân tích dữliệu.

Hình 2-1: Quy trình nghiên cứu

Giới thiệu mô hình nghiêncứu

Trong quá trình lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này, baogồm:

- Tính cạnh tranh giữa các nhà thầu

- Chất lượng của đơn vị tư vấn đấuthầu

- Chất lượng tổ thẩm định của chủ đầutư Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cần dựa trên việc đánh giá sự tác động giữa các bên tham gia trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Trong nghiên cứu này, phân tích đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bằng thang đo để đo lường các khái niệm thành phần có liên hệ với nhau và cùng tác động đến chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu Để đo lườngvà đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố, các giả thuyết được đặt ra nhưsau:

H1: Tính sự cạnh tranh giữa các nhà thầu càng lớn thì chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu càngcao.

H2 : Chất lượng của đơn vị tư vấn đấu thầu càng tốt thì chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu càngcao.

H4: Chất lượng bên dự thầu càng tốt thì chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu càng cao.

H4: Chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư càng tốt thì chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu càng cao.

Từ các giả thuyết trên, học viên lựa chọn mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2-2: Mô hình nghiên cứu

2.3.2.1 Kích thước mẫu và xử lý sốliệu

Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho rằng kích thước mẫu phải thỏa mãn tối thiểu năm mẫu cho một biến nghiên cứu Nghiên cứu này có tất cả 15 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố Vì vậy số mẫu cần thiết tối thiểu là 15 x

Phương pháp kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha nhằm loại bớt các biến không phù hợp Một thang đo có thể sử dụng được về độ tin cậy khi có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,7 [9] Ngoài ra, các biến có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) < 0,3 là biến rác sẽ bị loại Trong nghiên cứu này, sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,7 làm căn cứ để kiểm định thang đo và các biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3 mới đạt yêu cầu.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phương pháp kiểm định thang đo thứ hai là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng khi hệ số KMO có giá trị từ 0,5 trở lên Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05 sẽ bị loại Số lượng mẫu 75 nên hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,55 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích từ 50% trở lên và

Phân tích hồi quy bội

Phân tích hồi quy nhằm xác định vai trò quan trọng của từng yếu tố trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng đến công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại BanDDCN.

Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội bằng phương pháp chọn biến Enter trong SPSS Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô hình với tập dữ liệu Kiểm tra hiện tượng tương quan với hệ số Durbin-Watson (1 < d < 3). Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF 0,95 thì xảy ra hiện tượng trùng lắp trong đo lường Thang đo có Cronbach’s Alpha ≥ 0,7 thì sử dụng được về mức độ độ tin cậy [9] Ngoài ra, hệ số tương quan biến tổng (item – total correlation) < 0,3 là biến rác không sử dụng được. Đối với nghiên cứu này, nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo, chỉ những yếu tố nào có Cronbach’s Alpha > 0,7 thì mới được xem là thang đo có độ tin cậy và các biến đo lường phải có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,3 thì biến đó mới đạt yêu cầu Các kiểm định được thực hiện nhiều lần cho đến khi kết quả của kiểm định thỏa điều kiện thang đo như đã đề cậpđến.

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha như sau:

Bảng 3-3: Bảng thống kê độ tin cậy của yếu tố tính cạnh tranh

Kết quả kiểm định lần 1: Thang đo mức độ ảnh hưởng từ tính cạnh tranh giữa các nhà thầu có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.765 > 0.7, hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là0.508 >0.3 nên thang đo đạt điều kiện.

Chất lượng đơn vị tư vấn đấu thầu

Bảng 3-4: Bảng thống kê độ tin cậy của yếu tố liên quan đến chất lượng đơn vị tư vấn đầu thầu

Kết quả kiểm định lần 1: Thang đo mức độ ảnh hưởng từ chất lượng đơn vị tư vấn đấu thầu có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.830 > 0.7, hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0.566 >0.3 nên thang đo đạt điều kiện.

Chất lượng bên dự thầu

Bảng 3-5: Bảng thống kê độ tin cậy của yếu tố liên quan đến chất lượng đơn vị tư vấn đầu thầu

Kết quả kiểm định lần 1: Thang đo mức độ ảnh hưởng từ chất lượng đơn vị dự thầu có hệsốCronbach’sAlpha=0.929>0.7, hệsốtươngquanbiếntổngnhỏ nhấtl à 0.82

>0.3 nên thang đo đạt điều kiện.

Chất lượng tổ thẩm định

Bảng 3-6: Bảng thống kê độ tin cậy đối với các yếu tố liên quan đến chất lượng của tổ thẩm định của chủ đầu tư (lần 1)

Kết quả kiểm định lần 1: Thang đo mức độ ảnh hưởng từ chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.742 > 0.7, hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0.213 < 0.3 nên thang đo không đạt tiêu chuẩn, tiến hành loại bỏ câu hỏi có hệ số tương quan biến tổng không đạt yêu cầu, tiến hành kiểm định lại lần2

Bảng 3-7: Bảng thống kê độ tin cậy đối với các yếu tố liên quan đến chất lượng của tổ thẩm định của chủ đầu tư (lần 2)

Kết quả kiểm định lần 2: Thang đo mức độ ảnh hưởng từ chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư có hệ số Cronbach’s Alpha = 807 > 0.7, hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất là 0.548 > 0.3 nên thang đo đạt tiêuchuẩn.

Như vậy sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, có 01 biến quan sát MT11 không đạt yêu cầu nên bị loại bỏ trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Bảng thống kê kết quả nhưsau:

SỐ BIẾN QUAN SÁT BAN ĐẦU

SỐ BIẾN QUAN SÁT CÒN LẠI

1 Tính cạnh tranh giữa các nhà thầu 4 4 0.765

2 Chất lượng đơn vị tư vấn đầu thầu 3 3 0.830

3 Chất lượng bên dự thầu 3 3 0.929

Chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư

Bảng 3-8: Bảng thống kê kết quả sau khi phân tích độ tin cậy

Phân tích nhân tố khámphá(EFA)

Các biến đạt điều kiện kiểm định Cronbach’s Alpha sẽ được tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA Một số chú ý khi phân tích nhân số khám phá EFA như sau:

- Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) ≥ 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05[11]

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,55, biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,55 sẽ bị loại[9]

- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích >50%.

1[9]Kết quả phân tích nhưsau:

Bảng 3-9: Bảng kết quả phần tích hệ số KMO

Theo bảng kết quả trên, hệ số KMO = 0.683 > 0.5 nên phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu.

Mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05 phân tích nhân tố là phù hợp.

Bảng 3-10: Bảng phân tích giá trị EigenvalueGiá trị Eigenvalue = 1.893 ≥ 1 và và trích được 4 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

Tổng phương sai trích = 72.414% ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Như vậy, 4 nhân tố được trích cô đọng được 72.414% biến thiên các biến quan sát.

Bảng 3-11: Bảng kết quả ma trận xoay

Kết quả ma trận xoay cho thấy 14 biến quan sát được gom thành 4 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số Factor Loading >0.5

Như vậy, thang đo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp từ 4 thành phần nguyên gốc sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA vẫn giữ nguyên 4 nhân tố với 14 biến quan sát Các nhân tố trích ra đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả EFA

Các giả thiết cho mô hình nghiên cứu điều chỉnh sẽ được xây dựng từ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp Trong mô hình điều chỉnh có 4 nhân tố:

- Chất lượng tổ thẩm định của chủ đầutư

- Tính cạnh tranh giữa các nhàthầu

- Chất lượng của đơn vị tư vấn đấu thầu

Các giả thiết mô hình được điều chỉnh như hình dưới:

Hình 3-6: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh

Phân tích hồi quy đa biến

Các biến được đưa vào phân tích hồi quy được liệt kê như bảng:

STT Nhân tố Các biến quan sát Loại biến

1 DT DT9, DT8, DT10 Độc lập

2 MT MT12, MT14, MT13, MT15 Độc lập

3 CT CT2, CT1 CT3, CT4 Độc lập

4 TV TV6, TV5, TV7 Độc lập

Bảng 3-12: Bảng phân loại các biếnGiá trị các yếu tố dùng để phân tích hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát Qua phân tích hồi quy tuyến tính sẽ kiểm nghiệm sự phù hợp của mô hình.

Bảng 3-13: Bảng phân tích hệ số R

Bảng kết quả phân tích trên cho ta hệ số R2 (R Square ) = 0.685 và hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) = 0.670 Điều này cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 67% sự thay đổi biến phụ thuộc, còn lại 33% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Hệ số Durbin-watson = 1.835, nằm trong khoảng từ 1.5 đến 2.5 nên không có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.

Bảng 3-14: Bảng phân tích ANOVASig kiểm định = 0.000 < 0.05 nên mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụngđược.

Bảng 3-15: Bảng phân tích hệ số ảnh hưởng

Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, vì vậy, các biến độc lập này đều có thể sử dụng để giải thích cho biến phụthuộc.

Hệ số VIF của các biến độc lập trong bảng đều có giá trị nhỏ hơn 2 nên không có đa cộng tuyến xảyra.

Mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả mô hình hồi quy vì vậy, các giả thiết H’1, H’2, H’3, H’4 đã đặt ra trước đều có thể chấp nhận được.

Ta có phương trình hồi quy như sau:

Y: Hiệu quả của công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại ban

DDCN.X1 tương ứng với giả thiết H’1: chất lượng bên dự thầu

X2 tương ứng với giả thiết H’2: chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư

X3 tương ứng với giả thiết H’3: tính cạnh tranh giữa các nhà thầu

X4 tương ứng với giả thiết H’4: chất lượng của đơn vị tư vấn đấu thầu.

Xác định mức độ tác động của các yếu tố từ mô hình

Từ phương trình hồi quy trên có thể thấy hiệu quả của công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại ban DDCN bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Chất lượng tổ thẩm định của chủ đầutư;

- Tính cạnh tranh giữa các nhàthầu;

- Chất lượng của đơn vị tư vấn đấu thầu.

Chất lượng bên dự thầu

Với hệ số β = 0.305 nên tác động của yếu tố chất lượng bên dự thầu đến hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại ban DDCN cao hơn so với yếu tố chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư nhưng lại thấp hơn 2 yếu tố còn lại.

Hệ số β mang dấu (+) thể hiện sự tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc Khi yếu tố chất lượng bên dự thầu tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại ban DDCN tăng lên 0.305 đơnvị.

Nếu chất lượng bên dự thầu thấp, nhà thầu tham gia đấu thầu với thái độ hời hợt, “chọc gậy bánh xe” sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian cũng như chất lượng lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp.

Chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư.

Với hệ số β = 0.165 nên tác động của yếu tố chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư đến hiệu quả lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại ban DDCN là thấp nhất trong 4 yếu tố.

Hệ số β mang dấu (+) thể hiện sự tương quan cùng chiều với biến phụ thuộc Khi yếu tố chất lượng tổ thẩm định của chủ đầu tư tăng lên 1 đơn vị thì hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại ban DDCN tăng lên 0.165 đơn vị.

Thực tế, tổ thẩm định của chủ đầu tư tuy có năng lực chuyên môn tốt nhưng ngoài công tác thẩm định, các chuyên viên trong tổ còn phải trực tiếp điều hành dự án cũng như làm các công việc khác theo phân công của Ban giám đốc Do trong quá trình lựa chọn nhà thầu, đơn vị tư vấn đấu thầu thực hiện các công tác lập hồ sơ mời thầu, chấm điểm các hồ sơ dự thầu nên công việc chính của tổ thẩm định chỉ là kiểm tra, rà soát lại kết quả của đơn vị tư vấn đấuthầu.

Tính cạnh tranh giữa các nhà thầu

Với hệ số β = 0.485 nên tác động của yếu tố tính cạnh tranh giữa các nhà thầu đến hiệu quả lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại ban DDCN là cao nhất trong 4 yếu tố.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắptại

Từ thực tế những tồn tại cũng như bất cập trong công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại Ban DDCN và thông qua kết quả khảo sát đã nêu, tác giả đề xuất một số giải pháp hạn chế những bất cập đồng thời nâng cao hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp tại Ban DDCN như sau:

Nâng cao tính cạnh tranh trong đấu thầu

Cạnh tranh giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có chuyên môn tốt với mức giá thấp nhất, vì vậy, nâng cao tính cạnh tranh đóng vai trò qua trọng để cải thiện chất lượng lựa chọn nhà thầu Số lượng nhà thầu tham gia càng đông thì tính cạnh tranh càng lớn, chủ đầu tư sẽ có nhiều sự so sánh từ đó có thể lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất

Một số giải pháp có thể thu hút nhiều nhà thầu tham gia:

- Khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư cần thông báo rộng rãi việc mời thầu qua nhiều kênh thông tin Thời gian bán HSMT và nộp HSDT nên được kéo dài đến mức tối đa theo quy định để các nhà thầu có đủ thời gian để chuẩn bị và hoàn thiện HSDT một cách trọn vẹnnhất.

- Khi nhà thầu đề xuất được những biện pháp thi công phù hợp, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được thời gian và chi phí khi thực hiện, chủ đầu tư nên có những mức thưởng cho nhà thầu và những mức thưởng này phải được quy định rõ ràng trongHSMT.

- Trong quá trình lập dự toán giá gói thầu, chủ đầu tư phải phối hợp với đơn vị tư vấn để xác định giá gói thầu hợp lý, không vượt qua giá trị dự toán được cơ quan thẩm quyền phê duyệt nhưng vẫn đảm bảo giá trị phù hợp để các nhà thầu thamgia.

- Trước thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải tiếp nhận tất cả HSDT của các nhà thầu, kể cả khi bên dự thầu chưa mua hoặc chưa nhận HSMT trực tiếp từ bên mời thầu.Bên mời thầu không được gây khó khăn, hạn chế sự tham gia của các đơnvị. Để thực hiện tốt các giải pháp trên, Ban DDCN cần phải có các cơ chế để đảm bảo các cá nhân, đơn vị của bên mời thầu thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu một cách công bằng, minh bạch từ khi lập, bán HSMT cho đến khi nhận và xétHSDT.

Ngoài ra, để nâng cao tính cạnh tranh giữa các nhà thầu hình thức đấu thầu qua mạng đang dần áp dụng theo lộ trình:

Thời đại công nghệ 4.0, hình thức đấu thầu qua mạng đang dần thay thế đấu thầu truyền thống Hình thức đấu thầu nâng cao tính hiệu quả, công bằng, minh bạch, hạn chế được những tiêu cực trong quá trình lựa chọn nhà thầu, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhànước.

Những điểm nổi bật của đấu thầu qua mạng là:

- Để đấu thầu qua mạng, các nhà thầu chỉ cần phải đăng ký hồ sơ thành viên trên hệ thống đấu thầu quốc gia để có thể tiếp cận thông tin gói thầu, do đó, những cản trở về địa lý không còn Quá trình trao đổi thông tin, giao dịch giữa bên mời thầu và bên dự thầu được thực hiện trực tuyến qua hệthống.

- Các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu như kế hoạch LCNT, thông báo thời gian mở, đóng thầu, kết quả chấm thầu luôn được công khai, minh bạch nên có thể hạn chế được nhiều tiêucực.

- Thông tin về các đơn vị tham gia đấu thầu là thông tin kín, được giữ bí mật cho đến thời điểm mở thầu, không một bên nào, kể cả bên mời thầu hay đơn vị quản lý hệ thống có thể biết được Do đó, hạn chế được tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng cho tất cả các đơn vị tham gia đấuthầu.

- Đấu thầu qua mạng giúp tiết kiệm chi phí khi tham gia đấu thầu: Tất cả tài liệu liên quan đến HSMT đều được scan và đăng tải lên hệ thống, các đơn vị tham gia đấu thầu chỉ cần bỏ một khoản chi phí nhỏ là có thể mua được HSMT mà không cần phải tốn chi phí di chuyển, in ấn, lưu trú để tham gia đấu thầu Vì vậy, tham gia đấu thầu qua mạng sẽ giúp nhà thầu tiết kiệm được các chi phí đầu vào, tăng tính cạnhtranh.

- Đơn giản hóa quá trình đấu thầu: Toàn bộ quá trình đấu thầu qua mạng từ giai đoạnlậpvàđăngtảiHSMT,nộpHSDT,mởthầu,đánhgiáHSDTvàthôngbáokếtquả đều được thực hiện trực tuyến một cách tối ưu và đơn giản hóa.

Nâng cao chất lượng công tác tư vấn đấu thầu

3.8.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập hồ sơ mời thầu

HSMT được xem là “đề bài” của quá trình lựa chọn nhà thầu, thể hiện toàn bộ yêu cầu cho một gói thầu, làm căn cứ để bên dự thầu chuẩn bị HSDT cũng như để bên mời thầu đánh giá HSDT, lựa chọn được nhà thầu để thực hiện gói thầu Để nâng cao chất lượng của HSMT, Ban DDCN cần phải:

- Lựa chọn được đơn vị Tư vấn đấu thầu có chuyên môn, kinh nghiệm tốt, các cán bộ lập HSMT đòi hỏi phải có đủ kiến thức, kinh nghiệm, thực hiện công việc một cách khách quan, công bằng, chuyênnghiệp.

- Trong HSMT, cần chú ý hai nội dung quan trọng là bảng chỉ dẫn cho nhà thầu và bảng tiên lượng Hai nội dung này cán bộ quản lý dự án cần phối hợp với đơn vị tư vấn đấu thầu kiểm tra, rà soát chặt chẽ để thông tin gói thầu rõ ràng, đầyđủ.

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] Worldbank Borrowers,Guidelines for Procurement of Goods, Works, and Non- Consulting Services., 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines for Procurement of Goods, Works, and Non-Consulting Services
[3] Quốc hội,Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11., 29/11/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11
[4] Quốc hội,Luật đấu thầu số 43/2013/QH13., 26/11/2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
[5] Khánh Ngọc. [Online].http://muasamcong.mpi.gov.vn/article/detail?id=p54805[6] Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,Quyết định số 5676/QĐ-UBND.,10/12/2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 5676/QĐ-UBND
[8] Chính phủ,85/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xâydựng theo Luật Xây dựng., 15/10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 85/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xâydựng theo Luật Xây dựng
[9] Nguyễn Đình Thọ,Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinhdoanh.: NXB Tài chính,2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinhdoanh
Nhà XB: NXB Tài chính
[10] Chính phủ,Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều củaluật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu., 26/06/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều củaluật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
[11] Hoàng Trọng and Chu Nguyễn Mộng Ngọc,Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS.: NXB Hồng Đức,2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu vớiSPSS
Nhà XB: NXB Hồng Đức

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w