1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý hợp đồng và thanh quyết toán của công ty cổ phần tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ

105 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,55 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết củađềtài (11)
  • 2. Mục đích củađềtài (12)
  • 3. Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu (12)
    • 3.1. Cáchtiếpcận (12)
    • 3.2. Phương phápnghiêncứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vinghiêncứu (13)
    • 4.1. Đối tượngnghiên cứu (13)
    • 4.2. Phạm vinghiêncứu (13)
  • 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn củađềtài (13)
    • 5.1. Ý nghĩa khoa học củađềtài (13)
    • 5.2. Ý nghĩa thực tiễn củađềtài (13)
  • 6. Kết quảđạtđược (14)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG VÀ CÔNG TÁC THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNGXÂYDỰNG (15)
    • 1.1 Khái quát về hợp đồng và các quy định chung về hợp đồngxây dựng (15)
      • 1.1.2 Đặc điểm (15)
      • 1.1.3 Tính pháp lý củahợpđồng (16)
      • 1.1.4 Các loại hợp đồng xây dựng theo hình thức giáhợpđồng (16)
      • 1.1.5 Nội dung của hợp đồngxâydựng (18)
      • 1.1.6 Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồngxâydựng (20)
      • 1.1.7 Điều chỉnh hợp đồngxây dựng (20)
      • 1.1.8 Thưởng phạt hợp đồngxâydựng (21)
      • 1.1.9 Bảo hànhcôngtrình (21)
    • 1.2 Công tác thanh quyết toán hợp đồngxâydựng (22)
      • 1.2.1 Thanh toán hợp đồngxâydựng (22)
      • 1.2.2 Quyết toán hợp đồngxâydựng (23)
      • 1.2.3 Thanh lýhợpđồng (23)
    • 1.3 Công tác quản lý hợp đồng xây dựng và công tác thanh quyết toán của nhà thầuthicông (24)
      • 1.3.1 Công tác quản lý về tiến độ thực hiệnhợpđồng (24)
      • 1.3.2 Quản lý vềchấtlượng (25)
      • 1.3.3 Công tác quản lý thi công xây dựngcôngtrình (26)
      • 1.3.4 Quản lý khối lượng và giáhợpđồng (26)
      • 1.3.5 Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chốngcháynổ (27)
      • 1.3.6 Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác củahợpđồng (27)
      • 1.3.7 Xử lý vi phạmhợpđồng (27)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP ĐỒNG, THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG CÔNG TRÌNHXÂYDỰNG (29)
    • 2.1 Hệ thống quản lý hợp đồngxây dựng (29)
      • 2.1.1 Các văn bản pháp quy về hợp đồng trong xây dựngcơbản (29)
      • 2.1.2 Hệ thống quản lý hợp đồng và công tác nghiệm thu thanh quyết toán của nhàthầu (29)
      • 2.1.3 Tổ chức thực hiện quản lý hợp đồng và lập hồ sơ thanhquyếttoán (31)
      • 2.1.4 Mô hình nghiên cứuđềxuất (34)
    • 2.2 Các công cụ quản lý hợp đồng xây dựng và thanh quyết toáncôngtrình (36)
      • 2.2.1 Quản lý hợp đồngxâydựng (36)
      • 2.2.2 Công tác nghiệm thu thanh toán hợp đồngxâydựng (38)
      • 2.2.3 Công tác quyết toán hợp đồngxâydựng (40)
      • 2.2.4 Thanh lý hợp đồngxâydựng (41)
    • 2.3 Các yếu tố rủi ro tác động đến chất lượng hợp đồngxây dựng (41)
      • 2.3.1 Yếu tốkháchquan (41)
      • 2.3.2 Yếu tốchủquan (43)
      • 2.3.3 Các nguyên tắc xử lý rủi ro trongHợp đồng (44)
    • 2.4 Phương pháp phân tích, điều tra, khảo sátsốliệu (45)
      • 2.4.1 Kháiquát chung (45)
      • 2.4.2 Phương pháp và thiết kếnghiêncứu (46)
      • 2.4.3 Thống kê mẫunghiêncứu (48)
      • 2.4.4 Kiểm định mô hình và thảo luậnkếtquả (55)
  • CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỢP ĐỒNG VÀ CÔNG TÁC THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ5 2 (63)
    • 3.1 Giới thiệu về Công ty CP tư vấn xây dựng và chuyển giaocôngnghệ (63)
      • 3.1.1 Thông tin chung vềcôngty (63)
      • 3.1.2 Cơ cấu tổ chức củacôngty (63)
      • 3.1.3 Các lĩnh vực sản xuất kinhdoanhchính (65)
    • 3.2 Thực trạng công tác quản lý hợp đồng và công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng của Công ty CP tư vấn xây dựng và chuyển giaocôngnghệ (66)
      • 3.2.2 Những tồn tại và bất cập trong công tác quản lý hợp đồngxâydựng (75)
    • 3.3 Hoàn thiện công tác quản lý hợp đồng và công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng của Công ty CP tư vấn xây dựng và chuyển giaocôngnghệ (78)
      • 3.3.1 Đối với Chủđầu tư (78)
      • 3.3.2 Giải pháp quản lý hợp đồng xây dựng đối với Công ty CP tư vấn xây dựng vàchuyển giaocôngnghệ (78)
      • 3.3.3 Quản lý thực hiện hợp đồng trongcôngty (84)
      • 3.3.4 Hoàn thiện công tác nghiệm thu thanh quyết toán công trình củacôngty (87)
      • 3.3.5 Kết thúchợpđồng (97)

Nội dung

Tính cấp thiết củađềtài

Việt Nam sau những thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề đã dần bước ra ánh sáng của văn minh với sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế Sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã hướng nền kinh tế Việt Nam từ chỗ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp chuyển đổi thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, ngày càng thu được những thành quả quan trọng về mọimặt.

Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ khoa học kỹ thuật và áp dụng hợp lý những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật: những phương thức, những dây truyền sản xuất hiện đại, nền kinh tế trong nước đã có những bước phát triển nhảy vọt, thu được những thành quả rất đáng khích lệ.

Sự đầu tư đúng đắn cũng như Nhà nước có một chính sách kinh tế mở, khuyến khích đầu tư nước ngoài và sự mở rộng nền kinh tế cá thể mang lại cho thị trường Việt Nam dưới con mắt của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế là một thị trường thuận lợi và đầy khả quan, có thể mang lại những lợi nhuân lớn, và là một thị trường đầy sức thu hút đối với các nhà đầu tư.

Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đánh dấu một sự kiện một bước ngoặt lớn có thể thay đổi toàn bộ mặt của nền kinh tế, đem lại một lợi thế không nhỏ cho nền kinh tế, các doanh nghiệp cũng như hàng hoá Việt Nam Đó là Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) Nhưng cũng có thể nền kinh tế toàn cầu Mặc dầu các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém, trước việc gia nhập WTO sẽ cho thấy các doanh nghiệp đó có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài để mà tiếp tục tồn tại và phát triển hay không? Vì chúng ta không thể chờ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mới gia nhập WTO được vì lúc đó các doanh nghiệp trên thế giới cũng đã phát triển vượt bậcrồi.

Ngành công nghiệp xây dựng nước ta đang trong giai đọan phát triển như vũ bão.Hàng năm, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản,chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi.

Trong xây dựng các yếu tố chất lượng công trình, thời gian xây dựng và chi phí đầu tư xây dựng là ba yếu tố quan trọng hàng đầu; chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau và có ý nghĩa quyết định trong việc thành công hay thất bại của dự án đầu tư xây dựng. Chính vì thế nó đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình phải đồng thời quan tâm đến ba yếu tố này Suy cho cùng chất lượng công trình, thời gian thi công có ảnh hưởng mạnh mẽ tới Hợp đồng thi công xây dựng Hợp đồng xây lắp thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng côngtrình. Để quản lý các dự án đầu tư xây dựng đạt được tiến độ, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu nhất cho cả chủ đầu tư và nhà thầu thì quản lý hợp đồng và công tác thanh quyết toán là rất quan trọng Hợp đồng không chỉ là cơ sở thanh toán mà còn là cơ sở giải quyết các vấn đề Để dự án được thực hiện một cách hoàn thiện, tất cả các bên cần nắm đầy đủ kiến thức và các điều kiện của hợp đồng Vì vậy, khi tập huấn nâng cao trình độ, không chỉ tập trung vào đối tượng cán bộ quản lý nhà nước, các nhà khoa học mà Việt Nam nên để cho nhà thầu, chủ đầu tư tham gia. Đồng thời sau khi tiếp thu kiến thức từ khóa học nên học viên quyết định chọn đề tài:

“Hoàn thiện công tác quản lý hợp đồng và thanh quyết toán của Công ty CP tư vấn Xây dựng & Chuyển giao công nghệ”.

Mục đích củađềtài

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hợp đồng và công tác thanh quyết toán của công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng và Chuyển giao công nghệ.

Cách tiếp cận và phương phápnghiêncứu

Cáchtiếpcận

- Thu thập phân tích các số liệu thống kê, tài liệu có liên quan đến các hợp đồng xây dựng trong Công ty Cổ phần tư vấnXâydựng và Chuyển giao côngnghệ.

- Tìm hiểu các tài liệu văn bản pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng: Luật XâyDựng 50/2014/QH13; Luật Thương Mại 36/2005/QH11; Bộ luật dânsự

91/2015/QH13; Nghị định 63/2014/NĐ-CP; Nghị Định 46/2015/NĐ-CP; Nghị định 59/2015/NĐ-CP; Nghị định 37/2015/NĐ-CP ; Thông tư 07/2016/TT- BXD; Thông tư 08/2016/TT- BXD, Thông tư 09/2016/TT- BXD; Thông tư 30/2016/TT- BXD; và các văn bản khác liên quan.

Phương phápnghiêncứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp và sosánh;

- Phương pháp kế thừa những kết quả nghiên cứu đã côngbố;

- Phương pháp điều tra, khảo sát thựctế;

- Phương pháp chuyên gia: Qua khảo sát,lấyý kiến của thầy cô, những chuyêngia;

Đối tượng và phạm vinghiêncứu

Đối tượngnghiên cứu

- Nghiên cứu quản lý hợp đồng và công tác thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơbản.

Phạm vinghiêncứu

- Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hợp đồng và công tác thanh quyết toán của công ty Cổ phần tư vấn Xây dựng và Chuyển giao côngnghệ.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn củađềtài

Ý nghĩa khoa học củađềtài

- Phân tích, làm rõ những bất cập trong quản lý hợp đồng xây dựng và thanh quyết toán

Ý nghĩa thực tiễn củađềtài

- Luận văn đã chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý hợp đồng xây dựng và thanh quyếttoáncôngtrình.Đưaranhữnggiảiphápnhằmnângcaochấtlượngquảnlýhợp đồng và thanh quyết toán công trình xây dựng Có thể áp dụng cho các công ty trong việc quản lý hợp đồng xây dựng.

Kết quảđạtđược

- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng của hợp đồng và công tác thanh quyết toán của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và chuyển giao côngnghệ.

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG VÀ CÔNG TÁC THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNGXÂYDỰNG

Khái quát về hợp đồng và các quy định chung về hợp đồngxây dựng

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng Hợp đồng xây dựng là văn bản pháp lý ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng Các tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực pháp luật.[1]

Hợp đồng xây dựng là văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ký kết, là căn cứ để thanh toán và phân xử các tranh chấp (nếu có) trong quan hệ hợp đồng Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng.

Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu [2]

- Là loại hợp đồng dân sự chứa đựng nhiều yếu tố kinh tế.

- Có quy mô lớn, thời gian thực hiện kéodài.

- Nội dung hợp đồng và việc thực hiện gắn liền với quá trình lựa chọn nhà thầu Hợp đồng chính là sản phẩm của quá trình lựa chọn nhà thầu Gần như toàn bộ các tài liệu của hợp đồng và những thương thảo để hình thành hợp đồng xây dựng đều không được trái với hồ sơ mời thầu và hồ sơ dựthầu.

- Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng của các chủ thể hợp đồng có liên quan đến bên thứba

1.1.3 Tính pháp lý của hợpđồng

- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý caonhất;

- Để bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thựchiện;

- Để giải quyết tranh chấp giữa cácbên;

- Các cơ quan nhà nước phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theoquyđịnh, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợpđồng.

1.1.4 Các loại hợp đồng xây dựng theo hình thức giá hợpđồng

1.1.4.1 Hợp đồng trọngói Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói.

- Giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng đối với khối lượng công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng và thay đổi phạm vi công việc phải thựchiện.

- Khi thương thảo hợp đồng xây lắp, các bên rà soát lại bảng khối lượng theo thiết kế được duyệt, nếu phát hiện khối lượng công việc được bóc tách từ thiết kế chưa chính xác, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc bổ sung khối lượng cho phù hợp với bản vẽ thiếtkế.

- Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình.

- Khối lượng công việc thực tế nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo thiết kế (nhiều hơn hay ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng) không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhàthầu.

1.1.4.2 Hợp đồng theo đơn giá cố định

Giá cố định được xác định trên cơ sở đơn giá cố định cho các công việc nhân với khối lượng công việc tương ứng Đơn giá cố định là đơn giá không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc.

1.1.4.3 Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo các thoả thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng được điều chỉnh giá. Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Giá hợp đồng theo thời gian được xác định trên cơ sở mức thù lao cho chuyên gia, các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia và thời gian làm việc (khối lượng) tính theo tháng, tuần, ngày vàgiờ.

Giá hợp đồng theo thời gian thường được áp dụng đối với một số hợp đồng xây dựng có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng Hợp đồng tư vấn xây dựng được áp dụng tất cả các loại giá hợp đồng quy định trong Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

1.1.4.5 Hợp đồng theo tỷ lệ(%)

Công tác thanh quyết toán hợp đồngxâydựng

1.2.1 Thanh toán hợp đồng xây dựng

- Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết Khi thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng các bên không phải ký phụ lục hợp đồng, trừ trường hợp bổ sung công việc chưa có trong hợpđồng.

- Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanhtoán.

- Đối với hợp đồng trọn gói: Thanh toán theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với các giai đoạn thanh toán mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng, khi thanh toán không đòi hỏi có xác nhận khối lượng hoàn thành chitiết.

- Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu của từng lần thanh toán và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh theo đúng các thỏa thuận trong hợpđồng.

- Đối với hợp đồng theo thời gian việc thanh toán được quy định nhưsau:

+ Chi phí cho chuyên gia được xác định trên cơ sở mức lương cho chuyên gia và các chi phí liên quan do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhân với thời gian làm việc thực tế được nghiệm thu (theo tháng, tuần, ngày, giờ).

+ Các khoản chi phí ngoài mức thù lao cho chuyên gia thì thanh toán theo phương thức thanh toán quy định trong hợpđồng.

1.2.2 Quyết toán hợp đồng xâydựng

- Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc thoả thuận nêu trong hợpđồng.

- Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệusau: a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợpđồng. b) Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng (gọi là quyết toán A-B), trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi công việc theo hợp đồng đã ký, giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhậnthầu. c) Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi côngxâydựng công trình đối với hợp đồng có công việc thi công xâydựng. d) Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợpđồng.

Hợp đồng xây dựng được thanh lý trong trường hợp sau:

+ Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

+ Hợp đồng xây dựng bị chấm dứt hoặc huỷ bỏ theo quy định của pháp luật;

Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng do các bên hợp đồng thỏa thuận Đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, hợp đồng xây dựng có quy mô lớn, việc thanh lý hợp đồng theo quy định của luật xây dựng50/2014/QH13.

Công tác quản lý hợp đồng xây dựng và công tác thanh quyết toán của nhà thầuthicông

1.3.1 Công tác quản lý về tiến độ thực hiện hợpđồng

Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủyếu.

- Đối với hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập cho từng giaiđoạn.

- Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị, tiến độ cung cấp thiết bị phải thể hiện các mốc bàn giao thiết bị, trong đó có quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho từng đợt bàngiao.

- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát thi công và các bên có liên quan có trách nhiệm giám sát việc thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được phê duyệt Tiến độ được điều chỉnh trong trường hợp tiến độ thi công ở một số giai đoạn kéo bị dài nhưng không làm ảnh hưởng tới tiến độ tổng thể của dự án Trường hợp tiến độ tổng thể của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tổng thể của dựán.

Công tác chuẩn bị thi công: Hiện nay công tác chuẩn bị mặt bằng thi công tại hầu hết các dự án đều chậm, nhiều dự án sau khi ký hợp đồng xây lắp nhưng vẫn chưa có mặt bằng sạch để thi công hoặc có nhưng còn vướng mắc do đền bù không đáp ứng được tiến độ thi công trong thực hiện dự án dẫn tới dự án phải kéo dài làm phát sinh lớn chi phí.

Công tác quản lý thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo, tiến độ các công trình còn chậm.Tại nhiều nơi công tác quản lý tiến độ chủ yếu do cảm tính không theo quy định của pháp luật, các nhà thầu sau khi trúng thầu đã không triển khai công việc, không thực hiện theo tiến độ trong hợp đồng đã ký kết Việc sử dụng nguồn vốn tạm ứng không đúngmụcđíchlàmmấtcânbằngvềtàichínhdẫntớibịtrậmtiếnđộkhithựchiệndự án Tại nhiều gói thầu nhà thầu chỉ thực hiện cầm trừng giữ việc Việc đôn đốc của Chủ đầu tư rất thụ động, thiếu kiênquyết.

Cần đánh giá các yếu tố tác động đến việc chậm tiến độ thực hiện hợp đồng của nhà thầu Trách nhiệm của các bên trong việc quản lý tiến độ.

Mọi công việc, hạng mục, công trình nhà thầu phải đảm bảo chất lượng theo quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng Theo các quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:

- Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xâydựng.

- Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng côngtrình.

- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng côngtrình.

- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng côngtrình.

- Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng côngtrình.

- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng(nếucó).

- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xâydựng.

1.3.3 Công tác quản lý thi công xây dựng côngtrình

Nhà thầu khởi công thực hiện công trình khi đã đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật:

+ Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng; + Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định;

+ Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt và được chủ đầu tư kiểm tra, xác nhận trên bản vẽ;

+ Có hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn; + Được bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình;

+ Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.

1.3.4 Quản lý khối lượng và giá hợpđồng

Các hạng mục thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình.

1.3.5 Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháynổ

Công tác quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ các nhà nhầu đã thực hiện theo hồ sơ dự thầu và hợp đồng Ngoài ra còn một số nhà thầu ít được quan tâm, không thực hiện công tác quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ theo hợp đồng Tại các công trường chưa được trang bị đầy đủ thiết bị phòng chống cháy nổ, trang thiết bị bảo hộ cho công nhân Chưa có hệ thống biển báo an toàn giao thông Vật tư, vật liệu tập kết tại công trường không cho vào kho hay được che đậy. Cán bộ kỹ thuật chuyên về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát, chỉ dẫn tại công trường.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HỢP ĐỒNG, THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG CÔNG TRÌNHXÂYDỰNG

Hệ thống quản lý hợp đồngxây dựng

2.1.1 Các văn bản pháp quy về hợp đồng trong xây dựng cơbản

- Bộ luật dân sự91/2015/QH13;

- Luật Đấu thầu số43/2013/QH13;

- Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/10 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng;Nghị Định46/2015/NĐ-CPvềquảnlýchất lượngvàbảo trìcông trìnhxâydựng;Nghị định59/2015/NĐ-CPvềquảnlý dự ánđầutưxâydựng;Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Thông tư 07/2016/TT- BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; Thông tư 08/2016/TT- BXD hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng, Thông tư 09/2016/TT- BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình; Thông tư 30/2016/TT- BXD hướng dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấpthiếtbịcôngnghệvàthicôngxâydựngcôngtrình;vàcácvănbảnkhácliênquan.

2.1.2 Hệ thống quản lý hợp đồng và công tác nghiệm thu thanh quyết toán của nhàthầu

- Tổ chức giám sát và nghiệm thu, công tác quản lý chất lượng giai đoạn xây lắp thể hiện thông qua công tác nghiệm thu có 3 bước chủyếu:

Bước 1: Nghiệm thu công việc.

Bước 2: Nghiệm thu giai đoạn.

Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

Công việc nghiệm thu do chủ đầu tư chủ trì và sự tham gia của các bên cũng được quy định phù hợp được mô tả trên sơ đồ.

2.1.2.1 Nghiệm thu công việc hàngngày

CÔNG VIỆC, CẤU KIỆN về chất lượng được nghiệm thu - t - Giám sát kỹ thuật của Nhà thầu

GIAI ĐOẠN THI CÔNG về chất lượng được nghiệm thu- Giám sát tác giả - t - Giám sát kỹ thuật của Nhà thầu Tư vấn thiết kế

Hình 2.1: Sơ đồ nghiệm thu công việc hàng ngày

2.1.2.2 Nghiệm thu khi chuyển giai đoạn

Hình 2.2: Sơ đồ nghiệm thu chuyển giai đoạn

- Giám sát tácgiả - Kiểm tra sự phù hợp với t lượng

Tư vấn thiết kế Chủ quản lý sử dụng

Kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư

Hình 2.3: Sơ đồ nghiệm thu hoàn thành Đối với cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về CLCTXD được phân cấp có nghĩa vụ hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định và họ có trách nghiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định về QLCLCT của chủ đầu tư và các chủ thể khác Biên bản

Kiểm trasựhiết kế Chấpthuận phù hợp vớ nghiệmthu

Kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư

Kiểm trasựhiết kế Chấpthuận phù hợp vớ nghiệmthu

Kỹ sư giám sát của Chủ đầu tư

Giám sát kỹ thuật của Nhà thầu

BỘ PHẬN THEO DÕI HỢP ĐỒNG & HỒ SƠ

PGĐ KẾ HOẠCH PGĐ KỸ THUẬT

BỘ PHẬN KỸ THUẬT nghiệm thu hoàn thành công trình là căn cứ cho phép Chủ đầu tư đưa công trình vào sử dụng thực hiện quyết toán.

2.1.3 Tổ chức thực hiện quản lý hợp đồng và lập hồ sơ thanh quyếttoán

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của Côngty

Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức của Công ty

- Tổng giám đốc: phụ trách chung; Phó giám đốc kỹ thuật: phụ trách về mặt kỹ thuật; Phó giám đốc quản trị: phụ trách hợp đồng, tiến độ, khối lượng thanh toán, thủ tục pháp lý liênquan.

- Bộ phận kỹ thuật: có trách nhiệm quản lý bản vẽ, khối lượng, dự toán, hồ sơ Phối hợp với bộ phận kỹ thuật ở công trường quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng Tính toán khối lượng nghiệm thu và chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu cho từng giai đoạn Xử lý các phát sinh không có trong hợpđồng.

- Bộ phận theo dõi hợp đồng: có trách nhiệm theo dõi tiến độ xây dựng; Theo dõi tất cả các nghĩa vụ hợp đồng của nhà thầu; Kiểm tra định kỳ những công việc đã hoàn thành; Chuẩn bị các giấy tờ chứng nhận thanh toán tạm thời; Chuẩn bị các kiến nghị cho các công việc bổ sung hay thay đổi; Đệ trình những yêu cầu về kéo dài thời gian; Chuẩn bị cho các khiếu nại, đòi thanh toán thêm.; Lưu trữ đầy đủ hồ sơ pháp lý, chứng từ, yêu cầu thanh toán, thư từ trao đổiv v …

2.1.3.2 Sơ đồ quan hệ giữa Chủ đầu tư (Ban QLDA), nhà thầu, TV giám sát, TV thiếtkế.

Chủ đầu tư (Ban QLDA)

Tư vấn giám sát Nhà thầu thi công Đạt

Kiểm tra vật liệu, thiết bị, nhân công, biện pháp thi công Đơn vị nhận thầu xin phép khởi công

Sửa chữa Đơn vị thầu tự kiểm tra chất lượng

Không đạt Đạt Đạt Không đạtTổ chức nghiệm thu theo qui trình tổ chức nghiệm thu

Nhà thầu lập hồ sơ nghiệm thu Tư vấn kiểm tra, nghiệm thu

Khởi công từng hạng mục cụ thể

2: Quan hệ quản lý hợp đồng;

3: Quan hệ giám sát tác giả;

4: Quan hệ thông báo tin tức.

2.1.3.3 Sơ đồ trình tự nghiệm thu côngtrình

Không đạt Kỹ sư giám sát trưởng duyệt đơn xin khởi công Ban QLDA báo cáo chủ đầu tư quyết định

Hình 2.5: Trình tự nghiệm thu công trình

Xác định thông tin hợp đồng

Xác định khối lượng hoàn thành được nghiệm thu

Khối lượng hoàn thành được nghiệm thu (Công việc có trong

Khối lượng hoàn thành theo hợp đồng Khối lượng phát sinh (công việc đã có trong hợp đồng)

Xác định đơn giá điều chỉnh Xác định đơn giá điều chỉnh

2.1.3.4 Sơ đồ qui trình lập hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng theo đơn giá điềuchỉnh

KL nghiệm thu ≤KL hợp đồng Đúng Sai

Hình 2.6 Qui trình lập hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh

Nhập công việc và khối lượng phát sinh ngoài HĐ (công việc chưa có trong HĐ)

≤ 20% KL hợp đồng Đúng Đúng

Giá trị khối lượng hĐoàúnng thành theo hợp đồng

Giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng Phụ lục 04

Xác định khối lượng hoàn thành được nghiệm thu

Khối lượng công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng Khối lượng công việc có đơn giá trong hợp đồng

Xác định thông tin hợp đồng

2.1.3.5 Sơ đồ qui trình lập hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng theo đơn giá cốđịnh

Hình 2.7: Qui trình lập hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng theo đơn giá cố định

2.1.4 Mô hình nghiên cứu đềxuất

Dựa trên cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu liên quan, tác giả đưa ra mô hình hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc công tác quản lý hợp đồng và các biến độc lập gồm: Đặc điểm dự án và công tác lực chọn nhà thầu; Công tác tư vấn xây dựng công trình; Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồng;Quytình nghiệm thu sản phẩm và các văn bản pháp luật về hợp đồng xây dựng.

Kết hợp vớikếtquảnghiêncứuđịnhtính,thìhầuhếtcácchuyêngiađềuđồngýrằng4yếutố

Quy trình nghiệm thu sản phẩm và các văn bản pháp luật

Yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồngCông tác quản lý hợp đồng xây dựng

Công tác tư vấn xây dựng công trình Đặc điểm dự án và công tác lựa chọn nhà thầu này đều ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồng xây dựng Dựa trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu, nhằm để đo lường mức độ ảnh hưởng của 4 yếu tố này đến chất lượng hợp đồng trong xây dựng.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Các công cụ quản lý hợp đồng xây dựng và thanh quyết toáncôngtrình

2.2.1 Quản lý hợp đồng xâydựng

Bên giao thầu, bên nhận thầu, trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình có trách nhiệm lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết nhằm đạt được các thoả thuận trong hợp đồng Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng bao gồm: a Quản lý chất lượng: Việc quản lý chất lượng hợp đồng xây dựng căn cứ vào các quy định hiện hành về quản lý chất lượng côngtrình.

- Nội dung quản lý chất lượng.

+ Trách nhiệm về quản lý chất lượng.

+ Biện pháp bảo đảm chất lượng.

+ Xử lý các phát sinh về chất lượng.

+ Các quy định về nghiệm thu các công việc hoàn thành. b Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng:Căn cứ vào kết quả đấu thầu, biện pháp quản lý tiến độ, từ các đề xuất của nhà thầu về tiến độ đã được trúngthầu.

+ Quy định các mốc thời gian tiến hành.

+ Đánh giá các yếu tố tác động.

+ Trách nhiệm các bên trong việc quản lý tiến độ. c Quản lý giá hợp đồng và khối lượng:Căn cứ vào loại hợp đồng, giá hợp đồng, các quy định về quản lý chi phí để quản lý giá hợp đồng, điều chỉnh giá hợpđồng.

+ Nội dung quản lý khối lượng và thay đổi thiết kế.

+ Trách nhiệm của các bên trong việc quản lý giá, điều chỉnh giá hợp đồng.

+ Đánh giá các yếu tố tác động đến giá hợp đồng và việc điều chỉnh giá hợp đồng. + Tạm ứng, thanh toán và quyết toán hợp đồng. d Quản lý an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ:Căn cứ quản lý thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định 12/2009/NĐ-CP, các pháp luật khác có liênquan.

+ Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. e Quản lý thay đổi và điều chỉnh hợp đồng và các nội dungkhác.

+ Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng. f Quản lý các nội dung khác của hợpđồng

+ Bảo đảm thực hiện hợp đồng.

+ Nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định:Trách nhiệm của bên giao thầu về thầu phụ. + Quyền hạn của nhà thầu chính đối với thầu phụ.

+ Bảo hiểm, bảo hành công trình.

+ Trách nhiệm đối với sai sót.

+ Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng.

+ Rủi ro và trách nhiệm các bên.

+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng.

2.2.2 Công tác nghiệm thu thanh toán hợp đồng xâydựng

2.2.2.1 Thanh toán hợp đồng xâydựng

Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết.

Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.

Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có quy định khác.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định, cơ quan thanh toán vốn đầu tư có trách nhiệm thanh toán vốn đầu tư theo đề nghị thanh toán của CĐT hoặc đại diện hợp pháp của CĐT trên cơ sở kế hoạch vốn được giao. CĐT chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán; cơ quan thanh toán vốn đầu tư không chịu trách nhiệm về đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ đề nghị thanh toán của CĐT hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư Trong quá trình thanh toán, nếu phát hiện những sai sót trong hồ sơ đề nghị thanh toán, cơ quan thanh toán vốn đầu tư thông báo bằng văn bản để CĐT hoặc đại diện hợp pháp của CĐT bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

2.2.2.2 Hồ sơ thanh toán của hợp đồng theo trọngói

Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu; biên bản nghiệm thu khối lượng này là bản xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc phù hợp với phạm vi công việc phải thực hiện theo hợpđồng.

Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu. Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhậnthầu.

2.2.2.3 Hồ sơ thanh toán của hợp đồng theo đơn giá cố định

Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm với khối lượng theo hợp đồng) trong đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá các công việc này có xác nhận của đại diện bên thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu. Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhậnthầu.

2.2.2.4 Hồ sơ thanh toán của hợp đồng theo đơn giá điềuchỉnh

Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng theo hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

Bảng tính đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá (còn gọi là đơn giá thanh toán) theo đúng thoả thuận trong hợp đồng có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện nhà tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu.

Bảng tính giá trị cho những công việc chưa có đơn giá trong hợp đồng (nếu có), trong đó cần thể hiện cả khối lượng và đơn giá cho các công việc này có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu. Đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung: giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng, giá trị khối lượng các công việc phát sinh (nếu có), giảm trừ tiền tạm ứng, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn sau khi đã bù trừ các khoản này có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện bên nhậnthầu.

2.2.3 Công tác quyết toán hợp đồng xâydựng

2.2.3.1 Quyết toán hợp đồng xâydựng

Các yếu tố rủi ro tác động đến chất lượng hợp đồngxây dựng

- Rủi ro do chậm thanh toán công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành: Nguyên nhân thường gặp là từ phía Chủ đầu tư, đặc biệt là những giai đoạn tình trạng lạm phát kéo dài, khan hiếm tiền mặt; mặt khác cũng có thể do các nguyên nhân bê tông phải đủR28 và kết quả thí nghiệm phải đạt mác mới nghiệm thu, thanh toán; công tác hướng dẫn lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán trong quá trình thi công không cụ thể, chi tiết cũng là nguyên nhân dẫn đến chậm thanhtoán.

- Rủi ro do Nhà thầu thiếu vốn thực hiện dự án: Phân bổ nguồn vốn cho các công trình khác nhau chưa phù hợp Các công trình đồng loạt thiếu vốn tại cùng một thời điểm, hạng mục xây lắp dở dang còn nhiều, Chủ đầu tư thanh toán chậm cộng với giá vật liệu xây dựng leo thang dẫn đến tình trạng dự án bị thiếuvốn.

- Rủi ro do ngân sách cấp cho công trình hạng mục công trình không đầy đủ: Khi đã hoàn thành hồ sơ thanh toán nhưng vì các nguyên nhân như hạng mục công trình chưa được ghi vốn tại thời điểm đó, hoặc Chủ đầu tư đầu tư tài chính vào các lĩnh vực khác nên công trình chỉ nhận được một phần vốn theo phiếu giá đãký.

- Rủi ro do chậm giải phóng mặt bằng: Các công trình xây dựng hiện nay phần lớn chậm tiến độ là do chưa có mặt bằng sạch để thi công Do chính sách đền bù, giá đất biến động là yếu tố ảnh hưởng đến nguyên nhân chậm giải phóng mặt bằng Nhiều công trình ký hợp đồng xong nhưng khi triển khai thi công thì chưa có mặt bằng để thi công.

- Rủi ro do nguồn cung ứng vật liệu xây dựng: Giá cả thị trường biến động làm giá vật liệu trượt giá so với giá hợp đồng Nguồn cung cấp vật liệu bị hạn chế như tình trạng thiếu cát, đá xây dựng do khai thác trànlan.

- Rủi ro do tai nạn lao động xảy ra trên hiện trường: Do người lao động, sử dụng lao động quá chủ quan trong công việc, ý thức chấp hành của người sử dụng lao động, người lao động không cao, không tuân theo những quy tắc tối thiểu về an toàn lao động Công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh môi trường không tuân theo hồ sơ yêu cầu, hợpđồng.

- Rủi ro do bất khả kháng: Động đất, thiên tai, bão lũ, hoả hoạn, chiến tranh, dịch bệnh, khủng bố…cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình thi công xây dựng Nhà thầu Biến đổi khí hậu làm mực nước dâng cao, hạn hán, bão lớn hoả hoạn, động đất làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng làm chậm tiến độ hoặc gây thiệt hại (pháhuỷmột phần hay toàn bộ các hạng mục công trình đã, đang thi công).[3]

- Rủi ro do xử lý thiết kế gây khối lượng phát sinh ngoài Hợp đồng: Vì một vài lý do trong đó có lý do tiến độ thi công, Nhà thầu thi công tiến hành thi công trước khi có thiết kế hoàn chỉnh Nếu thiết kế ít thay đổi thì Nhà thầu không thiệt hại, nhưng nếu thiết kế thay đổi nhiều, thông tin đến Nhà thầu không kịp thời có thể gây ra rủi ro cho Nhà thầu Hoặc việc sửa đổi thiết kế từ nhà tư vấn thiết kế diễn ra chậm, trong khi các Nhà thầu đã triển khai theo thiết kế cũ, dẫn đến việc phải phá bỏ làm lại rất tốnkém.

- Rủi ro do các bên (Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các cơ quan quản lý liên quan khác) trì hoãn việc phê duyệt hồ sơ nghiệm thu: Thông thường khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành xong đơn vị tư vấn giám sát thay mặt Chủ đầu tư nghiệm thu chất lượng công trình Trong quá trình này nếu tư vấn giám sát quá nguyên tắc không hướng dẫn Nhà thầu sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc thực hiện hồ sơ hoàn công, biên bản nghiệm thu côngtrình.

- Rủi ro do thiếu lực lượng kỹ sư, nhân công có kinh nghiệm: Hiện nay các nhà đầu tư và Nhà thầu nước ngoài đã mở rộng thị trường xây dựng vào một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam Chiến lược của họ là thu hút các kỹ xư có kinh nghiệm người Việt Nam để giảm chi phí hoạt động Trong khi đó các doanh nghiệp xây dựng Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn trả lương cho kỹ sư, công nhân có kinh nghiệm không cao Vì vậy họ chuyển đến các doanh nghiệp xây dựng nước ngoài là điều dễ hiểu Việc thiếu kỹ sư kinh nghiệm sẽ gây khó khăn rất nhiều cho Nhà thầu trong quá trình thicông.

- Rủi ro do Nhà thầu không hoàn thành đúng tiến độ thi công: Hầu hết các Nhà thầu triển khai thi công xây dựng đều không hoàn thành đúng tiến độ Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề vốn Rất nhiều Nhà thầu sử dụng vốn vay ngân hàng để triển khai thi công Trong quá trình thi công có thể không nghiệm thu được hạng mục hoàn thành nên không thanh toán được sản lượng hoàn thành, ngân hàng dừng việc giải ngân dẫn đến việc thiếu vốn để tiếp tục triển khai thicông.

- Rủi ro do Nhà thầu thiếu khả năng quản lý: Hiện nay một số Tổng Công ty xây dựng lớnđãxâydựnghệthốngquảnlýchấtlượngISO9000,nhưngvẫncònrấtnhiềucông ty chưa làm điều này, họ vẫn quản lý dự án xây dựng theo cách cũ: không báo cáo kế hoạch thường xuyên định kỳ, không giao ban định kỳ dẫn đến tình trạng không kiểm soát hết những vấn đề phát sinh và giải quyết kịp thời trong quá trình triển khai dự án, dẫn đến làm giảm hiệu quả của dự án.

- Rủi ro do các tệ nạn quan liêu trong các thủ tục hành chính làm thời gian kéo dài: Xuất phát từ Chủ đầu tư, Tư vấn hay chính trong nội tại Nhà thầu với hệ thống phòng ban chức nằng làm việc bởi các quy chế cũ hoặc các định kiến đã rất lỗi thời và các tư tưởng bảo thủ cứng nhắc.[4]

2.3.3 Các nguyên tắc xử lý rủi ro trong Hợpđồng

Trong Hợp đồng các rủi ro liên quan phải được phân phối đều Sau đây là một số phần rủi ro chính cần phải xem xét trong quá trình ký Hợp đồng thi công xây dựng:

- Khả năng có những thay đổi trong thiết kế (hay khả năng thay đổi ý tưởng đối với đấu thầu thiếtkế);

- Khả năng dự án hoàn thành sẽ không đáp ứng được những mục tiêu phục vụ củanó;

- Khả năng chi phí vật liệu, chi phí tiền lương tăng đột biến do chính sách của Nhà nước thayđổi;

- Năng suất lao động chưa định hình rõ ràng trong công đoạn của dựán;

- Điều kiện khí hậu, thiên tai, động đất, địch hoạ không lường trước trong lúc tiến hành thực hiện Hợp đồng;

- Vấn đề về nhân lực không đáp ứng được yêu cầu về trình độ năng lực hay là thiếu nhânlực;

- Khả năng sảy ra khủng hoảng tài chính của Chủ đầu tư hay của nền kinhtế;

- Không đạt tiến độ đã ký kết trong Hợp đồng hay không đưa vào sử dụng đúng ngày dựđịnh;

- Khâu thiết kế chưa qua các khâu kiểm tra, kiểm nghiệm thựctế;

- Giấy tờ liên quan không hợp pháp hay gianlận;

- Tổn thất về nhân mạng, con người, máy móc, thiết bị khi chưa được mua bảohiểm;

- Nghĩa vụ pháp lý với bên thứ 3.

Hai bên của Hợp đồng sẽ cùng nhau đánh giá tỉ mỉ các phần trên, đối với từng phần sẽ thoả thuận bên nào sẽ chịu trách nhiệm toàn phần hay chịu trách nhiệm bao nhiêu phần trăm rủi ro Một vài rủi ro sẽ được bảo đảm bởi các khoản bảo hiểm, các quy ước, có thể tính được thông qua các khoản phí cố định Chủ đầu tư cuối cùng phải chấp nhận phần rủi ro của việc thiết kế sơ bộ công trình, tư vấn đầu tư dự án, lựa chọn địa điểm đầu tư Trong Hợp đồng bản thân với Chủ đầu tư, nhà tư vấn quản lý dự án cũng có thể chịu các phần rủi ro này với Chủ đầu tư nếu trong Hợp đồng đề cập rõ ràng Các rủi ro của Nhà thầu sẽ ở trong lĩnh vực quản lý xây dựng về cung cấp nhân công, năng suất lao động, đặc thù không lường trước được của công trình Tất cả các rủi ro khác đượcNhà thầu chấp nhận đưa vào một giá bảo đảm hoặc Chủ đầu tư phải trả các khoản phụ phí cho Nhà thầu để bảo lãnh các rủi ro có thể xảy ra, các khoản phụ phí này được xác định qua đàm phán và thể hiện trong Hợp đồng.

Phương pháp phân tích, điều tra, khảo sátsốliệu

Do tính chất đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng nên quản lý hợp đồng thi công xây dựng công trình trong quá trình thực hiện dự án xây dựng sẽ phải đương đầu với nhiều rủi ro và nhiều khó khăn vướng mắc Trong quá tình thực hiện một dự án xây dựng chắc chắn sẽ có rất nhiều yếu tố tác động Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồng thi công công trình xây dựng trên phương diện là nhà thầu, xếp hạng các nhóm được xác định; đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong quản lý hợp đồng Trên cơ sở lấy ý kiến từ những chuyên gia trong ngành xây dựng công trình Thuỷ lợi, giao thông và dân dụng, một bảng câu hỏi thô được hình thành và gửi đến các cá nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý xây dựng để phỏng vấn Sau đó phân tích, đánh giá, loại bỏ các yếu tố thừa, bổ sung các yếu tố thiếu đối với bảng câu hỏi thô Cuối cùng một bảng câu hỏi hoàn chỉnh đã hình thành để đánh giá tầm quan trọng của các nhóm nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong các nhóm chỉ tiêu trong quản lý hợp đồng thi công xây dựng công trình theo quan điểm của nhà thầu.

2.4.2 Phương pháp và thiết kế nghiêncứu

Nghiên cứu được thực hiện bằng hai phương pháp: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Tác giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định tính với lý thuyết, thực tế và có xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu định tính Phương pháp này sử dụng nhằm để hiệu chỉnh, xây dựng bảng phỏng vấn phù hợp với điều kiện đặc thù địa phương Từ cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ.

Qua nghiên cứu định tính, kết quả cho thấy hầu hết đều nhất trí 4 yếu tố trong mô hình đề xuất đều ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồng Trên cơ sở đó để thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu địnhlượng.

Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường các yếu tố tác động đến chất lượng của hợp đồng các công trình Thuỷ lợi Nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Cà Mau, Cần Thơ, Thành Phố Hồ Chí Minh và Thành Phố Hà Nội từ tháng 01/2018 – 03/2018 Phương pháp thu thập thông tin sử dụng là phỏng vấn theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn.

Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, tiến hành xác định độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha), phân tích nhân tố (EFA), kiểm định giá trị trung bình, kiểm định mô hình bằng hồi qui, thang đo Likert được sử dụng để đo lường cảm nhận của đối tượng được khảo sát, xác định mối tương quan Tất cả các thao tác này được tiến hành bằng phần mềm SPSS 22.Kết quả phân tích sẽ cho cái nhìn tổng quát về quản lý hợp đồng thi công của công ty, đồng thời cũng tìm hiểu được mối liên quan giữa các yếu tố ảnh hướng đến công tác quản lý hợp đồng của chủ đầu tư.

Cơ sở lý thuyết Điều chỉnh

Thang đo hoàn chỉnh (Bảng khảo sát để phỏng vấn)

Mô hình nghiên cứu & Thang đo nhápXin ý kiến chuyên gia và điều tra sơ bộ

Kiểm tra tương quan biến tổng, kiểm tra hệ số Cronbach alpha Kiểm tra trọng số EFA

Kiểm định lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu của mô hình

Thảo luận kết quả, ý nghĩa của nghiên cứu và đưa ra hàm ý

Hình 2.9: Quy trình nghiên cứu.

Nguồn: tác giả nghiên cứu, 2018.

Các nhóm được xây dựng như sau:

+ Nhóm 1 (NT1): Phản ánh đặc điểm dự án và công tác lựa chọn nhà thầu;

- Quy mô, nguồn vốn, hình thức đầu tư và hình thức quản lý dự án (NT11).

- Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu và hình thức hợp đồng(NT12).

- Khả năng tài chính của chủ đầu tư(NT13).

+ Nhóm 2 (NT2): Phản ánh công tác tư vấn xây dựng công trình:

- Năng lực của đơn vị tư vấn, khảo sát(NT21).

- Năng lực, kinh nghiệm của ban quản lý dự án(NT22).

- Năng lực, tài chính của nhà thầu thi công công trình(NT23).

- Phát sinh trong thi công xây dựng công trình(NT24).

+ Nhóm 3 (NT3): Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồng xây dựng:

- Thời tiết, khí hậu, an ninh, chính trị(NT31).

- Biến động thị trường giá cả vật liệu xây dựng(NT32).

- Công tác giải phóng mặt bằng(NT33)

- Tiến độ giải ngân, thanh quyết toán công trình(NT34).

- Biện pháp thi công, tiến độ thực hiện hợp đồng(NT35)

- Chất lượng sản phẩm(NT36).

+ Nhóm 4 (NT4): Quy tình nghiệm thu sản phẩm và các văn bản pháp luật về hợp đồng xâydựng:

- Quy trình tổ chức Nghiệm thu công trình(NT41).

- Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành(NT42).

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng xây dựng(NT43).

Sau khi tiến hành điều tra, kết quả thu được 100 bảng hỏi hợp lệ, đặc điểm mẫu điều tra được tóm tắt trong bảng dướiđây:

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%) Đơn vị từng công tác

Các đơn vị Sở, Ban, Ngành 10 10.0

Chủ đầu tư, Ban QLDA 27 27.0

Giám đốc, phó giám đốc dự án 10 10.0

Chủ nhiệm điều hành dự án, Chủ nhiệm TK công trình 7 7.0

Kỹ sư quản lý dự án 18 18.0

Chỉ huy công trưởng, Trưởng phòng,

Phó phòng; Giám sát trường 36 36.0

Loại dự án công trình

Dự án đầu tư theo nguồn vốn

Hình thức đầu tư dự án

Biết về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Sự cần thiết quản lý dự án đầu tư xây dựng

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS)2.4.3.1 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo đơn vị côngtác

Hình 2.10: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo đơn vị công tác

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)

Thống kê tổng số 100 phiếu kết quả khảo sát trong đó có 41 người làm lĩnh vực Nhà thầu thi công; có 27 người làm ở Chủ đầu tư, ban QLDA; 14 người làm tư vấn giám sát; 10 người làm ở đơn vị sở, ban, ngành; 8 người làm tư vấn thiết kế Kết quả nghiên cứu đối với đơn vị công tác của người được khảo sát cho thấy phần lớn người được khảo sát đang công tác là Nhà thầu thi công, Chủ đầu tư, ban QLDA Có thể nói đây là những đơn vị gắn liền với công trình thi công và quản lý hợp đồng Là những người trực tiếp ký hợp đồng, thực hiện hợp đồng và quản lý hợp đồng xây dựng Như thế, việc khảo sát những đối tượng này phục vụ cho nghiên cứu quản lý chất lượng công trình là hoàn toàn thích hợp.

2.4.3.2 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo kinh nghiệm làmviệc

Hình 2.11: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo kinh nghiệm làm việc

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)

Kết quả thống kê về kinh nghiệm làm việc cho thấy phần lớn người được khảo sát đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xây dựng thi công công trình được một thời gian khá lâu Cụ thể là trong 100 người được khảo sát thì có tới 47 người có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 10 năm Tiếp đó là số người có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm chiếm 25 người (tương ứng với 25%) Số người có kinh nghiệm dưới 3 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất trong kết quả khảo sát Kết quả này cho thấy phần lớn người được khảo sát đã có nhiều thời gian làm việc trong ngành, do đó đã có những vị trí quan trọng nhất định trong các dự án Việc nghiên cứu quản lý hợp đồng xây dựng thông qua việc khảo sát những người có kinh nghiệm thực tế là một điều hoàn toàn hợplý.

2.4.3.3 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo vị trí hiệntại

Hình 2.12: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo vị trí hiện tại

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)

Về vị trí làm việc hiện tại, phần lớn người được khảo sát hiện tại là Chỉ huy công trưởng, Trưởng phòng, Phó phòng; Giám sát trường (36%), lãnh đạo doanh nghiệp (20%), kỹ sư quản lý dự án (18%) và giám đốc, phó giám đốc dự án (10%) Những vị trí này đều là những vị trí then chốt và có vai trò quan trọng trong việc trực tiếp làm việc và quản lý hợp đồng xây dựng trong suốt quá trình thực hiện dự án Kỹ sư công trường (7%) và kỹ sư quản lý dự án (9%) tuy là những người quản lý hợp đồng xây dựng không nhiều bằng các chỉ huy trưởng, trưởng phòng, phó phòng, giám sát chính.

2.4.3.4 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo loại dự án côngtrình

Hình 2.13: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo loại dự án công trình

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)

Về loại dự án công trình, kết quả nghiên cứu cho thấy kết cấu hạ tầng giao thông và thủy lợi chiếm tỷ trọng rất lớn Cụ thể là trong 100 người được khảo sát thì có tới (53%) cho biết loại dự án mà họ đang tham gia quản lý là công Thuỷ lợi (18%) cho biết họ đang quản lý dự án công trình giao thông, số còn lại là xây dựng công nghiệp (8%), xây dựng dân dụng (12%) và xây dựng hạ tầng (9%) Điều này cho thấy kết cấu công trình thủy lợi và giao thông là loại dự án được khảo sát nhiều nhất Có thể thấy đây là hai loại dự án công, vì lợi ích chung của xã hội và mọi người nên việc quản lý hợp đồng xây dựng đối với hai loại dự án này là hoàn toàn bức thiết nhất.

2.4.3.5 Nguồn vốn đầu tư dự án

Hình 2.14: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)

Về nguồn vốn đầu tư cho dự án, kết quả nghiên cứu cho thấy số người được lấy ý kiến làm quản lý các công trình xây dựng được đầu tư phần lớn từ vốn ngân sách là (57%). Vốn của Ngân hàng thế giới WB là (28%) Còn lại là vốn ADB là (11%) và vốn do doanh nghiệp đầu tư là (4%) chiếm tỷ lệ thấp Số liệu nghiên cứu cho thấy nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách cho các công trình Thuỷ lợi, giao thông.

2.4.3.6 Hình thức đầu tư dựán

Hình 2.15: Biểu đồ cơ cấu hình thức đầu tư dự án

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)

Về hình thức đầu tư cho dự án, kết quả nghiên cứu cho thấy số người làm trong quản lý xây dựng công trình được khảo sát phần lớn là công trình do Nhà nước đầu tư là (72%) Số còn lại quản lý các công trình theo hình thức BOT là (17%), BT là (2%), BCC là (2%) và PPP là(2%).

2.4.3.7 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo tình trạng biết về quản lý dự án đầu tư xâydựng

Hình 2.16: Biểu đồ cơ cấu đối tượng khảo sát theo tình trạng biết về quản lý dự án đầu tư xây dựng

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS và Excel)

Về tình trạng hiểu biết về quản lý dự án đầu tư xây dựng Phần lớn đáp viên cho biết là họ có biết và biết rất rõ về quản lý dự án đầu tư xây dựng Cụ thể là có tới (49%) trong

100 người được khảo sát cho biết họ biết rất rõ, số người có biết cũng chiếm 34%. Điều này hoàn toàn tương thích với vị trí mà họ đang đảm nhận Vì hấu hết đối tượng khảo sát đều là những người trong cương vị lãnh đạo, phần lớn làm việc và giám sát trực tiếp cũng như chịu trách nhiệm trực tiếp về công trình Do đó, việc biết rất rõ hay biết về hợp đồng xây dựng công trình là điều hoàn toàn dễhiểu.

2.4.3.7 Cơ cấu đối tượng khảo sát theo sự cần thiết của quản lý dự án đầu tư xây dựng

Hình 2.17: Biểu đồ Cơ cấu đối tượng khảo sát theo sự cần thiết của quản lý dự án đầu tư xây dựng

(Nguồn: Xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS vàExcel)

Về sự cần thiết phải quản lý dự án đầu tư xây dựng, tất cả đáp viên đều cho biết việc quảnlýdựánđầutưxây dựngcôngtrình làcầnthiếthoặcrất cầnthiết Trong100 người được khảo sát thì có tới 75 người (75%) cho biết họ nhận thấy việc quản lý dự án đầu tư xây dựng là điều vô cùng cần thiết, 25 người (25%) còn lại cũng cho biết là cần thiết Điều này hoàn toàn hợp lý vì công việc của họ gắn liền với thi công của công trình Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về tiến độ cũng như chất lượng công trình, do đó việc quản lý xây dựng công trình đối với họ sẽ là vô cùng quantrọng.

2.4.4 Kiểm định mô hình và thảo luận kếtquả

Bảng 2.2: Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS)

Kiểm định mối tuơng quan dùng để xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập cũng như giữa những biến độc lập với nhau Mô hình hồi quy tốt là mô hình có hệ số tuơng quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập lớn, thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa các biến với nhau, và điều này cũng chỉ ra rằng phân tích hồi quy là phùhợp.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỢP ĐỒNG VÀ CÔNG TÁC THANH QUYẾT TOÁN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ5 2

Giới thiệu về Công ty CP tư vấn xây dựng và chuyển giaocôngnghệ

3.1.1 Thông tin chung về côngty

- Tên côngty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ CHUYỂN GIAO CÔNGNGHỆ

- Tên giao dịch: TECHNOLOGY CONVERSION AND CONSTRUCTION CONSULTANT JOINT STOCKCOMPANY

- Địa chỉ trụ sở chính : Số 2, ngõ 162/34/9, Nguyễn Văn Cừ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố HàNội

- Tổng giám đốc: Ngô Xuân Hùng

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của côngty

Mạng lưới của Công ty rất đa dạng hoạt động rộng khắp, sẵn sàng phục vụ theo phong cách chuyên nghiệp Phương thức cung cấp - giao dịch - thanh toán linh hoạt - hiệu quả đáp ứng mọi nhu cầu kháchhàng.

Tinh thần vượt khó, nhiệt tình với công việc, trách nhiệm cao và khả năng sáng tạo vô tận của cán bộ công nhân viên Công ty là dấu son khắc hoạ chân dung những anh hùng lao động thời ký đổi mới và xu thế hội nhập.

I HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ BAN GIÁM ĐỐC:

1 - Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật.

2 - Phòng quản lý chất lượng

3 - Phòng Tài chính - Kế toán.

4 - Phòng Hành chính - Tổng hợp.

PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP

P.T GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KT - KH - TH

P T GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TƯ VẤN - X.DỰNG

P.T GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TMẠI - DVỤ

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

KẾ XÂY DỰNG DD - CN

XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CT DÂN DỤNG–CÔNG NGHIỆP

XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CT GIAO THÔNG

XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÁC CT THỦY LỢI

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNGTY

THIẾTKẾ THUỶ LỢT THUỶ ĐIỆN

TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT XÍ NGHIỆP KHẢO SÁT ĐỊA

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức côngty

3.1.3 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanhchính a Quy hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán, thiết kế kiến trúc, tư vấn giám sát các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bảo vệ bờ sông, bờ biển, công trình cấp thoát nước, cầu cảng, hạ tầng nông thôn, công trình xử lý chất thải ;

Hình 3.2: Các công trình thi công b Thi công xây dựng và sửa chữa, lắp đặt thiết bị các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bảo vệ bờ sông, bờ biển, công trình cấp thoát nước, cầu, cảng, hạ tầng nông thôn, san lấp mặt bằng và khoan phụt nền móng công trình, công trình xử lý môi trường, cơ sở hạ tầng về bảo vệ khu công nghiệp, khu đô thị và khu dâncư; c Tư vấn giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình xây dựng dân dụng - công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi - thuỷ điện, Tư vấn kiến trúc, cảnh quan môi trường cây xanh, Tư vấn, hỗ trợ thủ tục xin cấp các loại giấy phép môitrường; d.Thí nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu, vật tư, thiết bị, kiểm định chất lượng công trình; e Kinh doanh, dịch vụ trồng và chăm sóc cây xanh; Kinh doanh kim loại màu, hóa chất, phếliệu; f Nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng và môitrường; g Quảng cáo thương mại, kẻ biển quảng cáo; Thiết kế tạo mẫu quảng cáo, in ấn, sản xuất nhãn mác baobì; h Tổ chức các chương trình sự kiện, hội thảo, hội nghị, hội trợ triển lãm, ca nhạc, giao lưu văn hóa nghệ thuật (không bao gồm kinh doanh các quán bar, phòng hát karaoke, vũtrường); i Thiết kế quy hoạch xâydựng

Lập các quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung ĐT-NT; Quy hoạch chung các khu CN cao, kinh tế đặc thù, Quy hoạch chi tiết đô thị, điểm dân cư nông thôn; k Sản xuất, mua bán, cho thuê, sửa chữa, lắp đặt, cung cấp giải pháp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đối với vật liệu, máy móc, thiết bị ngành xây dựng và hệ thống thiết bị xử lý môi trường; l Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định.

Thực trạng công tác quản lý hợp đồng và công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng của Công ty CP tư vấn xây dựng và chuyển giaocôngnghệ

nghệ.Phương trình mô tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng hợp đồng xây dựng tại Công ty CP tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ nhưsau:

CT = 0.417NT3 + 0.247NT2 + 0.168NT4 + 0.342NT1 (3) Trong đó các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồng:

+ Nhóm 1 (NT1): Phản ánh đặc điểm dự án và công tác lựa chọn nhà thầu;

- Quy mô, nguồn vốn, hình thức đầu tư và hình thức quản lý dự án (NT11).

- Công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu và hình thức hợp đồng(NT12).

- Khả năng tài chính của chủ đầu tư(NT13).

+ Nhóm 2 (NT2): Phản ánh công tác tư vấn xây dựng công trình:

- Năng lực của đơn vị tư vấn, khảo sát (NT21).

- Năng lực, kinh nghiệm của ban quản lý dự án(NT22).

- Năng lực, tài chính của nhà thầu thi công công trình(NT23).

- Phát sinh trong thi công xây dựng công trình(NT24).

+ Nhóm 3 (NT3): Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng hợp đồng xây dựng:

- Thời tiết, khí hậu, an ninh, chính trị(NT31).

- Biến động thị trường giá cả vật liệu xây dựng(NT32).

- Công tác giải phóng mặt bằng(NT33)

- Tiến độ giải ngân, thanh quyết toán công trình(NT34).

- Biện pháp thi công, tiến độ thực hiện hợp đồng(NT35)

- Chất lượng sản phẩm(NT36).

+ Nhóm 4 (NT4): Quy tình nghiệm thu sản phẩm và các văn bản pháp luật về hợp đồng xâydựng:

- Quy trình tổ chức Nghiệm thu công trình(NT41).

- Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm các công việc hoàn thành(NT42).

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng xây dựng(NT43).

3.2.1 Các hợp đồng thi công xây dựng do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng vàChuyển giao công nghệ đã thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011 -2018

Bảng 3.1: Các hợp đồng thi công xây dựng công trình giai đoạn năm 2011 - 2018 Đơn vị: Tỷ đồng

STT Tên gói thầu Giá trị

Thời gian thực hiện HĐ

1 Gói thầu số 04: Cống Vĩnh Phong 6, Vĩnh 33,27 26/3/2011- 480 ngàyPhong 8, Ranh Hạt và cống Vĩnh Phong 13/5/2013

CĐT: Ban QLDA Thuỷ Lợi 10

2 Gói thầu số 16: Thi công xây lắp cống Rạch 14,50 10/02/2011 - 540 ngày

Dinh CĐT: Sở NN và PTNT Cà Mau 03/08/2012

3 Gói thầu số 9: Các cống Thống Nhất 1, 16,40 22/02/2013 - 500 ngày Vĩnh An, Ngan Trâu và cống Le Le CĐT: 15/07/2014

4 Gói thầu số 52: Xây dựng cống Rạch Cái 15,62 25/02/2014 - 298 ngày Nước Biển CĐT: Sở NN và PTNT Cà Mau 25/12/2014

5 Gói thầu số 194: Xây dựng cống Công 16,35 25/02/2014 - 340 ngày Nghiệp CĐT: Sở NN và PTNT Cà Mau 05/02/2015

6 Gói thầu số 61: Xây dựng cống Cái Nước 21,52 27/03/2015 - 350 ngày Biển CĐT: Sở NN và PTNT Cà Mau 11/03/2016

7 Gói thầu số 88: Xây dựng cống Sườn 3, 10,20 15/03/2016 - 250 ngày cống Sườn 4, cống Hợp Tác Xã 31/12/2016

8 Gói thầu số 27-XL/CRSD-XD: Nâng cấp cơ 4,31 05/05/2016 - 240 ngày sở hạ tầng vùng nuôi CĐT: Ban QLDA 31/12/2016

9 Gói thầu số 12: Cống Bảy Mén, cống Cái 10,90 05/10/2016 - 240 ngày Ngang, cống Thọ Bưởi CĐT: Sở NN và 10/10/2017

Hình 3.3: Công trình thi công cống ngăn mặn a Hợp đồng số 1 và2:

 Các yếu tố ảnh hưởng trong việc thực hiện hợpđồng:

- Khả năng tài chính của chủ đầutư

+ Công trình xây dựng sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, do nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 không bố trí được cho dự án dẫn đến công trình phải tạm ngừng thi công 8 tháng Thời gian để hoàn thành công trình kéo dài từ 16 tháng thành 24 tháng Thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của nhà thầu.

- Năng lực, tài chính của nhà thầu thi công côngtrình

+ Việc thi công gói thầu có giá trị lớn nên việc huy động nguồn vốn, tài chính của công ty còn hạn chế Công trình tạm dừng thi công thời gian dài do không có vốn giải ngân dẫn đến phát sinh thêm lãi suất ngân hàng phục vụ cho góithầu.

- Phát sinh trong thi công xây dựng côngtrình

+ Phát sinh về thời gian trong thi công thực hiện hợp đồng làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế của nhà thầu: quỹ lương tăng; chi phí về vật liệu, thiết bị máy móc thi công tăng….

- Biến động thị trường giá cả vật liệu xâydựng

+ Thi công công trình vào thời điểm giá vật liệu biến động, giá cát, đá, sắt thép… tăng cao hơn so với giá vật liệu trong hợp đồng Thời gian kéo dài khó khăn cho đơn vị thi công về nguồn cung ứng vật tư để thi công công trình.

- Tiến độ giải ngân, thanh quyết toán côngtrình

+ Chưa bố trí được nguồn vốn cho công trình, tiến độ giải ngân bị chậm Khối lượng công việc hoàn thành đã được chủ đầu tư nghiệm thu nhưng do chưa có vốn nên chưa được giải ngân, nguồn vốn tái đầu tư thi công cho công trình gặp rất nhiều khó khăn.

- Biện pháp thi công, tiến độ thực hiện hợpđồng

+ Thời gian thi công kéo dài dẫn tới biện pháp thi công và tiến độ thực hiện phải thay đổi hoàn toàn Là công trình trọng điểm ngăn mặn và phục vụ cho vùng trồng lúa lớn, nhà thầu thi công phải thực hiện thêm một số hạng mục công việc: đắp đập ngăn mặn, phá đập ngăn mặn, bơm nước…trong quá trình tạm dừng thi công.

- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng xâydựng

+ Hệ thống các văn bản, biểu mẫu trong công tác nghiệm thu, thanh quyết toán còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện Quá trình nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành kéo dài. b Hợp đồng số3:

 Các yếu tố ảnh hưởng trong việc thực hiện hợpđồng:

- Năng lực của đơn vị tư vấn, khảosát

+ Nhà thầu tư vấn, khảo sát năng lực còn hạn chế Công tác khảo sát chưa kỹ dẫn đến phát sinh nhiều trong đền bù.

+ Các giải pháp thiết kế đưa ra ở một số hạng mục không phù hợp, công trình đang thi công dở dang phải thay đổi giải pháp kỹ thuật, phải tạm dừng để điều chỉnh thiết kế, điều chỉnh bổ sung khối lượng ngoài hợp đồng.

- Năng lực, kinh nghiệm của ban quản lý dự án

+ Đội ngũ cán bộ giám sát của chủ đầu tư còn ít, một cán bộ giám sát đảm nhiệm giám sát nhiều công trình một thời điểm Quản lý chất lượng, tiến độ công trình còn chưa cao.

- Năng lực, tài chính của nhà thầu thi công côngtrình

+ Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban chỉ huy công trường và cán bộ kỹ thật tại hiện trường Sử dụng nhân công địa phương chưa có tay nghề, kỹ thuật nên hiệu quả công việc cònthấp.

+ Lựa chọn nhà thầu phụ chưa đủ năng lực để thi công Công tác quản lý nhà thầu phụ còn lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ thi công.

- Thời tiết, khí hậu, an ninh, chínhtrị

+ Do công trình thi công vào mùa mưa các hạng mục thi công ngoài trời phải tạm dừng thi công làm ảnh hưởng đến thời gian thi công.

- Công tác giải phóng mặt bằng

+ Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn chậm Có quyết định khởi công nhưng công trình vẫn chưa nhận được mặt bằng sạch để thi công Một phần diện tích đất của dân chưa được giải phóng.

+ Trong quá trình thi công một hạng mục không đạt yêu cầu về chất lượng theo hồ sơ thiết kế nên phải phá dỡ Quá trình phá dỡ làm ảnh hưởng tới việc triển khai thi công các hạng mục tiếp theo Mất thời gian phá dỡ, tốn kém chi phí cho nhà thầu Ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thực hiện hợp đồng và kinh tế của nhà thầu thi công. c Hợp đồng số 4, 5,6:

 Các yếu tố ảnh hưởng trong việc thực hiện hợpđồng:

- Năng lực của đơn vị tư vấn, khảosát

+ Đường dây điện phục vụ dân sinh của bên điện lực thi công vướng vào 1 bên công trình cống Cái Nước Biển phía bờ nam ( phía nhà quản lý) Do trong quá trình khảo sát thiết kế đơn vị tư vấn khảo sát tính toán chưa kỹ khi giải phóng mặt bằng Dẫn đến phát sinh trong quá trình di dời cột điện Công trình phải chờ để di dời cột điện làm kéo thời gian thi công, chi phí dời cộtđiện.

- Phát sinh trong thi công xây dựng côngtrình

+ Thay đổi bổ sung khối lượng 2 bên đường nối tiếp vào cầu giao thông Tiến độ thi công kéo dài hơn so với kế hoạch.

- Thời tiết, khí hậu, an ninh, chínhtrị

Hoàn thiện công tác quản lý hợp đồng và công tác thanh quyết toán hợp đồng xây dựng của Công ty CP tư vấn xây dựng và chuyển giaocôngnghệ

- Chủ đầu tư phải có kế hoạch bố trí nguồn vốn cho dựán.

- Sau khi mua HSMT gói thầu xây lắp được chủ đầu tư mời Nhà thầu tiến hành triển khai các côngviệc:

+ Tham khảo nguồn vốn tạm ứng và giải ngân thực hiện cho gói thầu.

+ Nghiên cứu, đánh giá các điều kiện và khối lượng công việc cần phải thực hiện cho gói thầu để có giải pháp về tài chính, về nhân lực, về thiết bị phục vụ cho gói thầu để đưa ra giải pháp thi công và chào giá đấu thầu hợp lý nhất.

- Phải tính đến các yếu tố rủi ro khi thực hiện dự án như: Trượt giá, phát sinh khi thực hiện dự án Công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế, khảo sát, nhà thầu thi công phải minh bạch, công bằng Lựa chọn nhà thầu uy tín có đủ năng lực kinh nghiệm, tài chính khi thực hiện dự án Lựa chọn hình thức hợp đồng cho phù hợp với từng góithầu.

- Nâng cao chất lượng cán bộ đê quản lý hợp đồng trong xây dựng cũng như trong quá trình thi công như: quản lý về chất lượng công trình, quản lý tiến độ thực hiện, quản lý chi phí…Hoàn thiện các hệ thống văn bản pháp luật để quản lý hợp đồng, các văn bản hồ sơ quản lý chất lượng công trình, hồ sơ thanh quyết toán công trình Xây dựng những giải pháp,quytrình cho công tác nghiệm thu công trình nhanh nhất và đạt chất lượng.

3.3.2 Giải pháp quản lý hợp đồng xây dựng đối với Công ty CP tư vấn xây dựng vàchuyển giao côngnghệ

3.3.2.1 Quản lý chung của ban lãnh đạo côngty.

-KCS ĐỘI THI CÔNG BÊ TÔNG ĐỘI THI CÔNG LẮP DỰNG THIẾT BỊĐỘI THI CÔNG HOÀN THIỆN

BỘ PHẬN ATLĐ-VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

BỘ PHẬN KẾ HOẠCH – VẬT TƯ- THIẾT BỊ

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH, KẾ TOÁN

BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG & CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

GIÁM SÁT CỦA NHÀ THẦU

Tất cả mọi hoạt động của công trường được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của

Ban lãnh đạo của công ty Tiến độ và biện pháp thi công chi tiết, biện pháp về an toàn lao động phải được ban lãnh đạo phê duyệt trước khi tiến hành thi công Ban lãnh đạo sẽ giám sát toàn bộ quá trình thi công qua các báo cáo hàng tuần, hàng tháng gửi về văn phòng, đồng thời cử cán bộ xuống công trường theo dõi, kiểm tra thực tế quá trình thi công và cùng với ban chỉhuycông trường giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh với chủ đầu tư và Tư vấn thiếtkế.

Ban lãnh đạo đưa ra những chủ trương, chính sách để đảm bảo các công việc trong hợp đồng đúng tiến độ, chất lượng về công trình đảmbảo.

3.3.2.2 Ban chỉ huy côngtrường. ĐỘI XE ĐỘI ĐỘI THI

Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức công trường

Ban chỉ huy công trường được tổ chức và chỉ đạo bởi ban lãnh đạo và các phòng ban giúp việc điều hành trong các công tác quan trọng như thi công đập, đổ bê tông, công tác đất, công tác thi công nhà quản lý, lắp đặt thiết bị cơ khí, công tác thi công hoàn thiện…và quản lý chất lượng Ngoài ra còn có các bộ phận chuyên môn trực tiếp điều khiển và hỗ trợ thi công cùng với các đội thi công xây lắp công trình Các kỹ sư chuyên ngành của bộ phận văn phòngkỹthuật, phòng vật tư, tài vụ sẽ phụ trách từng khối công việc cụ thể và phối hợp cùng các kỹ sư hiện trường để hỗ trợ Ban lãnh đạo và chỉ huy trưởng công trường hoàn thành mục tiêu mà ban chỉ huy công trường đã đề ra và chịu trách nhiệm trước Ban lãnhđạo.

Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm quy định và phân chia công việc theo nội dung các hạng mục của hợp đồng giao thầu trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Mục đích của việc thành lập ban chỉ huy công trường là nhằm đảm bảo thi công công trình đúng tiến độ, chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môitrường.

Tại văn phòng, ban lãnh đạo sẽ thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ (Cử người kiểm tra trực tiếp tại hiện trường, liên hệ qua đường công văn, fax, điện thoại…), theo dõi, kiểm tra và hỗ trợ thêm cho chỉ huy trưởng công trường theo yêu cầu, đặc biệt là nắm vững, hiểu rõ nhu cầu về tài chính và vay vốn ngân hàng để kịp thời mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ thi công công trình Cử kỹ sư và cử chuyên viên có năng lực và kinh nghiệm xuống công trường thi công khi cần thiết.

Chỉ huy trưởng công trường là người được công ty bổ nhiệm và được phép đại diện cho nhà thầu trên công trường phối hợp, liên lạc và trao đổi thông tin với tư vấn giám sát của chủ đầu tư Được ban lãnh đạo uỷ quyền ký các văn bản nghiệm thu công việc tại hiện trường với tư vấn giám sát của chủ đầu tư.

Chỉ huy trưởng công trường sẽ có trách nhiệm điều hành và quản lý toàn bộ các công việc trong suốt quá trình thực hiện dự án đặc biệt là công tác kỹ thuật, nhân công, tiến độ công trình, chất lượng, an toàn lao động và tài chính.

Trách nhiệm quan trọng nhất của chỉ huy trưởng công trường là phải đảm bảo công tác thi công đạt chất lượng theo yêu cầu, đảm bảo đúng tiến độ đã được lập, không vượt quá ngân quỹ tài chính cho phép và phải đảm bảo an toàn trong thi công Để đạt được việc này, chỉ huy trưởng công trường phải tổ chức ban chỉ huy công trường của mình theo mô hình phù hợp và trực tiếp chỉ đạo những nhân viên này một cách sát sao, thích hợp.

 Bộ phận phụ trách kỹ thuật, quản lý tiếnđộ:

Có các nhiệm vụ lập kế hoạch, lập tiến độ, kiểm tra kỹ thuật.

- Lập kế hoạch và tiến độ Quản lý tiến độ thi công Theo dõi tiến độ từng hạng mục công trình, tiếp nhận và điều động sử dụng thiết bị, bố trí nhânlực.

- Tiếp nhận và cung ứng vật liệu mua về Kiểm soát, kiểm tra quy cách, nguồn gốc xuất xứ vật liệu về công trường theo quy định trong hợpđồng.

- Thiết kế các công trình tạm thời phục vụ thicông.

- Kiểm tra công việc của các nhà thầu phụ (nếucó).

- Lập bản vẽ hoàn công theo thực tế thi công của côngtrình.

- Bộ phận QLKT phụ trách cácKỹsư làm việc tại văn phòng và hiệntrường.

 Các kỹ sư chuyên trách kỹ thuật và thicông: Đó là các kỹ sư chuyên ngành Công trình xây dựng dân dụng, thủy lợi thuộc các Bộ phận QLKT, QLTĐTC sẽ có trách nhiệm với các hạng mục công trình đã giao Các kỹ sư này bao gồm việc tổ chức sắp xếp các nguồn cung ứng như các công trình tạm, vật liệu, thiết bị, nhân công, giám sát hiện trường, giám sát chất lượng và kiểm tra tiến độ cho từng hạng mục, giai đoạn công việc Các hạng mục công trình được chia tạm thời theo nội dung bảng tiên lượng mời thầu này là:

- Xây dựng các công trình tạm, phụ trợ phục vụ thicông;

- Thiết lập các hệ thống mốc trắc đạc phục vụ công tác thi công và nghiệm thu công việc;

- Phối hợp với bộ phận QLCL và kế hoạch – hành chính tiến hành kiểm tra và thí nghiệm các loại vật liệu như xi măng, cát, đá dăm, sắt thép và các loại vật tư thiết bị khác theo yêu cầu (tại các mỏ hoặc cơ sở, nhà máy sản xuất) kỹ thuật của gói thầu trước khi trình cho TVGS chấp nhận các loại vật liệu đạt tiêu chuẩn được sử dụng cho côngtrình;

- Thi công đóng cọc, cừ và hệ thống móng công trình cống vàcầu;

- Thi công phần thân và mái công trình;

- Thi công xây dựng nhà quảnlý;

- Thi công hoàn thiện các hạng mục công trình.

 Bộ phận khảo sát, thí nghiệm:

- Công tác khảo sát: Bộ phận này có trách nhiệm định vị tim tuyến, xác định, kiểm tra địa hình địa vật Xác định cao trình thi công, mặt cắt hố móng, công trình Đo đạc, xác định kích thước phục vụ công tác thi công và nghiệmthu

- Công tác thí nghiệm: Thí nghiệm hiện trường và trong phòng theo yêu cầu của chỉ huy trưởng và của chủ đầutư.

 Bộ phận Kế hoạch – Vật tư –máy móc- Thiếtbị:

Bộ phận này sẽ có trách nhiệm về các vấn đề kế hoạch sản xuất, quản lý vật tư, quản lý và điều chuyển thiết bị máy móc, quản lý lao động, thu mua hàng hoá trong vùng và các vấn đề liên quan đến luật pháp đối với chính quyền địa phương:

Ngày đăng: 07/06/2023, 18:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. (Quốc hội 2014);Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội nước Cônghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày18/6/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Quốc hội 2014)
2. (Quốc hội 2005);Luật Thương Mại 36/2005/QH11 của Quốc hội nước Cônghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 06 năm2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Quốc hội 2005)
3. (Quốc hội 2013);Luật Đấu thầu số 43/2013/QH-13 của Quốc hội nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày26/11/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Quốc hội 2013)
4. (Chính phủ 2009);Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 củaChính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng côngtrình Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Chính phủ 2009)
5. (Chính phủ 2010);Nghị định 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/10 hướng dẫn hợpđồng trong hoạt động xâydựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Chính phủ 2010)
6. (Chính phủ 2013);Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 15/09/2009 của Chínhphủ về việc hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xâydựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Chính phủ 2013)
7. (Chính phủ 2015);Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về Quảnlý chât lượng công trình xâydựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Chính phủ 2015)
8. (Chính phủ 2015);Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chínhphủ về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng côngtrình Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Chính phủ 2015)
9. (Chính phủ 2015);Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 04 năm 2015quy định chi tiết về hợp đồng xâydựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Chính phủ 2015)
10. Bộ Xây dựng (2016);Thông tư 07/2016/TT- BXD ngày 10/03/2016 về việchướng dẫn đıều chỉnh gıá hợp đồng xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Xây dựng (2016)
11. Bộ Xây dựng (2016);Thông tư số 09/2016/TT- BXD ngày 10/03/2016 củaBộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thı công xây dựng côngtrình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Xây dựng (2016)
14. TS. Đinh Tuấn Hải, tập bài giảng môn học: Phân tích các mô hình quảnlý [1] Trích dẫn “Bài giảng Những vấn đề chung về hợp đồng xây dựng – Ths.Ks Lương Văn Cảnh”. Đại họcLuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Những vấn đề chung về hợp đồng xây dựng – Ths.KsLương Văn Cảnh
[4] Trích dẫn Luận văn “Quản lý chi phí Hợp đồng thi công xây dựng trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước”. Tác giả - Đoàn Quang Phương. Trường đại học kiến trúc HàNội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chi phí Hợp đồng thi công xây dựng trong cácdự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
[5] Trích dẫn Luận văn “Tổ chức đấu thầu và quản lý hợp đồng xây dựng các công trình thuộc BQLDA công trình NN&PTNN Phú Thọ”. Tác giả - Nguyễn Anh Hùng. Trường đại học ThuỷLợi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức đấu thầu và quản lý hợp đồng xây dựng cáccông trình thuộc BQLDA công trình NN&PTNN Phú Thọ
12. Bài giảng môn học kế hoạch tiến độ của PGS.TS Nguyễn Trọng Tư -ĐHTL 13. PGS.TS Lê Văn Hùng, TSMỵDuy Thành. Tập bài giảng: Quản lý chất lượng côngtrình Khác
[2] Trích dẫn Bài giảng môn học Đấu thầu và hợp đồng trong xây dựng của PGS.TS Dương Đức Tiến –ĐHTL Khác
[3] Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xâydựng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w