1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kỹ thuật truyền dẫn sdh, dành cho sinh viên chuyên ngành kỹ thuật viễn thông

222 4 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 34,59 MB

Nội dung

Trang 1

sự € CHU CONG CAN

TRUONG DAI HOC GIAO THÔNG VẬN TẢI.CƠ Sổ 2 THƯ VIÊN

000867

Dành cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Sự phát triển của các hệ thống truyền dẫn mới là trên cơ sở cải tiến các hình thức truyền dẫn cũ nhằm mục đích tăng dung lượng truyền dẫn, tăng tốc

độ truyền tin, tăng cự ly; 'đ2 an toàn và sự tin cậy của tin tức Dịch vụ điện

thoại vẫn là một ứng dụng quan trọng trong mạng Viễn thông ngày nay Cùng với nhu cầu về điện thoại là các nhu cầu phi thoại như telefax, truyền dẫn data, truyền dẫn tín hiệu hình, truy nhập cơ sở dữ liệu từ xa cũng ngày một phát triển Xuất phát từ nhu cầu thực tế như vậy, đòi hỏi phải có một hệ thống truyền dẫn với khả năng truyền dẫn lớn, thuận tiện cho việc khai thác, quản lý, dáp ứng được các yêu cầu cả về băng tần, chất lượng hoặc các giao tiếp tương thích

SDH (Synchronous Digital Hierarchy: phân cấp số đông bộ) là một công nghệ truyền dẫn được sử dụng rộng rãi trên mạng viễn thông thế giới ngày nay SDH đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc truyền dẫn các dịch vụ Viễn thông, thể hiện một kỹ thuật tiên tiến có thể đáp ứng rộng rãi các yêu cầu của các khách hàng, người khai thác cũng như các nhà sản xuất thoả mãn các yêu cầu đặt ra cho ngành Viễn thông trong thời đại mới, khắc phục các nhược điểm

của công nghệ truyền dẫn phân cấp số cận đồng bộ PDH (Plesiochronous

Digital Hierarchy)

Cong nghệ truyền dẫn SDH được xây dựng trên cơ sở sự phát triển của các công nghệ tiên tiến trên các lĩnh vực như công nghệ vi điện tử, công nghệ tự

động hoá và điều khiển, công nghệ tin học, công nghệ truyền dẫn sợi quang

Sự ra đời của công nghệ truyền dẫn mới này nhằm đạt được các mục tiêu là nâng cao hiệu quả của mạ«g Viễn thơng trên thế giới và trong từng quốc gia, cho phép hoà nhập vào mạng hiện hữu một cách đễ đàng, là sơ sở cho các công nghệ truyền dẫn tương lai và là cơ sở cho mạng viễn thông đa dịch vụ quốc tế

Với mục đích cung cấp cho các sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông những kiến thức cơ bản về phương thức truyền dẫn phân cấp số đồng bộ Cuốn sách Kỹ thuật truyền dẫn SDH bao gồm 7 chương: `

Chương 1: Téng quan vé SDH

Chương 2: Cấu trúc bộ ghép SDH

Trang 3

Chương 4: Cấu trúc may truyền dẫn SDH Chương Š: Đồng bộ mạng SH

Chương 6: Quản lý mạng SDH

Chương 7: Do tong truyền din SDH

Mặc dù đã hết ste WY gang nhung cudn sách không thể tránh khỏi những

thiếu st, tée gid rat mong nhan duge sự đóng góp ý kiến phê bình của các

đồng nghiệp và bạn đề để có thể hoàn thiện hơn Mọi ý kiến đóng góp xin gửi

vé hop thu: chucongean@ Ipt.vn Xin tran trong cam on

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2002

Tác giả

Trang 4

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Cong Cain

CHUONG 1 ;

“TONG QUAN VE SDH >

11 GIỚI THIỆU

1.1.1 CÁC YÊU CẦU CỦA MẠNG TRUYỀN ĐẪN

Một trong những nhu cầu rất cần thiết với con người là nhu cầu trao dối thông tín Trong lịch sử phát triển của loài người đã có rất nhiều hình thức

thơng tin khác nhau Tương ứng với mỗi hình thức thơng tin là một hệ thống thơng tin

Có thể kể đến hình thức thơng tỉn đầu tiên là trao đổi thong tin bằng lua cia neudi Hy Lap & thé ky VIII trude cong nguyén ma hé thong thong tin 6 đây chỉ là các đống lửa được đốt lên để báo hiệu

Phát minh của Alexander Graham Bell về điện thoại năm 1880 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong thông tin Sự phát triển của các hệ thống mới là trên cơ sở cải tiến các hình thức truyền dẫn cũ nhằm mục dich tang dung lượng truyền dẫn, tăng tốc độ truyền tin, tăng cự ly, độ an toàn và sự tin cậy của tin tức Cho đến nay hình thức thơng tin đã có nhiều thay đổi, chủ yếu

là điện thoại cùng với các hình thức dịch vụ phi thoại khác

Dịch vụ điện thoại là vẫn một ứng dụng quan trọng trong mạng Viễn

thông ngày nay Cùng với nhu cầu về điện thoại là các nhu cầu phi thoại như tclefax, truyền dẫn data, truyển dẫn tín hiệu hình, fruy nhập cơ sở dữ liệu từ a cũng ngày một phát triển Xuất phát từ nhu cầu thực tế như vậy, đòi hỏi phải có một hệ thống truyền dẫn với khả năng truyền dẫn lớn, thuận tiện cho việc khai thác, quản lý, đáp ứng được các yêu cầu cả về băng tần, chất lượng hoặc các giao tiếp tương thích

\ Nhằm thoả mãn các yêu cẩu trên, ngành Viễn thông cũng phải có những thay đổi để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi sau:

- Thời gian thiết lập luông truyền dẫn ngắn - Dung lượng thoả mãn theo mọi yêu cầu

Trang 5

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu @ôug ấu - Tăng cường khả năng sẵn sàng phục vụ của mạng viễn thông

- Giá thành thiết lập mạng thấp, cũng như giảm chi phí dành cho vận hành khai thác và bảo dưỡng

- Có khả năng quốc tế hoá các dịch vụ

Sự phát triển của công nghệ thông tin quang đã cho phép truyền dân với tốc độ rất lớn trên trên môi trường sợi quang Nhờ vậy nó tạo điều kiện dế chủ các tiêu chuẩn về truyền dẫn các tốc độ cao ra đời

1.1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SDH

SDH (Synchronous Digital Hierarchy: phân cấp số đồng bộ) là một công nghệ truyền dẫn mới trên mạng viễn thông thế giới ngày nay SDH đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các dịch vụ Viễn thông, thể hiện một kỹ thuật tiên tiến có thể đáp ứng rộng rãi các yêu cầu của các khách hàng, người khai thác cũng như các nhà sản xuất thoả mãn các yêu cầu đặt ra cho ngành Viễn

thông trong thời đại mới, khắc phục các nhược điểm của cơng nghệ § thuyền dẫn

PDH mà hiện nay vẫn còn đang sử dụng trên mạng lưới

Trong tương lai hệ thống đồng bộ SDH sẽ ngày càng được phát triển nhờ các ưu điểm vượt trội so với PDH và vì đặc biệt là SDH có khả năng kết hợp

v6i PDH trong mạng lưới hiện hành, cho phép hiện đại hoá mạng lươi dân theo

từng giai đoạn phát triển Biểu đồ dưới đây được trích trong báo cáo của hãng ERICSON cho ta thấy sự phát triển của mạng SDH trong tương lai, nó cho ta thấy càng ngày người ta càng sử dụng SDH nhiều hơn là PDH '

Số lượng

PDH

1990 E 2010 nam

Hình 1-1: Sự phát triển của mạng SDH trong tương lại

Trang 6

Kỹ thuột truyén dan SDH Chu Cong Cain Các tiêu chuẩn của SDH được thực sự bắt đầu từ năm 1985 tại Hoa Kỳ Bát đầu là sự nỗ lực để tạo ra một mạng giao tiếp quang có thể hoạt động với tất cả các hệ thống truyền dẫn khác nhau của các sản phẩm khác nhau (theo tiêu chuẩn Chau Au hoặc Châu Mỹ) Dần dần sau đó các tiêu chuẩn này được mở rộng dần lên để có thể xử lý ho mạng hiện tại và cả cho các loại tin hicu trong tương lai cũng như được tính cho cả phương tiện vận hành và bảo dưỡng

_-Trong hồn cảnh đó, tháng 2.năm 1985 Cong ty BELLCORE là công ty con của công ty BELL tại Hoa Kỳ đã để nghị một phân cấp truyền dẫn mới nhằm mục đích khắc phục nhược điểm của hệ thống cận đồng bộ PDH Phân cấp mới này được đặt tên là mạng quang đông bộ SONET (Synchronous Optical NeIwork) dựa trên nguyên lý ghép đồng bộ và tất cả các tín hiệu đều

được đồng bộ với nhau trong đó cáp quang được sử dụng làm môi trường

truyền dẫn Về sau các tiều chuẩn giao tiếp thiết bị cũng được nghiên cứu

nhầm có thể kết nối các loại thiết:bị khác nhau có các tiêu chuẩn khác nhau

mà không gây trở ngại khi ứng dụng phân cấp mới này vào trong mạng lưới hiện hành Để đáp ứng các điều kiện đó người ta cần phải lưu ý đến sự tiêu chuẩn hố các tín hiệu, bảo dưỡng, giám sát, chuyển mạch bảo VỆ, và các vấn để quản lý mạng lưới của các loại thiết bị khác nhau đó

Để nghị của hãng BELLCORE đã được Viện các tiêu chuẩn quốc gia Hoa Ky (ANSI - American National Standars Institute) nghién cttu va phé

chuẩn SONET là tiêu chuẩn quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1988 ˆ

Các cấp truyền dẫn của SONET theo tiêu chuẩn ANSI cho ở bảng 1-1

Các cấp truyền dẫn của SONET theo chuẩn ANSI :

te ou sen Bang Lil

Trang 7

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Cong Can 3- Cac thong tin về quản lý, giám sát, bảo dưỡng không được liên kết trén

tồn tuyến thơng tin mà chỉ đối với từng đoạn truyền dẫn riêng lẻ Thủ tục bảo

trì cho tồn tuyến phức tạp

4- Chưa có tiêu chuẩn chung cho thiết bị đường dây, các nhà sản xuất chỉ

mới có tiêu chuẩn đặc trưng riêng cho thiết bị riêng của họ Đặc biệt là thiết bị shép kênh bậc cao độc lập với thiết bị cuối đường (như trong thông tin quang) làm cho thiết bị cổng kênh

5- Một nhược điểm khác liên quan đến vấn đề điều khiển trong mạng có nhiều thiết bị phép luồng Một luồng 2 Mb/s có thể sẽ đi qua nhiều hướng trước khi đến được đích, do đó vấn đề quản lý luồng tại mỗi trạm là phải đồng bộ và chặt chẽ Trong thực tế nhiều khi dễ sinh ra lỗi lầm trong quản lý hoặc đấu nối không chỉ ảnh hưởng đến luồng đang kết nối mà có thể gây mất liên lạc cho những luồng đang khai thác

6- Hệ thống PDH thiếu các phương tiện giám sát, đo thử Các tín hiệu giám sát chỉ thuần tuý là tín hiệu được phát đi biểu thị một trạng thái cảnh báo nào đó và chúng được xếp thành hai loại cảnh báo: khẩn cấp (UIG) và không khẩn cấp (NURG)

7- Phức tạp trong việc hoà mạng và đồng bộ mạng 1.2.2 CÁC ĐẶC DIEM CUA SDH

1.2.2.1 Ưu điểm

Công nghệ truyền dẫn SDH được xây dựng trên cơ sở các khuyến nghị của ITU-T để ra đồng thời dựa trên sự phát triển của các công nghệ tiên tiến trên các lĩnh vực như công nghệ vi điện tử, công nghệ tự động hoá và điều khiển, công nghệ tin học, công nghệ truyền dẫn sợi quang

Sự ra đời của công nghệ truyền dẫn mới này nhằm đạt được các mục tiêu là nâng cao hiệu quả của mạng Viễn thông trên thế giới và trong từng quốc gia, cho phép hoà nhập vào mạng hiện hữu một cách dễ dàng, là sơ sở cho các công nghệ truyền dẫn tương lai và là cơ sở cho mạng viễn thông đa dịch vụ quốc tế Các mục tiêu của công nghệ SDH được thể hiện qua các ưu điểm như

sau:

Công nghệ SDH với truyền dẫn cơ sở STM-I1 tốc độ 155,520 Mbit/s và

các cấp cao hơn đã được tiêu chuẩn hoá trên phạm vi toàn thế giới Điều này

cho phép xây dựng các xa lộ thông tin trên các tuyến viễn thông Quốc tế và tạo điều kiện đồng bộ mạng viễn thông Quốc tế dễ dàng hơn

Trang 8

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Cong Cin Hệ thống SDH là hệ thống đồng bộ, tất cả các phần tử mạng SDH chỉ sử dụng duy nhất một đồng hồ và các khuyến nghị SDH đều dựa trên nó

Kỹ thuật SDH có thể dễ dàng đưa vào mạng PDH đang tồn tại với cả hai tiêu chuẩn Châu Âu và Bắc Mỹ đều có thể hồ vào trong hệ thống SDH và được truyền dẫn thông qua hệ thống này Tất cả các luồng PDH nhỏ hơn 140 Mbit/s trừ luồng 8 MbiUs đều có thể được ghép vào các luồng tín hiệu SDH

cấp STM-I với tốc độ 155,520 MbiUs Việc truy nhập tới các tín hiệu của các kênh ghép vào được thực hiện nhờ con tro (pointer) Phuong pháp này tạo thuận lợi cho việc phân nhánh và đấu nối chéo của hệ thống

Kỹ thuật SDH tạo sự linh hoạt trong kết nối Một tín hiệu ở mức thấp

được phép vào Mức thấp có thể được xác định trực tiếp từ mức cao Điều này

làm cho việc tách và ghép kênh trong hệ thống SDH đơn giản hơn nhiều so với he thong PDH

SDH tạo ra chuẩn quang nên cho phép sử dụng) lẫn nhau giữa các thiết bị của các hãng khác nhau trong cùng hệ thống truyền: dẫn

SDH cung cấp các kênh điều hành mạng, các kênh số cho việc vận hành và bảo trì mạng SDH được ghép vào bản thân tín hiệu SDH và do vậy nó sẵn có ở trong các phân tử mạng Nhờ các kênh điều khiển sẵn có trong tín hiệu SDH này cho phép điều khiển mạng SDH bằng phương pháp tập trung

Với các ưu điểm cơ bản nêu trên mà công nghệ SDH đã được ITU-T và

mọi tổ chức viễn thông quốc tế nghiên cứu và đang hoàn thiện các tiêu chuẩn,

Các hãng sản xuất tập trung nghiên cứu sản xuất thiết bị đưa vào mạng khai thác ngày càng nhiều trên phạm vi toàn thế giới Tại Việt Nam, trong chiến lược phát triển của ngành Bưu điện từ năm 1994 đến nay có nhiều hệ thống SDH da va dang được lắp đặt, vận hành khai thác với các tốc độ 155 MbiU/s,

622 Mbit/s, 2,5 Gbit/s Va trong tương lai, các hệ thống truyền dẫn SDH còn

sử dụng các tốc độ cao hơn ;

1.2.2.2 Nhuge diém

Với các ưu điểm cơ bản vượt trội so với các công nghệ truyền dẫn trước đó về dung lượng hệ thống, chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý mạng do vậy công nghệ SDH đã được sử dụng một cách rộng rãi

Tuy nhiên nó vẫn cịn tồn tại một số nhược điểm như sau:

, Kỹ thuật phức tạp do phải ghi lại rõ sự tương quan vé Phasc giữa các tín hiệu luồng và từ mào đầu (Overhead)

* Việc chèn Byte - Byte làm tăng Jitter hon so với kiểu chèn BiL - BịL

trong kỹ thuật PDH

Trang 9

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Ging Cin * Do tín hiệu PDH của tiêu chuẩn Bắc Mỹ và Châu Âu có tốc độ khác nhau do đó việc ghép các luồng tín hiệu cũng khơng đồng bộ nhau mà phải sử dụng một số các giao tiếp khác nhau

* Do xuất phát từ gốc của Hoa Kỳ nên dung lượng không được nâu bảo

phù hợp cho hệ thống tín hiệu thuộc tiêu chuẩn Châu Âu, ví dụ thiếu luồng

PDH 8 Mbit/s Truyền dẫn dư thừa, tốc độ của STM-I là Ì55Mbi/s nhưng chỉ truyền được 3 luông số 34Mbi(s

Phải sử dụng đồng hồ ngoài để cung cấp ea dị thời cho q trình -

đơng bộ mạng

- Ngoài các nhược điểm trên trong quá trình khai thác vận hành các thiết bị

và hệ thống SDH, cho thấy các thiết bị và hệ thống SDH mà các nhà sản xuất .trên thế giới cung cấp chưa đáp ứng được tất cả các mục tiêu đã để ra của công

nghệ truyền dẫn SDH do vậy đã gây ra những khó khăn khơng nhỏ trong q trình điều hành, khai thác và bảo dưỡng, thể hiện qua hai vấn để sau:

1) Vấn đề kết nối: Cho đến nay các thiết bị ghép kênh SDH do các hãng sản xuất chưa đáp ứng được hoàn toàn các tiêu chuẩn do ITU-T đề ra vẻ ghép kênh Hầu như các thiết bị tách phép kênh SDH mới chỉ kết nối ở một vài mức bit của PDH chứ khơng phải tồn bộ các mức Vấn để này đã gây ra những cản

trở cho việc ứng dụng SDH trên mang.,

2) Van dé quan lý mạng: Một trong những thành công của công nghệ SDH là hệ thống quản lý mạng, nó cho phép tạo ra một hệ thống quản lý điều hành tập trung đối với tất cả các thành phần tử của mạng, kể cả việc các phần

tử mạng do nhiều hãng cung cấp Thế nhưng hiện nay các nhà khai thác Viễn

Thông đang phải đối đầu với những trở ngại trong việc quản lý và điều hành các mạng SDH có sử dụng nhiều thiết bị do các hãng khác nhau cung cấp Trong quá trình kết nối các thiết bị khác nhau, các dữ liệu thông tin bị mất do mỗi hãng sản xuất sử dụng các byte điều hành theo một cách riêng của hãng

mình, mặt khác cách xử lý thông tin quản lý và phần mềm không tương thích

của các hãng đã gây ra khó khăn trong việc điều hành tập trung

Tuy có những nhược điểm nhất định nhưng công nghệ SDH vẫn tỏ ra có hiệu quả hơn hẳn công nghệ PDH và nó sẽ dần thay thế các hệ thống PDH Công nghệ này sẽ tiếp tục được cải tiến và hoàn thiện để trở thành một phương thức truyền dẫn có hiệu quả

Ta có thế tóm tắt sự khác nhau giữa kỹ thuật PDH và SDH như sau:

Trang 10

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Cong Cin PDII SDII - Mạng cận đồng bộ

- Bộ dao động nội chạy tự do

~ Kỹ thuật phép kênh không đồng Bộ - Cấu trúc khung đặc trưng với các tiêu

chuẩn `

- Đồng bộ thời gian theo chèn dương xen

bit

~ Truy nhập luồng riêng lẻ sau khi giải

phép đến cấp tương đương ˆ

'| hồ ngoài

- Mạng đồng bộ 4

- Dao động nội được đồng bộ với đồng - Kỹ thuật phép kênh đồng bộ

- Cấu trúc khung đồng nhất

~- Đồng bộ thời gian theo chèn

duong /am/zero xen byte

- Truy nhap truc tiếp từ luồng tốc sau

khi diễn giải con trỏ

- Tốc độ cơ sở là 155,2 Mbit/s

~ Tốc độ chuẩn cao nhất là 140 Mbit/s

Trang 11

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Cong Gan

.CHUONG 2

CAU TRUC BO GHEP SDH

Mội trong những thành công lớn nhất của công nghệ truyền dẫn phân cấp số đồng bộ SDH là xây dựng cấu trúc của bộ ghép đồng bộ Theo khuyến nghị G.707 các tốc độ bít tương ứng với các cấp độ truyền dẫn của SDH được qui dinh theo theo bang 2-1, : :

Các tốc độ Bit của SDH

š Bảng 2-1

Cấp độ truyền dẫn Tc dO bit (Mbit/s)

STM - 1 155,52 STM - 4 622,08 STM - 8 1244,16 STM - 12 1866,24 STM - 16 2488,32 STM - 64 9953,28

Trong công nghệ SDH tín hiệu ŠTM-n được tạo ra dựa trên nguyên 'ý ghép xen byte của n khung tín hiệu STM-I (tốc độ Š5TM-I là tốc độ cơ sở của SDH) do đó trong chương này sẽ trình bày cấu trúc bộ ghép tạo ra khung tín hiệu SŠTM-I, đồng thời nghiên cứu các phương pháp ghép tín hiệu cận đồng bộ vào khung tín hiệu STM-I

2.1 SƠ ĐỒ CẤU TRÚC BỘ GHÉP

Hiện nay trên thế giới đang tồn tại 3 hệ thống truyền dẫn cận đồng bộ PDH theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu Các hệ thống cận đồng bộ theo tiêu chuẩn của Bắc Mỹ và Nhật Bản giống nhau là cùng dựa trên tốc độ luồng số cơ bản 1,544 MbiUs, chỉ khác nhau ở tốc độ bit cấp 3 và cấp 4

Trang 12

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Cong Can Hệ thống truyền dẫn cận đồng bộ theo tiêu chuẩn Châu Âu được thiết lập dựa trên luồng số cơ bản có tốc độ 2,048 Mbis (được ký hiệu là luồng E])

Các bảng 2-2, 2-3, 2-4 dưới đây thể hiện các phân cấp ghép luồng cận đồng bộ

trong 3 hệ thống: ) !

Các cấp truyền dẫn châu Âu

Bảng 2-2

Cấp Số luồng ghép Tốc độ luồng sau ghép

1 30 kênh thoại 2,048 Mbit/s

2 4 luồng cấp] 8,448 MbiUs

3 4 luồng cấp 2 34,368 Mbit/s

4 4 luồng cấp 3 139,264 Mbit/s

5 4 luồng cấp 4 564,992 Mbit/s

Các cấp truyền dan Bac My

: : Bang 2-3

Cap ¡-_ Số luồng ghép ' Tốc độ luồng sau ghép

1 24 kênh thoại 1,544 Mbit/s

2 4 luồng cấp 1 6,132 Mbit/s

3 7 luông cấp 2 44,736 Mbit/s

4 9 luồng cấp 3 - 405 Mbit/s

Cấp truyền dẫn Nnạt Bản

4 Bang 2-4

Cấp Số luồng ghép Tốc độ luồng sau ghép

1 24 kênh thoại 1,544 Mbit/s

2 4 luéng cap 1 6,132 Mbit/s

Trang 13

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Cong Cin” Để vận chuyển tín hiệu tương thích với cả 3 hệ thống trén, ITU-T đã dưa ra cấu trúc phép luồng số chung như trong hình 2-1 ‘

Trong hinh 2-1 ta thay qué trình hình thành khung truyền dẫn tín hiệù STM-I qua các cấp độ ghép từ phải qua trái và một điều nhận xét ở đây là kỹ

thuật tạo luồng cấp cao trong công nghệ truyền dẫn phân cấp số đồng bộ khác hẳn với kỹ thuật tạo luồng của công nghệ truyền dẫn cận đồng bộ PDH Các luồng số cận đồng bộ PDH được ghép vào trong các container có dung lượng vận chuyển tương ứng và từ các container C-x đó có các lộ trình ghép tương ứng để tạo ra luồng tín hiệu STM-I (con số đứng sau dấu x trong hình là số các luồng cấp thấp được ghép vào để tạo nên một luồng có cấp độ cao hơn)

! SPM UG aU tLe Vt ee ; ct be 139,264 Mbit/s x3' x3 | fF xl a - TUG-3|-|TU-3|~ |VC-3| ‡ - 44,736 Mbit/s AU-3|< |VC-3|< x1 C3 |<— x7 34,368 Mbit/s 'TUG-2|<-| TU-2|~ |VC-2|<—| C-2 |<=—— 6,312 Mbit/s ⁄êÍVC-12Ì<—¬] C-12 <—— 2.048 Mbit/s x4 TU-I11|<-|VC-II C-1l < 1.544 Mbit/s

Hình 2-1: Cấu trúc bộ ghép theo khuyến nghị ITU-T

Ghi chú:

# Đọc sơ đồ từ trái qua phải

* Mũi tên dùng để chỉ đường ghép luồng cối nbd BS | í

;-> ghép luéng (multiplex) | ri [Le

—> bố trí luồng (mapping) : mae | OF

# Dấu x chỉ số lượng khung được ghép tiên: 2 mỗi

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chỉ sử dụng hệ truyền dẫn số theo Liêu

Trang 14

Kỹ thuột truyền dễn SDH Chu Cong Can

phân cấp Bắc Mỹ và Nhật Ban, để đơn giản hoá trong quyển sách này chủ yếu trình bày về cấu trúc bộ ghép của SDH được sử dụng theo tiêu chuẩn Châu Ân _

Cấu trúc bộ ghép theo tiêu chuẩn Châu Âu được trình bày trên hình 2-2 (Nó chỉ khác cấu trúc bộ ghép theo tiêu chuẩn ITU-T ở chỗ bộ ghép theo tiêu

chuẩn Châu Âu không có AU-3 va TU-11)

xn, xI Toa |b SrM-n]—{^U6}Ƒ-1au-4} {vc-4 pes | 139,264 x3 Mbit/s xl En TU-3 ey VC-3 1UG-3 44,763 Mbit/s T—— 1 Ỳ 134.368 x7 Mbit/s TU-2 -| VC-2 C2 =— 16,312 Mbit/s fruG-2-r0-12k<-[VC-12l~-TC-12Ì~— h 2.048 xd Mbit/s (rU-11k-fVC-1ih-+{C-1 1 he 41544 Mbit/s

Hình 2-2: Cấu trúc bộ ghép SDH theo tiêu chuẩn Châu Âu

Ý nghĩa các chữ viết tắt như sau:

C-x: Container (cấp x): Khối luồng cấp x;

VC-x: Virtual Container (cấp x): Container ảo cấp x; TU-x: Tributary Unit (cấp x): Đơn vị luồng cấp x;

TUG-x: Tributary Unit Group (cấp x): Nhóm đơn vị lng cấp x; AU: Administrative Unit: Đơn vị quản lý;

AUG: Administrative Unit Group: Nhóm đơn vị quản lý;

POH: Path Over Head: Từ mào đầu đường; ˆ

SOH: Section Over Head: Từ mào đầu đoạn;

STM: Synchronous Transport Module: Khối vận chuyển tín hiệu đồng

bộ

Các thành phần trong cấu trúc bộ ghép phân cấp số đồng bộ và một số thông số cơ bản của chúng có thể được tham khảo qua các bảng 2-5, 2-6, 2-7

Sau: ị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

GIAO THÔNG VẬN TẢI - CƠ SỞ 2

THU VIEN

Trang 15

Kỹ thuột truyền dễn SDH Chu Cong Can Các thành phần ghép trong SDH Bảng 2-5

Luồng Container C-x Container ảo Don vi luéng Don vi quan ly

(Mbit/s) VC-x TU-x AU 1.544 C-1l VC-II TU-11 - 2.048 C-12 VC-12 TU-12 = 6.312 C-2 VC-2 TU-2 - 34.368 C-3 VC-3 TU-3 AU-3 44.736 C-3 VC-3 TU-3 AU-3 139.264 C-4 VC-4 - AU-4

Số luồng số trong một tín hiệu ghép

Bảng 2-6

Tín hiệu

Luong ghép| ˆ AU-3 AU-4 STM-1 STM-4 STM-16

số (MBit/s 1.544 28 84 84 236 1344 2.048 21 63 63 252 1008 6.312 7 21 21 84 336 34.368 1 3 3 12 48 44.736 1 “3 3 12 48 139.264 - Ll 1 4 16

Kích thước và tốc độ bit đầu ra của các các phần tử

Bảng 2-7 Container C C-1l C-12 C-2 C-3 C4

Dung luong (byte) 25 34 106 756 _ 2340

Tốc độ bit (Kbit/s) 1600 2176 6784 48384 1497607 Container 40 VC VC-11 VC-12 VC-2 VC-3 + VC-4 7

Dung lugng (byte) 26 35 (1107: 765 2349

Tốc độ bít (Kbit/s) 1664 2240 6848 48960 150339

Đơn vị luồng TU TU-II TU-12 TU-2 ,TU-3

Dung lượng (byte) 27 36 108 768

Tốc độ bịt (Kbit/s) 1728 2301 6912 49152 *-

Don vi quan ly AU : AU-3 AU-4

Dung lugng (byte) 786 2358 +

Tốc độ bit (Kbit/s) 50304 150912

Don vi quan ly AU a AUG

Dung lugng (byte), _ 2358

‘T6e do bit (Kbit/s) —ì 150912

Trang 16

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Cong Can

Truéc khi phân tích chức năng và cấu trúc cơ bản của các thành phần

trong bộ ghép SDH, tạm định nghĩa như sau: ivi

voit C-x 1a cap thap nhất trong hệ thống dùng để bố trí các lớn truyỄn đ dẫn cận đồng bộ có tốc độ khác nhau \ ị 1

= VC-x gdm các C-x tương ứng + POH thông báo vị trí : ⁄

- TU-x gồm các VC-x tương ứng + con trỏ POINTER ` - ““ ” Ds

- TUG-x là nơi ghép các TU với nhau để tạo thành một khung có tốc độ cao hơn

- POINTER được dùng để tương hợp các luồng tín hiệu có thời gian định thời khác nhau, điều khiển ghép luồng đưa nên luồng số có tế độ cao hơn

- AU là đơn vị quản lý, gôm các VỢ + POINTER

- TU là một đơn vị khung không thể truyền giữa các STM-l nếu khơng có cấp AU

- STM gồm các AU và Từ mào: đâu đoạn SOH (Section, Over Head) thong

báo đoạn tuyến được truyền đưa

Cấu trúc khung tín hiệu STM-I được biểu diễn như hình 2-3:

$$ jm 2?0byte ———————> ‘ «byte 96 Bite SS ie 1 ` 2 | RSOH ° | 3 ì

4|AUpoiner| “ —ˆ Tải trọng tin : 9

¬ (Payload) ~ ` rẽ

15 wheel #9 IV 5 ' ay i vy an

+ | MSOH

8 [nh rản F

9 } wee

~——— ,g, 125 micro-giây Tie aon ce rr ee

Hình 2-3: Cấu trúc khung tín hiệu STM-1

2 GG NOS HEN GIG „V su 1) 1U

Trang 17

Kỷ thuột truyền dẫn SDH Chu @ing Cain Khung STM-1 có kích thước bao gồm có 9 byte doc và 270 byte HữRDE được chia làm hai vùng:

- Vùng A có kích thước 9 byte x 9 byte chứa từ mào đầu đoạn ghép kênh (MSOR), từ mào đầu đoạn lặp (RSOH) và con trỏ đơn vị quản lý (AU-PTR)

- Vùng B - phần tải trọng tin (Payload) hay còn gọi là phần dữ liệu, được chứa trong 9 byte dọc và 26I byte ngang

2.2 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA CẤU TRÚC BO GHEP

2.2.1 CONTAINER - C

Container là đơn vị truyền dẫn nhỏ nhất trong khung truyền dẫn phân cấp số đồng bộ, đây chính là nơi người ta sẽ bố trí vào đó các luồng tín hiệu truyền dẫn có tốc độ tương ứng với từng loại của container, ví dy như các hơng uỐ cận đồng bộ PDH, luồng tín hiệu truyền hình, luồng data tối

Có các loại container được sử dụng — ứng với các tốc độ thuyền dẫn

khác nhau như bảng 2-8 sau: -

Cac loai container

Bang 2-8

Ký hiệu — Tín hiệu được truyền (Mbit/s)

_ Cll _ _—— 1,544 C12 2,048 C2 6,312 C-3 44,736 hoặc là 34,368 C-4 ir i 139,264

Các dữ liệu được ghép vào trong các container theo nguyên lý ghép theo Bit hodc theo Byte đối với các tín hiệu cận đồng bộ Các container gốnh có:

- Các luồng dữ liệu được ghép vào (ví dụ như tín hiệu PDH), ˆ |

- Các bit hoặc byte chèn cố định trong khung, các bit hoặc các byte này

không mang nội dung thông tin mà chỉ sử dụng để tương thích tốc Để bit của tín hiệu PDH được ghép với tốc độ bit của container,

Trang 18

Kỹ thuột truyén dan SDH Chu Cong Can chèn để thông báo cho đầu thu biết các byte chèn không cố định này có thể là byte mang thông tin dữ liệu hoặc là một bye chèn thuần tuý

Cấu trúc của container C tuỳ theo kích thước của từng cấp và tuỳ theo

kích thước của luồng dữ liệu đầu vào mà người ta gắn Container C tương ứng,

phù hợp , ‘

2.2.2 CONTAINER AO - VC,(VIRTUAL CONTAINER)

Một container ảo trong cấu trúc bộ ghép SDH có thể được biểu diễn như

sau: i‘ ‘

VC=C-+ POH

Như vậy một container ảo VC là sự kết hợp của một container C và từ mào đầu đường POH (Path OverHead) để tạo thành một khung hoàn chỉnh truyền đến đầu thu Chức năng của từ mào đầu đường POH này là mang thông tin bổ trợ thơng báo vị trí nơi mà container này sẽ được truyền đến và mang các thông tin về giám sát, bảo trì của đường truyền Trong container ảo VC thì từ mào đầu đường POH sẽ được gắn ở đầu khung và tại đầu thu nó sẽ được dịch ra trước tiên sau khi container được giải mã

(Từ mào đầu đường sẽ được phân tích chỉ tiết ở phần sau)

Container ảo VC cũng có nhiều loại tuỳ theo kích thước của container C tương ứng Một container ảo VC có thể được truyền riêng rẽ trong một khung STM-I hoặc là một số container ảo được ghép xen byte trong một container ảo lớn hơn rồi mới được truyền đến STM-I Người ta phân biệt hai cấp container

ao: :

Container ao cấp thấp (LOVC: Low Order Virtual Container) là các container ảo có thể được ghép trong một container ảo lớn hơn Ví dụ như là VC-11, VC-12 va VC-2 (Container 40 VC-3 ciing cé thé duge xem 1a container

ảo cấp thấp khi nó truyền trong container ảo VC-4) Tương ứng với các

container ao cap thấp là các container cấp thấp (LOC: Low-Order Container) Container ảo cấp cao (HOVC: High - Order Virtual Container) 1A cdc container ảo có thể được truyền trực tiếp trong khung STM-I Tương ứng ta có container ảo cấp cao là VC-4 Trong trường hợp container ảo VC-3 được truyền trực tiếp vào khung ŠSTM-I thì VC-3 được xem là container ảo cấp cao

Cấu trúc của một khung container ảo như sau: t

2.2.2.1 Container 4c VC-11: g6m 25 byte dit ligu cộng với một byte tit

mào đầu đường POH được sắp xếp trên 3 cột dọc, mỗi cột 9 byte Được sử

Trang 19

Kỹ thuột truyền dén SDH Chu Cong Can

dụng để truyền dẫn tín hiệu luồng số 1,554 Mbit/s theo tiêu chuẩn Bắc Mỹ và Nhật Bản

2.2.2.2 Container ảo VC-I2: được sử dụng để tương thích với luồng

2,048 Mbit/s theo tiêu chuẩn Chau Âu (ETSI) gồm 34 byte dữ liệu cộng với

một byte từ mào đầu đường POH, tất cả được sắp xếp trên 4 cột dọc 9 byte Ba loại tín hiệu 2,048 MbiUs sau có thể được bố trí vào trong khung container ảo VC-12:

a- Tín hiệu 2,048 Mbit/s khong déng bo (Asynchronous): cho phép mang đữ liệu tín hiệu 2,048 Mbit/s nhung khong c6 kha nang gidém sat dén từng bit

b- Tin hiệu 2 Mbit/s déng bd bit (Bit - Synchronous): cho phép giém sat

đến từng bít nhưng khơng nhận dạng được khung

c- Tín hiệu 2,048 MbiU/s đồng bộ byte (Byte - Synchronous): cho phép giám sát và nhận dạng tất cả các bit dữ liệu „ '

VC-11 VC-12 <— 3— > 4 - Cll : 9 C-12 1, toi | |

Hình 2-4: Cấu trúc container ảo VC-11 và VC-12

~=—-‹e—>

2.2.2.3 Container 40 VC-2: Gém 106 byte dữ liệu cộng với một byte tir mào đầu đường POH dùng để tương thích với [lồng 6,312 MbiUs theo tiêu chuẩn Châu Âu (ETSI) Cấu trúc container ảo VC-2 gồm 12 cột dọc 9 byte

Các container ảo VC-Ix/VẺ-2 có thể được truyền đi theo phương thức byte xen byte vào trong container ảo VC-3 hoặc container ảo VC-4

Các container ảo VC-Ix/VC-2 được truyền đi theo từng đa khung 5000 gồm có 4 khung 125Is và được gắn vào trong một đơn vị luồng TU (Tributary

Trang 20

Ky thuat truyén dan SDH * Chu Cong Cain VC-2 [ POH

Hình 2-5: Cấu trúc container ảo VC-2

2.2.2.4 Container ảo VC-3: Gồm 756 byte dữ liệu cộng 9 byte mào đầu dường POH thực hiện một chức năng riêng của mình (xem phần sau) container ảo VC-3 dùng để tiếp nhận luồng s6 34 Mbit/s can déng bo PDH thông qua container C-3 Cấu trúc container ảo VC-3 được thể hiện như hình

2-6 ¬ VC-3 POH 1 84 JI B3 C2 ; GI C3 F2 H4 z3 z4 Z5 `©

Hình 2-6: Cấu trúc container ảo VC-3

2.2.2.5 Container ảo VC-4: Gồm 2340 byte dữ liệu và 9 byte của từ mào đầu đường POH Cũng giống như container ảo VC-3, mỗi byte của từ mào đầu đường có một chức năng riêng Container ảo VC-4 dùng để tiếp nhận luồng số cận đồng bộ 140 Mbit/s thông qua container C-4 Cấu trúc của container VC-4

được thể hiện như hình 2-7

Trang 21

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Ging ẩn VC-4 POH ~——>< 260 > Jl B3 C2 GI C-4 9 F2 H4[— | - | _— | -==⁄ẽẽẽẼ HH sse Z3 z4 5

Hình 2-7: Cấu trúc container ảo VC-4 2.2.3 ĐƠN VỊ LUONG - TU (TRIBUTARY UNIT)

Đơn vị luồng TU gồm container ảo được gắn thêm con trỏ đơn vị luồng (pointer - TU):

TU = VC + Pointer

Trước khi chuyển đến STM-I để được phát đi, các container ảo VC cáp thấp sẽ được ghép vào một container ảo VC cấp cao hơn Để thể hiện mối liên quan giữa phase và các container ảo VC, người ta dùng khái niệm Pointer ghép thêm vào container ảo VC tại một vị trí cố định trong container ảo VC đó và đồng thời con trỏ cũng thông báo sự bắt đầu của container ảo VC đó

Tương ứng với các container ảo VC, đơn vị luồng TU cũng có nhiều cấp bậc từ TU-1x đến TU-3 Cấu trúc, kích thước của các đơn vị luồng TU-11, TU-

12, TU-2 được thể hiện trên hình vẽ 2-9 như sau:

Trang 22

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Gang Can 2.2.3.2 TU-12 4—> <_ VC-11 + Pointer | — 9 2.2.3.3 TU-2 <\— |2 ——_> VC-2 + Pointer > |

Hình 2-8: Cấu trúc các con trỏ TU-11, TU-12, TU-2

Tuy nhiên thông thường các container ảo VC-1x, VC-2 được truyền theo đa khung 500us bao gồm 4 khung mỗi khung là 125us Do vậy việc truyền dẫn các byte con trỏ (Pointer) sẽ xảy ra lần lượt, cứ một khung 125Its sẽ có một byte con trỏ Byte con trỏ này sẽ được gắn vào một vị trí cố định trong khung cấp cao hơn (container ảo VC-3 hoặc VC-4) Như vậy tổng cộng sẽ có 3 byte con trồ cho 3 khung 1254s, còn byte thứ 4 của đa khung 500yps ciing mang một byte con trỏ nhưng byte này chưa được quy định rõ chức năng và

hiện nay đang được dùng để dự phòng

2.2.3.4 TU-3 II

TU-3 = VC-3 + Pointer

Mỗi con trỏ của đơn vị luồng TU-3 gồm có 3 byte được gắn vào

container ảo VC-3 tại vị trí như hình 2-11 Trong trường hợp ba container ảo VC-3 (3 x VC-3) có thể được ghép vào một container ảo V.C-4 theo nguyên tắc xen từng byte, sau đó được phát đi trong khung đơn vị quản lý AƯ-4, thì trong quá trình truyền dẫn đó có hai cấp con trỏ được ghép vào: `

Thứ nhất là con trỏ AU-4 dùng để chỉ thị vi tri cha container 40 VC 4 trong khung STM-1

Thứ hai là ba con trỏ TU-3 (mỗi con trỏ có 3 byte) được gắn vào trong container ảo VC-4 để thơng báo vị trí của mỗi container ảo VC-3 riêng lẻ

Trang 23

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Cong Can

<—$_—— —_ 85 — _> VC-3

VC-3 + 3 byte Pointer |) | ——» 9

ee

Hình 2-9: Cấu trúc đơn vị luồng TU-3

2.2.4 NHÓM ĐƠN VỊ LUONG - TUG (TRIBUTARY UNIT GROUP)

Phần tử nhóm đơn vị luồng TUG là nơi sắp xếp tín hiệu các đơn vị luồng TU theo phương thức xen byte để tạo thành một luồng tín hiệu có tốc độ cao

hơn và chuyển đến các container ảo bậc cao hơn

Có hai loại nhóm đơn vị luồng TUG là: Nhóm đơn vị luồng TUG-2 và nhóm đơn vị luồng TUG-3 tương ứng với các đơn vị luồng TU-Ix, TU-2 và TU-3 Các thông số của nhóm đơn vị luồng như sau:

TUG-2 ‘ TUG-3 Kích thước (byte) 2 108 : 774 Tốc độ (Kbit/s) ; 5912 49536

Sau đây sẽ xét cụ thể cấu trúc của các nhóm đơn vị luồng TUG-2 và

TUG-3

2.2.4.1 Đối với nhóm đơn vị luồng TUG-2

Một nhóm đơn vị luồng TUG-2 có thể được hình thành bởi một trong các phương án sau:

1) Bốn đơn vị luồng TU-11 (4xTU-11) tạo thành một nhóm đơn vị luồng TUG-2 theo nguyên lý xen byte được thể hiện như hình vẽ 2-12 Từ hình vẽ ' nhận xét thấy rằng 4 byte đầu tiên của hàng thứ nhất là các byte con trỏ, các

byte sau đó là các byte đữ liệu

2) Một nhóm đơn vị luỗng TUG-2 có thể được tạo thành từ ba đơn vị luồng TU-12 (3 x TU-12) theo nguyên lý xen từng byte được thể hiện như hình vẽ 2-11 Trong nhóm đơn vị luồng TUG-2 được tạo thành có ba byte đầu tiên của hàng thứ nhất là ba byte con trỏ, các byte còn lại là các byte đữ liệu

Trang 24

Kỹ thuột truyền dỗn SDH „ Cu Cong Cain

TU-11 #1 TU-11 #2 TU-I1#3 TU-1L #4

~<— 3—> <— o——_ : Pointer TUG-2 << © —_> 12 >

Hình 2-10: Cấu trúc của nhóm đơn vị luồng cấu tạo từ 4 xTU-I I

Có hai cách cơ bản để bố trí container ảo VC-12 vào trong nhóm đơn vị luồng TUG-2 đó là: Kiểu chốt (Locked mode) và kiểu nổi (Floating mode)

Với kiểu Floating cho phép các container ảo VC-12 được gắn vào khung

nhóm đơn vị luồng TUG-2 tại một vị trí nào đó và sử dụng con trỏ liên kết với mỗi container Ao VG-12 dé chi thị vị trí bắt đầu của container ảo VC-12 trong nhóm đơn vị luồng TUG-2 Vị trí của con trỏ sẽ được gắn cố định trong nhóm đơn vị luồng TUG-2 tương ứng bất kể vị trí của container ảo VC-12

Với kiểu Locked thì ngược lai, vé nguyén ly sé gan container Ao VC-12

vào một vị trí cố định trong nhóm đơn vị luồng TUG-2 và do đó khơng cần sử dụng con trỏ để chỉ thị vị trí bắt đầu của container ảo VC-12 đó trong TUG-2

như trong kiểu Floating i

3) Một nhóm đơn vị lng TUG-2 có thể được tạo thành từ một đơn vị luéng TU-2 (1 x TU-2) nên nhóm đơn vị luồng TUG-2 có kích thước tương ứng với một TU-2, được thể hiện trên hình 2-12 Như vậy trong trường' hợp

ghép TU-2 vào TUG-2 hầu như khơng có gì thay đổi

Trang 25

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Ging Can | : Pointer | 9 TUG-2 | (| | B———

Hình 2-11: Cấu trúc của nhóm đơn vị luồng TUG-2 cấu tạo từ 3xTU-12

TU-12 #1 TU -12 #2 TU-12 #3 -_——-4—> <— ©——> : Pointer | TUG-2 - 12 >

Hinh 2-12: Cấu trúc của nhóm đơn vị luông TUG-2 cấu tạo từ I x.TU-2

Trang 26

Kỹ thuột truyén dén SDH Chu Cing Can

2.2.4.2 Đối với nhóm đơn vị luồng TUG-3

Kích thước nhóm đơn vị luồng TUG-3 gồm có 9x86 byte Một nhóm đơn vị luồng TUG-3 có thể được hình thành bởi một trong các phương án sau:

1) Trường hợp nhóm đơn vị luồng TUG-3 chứa một đơn vị luồng TUƯ-3 thì 3 byte đầu tiên của cột thứ nhất chứa 3 byte con trỏ TU-3 (TU-3 pointer) và

6 byte còn lại là byte chèn cố định

Cấu trúc của nhóm đơn vị luồng TUG-3 từ một đơn vị luông TU-3 như hình 2-13 ~ 85 : > TU-3 Pointer _»4 | TU-3 9 ~ TU-3 Pointer ———> Byte chèn cố tịnh ¬ c @ w ủ <Ẩ——v©——>

Hình 2-13: Cấu trúc của nhóm đơn vị luồng TUG-3 cấu tạo từ I x TU-

2) Trong trường hợp se don vi luéng TUG-3 được cấu thành từ bảy

nhóm đơn vị luồng TUG-2 (7xTUG-2) thì nguyên tắc cũng là nguyên tắc phép

xen từng byte, và 3 byte đầu tiên của cột thứ nhất chứa 3 byte con trỏ và 6 byte chèn cố định Tuy nhiên trong trường hợp này con trỏ trong TUG-3 khơng vó chức năng định vị địa chỉ trạm đến của các luồng tín hiệu mà khi này các byte con trỏ riêng lẻ định vị địa chỉ của các container ảo VC - 1x hoặc VC-2 sẽ là

các con trỏ nằm trong nhóm đơn vị luồng TUG-2 Các byte nay được sắp xếp

trong hàng đầu tiên của cột TUG tương ứng

ie Các nhóm đơn vị lng TUG-2 được bố trí theo kiểu cố định vào trong

nhóm đơn vị luồng TUG-3, ba byte con trỏ trong cột đầu tiên của TUG-3 này

Trang 27

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Cong Cain »

gọi tên là chỉ thị con trỏ không có giá trị Ky hiệu là NPI (Null Pointer’

Indication) \ tị 4

Người ta sử dụng các byte NPI này để oft biệt trường hợp nhóm đơn vị

luồng TUG-3 được cấu thành từ đơn vị luồng TU-3 hoặc là từ các nhóm đơn vị luồng TUG-2.Việc bố trí 7xTUG-2 vào xe một TUG-3 được thể hiện trên

hình 2-14 i vm: ) TU-12#1, #2 #3 V \ tườO2 AA H S le 4> { § pit | #1 - BiG iowcsesscceneets - nf _3 | J #7 ï i TUG-2 | LÍ 12—> fn “4o ðI

NPI: Chi thi con tro khong gid ti

NPI

tel baa tSa2 4 ' [J :Céc byte chan +15

.„ „cố định.„ , „.y

ie BE re A est đính |

Hình 2-14: Cấu trúc của nhóm đơn vị luồng Togs a tao ty 7 x TUG- 2s

Khi ba nhóm đơn ` vi lodng TUG-3 3 x TUG 3) được ghép, vào trong : container ảo VC-4 thì theo trình tự cột thứ nhất của container ảo VC-4 chứa từ, mào đầu đường của container ảo VC-4 (VC-4 POH), cOt thtt 2 và 3 chứa các

byte chèn cố định còn lại là phần được ghép theo nguyên tắc xen byte va két quả là từng cột của nhóm đơn vị luồng TUG-3 Bược xếp theó thứ iM Vào: từng

cột của container ảo VC-4 B[TUYỀN, 3a

Trang 28

Kỹ thuột truyén dén SDH Chu Cong Can

Q trình ghép ba nhóm đơn vị luéng TUG-3 vao container 40 VC-4

được minh hoạ như hình 2-15: ~=——® ——>

TUG-3 #1 TUG-3 #2 “ TUG-3 #3

- 261 >

Hình 2-15: Cấu trúc của container ảo VC-4 được tạo thành từ 3xTUG-3 2.2.5 DON VI QUAN LY - AU (ADMINISTRATION UNIT)

AU= VC + Pointer

Như vậy phần tử đơn vị quản lý bao gồm một container ảo bậc cao và con trỏ đơn vị quản lý Trong trường hợp này con trỏ đơn vị quản lý được gắn cố định trong khung STM-I và các giá trị của con trỏ đơn vị quản lý (AU-PTR) dùng để ghi nhận mối tương quan về phasc giữa khung truyền dẫn và các

container ảo bậc cao đồng thời cũng để chỉ ra điểm bắt đầu của container ảo

đó Byte con trỏ đơn vị quản lý (AU-PTR) này được gắn vào hàng thứ tư của 9 cột đầu tiên trong khung STM-1

Đơn vị quản lý AU có hai loại đó là đơn vị quản lý AU-3 và đơn vị quản lý AU-4 Đơn vị quản lý AU-3 được tạo thành từ một container ảo VCŒ-3 (1xVC-3) cộng với con trỏ AU-3 Một container ảo VC-3 được thiết kế để

truyền dẫn tín hiệu 45 Mbit/s hoac tin higu 34 Mbit/s cua hệ thống cận đồng

bộ PDH Tuy nhiên trong hệ tiêu chuẩn Châu Âu (tiêu chuẩn ETSI) không sử dụng đơn vị quản lý AU-3 Do vậy ở đây chỉ xét trường hợp đơn vị quản lý AU-4 được tạo thành từ một container ảo VC-4

Trang 29

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Gong Can

Trong trường hợp dùng đơn vị quản lý AU-4, nó được tạo thành từ một container ảo VC-4 cộng với con trỏ AU-4 Cấu trúc gồm 9x261 byte + 9 byte con trỏ được thể hiện như hình 2-l6

ve-4 l1 Pong <= 260 ——>, ~—9-><=———2ø6——> P P | O C4 ——>|_au-4pRT lO C-4 x H H |

Hình 2-16: Cấu trúc đơn vị quản lý AU-4

2.2.6 NHÓM ĐƠN VỊ QUẢN LÝ - AUG (ADMINISTRATION UNIT GROUP)

Một hoặc nhiều đơn vị quản lý AU được ghép lại với nhau theo phương thức xen byte tạo thành một nhóm đơn vị quản lý AUG Nhóm đơn vị quản lý AUG có cấu trúc khung giống như cấu trúc khung của STM-I khi chưa có SOH

2.2.7 MODULE TRUYEN DAN DONG BO MUC CƠ SỞ - STM-I

(SYNCHONOUS TRANSPORT MODULE)

Phần tử module truyền dẫn đồng bộ mức cơ sở bao gồm một hoặc nhiều khung tín hiệu container ảo bậc cao, con trỏ đơn vị quản lý và các bytc mang thông tin điều khiển, giám sát đoạn giữa các trạm xen tách kênh cũng như giữa các trạm lặp Các byte này gọi là các từ mào đầu doan ky hi¢u 14 SOH (Section

OverHead)

2.3 CẤU TRÚC KHUNG MODULE TRUYỀN DẪN ĐỒNG BỘ STM-1 VA STM-N

2.3.1 MODULE TRUYEN DAN DONG BO MUC CO SO STM-1

Phần tử module truyền dẫn đồng bộ mức cơ sở STN-I biểu diễn như sau: STM-1 = AUG (9 x 261 byte + 9 byte con tr) + SOH

Cấu trúc và kích thước của STM-I được thể hiện trên hinh 2-17

Trang 30

Kỹ thuột truyền dỗn SDH Chu Ging Cin |) -—9 —>—— 261 ~ > Ji RSOH T A RU [Sa ee \ | 9 PRT _ Trường tin STM-1 '

MSOH fotopal |e fet Le fd : | "| Fey L 4

Hình 2-17: Cấu trúc khung STM-I.'

Việc bố trí container ảo VC-4 vào trong khung module truyền dẫn đồng bộ mức cơ sở STM-1 cũng tương tự như bố trí container ảo VC-12 vào trong nhóm đơn vị quản lý luồng TUG-2 Container ảo VC-4 cho phép bố trí không cố định trong khung STM-1, vị trí của nó được xác định bởi con trỏ AI)-4 (AU-4 PRT) gồm các byte được ký hiệu là H1, H2, H3 Bình thường container ảo VC-4 chỉ cần 2 byte để chỉ định vị trí, đó là byte thứ nhất của H1 và-byte ' thứ nhất của H2 Còn byte H3 là byte đồng chỉnh chỉ dùng trong trường hợp cần thiết (chỉ tiết về con trỏ xem chương 3) _' ;

| san ag 2G —-——_> AU-4 : ch ===taiil40x 5 VC-4 SOH | «—><——— 26 — 2= | ics : \ PRT is, [C2]: 2 Gl if z LBW | “4 SOH ' TAA] |, đạn —E || = K3 =a NI AM ' VC-4POH

inh 2-18: Sơ đơ bố trí 1 x AU-4 vào khung STM-I

C-Việc bố trí một đơn vị quản lý AU -4 (1 x AU-4) vào trong khung module truyền dẫn đồng bộ mức cơ sở STM-1 thể hiện như hình 2-18

Trang 31

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Cong Gans 1 Hình 2-19 tổng kết quá trình ghép từ cấp container đến cấp STM-I

~< 270 —> | STM-1 | on ~ 261 > eee VC-4 2 >|1 TỊTỊT ¬ i EB |Au4PTR B3 u Ju JU c4 | | c2 G/G|G | \ | MsoH|L k1] - _ 343 ]3] - 140 Mbit/s albjc 86 ta ——- s6, ky nh ene et Ñ À =< 12—> < — = 1 TUG-2 TU-2 ut 7x3 TU-12PTR | TU2/PTR ~ - seen Sau T‡ T i!

2:9QUT ‡ uu ju) sxru-12 ce

a? Gc a ba | b2 1 } cáạ.G 427 +2; 2 |*lP|= CÀ ;6 Mbit/s | § j-4—> co | j TU-12PTR] | TE | Tu-12eTR] | Về LỊ TU-12PTR] - - a 7 = sin i T ` C12 } t 4 Se

Hình 2-19: Sơ đơ tổng kết q trình tạO, 2 Mbit/s

khung STM-1."" ° ` <hh——

f! bash PoyuTl viube

Trang 32

Ky thuat truyén dan SDH —— t0: Chu Cong Can’

2.3.2 CẤU TRÚC KHUNG STM-N (N =4, 16)

Module truyền dẫn đồng bộ STM-n là cấp truyền dẫn cấp cao của module truyền dẫn đồng bộ cấp cơ sở STM-1 Chúng đạt được bằng cách ghép n cấp

STM-1 theo phương thức xen byte

? lv SIM-I#T, - AAAA STM-I #2 BBBB STM-I#3' - CCCC SIM4 07 UP a SIM-1#4 _DDDD | Hình 2-20: Nguyên lý ghép 4 STM-1 thanh STM-4 A ! STM-1 #1 : AANA Này | ~STM-1#2 _BBBB aE an STM-1#3 _CCCC i - —— SIM-1#4- DDRD |~ : 1 STM-1#5 EEEE |” : “

SIMI#6 FEFF | | ABCDEFGHUKLMNOE

STM-I#7 GGGG ¡ STM-16 - : STM-1#8 HHHH | G G3 _ STM-1#9 TIT Ta SIMI#IO THỊ ' |.” , iO? a4 P| 3 STM-1#11 KKKK |: ||” = 4 bi Bad _STM-I#12 - LLLL xi 7 | e STM-1 #13 MMMM ` a ~~ “STM-1 #14 ~ NNNN ae foo “ STM-1#15 OOOO Ạ 4 —n- Ess

asdi oni VU ody

at 2, one Sb dn

Hình 2-21: Nguyén ly ghép 16 STM-1 thanh STM-16

Trang 33

Kỹ thuột truyền dẫn SDH Chu Cong Can

,

Hiện nay người ta thường dừng các cấp truyền dẫn như sau: `

Cấp STM-4 có tốc độ truyền dẫn 4 x 155,52 Mbit/s = 622,08 Mbit/s

Cấp STM-16 có tốc độ truyền dẫn 16 x 155,52 Mbit/s = 2,488 Gbit/s “`

Cấu trúc khung của module truyền dân đồng bộ STM-n giống như cấu trúc khung của module truyền dẫn đồng bộ cấp cơ sở STM-1 chỉ khác nhau là tốc độ của dữ liệu truyền được trong khoảng thời gian 125 ps 1a n x 9 x 270 byte Các hình 2-20, 2-21, 2-22 trình bày nguyên lý ghép và cấu trúc khung cũng như cấu trúc của từ mào đầu đoạn SOH trong module truyền dẫn đồng bộ STM-n được tạo thành từ các module truyền dẫn đồng bộ cấp cơ sở STM-1

inte STM-1 #1 | STM-1 #2 STM-1 #n <—_><— 261 —> l ; FZ vay bis

Ị RSOH Y 2/2 RSOH \ RSOH

g | PRT Payload 2 ERT Ñ Payload PRT Payload

| MSOH MSOH| tie) |MSOH

125 us re 125 us ^ Ghép xen byte OV 13 E2:vTOX iy rf ⁄Í t M-n y < nx9 5 Scena! TU “nx 261 > j am t2 RSOH N È N ve s_ PRT ‘a Playload Vj son YN N an „ G 2 - 22 1 ij eo ; 125 ps

| n—> Hình 2-22: Sơ đô nguyên lý tạo thành khung STM-n : 1 000 ¡1412

lL-Lái ney /i 2à] n2đu 7Ì p®e®us? (ÁC<Ÿ A

Trang 34

Kỹ thuột truyền dỗn SDH + Chu Gang Cain 2.4 BO TRI CAC LUONG SO PDH VAO SDH

Tín hiệu phân cấp số đồng bộ cho phép ghép các tín hiệu cận đồng bộ đối

với cả ba tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn Châu Âu, tiêu chuẩn Bắc Mỹ và tiêu chuẩn

Nhật Bản Trong mục này trình bày một cách chỉ tiết cách sắp xếp các luồng số cận đồng bộ 139,264 Mbit/s (goi tat 1a luéng 140 Mbit/s), 34,369 Mbit/s

(gọi tắt là luồng 34 Mbit/s), 2,048 Mbit/s (goi tat 1a luéng 2 Mbit/s) theo tiêu

chuẩn Châu Âu vào các container C-4, C-3 và C-12 Từ các container này tín hiệu được sắp xếp theo phương thức xen byte với các lộ trình để hình thành module truyền dẫn đồng bộ cấp cơ sở STM-I Với mỗi lộ trình xác định được bổ sung các từ mào đâu đường, con trỏ và các từ mào đầu đoạn cho thích hợp

2.4.1 BỐ TRÍ LUỒNG 140 MBIT/S VÀO C-4

Luồng tín hiệu 140 Mbit/s cận đồng bộ PDH có thể được bố trí vào một container C-4, sau đó được gắn thêm từ mào đầu đường VC-4 POH (gồm 9 byte) để hình thành một container ảo VC-4 Một VC-4 gồm có 261 cột, mỗi cột có 9 byte Vị trí bắt đầu của VC-4 được xác định định bởi con trỏ AU-4

(AU-4 PRT) TM-I VC-+ RSOH |AU-4 PT MSOH 20 x 13 byte VC-4+ POH ; 96 I 961 96 I 961 1 12 byte

Hình 2-23: Ghép lng tín hiệu 140 Mbit/s PDH vào SDH

Trang 35

Kỹ thuột truyền dẫn'SDH Chu @Cing Can Trong hình 2-23, cột thứ nhất của container ảo VC-4 là 9 byte từ mào đầu

đường của container do VC-4 (vc -4 POH), phan còn lại của container ảo VC-

4 là container C-4 :

Container C-4 gồm có 9 x 260 byte Mỗi hàng được chia làm 20 nhóm chứa 13 byte (mỗi byte 8 bit), trong đó có 12 byte (96 bit D mang các bịt dữ

liệu của luồng số cận đồng bộ 140 Mbit/s, còn lại một byte thứ 13 đứng đầu

mỗi nhóm (chúng được ký hiệu là W, X, Y, Z) được dùng cho những mục đích

khác Byte thứ 13 này có thành phần nội dung như sau:

we= I II II II II X = CằR R R RR OO ( Y =.R:¿:R R R R R R R Z2 =unL¿,T1.,:1,¡E a.l: rl; oS R

Ý nghĩa cụ thể của từng bit như sau: 1: các bit đữ liệu

R: các bit chèn cố định - trong trường hợp này các bit (hay các byte) chèn cố định dùng để tương thích giữa luồng tín hiệu 140 MbiU/s với tín hiệu khung SDH Các bit chèn cố định R sẽ được gắn vào vị trí trống khơng truyền tín hiệu 140 Mbit/s Nội dung của các bit này chưa được quy định cụ thể trung các tiêu chuẩn hiện nay và nó sẽ được tách ra tại đầu thu

O: các bit mào đầu OH (Overhead) - là các bit dùng như 1a Overhead

phụ, hiện nay chúng chưa được định nghĩa 1

S: các bit đồng chỉnh: trong mỗi hàng của container C-4 có 1 bit S được dùng cho sự đồng chỉnh (gọi là bit đồng chỉnh không cố định) Người ta dùng

nó để khắc phục sự lệch tần giữa hệ thống cận đồng bộ PDH và hệ thống phân cấp số đồng bộ SDH, bằng cách dùng hoặc không dùng bit này như một bit di - liệu Giá trị của bít : khi là bit chèn không được qui định cụ thể, có thể là 1

hoặc là 0 ñ

C: Các bit điều khiển chèn - mỗi hàng có 5 bit C dé thông báo rằng các bit đồng chỉnh không cố định S là bit dữ liệu hay không phải là bit dữ liệu Tại

đầu thu tín hiệu sẽ dựa trên các bit điều khiển chèn này để xác định xem các bít S có phải là bit đữ liệu hay không Nếu CCCCC = 00000 thi bit S là bit dữ liệu còn CCCCC = 11111 thì bit S là bit chèn

HH: t

Trang 36

Kỹ thuột truyền dẫn SDH ‡ ° Chu Ging Can

Như vậy khi bố trí luồng số 140 MbiL/s vào container C-4 thì trong khoảng thời gian 125Hs C-4 sẽ tiếp nhận 2176 byte (mỗi byte có 8 bit) đồng

thời bổ sung thêm 164 byte để cho tốc độ tại đầu ra là 2340 byte/khung đúng

như qui định Phần tử container ảo VC-4 tiếp nhận tải trọng tin này và đưa , thêm:vào 9 byte từ mào đầu đường VC-4.(VC-4 POH), do vậy trong khoảng

thời gian 125us khung tín hiệu VC-4 có 2349 byte (9x261 byte) Toàn bộ số

byte này được chuyển tới phần tử đơn vị quản lý AU-4 cùng với sự bổ sung 9 byte con trỏ AU-4 (AU-4:PRT) ở tại vị trí hàng thứ 4 của 9 cột trong vùng A và số byte của AU-4 là 2358 byte Do container 40 VC-4 được sắp xếp theo kiểu nổi (Floadting) vào đơn vị quản lý AU-4 nên vị trí byte đầu tiên của VC-4 được xác định bởi giá trị con trỏ AU-4 Module truyền dẫn đồng bộ cấp cơ sở STM-I tiếp nhận 2358 byte do AU-4 chuyển tới và gắn thêm 72 byte từ mào

đầu đoạn SOH (Section ‘OverHead) tao nén Khong tín hiệu SIM- 1, có 2430

byte (9x270 byte) ml 15 1 ist 1 word daw 5 Ped ' 24 > 4 sry : 2.4.2 BO TRI CAC LUONG 34 MBIT/S VÀO C:3 ©8036 220220022

Tín hiệu cận đồng bộ 34 Mbit/s có thể được bố trí vào trong một container C-3 đồng thời gắn thêm 9 byte từ mào đầu đường để tạo thành một container ảo VC-3; Kế đó VC-3 sẽ lại được gắn vào: trong 1 nhom don vi luéng TUG-3 gồm cổ 86 cột mỗi cột có 9 byte._ |} ht Lt 3

' Cột thứ nhất của nhóm đơn vi luồng TUG- 3 thủy) con trổ của đơn vị luồng TU-3, giá trị của con trỏ sẽ xác định vị trí bắt đầu của VC-3 trong phần 85 cột còn lại của TUG-3 Con trỏ của' TU-3 gồm có 3 byte, ký hiệu HI + H3 được sử dụng giống như trong” con trỏ AU-4 Con trỏ TU-3 Pointer có giá trị

trong, dai tir 0 + 764 byte T !

‘Phuong pháp gắn tín hiệu- 34 Miu xảo tong e container Cc 4 được giới thiệu trong hình 2-24. -——-~-——— 42.4

Container C-3 gồm có.9 hàng, mỗi hàng có-84 byte và cứ 3 hằng ngang tạo thành một nióm lớn, trong mỗi nhóm lớn có 20 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ có 4 bytÈ trong đó người ta dùng 3 byte (3*8D để truyền các bit tin (tín hiệu 34 Mbit/s) cịn lại một byte để truyền tín hiệu có ky hiéu 1a X, C, A, B Cac byte

này có cấu trúc qnines sau:

Trang 37

Ky thuat truyén dan SDH - ' Chu Cong Can Ý nghĩa-các thành phần như sau:

I: các bit đữ liệu

Ñ: các bit chèn cố định re a

SI, S2: các bit đồng chỉnh, trong mỗi nhữm 3 hàng c có 2 bít (SI, S2) dùng ‹ để đồng chỉnh gọi 1a bit đồng chỉnh không cố định Người ta dùng bit này để - khắc phục sự lệch tần giữa tín hiệu cận đồng bộ (PDH) và tín hiệu phân cấp số

đồng bộ (SDH) bằng cách dùng các bit này như là bit dữ liệu (hoặc không) ˆ'

Cl, C2: các bit điều khiển chèn, đối với mỗi nhóm lớn người ta dùng 5 bit là C1, C2 để thông báo các bit đồng chỉnh không cố định trên có phải là các bit đữ liệu hay không Tại đầu thu tín hiệu sẽ được phát hiện dựa trên giá trị _ các biL điều khiển chèn để xác định chức năng của các bit tương ứng Trong ' trường hợp giá trị của CICICICICICI = 00000 thì SI là các bit dữ liệu còn CICICICICIC! = 11111 thì SI khơng phải là bit dữ liệu, edie tự đối với C2

cũng như vậy để thông báo cho bit S2 t

„TUG-3 VC-3 Tl T2 XJ3*81[ XỈ 3 x|3*81| X|3 3*8I[ XÍ3

3 > À X |3*8I| X |3*81|3 X|3*sI[ X|3*sIlX |C

XỊ|3*“81| X|3*81| X| 3*81| X |3*81[X |X |3*81| X |3*81{X |3*8I| X [3*81| X3*81I[X|C | 3*8I XỊ3*#8I[ X|A*81[ X 3*81| X [3*81[X [X |3*81| X |3*§1[X |A*81| X [3*8I[ X|A*8I[NXỈN

Trang 38

Kỹ thuột truyền dỗn SDH

2.4.3 BỐ TRÍ CÁC LUỒNG 2 MBIT/S VÀO C-12 :!

‘Chu Cang Cau

Người ta bố trí luồng cận đồng bd 2 Mbit/s vao trong container C12 có thể theo các phương pháp bố trí như sau:

° Không đồng bộ: tốc độ của luồng tín hiệu se Mbit/s duge déng bộ với tín

hiệu SDH

Đồng bộ Bit: tốc độ của b lơng tín hiệu 2 Mbit/s được đồng bộ với tín on SDH Nhung khung truyén dan 2 Mbit/s khong được đồng bộ với tín hiệu SDH

Đồng bộ Byte: cả tốc độ và khung truyền dẫn của tín hiệu 2 Mbit/s déu được đồng bộ với tín hiệu SDH

Tính chất và ứng dụng của luỏng 2 Mbit/s.” ! ACs

Sửu X1-Ƒ gì mơi „Bắng 2-9 „

Không đồng bộ Đồng bộ BIL` - Đồng bộ Byte - |” ” Đồng bộ by - a

Kiéu Floating Kiểu Floating |’ Kiéu Floating ~ Kiéu Locked Chuỗi bit dộc lập Chuỗi bit độc lập Cần có khung G704 , | Cần có khung G704 Khơng cần có cấu

trúc tín hiệu '

Không truy nhập trực tiếp tới tín hiệu 64 Kbit/s

Có đồng chỉnh

Dé giao tiếp với hệ thống PDH Chỉ: dùng cho tín hiệu PDH hoặc tín hiệu không đồng bộ Khơng cần có cấu trúc tín hiệu '° Khơng truy nhập trực tiếp tới tín hiéu 64 Kbit/s Khơng đồng chỉnh; tín hiệu phải đồng bộ với SDH_ —' Không dùng trong mạng quốc tế; chỉ có thể được dùng trong mạng quốc gia Truy nhập trực tiếp

tới tín hiệu 6+ KbiU/s

Khơng đồng chính; tín hiệu phải dồng

bộ với SDH , |

VC-Ix nổi a được

truy nhập bởi con

toi oid oho

1h | ny ¢

VC-I2 ˆ có thể chuyển dộc lập

trong các ADM và

SDXC » =)!

Thudng ding cho tin hieu n x 64 Kbit/s và 2 Mbit/s trong mang

SDH

Truy nhập trực tiếp

tới tín hiệu 64 KbiU/s

Khơng đồng chỉnh; tín hiệu phải đồng bộ

với SDH |

VC-Ix bị chốt,

phase và tần số về

Con trỏ: TU- không

duoc sit dung’ : 7 C6 thời ' gian ' đặc

trưng chuyển các 'VC- 12 trong các ADM va SDXC

C6 thé duve sit dung thay cho kiểu nồi trong một số trường hợp đặc biệt cần bố

trí đơn giản

Trang 39

Kỹ thuột truyền dẫn SDH “Chu Ging Cav

Bên cạnh đó cịn có hai loại hoạt động như sau:°) 19/0 bE) OF 0S

au

Kiểu Nồi (Floating mode): tín hiệu luồng 2 Mbit/s được thả "nổi" trong

“container ảo VC- 4, điểm bắt đầu của tín hiệu được xác định bởi con, trỏ th ?nh

5 Sy Kiểu Chốt (Locked mode): tín hiệu luồng 2 Mbit/s được "chốt" trong container ảo VC-4 Điểm bắt đầu của tín hiệu là cố định tại vị trí nhất định

trọng VC-4, trong trường hợp này người ta không sử dụng con trỏ

‘ ` “ Bố trí các lng 2 Mbit/s theo phuong pháp nào, và kiểu nào là phụ thuộc vào ứng dụng và tính chất của luồng 2 Mbit/s như bang 2-9 2

2.4.3.1 Phương ,pháp bố trí khơng đóng, bộ và đồng bộ byte kiểu

Floating ° 7.0 tuyiifbr 4 nHÒM +

Trong trường:hợp này người ta dùng container Œ;12 để giao tiếp với luéng 2 Mbit/s Container C-12 nay két hợp với từ mào đầu đường POH (Path Overhead) được chứa trong container ảo VC-12 chỉ định bởi con trỏ Như đã trình bày trong phân cấu trúc khung phân cấp số đồng bộ SDH thì VC-12 kết hợp với con trỏ để tạo thành đơn vị luồng TU-12 gồm có 04 cội, mỗi cột 9 byte ,được truyền đi ở tốc độ 8000 khung trong một giây và mội luông 2 Mbit/s, có

thể được gắn trực tiếp vao mot TU-12.°; |

- Như vậy tổng cộng trong một khung container ảo VC 4 sẽ có 63 aon vi luồng TU-12 hay người ta còn gọi là 63 tín hiệu luồng 2 Mbit/s được cen di

trong một khung module truyền dẫn đồng bộ STM-I ., tt lưi kỦ dun uỡ Ì

Các byte trên hàng đầu của container ảo WC-4 sẽ chứa các byte dữ thất của mỗi TU-12 Trong trường hợp truyền đa khung TU-12 thì bÿtt thứ nhất của TU-12 sẽ hoặt là VI, V2, V3 hoặc là byte.'V4 và người ta chỉ rõ là byte Vx nao trong container 40 VC-4 ké d6 bang cách bố trí 2 bit cuối trong byte

dt

H4 của từ mào đâu ¡ đường V- _ POH như trong hình vẽ 2-25a ' Tria

Trong hinh 2- 25b các byte thứ nhất của mỗi đơn vị luồng TU- 12 chứa

các byte con trỏ TU-12 (từ VI đến V4), Phần còn lại 4 x 35 byte sẽ chứa dữ,

liệu và vị trí bắt đầu truyền sẽ được chỉ định bởi con tr6 TU-12, theo dé byte!

đầu tiên của container ảo VC-I12 là oye mào đầu đường (PQH) và phần còn lại|

là container C-12 i 20D — 422002 \ |

hg pbk bố trí luống 2 Mbit/s không đồng bộ va | đông bộ byte theol

Trang 40

Ký thuột truyền dan SDH —— Chu Cong Can ï R: Các bit làm đây gồm các bit chèn cố định Các bit này là bit thêm vào khơng có giá trị nhưng là cần thiết để có sự phối hợp tốc độ giữa tín hiệu SDH và tín hiệu luồng 2 Mbit/s được đưa vào container

R*: Các bit được dùng tong phương pháp bố trí khơng đồng bộ byte

Byte nay có thể được dùng cho TS0 (time slot 0) trong tín hiệư 2 Mbit/s can đồng bộ Nếu không cần thiết thì byte này cũng được xem như là byte chèn cố định

V5: Từ mào đầu đường của container ảo VC-12 (VC-12 POH)

ô VC-4 ơ va] 4 cột vi VC-4 payload] | | 2? Ge byte) 2 XNXX NXOO [TF 1 pay’ Š z vous ata} 7s 25 Š

[vi] ¬ lệ VC-4 payload 4 cột we é XNNX xXO1 [TH (36 byte) J2 | trong : VC-4 #2 12 v2 ] 1 VC-4 payload XXXX XXI0 [TH H4 4 cột V3 N2 (36 byte) trong ed VC-4 #3! XXXXXXII [TH 4 payload Ka | 4 cột V4 ¡ V4 (36 byte) 4 | trong H4 VC-4 payload VC-4#4 C a) ar ; b)

Hình 2-25: Bố trí container ảo VC-12 vào đơn vị luồng TU-12 ,

P0, P1: Các bit này có thể được dùng cho đồng bộ tín hiệu CAS (Channel

associated Signalling) trong trường hợp bố trí kiểu Floating, đồng bộ byte Lúc

này trong khung mang tín hiệu CAS thì cả 2 biL P1, P0 sẽ có giá trị la 1, con ngược lại sẽ mang giá trị 0

O: Từ mào đầu Overhead - trong phương pháp bố trí khơng đồng t:ộ người ta dùng thêm vài bit thông tin phy cho từ mào đầu Tuy nhiên chưa có quy định rõ ràng về cách sử dụng

Ngày đăng: 31/05/2023, 13:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w