1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tổ chức và điều hành sản xuất trong xây dựng giao thông

216 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 9,47 MB

Nội dung

Trang 1

PGS TS PHAM VAN VANG (CHU BIEN) |“ 7 |

ThS LE MINH CAN ` `

76 cHUC

VA DIEU HANH SAN XUAT

TRONG XAY DUNG GIAO THONG

TRUONG DAI HOC GIAO THONG VAN TAI PHAN HIEU TAI THANH PHO HO CHI MINH

THU VIEN

908378

~ NBA XUAT BAN GIAO THONG VAN TAI

Trang 3

-LOI NOI DAU

Do nhu cầu thực tế sản xuất nghiên cứu giảng dạy và học tập, chúng tôi tiến hành biên soạn một cách có hệ thống về Tỏ chúc và điều hành sản xuất trone xây dựng

Tài liệu do PGS TS Phạm Văn Vạng chủ biên và biên soạn: từ chương Il đến chương 7, chương 9, chương I1 và chương 12 Tham gia biên soạn có ThS Lê Minh Cần biên soạn các chương §Š và chương 10

Các tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và các tác giả của tài liệu tham khảo

Trong tài liệu này chắc không khỏi sự khiếm khuyết, mong độc giả thông cảm Mọi sự góp ý xm gửi về: Bộ môn KTXD Trường ĐHƠỚTVT- Hà Nội

Xin cam on

Trang 4

CHUONG |

NHUNG VAN DE CHUNG VE TO CHUC SAN XUAT

TRONG XAY DUNG GIAO THONG

1.1 NHUNG KHAI NIEM VE SAN XUAT VA TO CHUC SAN XUẤT

1.1.1 KHÁI NIỆM VỀ SẢN XUẤT

Trước kia thuật ngữ sản xuất chỉ bao hàm việc tạo ra sản phẩm hữu hình Sau này nó được mở rộng và bao hàm cả việc tạo ra các dịch vụ Ngày nay nói đến sản xuất có nghĩa là khơng kể việc nó tạo ra sản phẩm hữu hình hay dịch vụ Thực tế sản xuất dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn ở các nước phát triển Như vậy các hệ thống sản xuất được chia làm hai dang chủ yếu: dạng sản xuất chế tạo và sản xuất không chế tạo hay là sản xuất dịch vụ

Dạng sản xuất chế tạo là dạng sản xuất thực hiện các q trình vật lý hố học để biến đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm hữu hình

Nói cách khác: sản xuất chế tạo là loại hình sản xuất mà sản phẩm của nó có hình đáng, kích thước cụ thể có thể sờ thấy được, đo đếm được và có giá trị

Dạng sản xuất địch vụ là dạng sản xuất không tạo ra sản phẩm hữu hình tức là đạng sản xuất khơng chế tạo

Nói cách khác: Sản xuất dịch vụ là loại hình sản xuất mà sản phẩm của nó khơng có hình dáng, kích thước cụ thể, khơng sờ thấy được mà chỉ có giá trị

Các đặc tính chung của hệ thống sản xuất

Hệ thống sản xuất chế tạo cung cấp sản phẩm cho xã hội hay sản xuất dịch vụ đều có đặc tính chung:

— Hệ thống sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cho nhu cầu

xã hội

— Các hình thúc sản xuất khác nhau có thể có đầu vào khác nhau, đầu ra khác

nhau, các dạng chuyên hoá khác nhau song đặc tính chung của nó là chuyển hố các yếu tố đầu vào thành các kết quả đầu ra có tính hữu dụng cho đời sống của con người

Như vậy dạng sản xuất chế tạo và dạng sản xuất dịch vụ có đặc điểm chung là đều sử dụng các yếu tố đầu vào và thông qua hoạt động sản xuất mà có sự chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành các đầu ra phục vụ đời sống của con người

Các đầu vào của hệ thống sản xuất là nguyên vật liệu, lao động, các phương tiện

sản xuất, kĩ năng quản trị

Các đầu ra là sản phẩm hay dịch vụ và các ảnh hưởng khác đến đời sống xã hội

Trang 5

1.1.2 CAC HINH THUC SAN XUAT

Các hình thức sản xuất chế tạo

Các hình thức sản xuất chế tạo được chia theo nhiều cách khác nhau, tuỳ vào mục đích nghiên cứu

a Căn cứ theo phương pháp tô chức quản lý hoạt động sản xuất

Khi nghiên cứu các hình thức sản xuất, người ta lấy các đặc trưng của điều kiện sản xuất và phương pháp sản xuất làm đối tượng chính Các đặc trưng này liên quan rất chặt chẽ đến phương pháp tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hình thức sản xuất chế tạo làm ra các sản phẩm hữu hình có thể lưu trữ tồn kho trong khoảng thời gian cần thiết nên sự khác nhau của các hình thức sản xuất chế tạo trước hết có thể xét trone phạm vi thời gian mà doanh nghiệp lập kế hoạch lưu trữ trong kho kế hoạch mưa sắm nguyên vật liệu kế hoạch chế biến thành sản phẩm cuối cùng Căn cú vào các đặc trưng này mà người ta có thể chía hệ thống sản xuất chế tạo thành ba loại:

— Sản xuất để dự trữ

Đặc điểm của hình thức sản xuất này là doanh nghiệp chế tạo sẵn các sản phẩm

hoàn chỉnh và đưa vào dự trữ trước khi nhận đơn đặt hàng Các sản phẩm này được sản

xuất theo tiêu chuẩn thiết kế định trước của doanh nghiệp hoặc trên cơ sở của kết quả điều tra nhu cầu thị trường

—_ Sản xuất theo đơn đặt hàng

Sản xuất theo đơn đặt hàng hay theo hợp đồng là hình thúc sản xuất mà doanh nghiệp tiến hành sản xuất một loại sản phẩm duy nhất theo yêu cầu của khách hàng về số lượng kích thước, mẫu mã Để tiến hành sản xuất, doanh nghiệp phải lập kế hoạch về thời gian mua sắm nguyên vật liệu và chế biến Loại hình sản xuất này thường phục vụ cho sản xuất sản phẩm đơn chiếc sản phẩm đa dạng, khơng có thiết kế định hình trước

—_ Sản xuất lắp ráp theo đơn đặt hàng

Là hình thúc sản xuất giữa hai loại nêu trên, doanh nghiệp chủ động sản xuất chế tạo trước các chỉ tiết, các kiểu mẫu mã, mođun tiêu chuẩn và sẽ lắp ráp những chi tiết sẵn có để tạo nên sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng

b Căn cứ theo quá trình sản xuất

Xét theo quá trình sản xuất, người ta chia ra: —_ Sản xuất liên tục:

Là hình thức sản xuất được sử dụng khi sản xuất với nhu cầu lớn, sản phẩm của hệ thống sản xuất này là sản phẩm theo tiêu chuẩn định trước, các tuyến công việc, các máy móc thiết bị được sắp đặt khá ổn định khi chuyển từ chế tạo sản phẩm này sang sản

phẩm khác ‘

— San xudt gidn doan:

Là hình thức sản xuất có sự gián đoạn trong quá trình sản xuất, sản xuất với nhu cầu riêng biệt với qui mô nhỏ với khối lượng sản phẩm không lớn, không liên tục, tính lặp lại của q trình sản xuất thấp đặc biệt trong sản xuất đơn chiếc

Trang 6

c Căn cứ theo đối tượng sản xuất

Xét theo đối tượng sản xuất, người ta chia ra: — Sdn xudt theo dit dn:

Là loại hình sản xuất theo một dự án đầu tư xây dựng cơng trình hay một nhóm cơng trình như: xây dựng cầu, đường, đập nước nhà cửa Hoạt động sản xuất theo dự án

thường được thực hiện trong một thời gian tương đối dài, khối lượng công tác lớn

~ Sdn xudt don chiếc:

Là sản xuất cho khách hàng riêng biệt với sản phẩm riêng biệt khối lượng khơng lớn Trong xây dựng nói chung và xây dựng giao thơng nói riêng có khi sản xuất đơn chiếc đồng thời là sản xuất theo dự án nhưng cũng có khi sản xuất đơn chiếc chỉ là một cơng trình hoặc cụm cơng trình trong một dự ấn

— Sản vuất hàng loại:

Là hình thức san xuất theo thiết kế định hình trước của doanh nghiệp hoặc theo yêu cầu của khách hàng với khối lượng sản phẩm tương đối lớn Doanh nghiệp phải tô chức sản xuất liên tục trong khoảng thời gian nhất định

Các hình thức sản xuất dịch vụ

Sản xuất địch vụ không tạo ra sản phẩm có hình dạng vật chất cụ thể mà tạo ra sản phẩm vơ hình — các dịch vụ

Các dịch vụ có thể phân biệt dựa trên mức độ tiêu chuẩn hoá của nó: —_ Dịch vụ dự án

— Dich vu tiéu chuẩn —_ Dịch vụ chế biến _

— Dich vu co thé trai qua cdc dự án như các chương trình quảng cáo, tạo ra một phần mềm

—_ Các dịch vụ không tạo ra sản phẩm hữu hình như: vận tải, buôn bán bán lẻ —_ Có hệ thống dịch vụ vừa tạo ra sản phẩm hữu hình vừa tạo ra sản phẩm dịch vụ

như: restaurant các hãng máy tính

Sản xuất dịch vụ khác với sản xuất chế tạo là nó khó đo lường vì nó cung cấp các sản phẩm khơng có hình dạng vật chất cụ thể, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của nó khó thiết lập và khó kiếm sốt Ngồi ra, trong sản xuất dịch vụ có sự tiếp súc giữa người sản xuất với người tiêu dùng nên các khía cạnh quan hệ giữa sản xuất và

marketing thường chồng lên nhau ,

1.1.3 KHÁI NIẸM VE TÔ CHÚC SAN XUAT

Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp hợp lý các yếu tố của sản xuất để tạo nên sản phẩm cung cấp cho nhu cầu của xã hội Bộ phận quan trọng của quá trình sản xuất chế tạo lv q trình cơng nghệ, đó là quá trình tác động vào đối tượng đề làm thay đối hình đáng kích thước, tính chất vật lý, hố học của đối tượng chế biến

Q trình cơng nghệ lại chỉa thành nhiều gian đoạn công nghệ khác nhau, căn cứ vào phương pháp chế biến khác nhau sử dụng máy móc thiết bị khác nhau

Trang 7

Thí dụ: quá trình dệt vải gồm giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn công nghệ sợi giai đoạn đệt, giai đoạn hoàn tất Sản xuất cơ khí lại bao gồm giai đoạn tạo phôi, giai đoạn gia công cơ khí, giai đoạn lắp ráp Sản xuất xây dựng đường bao gồm giai đoạn chuẩn bị xây dựng, giai đoạn công nghệ thi công nên đường, giai đoạn công nghệ thị công mặt đường, giai đoạn xây dựng các công trình nhân tạo giai đoạn hồn thiện

Mơi giai đoạn cóng nghệ lại có thể bao gồm nhiều bước công việc khác nhau hay còn gọi là nguyên công Bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất được thực hiện tại nơi làm việc, do một cơng nhân hoặc một nhóm công nhân cùng tiến hành trên một đối tượng nhất định

Thí dụ: Ở giai đoạn công nghệ thi công nền đường đắp người ta có thé chia ra thành các bước công việc như: đào bỏ đất hữu cơ đào và vận chuyển đất đắp san đất đắp và đầm lèn cơng tác hồn thiện

Khi xét bước công việc chúng ta cần phải căn cứ vào cả ba yếu tố: nơi làm việc công nhân (lực lượng lao động), đối tượng lao động Chi cần thay đôi một trong ba yếu tố thì bước cơng việc cũng thay đối

Việc phân chia q trình cơng nghệ thành các bước cơng việc có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chúc và quản lí sản xuất Trước hết là việc xác lập định múc hao phí lao

động, hao phí máy móc, hao phí vật tư trong điều kiện nhất định phụ thuộc vào việc nó

được sử dụng máy móc gì, loại lao động nào, và trên đối tượng lao động gì Như vậy việc áp dụng định múc lao động trước hết phải phụ thuộc vào việc phân chia bước công việc

Phân chia bước cơng việc cịn ảnh hướng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị

Phân chia bước cơng việc cịn có ý nghĩa đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Trong giai đoạn hiện nay, từ sản xuất thủ cơng lên cơ giới hố, tự động hố q trình sản xuất, cùng với khả năng sản xuất các máy móc hiện đại và sự liên hiệp của các máy móc thiết bị, người ta có xu hướng gộp nhiều bước công việc nhỏ thành bước công việc lớn hơn

Nếu coi san xuất là một quá trình thì tổ chức sản xuất là các biện pháp, các phương pháp, các thủ thuật để duy trì mốt liên hệ và phối hợp hoạt động của các cá nhân, các bộ phận cùng tham gia vào quá trình san xuất đó một cách hợp lý theo thời giam

Theo quan niệm này thì nội dung tổ chức sản xuất bao gồm: —_ Lựa chọn phương pháp tổ chức quá trình sản xuất

—_ Nghiên cứu chu kì sản xuất và tìm cách rút ngắn chu kì sản xuất —_ Lập kế hoạch điều độ sản xuất và tổ chức công tác điều độ sản xuất

Nếu coi sản xuất là một trạng thái thì tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mốt liên hệ chặt chế với nhau và phân bố chúng một cách hợp lý về mặt không gian

Nếu theo quan niệm này thì nội dung của tổ chức sản xuất bao gồm: 1 : y ‘ 5 5

Trang 8

— Xác định loại hình sản xuất và nơi làm việc của các bộ phận, trên cơ sở đó xây dựng nên các cơ sở sản xuất

Như vậy muốn tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm, đầu tiên cần phải phân chia quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm thành các quá trình cơng nghệ thành phần Căn cứ vào phương pháp sản xuất, chế tạo khác nhau, sử dụng lao động máy móc thiết bị khác nhau, lựa chọn phương pháp tổ chức quá trình sản xuất, từ đó hình thành nên loại hình sản xuất cơ cấu sản xuất, bố trí nơi làm việc hợp lý, xác định chu kì sản xuất, lập kế hoạch tiến độ và tổ chức công tác điều độ sản xuất

Vậy rổ chức sẩn xuất là việc phân chỉa quá trình sản xuất phúc tạp thành các quá trình thành phản (các bước công việc), trên cơ sở đó áp dụng những hình thức cơng nghệ, các biện pháp tổ chức phân công lao động và các phương tiện, công cụ lao động

thích hop, dong thoi tim bién pháp phối hợp một cách hài hoà gia các bộ phận tham

gia vào quá trình sản xuất theo khóng gian và thời gian để quá trình sản xuất đại được hiện qua kính tế cao nhất

Như vậy bất kỳ hoạt động sản xuất hay hoạt động dịch vụ nhằm phục vụ đời sống của con người, người làm công tác tô chức sản xuất muốn đạt kết quả mong muốn đều phải hiểu qúa trình sản xuất tạo nên sản phẩm từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khi tạo nên sản phâm hoàn chỉnh đủ điều kiện đưa vào sử dụng bao gồm những quá trình thành phần nào? Mỗi quá trình cần sử dụng công nghệ như thế nào, có thể sử dụng máy móc thiết bị phương tiện gì, trình độ lao động ra sao cho phù hợp với yêu cầu công nghệ? Tô chúc lao động như thế nào để đạt được mục tiêu của sản xuất Trên cơ sở đó tìm biện pháp tổ chức lao động sao cho hợp lý theo không gian và thời gian sao cho hoạt động sản xuất đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất

Có thể chia cơng tác tổ chức sản xuất thành hai giai đoạn:

- Giai dean thứ nhất: Cần tìm biện pháp hợp lý về kỹ thuật sản xuất cho từng quá trình thành phần

- — Giai đoạn hai: Cần tìm biện pháp hợp lý về mặt tổ chức lực lượng sản xuất theo không gian và thời gian

Công tác tổ chức sản xuất được tiến hành dựa trên kiến thức của công nghệ học khoa học tô chức, và tâm lý lãnh đạo

1.2 TÓ CHÚC SAN XUẤT TRONG XÂY DỤNG 1.2.1 TÔ CHÚC SAN XUẤT TRONG XÂY DỤNG

Tổ chức sản xuất trong xây dựng bao gồm toàn bộ các biện pháp tổ chức sản xuất

của các đơn vị xây dựng thuộc ngành, được tiến hành từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng,

gial Goan xây dựng cơng trình đến khi kết thúc và bàn giao cơng trình đưa vào khai thác Tổ chức sản xuất xây dựng gắn liền với quá trình xây dựng bao gồm ba giai đoạn: chuẩn bị xây dựng, thực hiện xây dựng, kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác

Các doanh nghiệp xây đựng thuộc ngành bắt đầu tham gia vào quá trình đầu tư và xây dựng kể từ thời điểm tham gia đấu thầu xây dựng ở giai đoạn thực hiện đầu tư Từ thời điểm này quá trình tổ chức sản xuất của doanh nghiệp xây dựng bao gồm các công VIỆC sau:

Giai đoạn chuẩn bị vậy dựng bao gồm các công việc:

Trang 9

- Téchtic tham gia dau thau xay lap

- _ Kí kết hợp đồng xây lấp sau khi thắng thầu

Giai đoạn tổ chức thực hiện xây dung cong trình bao gốm các côn Ø tiệc:

- _ Chuẩn bị thi công xây dựng: Công việc quan trọng của doanh nghiệp xây dung là phải tiến hành thiết kế lại phương án tổ chức thi công xây dựng đã làm ở giai đoạn tranh thầu Ở giai đoạn này, yêu cầu của phương án tổ chức thi công xây dựng cơng trình cần phải gắn liền với kế hoạch năm của doanh nghiệp

- _ Tổ chức xây dựng cơng trình: bao gồm cơng việc triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình theo thiết kế, cơng việc hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra chất lượng xây dựng

- Nghiệm thu, bàn giao.cơng trình xây dựng - _ Tổ chức bảo hành cơng trình xây dựng

Tổ chúc sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng là việc tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất xây lắp hoạt động sản xuất phụ và tổ chức các hoạt động phục vụ thi công xây lap, phuc vụ sản xuất phụ như: tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức đội máy thi công, tô chức lao động

Cũng có khi trong thời kỳ nào đó, doanh nghiệp chí đảm nhiệm thị cơng một cơng trình, hoặc chỉ có hoạt động xây lắp, khơng có hoạt động sản xuất khác

Như vậy vấn đề tổ chức sản xuất xây dựng có thể xem xét trên góc độ tổ chức hoạt động sản xuất của doanh nghiệp xây dựng hoặc theo góc độ tổ chức thi công xây dựng một cơng trình cụ thể

1.2.2 TỔ CHỨC THỊ CÔNG XÂY DỤNG CƠNG TRÌNH

Khái niệm này được hiểu là tổ chức sản xuất xây dựng của doanh nghiệp xây dựng nhưng ở nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn trên phạm vi một cơng trình xây dựng cụ thể Trong khi đó, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng được xết trên phạm vi rộng hơn vì cùng một thời điểm doanh nghiệp xây dựng có thể đảm nhiệm thi cơng xây dựng nhiều cơng trình khác nhau ở các địa điểm xây dựng khác nhau Mặt khác ngoài hoạt động xây lắp, doanh nghiệp xây dựng cịn có các hoạt động sản xuất khác như sản xuất

vật liệu xây dựng, sản xuất công nghiệp, sản xuất địch vụ v.v

Vậy: Tổ chức thị công xây dựng cơng trình là việc tổ chức, sắp xếp, giữa những người lao động, với công cụ lao động, đối tượng lao động cũng như giữa những người lao động với nhau, tạo nên sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng theo không gian và thời gian trên phạm vỉ một công trường để hoàn thành xây dựng một cơng trình cụ thể đáp ứng theo yêu cầu của chủ đầu tư và mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp

1.2.3 Ý NGHĨA VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỤNG GIAO THƠNG

Các cơng trình giao thông là bộ phận kết cấu hạ tầng kỹ thuật của xã hội, có tính quyết định đến q trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Theo quy luật, ngành sản xuất này phải sử dụng sản phẩm của ngành kia và ngược lại

Mặt khác, mỗi con người từ lúc sinh ra và lớn lên, đến khi chết đi đều phải di chuyên nên đã tạo ra sự lưu thông tất yếu giữa các cơ sở sản xuất và các khu vuc dan cư Vì vậy, giao thông vận tải đã trở thành mạch máu của mọi sự hoạt động và sự tồn tại của

Trang 10

con người Chúng ta cũng không ngạc nhiên khi thấy rằng ở các nước kinh tế phát triển xã hội văn minh đều có hệ thống giao thông hiện đại và hoàn hảo

Ơ nước ta trong những năm gần đây Nhà nước đã đành số vốn đầu tư lớn cho xây dựng các cơng trình giao thông Hàng năm lượng vốn cho xây dựng giao thông (chiếm từ 2% đến 3% GDP, hay 15-20% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản) Mặt khác ngành xây dựng giao thông sử dụng một lực lượng lao động, máy móc thiết bị cho xây dựng lớn Vì vậy việc tô chức và quản lý sản xuất không tốt sẽ gây ra lãng phí lớn

Xây dựng các cơng trình giao thông luôn luôn là như cầu thiết yếu và là tiền để

cho mọi sự phát triển của xã hội Điều đó đặt ra cho ngành giao thông vận tải nói chung

và xây dựng giao thơng nói riêng những nhiệm vụ hết sức nặng nề và phức tạp

Trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay xây dựng giao thơng càng có vai trị đặc

biệt quan trọng nó tạo ra sự thúc đây mạnh mẽ đê phát triển kinh tế xã hội của đất nước

và giao lưu với quốc tế

Tổ chức sản xuất xây dựng giao thông là một bộ phận quan trọng của hoạt động xây dựng cơ bản Vì hiệu quả và chất lượng của công trình đã được thiết kế có được thể hiện đúng hay Khơng cịn tùy thuộc vào khâu sản xuất xây dựng quyết định

Tổ chức sản xuất xây dựng giao thông là một trong những hoạt động của quá trình sản xuất xã hội trong xây dựng nó địi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ và hoàn thiện Nhất là trong công cuộc đổi mới quản lý Kinh tế ở nước ta hiện nay đồi hỏi phải ln hồn thiện một cách khoa học về tô chức sản xuất nói chung và tổ chức sản xuất xây dựng nói riêng với tât cả những nét đặc thù của nó

Trong giai đoạn hiện nay khi cơ sở vật chất kỹ thuật ở nước ta còn non yếu, việc tổ chức và quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chỉ phí xã hội trong xây dựng sẽ mang ý nghĩa to lớn cho xã hội đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho chính tổ chức xây dụng 1.3 NHŨNG ĐẶC DIEM KINH TE KY THUAT CUA SAN XUAT XAY DUNG

GIAO THONG

Mỗi sự vật hay một sự việc đều có những đặc điểm riêng của nó, song đứng trên các góc độ Khác nhau thì cách nhìn nhận sự vật hay sự việc cũng khác nhau, tuỳ thuộc

vào mục đích và quan điểm đánh giá

Là một chuyên ngành xây dựng xây dựng giao thông vừa mang những đặc điểm chung của xây dựng cơ bản, vừa mang những đặc điểm riêng của mình

Đúng trên góc độ về tổ chức và điều hành sản xuất trong xây dựng chúng ta xem xét những đặc điểm này trên hai góc độ: góc độ sản phẩm xây dựng và góc độ quá trình sản xuất xây dựng, đề từ đó chúng ta tìm ra những biện pháp tổ chức sản xuất phù hợp nhăm phát huy những lợi thế, khắc phục những khó khăn vướng mắc để nâng cao hiệu quả của hoạt động xây dựng và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

x 2 o9 ? z

a Đặc điểm về san phẩm xáy dựng

— Sdn phẩm xây dựng được mua trước theo yên cầu định trước

Khác với sản phẩm công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm xây dựng được

mua trước khi sản xuất theo yêu cầu định trước của người mua hàng Yêu cầu của người mua là yêu cầu của Chủ đầu tư đối với người sản xuất trên quan hệ hợp đồng kinh tế Các yêu cầu của người mua (Chủ đầu tư) thường là:

+ Số lượng sản phẩm hay khối lượng công tác xây dựng và chất lượng sản phẩm

Trang 11

+ Thời gian sản xuất và thời hạn giao nộp sản phẩm v.v

+ Giá cả (giá trị hợp đồng), hình thức thanh tốn và thời hạn thanh toán Cả ba yêu cầu này đều được thể hiện trên văn bản hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên

Trong xây dựng cơng trình số.lượng sản phẩm hay khối lượng công tác và chất lượng sản phẩm được thể hiện bằng hồ sơ thiết kế kỹ thuật mà Chủ đầu tư đưa ra Ngoài ra, chất lượng sản phẩm còn được thể hiện bằng các biện pháp thi công xây dựng và biện pháp đảm bảo chất lượng xây dựng mà Nhà thầu đưa ra trong hồ sơ dự thầu

Do yêu cầu định trước của người mua về mặt khối lượng sản phẩm và chất lượng sản phẩm thời hạn sản xuất và giao nộp sản phẩm mà đơn vị sản xuất trước khi sản xuất

đã khẳng định được là sản phẩm của mình sẽ bán được theo giá định trước nếu họ hoàn

thành đúng theo hợp đồng đã ký kết

Cũng do đặc điểm này mà đơn vị xây dựng cần phải đặc biệt chú ý đến biện pháp kỹ thuật xây dựng để đảm bảo chất lượng xây dựng cơng trình vì chỉ có đảm bao chất lượng xây dựng theo hồ sơ thiết kế được duyệt thì sản phẩm xây dựng của doanh nghiệp mới tiêu thụ được theo giá định trước Nếu sản phẩm xây dựng không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật thì doanh nghiệp không thể bán cho người khác bán ở nơi khác hoặc bán với giá thấp hơn

Khác với các ngành sản xuất khác sản phẩm xây dựng được bán trước khi sản xuất theo giá định trước nên đơn vị xây dựng không thể nhận được khoản tiền lãi lớn hơn dự kiến do sự tác động của các yếu tố cung cầu mà giá bán có thể tăng lên Song người sản xuất kinh doanh luôn lấy lợi nhuận làm mục tiêu của mình, tức là sản xuất phải có lãi, lãi để tồn tại và phát triển Vì vậy đơn vị xây dựng muốn có lãi chỉ còn cách duy nhất là sản xuất sản phẩm xây dựng với chất lượng tốt giá thành hạ trên cơ sở hợp lý hoá quá trình sản xuất tiết kiệm chỉ phí sản xuất

— Sdn phẩm xây dựng được sản xuất tại nơi tiêu thụ

Do sản phẩm xây dựng được sản xuất tại nơi tiêu thụ nên sản phẩm xây dựng chỉ có thể bán cho người đặt hàng tại vị trí sản xuất chứ không thể bán cho người khác ở thị trường khác Vì vậy người sản xuất (tổ chức xây dựng) muốn bán được sản phẩm của mình chỉ cịn cách duy nhất là tìm biện pháp tổ chức sản xuất và giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng cơng trình xây dựng, tránh phá đi làm lại làm tăng chi phí sản xuất và lãng phí đất xây dựng

Mặt khác do sản phẩm được sản xuất tại nơi tiêu thụ nên quá trình sản xuất điễn ra ngồi trời, lực lượng sản xuất phải di động, quá trình sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào sự tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội làm giảm năng xuất lao động Vì vậy, trong quá trình tổ chức thi công phải hết sức hạn chế tác động này bằng cách tìm mọi biện pháp rút ngắn thời gian thi công và chọn thời điểm thi công phù hợp

Cũng do đặc điểm này mà quá trình tổ chức thi công xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm xây dựng, các công trình có cùng thiết kế kỹ thuật nhưng được thi công ở các địa điểm khác nhau, đặc điểm mặt bằng xây dựng khác nhau thì sẽ được tổ chức xây dựng theo các phương pháp khác nhau Vi vậy, trước khi tiến hành thi công xây dựng, cần phải tiến hành thiết kế tổ chức thi công nhằm chọn ra phương án tổ chức thi công hợp lý nhất Tức là phương án được chọn để thi công phải xét đầy đủ các điều kiện liên quan đến công tác tổ chức thi công (các yếu tố khách quan và các điều kiện chủ quan)

Trang 12

— San phdm xdy dung ton tại lận dài, gắn chặt với đất đai

Vì sản phẩm xây dựng có yêu cầu về thời gian khai thác sử dụng dài nên Chủ đầu tư và đơn vị xây dựng phải đặc biệt chú ý đến chất lượng cơng trình xây dựng để sản phẩm xây dựng có thể tồn tại lâu dài, kéo đài thời gian khai thác sử dụng Sản phẩm xây dựng lại gắn chặt với đất đai xây dựng nên nâng cao chất lượng xây dựng cơng trình để tránh phá đi lầm lại kéo đài thời gian khai thác sử dụng cịn góp phần cho việc sử dụng tiết kiệm đất đai xây dựng, một tài sản vô cùng quý giá của xã hội

—_ Sản phẩm riêng lẻ, đơn chiếc khối lượng công tác lớn trải dài trên thyến Do sản phẩm riêng lẻ đơn chiếc nên việc nâng cao năng suất lao động trong xây dựng rất khó khăn vì khó cơng nghiệp hóa công tác xây dựng cần tiến tới thiết kế định hình, thi cơng lắp ghép để có thể cơng nghiệp hoá tối đa ngành xây dựng

Khối lượng công tác lớn dẫn đến chu kỳ sản xuất dài tổ chức xây dựng muốn thực hiện sản phẩm Xây dựng cần phải sử vốn sản xuất lớn trong khoảng thời gian dài, gây ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để hạn chế nhược điểm này, trong công tác tổ chúc xây dựng, cần nghiên cứu lựa chọn phương án rút ngắn thời gian thi công, tổ chức thi công dút điểm từng công trình để cơng trình sớm đưa vào khai thác sử dụng, giảm ứ đọng vốn

b Đặc điểm quá trình sản xuất xây dựng

—_ Quá trình sản xuất diễn ra Iigoài trời, quá trình sản xuất luôn di dong, chu ky

sản xuất kéo đài, lực lượng thì cơng phân tán, trải đài trên tuyến

Vì hoạt động sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên trong việc tổ chức sản xuất xây dựng phải đặc biệt chú ý đến các yếu tố tự nhiên, xã hội tại khu vực xây dựng Đặc biệt chú ý đến các yếu tố thời tiết, khí hậu khi lập kế hoạch tiến độ thi công cũng như công tác tổ chức cung cấp, dự trữ vật tư, an toàn lao động và biện pháp đảm bảo chất lượng xây dựng cơng trình Phải tìm mọi biện pháp tổ chức sản xuất sao cho có thể hạn chế tối đa sự tác động xấu của các yếu tố tự nhiên, xã hội đến quá trình thi công xây dựng nhằm giảm thiệt hại sản xuất đến mức cao nhất có thể được đồng thời phải đặc biệt chú ý đến việc cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt cho người cơng nhân

Q trình sản xuất luôn đi động, chu kỳ sản xuất kéo dài, lực lượng thi công phan tán, trải đài trên tuyến đòi hỏi cao về năng lực tổ chúc và sự linh hoạt của cán bộ thi công Công tác tổ chức cung cấp vật tư phải nhịp nhàng, phù hợp với tiến do thi cong Lực lượng thi công phải gọn nhẹ, trình độ cơng nhân phải thành thạo, một người phải biết nhiều nghề, nhiều việc Đơn vị thi công phải được trang bị máy móc thiết bị tiên tiến gọn nhẹ, cơ động Phải tận dụng tối đa phương pháp tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền, phải tiến hành cơng nghiệp hóa trong xây dựng giao thông

Từ những đặc điểm cơ bản trên đây, chúng ta thấy rằng công tác tổ chức xây dựng giao thông rất đa dạng và phức tạp yêu cầu người làm công tác tổ chức thi công phải năng động, sáng tạo, linh hoạt Tùy từng đối tượng thi công, tùy từng điều kiện thi cong mà vận dụng sáng tạo các phương pháp thi công hợp lý nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

~

1.4.NHỮNG NGUYÊN TÁC VỀ TỔ CHÚC SẢN XUẤT TRONG XÂY DỰNG GIAO THƠNG

Mục đích của tổ chức sản xuất là thu được lãi thông qua hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tức là sản xuất kinh doanh phải có lãi Lãi để sản xuất tồn tại và phát triển

Trang 13

Khác với các ngành sản xuất khác, ngành xây dung giao thơng có đặc thù riêng, vì sản phẩm của nó không thể bán ở bất kỳ thị trường nào, mà sản phẩm của nó được mua trước với giá định trước Vì vậy lãi của đơn vị xây dựng đồng nghĩa với tiết kiệm chỉ phí trong sản xuất Xây dựng Muốn cho sản xuất kinh doanh trong xây dựng giao thông có hiệu quả, việc tổ chức sản xuất kinh doanh phải tuân thủ những nguyên tắc chung sau đây:

a Phải đảm bảo tính cân đối của q trình sản xuất

Có nhiều cách hiểu khác nhau về cân đối Cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng cân đối giữa nhu cầu và tiềm năng

Xét theo quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm xây dựng thì tính cân đối bao gồm: Cân đối bên ngoài và cân đối bên trong của quá trình sản xuất

Cân đối bên ngoài của quá trình sản xuất được thể hiện sự cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nếu đảm bảo tính cân đối này thì sản phẩm sản xuất ra chắc chan sé tiêu thụ được

Do đặc điểm của sản xuất xây dựng là sản phẩm xây dựng được mua trước khi sản xuất nên trong lĩnh vực nghiên cứu về tổ chức sản xuất trong xây dựng chúng ta chỉ đi sâu về tính cân đối của các yếu tố bên trong của quá trình sản xuất Tức là cân đối giữa nhu cầu của sản xuất và khả năng cung cấp các nguồn lực của tổ chức xây đựng cho quá trình sản xuất, cân đối giữa lực lượng lao động với khối lượng công tác của các bộ phận tham gia trong quá trình sản xuất, cân đối về chi phí có liên quan giữa lao động sống và lao động quá khứ cần thiết cho mỗi công việc của quá trình sản xuất

Các cân đối bên trong bao gồm: cân đối về thời gian lao động, cân đối về số lượng lao động theo trình độ và tay nghề, cân đối về chi phí tư liệu lao động trong cơ cấu của quá trình sản xuất Các cân đối này luôn luôn thay đổi do sự tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tổ chức và quản lý quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Vì vậy, muốn tổ chức sản xuất tốt luôn luôn phải đảm bảo tính cân đối này

Tính cân đối cịn thể hiện tính hiện thực của giải pháp tổ chức sản xuất, tức là thông qua việc tính tốn các u cầu về cân đối, người ta có thể tin tưởng rằng những

giải pháp nêu ra có thể thực hiện được

Trong công tác tổ chức xây dựng, các cân đối phải thể hiện: cân đối theo không gian và cân đối theo thời gian

— Cân đối theo khong giar: Tinh can đối theo không gian là sự sắp xếp hợp lý nơi làm việc của các bộ phan tham gia trong quá trình sản xuất sự sắp xếp hợp lý mặt bằng thi công: Kho, bãi tập kết vật liệu và nơi làm việc của các bộ phận, đồng thời phải cân đối về khả năng sản xuất để tạo ra sản phẩm khác nhau ở từng địa điểm khác nhau Đó là sự bố trí hợp lý nơi làm việc của các máy móc thi cơng và những người lao động làm những công việc khác nhau ở các vị trí khác nhau để đảm bảo cho người và máy móc thiết bị phát huy tối đa năng lực hoạt động của mình nhằm nâng cao năng suất lao động của họ và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của toàn đơn vị

Tức là tạo ra sự sắp xếp hợp lý giữa lực lượng lao động, công cụ lao động đối tượng lao động, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất trong phạm vi mặt bằng hạn chế, sao cho họ phát huy tối đa khả năng của mình để hồn thành nhiệm vụ sản xuất với kết quả và hiệu quả cao nhất

Trang 14

Đảm bảo tính cân đối theo không gian không những tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động mà còn dẫn đến tiết kiệm chi phí chuẩn bị mặt bằng thị công mặt bằng xây dựng công trường tiết kiệm chi phí vận chuyên trong xây dựng

—_ Cán đối theo thời gian: Là sự hợp lý về tiến độ thực hiện các công việc khác nhau của các bộ phận khác nhau cùng tham gia vào quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm

Thí dụ như sự hợp lý giữa tiến độ cung cấp vật tư, xe máy với tiến độ thi cong 8 xây dựng công trình, tiến độ thi cơng của quá trình trước với tiến độ triển khai thi cơng của q trình thi cơng sau

Đảm bảo tính cân đối về thời gian thực hiện các công việc của các bộ phận sẽ dẫn đến giảm thời gian ngừng sản xuất không cần thiết, làm tăng năng suất lao động đồng thời còn làm giảm chi phí xây dựng mặt bằng chỉ phí kho bãi và bảo quản vật tu

Chi đảm bảo tính cân đối về thời gian mới có thể đảm bảo tiến độ thi cơng cơng trình thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra

b Dam bao tinh song song của quá trình sản xuất

Tính song song của quá trình sản xuất là các công việc cần thiết khác nhau ở các nơi làm việc khác nhau được tiến hành đồng thời hoặc các hạng mục công trình khác nhau hay các chỉ tiết khác nhau của sản phẩm đồng thời được các đơn vị khác nhau tiến hành thi công hay chế tạo

Đảm bảo tính song song của quá trình sản xuất sẽ góp phần rút ngắn thời gian xây dựng để sản phẩm xây dựng sớm đưa vào bàn giao, thanh tốn

c Đảm bảo tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất

Sự nhịp nhàng của quá trình sản xuất là việc phối hợp ăn khớp giữa những người, những bộ phận tham sia vào quá trình sản xuất theo thời gian và không gian, sự ăn khớp về khối lượng công tác và tiến độ thực hiện giữa những tổ, đội sản xuất trong toàn doanh nghiệp

Phá vỡ sự nhịp nhàng của sản xuất sẽ làm sai chế độ công nghệ, tạo ra sự rối loạn trong quá trình sản xuất dẫn đến thời gian ngừng sản xuất làm giảm hiệu quả của quá trình sản xuất

d Dam bảo tính liên tục của quá trình sản xuất

Quá trình sản xuất được coi là liên tục khi bước công việc kế sau được bắt đầu thực hiện ngay sau khi bước công việc kế trước được kết thúc

Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất sẽ không xảy ra sự gián đoạn sản xuất rút ngắn thời gian sản xuất tạo ra sản phẩm

Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất sẽ tận dụng được lực lượng lao động và thời gian lao động, loại trừ những rối loạn trong quá trình sản xuất

Để đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, chúng ta cần áp dụng chế độ một

người có thế thực hiện được nhiều công việc khác nhau và vận hành được nhiều máy khác nhau Đối với tư liệu lao động phải xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng, kế hoạch

bảo dưỡng sửa chữa, đồng thời phải có kế hoạch cung cấp nhiên liệu để nâng cao hiệu quả sử dụng

Trang 15

Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, trong công tác tổ chức sản xudt xây dựng cần chú ý những đặc điểm riêng san:

— Tổ chức sản xuất xây dựng phải luôn luôn được phát triển và hoàn thiện hơn nữa trên cơ sở công nghiệp hóa ngành xây dựng

Chỉ có tiến hành cơng nghiệp hóa ngành xây dựng mới tạo nên những tiền đề cần thiết để giải quyết những khó khăn của tổ chức sản xuất xây dựng do những đặc điểm của ngành xây dựng cũng như để giải quyết tận gốc những vấn đề năng suất, chất lượng và hiệu quả nói chung

Đơn vị sản xuất xây dựng luôn luôn thay đổi địa điểm và phân tán trên nhiều vùng lãnh thổ, nên trong tổ chức sản xuất xây dựng phải luôn ln hướng tới đảm bảo tính chất cơ động và linh hoạt cao nhất

Tính cơ động và linh hoạt thể hiện ở việc tổ chức bộ máy quản lý tổ chức cơ cấu sản xuất, tổ chức cơ sở vật chất — kỹ thuật, tổ chức đội ngũ lao động, tổ chúc trang bị công cụ lao động cho xây dựng

— Lực lượng sản xuất xây dựng được bố trí trên những phạm vị lãnh thổ rộng lớn nên trong việc tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức cơ cấu sản xuất phải đặc biệt chú ý đến việc kết hợp tốt nhất giữa quản lý tập trung và phân cấp quản lý Giữa quản lý theo ngành và theo địa phương cũng như vùng lãnh thổ Đến việc phân chia khu vực hoạt động và xác định quy mô hợp lý cho các tổ chức xây dựng

— Hoạt động sản xuất xây dựng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội tại địa điểm xây dựng công trình nên phương án tổ chức xây dựng rất đa dạng phức tạp và khó đảm bảo tính thống nhất của tổ chức và quản lý sản xuất

Vì vậy, trong tổ chức sản xuất xây dựng phải kết hợp tốt nhất giữa việc đảm bảo tính thống nhất của tổ chức và quản lý (phần cứng) và việc bảo đảm sự phù hợp của phương án tổ chức quản lý với hoàn cảnh cụ thể của từng địa điểm xây dựng

(phần mềm) -

— Vì thời gian xây dựng cơng trình kéo dài, nên trong tổ chức sản xuất xây dựng phải luôn luôn chú ý đến nhân tố thời gian trong mọi lĩnh vực hoạt động như: trong việc xác định trình tự xây dựng và quy mô vốn theo thời gian trong lập và quản lý tiến độ xây dựng, tổ chức tổng mặt bằng xây dựng, tổ chức dự trữ v.v Đặc biệt phải chú ý đến các phương án tổ chức xây dựng có thể sớm đưa từng bộ phận cơng trình vào hoạt động Phải tập trung thi công dứt điểm từng cơng trình, từng hạng mục cơng trình Chỉ tiêu đưa cơng trình hoàn thành vào hoạt động phải được coi là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả của phương án tổ chức xây dựng

—_ Cơ cấu sản xuất của quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, sô lượng các đơn vị tham gia xây dựng cơng trình thường lớn Các đơn vị này phải cùng nhau đến một địa _ điểm để hợp tác thi công xây dựng trên một mặt bằng thi công hạn chế Mặt khác, quá trình tổ chức xây dựng lại chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố ngẫu nhiên nên trong tổ chức và quản lý sản xuất xây dựng phải đặc biệt coi trọng việc hợp đồng hoạt động của các đơn vị cùng tham gia xây dựng theo trình tự thời gian và không gian Đặc biệt coi trọng công tác điều độ thi công

LS CAC CONG TÁC CHỦ YẾU TRONG XÂY DỰNG CÁC CƠNG TRÌNH

GIAO THƠNG

Các cơng tác chủ yeu trong xây dựng giao thông có thể xét theo hai góc, độ sau:

Trang 16

1.5.1 THEO GIAI DOAN CUA QUA TRINH XAY DUNG

Quá trình xây dựng bao gồm ba giai đoạn: Chuẩn bị xây dựng, thi cơn cơng trình, kết thúc xây dựng Tương ứng với ba giai đoạn xây dựng, công bao gồm:

ø xây dựng tác chủ yếu

=

Công tác chuẩn bị xây dựng

Công tác chuẩn bị cho xây dựng một cơng trình giao thông gồm những việc sau: Ở giai đoạn đâu: Đo Chù đầu tư (Bên A) thực hiện gồm các công việc sau:

Thực hiện khảo sát thiết kế xây dựng:

Thẩm định thiết kế và lập tổng dự toán dự toán cơng trình,xây dụng:

Lua chon đơn vị thi công xây dựng (thông qua tấu thầu); THU VIEN

TT ge CS và TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THONG VAN TAI Xin cap dat xay dung, xin phép xay dung; PHAN HIEU TAI THANH PHO HO CHI MINH

Ký kết hợp đồng xây dựng; 0693 r8

— Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng xây dựn a

— Bàn giao tài liệu thiết kế và mặt bằng xây dựng cho đơn vị nhận thầu

Ở giai doạn sau: Do đơn vị trúng thầu (bên B) đảm nhiệm công tác chuẩn bị tổ chức, chuẩn bị kỹ thuật phục vụ trực tiếp đến công tác thi công xây dựng Bao gồm các công viéc:

Ị Thực hiện ký kết hợp đồng xây dựng;

| Tiép nhan hé so thiét ké va mat bang thi cong do bén A ban giao, Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo:

— Nghiên cứu địa điểm va mặt bằng thi công các điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực xây dựng:

— Lập thiết kế tổ chức thi công thực hiện:

— Tuỳ vào quy mô cơng trình, khối lượng cơng tác chuẩn bị mà tổ chức lực lượng thực hiện công tác chuẩn bị về điều kiện kỹ thuật cho thi công như: san ủi mặt bảng thi công tiến hành xây dựng các cơng trình cầu tạm, đường tạm kho bãi lấn trại, đặt hệ thống đường dây thông tin liên lạc chuẩn bị hệ thống cung cấp điện nước, hơi khí nén phục vụ thi công

— Thực hiện công tác chuẩn bị về tổ chức cho thi công như: Xác định những đơn vị, bộ phận và lực lượng tham gia thi công xây dựng; Thoả thuận với các cơ quan hữu quan có liên quan về các mặt: ký kết hợp đồng cung cấp vật tư, lao động thuê máy móc

thi cơng (nếu có)

Cong tac thi cong xay dung |

Các cong tác chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm: Công tác xây dựng chính,

cơng tác xây lắp phụ

Công tác xây chưng chính:

Cơng tác xây dựng chính bao gồm những hoạt động trực tiếp xây dựng và lắp đặt tạo nên thực thể cơng trình, là cơng tác thi công xây dựng các hạng mục trực tiếp tạo nên thực thể công trình như xây dựng móng, mố dầm, mặt cầu, nền mặt đường Những

công tác này chiếm mội tỷ trọng lớn nhất về tiền vốn, thời gian

Trang 17

Kết quả hoạt động của giai đoạn này có tính quyết định đến chất lượng mỹ thuật cơng trình, đến thời gian xây dựng cơng trình, đồng thời quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất của đơn vị xây dựng

Công tác xây lắp phụ:

Là toàn bộ những công tác xây lắp phục vụ cho hoạt động xây dựng cơng trình chính như ghép cốt pha đồ bê tông, lắp đặt giàn giáo, làm đường di chuyển búa đóng coc, lap dat dam dẫn để lao lắp dầm cầu chính v.v

Trong q trình thi công xây dựng, đơn vị nhận thầu xây dựng phải thực hiện các công việc chủ yếu:

— Tổ chức tiến hành thi công xấy dựng các hạng mục công trình;

.=, Tổ chức giám: sát nổi bộ: và kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng thiết bị chất

lượng Xây dựng:

= Chịu sự giám: +sất chất lượng của bên A giám sát thiết kế;

_' Tổ chức hghiệm thu từng phần cùng với bên A tiến hành nghiệm thu từng giai - đoạn theo quy định và theo hợp đồng xây lắp đã ký kết;

Công tác kết thúc xây dựng: Bao gồm các công việc sau:

— Đơn vị xây lắp làm đầy đủ các thủ tục về hồ sơ hồn cơng theo quy định: — Thực hiện tổng nghiệm thu và bàn giao cơng trình;

— Thực hiện bảo hành cơng trình theo qui định

1.5.2.THEO TĨNH CHẤT VÀ KHÔI LƯỢNG CÔNG TÁC CUA DON VI NHAN THAU XAY LAP

Nếu xét theo tính chất và khối lượng công tac của đơn vị nhận thầu xây lấp các công tác chủ yếu bao gồm:

Công tác chuẩn bị xây dựng

Bao gồm công tác chuẩn bị kỹ thuật và chuẩn bị về tổ chức như đã nêu ở trên Công tác xảy lắp, bao gồm:

—_ Công tác xây lắp chính —_ Công tác xây lắp phụ

— Công tác giám sát và quản lý chất lượng vật liệu chất lượng thiết bị, chất lượng xây dựng

Trong công tác xây lắp, người ta còn có thể chia ra: Cơng tác xây lắp tập trung (trong đó các khối lượng công tác tập trung tại một điêm nào đó như làm mố cầu ) Và công tác xây lắp trải dài theo tuyến (các công việc tiến hành trải đài trên nhiều cây số như thị công đường bộ, đường sắt )

Công tác vận chuyển

Là công tác điều phối nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các kết cấu từ nơi cung cấp hoặc nơi sản xuất đến địa điểm thi công xây lắp hoặc vận chuyển chúng trong phạm vị nội bộ công trường Công tác vận chuyển có thê chia ra:

Trang 18

Cóng tác vận chuyển ngồi phạm VÌ cơng trường

Là công tác vận chuyển vật liệu, các cấu kiện bán thành phẩm từ nơi cung cấp hoặc sản xuất đến công trường

Đặc điểm của công tác vận chuyển ngoài phạm vi công trường là: — Cự ly vận chuyển tương đối lớn,

— Sử dụng phương thức vận tải công cộng phương tiện sử dụng chủ yếu là: ô tô, tàu hỏa hoặc bằng tàu thủy

— Chi phí cho cơng tác vận chuyển này được tính vào chỉ phí vật liệu đến chân cơng trình

Cơng tác vận chuyển nội bộ công trường

La công tác vận chuyển phục vụ trực tiếp cho thi công xây lắp như: vận chuyển vật liệu từ kho của công trường đến nơi đang xây lắp có nhu cầu sử dụng vật liệu hoặc điều phối sản phẩm bán thành phâm trong phạm vị công trường

Đặc điểm công tác vận chuyển nội bộ trong phạm vi công trường:

—_ Vận chuyển trong nội bộ công trường thường sử dụng phương tiện vận chuyển thô sơ, ô tô, băng tải hoặc các phương thúc vận tải đặc biệt khác

— Chi phí cho cơng tác vận chuyển nội bộ được tính trực tiếp vào đơn giá xây lắp Công tác vận chuyển nội bộ trong phạm vi công trường thường vận chuyển theo phương ngang (vận chuyên trên mặt băng thị công của công trường), hoặc theo phương đứng (vận chuyển vật liệu theo hướng đi lên xuống theo phương thắng đúng hoặc phương xiên)

1.6 NỘI DUNG CÔNG TÁC TÔ CHÚC SAN XUAT TRONG XAY DUNG GIAO THONG

Tổ chức sản xuất trong xây dung giao thông là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất cho phù hợp với các đòi hỏi khách quan của quá trình sản xuất nhằm tạo ra những tiến trình tối ưu của quá trình san xuất tạo ra sản phẩm

Nội dung cơ bản của tổ chức sản xuất trong xây dựng giao thông bao gồm những vấn đề chủ yếu sau:

— Tổ chức nghiên cứu những vấn đề về quản lý sản xuất xây dựng như: Xây dựng các nguyên tác, chức năng và phương pháp quản lý: tổ chức bộ máy quản lý sản xuất trong xây dựng giao thông; lựa chọn các phương pháp tô chức sản xuất trong xây dựng giao thông:

— Tổ chức khảo sát phục vụ xây dựng, tổ chức nghiên cứu lựa chọn phương pháp xây dựng giao thông:

— Tổ chức công tác chuẩn bị xây dựng các cơng trình giao thơng như: Chuẩn bị mặt bảng xây dựng; Tô chức xây dựng cơng trình tạm phục vụ thi công; Tô chức cung cấp điện, nước hơi nến v.v ;

— Tổ chúc công tác xây lắp cơng trình, bao gồm: lựa chọn các phương pháp tổ chức xây dựng, lập và quan lý kế hoạch tiến độ xây dựng;

— Tổ chức lao động khoa học, ở tổ đội xây dựng và trên phạm vi toàn bộ doanh

nghiệp;

Trang 19

Tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật và kho bãi để phục vụ xây dựng: Tổ chức quản lý sử dụng và sửa chữa xe máy thi công:

| Tổ chức vận chuyển trong xây dựng; Tổ chức cơ sở sản xuất phụ và phụ trợ: — Tổ chức kiểm tra chất lượng xây dựng:

Tổ chức nghiệm thu và bàn giao thanh toán

17 HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHAP TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG Xú: DỰNG GIAO THÔNG

Như đã nêu ở trên, công tác tổ chức sản xuất là sự lựa chọn và sắp xếp một loạt các biện pháp tổ hợp về: lực lượng lao động máy móc vật tư và các nguồn lực cần thiết khác cho việc xây dựng các cơng trình giao thông Đồng thời xác định rõ thứ tự sử dụng và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng trong suốt thời kỳ sản xuất để tạo nên sản phẩm xây dựng đạt tiêu chuẩn chất lượng với hiệu quả kinh tế tốt nhất Nghĩa là: Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm các chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh

Muốn sản xuất kinh doanh trong xây dựng có hiệu quả tốt cần phải đưa ra phương án tổ chức và quản lý xây dựng phù hợp với điều kiện của tổ chức xây lắp và điều kiện thực tế trong khu vực xây dựng Đối với mỗi phương án tổ chức xây dựng khác nhau sẽ giải quyết vấn đề tổ chức lực lượng thi công khác nhau, phối hợp các khâu trong sản xuất theo không gian và thời gian cũng theo cách khác nhau, yêu cầu về tổ chức cung ứng các nguồn lực cho sản xuất cũng khác nhau và dẫn đến kết quả và hiệu quả của sản xuất cũng khác nhau

Chính vì vậy cùng một đối tượng thi công nếu chúng ta nghiên cứu kỹ các điều kiện liên quan đến tổ chức xây dựng, từ đó lựa chọn phương pháp tổ chức thi công hợp lý sẽ dẫn đến kết quả tốt của công tác xây dựng công trình

Các phương pháp tổ chức sản xuất cơ bản thường được sử dụng trong sản xuất xây dựng giao thông gồm: Phương pháp tuần tự, phương pháp song song, phương pháp dây chuyền và phương pháp hỗn hợp

1.7.1 PHƯƠNG PHÁP THỊ CÔNG TUẦN TỰ

Bảm chất của phương pháp thì cơng tuần tự là: Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được phân chia ra nhiều quá trình thành phần theo trình tự cơng nghệ Một đơn vị sản xuất sẽ tiến hành lần lượt từ q trình cơng nghệ này đến q trình cơng nghệ tiếp theo Khi đơn vị thực hiện hoàn thành quá trình cơng nghệ cuối cùng để tạo ra sản phẩm hồn

thiện thì đơn vị này chuyển sang sản xuất sản phẩm khác

_ Đối với hoạt động xây dựng, người ta cũng thường sử dụng phương pháp này, băng cách:

Chia đối tượng thi cơng cơng trình ra nhiều quá trình thành phần (cũng có thể cơng trình thi cơng được chia ra nhiều khu vực thi công hoặc nhiều hạng mục cơng

trình) Trên một khu vực thi công hoặc một hạng mục cơng trình, bố trí một đơn vi thi

công lần lượt tiến hành thực hiện tất cả các công việc từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn

thiện Khi mọi công việc của khu vực này (hoặc hạng mục công trình) được hồn thành

thì đơn vị chuyển đến thực hiện ở khu vực hoặc hạng mục tiếp theo

Trang 20

Khi công việc cuối cùng ở khu vực cuối cùng (hoặc hạng mục cuối cùng) được hồn thành thì q trình thi cơng kết thúc Phương pháp tổ chức thi công tuần tự được mô tả ở hình 1.1

Tổ chức sản xuất xây dựng theo phương pháp tuần tự có những đặc điểm sau:

—_ Tiến độ xây dựng trên mỗi khu vực hoàn toàn độc lập với nhau

— Thời gian thi công xây dựng cơng trình kéo đài; T

Đoạn2 - Đoạn 3

Hình 1.1 Tổ chức thi công tuần tự

Ghi chú: (1)— Công tác chuẩn bị xây dựng (2)— Công tác xây dựng

(3)— Cơng tác hồn thiện

Nếu gọi thời gian xây dựng ở một khu vực (hoặc hạng mục cơng trình) là ti, khi đó thời gian xây dựng tồn bộ cơng trình là T„e được xác định:

Ty = oti

— Khó tổ chức thành những đội chuyên mơn hóa;

—_ u cầu cường độ sử dụng tài nguyên theo thời gian không lớn Pham vi áp dung:

+ Phương pháp thi công tuần tự thường được áp dụng đối với các cơng trình nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không cao, không yêu cầu chuyên mơn hóa

+ Đối với các cơng trình có mặt bằng thi công hạn chế, khơng có u cầu rút ngăn thời gian xây dựng

+ Thích hợp đối với cơng trình có nhu cầu đưa ngay từng phần vào khai thác sử dụng

1.7.2 PHUONG PHAP THI CONG SONG SONG

Bản chất của phương pháp này là: Chia quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm thành các quá trình thành phần, mỗi quá trình thành phần do một đơn vị hoặc cá nhân thực hiện ở các nơi làm việc khác nhau, không phụ thuộc vào nhau Khi đơn vị độc lập cuối

Trang 21

cùng hồn thành q trình cơng nghệ cuối cùng tạo ra sản phẩm hồn chỉnh thì quá trình sản xuất sản phẩm kết thúc Quá trình sản xuất sẽ được lặp lại-nếu muốn sản xuất sản phẩm khác

Trong xây dựng, người ta áp dụns phương pháp này như sau: o z Oo 7 oO Oo

Chia đối tượng thị công ra những khu vực hoặc những phân đoạn thi công Mỗi khu vực hoặc mỗi phân đoạn do một đơn vị xây dựng độc lập đảm nhận Những công việc ở mỗi khu vực (hoặc mỗi phân đoạn) được các đội tiến hành tuần tự từ công tác

chuẩn bị đến hồn thiên, cơng việc của các đội ở mỗi khu vực độc lập nhau không phụ

thuộc vào nhau

Khi đơn vị độc lập cuối cùng hồn thành cơng việc cuối cùng của mình trên khu

vực mình đảm nhận thì quá trình thí cơng xây dựng cơng trình được kết thúc

Phương pháp tổ chức thi công song song được mô tả ở hình 1.2 A T Đội 3 t.=t Đội ] t 3 *i max Đội 2 2

Doan | - Doan 2 - Đoạn 3

À S Ỹỳ A ý

Hình 1.2 Tổ chức thi công song song

Phương pháp tổ chức thi cơng song song có đặc điểm sau:

— Thời hạn thi cơng rút ngắn, có khả năng sớm đưa toàn bộ cơng trình vào sử dụng:

— Cường độ sử dụng lao động, xe máy, vật tư lớn trong khoảng thời gian ngắn — Khó hình thành được các đội chuyên nghiệp

—_ Thời gian thị cơng tồn bộ cơng trình được xác định: Trc = Max ít}

Phạm vì áp dụng: Phương pháp này được áp dụng với cơng trình có khối lượng công tác lớn, trải dài theo tuyến, có nhu cầu sớm đưa tồn bộ cơng trình vào sử dụng Song đề áp dụng phương pháp này địi hỏi có biện pháp tô chức và quản lý lao động, cung cấp vật tư chặt chẽ

1.7.3 PHƯƠNG PHÁP THỊ CÔNG DÂY CHUYỂN

Bản chất của phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền là: Quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được chia thành nhiều quá trình thành phần theo đặc điểm công nghệ sản xuất Mỗi quá trình thành phần do một đơn vị chuyên nghiệp được trang bị kỹ thuật

Trang 22

phù hợp, có trình độ chun mơn nhất định đảm nhiệm Khi đơn vị đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hồn thành q trình thành phần của mình để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh thì quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm được kết thúc

Trong các ngành sản xuất công nghiệp đã từ lâu chứng tỏ rằng tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền mang lại hiệu quả cao vì nó đã phát huy được những ưu điểm của hai phương pháp trên

Trong xây dựng người ta sử dụng phương pháp dây chuyền như sau:

Quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm xây dựng công trình được chia ra thành các quá trình thành phần (hay cơng việc) theo trình tự công nghệ nhất định Mỗi quá trình thành phần (hay công việc) do một đơn vị xây dựng chuyên nghiệp có trang bị nhân lực và máy móc thi cơng thích hợp đảm nhận Khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hồn thành cơng việc cuối cùng của mình thì tồn bộ q trình thi cơng cơng trình được

kết thúc :

Phương pháp tổ chức thi công xây dựng theo phương pháp dây chuyển được mô tả trên hình 1.3

Trên hình 1.3 ta thấy trong thi cơng dây chuyền, q trình thi công được chia ra các quá trình thành phần, các bước công việc trong một quá trình thành phần được tiến hành tuần tự còn các quá trình thành phần thì được tiến hành song song

Đặc điểm của phương pháp tổ chức thỉ công dây chuyển: A T Dây chuyền: 4 » Dây chuyển: 3 Dây chuyền: 2 Dây chuyền: l t 1 Km Vv

Hình: 1.3 Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền

Ghi chú: Dây chuyền 1: — Đơn vị làm công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng Dây chuyền 2: — Đơn vị thi công nền đường

Dây chuyền 3: — Đơn vị thi công mặt đường Dây chuyền 4: — Đơn vị làm công tác hoàn thiện T„: — Thời gian triển khai của các đây chuyển;

Ti: — Thời gian hoàn tất (thời gian kết thúc) của các dây chuyền; Tiịp:— Thời gian hoạt động (thời gian thi công xây dựng cơng trình):

Trang 23

— Trong sản xuất công nghiệp nếu tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyển lực lượng sản xuất cố định, cịn sản phẩm thì di chuyển Nhưng trong xây dung thi ngược lại, đối tượng xây dựng thì cố định con người và máy móc thiết bi thi cong thi di

chuyển -

— Trong sản xuất công nghiệp khi tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền thì lực lượng sản xuất phát triển rồi duy trì trong thời gian lâu đài, còn trong sản xuất xây dựng thì ngược lại, lực lượng sản xuất phát triển rồi ổn định trong thời gian ngắn sau đó giảm dần, đôi khi không có thời gian ồn định

Vì vậy trong xây dựng, khi thiết kế tổ chức thi công theo phương phấp dây chuyền gặp trường hợp này người tổ chức cần cân nhắc, so sánh phương pháp tổ chức thi công theo phương pháp thi công dây chuyền với phương pháp khác

—_ Tính chun mơn hố cao, nên năng suất lao động cao; — Thời gian thi công xây dựng được rút ngắn;

Tre = Typ

Phạm ví áp dụng: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để thi công xây dựng công trình có khối lượng cơng tác xây dựng lớn trải dài trên tuyến, có yêu cầu chun mơn hố, có yêu cầu rút ngắn thời gian xây dựng

1.7.4 PHƯƠNG PHÁP THỊ CONG HON HOP

Thời gian LI L2 4 > < a Hình: 1.4 Tổ chúc thi cong hỗn hợp Ghi chú: ĐCI, ĐC2: Đội thi công cống trên đoạn l và 2;

ĐNI, ĐN2: Đội thi công nền đường trên đoạn l và 2;

Trang 24

ĐI: Đội thi công lớp móng đường; D2: Doi thi cong lớp mặt đường; D3: Doi hoan thiện

Là phương pháp thi cơng có sự kết hợp giữa một phương pháp nêu trên với một hoặc hai phương pháp còn lại Trên thực tế thi công, sự kết hợp hết sức đa dạng, có thể ở đoạn thi công này (hoặc hạng mục này) sử dụng phương pháp thi công tuần tự, ở đoạn kia (hạng mục kia) sử dụng phương pháp thi công dây chuyền

- Phương pháp hỗn hợp thường được áp dụng rộng rãi để thi cơng cơng trình có quy mơ tương đối lớn, có yêu cầu đưa từng phần vào sử dụng

Trên hình 1.4 mô tả phương pháp thi công hỗn hợp thi công đường ôtô

Trên đoạn I và 2 Đội thi công cống I và 2 thi công tuần tự trên đoạn | va 2 va t6 chức thị công song song trên hai đoạn tuyến LI và L2

Hai đội ĐNI và ĐN2 thi công nền đường song song trên hai đoạn tuyến Ba đội chuyên nghiệp ĐI, D2, D3 thi công theo phương pháp dây chuyền

Trang 25

CHUONG 2-

THIẾT KẾ TỔ CHỨC THỊ CÔNG XÂY DỰNG

2.1.CÁC GIAI ĐOAN THIẾT KẾ TỔ CHỨC THỊ CÔNG XÂY DỰNG

Tổ chúc thi công xảy dung

Như đã nêu ở trên, thi công xây dựng là hoạt động sản xuất xây dựng nhưng ở nghĩa hẹp hơn, cụ thê hơn trên phạm vi một cơng trình xây dựng cụ thê

Tổ chức thi công xây dựng cơng trình cụ thể bao gồm các công việc chủ yếu: Tổ chức, bố trí, phối hợp giữa công cụ lao động, con người lao động, đối tượng lao động cũng như giữa những người lao động với nhau theo không gian và thời gian trên phạm vị công trường xây dựng một cơng trình cụ thể nào đó

Thiết kế tổ chức thi công xây dựng công trình

Thiết kế tổ chúc thi công xây dựng công trình là việc tính tốn trước khi xây dựng để lựa chọn được phương án tổ chức hoạt động xây dựng trên phạm vi một công trình cụ thể nhằm tạo ra sự sắp xếp, phối hợp giữa người lao động, với công cụ lao động, đối tượng lao động cũng như giữa những người lao động với nhau, tạo nên sự ăn khớp nhịp nhàng theo không gian và thời gian trên phạm vi một công trường để hoàn thành xây dụng cơng trình với hiệu quả cao nhất

Theo quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công (ban hành tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4252-1988 và TCVN 4055:1985) thì:

Thiết kế tổ chức thi cơng xây dựng cơng trình gồm hai loại với hai mục đích khác nhau, đo hai cơ quan lập khác nhau và có tác dụng khác nhau

a - Thiết kế tổ chức xây dựng, hay còn gọi là thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo b - Thiết kế tổ chức thi công chi tiết hay còn gọi là tổ chức thi công thực hiện Thiết kế tổ chức xây dựng (viết tắt TKTCXD) là một bộ phận của thiết kế kỹ thuật (nếu cơng trình thiết kế ba bước) hoặc thiết kế kỹ thuật thi cơng (đối với cơng trình chỉ thực hiện thiết kế theo hai bước (thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật thi công) các công trình sản xuất phục vụ đời sống

Lập TKTCXD là việc tính tốn lập ra các hồ sơ để tổ chức thi cơng tồn bộ q trình xây dựng và các giải pháp thực hiện từng loại công tác thi công riêng rẽ Những hồ sơ và tài liệu tính tốn đó được gọi là thiết kế tổ chức xây dựng

TKTCXD do tổ chức nhận thầu chính về thiết kế lập cùng với thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công) hoặc giao thầu từng phần cho tổ chức thiết kế chuyên ngành thực hiện Khi xây dựng những xí nghiệp hoặc cơng trình đặc biệt phức tạp thì phần thiết kế tổ chức xây dựng các công tác xây lắp chuyên ngành phải do tổ chức thiết kế chuyên ngành đảm nhiệm

Lập thiết kế tổ chức xây dựng nhằm mục đích: La chọn biện pháp thì cơng hợp lý cho những hạng mục chủ yếu và tồn bộ cơng trình, đồng thời là căn cứ đề lập kế hoạch xây dụng, lập tổng dự tốn cơng trình xây dựng và lập kế hoạch nhu cầu vốn đầu tư, làm

Trang 26

cơ sở để tiến hành công tác chuẩn bị xây dựng bao gồm cả cơng tác giải phóng mặt bằng xây dựng và tổ chức đấu thầu xây dựng

Thiết kế tổ chức thỉ công chỉ tiết: thường gọi tắt là thiết kế thi công (TKTC) do tổ chức nhận thầu xây lấp chính lập nhằm chỉ tiết hóa cụ thể hóa chính xác hóa các vấn đề nêu trong thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo, trên cơ sở đã được bổ sung chi tiết các điều kiện thi công và các điều kiện cụ thể về lực lượng của đơn vị nhận thầu xây dựng tại thời điểm thị công

Đối với các công việc do tổ chức nhận thầu xây lắp phụ đảm nhiệm thì tổ chức nhận thầu xây lấp phụ phải lập TKC cho phần việc của mình, nhưng phải được sự chấp nhận của Nhà thầu xây lắp chính

Đối với những hạng mục cơng trình lớn phức tạp hoặc thi công ở địa hình đặc biệt

phúc tạp nếu tổ chức nhận thầu xây lắp chính không thể lập được thiết kế thi cơng thì có thể ký kết hợp đồng với tổ chức thiết kế làm cả phần thiết kế thị cơng cho tồn bộ cơng trình hoặc hạng mục cơng trình phức tạp đó

Khi lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết phải căn cứ vào trình độ tổ chức thi công, khả năng huy động nguồn lực của đơn vị nhận thầu xây dựng

Thiết kế tổ chức thi công chi tiết được lập trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt và theo bản vẽ thị công

Lập thiết kế thỉ công chỉ tiết nhằm mục đích: Xác định biện pháp thì công hợp lý nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư (về thời hạn thi công và chất lượng xây dựng cơng trình), phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội tại địa điểm xây dựng, phù hợp với trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng cung cấp nguồn lực cho thi công và đạt được mục tiêu của đơn vị nhận thầu với hiệu quả kinh tế cao nhất

Thiết kế tổ chức thi công chỉ tiết làm cơ sở để chỉ đạo thi cơng cơng trình, đồng thời làm cơ sở lập kế hoạch sản xuất năm của doanh nghiệp

Ngoài hai loại thiết kế thi công nêu trên, trong giai đoạn tranh thầu, Nhà thầu cũng tiến hành đưa ra phương án kỹ thuật thi công và tổ chức thi công công trình trong hồ sơ dự thầu Ở giai đoạn này Nhà thầu đưa ra biện pháp kỹ thuật thi công và tiến độ thi công nhằm mục đích chứng tỏ với Chủ đầu tư về khả năng thực hiện thi công cơng trình theo u cầu của Chủ đầu tư Mặt khác phương án thi công trong hồ sơ dự thầu chỉ làm cơ sở cho việc lập giá dự thầu xây lắp của Nhà thầu Khi thắng thầu, Nhà thầu phải tiến hành thiết kế, tính toán lại một cách chỉ tiết, tỷ mỹ phương án tổ chức thi công công trình trên cơ sở có xét đến kế hoạch sản xuất năm và điều kiện cung cấp nguồn lực cho thi cơng của đơn vị

Vì vậy ở đây chúng ta chỉ nói đến hai loại thiết kế tổ chức thi công đã để cập ở trên Dưới đây chúng ta nghiên cứu chỉ tiết từng loại

2.2.THIET KẾ TÔ CHỨC XÂY DỰNG

Thiết kế tổ chức xây dựng (TKTCXD) còn gọi là thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo là tài liệu được lập ra nhằm giải quyết các vấn đề thi cơng có tính ngun tắc Nó khơng đi sâu vào các q trình thị cơng cu thé

Thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo phải được tiến hành đồng thời cùng với thiết kế kỹ thuật, và là bộ phận của thiết kế kỹ thuật nhằm đảm bảo mối liên hệ phù hợp giữa các giải pháp qui hoạch không gian, giải pháp thiết kế kết cấu, giải pháp công nghệ với giải pháp về tổ chức và kỹ thuật thi công xây dựng

Trang 27

TKTCXD do tổ chức nhận thầu chính về thiết kế lập cùng với thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế kỹ thuật - bản vẽ thi cơng) hoặc có thể do đơn vị thiết kế chuyên mơn hóa khác thực hiện thiết kế thi công chỉ đạo theo hợp đồng kinh tế, nhưng phải được sự chấp thuận của tổ chức nhận thầu thiết kế chính

Lập thiết kế tổ chức xây dựng nhằm mục đích:

- Lựa chọn biện pháp thi công hợp lý cho những công việc chủ yếu, phức tạp, đồng thời xây dựng được sơ đồ tổ chức công nghệ để xây dựng các hạng mục cơng trình chính và tồn bộ cơng trình

- Thiết kế tổ chức xây dựng nhằm thể hiện tính hiện thực của phương án thiết kế kỹ thuật, đảm bảo cho việc đưa cơng trình vào hoạt động đúng kỳ hạn, với chất lượng tốt và chi phí hợp lý

- TKTCXD là căn cứ để lập tổng dự tốn cơng trình xây dựng

- Thiết kế tổ chức xây dựng là cơ sở để lập kế hoạch nhu cầu vốn đầu tư xây dụng, khối lượng công tác xây lắp, kế hoạch nhu cầu vật tư và nhu cầu lao động

- Thiết kế tổ chức xây dựng còn làm cơ sở để tiến hành công tác chuẩn bị xây dựng, bao gồm cả cơng tác giải phóng mặt bằng xây dựng và tổ chức đấu thầu xây dụng

2.2.1 CĂN CỨ ĐỀ LẬP TKTCXD

- Căn cứ vào dự án đầu tư đã được duyệt, đặc biệt là các giải pháp nêu trong tài liệu thiết kế cơ sở của dự án

- Căn cứ vào các giải pháp thiết kế kỹ thuật được chọn: Các giải pháp về kỹ thuật, kết cấu, khối lượng công tác, giải pháp về sử dụng vật liệu và yêu cầu về chất lượng xây dựng, yêu cầu về máy móc, thiết bị sử dụng để xây lắp các hạng mục cơng trình chính;

- Căn cứ vào những tài liệu điều tra, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn và khí

hậu khu vực xây dựng;

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, xã hội tại địa điểm xây dựng, điều kiện mặt bằng thi công, điều kiện giao thông công cộng ở khu vực thị công

- Căn cứ vào quy trình cơng nghệ thi công, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành

- Căn cứ vào trình độ thi công và khả năng trang bị máy móc, thiết bị ở mức độ trung bình tiên tiến của các đơn vị thi công trong ngành

- Căn cứ vào khả năng phối hợp giữa các đơn vị nhận thầu xây lắp về các mặt: vật tư, nhân lực, xe máy và thiết bị thi công để phục vụ các yêu cầu xây dựng công trình

- Căn cứ vào khả năng và các điều kiện cung cấp các nguồn lực cho thi công (khả năng cung cấp các chỉ tiết, cấu kiện, vật liệu xây dựng, nhân công và máy móc thiết bị thi cơng) trong vùng

- Căn cứ vào các tài liệu liên quan về nguồn cung cấp điện nước khí nén, hơi hàn, đường liên lạc hữu tuyến, vô tuyến, đường vận chuyển nội bộ

- Các tài liệu có liên quan đến khả năng cung cấp nhân lực và đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân trên công trường

- Các hợp đồng ký kết với nước ngoài về cung cấp vật tư, thiết bị

- Căn cứ vào định mức của nhà nước về định mức hao phí lao động, định mức hao phí máy móc thiết bị thi công, định múc tiêu dùng vật tư, nguyên liệu, vật liệu và các thông tư, văn bản hiện hành có liên quan đến cơng tác thiết kế thi công

Trang 28

2.2.2 NOI DUNG CUA THIET KE TO CHUC XAY DUNG (TKTCXD)

Nội dung của thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo được phản ảnh bằng tài liệu, hồ sơ của nó

Hồ sơ của thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

a Kế hoạch tiến độ xảy dựng

Xây dựng kế hoạch tiến độ thi cơng chung tồn bộ cơng trình trên cơ sở sơ đồ công nghệ xây dựng các hạng mục cơng trình và các yêu cầu về xây dựng cơng trình của Chủ đầu tư để xác định:

- Trình tự và thời hạn tiến hành các công việc ở giai đoạn chuẩn bị xây dựng - Trình tự và thời hạn xây dựng các cơng trình phụ trợ

- Trình tự và thời hạn xây dựng các hạng mục cơng trình và tồn bộ cơng trình - Tiến độ về nhu cầu vốn đầu tư và khối lượng công tác xây lắp thực hiện theo các giai đoạn xây dựng và theo thời gian

b Tổng mặt bằng xây dựng

Phần này được thể hiện trên bản vẽ bao gồm: Bình đồ tổng thể, trong đó thể hiện: - VỊ trí các cơng trình vĩnh cửu, các cơng trình tạm

- VỊ trí các cơng trình phục vụ thi công như hệ thống cung cấp nước thoát nước, cấp điện v.v

- VỊ trí các kho bãi, vị trí tập kết máy móc thi công, hệ thống đường vận chuyển - VỊ trí các cơng trình phải giữ lại và những cơng trình phải phá bỏ trong từng giai đoạn xây dựng cơng trình

- Sơ đồ bố trí mạng lưới cọc mốc cơ sở

c Sơ đồ tổ chức công nghệ để xây dựng các hạng mục cơng trình chính và mô tả biện pháp thỉ công các công việc đặc biệt phức tạp

Nội dung này được thể hiện bằng các bản vẽ mô tả trình tự cơng nghệ thi công xây dựng cho các công việc phức tạp, các hạng mục cơng trình chính về sơ đồ di chuyển máy móc thiết bị, trình tự thi cơng xây dựng, trình tự lắp ráp các chi tiết, cấu kiện và biện pháp đảm bảo an toàn lao động v.v

đÌ Khối lượng công tác

Lập biểu thống kê khối lượng công tác kể cả phần việc lắp đặt các thiết bị công nghệ, trong đó phải tách riêng khối lượng công việc theo hạng mục cơng trình và theo giai đoạn xây dựng Phải thể hiện được đầy đủ khối lượng công tác cần thực hiện kể từ khi chuẩn bị xây dựng đến khi hồn thành cơng trình đủ điều kiện đưa vào khai thác Cu thé:

- Liệt kê khối lượng công tác chuẩn bị

- Liệt kê khối lượng công tác xây lắp, công tác vận chuyển - Dự kiến phân khai khối lượng công tác theo tháng, quý, năm

Trang 29

e Xdc dinh nhu cdu nguén luc cho thi céng

Phải xác định được toàn bộ nhu cầu các nguồn lực chủ yếu, cần thiết cho thi cơng

xây dựng cơng trình Cụ thê:

- Xây dựng được biểu tổng hợp nhu cầu về các chỉ tiết cấu kiện bán thành phẩm vật liệu và thiết bị xây dựng theo từng hạng mục cơng trình và theo từng giai đoạn xây dựng

- Biểu nhu cầu về xe máy, thiết bị cho thi công - Biểu nhu cầu về nhân lực cho thi công

‡ Sơ đồ bố trí mạng lưới cọc mốc cơ sở, độ chính xác, phương pháp và trình nự xác định mạng lưới cọc mốc

Đối với cơng trình đặc biệt quan trọng và khi địa hình phức tạp phải có chỉ dẫn riéng

g Ban thuyét minh

Yêu cầu về thuyết minh về phương án TKTCXD phải nêu nên: - Tóm tắt đặc điểm xây dựng cơng trình

- Điều kiện tự nhiên xã hội khu vực thi cơng như: Tình hình khí hậu, thủy văn, địa hình khu vực thi cơng tình hình dân cư và tình hình giao thông khu vực thi công Vấn đề đảm bảo giao thơng trong q trình thi công

- Yêu cầu về thời hạn thi công và khả năng triển khai lực lượng thi công Điều kiện mặt bang thi công và phân bố khu vực công trường

- Cơ sở lựa chọn phương án thi công, đồng thời phải chứng tỏ phương án thi công được chọn là hợp lý nhất Luận cứ về lựa chọn máy móc thiết bị thi cơng, hình thức tổ chức, sử dụng máy móc thi cơng, các vấn đề tổ chức sửa chữa, duy tu máy móc thiết bị thi công

- Thuyết minh về tổ chức lao động: Bao gồm yêu cầu về số lượng, chất lượng lao động, hình thúc tổ chúc tổ đội, hình thức hợp tác với các đơn vị thi công khác

- Thuyết minh về tổ chức cung ứng vật tư kỹ thuật cho xây dựng bao gồm: Yêu cầu về số lượng, chất lượng vật tư, thời gian cung cấp, hình thức tế chức vận chuyển bảo quản và hệ thống kho bãi

- Thuyết minh về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ thi công các cơ sở sản xuất phụ và phụ trợ Công tác cung cấp điện, nước, khí nén và các năng lượng khác phục vụ thi công

- Công tác tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý công trường, các biện pháp đảm bảo đời sống cho người lao động

- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và công tác bảo hộ lao động, biện pháp bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái

- Quy trình vận hành, bảo trì cơng trình

- Xác định hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của phương án thi công được chọn như: Nhu cầu vốn đầu tư, thời gian thi công giá trị công tác xây lắp và hoàn thành bàn giao, giá trị các loại tài sản cố định tham gia vào thi công, nâng suất lao dộng bình quân, hao phí lao động và hao phí vật tư chủ yếu v.v

Trang 30

Chit y:

Đối với các cơng trình có quy mơ lớn, u cầu kỹ thuật phức tạp, nội dung của thiết kế tổ chức xây dựng phải đi sâu và chỉ tiết thêm trên cơ sở những nội dung chủ yếu đã nêu trên

Đối với các cơng trình quy mô không lớn, yêu cầu kỹ thuật không phức tạp thì nội dung cần đơn giản và ngắn gọn hơn Cụ thể:

a Kế hoạch tiến độ xây dựng, kể cả giai đoạn chuẩn bị b Tống mặt bằng xây dựng

c Biểu thống kê khối lượng công tác kể cả khối lượng công tác xây lắp và khối lượng công tác chuẩn bị xây dựng

d Biểu tổng hợp về nhu cầu vật tư, xe máy thi công nhu cầu nhân lực

e Thuyết minh vấn tất về các biện pháp thi công và các biện pháp tổ chức xây dựng

2.2.3 THẤM DUYỆT THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỤNG

- Thiết kế tổ chúc xây dựng công trình được xét duyệt cùng với thiết kế kỹ thuật vì nó là bộ phận của hồ sơ thiết kế kỹ thuật

- Cơ quan thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật đồng thời là cơ quan thẩm duyệt thiết kế tổ chức xây dựng

- Thủ tục và trình tự thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật cũng là thủ tục và trình tự xét duyệt thiết kế tổ chức xây dựng

2.3 THIẾT KẾ TÔ CHỨC THỊ CÔNG CHI TIẾT

Thiết kế tổ chức thi công chỉ tiết hay còn gọi là thiết kế tổ chức thi công thực hiện là tài liệu tính toán các phương án bố trí, phối hợp sắp xếp một cách hài hòa các lực lượng thi công, các phương tiện thi công về mặt không gian và thời gian, sao cho tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cơng trình và thời hạn thi công

Thiết kế tổ chức thi công chỉ tiết do tổ chức nhận thầu xây lấp chính thực hiện nhăm mục đích để hướng dẫn va quan lý đơn vị thí cơng ở cơng trường

Đối với cơng trình có quy mơ lớn, việc tiến hành thi công do nhiều đơn vị thực

hiện thi cơng thì việc thiết kế tô chức thi công do tổ chức nhận thầu chính chịu trách nhiệm chung

Đối với các công việc xây lắp riêng rẽ do tổ chức xây lắp riêng rẽ thực hiện thì tổ

chức đó chịu trách nhiệm thiết kế tổ chức thi công cho các cơng việc mình làm, nhưng tổ chức nhận thầu chính vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả của phương án thi công

Tổ chức nhận thầu chính có thế tiến hành ký hợp đồng với các cơ quan thiết kế khác để lập thiết kế tổ chức thi công khi cần thiết, nhất là đối với các cơng trình quan trọng, thiết kế kỹ thuật phúc tạp

Thiết kế tổ chức thi công chỉ tiết (viết tắt là TKTCTC) được lập trên cơ sở thiết kế tổ chức xây dựng đã được duyệt và theo bản vẽ thi công để thực hiện thi công xây lắp cơng trình và các cơng tác chuân bị xây lắp

Trang 31

Lập thiết kế tổ chức th công chỉ tiết nhằm muc dich:

- TKTCTC chi tiết nhằm cụ thể hóa những øì có trong thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo để trực tiếp hướng dẫn thi công cho các đơn vị tại hiện trường

- TKTCTC chỉ tiết nhằm lựa chọn được phương án tổ chức thi công hợp lý cho nhà thầu xây dựng nhằm đáp úng yêu cầu của Chủ đầu tư về thời gian xây dựng, khối lượng công tác xây dựng, chất lượng cơng trình xây dựng, phù hợp với điều kiện mặt bằng thi công, trình độ trang bị kỹ thuật của đơn vị thi công và phù hợp với điều kiện cung cấp các nguồn lực cho thi công của đơn vị thị công

Phương án thiết kế tổ chức thi công chỉ tiết phải đảm bảo phương án thi công đưa ra thực hiện sẽ đem lại hiệu quả cao nhất trên cơ sở rút ngắn thời gian xây dựng, hạ giá thành, nâng cao chất lượng xây lắp và.đảm bảo an toàn lao động

Khi lập thiết kế tổ chức thi cơng chỉ tiết ngồi việc dựa vào yêu cầu của Chủ đầu tư về khối lượng công tác yêu cầu kỹ thuật, thời hạn thi cơng cịn phải dựa vào trình độ tổ chức, trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng cung cấp các nguồn lực cho thi công của don vi thi cong

Kinh phí lập thiết kế tổ chức thi công chỉ tiết được tính vào chỉ phí chung

2.3.1 CĂN CỨLẬP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THỊ CÔNG CHI TIẾT

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công chỉ đạo bản vẽ thị công và tổng dự toán xây dựng đã được cấp thâm quyền phê duyệt

- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết với bên (A) về: khối lượng công tác, yêu cầu về ẹ thuật, chất lượng xây lấp, tiến độ thực hiện, thời điểm nghiệm thu, giá trị hợp đồng v.v

Căn cứ vào tài liệu điều tra, khảo sát thăm dò địa điểm và khu vực thi công, đặc

biệt là điều kiện tự nhiên, xã hội khu vực thi công, yêu cầu về thời điểm khởi công và

thời điểm kết thúc thi công và điều kiện mặt bằng thi công

- Căn cứ vào khả năng trang bị kỹ thuật và trình độ tổ chức thi công của tổ chức thi công, khả năng cung cấp các nguồn lực cho thi công như khả năng cung cấp máy móc thiết bị, cung cấp vật tư, nhân lực v.v

- Căn cứ vào các hợp đồng cung cấp vật tư, thiết bị, cấu kiện vật liệu với các đơn VỊ cung cấp

- Căn cứ vào khả năng phối hợp thi công giữa các đơn vị nhận thầu xây lắp với đơn vị nhận thầu chính

- Căn cứ vào các quy trình, quy phạm thi công, các định mức hao phí nội bộ của nhà thầu và các thông tư, văn bản liên quan đến công tác thiết kế tổ chức thi công

2.3.2 NỘI DUNG LẬP THIẾT KẾ TỔ CHỨC THỊ CÔNG CHI TIẾT

Nội dung thiết kế tổ chức thi công chi tiết cũng tương tự như thiết kế tổ chức thi

công chỉ đạo, nhưng với yêu cầu chỉ tiết hơn và cụ thể hóa hơn, đồng thời phải phù hợp

-với khả năng và điều kiện của đơn vị thị công nhằm hướng dẫn, chỉ đạo thi công sau này

Nội dung TKTCTC chỉ tiết bao gồm thiết kế tổ chức thi công ở giai đoạn chuẩn bị và thiết kế tổ chức thi công ở giai đoan xây lắp chính cụ thể như sau:

Trang 32

Chi phí máy thi công trong một ca công tác:

Giá trị cột 8) = Giá trị cột 4 X Giá trị cột 6 + Giá trị cột 3 x Giá trị cột 7 hoặc: Giá trị cột § = Giá trị cột 4 x (Giá trị cột 6 + Giá trị cột 7X Giá trị cột 5);

- Chi phi sử dụng máy thi công và nhân công trong một ca công tác bằng tổng giá

trị cột 8

Biểu 2.8 Kết quả tính tốn cho công việc đào vận chuyển đất

Định S6 mày SO may Hé f° Chi phí máy thi cơng Chỉ phí

May thi] mức | YUSA | OM ì Chỉ phí | Chiphí | máy thi

~ # | trong] | sửdụng | dụng og: Cae Tất :

công | năng suất ca (máy)/ ca | CÔ định | biến doi cơng

(MÌca) (máy)/ ca cá máy (ng.đ/ca) | (ng.đ/ca) | (ng.d.)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

Phương án 1: Khối lượng công tác: 297,62 m'/ca

Ne 297,62 l ] ! 1030.896 583.2 1614.1

Or to: 119,05 2,5 3 0,84 | 1694.667 | 1285.956 2980.62 M 110 cv ủi 2222,22 0,13 | 0,13 | 750.7298 | 55.7172 | 806.447

N/C: 2 -

3/7 123.46 2.4 3 0,8 50,0 0 150

Céng chi phi mot ca cong tac: 5551.17 ng d/ca Phuong an 2: Khdi luong cong t4c:436,68 m*/ca

MD | 436.68 I ¡ | 15793 | 743.58 | 2322.88 Or tÕ | 119,05 3.7 4 0.91 | 564.8889 | 1877.904 | 2442.79 MW) 9992.22 | 0,2 110 cv s I 02 | 750.7298 | 83.16 | 833.89 NIC: | 12346 | 3⁄45 3/7 4 | 089 | 50/0 0 200 Cộng chỉ phí một ca công tác: 5799.56 ng đ/ca

b Tính chỉ phí máy thỉ công và nhân công cho một đơn vị sản phẩm của các phương án

- Tinh chi phi may thi cong cho.mét don vị sản phẩm của phương ấn |: Z4 =5551,17/297,62 = 18.652 ngàn đồng /m)

Trang 33

- Tính chi phí máy thi cơng cho một đơn vị sản phẩm của phương án 2: Z, = 5799.56 / 436.68 = 13.281 ngan déng /m*:

Kết luận: Chọn phương ấn 2,

Bước +: Xác định thời gian thỉ công và lực lượng thi cơng

Vì phương án được chọn để thi công là phương án 2 nên Thdi gian thi cong: t = 10.000 m*/ 436,68 m*/ca = 22.9 ca;

Mỗi ngày làm việc một ca nên thời gian thi công là 22.9 ngày (ầm tròn là 23 ngày;

Lực lượng thị công gôm:

Máy dao 1,25 m*: 01 cái;

Ơtơ 10 tấn: 04 cát;

Máy ủi II0CV: 01 cát;

Công nhân bậc 3/7: 04 người

Nhận xét:

a Kết quả lựa chọn phương án thi công, xác định thời gian thí cơng và lực lượng thi công theo hai phương pháp không thay đổi

b Trong trường hợp có nhiều phương án tổ hợp máy thi công, việc lựa chọn tổ hợp máy thi công xác định thời gian thi công và lực lượng thi công cho một công việc nào đó theo phương pháp thứ 2 sẽ đơn giản và có nhiều ưu việt hơn phương pháp 1

Một số chú ý khi chọn máy chủ đạo trong tổ hợp máy thi cơng

Vì mục tiêu chọn tổ hợp máy thi công hợp lý là: Chỉ phí thí cơng cho một đơn Vị khối lượng công tác là nhỏ nhất, nên tổ hợp máy thi công được gọi là hợp lý tuyệt đối khi toàn bộ máy thi công trong tổ hop máy được tận dụng công suất tối đa Tức là các máy thi công trong tổ hợp máy đều có hệ số sử dụng bằng một Đây là trường hợp lý tưởng, điều này trên thực tế chúng ta khó có thể đạt được Vì vậy khi chọn tổ hợp may thi công chúng ta cần chú ý nâng cao hệ số sử dụng của máy thi cơng có đơn giá ca máy cao nhất hoặc máy có cơng suất lớn nhất Để làm được điều này khi chọn máy chủ đạo trong tổ hợp máy thi công cần chú ý: |

Máy chủ đạo có thể chọn một trong ba trường hợp sau đây:

- Máy chủ đạo là máy có vai trò quyết định đến năng suất của ca công tác

Trường hợp trong tổ hợp máy thi công nếu có nhiều máy có vai trò quyết định đến năng suất ca cơng tác thì máy chủ đạo có thể là:

- Máy có đơn giá ca máy lớn nhất - Máy có năng suất cao nhất

Thí dụ: Trong tổ hợp máy thi công lớp đá dăm đệm, máy thi công bao gồm: Máy ủi, máy san, lu bánh thép 6 tấn, lu 10 tấn, lu 12 tấn Các máy này đều có vai trị quyết định đến năng suất của ca cơng tác, vì một trong các máy trên khơng hồn thành nhiệm vụ đều ảnh hưởng đến năng suất chung Khi đó máy chủ đạo sẽ là máy có dơn giá ca máy lớn nhất hoặc máy có năng suất lớn nhất Trong trường hợp này khi chọn tổ hợp máy thi công hợp lý cần đưa ra các giả định khác nhau về máy chủ đạo để tính tốn và so sánh chọn phương án tổ hợp máy thí cơng

Trang 34

2.5.4.XAY DUNG PHUONG AN TO CHUC THI CONG VA LAP KE HOACH TIEN DO THI CONG TOAN BO CONG TRINH

Phương án tổ chức thi công tồn bộ cơng trình được phản ánh bằng kế hoạch tiến độ thi cơng cơng trình Như vậy mục đích của bước này là phải thiết lập được sự phối hợp hợp lý về không gian và thời gian giữa lực lượng thi công và thời gian thi công của các công việc riêng rẽ với nhau để thi cơng cơng trình đạt được mục đích của tổ chức xây dựng

Tức là lựa chọn được phương án kế hoạch tiến độ thị công và tổ chức lực lượng thi cơng tồn bộ cơng trình hợp lý nhất đề đưa ra thực hiện

Về nguyên tắc có thể đưa ra nhiều phương án tổ chức thi công đáp ứng với yêu cầu chất lượng thi cong, thời gian thi công và lực lượng thr cong, sau đó tính tốn lựa chọn phương án tô chức thi công hợp lý nhất, mang lại hiệu quả cao nhất

Phương pháp lập kế hoạch tiến độ thi công sẽ được đề cập trong chương 4 2.5.5 ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỊ CƠNG

Tính tốn và so sánh lựa chọn phương án tổ chức thi công là việc tính tốn các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết của từng phương án sau đó tùy thuộc vào mục đích xây dựng cơng trình mà sử dụng các chỉ tiêu phù hợp để so sánh lựa chọn phương án

Phương á án tổ chúc thi công được gọi là hợp lý khi:

- Phương án thi công đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng xây dựng và thời hạn xây dựng

- Phương án tổ chức thi công phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội tại khu vực thi công, đồng thời phải phù hợp với khả năng cung cấp các nguồn lực của đơn vị thi công trên cơ sở tận dụng tối đa khả năng trang bị kỹ thuật hiện có và khả năng huy động các nguồn lực cho thị công của đơn vị thi công

- Phương án tổ chức thi công phải mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất

Phương pháp so sánh đánh giá lựa chọn phương án tổ chức thi công được đề cập trong chương 5

2.5.6 XÁC ĐỊNH CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- xác định những nhu cầu nguồn lực cần thiết cho thi công cơng tình và các biện pháp tổ chức cung cấp các nguồn lực đó

- Xây dựng các biện pháp tổ chức hướng dẫn và giám sát kỹ thuật

_ - Xây dựng các biện pháp kiểm tra chất lượng vật tư kỹ thuật, chất lượng sản phẩm xây dựng '

- Xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và bảo hộ lao động, biện pháp tổ chức công trường và quản lý sản xuất, công tác điều độ sản xuất v.v

- Xây dựng các biện pháp phòng chống cháy, nổ, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái

Trang 35

CHUONG 3

TO CHUC THI CONG XAY DUNG

THEO PHUONG PHAP DAY CHUYEN

3.1.QUA TRINH THI CONG XAY DUNG VA TO CHUC THI CONG XAY

DỰNG THEO PHƯƠNG PHÁP DÂY CHUYỂN

3.1.1 QUA TRINH THI CƠNG XÂY DUNG

Q trình sản xuất là quá trình hoạt động để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện để đưa vào sử dụng

Quá trình thi cơng xây dựng cơng trình là toàn bộ hoạt động của đơn vị thi công kể từ khi chuẩn bị đến khi hồn thành cơng trình đủ điều kiện đưa vào khai thác

Quá trình thi cơng xây dựng cơng trình bao gồm nhiều quá trình thi cơng thành phần

Để có thể tiến hành tổ chức thi công xây dựng công trình theo phương pháp dây chuyền, chúng ta cần nghiên cứu phân chia quá trình thi công xây dựng công trình thành các quá trình thành phần

Có nhiều cách phân chia, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu, ở đây chúng ta xem xét một số cách phân chia có liên quan đến phương pháp tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền

a Can cứ vào nội dung và mức độ phúc tạp của quá trình thi cơng Có thể chia ra:

- Công việc: Là một phần việc của quá trình thi cơng giản đơn như vận chuyển đá, san đá, lu lèn là ba phần việc của thi công lớp móng đường Mỗi cơng việc tương ứng với một nguyên cơng

- Q trình thì công giản đơn: Là tập hợp các cơng việc có quan hệ với nhau về công nghệ, thí dụ thi cơng lớp móng đường là một q trình thi cơng giản đơn Mỗi quá trình thi công giản đơn tương ứng với một giai đoạn công nghệ

- Oud trinh thi công tổng hợp: Là tập hợp nhiều q trình thi cơng giản đơn có quan hệ chặt chế với nhau về công nghệ và tổ chức để tạo ra một sản phẩm nào đó

Thí dụ: Thi công mặt đường là một q trình thi cơng tổng hợp, bao gồm các quá trình thi cơng giản đơn: Thị cơng lớp móng đường, thi công lớp áo đường, thi công lớp phủ mặt đường

Như vậy: Nếu một quá trình thi cơng thành phần bao gồm một giai đoạn cơng nghệ thì q trình đó được gọi là quá trình thi công giản đơn

Một giai đoạn công nghệ bao gồm nhiều công việc thành phần, một công việc thành phần lại bao gồm nhiều bước cơng việc

Nếu q trình thi công bao gồm nhiều giai đoạn cơng nghệ thì được gọi là quá trình thi công tổng hợp

Trang 36

- Chú ý: Quá trình thi công tổng hợp và thi công giản đơn được phân chia một cách tương đối tuỳ vào đối-tượng thï công đang xét

Nếu lấy thi công xây dựng một tuyến đường làm đối tượng của q trình thi cơng tổng hợp thì quá trình này bao gồm các quá trình thi công giản đơn như: Thi công nền đường, thi công cơng trình nhân tạo, thi công mặt đường, công tác hoàn thiện Qua trinh thi công mặt đường lại bao gồm các công việc thành phần như: Thi công lớp móng đường, thi cơng lớp áo đường, thi công lớp phủ mặt đường

Nếu lấy thi công mặt đường làm đối tượng thi cơng tổng hợp thì quá trình này.bao gồm các q trình thi cơng giản đơn như: Thi công lớp móng đường, thi cơng lớp áo đường, thi công lớp hủ mặt đường Khi đó, quá trình thi cơng lớp móng đường bao gồm các công việc thành phần như: Vận chuyển đá, san đá, lu lèn

b Căn cứ vào mối quan hệ giữa các quá trình tl cơng Có thể chia ra

- Q trình it cơng song song độc lập:

Là các quá|tr ình được tiến hành thi công song song không phụ thuộc vàø nhau trên các khu vực khác ¡nhau

Thí dụ: Thi cổng nền đường đào khối lượng đọc tuyến với thi công nền đường ¢ đào khối lượng tập trung là hai quá trình thi công song song độc lập, hai mố cầu được thi công song song:với nhau, các trụ cầu thi công song song đồng thời (nến điều kiện

.cho phép) ¬— | SỐ

- Q tr thì cơng song song phụ thuộc:

Là các quá trình thi cong song song với nhau trên các khu vực khác nhau nhưng lại phụ thuộc lẫn nhạu về mặt tổ chức hoặc kỹ thuật

- Thí dụ: Thì cơng các lớp mặt đường khác nhau ở khu vực kế tiếp nhau

Sự phan chia các quá trình sản xuất trong thi công xây dựng các cơng trình giao thơng như trên sẽ làm CƠ SỞ cho VIỆC sắp xếp tổ chức lực lượng thi công theo phương pháp dây chuyển|

3.1.2 TỔ CHỨC THI CÔNG XÂY: DỤNG THEO PHƯƠNG PHÁP DAY CHUYEN Bản chất của phương pháp tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyển là: Quá trình sản xuất tạo nên'sản phẩm được chia ra thành các q trình cơng nghệ thành phần, môi một quá trình thành phần do một cơng nhân, nhóm cơng nhân hay một đơn vị chuyên nghiệp có trang bị kỹ thuật phù hợp thực hiện để sản xuất tạo nên sản phẩm Khi đơn vị ehuyên nghiệp cuối cùn 8 hoàn thành qúa trình thành phần cuối cùng dé tao nén san phẩm thì qua trình sản xuất kết thúc Nếu muốn tiếp tục thì quá trình sản xuất sẽ được lặp lại trên sản phẩm khác tiếp theo

Trong sản xuất công nghiệp, lực lượng sản xuất (cơng nhân, máy móc thiết bị) cố định còn sản phẩm (đối tượng sản xuất) thi di chuyển Nhưng trong xây dựng thì ngược lại, đối tượng sản xuất cố định, còn lực lượng sản xuất thì di chuyển

Trong xây dựng, khi tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền thì mỗi đơn vị

chuyên nghiệp chỉ thực hiện một loại công việc, hoặc một giai đoạn công nghệ nhất định

tương đương với một quá trình thành phần trong quá trình thi cơng kể từ khi bắt đầu

Trang 37

khởi cơng đến khi hồn thành cơng trình Khi nhiệm vụ sản xuất của mình đã hồn thành thì đơn vị chuyên nghiệp được đưa ra khỏi khu vực thi công để thực hiện công việc của mình trên sản phẩm khác

3⁄2 PHÂN LOẠI DÂY CHUYỂN

3.2.1 DÂY CHUYỀN BƯỚC CÔNG VIỆC

Là loại dây chuyên mà đối tượng tổ chức của dây chuyên là các bước công việc, đây là dây chuyển cơ sở

Khi tổ chức thi công theo dây chuyền bước công việc, người ta chia công việc thành các bước công việc (một phần công việc), mỗi công nhân hay một nhóm cơng nhân chỉ thực hiện một bước hay một phần công việc nhất định

Khi nhóm cơng nhân cuối cùng.hồn thành bước cơng việc cuối cùng thì đối tượng thi cơng được hồn thành Ở dây chuyển này mỗi cơng nhân hoặc nhóm cơng nhân trong tổ thực hiện một phần việc nhất định trong phạm vi nhất định để thực hiện bước công việc được giao

Thí dụ: Cơng việc rải đá bao gồm các bước công việc: Xúc và vận chuyển đá đến nơi quy định, san đá Công việc lu lèn lớp áo đường bao gồm ba bước công việc: lu sơ bộ (lu ồn định) lu chặt lu phẳng

3.2.2 DAY CHUYEN THI CONG GIAN DON '

Dây chuyền giản đơn còn gọi là đây chuyển đơn hay dây chuyền chuyên nghiệp Dây chuyển thi cộng giản đơn: Là đây chuyển mà một đơn vị chuyên nghiệp độc lập (tổ, đội) có trang bị kỹ thuật phù hợp đảm nhiệm một q trình cơng nghệ thành phần (hoặc một quá trình thì cơng thành r phân): và thực hiện tuần tt trong các phân

đoạn tÌủ công :

Khi đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn” thành quá trình cuối cùng trên phân đoạn cuối cùng tạo nên sản phẩm xây dựng hoàn chỉnh thì quá trình thi cơng cơng trình được kết thúc

Như vậy, đối tượng lập của loại dây chuyền này là q trình thi cơng giản đơn Ở dây chuyền giản đơn, các nhóm cơng nhân chuyên nghiệp di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ nhất định của quá trình thi cơng giản đơn nào đó

Một dây chuyền thi công giản đơn (dây chuyền chuyên nghiệp) bao gồm nhiều công việc Một cơng việc cũng có thể bố trí thành các dây chuyền bước công việc

—_ Thí dụ: Thì cơng lớp móng đường là đây chuyển thi công giản đơn bao gồm các công việc như: Rải đá, lu lèn là hai công việc của thi cơng lớp móng đường Trong cơng việc lu lèn cũng có thể bố trí thành các dây chuyền bước công việc trên các phân đoạn

như: Dây chuyền lu sơ bộ, lu chặt, lu phẳng 3.2.3 DÂY CHUYỂN THI CONG TONG HGP

Là dây chuyên bao gôm nhiều dây chuyên đơn có mối quan hệ với nhau về công nghệ và tổ chức để thực hiện các quá trình thi cơng tổng hợp

Thí du: Thi cơng đường ô tô là đối tượng của dây chuyền tổng hợp, bao gồm các dây chuyền đơn (dây chuyền chuyên nghiệp) như: Dây chuyền thi công nền đường, day chuyền thi công các cơng trình thốt nước, dây chuyền thi công mặt đường

Trang 38

Khi đối tượng dây chuyển tổng hợp mở rộng ra thành tùng hạng mục cơng trình hay các cơng trình đơn vị thì người ta còn gọi là dây chuyển hạng mục công trình

Ngồi ra khi đối tượng lập cho các quá trình song song độc lập và song song phụ thuộc thì người ta còn gọi là dây chuyền song song độc lập và song song phụ thuộc

Tất cả các trường hợp kể trên chỉ là trường hợp riêng của dây chuyền tổng hợp Dây chuyền chuyên nghiệp và dây chuyển tổng hợp cũng được hiểu một cách tương đối tuỳ vào đối tượng đang Xét

Thí dụ: Nếu coi đây chuyền thi công mặt đường là dây chuyền chuyên nghiệp hay dây chuyển giản đơn thì dây chuyển này lại bao gồm các công việc như: thi công lớp móng đường, thi cơng lớp áo đường, thi công lớp phủ mặt đường

Nếu coi đối tượng thi công mặt đường là dây chuyền tổng hợp thì dây chuyển tổng hợp này bao gồm các dây chuyền chuyên nghiệp như: dây chuyền thi công lớp móng cấp phối lớp dưới, dây chuyền thi cơng lớp móng lớp trên, dây chuyền thi công lớp bê tông nhựa hạt thô, dây chuyền thi công lớp bê tông nhựa hạt mịn

Ngược lại, nếu coi việc thi công đường ô tô là một dây chuyền tổng hợp, thì khi đó dây chuyển tổng hợp này bao gồm các dây chuyền đơn (dây chuyền chuyên nghiệp) như: dây chuyền thi công nền đường, dây chuyển thi công cơng trình nhân tạo (nếu có),

dây chuyền thi cơng mặt đường c ¬ số

Như vậy cũng là thi công mặt đường thì trong trường hợp này là dây chuyền tổng hợp, ở trường hợp khác lại được coi là dây chuyển đơn (dây chuyền chuyên nghiệp) Vì vậy khi thiết kế tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền cần chú ý lấy đối tượng thi cơng nào là chính và coi quá trình thi cơng nào là q trình thi công tổng hợp, quá trình nào là quá trình thi công giản đơn để làm đối tượng lập dây chuyển chuyên nghiệp hay tổng hợp

3.3.CÁC THAM SỐ CỦA DÂY CHUYỂN 3.3.1 CÁC THAM SỐ VỀ KHƠNG GIAN

a Diện cơng tác

Diện cơng tác (hay cịn gọi là mặt trận công tác) là khoảng không gian cần thiết đủ để người cơng nhân hay nhóm cơng nhân tham gia vào dây chuyền có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình theo quy trình kỹ thuật và quy định về an toàn lao động để đạt

được năng suất lao động cao : -

Trong tổ chức thi công dây chuyền, người ta thường chia diện công tác thành: diện công tác không hạn chế và diện công tác phụ thuộc

- Điện công tác không hạn chế

Là diện công tác cho phép triển khai đồng thời các loại cơng tác trên tồn tuyến mà không bị hạn chế vì lý do mặt bằng thi công

- = Điện công tác phụ thuộc

Là điện công tác phụ thuộc vào sự hồn thành của cơng việc giải phóng mặt bằng hoặc phụ thuộc vào sự hồn thành của các cơng việc trước nó Vì vậy khi thiết kế thi công các cơng trình giao thơng theo phương pháp dây chuyền cần chú trọng đến diện công tác cho hoạt động của dây chuyền đang xét và diện công tác cho dây chuyển tiếp theo để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động cũng như đảm bảo cho năng suất lao động của dây chuyền đạt mức cao nhất

Trang 39

b Doan thi céng va khu vuc thi cong

Trong tổ chức thi công xây dựng các cơng trình, do yêu cầu kỹ thuật thi cơng, an tồn lao động và tổ chức lực lượng thi công, người ta thường chia ra đối tượng thi công

thành những đoạn thi công hay,khu vực thi công '

Khi đối tượng thi công được phát triển theo chiều dài, người ta thường chia đối tượng thi công thành những đoạn, thì cơng Khi đối tượng thi công phát triển trên điện rộng thì người ta chia đối tượng thi công thành các khu vực thi công Các đoạn thi công hoặc khu vực thi công phải đáp ting yéu cau vé mat bằng thi công, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lao động và điều kiện làm việc của tổ công tác

Việc phân chia đối tượng thi công thành các đoạn thi công hay các khu vực thi

công phụ thuộc vào đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật công nghệ của từng đoạn hay khu vực

thi công, điều kiện địa hình khu vực thi cơng và phụ thuộc vào hệ thống giao thông công cộng và hệ thống đường vận chuyền trong khu vực thi công

Phân chia đối tượng thi công thành những đoạn thi công hay khu x vực thi công là điều kiện để có thể áp dụng các phương pháp tổ chức thi công phù hợp, như: phương pháp tuần tự, phương pháp song song hay phương pháp thi công dây chuyền Trong mỗi phân đoạn thi công hay khu vực thi công người ta cịn có thể chia ra thành các phân đoạn hay các khu vực nhỏ để có thể tổ chức thi công dây chuyển don hay dây chuyền

bước công việc ,

3.3.2 CÁC THAM SỐ THỜI GIAN | a Nhip day chuyền (K,)'

La khoảng thời gian cần thiết để dây chuyền thứ () hoàn thành nhiệm vụ của mình | trên từng phân đoạn thi công Đơn vị đo của nhịp dây chuyền thường là gid, ca hoac ngày làm việc, đôi khi người ta còn dùng đơn vị tuần, hoặc tháng

b Bưóc đây chuyển (K,)

Là khoảng thời gian giãn cách giữa sự bắt đầu của hai dây chuyền kế tiếp nhau c Thời gian gián đoạn kỹ thuật của dây chuyền (Tew)

- Thời gian gián đoạn kỹ thuật hay còn gọi là thời gian gián đoạn công nghệ của dây chuyén (i)

Là khoảng thời gian chờ đợi cần thiết do yêu cầu công nghệ thi công của dây chuyền (¡) tạo nên Thí dụ: Thời gian chờ bê tông đông kết

Nếu dây chuyền (¡) có thời gian gián đoạn kỹ thuật Tẹ„, thì sự bắt đầu của dây chuyền kế sau (dây chuyền ¡+1) trên phân đoạn thi công đang xét chỉ được tiến hành sau khi kết thúc công việc của dây chuyền (¡) một khoảng thoi gian 1a Tay

d Thời gian hoạt động của dây chuyển (Ti) Đối với dây chuyền chuyên nghiệp

Là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu hoạt động của đơn vị chuyên nghiệp trên đối tượng thi công đến thời điểm kết thúc tồn bộ cơng việc của dây chuyển đang xét

Nói cách khác: Thời gian hoạt động của dây chuyền chuyên nghiệp là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu hoạt động của người hoặc máy đầu tiên đến thời điểm kết thúc hoạt động của người hoặc máy cuối cùng trên đây chuyền đang xét sau khi hồn'

thành cơng việc của mình :

Trang 40

aft ae A 5 +

Đối với dây chuyển tổng hợp

Thời gian hoạt động là khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu triển khai dây chuyển chuyên nghiệp đầu tiên đến khi kết thúc công việc cuối cùng của dây chuyền chuyên nghiệp cuối cùng

Nói cách khác: Thai ¢ gian hoat dong của dây chuyền tổng hợp là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu hoạt động của người hoặc máy đầu tiên thuộc dây chuyền chuyên nghiệp đầu tiên đến thời điểm người hoặc máy cuối cùng thuộc dây chuyền chuyên nghiệp cuối cùng kết thúc hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình

Thời gian hoạt động của dây chuyền là thời hạn thi công của đối tượng thi công đang xét Khi tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền cần phải tính tốn, thiết kế

dây chuyền sao cho thời gian hoạt động của dây chuyền trong thời gian ngắn nhất và

phải hoàn thành thi cơng cơng trình trong thời hạn cho phép

Chú ý: Thời gian hoạt động của dây chuyển (T;„) được tính theo thứ tự số ngày làm việc, tức là chỉ tính những ngày làm việc theo kế hoạch khơng tính đến ngày nghỉ

lễ, nghỉ chủ nhật và những ngày nghỉ do thời tiết xấu

e Thời gian triển khai của dây chuyên (T¡,)

Là khoảng thời gian cần thiết để lần lượt đưa các lực lượng sản xuất của dây chuyền đang xét vào hoạt động theo đúng trình tự của quá trình cơng nghệ thi cơng

Đối với dây chuyển chuyên nghiệp:

Thời gian triển khai của dây chuyển chuyên nghiệp là khoảng thời gian kể từ thời điểm người hoặc máy đầu tiên bắt đầu bước vào hoạt động cho đến khi người hoặc máy cuối cùng của dây chuyền bước vào hoạt động theo đúng trình tự của q trình cơng nghệ thi công

'Đối với dây chuyển tổng hợp:

Thời gian triển khai của dây chuyền tổng hợp là khoảng thời gian kể từ thời điểm người hoặc máy đầu tiên của dây chuyền chuyên nghiệp đầu tiên bắt đầu hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của mình, cho đến khi người hoặc máy cuối cùng của dây chuyển chuyên nghiệp cuối cùng bước vào hoạt động

Thời gian triển khai của dây chuyển tổng hop đài hay ngắn phụ thuộc vào số lượng dây chuyên chuyên nghiệp, thời gian triển khai của các dây chuyền chuyên nghiệp, và thời gian gián đoạn công nghệ của các dây chuyền

Thời gian triển khai càng dài thì càng bất lợi cho q trình thi cơng vì dẫn đến thời gian hoạt động của dây chuyển tổng hợp sẽ lớn Tức là thời gian thi công công trình sẽ kéo dài

g Thời gian hoàn tất của dây chuyển (Tì,)

Là khoảng thời gian cần thiết để lần lượt đưa các lực lượng thi công ra khỏi khu vực thị công sau khi các lực lượng này đã hoàn thành nhiệm vụ của mình

Đối với dây chuyền tổng hợp: Thời gian hoàn tất là khoảng thời gian kể từ khi người hoặc máy đầu tiên của dây chuyền chuyên nghiệp đầu tiên sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình đến khi người hoặc máy cuối cùng của dây chuyển c cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ của mình và ra khỏi khu vực thi công

Ngày đăng: 31/05/2023, 13:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w