GV Đặng Thị Ánh Ngọc BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI o0o BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA Chuyên đề KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP[.]
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP UÔNG BÍ
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Một Thành Viên
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đổi mới công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Uông Bí được thành lập từ ngày 27/6/1984, trên cơ sở tách từ Lâm trường Thống Nhất, thành lập 2 Lâm trường là Lâm trường Uông Bí và Lâm trường Đông Triều.
Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Uông Bí nằm trọn trong thành phố Uông Bí, phía Bắc giáp với Bắc Giang, phía Nam giáp đường 18A, phía Đông giáp với Hoành Bồ, phía Tây giáp Lâm trường Đông Triều Diện tích quy hoạch giao cho Lâm trường 6164 ha rừng và đất rừng Công ty có mạng lưới giao thông thuận tiện, được bố trí đều trong các tiểu khu vì vậy việc khai thác vận chuyển được thuận tiện Mặt khác, công ty nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh có nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, vì vậy việc tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng cho ngành than và các sản phẩm mộc dân dụng không tồn đọng.
Khi mới thành lập, do lâm phần của công ty nằm xen kẽ với các ngành than và vùng dân cư Vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn, chi phí quản lý bảo vệ rừng rất lớn ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của công ty. Để tồn tại và phát triển, trong kinh doanh công ty tạo nguồn vốn đầu tư để phát triển tài nguyên rừng, đổi mới công nghệ chế biến, công ty đã từng bước phát triển nhanh chóng Năm 1999, công ty đã liên doanh với Đài Loan xây dựng Nhà máy sản xuất ván dăm ép công suất 300m 3 / năm, với công nghệ tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả trồng rừng, tận dụng gỗ cành ngọn khai thác gỗ mỏ Năm 2000, công ty đã liên doanh với ngành than, đầu tư trồng rừng
PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH LÂM SẢN PHÒNG QUẢN LÝ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỘI LÂM NGHIỆP THAN THÙNG ĐỘI Ô TÔ VẬN TẢI PHÂN XƯỞNG CHẾ BIẾN GỖ trồng rừng áp dụng công nghệ sinh học rút ngắn chu kỳ kinh doanh rừng trồng từ 10 năm xuống còn 6 năm, vì vậy năng suất tăng 120m 3 /ha trồng rừng, bằng phương pháp cấy mô và nhập khẩu giống mới phù hợp với điều kiện Việt Nam để trồng Trong sản xuất hàng mộc, công ty đẩy mạnh công tác tiếp thị, cải tiến mẫu mã hàng hóa, áp dụng công nghệ mới trong chế biến đưa doanh thu hàng mộc tăng bình quân mỗi năm 25%/năm. Đến nay, công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Uông Bí đã trở thành doanh nghiệp hạng ba (theo xếp loại doanh nghiệp của Chính phủ) Hiện nay, công ty quản lý 6164 ha rừng và đất rừng Sản phẩm kinh doanh của công ty chủ yếu cung cấp cho ngành than với sản lượng bình quân 3000m3/năm Hàng mộc dân dụng cung cấp cho nhu cầu nhân sinh kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
Đặc điểm bộ máy tổ chức của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH MTV Lâm
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tổ chức theo phương pháp trực tuyến, phù hợp với mô hình quản lý sản xuất kinh doanh, đảm bảo quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, đảm bảo quản lý điều hành sản xuất có hiệu quả kinh tế.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Do đặc điểm quản lý của công ty bộ máy kế toán được bố trí từ công ty xuống các hộ sản xuất, các thống kê, thủ đội thuộc Phòng kế toán quản lý, điều hành.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận.
- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước hội đồng thành viên và trước pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại và là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu, chiến lược của công ty.
- Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát kiểm tra tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty.
- Đề xuất các chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và trực tiếp kí kết các hợp đồng kinh doanh.
- Quyết định toàn bộ giá cả, mua bán hàng hóa, thiết bị sản xuất.
- Quyết định ngân sách hoạt động cho các đơn vị và cho các phòng ban thông qua phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật theo kế hoạch phát triển Đồng thời, quyết định các chi tiêu về tài chính, giám sát toàn bộ hoạt động của công ty, giao nhiệm vụ cụ thể thông qua phó giám đốc tài chính và phó giám đốc kỹ thuật, từ đó phổ biến cụ thể và phân chia nhiệm vụ cho các phòng ban do các phó giám đốc quản lý.
Phó giám đốc kinh doanh:
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày thông qua việc giám sát và giao nhiệm vụ cho các bộ phận khác, bao gồm: Phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng kinh doanh lâm sản.
- Phối hợp với các phòng, ban chức năng của công ty để lập kế hoạch, phối hợp hiệu quả để điều hành hoạt động bán hàng của công ty.
- Lập kế hoạch bán hàng theo chỉ tiêu kinh doanh đã duyệt, thực hiện các dự án theo quyết định của giám đốc.
- Thiết lập, duy trì mối quan hệ với các khách hàng, đối tác và các cơ quan quản lý Nhà nước.
Phó giám đốc kỹ thuật:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, xem xét, triển khai kỹ thuật cho các công đoạn sản
- Xuất, giám sát và giao nhiệm vụ cho các phòng ban: Phòng quản lý bảo vệ rừng, Đội lâm nghiệp Than thùng, Đội ô tô vận tải, Phân xưởng chế biến gỗ. Đồng thời, phối hợp các phòng ban lập kế hoạch và thực hiện để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Với hình thức bộ máy kế toán gọn nhẹ đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Phòng kế toán được đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và phó giám đốc kinh doanh, nhân viên kế toán được điều hành trực tiếp từ Kế toán trưởng theo hình thức tập trung.
- Phòng kế toán thống kê có nhiệm vụ lập và thực hiện tốt kế hoạch tài chính, nhằm đảm bảo mọi yêu cầu mà công ty đã giao cho, ghi sổ sách chính xác và tính toán về nguồn vốn và quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp.
1.2.3 Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Các bộ phận, phòng ban được bố trí một cách hợp lý không thể tách rời. Phòng ban lãnh đạo có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo và điều hành các hoạt động của công ty, các phòng ban trực thuộc chịu trách nhiệm thi hành quyết định theo chức năng, nhiệm vụ của mình Ban giám đốc quản trị các phòng ban, điều hành hoạt động và quản lý hiệu quả hoạt động của các phòng ban.
Các phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng của mình, tuy nhiên mỗi phòng ban đều có mối liên hệ mật thiết với các phòng khác để cung cấp số liệu thông tin cho Ban giám đốc khi cần, đồng thời các phòng ban liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành khổi thống nhất trong công ty Mỗi phòng ban thực hiện tốt vai trò của mình sẽ là động lực giúp công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất
kinh doanh chính của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí. 1.3.1 Thuyết minh quy trình sản xuất sản phẩm.
-Do đặc thù của doanh nghiệp lâm nghiệp, công tác tổ chức của công ty được chia làm 3 công đoạn sau:
Công đoạn 1: Giai đoạn trồng rừng và chăm sóc rừng Đây là giai đoạn đầu tiên và là giai đoạn quan trọng nhất của quy trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn sau:
-Cây con: tuổi cây từ 2,5 đến 3 tháng, cao từ 20-30 cm, đường kính của rễ
2 cm, hình dáng cân đối, không sâu bệnh.
-Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật: cuốc hố xử lý thực bi, không trồng cây vỡ bầu và lông đất.
-Đảm bảo các yêu cầu về chăm sóc rừng: phát quang thực bì dọc theo hang, rộng 1,2m , kết hợp dẫy cỏ, vun gốc cây Đồng thời, phòng chống lửa lan vào rừng mới trồng, thường xuyên đề phòng sâu hại Không chăn gia súc vào khu vực mới trồng rừng.
Công đoạn 2: Khai thác, vận chuyển lâm sản
Sau khi đảm bảo yêu cầu về trồng rừng và chăm sóc rừng, cây phát triển tốt thì công ty bắt đầu tiến hành giai đoạn 2: khai thác, vận chuyển lâm sản Sau khi khai thác các loại gỗ, công ty tiến hành nghiệm thu gỗ và vận chuyển gỗ. Việc vận chuyển và khai thác được tính toán sao cho có hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Công đoạn 3: Chế biến lâm sản
Công ty chế biến lâm sản dựa trên lượng gỗ đã nhập kho sản xuất các mặt hàng, sản xuất chủ yếu là hàng mộc dân dụng phục vụ nhu cầu dân sinh, công ty
1.3.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất của công ty:
Đặc điểm phương pháp sản xuất
Vì sản phẩm của công ty chủ yếu là hàng mộc dân dụng, với chu trình khép kín, việc sản xuất mang tính chất hàng loạt.
Đặc điểm trang thiết bị
Trang thiết bị được sử dụng cho sản xuất sản phẩm là các máy móc, thiết bị có trọng lượng và công suất lớn, chất lượng tốt, áp dụng được khoa học hiện đại.
Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng:
Mặt bằng sản xuất sản phẩm của công ty được thiết kế rộng, thông thoáng, đầy đủ ánh sáng thuận tiện cho quá trình sản xuất.
Đặc điểm về an toàn lao động:
Vấn đề an toàn lao động luôn được đưa lên hàng đầu và được công ty hết sức quan tâm.
-Công ty hoàn thiện các quy định phân cấp về an toàn lao động và bảo hộ lao động áp dụng thống nhất trong toàn công ty.
-Công ty huấn luyện an toàn lao động cho 100% lao động trước khi ký hợp đồng lao động.
-Người lao động được cung cấp đầy đủ thiết bị an toàn lao động trước khi làm việc.
-Công tác kiểm tra về chất lượng máy móc, thiết bị luôn được đề cao. 1.3.3 Tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty
- Sản xuất thủ công và bán cơ giới.
- Sản xuất thủ công công đoạn trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng.
- Sản xuất bán cơ giới ở công đoạn khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ.
Nhìn chung, quá trình sản xuất các loại sản phẩm của công ty tương đối hiện đại, cơ giới hóa cao, quy trình công nghệ khép kín nên sản phẩm đạt chất lượng tốt, chiếm được long tin của khách hàng, thị trường rộng mở Công ty luôn áp dụng công nghệ tiên tiến và những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo tiến độ và an toàn lao động.
Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng kế toán của doanh nghiệp
1.4.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của phòng kế toán
Với đặc điểm công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí là một doanh nghiệp không có các chi nhánh trên các địa bàn khác nhau nên công ty áp dụng mô hình bộ máy kế toán theo hình thức tổ chức tập trung Mô hình bộ máy kế toán tập trung là mô hình có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn doanh nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán Do vậy, mô hình này là mô hình thích hợp nhất đối với công ty khi số lượng nhân viên kế toán hạn chế, quy mô không lớn, các đơn vị sản xuất tập trung về không gian địa lý.
Sơ đồ tổ chức quản lý của Phòng kế toán công ty
Kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán vật tư – nguyên vật liệu, tài sản cố định, công cụ dụng cụ
Kế toán thuế, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
1.4.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong toàn doanh nghiệp. Ở thời điểm hiện tại phòng kế toán của công ty gồm 6 người, bao gồm: 1 kế toán trưởng và 5 kế toán viên đảm nhận trách nhiệm công việc khác nhau
Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có trách nhiệm theo dõi, giám sát toàn bộ các hoạt động trong phòng kế toán và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo về tất cả các công việc của phòng kế toán Sau mỗi kỳ kinh doanh hoặc định kỳ ngắn, kế toán trưởng có trách nhiệm tổ chức phân tích hoạt động kinh tế nhằm đánh giá đúng thực trạng về kết quả hoạt động, hiệu quả, khả năng sinh lãi của quá trình sản xuất và kinh doanh, phát hiện những lãng phí, những yếu kém làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
Theo sau kế toán trưởng là các kế toán chi tiết:
Kế toán vốn bằng tiền, vay và thanh toán
- Lập phiếu thu tiền bán hàng, theo dõi các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, các khoản thanh toán với nhà cung cấp, các khoản phải trả công nhân viên và các khoản phải thu Theo dõi tiền gửi, tiền vay ngân hàng và tiền mặt, mỗi tháng phải tiến hành lập báo cáo cà đối chiếu số tiền hiện có Thu và cấp phát các lệnh mà kế toán trưởng đã kí, có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ khi cấp phép và phải mở sổ theo dõi hàng ngày.
- Chịu trách nhiệm thu chi tiền mặt của công ty.
- Theo dõi toàn bộ phần nợ phải trả bên ngoài và nội bộ Công ty.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát chứng từ nội bộ như: phiếu giao hàng, phiếu báo hàng, phiếu luân chuyển, phiếu nộp tiền, phiếu thu.
- Theo dõi và báo cáo việc phát hành, giao nhận các chứng từ trên.
- Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ doanh thu, nợ phải thu của công ty.
- Có trách nhiệm báo cáo doanh thu, nợ phải thu và những trường hợp bất thường của nợ phải thu.
Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ phần chi phí nội bộ Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ chứng từ chi phí.
- Thực hiện các bút toán tính giá thành phẩm xuất kho, theo dõi các phiếu nhập xuất kho thành phẩm.
Kế toán vật tư – nguyên vật liệu, tài sản cố định, công cụ dụng cụ
- Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ NVL trong kho của công ty Tổ chức sổ sách ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình thu mua, nhập, xuất kho NVL để đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất Hàng ngày tập hợp chứng từ nhập xuất vật tư và làm báo cáo thực tế chi phí sản xuất phát sinh.
- Theo dõi giá trị TSCĐ và CCDC của công ty, tính khấu hao TSCĐ, theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ kịp thời phân bổ số khấu hao hàng tháng vào các đối tượng sử dụng, tập hợp đầy đủ chi phí thanh lý TSCĐ.
Kế toán thuế, kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
- Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ phần báo cáo thuế của công ty và toàn bộ phần liên hệ, giao dịch với các cơ quan thuế và cơ quan có chức năng.
- Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các đại lý và tình hình thực hiện doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp.
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Hàng tháng tính lương phải trả cho công nhân viên và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định hiện hành Tiến hành phân bổ chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích nộp vào giá thành sản phẩm theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với trình độ và khả năng của từng người Các phần hành công việc mỗi kế toán viên được Kế toán toán tại đơn vị, thuận tiện cho quá trình phân tích, kiểm tra, xử lý thông tin kinh tế.
Hình thức sổ kế toán công ty đang áp dụng
- Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, yêu cầu thông tin kinh tế, công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí đã lựa chọn và áp dụng hình thức Nhật ký chung vào công tác kế toán.
- Hình thức kế toán này được áp dụng cho công việc kế toán trên máy của công ty Hiện nay phần mềm kế toán đã được đưa vào sử dụng giúp cho việc truy cập thông tin và phản ánh của kế toán hết sức thuận lợi, nâng cao hiệu quả quản lý của kế toán.
- Đặc điểm chủ yếu của hình thức Nhật ký chung: Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán Nhật ký chung là: ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tê – tài chính phát sinh trong kỳ hạch toán vào sổ nhật ký (Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng) theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản sau đó lấy số liệu ở sổ nhật ký để ghi vào Sổ cái.
Hệ thống sổ sử dụng trong hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm:
* Sổ kế toán tổng hợp:
- Sổ nhật ký: Sổ Nhật ký chung ( Mẫu số S03a-DN) và một số Sổ Nhật ký chuyên dùng như: Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng (Mẫu số S03a 1,2,3,4-DN).
- Sổ cái: Số lượng sổ cái phụ thuộc vào số lượng tài khoản cấp 1 sử dụng tại đơn vị: mỗi tài khoản cấp 1 được phản ánh ở một sổ cái (Mẫu số S03b- DN).
* Sổ kế toán chi tiết: Sổ kế toán nguyên vật liệu, sổ kế toán thành phẩm, sổ kế toán tiêu thụ thành phẩm, sổ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, sổ kế toán TSCĐ, sổ kế toán chi phí sản xuất…
Căn cứ trực tiếp để ghi Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng và các sổ kế toán chi tiết là các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc Căn cứ để ghi
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái là Nhật ký chung và các Nhật ký chuyên dùng Việc đối chiếu kiểm tra số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết được thực hiện bằng cách đối chiếu giữa bảng đối chiếu số phát sinh (lập trên cơ sở các Sổ cái) và các Bảng tổng hợp chi tiết (lập trên cơ sở các sổ kế toán chi tiết tương ứng).
Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chú thích: Ghi hàng ngày Đối chiếu kiểm tra số liệu
Chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng đối chiếu số phát sinh
Sổ kế toán chi tiết Nhật ký chuyên dùng
THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
Kế toán tiền lương
2.1.1 Lao động và phân loại lao động
Lao động là yếu tố quan trọng trong công ty, là một bộ phận hợp thành năng lượng sản xuất của doanh nghiệp Đặc biệt nguồn lao động có tay nghề, kinh nghiệm ngày một tăng, gắn bó tâm huyết với công ty, năng động trong công việc là tiềm năng và sức mạnh chính tạo nên những thành công cho công ty.
Từ khi thành lập công ty có 82 lao động, đến tháng 03 năm 2012 công ty có tổng số lao động 156 người, 100% là người Việt Nam Nguồn lao động chủ yếu là ở miền Bắc, người lao động được tuyển vào chủ yếu đã được qua đào tạo nghề, được thi viết hoặc phỏng vấn trực tiếp Lực lượng lao động ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng.
Khi nói đến số lượng lao động người ta không chỉ nói đến tổng số lao động đơn thuần mà còn phải kể đến kết cấu lao động, vì vậy lao động ở mỗi bộ phận khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất là khác nhau.
Bảng số 1: Cơ cấu lao động của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí
Cơ cấu lao động Tháng 03/2012
Số lượng (người) Tỷ trọng
4.Theo quan hệ với quá trình sản xuất 156 100
- Lao động trực tiếp sản xuất 119 76,28
- Lao động gián tiếp sản xuất 37 23,72
(Nguồn số liệu: Phòng nhân sự Công ty)
Do đặc thù công việc khá nặng nhọc, trong môi trường sản xuất phải chịu sức bền khá cao do vậy cơ cấu lao động của công ty chủ yếu là lao động nam và lực lượng lao động khá trẻ, số lượng lao động nam chiếm hơn 58,97% nhiều hơn so với lao động nữ Thực tế cũng cho thấy công ty có 1 cơ cấu lao động khá trẻ với hơn 40,07% số lao động dưới độ tuổi 30 và hơn 25% số lao động có độ tuổi từ 30-40 Số lao động trên 40 tuổi chỉ chiếm 26,28% tổng số lao động trong công ty, không có trường hợp nào trên 60 tuổi đối với lao động nam và 55 tuổi với lao động nữ Như vậy, công ty đã áp dụng đúng quy định của pháp luật về chế độ nghỉ hưu cho người lao động Mặt khác việc có quá nhiều lao động già sẽ có nhiều kinh nghiệm, song khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật sẽ rất chậm,khó có được sáng tạo và sự năng động trong công việc Từ đó cho thấy việc sử dụng lao động trong kết cấu về độ tuổi lao động của công ty tương đối phù hợp và hiệu quả. Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì số lao động trực tiếp sản xuất chiếm ưu thế vượt trội so với số lao động gián tiếp sản xuất là một điều tất yếu. Tại công ty số lao động trực tiếp sản xuất chiếm gần 80%, song so với tỷ lệ lao động được phân loại theo loại quan hệ với quá trình sản xuất của các công ty cùng ngành sản xuất công nghiệp nặng thì cơ cấu trên 30% đối với lao động gián tiếp thì đây lại là một tỷ lệ khá cao và nó chưa thực sự phù hợp với đặc điểm về sản xuất của doanh nghiệp Nhìn một cách tổng quát công ty cần đưa ra một cơ cấu lao động hợp lý hơn để tránh những chi phí không cần thiết, đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Hàng năm Công ty tuyển dụng thêm lao động để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất Công ty thông báo tuyển dụng qua nhiều hình thức khác nhau như: Internet, dán giấy thông báo, trên báo chí Hình thức đó tạo điều kiện thuận lợi cho những người xin việc dễ dàng tiếp cận, do đó mà lao động tại Công ty là người ở nhiều địa phương khác nhau.
2.1.2 Các hình thức trả lương và chế độ tiền lương:
Các hình thức trả lương:
Căn cứ vào chứng từ theo dõi lao động và chứng từ thời gian lao động: sổ theo dõi lao động, bảng chấm công Theo dõi công tác của các tổ chức, phiếu làm đêm, phiếu làm thêm giờ, phiếu làm giao nộp sản phẩm… Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương và các khoản phải trả cho người lao động được chính xác kịp thời.
Theo quy định hiện hành có 3 hình thức trả lương:
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm.
+ Hình thức trả lương theo thời gian.
+ Hình thức trả lương khoán.
Tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí đang áp dụng 2 hình thức: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Hình thức trả lương theo thời gian:
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế Hình thức trả lương này thường được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng kinh doanh lâm sản,…
Tiền lương thời gian tại Công ty được áp dụng cho các bộ phận không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, công việc không ổn định, đơn lẻ Như vậy, công ty sử dụng cách trả lương thời gian cho bộ phận không sản xuất trực tiếp là khá hợp lý Tuy nhiên hình thức trả lương này cũng còn một số hạn chế nhất định, hình thức này còn mang nặng tính bình quân, chưa thực sự gắn với chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc.
* Tiền lương của công nhân viên gián tiếp sản xuất:
Lương thời gian = (Hệ số lương + Hệ số p/cấp) x 830.000/26 x ngày đi làm thực tế
Dẫn chứng số liệu Ông Nguyễn Đình Quang ở phòng Kinh doanh lâm sản trong tháng 3/2012 có 26 ngày công, ông có hệ số lương là 4,33 ; ngoài ra ông Quang còn là Trưởng phòng nên hệ số phụ cấp của ông là : 3,0 Vậy số tiền lương thời gian của ông Quang trong tháng 3/2012 là:
Hình thức trả lương theo thời gian kết hợp sản phẩm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm.
Hình thức trả lương này được công ty áp dụng để trả lương cho bộ phận trực tiếp sản xuất Như vây, việc trả lương tại công ty khá phù hợp và thỏa đáng, kích thích người lao động tăng nhanh năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật và giúp công nhân viên gắn bó với công việc hơn.
* Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất:
Tổng tiền lương = Lương thời gian + Lương sản phẩm
Trong đó : Lương sản phẩm = Đơn giá tiền lương x số sản phẩm
Dẫn chứng số liệu Ông Vũ Ngọc Minh thuộc công nhân Tổ 1 Phân xưởng sản xuất số 1, trong tháng 3/2012 ông có số ngày công là 26 ngày, hệ số lương của ông Minh là 3,27 ; hệ số phụ cấp là 2,7 Trong đó số sản phẩm quy đổi của ông Minh là
182, đơn giá tiền lương của 1 sản phẩm là 1000.
Số lương thời gian của ông Minh là:
Số lương sản phẩm của ông Minh là:
1000 x 182 = 182.000 (đ) Vậy tổng số tiền lương của ông Minh trong tháng 3/2012 là:
Ngoài ra, công ty còn tính lương nghỉ phép, nghỉ Tết, nghỉ việc riêng như sau:
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí thực hiện đúng quy định của
Bộ luật Lao động Cán bộ công nhân viên trong Công ty 1 năm được nghỉ 12 ngày phép và cứ 5 năm công tác liên tục thì được nghỉ thêm 1 ngày Nếu người lao động làm việc dưới 16 tháng thì thời gian nghỉ được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc, thời gian nghỉ phép năm nào nghỉ hết trong năm đó và đủ được sang hết quý 1 năm sau.
Thời gian mà cán bộ công nhân viên nghỉ phép được hưởng nguyên lương.
Lương nghỉ phép = lương cấp bậc/26 x số ngày nghỉ phép
Công nhân A có mức lương cơ bản là (2,65 x 830.000) = 2.199.500 đ, nghỉ phép 2 ngày Vậy lương nghỉ phép của công nhân A là:
Thời gian nghỉ Tết được hưởng nguyên lương cơ bản
Lương nghỉ lễ, Tết = Lương cấp bậc/26 x Số ngày nghỉ lễ tết
Tháng 1 năm 2012, Công ty được nghỉ 1 ngày lễ tết dương lịch Cụ thể, bà Nguyễn Thị Hương – Phòng kế toán sẽ được hưởng lương nghỉ lễ như sau:
Lương nghỉ lễ của bà Hương là = (830.000 x 4,33)/26 x 1 = 138.227 (đ)
Các chế độ tiền lương
Căn cứ xác định đơn giá lương sản phẩm:
- Định mức lao động hiện hành của Công ty, cấp trên hoặc Nhà nước.
- Hệ số cấp bậc trong công việc và hệ số cấp bậc công nhân.
- Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Quy định trong đơn giá lương sản phẩm:
- Chỉ tính các chi phí trả cho hao phí lao động.
- Đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm gồm 2 phần:
+ Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Tiền lương cán bộ quản lý, công nhân phục vụ, phụ trợ theo định biên.
Hàng tháng căn cứ vào đơn giá tiền lương và bảng chấm công kế toán thành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Chế độ tiền lương cấp bậc:
Chế độ tiền lương cấp bậc được thiết kế trả lương cho công nhân sản xuất căn cứ vào chất lượng lao động và điều kiện lao động khi họ thực hiện được một công việc nhất định Chế độ tiền lương cấp bậc có 3 yếu tố: thang lương, mức lương và tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Thang lương: là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa công nhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ lành nghề của họ Một thang lương bao gồm có một số bậc lương và hệ số phù hợp với bậc lương đó.
Kế toán các khoản trích theo lương
2.2.1 Nội dung các khoản trích theo lương
Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành bằng cách trích theo một tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp lương (chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên…) của công nhân viên thực tế phát sinh trong kỳ, trong đó một phần tính vào chi phí kinh doanh, phần còn lại trừ vào thu nhập của người lao động
Quỹ bảo hiểm xã hội của công ty được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 24% tổng quỹ lương cơ bản của toàn công ty Trong đó: 17% tính và chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, còn 7% do người lao động trực tiếp đóng góp và được trừ vào thu nhập hàng tháng của họ Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất Toàn bộ quỹ BHXH được công ty nộp lên cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh.
* Chế độ cấp BHXH đang được áp dụng tại công ty:
+ Chế độ trợ cấp ốm đau:
Mức trợ cấp = (Số ngày được trợ cấp x 75% tháng lươn nộp BHXH trước khi nghỉ) / 26
+ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp:
Quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương thực tế phát sinh trong tháng.
Quỹ BHYT được dùng để trang trải các khoản tiền khám, chữa bệnh, viện phí, thuốc men… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ Quỹ này do cơ quan Bảo hiểm y tế quản lý.
Quỹ BHYT của công ty được hình thành bằng cách trích 4,5% trên tổng quỹ kinh doanh trong kỳ), phần còn lại 1% do người lao động đóng góp và trừ vào thu nhập hàng tháng của họ.
Quỹ BHTN được hình thành bằng cách trích theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương thực tế phát sinh trong tháng
Quỹ BHTN của công ty được hình thành bằng cách trích 2% trên tổng quỹ lương cơ bản của toàn công ty Trong đó, công ty phải chịu 1% (tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ), phần còn lại 1% do người lao động đóng góp và trừ vào thu nhập hàng tháng của họ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động phải đến cơ quan lao động để đăng ký. Người thất nghiệp được hưởng BHTN khi có đủ các điều kiện sau:
+ Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp.
+ Đã đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động; chưa tìm được việc làm sau
15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp.
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = 60% x mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo chế độ hiện hành, KPCĐ được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ nhất định trên tổng quỹ lương, tiền công và phụ cấp (phụ cấp chức vụ, thu hút, đắt đỏ, độc hại…) thực tế phải trả cho người lao động (kể cả lao động hợp đồng) tính vào chi phí kinh doanh.
Tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí, tỷ lệ trích KPCĐ là 2%.Trong đó, 1% công ty phải nộp cho cơ quan lao động cấp trên (Công đoàn tỉnhQuảng Ninh), 1% công ty tạm giữ lại để chi tiêu cho hoạt động công đoàn ở công ty Phần vượt chi sẽ được cấp bù, ngược lại chi không hết phải nộp lên Công đoàn cấp trên.
2.2.2 Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương:
Kế toán chi tiết BHXH:
Kế toán dựa trên các phiếu nghỉ việc hưởng lương của công nhân viên trong kỳ để hạch toán các khoản trích theo lương cho công nhân viên Mẫu phiếu nghỉ việc và thanh toán BHXH cho công nhân viên như đã nói ở trên:
Mẫu số 1: Phiếu nghỉ việc hưởng BHXH
Mẫu số 2: Phiếu đề nghị thanh toán tiền mặt
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 3383 - BHXH Tháng 03 năm 2012 Đơn vị tính: Đồng
31/03 31/03 BPB Tính BHXH phải trả cho người lao động 334 28.768.277
Nộp BHXH cho cơ quan cấp trên 112 80.314.345
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Kế toán chi tiết BHYT:
Bảng số 18: Sổ chi tiết TK 3384
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 3384 – BHYT Tháng 03 năm 2012 Đơn vị tính: Đồng
Nộp BHYT cho cơ quan cấp trên 112 20.452.992
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Kế toán chi tiết BHTN:
Bảng số 19: sổ chi tiết TK 3389
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 3389 – BHTN Tháng 03 năm 2012 Đơn vị tính: Đồng
Nộp BHTH cho cơ quan cấp trên 112 9.090.218
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Kế toán kinh phí công đoàn:
Bảng số 20: sổ chi tiết tài khoản 3382
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 3382 – KPCĐ Tháng 03 năm 2012 Đơn vị tính: Đồng
Chi tiêu KPCĐ trong công ty 111 3.541.300
Nộp KPCĐ cho cơ quan cấp trên 112 5.548.918
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.2.3 Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương:
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán các khoản trích theo lương, tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí sử dụng TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”
TK 3382: Kinh phí công đoàn
TK 3383: Bảo hiểm xã hội
TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó số liệu đã ghi ở Nhật ký chung được vào Sổ cái các tài khoản, đồng thời ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ chi tiết liên quan
Hàng quý, kế toán lập danh sách thu BHXH, BHYT, BHTN trên tiền lương cấp bậc cho từng phòng ban, phân xưởng sản xuất Sau đó kế toán căn cứ vào mức thu quy định để trích số bảo hiểm cần thiết phải nộp của từng người.
Sau mỗi quý, kế toán tiến hành lập danh sách thu BHXH, BHYT, BHTN
- Số liệu được nhập vào máy sau đó được in ra Sổ nhật ký chung:
CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP UÔNG BÍ
SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 03 năm 2012 Đơn vị tính: Đồng
Ngày Số hiệu Nợ Có
05/03 GBN 2341 Tạm ứng tiền lương kỳ I 334
28/03 GĐN 24 Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng
31/03 BPB Tính lương phải trả cho người lao động
31/03 BPB Tính BHXH phải trả cho người lao động
31/03 Bồi thường tính vào lương của người lao động
31/03 GBN1004 Trả lương cho người lao động
31/03 PC325 Chi tiêu KPCĐ trong công ty
Nộp BHXH, BHYT BHTN, KPCĐ cho cơ quan cấp trên
Kế toán trưởng Người lập bảng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
- Cắt trích số liệu từ sổ Nhật ký chung, sau đó được đưa vào Sổ cái như sau:
Bảng số 21: sổ cái tài khoản 334
SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên
Tháng 03 năm 2012 Đơn vị tính : Đồng
2341 Tạm ứng tiền lương kỳ I 112 150.000.000
24 Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng 353 21.500.000
31/03 BPB Tính lương phải trả cho người lao động
31/03 BPB Khấu trừ BHXH,BHYT,
31/03 BPB Tính BHXH phải trả cho người lao động 3383 28.768.277
31/03 Bồi thường tính vào lương của người lao động 1381 13.278.000
1004 Trả lương cho người lao động 112 298.322.662
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Bảng số 22: sổ cái tài khoản 338
SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
31/03 BPB Tính BHXH phải trả cho người lao động 334 28.768.277
Chi tiêu KPCĐ trong công ty 111 3.541.300
Khấu trừ BHXH,BHYT, BHTN,KPCĐ vào lương 112 115.406.473
Kế toán trưởng Người ghi sổ
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP UÔNG BÍ
Một số ý kiến nhận xét công tác kế toán tiền lương và các khoản trích
trích theo lương tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí
Qua thời gian thực tập về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí, em xin có một vài nhận xét về công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty như sau:
Nhìn chung công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty được thực hiện khá chặt chẽ và khoa học Các chế độ kế toán do Nhà nước ban hành được thực hiện khá đầy đủ và linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty Công ty cũng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định chủ yếu trong Luật lao động về tiền lương, phụ cấp, khen thưởng, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ và các chế độ khác mà người lao động được hưởng. Công tác hạch toán lao động, thời gian lao động được thực hiện đầy đủ, đúng kỳ, dựa trên những căn cứ xác đáng: các quyết định tuyển chọn nhân viên, ngừng việc, thôi việc… các bảng chấm công của từng bộ phận… làm cho công tác kế toán không chỉ được thực hiện duy nhất ở phòng kế toán mà còn tại các phòng ban, phân xưởng, từ đó tránh được áp lực quá tải công việc cho nhân viên kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty Đồng thời người lao động tại các phân xưởng có thể kiểm tra, đánh giá được kết quả công việc của mình cũng như mức thù lao mà mình được hưởng.
Việc trả lương cho cán bộ công nhân viên tại công ty được thực hiện đúng hạn, đúng theo nguyên tắc phân phối lao động và hợp đồng lao động được ký kết Người lao động được hưởng lương theo đúng đóng góp, công sức của mình.Thông qua đó công ty đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích người lao động
Bên cạnh đó, công ty có đội ngũ kế toán nắm khá rõ về nghiệp vụ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Tuy đã có sự phân công nhưng công việc kế toán vẫn còn sự chồng chéo và chưa thực sự đạt hiệu quả cao Toàn bộ việc chấm công cho công nhân ở bộ phận sản xuất đều do các tổ trưởng chịu trách nhiệm, điều này giúp công việc của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được giảm bớt, song số liệu từ các bảng chấm công này đôi khi thiếu chính xác và kế toán chỉ nắm được phần tổng số mà không thể kiểm tra chính xác số liệu Do đó, sẽ có những sai sót khi kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động.
Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí
trích theo lương tại công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí.
Về hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung Với hình thức này, tuy có mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận lợi cho việc phân công lao động kế toán và tiện lợi cho việc áp dụng kế toán máy trong việc hạch toán Tuy nhiên, hình thức Nhật ký chung thích hợp hơn cho các công ty có quy mô lớn và vừa, sử dụng nhiều tài khoản, có nhiều kế toán viên, như vậy đối với một doanh nghiệp có quy mô tương đối nhỏ, việc áp dụng hình thức Nhật ký chung là chưa thực sự hợp lý Công ty có thể sử dụng hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái trong việc hách toán, vì hình thức kế toán này sử dụng ít sổ sách, giảm được khổi lượng ghi sổ, việc đối chiếu kiểm tra trên các tài khoản tổng hợp có thể thực hiện thường xuyên nên công việc kiểm tra không bị dồn vào cuối kỳ hạch toán, đặc biệt rất phù hợp khi phòng kế toán của công ty chỉ có 6 người, trong đó chỉ có 1 nhân viên thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho toàn bộ doanh nghiệp.
Về giải pháp sử dụng lao động
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là vấn đề đáng quan tâm của mọi doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chính là việc tổ chức lao động một cách khoa học và hợp lý, kết hợp quá trình hoạt động của con người với các yếu tố của quá trình sản xuất để đem lại năng suất lao động cao, hiệu quả tối ưu, tạo ra nhiều giá trị mới trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chung của Nhà nước về lao động và tiền lương Vì vậy, cuối mỗi kỳ kế toán công ty nên phân tích tình hình sử dụng lao động để đánh giá kiểm tra sự biến động về tình hình sử dụng lao động, về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, từ đó tìm biện pháp quản lý và sử dụng lao động ngày càng hiệu quả hơn.
Về thời gian lao động
Theo quyết định số 171/TNM – TCLĐ quy định về “thỏa ước lao động tập thể” : thời gian làm việc theo quy định mới 8h/ngày, 42h/tuần Lao động (theo chế độ 3 ca x 4 kíp) làm việc 6 ngày nghỉ 2 chủ nhật Mỗi tháng làm việc ngày thứ 7 đầu tiên của tháng. Đối với lao động làm tầm: buổi sáng 7h00 – 11h30, buổi chiều 13h – 16h30 Đối với lao động làm ca: ca 1 từ 6h – 14h, ca 2 từ 14h – 22h, ca 3 từ 22h – 6hTuy nhiên, hiện nay công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Uông Bí vẫn áp dụng chế độ làm việc 48h/tuần, 6 ngày/tuần, 26 ngày trong tháng như vậy việc thực hiện chế độ thời gian lao động tại công ty hiện nay còn chưa thỏa đáng Kính mong ban lãnh đạo công ty xem xét vấn đề này để đảm bảo quyền lợi cho người lao động hơn nữa.
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN