1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án xin vay vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thăng long

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Rủi Ro Trong Hoạt Động Thẩm Định Dự Án Xin Vay Vốn Tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Thăng Long
Tác giả Nguyễn Thu Hiền
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt
Trường học Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chuyên ngành Đầu Tư
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,27 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NÁNH THĂNG LONG (3)
    • 1.1. Giới thiệu về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long (3)
      • 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (3)
      • 1.1.2. Sơ lược về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long (4)
        • 1.1.2.1. Cơ cấu tổ chức (4)
        • 1.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (6)
      • 1.1.3. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long (6)
    • 1.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long (13)
    • 1.3. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long (15)
      • 1.3.1. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn (15)
      • 1.3.2. Các loại rủi ro xảy ra trong quá trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn (16)
      • 1.3.3. Quy trình đánh giá rủi ro (23)
      • 1.3.4. Phương pháp và nội dung đánh giá rủi ro (27)
      • 1.3.5. Phần mềm ứng dụng trong đánh giá rủi ro trong thẩm định tại ngân hàng (50)
    • 1.4. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long (71)
      • 1.4.1. Những kết quả đạt được (71)
      • 1.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân...............................................................75 CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY (75)
    • 2.1. Định hướng hoạt động chung của BIDV Thăng Long (78)
      • 2.1.1. Định hướng chung về hoạt động trong thời gian tới (78)
      • 2.1.2. Định hướng chung về hoạt động thảm định và đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định (80)
    • 2.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long (81)
      • 2.2.1. Giải pháp về nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định (81)
      • 2.2.2. Về quy trình, phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án (82)
      • 2.2.3. Hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro (83)
      • 2.2.4. Giải pháp về mở rộng phương pháp đánh giá rủi ro (84)
    • 2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam (89)
      • 2.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (89)
      • 2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long (91)
  • KẾT LUẬN (29)

Nội dung

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NÁNH THĂNG LONG

Giới thiệu về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

BIDV Thăng Long là một chi nhánh trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tiền thân của chi nhánh là một phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Trung ương theo Quyết định số 103/TC-QĐ/TCCB ngày 03/04/1974, với nhiệm vụ chính là cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho việc xây dựng công trình cầu Thăng Long Phòng này đặt trụ sở tại xã Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội và con dấu riêng lấy tên dấu là :" Ngân hàng Kiến thiết Trung Ương - Phòng chuyên quản công trình cầu Thăng Long".

Ngày 17/7/1981 theo quyết định số 75NH-QĐ của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam, phòng được mang tên "Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long", được giao nhiệm vụ quản lý các nguồn vốn dành cho đầy tư xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp xây lắp có mở tài khoản tại chi nhánh, thực hiện theo đúng chế độ chính sách, thể lệ và kế hoạch của Nhà nước Ngày 27/6/1988 theo quyết định số 52/NH-QĐ của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam về việc đổi tên " Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư Xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long" thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cầu Thăng Long". Để phù hợp với tổ chức bộ máy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngày 02/04/1991 theo quyết định số 38/NH-QĐ của Thống đốc NHNN Việt Nam, chi nhánh được đổi tên thành : "Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long" trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài thuộc xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, nay đổi tên là đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội. Đến năm 1994, Thống đốc NHNN Việt Nam ra quyết định số 38/NH-QĐ ngày 10/11/1994 điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cho phép chi nhánh được chuyển sang hoạt động kinh doanh như một ngân hàng thương mại.

Ngày 02/12/2008, Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có quyết định số 1243/QĐ-HĐQT về việc chuyển trụ sở làm việc của chi nhánh ThăngLong Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long sẽ chuyển trụ sở làm việc từ đường Phạm Văn Đồng- Từ Liêm - Hà Nội dến số 08- đường Phạm Hùng- Cầu Giấy - Hà Nội.

Trải qua 19 năm xây dựng và phát triển, BIDV Thăng Long đã ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng và hệ thống NHNN nói chung BIDV Thăng Long cũng đã có những chính sách phù hợp trong việc áp dụng chính sách tiền tệ góp phần kiềm chế lạm phát, làm giảm tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tế trong nước, thúc đẩy kinh tế phát triển từng bước hội nhập vào kinh tế thế giới Ngoài ra , BIDV Thăng Long cũng có những đóng góp trong việc nâng cao thương hiệu BIDV so với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.1.2 Sơ lược về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long 1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức.

Năm 1991, Chi nhánh gồm 33 người được chia làm 3 phòng, đó là:

- Phòng tín dụng cấp phát và Kinh doanh.

- Phòng Kế toán thường vụ.

- Phòng tổ chức- hành chính- ngân quỹ.

Tính đến thời điểm 31/12/2009 Chi nhánh có 13 phòng, ban; 7 phòng giao dịch và 3 điểm giáo dịch; với 130 cán bộ công nhân viên, số cán bộ chủ chốt là 24 người trong đó ban giám đốc gồm 3 người ( 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc).

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh ThăngLong được khái quát qua sơ đồ sau:

Hình 1: Cơ câu tổ chức BIDV Thăng Long

Phòng tổ chức hành chính

Phòng quản trị tín dụng Phòng thanh toán quốc tế

Phòng quản lý rủi ro

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ

Phòng giao dịch 10 Phòng giao dịch 4 Phòng giao dịch 3 Phòng giao dịch 2 Phòng giao dịch 1

Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân

Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp

Phòng kế hoạch- tổng hợp Phòng tài chính kế toán Điểm giao dịch 5 Điểm giao dịch 7 Điểm giao dịch 9

1.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

- Huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức.

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và đồng ngoại tệ.

- Đại lý ủy thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ, các nước và tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước

- Thực hiện các dịch vụ chuyền tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mang thanh toán toàn cầu SWIFT.

- Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào.

- Đại lý thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế: VISA, Master Card, JCP Card, cung cấp séc du lịch, ATM.

- Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà

- Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.

1.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt

Nam chi nhánh Thăng Long

Năm 2011 là năm chứng kiến nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, bất ổn. Những biến động về chính trị, xã hội ở một số nước Trung Đông và Châu Phi tác động làm tăng mạnh giá dầu mỏ, giá vàng và lương thực Thị trường tài chính toàn cầu liên tiếp gặp khó khăn Tuy nhiên, trong bối cảnh môi trường kinh doanh diễn biến bất lợi nhưng kết thúc năm 2011, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt được kết quả khả quan , nhất là lĩnh vực huy động vốn, cụ thể như sau :

- Chênh lệch thu chi trước DPRR ( không gồm thu nợ HTNB): 89.4 tỷ đồng

- Huy động vốn cuối kỳ đạt được 4.023 tỷ đồng bằng 112% so với năm 2010.

- Thu dịch vụ ròng ( không tính KDNT): 31.9 tỷ đồng , đạt 89% KH năm 2011.

- Thu phí KDNT: 6.524 tỷ đồng, bằng 266% cả năm 2010, đạt 82% so với KH 2011.

- Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 1.379 tỷ đồng, đạt 97% KH năm 2011.

- Thu nợ hạch toán ngoại bảng 83.5 tỷ đồng.

- Chấp hành và tuân thủ đúng các chỉ đạo của NHTW.

- Năm 2011, chi nhánh được NHTW xếp loại hoàn thành Tốt nhiệm vụ

 Tình hình hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh của chi nhánh như sau:

Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh doanh BIDV THĂNG LONG 2010-2011

3 Huy động vốn cuối kỳ 3593 4023 3900 103 112

- Huy động vốn CK ĐCTC 676 967 800 121 143

- Huy động vốn CK KHDN 1522 1304 1340 97.3 85.7

- Huy động vốn CK bán lẻ 1395 1752 1760 99.6 125.6

4 Huy động vốn bình quân 3080 3349 3600 93 108.7

- Huy động vốn BQ ĐCTC 632 786 700 112.3 124.4

- Huy động vốn BQ KHDN 1148 992 1350 73.5 86.4

- Huy động vốn BQ bán lẻ 1307 1571 1550 101.3 120.2

5 Dư nợ tín dụng cuối kỳ (*) 1712 1379 1420 97.1 80.6

- Dư nợ tín dụng CK KHDN 1447 1154 1155 100 80

- Dư nợ tín dụng CK bán lẻ 265 225 265 85 85

6 Dư nợ tín dụng bình quân 1794 1458 1485 98.2 81.3

- Dư nợ tín dụng BQ KHDN 1581 1216 1240 98.1 76.9

- Dư nợ tín dụng BQ bán lẻ 213 242 245 98.8 113.6

9 DT khai thác phí BH 1.48 2.8 2.8 100 189.2

10 Thu phí hoa hồng bảo hiểm 0.037 0.056 0.05 112 151.4

11 Cơ cấu, chất lượng tín dụng

- Tỷ lệ dư nợ nhóm II/TDN 7.9 0.55 1.8

12 Thu nợ hạch toán ngoại bảng 33.86 83.53 84 99.5 246.7

- Thu nợ gốc hạch toán ngoại bảng 32.31 81.824 253.3

- Thu nợ lãi hạch toán ngoại bảng 1.55 1.713 110.5

13 Dư nợ hạch toán ngoại bảng 120.5 334.853 277.9

15 Số lượng thẻ ghi nợ nội địa 12800 8220 13100 62.8 64.2

16 Số lượng thẻ tín dụng quốc tế 127 136 300 45.3 107.1

 Hoạt động huy động vốn.

- Về quy mô huy động vốn.

Bảng 2: Quy mô huy động vốn BIDV THĂNG LONG 2009-2011

Nội dung 2009 2010 2011 KH 2011 % KH % so với 2010

TCKT 1287 1522 1304 1340 97.31 85.68 ĐCTC 681 676 967 800 120.88 143.05 Đến 31/12/2011, huy động vốn cuối kỳ đạt 4.023 tỷ đồng, tăng 12% so với năm

2010, số tuyệt đối là 430 tỷ đồng Huy động vốn bình quân đạt 3.329 tỷ đồng tăng 8.56% so với năm 2010, số tuyệt đối tăng 264

- Về cơ cấu nguồn vốn.

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn BIDV THĂNG LONG 2009-2011

- Cơ cấu theo khách hàng: HĐV dân cư lần đầu tiên tăng lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, chiếm 44%; HĐV ĐCTC đạt 967 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24% tổng nguồn vốn; HĐV TCKT đạt 1.304 tỷ đồngc hiếm tỷ trọng 32% tổng nguồn vốn

- Cơ cấu theo loại tiền: Nguồn vốn VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt 87% tổng số nguồn vốn huy động Nguồn vốn ngoại tệ có xu hướng giảm dần do tác động của các giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế.

- Cơ cấu kỳ hạn: HĐV ngắn hạn tiếp tục xu hướng tăng và đạt 2727 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% tổng nguồn vốn Nguồn vốn KKH đạt 623 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn Huy động vốn trung, dài hạn đạt 673 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17%, giảm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng so với năm 2010.

- Mức độ tập trung khách hàng lớn:

- Khách hàng ĐCTC : Nguồn vốn tăng do tăng nguồn huy động từ BHXH, nguồn vốn BHXH chiếm tỷ trọng 91% trong tổng nguồn vôn ĐCTC và đạt 880 tỷ đồng.

- Khách hàng TCKT: mặc dù tổng nguồn vốn TCKT giảm nhưng nguồn vốn huy động của 10 khách hàng TCKT lớn nhất đạt 830 tỷ đồng tăng 192 tỷ đồng cho thấy mức độ tập trung nguồn vốn TCKT tăng so với năm 2010.

- Đối với KH dân cư: tổng nguồn vốn dân cư tăng 357 tỷ đồng, tuy nhiên nguồn vốn của 10KH lớn nhất đạt 167 tỷ đồng, giảm 8 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 9.5% tổng nguồn vôn dân cư giảm so với năm 2010 Điều này cho thấy nguồn vốn dân cư chuyển biến theo xu hướng tích cực không quá phụ thuộc vào 1 số khách hàng.

Hoạt động sử dụng vốn

- Về quy mô và cơ cấu tín dụng.

Hình 2 : Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay

Hình 3 : cơ cấu tín dụng theo loại tiền

Bảng 4: Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng tại BIDV Thăng Long 2009-

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Theo số liệu biểu trên thì năm 2009 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 76%) trong tổng dư nợ, tuy nhiên sang năm 2010 tỷ trọng này giảm xuống còn 70% do trong năm 2010 BIDV đã giải ngân một số dự án ký kết năm 2009 và giải ngân cho một số dự án mới như: dự án sản xuất bia rượu của thương hiệu ERESSON, một số dự án đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty In Tài chính, Công ty Bình Minh, Công ty XNK Cửu Long, Công ty Huy Hoàng…

Dư nợ chủ yếu tập trung đồng nội tệ, dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm 26% năm 2009 và giảm xuống còn 22% cuối năm 2010 do trong năm hai năm này, thị trường ngoại hối biến động, tỷ giá liên tục tăng trong khi đó lãi suất cho vay ngoại tệ khá cao (cuối năm 2010 lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn bằng USD là 7,0%/năm làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng và rủi ro về tỷ giá lớn nên các doanh nghiệp hạn chế việc vay và thanh toán bằng ngoại tệ.

Dư nợ cuối kỳ năm 2010 là 2.568 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch BIDV giao và bằng 83% so với năm 2009 Dư nợ tín dụng năm 2010 giảm so với năm 2009 do dư nợ của khách hàng doanh nghiệp giảm từ 2.732 tỷ đồng xuống còn 2.171 tỷ đồng mà nguyên nhân là do trong năm 2010 nền kinh tế thế giới khó khăn, khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới không khả quan nên nhiều doanh nghiệp trong nước tập trung cho các hợp đồng chắc chắn có hiệu quả hơn là chấp nhận rủi ro cao Mặt khác, trước sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2010, BIDV Thăng Long chủ trương đẩy mạnh phát triển bán lẻ, hạn chế tăng trưởng tín dụng tập trung vào nhóm các khách hàng doanh nghiệp lớn nhằm phân tán rủi ro, hạn chế rủi ro tín dụng. Đến 31/12/2011, dư nợ toàn Chi nhánh là 1.379 tỷ đồng Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 912 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66% tổng dư nợ Cho vay bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, chiếm 88% Dư nợ bán lẻ đạt 225 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16% tổng dư nợ.

- Về hoạt động dịch vụ:

Bảng 5: Tình hình hoạt động dịch vụ BIDV 2010-2011 T

Nội dung TH 2010 TH 2011 KH 2011 %hoàn thành KH

Thu phí hoa hồng BH 0.037 0.056 0.05 112 151.4

Tổng thu dịch vụ ròng của Chi nhánh đến 31/12/2011 là 31.895 tỷ đồng đạt 88.6% so với KH năm 2011 và bảng 110.4% so với 2010 trong đó:

- Dịch vụ thanh toán : đạt 8.76 tỷ đồng bằng 121% năm 2010

- Dịch vụ tài trợ thương mại : đạt 3.149 tỷ đồng, bằng 150% năm 2010.

Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long

tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long.

Bảng 6: Số lượng dự án vay vốn tại BIDV Thăng Long đã được thẩm định theo loại hình doanh nghiệp

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Hình 4: Tình hình nợ xấu tại BIDV Thăng Long từ 2008-2011

- Về nợ xấu : đến 31/12/2011, tổng nợ xấu của chi nhánh là 117.65 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8.53% tổng dư nợ , số tuyệt đối giảm so với năm 2010 là 182.15 tỷ đồng.

Trong năm 2011, chi nhánh được NHTW chấp thuận xử lý rủi ro 296 tỷ đồng đồng thời Chi nhánh đã thu được 34.29 tỷ đồng nợ xấu

- Nợ nhóm II: tinh đến hết 31/12/2011, tổng dư nợ nhóm II của Chi nhánh là 7.6 tỷ đồng chiếm 0.55% tổng dư nợ , giảm 128.4 tỷ đồng so với năm 2010.Nguyên nhân do Chi nhanh chuyển một số KH sang nợ xấu với tổng dư nợ khoảng 115 tỷ đồng,đồng thời thu, bán nợ dứt điểm được 9.3 tỷ đồng.

Thực trạng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Thăng Long

1.3.1 Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn

Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, rủi ro được xem như một yếu tố không thể tách rời với quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, doanh nhân trên thị trường Rủi ro là những tình huống xảy ra ngoài dự kiến, khó lường trước được, gây nên những tổn thất kinh tế, làm gia tăng chi phí, làm giảm thu nhập và làm lợi nhuận giảm đi so với dự kiến ban đầu Thông thường, mức lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì xác suất xảy ra rủi ro cũng càng cao.

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ.

Do đó mà những rủi ro mà hoạt động ngân hàng có thể gặp phải là rất nhiều và ngày càng phức tạp hơn Rủi ro có thể xuất phát từ môi trường kinh doanh, từ phía người vay vốn, từ dự án vay vốn hoặc thâm chí từ chính ngân hàng Nền kinh tế luôn vận động, những biến cố bất ngờ luôn xảy ra Vì thế ngay cả đối với những ngân hàng giỏi và nhiều kinh nghiệm cũng khó phỏng đoán và không thể triệt tiêu được yếu tố rủi ro. Chính vì thế mà phải chấp nhận rủi ro, phải tự trang bị cho mình các biện pháp, cách thức để đối phó với rủi ro, và đưa ra những quyết định phù hợp.

Trong khi đó, hoạt động tín dụng có thể coi như hơi thở đối với mỗi ngân hàng, là nguồn đem lại lợi nhuận chính của mỗi ngân hàng Những rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ các hoạt động của ngân hàng Vì vậy, đối với mỗi dự án xin vay vốn, ngân hàng đều phải tiến hành thẩm định dự án một cách kỹ lưỡng, thẩm định các rủi ro có thể xảy ra đối với chủ đầu tư, dự án đầu tư để xác định tính khả thi của dự án rồi mới đưa ra quyết định cho vay hay không, đảm bảo rủi ro đối với ngân hàng ở mức thấp nhất Với ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long cũng vậy, Thẩm định dự án vay vốn của khách hàng, đặc biệt là quá trình thẩm định rủi ro đóng vai trò hết sức quan trọng trước mỗi quyết định rủi ro.

1.3.2 Các loại rủi ro xảy ra trong quá trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn

Có nhiều loại rủi ro có thể gặp phải với một dự án vay vốn tại Ngân hàng Công tác tổng hợp và đánh giá rủi ro hiện tại ở các Ngân hàng thương mại tập trung vào hai loại rủi ro là: rủi ro đầu tư và rủi ro tín dụng a Rủi ro đầu tư

Rủi ro đầu tư bao gồm rủi ro về chủ đầu tư( khách hàng vay vốn) và rủi ro về dự án đầu tư ( dự án vay vốn).

Thứ nhất, Rủi ro về khách hàng vay vốn

Là những rủi ro xuất hiện khi doanh nghiệp đó không có đủ năng lực về pháp lý, hay sự yếu kém trong năng lực điều hành quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp, với mô hình tổ chức- bố trí lao động không hợp lý- khoa học hay hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả( doanh thu thấp, cơ cấu tài sản, nguồn vốn không hợp lý ).

Rủi ro về khách hàng vay vốn có thể chia làm 4 loại rủi ro:

- Rủi ro về năng lực pháp lý của doanh nghiệp

- Rủi ro về năng lực điều hành quản lý của doanh nghiệp

- Rủi ro về mô hình tổ chức- bố trí lao động của doanh nghiệp.

- Rủi ro về năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai, Rủi ro về dự án đầu tư

Các loại rủi ro dự án đầu tư thường gặp là:

* Rủi ro cơ chế chính sách

Rủi ro về cơ chế chính sách là tất cả những bất ổn về tài chính và chính sách tác động đến dự án Có thể kể đến như: Các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác liên quan đến dòng tiền của dự án.

Cụ thể các rủi ro về cơ chế- chính sách có thể gặp phải là:

- Rủi ro về thuế: các sự thay đổi này có thể làm cho dòng tiền hằng năm của dự án bị thay đổi Từ đó dẫn đến thay đỏi các chỉ tiêu hiệu quả của dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn,… làm ảnh hưởng đến độ chính xác của việc ra quyết định đầu tư hay không Ví dụ việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

- Rủi ro về Hạn ngạch thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác: Các rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chi phí của dự án Ví như việc Nhà nước quyết định hạn chế nhập khẩu mặt hàng hoặc nguồn nguyên vật liệu nào đó mà dự án đang cần, rủi ro này làm ảnh hưởng đến quy mô của dự án, ảnh hưởng đến sản lượng, chi phí của dự án

- Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sach với lão động nữ, hạn chế lao động nước ngoài… sẽ gây ảnh hưởng đến vấn đề nhân sự cũng như chi phí lao động của dự án.

- Kiểm soát ngoại hối: việc hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu tiêu sản phẩm của các dự án cũng như quyền lợi của các bên tham gia dự án Do vậy, đặc biệt ảnh hưởng đến các dự án có yếu tố nước ngoài.

- Rủi ro độc quyền: Sự độc quyền trong kinh doanh của 1 doanh nghiệp, tập đoàn nào đó sẽ làm hạn chế sự tự do đầu tư của các doanh nghiệp khác Một số ngành mà Nhà nước gần như là độc quyền ở nước ta như Sản xuất, cung cấp Điện, dịch vụ hàng không… sẽ làm giảm cơ hội đầu tư cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

- Rủi ro về môi trường, sức khỏe và an toàn: Những quy định về môi trường- ô nhiễm môi trường, chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe người dân, công đồng có thể sẽ khiến chi phí dự án tăng, làm giảm hiệu quả của dự án.

* Rủi ro về xây dựng, hoàn thành công trình ( rủi ro về tiến độ thực hiện)

Rủi ro về xây dựng, hoàn thành công trình là những rủi ro liên quan đến tiến độ thực hiện dự án Là rủi ro hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không đảm bảo các yêu cầu, các thông số và tiêu chuẩn thực hiện của dự án, rủi ro về chi phí xây dựng vượt quá mức dự toán, rủi ro giải tỏa dân cư, giải phóng mặt bằng xây dựng, rủi ro về thu hẹp hoặc phải hủy bỏ dự án…

- Rủi ro về chi phí xây dựng vượt quá dự toán: trong thời gian thực hiện dự án, giá nguyên vật liệu đầu vào thường có những biến động thất thường, hoặc giá nguyên vật liệu đầu vào không được dự tính một cách chính khiến tổng chi phí xây dựng tăng, vượt quá mức dự toán, có thể gây khó khăn cho việc phải tăng tổng mức đầu tư, hoặc sẽ làm giảm mức lợi nhuận do chi phí tăng, làm giảm hiệu quả và tính khả thi của dự án.

- Rủi ro về công trình xây dựng không đảm bảo được các thông số và tiêu chuẩn thực hiện: công trình, sản phẩm của dự án hoàn thành nhưng không đạt được các thông số kỹ thuật dẫn đến giảm chất lượng của công trình, giảm chất lượng sản phẩm dự án hoặc hoặc không được nghiệm thu gây ảnh hưởng đến mức doanh thu, lợi nhuận của dự án, làm giảm hiệu quả của dự án.

Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long

tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long.

1.4.1 Những kết quả đạt được

Với sự cố gắng của tập thể lãnh đạo cán bộ nhân viên tại chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ nhân viên phòng thẩm định, quản lý rủi ro và phòng tín dụng( phòng quan hệ khách hàng) mà chất lượng công tác đánh giá rủi ro ngày càng được nâng cao Chất lượng công tác đánh giá rủi ro được nâng cao tác động tích cực đến tình hình hoạt động cho vay của Chi nhánh Điều này được thể hiện cụ thể bởi kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh Đó là sự tăng lên cả về số lượng dự án được thẩm định, số lượng dự án được thẩm định và được chấp nhận cho vay, cả sự tăng lên của doanh số cho vay, thu nợ gốc, thu lãi ở chi nhánh thời gian qua.

Hình 8: Tổng kết hoạt động cho vay củaBIDV Thăng Long giai đoạn 2008-2011 Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Ngân hàng BIDV Thăng Long

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh số cho vay tại Chi nhánh đã không ngừng tăng lên kể từ 438.520 năm 2008 Năm 2008, doanh số cho vay là triệu đồng, tăng lên 630.460 triệu đồng vào năm 2009( tăng 43.7% so với 2008), đến năm 2010 doanh số cho vay đã lên tới 834.750 triệu đồng( tăng 32% so với 2009), và năm 2011 tăng lên đến 1.534.452 triệu đồng( tăng 83.8% so năm 2010) Không chỉ tăng lên về doanh số cho vay mà doanh số thu nợ cũng tăng lên rõ rệt qua các năm hoạt động, từ 118.520 triệu đồng vào năm 2008, tăng lên 127.097 triệu đồng vào năm 2009, năm 2010 con số này là 223.109 triệu đồng , đến năm 2011 doanh số thu nợ là 559.980 triệu đồng.

Có thể nhận thấy, trong thời gian qua, BIDV Thăng Long vẫn luôn giữ vững được uy tín và sự tin tưởng của khách hàng thể hiện qua doanh số cho vay vẫn không ngừng tăng lên ngay kể cả trong giai đoạn nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn Sự thành công này cũng là nhờ chất lượng của quá trình quản lý rủi ro trong thẩm định dự án đã tăng Điều này được biểu hiện các khía cạnh sau:

- Về cán bộ thẩm định: Hầu hết cán bộ thẩm định cũng như nhân viên trong BIDV

Thăng Long đều có trình độ Đại học trở lên Tuổi đời trung bình của nhân viên chi nhánh ngày càng đượctrẻ hóa Những cán bộ trẻ này đều là những người có trình độ đại học trở lên, nhiệt huyết, say mê và luôn sáng tạo trong công việc Bên cạnh những cán bộ trẻ, chi nhánh cũng có nhiều cán bộ làm việc lâu năm, có chuyên môn và giàu kinh nghiệm Chi nhánh luôn quan tâm chú trọng đến công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ thẩm định, trong đó có nghiệp vụ thẩm định rủi ro dự án cho đội ngũ cán bộ nhân viên thẩm định khiến cho chất lượng cán bộ thẩm định không ngừng tăng lên. Các cán bộ thường xuyên được tham gia các khóa huấn luyện nâng cao nghiệp vụ Chi nhánh cũng khuyến khích, động viên nhân viên đóng góp ý kiến, đưa ra sáng kiến để nâng cao chất lượng dịch vụ cho toàn chi nhánh.

- Về quy trình đánh giá rủi ro : Quy trình được xây dựng trên cơ sở phối hợp thống nhất giữa các phòng ban, bộ phận chức năng trong quá trình đánh giá rủi ro Sự phối hợp này đã diễn ra khá nhịp nhàng và hiệu quả, vừa phát huy được tính độc lập của từng phòng ban vừa tạo được mối quan hệ thống nhất Nhờ đó, quyết định đưa ra đảm bảo độ chính xác cao nhất Có thể nói quy trình thẩm định dự án vay vốn, quy trình đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại chi nhánh đang được hoàn thiện từng ngày trong mọi công đoạn

- Về nội dung đánh giá rủi ro: Chi nhánh đã quan tâm đánh giá rủi ro trên nhiều nội dung khác nhau liên quan đến cả chủ đầu tư và dự án đầu tư, không quá tập trung vào một, hai nội dung chính Điều này khiến cho những rủi ro được phát hiện được đầy đủ, chi tiết hơn, dẫn đến những quyết định được đưa ra một các chính xác hơn.

- Về phương pháp đánh giá rủi ro: Các phương pháp được vận dụng một cách linh hoạt, ăn khớp với nhau, sao phù hợp với thực tế và đặc điểm dự án nhằm đưa ra được kết quả chính xác nhất Ví dụ như phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia là cách cuối cùng mà CBTĐ lựa chọn để nhận diện các rủi ro mà dự án gặp phải Bởi vì những ý kiến này xét cho cùng chỉ mang tính chủ quan của chuyên gia Phương pháp định tính dùng để đánh giá rủi ro về mặt pháp lý (khách hàng, hồ sơ dự án, hồ sơ tài sản đảm bảo), rủi ro kỹ thuật công nghệ, rủi ro tổ chức quản lý, rủi ro về môi trường xã hội Phương pháp định lượng lượng hóa ảnh hưởng của các rủi ro thị trường, tài chính

- Về tổ chức và phân cấp đánh giá rủi ro: Chi nhánh có sự phân cấp rõ ràng trong quá trình tiến hành đánh giá rủi ro dự án, khiến cho không bị chồng chéo giữa các phòng ban, các cán bộ, dẫn đến rút ngắn được thời gian đánh giá mà chất lượng vẫn đảm bảo.

- Về công tác thu thập, quản lý, lưu trữ phục vụ cho quá trình đánh giá rủi ro Nguồn thông tin cần thiết cho quá trình đánh giá rủi ro dự án tại Chi nhánh được thu thập ngày càng phong phú, đa dạng hơn Không chỉ có những thông tin từ chính chủ đầu tư cung cấp trong hồ sơ vay vốn và thông qua viêc phỏng vấn, mà cán bộ của chi nhánh còn thu thập thông tin trên nhiều kênh hơn, như căn cứ vào các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên ngân hàng, trung tâm thông tin tín dụng CIC, các văn bản pháp luật có liên quan đến dự án, thông tin từ bạn hàng, đối tác, từ các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong ngành nghề, lĩnh vực liên quan đến khách hàng và dự án Ngoài ra, cán bộ thẩm định còn được trang bị những thiết bị, phương tiện cần thiết và giúp ích nhiều trong quá trình tìm kiếm thu thập thông tin như máy tính kết nối internet, điện thoại di dộng, Tất cả những điều này khiến cho công tác thu thập thông tin cần thiết cho quá trình đánh giá rủi ro được nhanh chóng, đầy đủ, rút ngắn được thời gian Về việc lưu giữ nguồn thông tin thì ở Chi nhánh đã được thực hiện khá tốt Nguồn thông tin được bảo mật rất kĩ mà chỉ có cán bộ trong ngân hàng mới tiếp cận được Các thông tin, dữ liệu được để trong hộp dữ liệu theo từng dự án và được sắp xếp theo thứ tự từng dự án rất thuận lợi cho việc tìm kiếm khi cần thiết. Ngoài ra còn được lưu giữ trên máy tính của các CBTĐ thuận tiện cho công tác của mỗi người, mỗi bộ phận

- Về thời gian: CBTĐ luôn đảm bảo thời gian cho công tác quản lý rủi ro nằm trong quá trình thẩm định dự án cho vay kịp thời, đúng theo quy định của BIDV ThăngLong nói chung

1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động đánh giá rủi ro tại BIDV Thăng Long vẫn còn những hạn chế, vẫn tồn tại các khoản nợ xấu, nợ quá hạn Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát từ nhiều phía: từ doanh nghiệp vay vốn, từ chính Ngân hàng, có nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, cũng có những nguyên nhân là chủ quan

* Nguyên nhân xuất phát phía Ngân hàng

- Tuổi đời của nhân viên chi nhánh ngày càng được trẻ hóa Mặc dù những người trẻ có ưu điểm trong việc học hỏi nắm bắt thông tin, đổi mới sáng tạo trong công việc nhưng không thể phủ nhận là họ thường thiếu kinh nghiệm trong công việc Trong khi đó, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn không những đòi hỏi kiến thức sâu rộng mà còn cần những người có năng lực và kinh nghiệm nhất định.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế, chưa ứng dụng được những phần mềm hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp mà thủ công không làm được Ngoài ra, khả năng sử dụng máy tính và những ứng dụng hiện đại hạn chế của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro.

- Nội dung và quy trình đánh giá rủi ro tại Chi nhánh vẫn chưa được hoàn thiện cũng là một nguyên nhân cho những hạn chế trên Quy trình đánh giá rủi ro hiện này mới chỉ là quy trình được xây dựng chung cho mọi loại dự án, chưa chi tiết, cụ thể cho từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh Do đó, cán bộ thẩm định không có căn cứ tham khảo, đối chiếu khi gặp phải những dự án thuộc lĩnh vực mới.

- Cán bộ thẩm định thường ít chủ động trong việc thu thập thông tin liên quan đến dự án từ nhiều nguồn, ít khi xem xét đánh giá lại những dự án đã và đang thực hiện làm tài liệu tham khảo cho công tác đánh giá rủi ro của dự án về sau, việc thu thập thông tin thường chỉ được phát sinh ở dự án nào đó cần được thẩm định, đánh giá rủi ro Bên cạnh đó, các thông tin về dự án chỉ được lưu trữ dưới dạng thô sơ, chưa có hệ thống, chưa tận dụng hết hiệu quả của máy tính.

* Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng vay vốn

Định hướng hoạt động chung của BIDV Thăng Long

2.1.1 Định hướng chung về hoạt động trong thời gian tới

Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2008-2011, BIDV Thăng Long đặt ra mục tiêu chính trong giai đoạn 2012- 2015 là tiếp tục phấn đấu nâng cao lợi nhuận bình quân, đảm bảo thu nhập cho cán bộ người lao động.:

Mục tiêu cụ thể trong năm 2012 của BIDV Thăng Long là:

- Huy động vốn tối thiêu : 4.600 tỷ đồng ( Huy động vốn bán lẻ : 2.100 tỷ đồng).

- Dư nợ tín dụng: 1.600 tỷ đồng (Dư nợ bán lẻ tối thiểu 320 tỷ đồng).

- Chênh lệch thu chi ( trước trích Dự phòng rủi ro, không gồm thu nợ HTNB) : 95 tỷ đồng.

- Thu dịch vụ ròng ( không tính KDNT):44 tỷ đồng.

- Thu kinh doanh ngoại tệ : 8 tỷ đồng. a Về công tác nguồn vốn:

- Xác định công tác HĐV là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của chi nhánh, tập trung nguồn lực nhằm tăng trưởng và phát triển khách hàng nguồn vốn, giảm dần mức độ tập trung vào các khách hàng lớn, nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kỳ hạn theo hướng tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn

- Đẩy mạnh Huy động vốn dân cư nhằm phát triển nền vốn của chi nhánh theo hứơng bền vững Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các chính sách động lực trong huy động vốn dân cư phù hợp với thực tế hoạt động của Chi nhánh trong từng thời kỳ Chủ động trong tiếp thị, chăm sóc KH lớn nhằm duy trì sự ổn định và phát triển nguồn tiền gửi Chú trọng phong cách giao dịch, tác phong làm việc nhằm tạo được thiện cảm từ phía khách hàng

- Các phòng QHKH phải cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc duy trì tiền gửi bằng cam kết cụ thể trong hợp đồng tín dụng hoặc đi kèm với các điều kiện cấp tín dụng.

- Cải thiện công tác kế hoạch, kế hoạch giao các phòng tạo phải được áp lực đến từng phòng, từng cán bộ gắn với chính sách động lực mạnh mẽ và chế tài xử phạt rõ ràng, hàng tháng thực hiện tổng kết đánh giá làm căn cứ xếp loại thi đua và thu nhập cho cán bộ. b Công tác thu hồi, xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng:

- Tập trung thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh năm 2012 và các năm tiếp theo nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của chi nhánh.

- Tổ xử lý nợ phối hợp với các Phòng có liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng của từng kahsch hàng trong năm 2012 trình Hội đồng tín dụng Chi nhánh phê duyệt. c Hoạt động dịch vụ và bán lẻ:

- Duy trì và phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống dành cho khách hàng tổ chức như dịch vụ bảo lãnh, thanh toán, tài trợ thương mại Tận dụng hệ thống mạng lưới sẵn có của chi nhánh để khai thác và phát triển các sản phẩm Thẻ, POS, WU

- Đẩy mạnh công tác Marketing và bán các sản phẩm dịch vụ bán lẻ thông qua kết hợp giữa tự làm và kênh cộng tác viên bán hàng Đẩy mạnh thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, tăng cường mua bán ngoại tệ gắn với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu và các sản phẩm phái sinh đẻ gia tăng hiệu quả hoạt động Triển khai kịp thời và đồng bộ các sản phẩm dịch vụ mới nhu Internet Banking và Mobile Banking cho mọi đối tượng khách hàng Tận dụng các cơ hội hợp tác với các tổ chức, các trung gian thanh toán để nâng cao khả năng liên kết bán sản phẩm,dịch vụ ngân hàng

- Phối hợp với BIC bán chéo các sản phẩm qua kênh Bancasurance, triển khai kịp thời sản phẩm của BIC với các sản phẩm NH khi có sản phẩm mới ra đời d Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, phải tổ chức thường xuyên có chương trình, kế hoạch cụ thể, rõ ràng và có chọn lọc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Làm rõ nguyên nhân trách nhiệm của các cá nhân, Phòng làm phát sinh nợ xấu mới, lãi treo, lãi dự thu đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời; định kỳ hàng quý kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp, giải pháp thu hồi nợ ngoại bảng.

- Nâng cao năng lực, chất lượng tham mưu trong cảnh báo rủi ro các mặt hoạt động, đặc biệt là tín dụng, bảo lãnh cho Ban lãnh đạo để làm cơ sở định hướng hoạt động của chi nhánh

- GIám sát việc thực hiện các định hướng, chủ trương, chính sách của NHNN và BIDV trong lĩnh vực tín dụng, nguồn vốn, kinh doanh ngoại tệ, tại Chi nhánh

- Giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch định hướng của chi nhánh giai đoạn 2010-2015; giám sát chất lượng hoạt động các mặt nghiệp vụ đặc biệt là tín dụng, nợ xấu, nợ quá hạn. e Các mặt khác.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam chi nhánh Thăng Long

2.2.1 Giải pháp về nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định

Con người là nhân tố quyết định đến chất lượng công tác thẩm định dự án cũng như chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn Do đó để nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro tại chi nhánh, trước tiên phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ về mọi mặt

- Phải tuyển dụng nhân sự đầu vào có chất lượng cao Trong tuyển dụng: phải được chuẩn bị kĩ càng, các tiêu chí đưa ra phải đảm bảo tính hợp lý, bám sát thị trường nhân lực, phải chú trọng về chất lượng thật sự chứ không nên chỉ dựa vào bằng cấp Cán bộ được tuyển dụng cần có sự kết hợp hài hòa giữa năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức Một sự kết nối giữa tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có tài đó là: tuyển chọn và đào tạo những sinh viên ngành ngân hàng ngay từ khi họ ra trường Đây là đội ngũ cán bộ trẻ tràn đầy nhiệt huyết, chưa có kinh nghiệm nhưng có năng lực và dễ dàng tiếp thu những điều mới.

- Đào tạo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm thực tế: mở các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn, tìm các nguồn tài liệu cho cán bộ tham khảo; tổ chức các buổi truyền đạt kinh nghiệm từ chính những nhân viên có trình độ, năng lực chuyên môn, nhiều kinh nghiêm của chi nhánh cho các cán bộ trẻ mới vào chi nhánh Ngoài ra, cần khuyến khích các cán bộ nhân viên tự trao dồi kiến thức nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn Chi nhánh có thể chọn những nhân viên có đủ năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong khoảng thời gian nhất định, để cán bộ có điều kiện học tập, tiếp thu, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình

- Giáo dục về nhận thức, tư cách đạo đức: Bên cạnh việc đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên, chi nhánh cũng cần giáo dục về nhận thức, tư cách cho nhân viên, giúp họ nhận thức được vai trò quan trọng của công tác thẩm định dự án, đnáh giá rủi ro, đồng thời có ý thức tự giác, trung thực và tinh thần trách nhiệm với công việc.

-Chi nhánh cũng cần có các chế độ đãi ngộ thích hợp với nhân viên, khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời phát hiện những biểu hiện sa sút về đạo đức để kịp thời uốn nắn, cần xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ tha hóa về phẩm chất, cố ý làm trái các quy định của chi nhánh.

2.2.2 Về quy trình, phương pháp đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án:

Ngân hàng cần xây dựng quy trình đánh giá rủi ro chi tiết áp dụng cho từng nhóm ngành, lĩnh vực của dự án Quy trình sẽ là căn cứ cho cán bộ tín dụng tham khảo đối chiếu khi gặp thẩm định các dự án trong các lĩnh vực, là tài liệu để các cán bộ trẻ tham khảo học hỏi, nâng cao kinh nghiệm của bản thân Bên cạnh trong công việc này cũng nên thiết lập bảng các rủi ro thường gặp trong quá trình thẩm định Điều này tạo thuận lợi, rút ngắn thời gian xem xét của Cán bộ tín dụng

Việc hoàn thiện quy trình cần sự cố gắng và nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo chi nhánh, cần sự phối hợp của các phòng ban trong chi nhánh Trên cơ sở áp dụng quy trình đánh giá rủi ro hiện tại, chi nhanh từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa, chi tiết hóa quy trình đó, có thể lập riêng từng quy trình cho từng lĩnh vưc hoạt động của dự án.

Sau mỗi dự án vay vốn được đánh giá rủi ro thì cán bộ thẩm định tại chi nhánh cần xem xét, đánh giá lại để tổng hợp những thiếu sót, hạn chế của các bước cụ thể trong quy trình đã thực hiện Từ đó sẽ sửa chữa, hoàn thiện dần cho những dự án sau.

Ngoài ra, Chi nhánh cũng có thể tham khảo những quy trình đánh giá rủi ro của các chi nhánh, những Ngân hàng khác để hoàn thiện hơn quy trình của chi nhánh mình.

2.2.3 Hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro

Nội dung đánh giá rủi ro đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả của cả công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn Việc thực hiện phân tích các nội dung đánh giá rủi ro một cách đầy đủ, chi tiết, chính xác sẽ giúp Ngân hàng đưa ra được những quyết định cho vay hợp lý Do vậy, những giải pháp để ngày càng hoàn thiện hơn các nội dung đánh giá rủi ro là thực sự cần thiết Các giải pháp cụ thể cho một số nội dung như sau:

- Với nội dung đánh giá rủi ro khách hàng: Nhìn chung việc đánh giá về khách hàng, tình hình hoạt động của khách hàng được chi nhánh thực hiện khá đầy đủ Việc quy định các khách hàng phải nộp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán là thực sự cần thiết để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp Để đảm bảo hơn tính chính xác và đầy đủ thì chi nhánh nên tăng cường thiết lập các mối quan hệ với các cơ quan chức năng có liên quan đến khách hàng và hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Đối với nội dung đánh giá rủi ro về kỹ thuật vận hành dự án Khi đánh giá rủi ro dự án đầu tư, cán bộ thẩm định có chú ý đến nội dung này, nhưng thực sự nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Việc đánh giá nội dung kỹ thuật là một khó khăn đối với cán bộ tín dụng, bởi lẽ hầu hết các cán bộ đều tốt nghiệp từ khối ngành kinh tế, nên chuyên môn và nghiệp vụ kỹ thuật của họ còn hạn chế Do vậy, một giải pháp quan trọng cho vấn đề này là ngân hàng cần sớm nghiên cứu ban hành những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản làm tham chiếu cho cán bộ thẩm định.

Nếu trong trường hợp dự án quá phức tạp thì Ngân hàng có thể thuê các chuyên gia kỹ thuật để đánh giá nội dung rủi ro kỹ thuật vận hành dự án, để có những đánh giá chính xác hơn.

- Với nội dung đánh giá rủi ro thị trường, rủi ro nguồn cung cấp thì cần phân tích sâu hơn nữa, cần đánh giá về tình hình cung cầu thị trường bằng những kết quả định lượng cụ thể chứ không chỉ đánh giá một cách chung chung cảm tính Bên cạnh đó cần chú ý đến các yếu tố khác dễ ảnh hưởng đến dự án ví dụ như khả năng thay đổi thị hiếu người tiêu dùng,

2.2.4 Giải pháp về mở rộng phương pháp đánh giá rủi ro

Ngày đăng: 25/05/2023, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w