1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tình hình hoạt động tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố yên bái ii

63 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tình Hình Hoạt Động Tài Chính Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thành Phố Yên Bái II
Tác giả Vũ Thị Ánh Tuyết
Người hướng dẫn GVHD: Đặng Hương Giang
Trường học Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thể loại báo cáo thực tập
Thành phố Yên Bái
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,11 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG (10)
    • 1.1 Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại (10)
      • 1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại (10)
      • 1.1.2 Khái niệm Ngân hàng thương mại (12)
    • 1.2 Các chức năng của Ngân hàng thương mại (13)
      • 1.2.1 Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính (13)
      • 1.2.2 NHTM có khả năng tạo phương tiện thanh toán (13)
      • 1.2.3 NHTM là một trung gian thanh toán (14)
    • 1.3 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế (14)
      • 1.3.1 Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế (14)
      • 1.3.2 Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường (15)
      • 1.3.3 NHTM là công cụ đièu tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước (15)
      • 1.3.4 Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chínhquốc tế (15)
    • 1.4 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại (16)
      • 1.4.1 Nghiệp vụ huy động vốn (16)
      • 1.4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn (17)
      • 1.4.3 Nghiệp vụ trung gian khác (18)
  • Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (19)
    • 2.1. Giới thiệu khái quát lịch sử về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II (19)
      • 2.1.1 Vị trí địa lý của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II (19)
      • 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II (19)
    • 2.2 Tổng quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II (23)
    • 2.3. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II (24)
      • 2.3.1. Thuận lợi (24)
      • 2.3.2. Khó khăn (24)
    • 2.4. Tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán (25)
      • 2.4.1. Đánh giá tổng tài sản (25)
      • 2.4.2 Tình hình huy động vốn trong 3 năm qua của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II (39)
    • 2.5 Tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (45)
      • 2.5.1 Thu nhập của ngân hàng (45)
      • 2.5.2 Tình hình chi phí của ngân hàng (46)
      • 2.5.3 Chi hoạt động tín dụng (47)
      • 2.5.4 Lợi nhuận của ngân hàng (49)
    • 2.6 Tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính (50)
      • 2.6.1 Các chỉ tiêu thanh khoản (50)
      • 2.6.2 Tỷ suất sinh lời (56)
      • 2.6.3 Tỷ số hiệu quả sử dụng tài sản (58)
  • Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN (59)
    • 3.1 Những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn (59)
    • 3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn (60)
      • 3.2.1 Thực hiện chiến lược khách hàng (60)
      • 3.2.2 Chuyên môn hóa trình độ đội ngũ tín dụng (61)
    • 3.3. Nâng cao khả năng sinh lời (61)
    • 3.4. Nâng cao khả năng thanh khoản (62)
  • Kết luận (63)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG

Những vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại

1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá.Ngân hàng thương mại(NHTM) ra đời là kết quả của một quá hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp và gắn liền với tiến trình phát triển của nền sản xuất hàng hoá Nó được coi là sản phẩm của nền sản xuất hàng hoá, là một bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tất yếu trong nền kinh tế hiện đại

Có thể nói hệ thống NHTM có một lịch sử phát triển khá lâu đời Hoạt động Ngân hàng đầu tiên đã có từ cách đây khoàng 3500 năm, kể từ khi có dấu hiệu xuất hiện của nền kinh tế hàng hóa Do hoàn cảnh lịch sử lúc đó là có các cuộc trao đổi buôn bán từ đông sang tây và ngược lại, có các cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc cho nên xuất hiện các tầng lớp khác nhau trong xã hội Trong đó tầng lớp giàu có bao gồm các địa chủ, các thương gia và nhà thờ Khi người ta có của ăn của để thì bắt đầu nảy sinh nhu cầu cất trữ tài sản Tiền đúc bắt đầu xuất hiện từ đây.

Kinh tế hàng hóa càng phát triển thì lưu thông tiền đúc càng mạnh Do đặc tính của tiền là kim loại nên trong quá trình trao đổi thông thương nó bị hao mòn và mất giá. Bên cạnh đó còn xuất hiện hiện tượng làm tiền giả Như vậy sự phức tạp trong lưu thông tiền đúc của nền kinh tế lúc này yêu cầu phải có sự kiểm tra, cân và thử tiền Do đó nghề kim hoàn ra đời Có thể nói nghề kim hoàn là một cái mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của ngân hàng.

Ban đầu các nhà kim hoàn nhận và bảo quản tiền của khách hàng gồm cả vàng và tiền mặt họ chỉ nhận một khoản chi phí dịch vụ cho việc giữ tiền đó Ban đầu các nhà kim hoàn giữ toàn bộ 100% số tiền, vàng mà khách hang gửi Sau này quá trình hoạt động lâu dài họ nhận thấy việc giữ lại 100% số tiền và vàng khách hang gửi là không cần thiết Vì thế trong thực tế tất cả những người gửi không bao giờ đến lấy cùng một lúc, do đó mà họ chỉ cần giữ lại một số tiền để đảm bảo cho việc thanh toán với những khách hang đến rút tiền Số tiền còn lại họ cho vay và sẽ thu được một khoản lợi tức từ khoản tiền vay đó.

Về sau nhà kim hoàn không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc nhận tiền gửi và cho vay mà họ còn mở rộng các dịch vụ khác như: đầu tư, thanh toán hộ khách hang… Những dịch vụ này cho phép người làm nghề kim hoàn trở thành thủ quỹ của xã hội.

Nền kinh tế càng phát triển thì càng có thêm các dịch vụ trong buôn bán trao đổi Để thực hiện được các hoạt động cho khách hàng của mình thì người làm nghề kim hoàn cần luôn luôn phải có một số tiền nhất định trong quỹ của mình hay nói cách khác là số tiền dư Từ đây ngành ngân hàng ra đời.

Cùng với các dịch vụ đã có từ trước đó thì việc cho vay đối với khách hang xuất hiện rõ rệt hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho người thiếu vốn đồng thời thu về một khoản tiền lãi sau một thời gian nhất định Người làm nghề ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc đem tiền nhàn rỗi của mình cho khách hàng vay mà còn đi vay tiền để tăng số lượng cho vay Hoạt động gửi tiền xuất hiện và để kích thích việc gửi tiền tăng vốn cho ngân hàng thì ngân hàng không tính phí của người gửi tiền nữa.

Ban đầu có rất ít ngân hàng xuất hiện và căn bản chúng rất giống nhau nhưng do đặc thù tự do trong nền kinh tế lúc đó nên ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng hơn Các ngân hàng hoạt động song song với nhau và giống nhau dẫn đến sự cạnh tranh trong kinh doanh Việc cạnh tranh chủ yếu là tăng và giảm lãi suất Hệ thống NHTM chính thức ra đời.

Thế nhưng hệ thống NHTM thực sự được như ngày hôm nay thì nó phải trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp Trước đây khi các ngân hàng còn phát triển tự do, tự do phát hành tiền để đáp ứng việc mở rộng sản xuất Các ngân hàng này phát hành tiền giấy nhưng mang tính chất tư nhân và người sở hữu tiền giấy có thể đổi ra tiền vàng bất cứ lúc nào họ cần tại ngân hàng phát hành ra nó Điều này nảy sinh một hiện tượng hàng loạt các ngân hàng phát hành tiền nên có hàng loạt tiền giấy ra lưu thông do đó bắt buộc người trao đổi phải tiến hành lựa chọn tiền Có một số loại tiền không được chấp nhận trong lưu thông, nó bị các ngân hàng tư nhân từ chối thanh toán, khi đó nhà nước bắt đầu can thiệp Bước can thiệp đầu tiên là tập trung phát hành tiền vào một số ngân hàng lớn còn các ngân hàng khác không đươcj phép phát hành.Bước can thiệp sâu hơn là ngân hàng nhà nước tập trung phát hành tiền vào một ngân hàng duy nhất Hệ thống ngân hàng được tách làm hai ngân hàng độc quyền phát hành tiền và ngân hàng thương mại.

Ta có thể đi tới một khái niệm chung về ngân hàng thương mại, đó là một tổ chức hoạt động theo luật định với nhiệm vụ chính là nhận tiền gửi để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán chiết khấu và là phương tiện thanh toán.

Từ khái niệm trên về hoạt động ngân hàng ta có thể thấy được một số đặc điểm chính nổi bật của các ngân hàng thương mại đó là:

- Nhận các loại tiền gửi: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và phát hành các loại trái phiếu.

- Cho vay đối với khách hàng của mình.

- Làm các dịch vụ về ngân hàng như thanh toán không dùng tiền mặt, thu hộ, các dịch vụ đại lý uỷ thác, các dịch vụ bảo lãnh… Ở Việt Nam hệ thống NHTM được ra đời từ nghị định 53 của Chính Phủ, hệ thống ngân hàng Việt Nam được tách thành Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh Kể từ tháng 5 năm 1990 các ngân hàng chuyên doanh Việt Nam có 4 ngân hàng đầu tiên bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng công thương, ngân hàng nhà nước, ngân hàng đầu tư và phát triển Các ngân hàng này hoạt động theo các quy định từ tháng 10 năm 1998.

1.1.2 Khái niệm Ngân hàng thương mại.

Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian, với chức năng huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng tiền huy động được cho các cá nhân và tổ chức vay lại. Nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng dựa trên một thực tế là rất hiếm khi có tình trạng cùng một lúc tất cả chủ tiền gửi đến đòi nợ ngân hàng Căn cứ vào chức năng, ngân hàng được chia làm hai loại: Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước.

Vậy NHTM là gì? Nó hoạt động như thế nào? Chức năng của nó là gì? Xung quanh vấn đề này có rất nhiều quan diểm khác nhau.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế giới thì NHTM là một doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.

Theo Peter S.Rose: ''Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dich vụ tài chính da dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.''

Theo luật các tổ chức tín dụng của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam:''Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thương xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.''

Các chức năng của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính: với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế:(1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ hai sang nhóm thứ nhất nếu cả hai cung có lợi. Ngân hàng thương mại đã thực hiện chức năng này, do vậy nó đã làm tăng tiết kiệm cho việc đầu tư ngoài ra nó còn cung cấp những thông tin cụ thể quan trọng chinh xác và đối xứng.

1.2.2 NHTM có khả năng tạo phương tiện thanh toán:

Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông(Mo) Thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của khách hàng tại ngân hàng Thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn do vậy không phải như ngân hàng của người thợ vàng - tạo phương tiện thanh toán thông qua việc phát hành các giấy nợ với khách hàng hay in tiền kim loại, ngân hàng ngày nay khi mà điều kiện thanh toán qua ngân hàng phát triển ngày càng nhanh, ngân hàng và khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả được để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể mua hàng hoá và dịch vụ Do đó, bằng việc cho vay ( hay tạo tín dụng), các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (tham gia tạo M1 Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoản tiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì tạo nên khoản thu ( tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại một ngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới Trong khi không một ngân hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngân hàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thông qua hoạt động cho vay (tạo tín dụng)

1.2.3 NHTM là một trung gian thanh toán

Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán.Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó càng được mở rộng Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu.

Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế

1.3.1 Ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế

Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá Sảnxuất hàng hoá phát triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, trong xã hộixuất hiện người thì có vốn nhàn rỗi, ngượi thì cần vốn để tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh Điều này giải quyết bằng cách nào? NH thươngmại ra đời là chìa khoá giúp cho người cần vốn có được vốn và người có vốntạm thời nhàn rỗi có thể kiếm được lãi từ vốn Các ngân hàng cũng cân đốiđược vốn trong nền kinh tế giúp cho các thành phần kinh tế cùng nhau pháttriển Các ngân hàng đứng ra huy động vốn tạm thời nhàn rỗi từ các doanhnghiệp, các cá nhân sau đó sẽ cung ứng lại cho nơi cần vốn để tiến hành táisản xuất với trang thiết bị hiện đại hơn, tạo ra sản phẩm tốt hơn có lợi nhuậncao hơn Xã hội càng phát triển nhu cầu vốn cần cho nền kinh tế càng tăng,không một tổ chức nào có thể đáp ứng được Chỉ có ngân hàng - một tổ chứctrung gian tài chính mới có thể đứng ra điều hoà, phân phối vốn giúp cho tấtcả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển nhịp nhàng, cân đối.

1.3.2 Ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không phải là cứ sảnxuất bất cứ cái gì mà phải luôn trả lời được 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sảnxuất như thế nào ? và sản xuất cho ai? Có nghĩa là sản xuất theo tín hiệu của thị trường Thị trường yêu cầu các doanh nghiệp phải sản xuất ra các sản phẩm với chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng Để được như vậy các doanh nghiệp phải được đầu tư bằngdây truyền công nghệ hiện đại, trình độ cán bộ, công nhân lao động phải đượcnâng cao Những hoạt động này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượngvốn đầu tư lớn và để đáp ứng được thì chỉ có các ngân hàng Ngân hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các cải tiến của mình, có được cácsản phẩm có chất lượng, giá thành rẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

1.3.3 NHTM là công cụ đièu tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước

Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tièn tệcủa toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát tiển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sựgiao động của Ngân hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phầnkinh tế khác Do vậy sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua cácnghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là công cụ tốt để Nhà nứơc tiến hànhđiều tiết vĩ mô nền kinh tế.Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các Ngân hàng tronghệ thống, NHTM đã trực tiếp góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứngtrong lưu thông Mặt khác với việc cho các thành phần trong nền kinh tế vayvốn, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chiavốn của thị trường, điều kiển chúng một cách có hiệu quả, bảo đảm cung cấpđầy đủ kịp thời nhu cầu vốn cho quá trình tái sản xuất cũng như thực thi vaitrò điều tiết gián tiếp vĩ mô nền kinh tế.

1.3.4 Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chínhquốc tế

Ngày nay, trong su hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới với việchình thành hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, làm cho các mối quan hệ thương mại, lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng và trở nên cần thiết, cấp bách Nền tài chínhcủa một quốc gia cần phải hoà nhập với nền tài chính thế giới Các ngân hàngthương mại là trung gian, cầu nối để tiến hành hội nhập Ngày nay, đầu tư ranước ngoài là một hướng đầu tư quan trọng và mang lại nhiều lợi nhuận.Đồng thời các nước cần xuất khẩu những mặt hàng mà mình có lợi thế sosánh và nhập khẩu những mặt hàng mà mình thiếu Các ngân hàng thươngmại với những nghiệp vụ kinh doanh như : nhận tiền gửi, cho vay, bảo lãnh và đặc biệt là các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đã góp phần tạo điều kiện,thúc đẩy ngoại thương không ngừng được mở rộng và phát triển.

Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

NHTM hiện đại hoạt động với ba nghiệp vụ chính đó là: nghiệp vụ huyđộng vốn, nghiệp vụ sử dụng vốn và các nghiệp vụ trung gian khác Banghiệp vụ này có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đẩy nhau cùng pháttriển, tạo nên uy tín và thế mạnh cạnh tranh cho các NHTM, các nghiệp vụnày đan xem lẫn nhau trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, tạo nên mộtchỉnh thể thống nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM.

1.4.1 Nghiệp vụ huy động vốn

Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinhdoanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:

* Nghiệp vụ tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiềngửi từ các doanh nghiệp vào để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tàisản mà từ đó NHTM có thể huy động được Ngoài ra NHTM cũng có thể huyđộng các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vàongân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lãi trên số tiền gửi.

* Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốncó tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư,khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nềnkinh tế Hơn nữa, nghiệp vụ này còn giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro vàtăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh.

* Nghiệp vụ đi vay: Nghiệp vụ đi vay được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mụcđích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thịtrường tiền tệ và vay Ngân hàng nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấuhay vay có đảm bảo Trong đó các khoản vay từ Ngân hàng nhà nước chủyếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nókhông tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ.

* Nghiệp vụ huy động vốn khác: Ngoài ba nghiệp vụ huy động vốn cơ bản kể trên, NHTM còn có thểtạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay uỷ thác vốncho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Đây là khoản vốn huy độngkhông thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòihỏi các Ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đốitượng phù hợp với đối tượng các khoản vay.

* Vốn chủ sở hữu của NHTM :Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM Lượng vốn này chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi bắt đầu thành lập ngân hàng Do tính chất thường xuyên ổn định,ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho bản thânngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh Trong thực tế khoản vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinhdoanh của bản thân Ngân hàng mang lại.

1.4.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào cácmục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợinhuận Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:

* Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào vớimục đích nhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng nhưkhả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước đề ra.

* Nghiệp vụ cho vay: Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại NHthương mại đi vay để cho vay, do đó có cho vay được hay không là vấn đềmà mọi NH thương mại đều phải tìm cách giải quyết Thông thường lợinhuận từ hoạt động cho vay này chiếm tới 65- 70% trong tổng lợi nhuận củangân hàng Nghiệp vụ cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách: theothời gian có cho vay ngắn hạn,cho vay trung hạn và dài hạn, theo hình thứcđảm bảo có cho vay có đảm bảo, cho vay không có đảm bảo, theo mục đíchcó cho vay bất động sản, cho vay thương mại, cho vay cá nhân, cho vay nôngnghiệp, cho vay thuê mua

* Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM còn dùng số vốn huy độngđược từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế - xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dướicác hình thức như : hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thịtrường và trực tiếp thu lợi nhuận trên các khoản đầu tư đó.

Nghiệp vụ khác Ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động king doanh như: kinhdoanh ngoại tệ, vàng bạc và kim khí, đá quý; thực hiện các dịch vụ tư vấn,dịch vụ ngân quỹ; nghiệp vụ uỷ thác và đại lý; king doanh và dịch vụ bảohiểm

1.4.3 Nghiệp vụ trung gian khác

Ngoài hai nghiệp vụ cơ bản trên ngân hàng còn thực hiện một sốnghiệp vụ khác như:

* Dich vụ trong thanh toán: Có thể nói ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế.Các doanh nghiệp , tổ chức kinh tế sẽ không phải mất thời gian sau khi muahoặc bán hàng hoá và dịch vụ bởi việc thanh toán sẽ được ngân hàng thựchiện một cách nhanh chóng và chính xác.

* Dịch vụ tư vấn, môi giới: Ngân hàng đứng ra làm trung gian mua bánchứng khoán, tư vấn cho người đầu tư mua bán chứng khoán, bất động sản

* Các dịch vụ khác: Ngân hàng đứng ra quản lý hộ tài sản; giữ hộ vàng, tiền;cho thuê két sắt, bảo mật

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Giới thiệu khái quát lịch sử về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II

và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II.

2.1.1 Vị trí địa lý của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II :

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 thành phố) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có 2 thành phố vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 thành phố nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003 Trụ sở đặt tại đường điện biên,phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II là chi nhánh NHTM quốc doanh duy nhất hoạt động trên địa bàn tỉnh có mạng lưới ngân hàng cấp 4 được phân bố rộng khắp với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thôn và các thành phần kinh tế khác trong thành phố Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh thành phố Yên Bái II ra đời đã giải quyết được không ít khó khăn nhu cầu về vốn để xây dựng kinh tế của người dân.Tính đến nay, chi nhánh ngân hàng đã đóng góp một phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế chung của toàn tỉnh.

Là ngân hàng thương mại lớn trên địa bàn với hệ thống phòng giao dịch rộng khắp, mỗi năm ngân hàng NN&PTNT Yên Bái (Agribank Yên Bái) giải quyết cho vay hàng vạn lượt khách hàng vay với doanh số hàng nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế trên 3.000 tỷ đồng Hoạt động của Agribank Yên Bái có ý nghĩa tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt, trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tỉnh Yên Bái.

Trong quá trình hòa nhập vào cơ chế mới, hoạt động của ngân hàng gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày càng khẳng định vị trí của mình trong quá trình đưa nền kinh tế thành phố nhà ngày một phát triển đi lên. Ngày nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II đã thật sự trở thành người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp nhà nước, cá thể sản xuất kinh doanh và nông dân trên địa bàn Như vậy, xét về mặt pháp lý thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II là doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động tín dụng với các loại hình kinh doanh chủ yếu sau:

- Nhận được tiền gửi ngắn hạn và trung hạn bằng đồng tiền Việt Nam và ngoại tệ

- Phát hành kỳ phiếu của ngân hàng có mục đích với các kỳ hạn gửi vốn dưới 12 tháng và trên 12 tháng.

- Nhận dịch vụ mở tài khoản của tư nhân, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền nhanh thông qua hệ thống máy vi tính một cách an toàn, chính xác.

- Cho vay đối với tất cả các thành phần kinh tế bao gồm: ngắn hạn, trung và dài hạn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, xây dựng, nhà ở, kinh tế phục vụ gia đình… với thủ tục thật đơn giản, nhánh chóng, dễ dàng và tiện lợi.

- Cầm cố các loại giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu… do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phát hành và cầm cố các loại trái phiếu kho bạc nhà nước.

- Thực hiện các dịch vụ cho vay ủy thác.

- Thực hiện các dịch vụ về công tác ngân quỹ thu đổi ngoại tệ

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II

Thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II có cơ cấu các phòng ban như sau:

- Ban lãnh đạo gồm có : Giám đốc và 2 phó giám đốc

- Phòng Tài chính Kế toán- ngân quỹ

- Phòng hành chính- nhân sự

Sơ đồ cơ cấu bộ máy hoạt động :

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

+ Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và quy trình tín dụng ( tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, dự án, ,) trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay bảo lãn, quản lý giải ngân, quản lý kiểm tra sử dụng các khoản tiền vay, theo dõi thu đủ nợ thu đủ lãi ( đến khi tất toán hợp đồng tín dụng ) đối với mỗi khoản vay của khách hàng.

+ Phòng tín dụng có chức ngăng tham mưu đề xuất với Giám đốc Chi nhánh thực hiện chính sách phát triển khách hàng quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện phát triển của Chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng, xếp loại khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác tín dụng ngắn trung dài hạn và các mặt nghiệp vụ khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.

- Phòng tài chính kế toán-ngân quỹ:

+Thực hiện công tác kế toán, tài chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh ( không trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán khách hàng và tiết kiệm )…

+ Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh bao gồm cả phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm theo quy trình luân chuyển và kiểm soát chứng từ, theo đúng quy định của nhà nước của ngành.

+ Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ, chính sách, kỷ luật thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn chi nhánh nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định.

+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hệ kế toán và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về công tác tài chính kế toán.

- Phòng tổ chức hành chính-nhân sự:

+Theo dõi công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo tổng hợp ngày công lao động của CBNV Quản lý lao động, ký hợp đồng lao động sau khi được giám đốc phê duyệt.

+ Thực hiện quản lý hành chính, xử lý công văn đi đến, quản lý và sử dụng con dấu của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Yên Bái II. + Lập chương trình, kế hoạch công tác ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Chi nhánh.Nghiên cứu và sắp xếp bộ máy hoạt động trong chi nhánh.

+ Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức: đào tạo bồi dưỡng, chuyên môn, nghiệp vụ,

+ Phối hợp với các phòng có liên quan tổ chức hội nghị đại biểu cán bộ, công chức hàng năm…

Tổng quát về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT

QUA 3 NĂM 2010- 2012 ĐVT: Triệu đồng

( Nguồn: báo cáo tình hình thu nhập, chi phí, bảng CĐKT và báo cáo KQHĐTD của NHNo & PTNT qua 3 năm)

Qua bảng số liệu ta thấy ngân hàng hoạt động theo chiều hướng ngày càng có hiệu quả trong lĩnh vực huy động vốn lẫn trong lĩnh vực tín dụng.

Nguồn vốn huy động luôn tăng qua các năm và hoạt động tín dụng càng được mở rộng thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngày càng tăng Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng không được tốt vào năn 2011, lợi nhuận của ngân hàng là -5.213 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 6.897 triệu đồng là do ngân hàng đã trích khoản dự phòng khá lớn Nhưng qua năm 2012 thì do cố gắng rất lớn của Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên ngân hàng trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra nên lợi nhuận năm 2012 tăng 11.366 triệu đồng so với năm 2011.

Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II

+ Được sự quan tâm ửng hộ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các ban ngành các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Ngân hàng phát triển vững chắc trong khuôn khổ pháp luật Ngày càng tạo được uy tín, lòng tin của khách hàng. + Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chấp hành đúng các quy trình nghiệp vụ, thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát.

+ Huy động được nguồn vốn tại chỗ đảm bảo nguồn vốn để cho vay sản xuất, nên việc quản lý tài sản thế chấp của Ngân hàng cũng được dễ dàng hơn.

+ Trụ sở đặt tại địa điểm thuận lợi cho việc đi lại của khách hàng, nằm tại trung tâm thành phố giúp khách hàng tiếp cận thời gian và một phần chi phí đi lại.

+ Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là nông dân vì vậy sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, vào giá cả nên rủi ro đối với ngân hàng là rất cao.

+ Hoạt động tín dụng và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng chưa nhiều.

+ Nhận thức của nông dân còn yếu kém về lĩnh vực ngân hàng.

+ Khi Việt Nam gia nhập WTO thì khó khăn lớn nhất đối với Ngân hàng là việc xuất hiện các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài với năng lực tài chính mạnh,đây là một áp lực cạnh tranh lớn đối với Ngân hàng nước ta nói chung và đối vớiNgân hàng của thành phố nói riêng.

Tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

2.4.1 Đánh giá tổng tài sản:

2.4.1.1 Tổng quát tài sản: Đánh giá tổng quát tài sản cho chúng ta thấy cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng, đồng thời qua đó thấy được tỷ trọng tài sản sinh lời của ngân hàng cao hay thấp, có những biến động như thế nào và ngân hàng phải chấp nhận những rủi ro gì trong hoạt động kinh doanh của mình Để thấy được điều này chúng ta cùng đánh giá bảng 2:

Dựa vào số liệu của bảng 2 có thể đánh giá được tình hình tài sản của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II như sau: Tổng tài sản của ngân hàng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2011 là 264.469 triệu đồng tăng so với

2010 là 21.229 triệu đồng hay tăng 8,73% Năm 2012 là 288.661 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 24.192 triệu đồng hay tăng 9,15%.Sự gian tăng về tài sản này là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bởi sự gia tăng về tài sản sinh lời sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập hiện tại và trong tương lai của ngân hàng Trong tài sản sinh lời của Ngân hàng thì tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao mà tỷ trọng của ngân hàng luôn mở rộng qua các năm làm cho tài sản sinh lời qua 3 năm có sự thay đổi, năm 2011 là 256.245 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 20.720 triệu đồnghay tăng 8,80%, năm 2012 là 284.744 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 28.499 triệu đồng hay tăng 11,12%.

Tài sản sinh lời của ngân hàng qua 3 năm có những thay đổi thể hiện năm2011: 8.224 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 509 triệu đồng hay tăng 6,60%,năm 2012 lại giảm so với năm 2011 là 4.307 triệu đồng hay giảm 52,37%.

Bảng 2: TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ YÊN BÁI II QUA 3 NĂM 2010-2012

NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 CHÊNH LỆCH

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ

I Tiền mặt và số dư tại

II Cho vay trong nước 235.201 96,69 255.905 96,76 284.404 98,52 20.704 8,80 28.499 11,14

III Các khoản đầu tư và quyền đòi nợ 324 0,13 340 0,13 340 0,12 16 4,94 0 0

IV Tiền lãi cộng dồn 6.349 2,61 1.781 0,67 2.600 0,90 -4.568 -71,95 819 45,99

Tài sản sinh lời 235.525 96,83 256.245 96,89 284.744 98,64 20 20.70 8,80 28.499 11,12Tài sản không sinh lời 7.715 3,17 8.224 3,11 3.917 1,36 509 6,60 -4.307 -52,37 Để thấy rõ được sự tăng giảm của tài sản sinh lời và không sinh lời chúng ta cùng Đánh giá các khoản mục trong bảng 2 ở trên.

- Tiền mặt và số dư tại NHNN

Tiền mặt dự trữ của ngân hàng có chiều hướng gia tăng qua các năm, cụ thể năm

2011 là 333 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 23 triệu đồng hay tăng 7,42%, năm 2012 là 419 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 86 triệu đồng hay tăng

25,83% Tiền mặt ở ngân hàng tăng qua các năm như vậy là do đặc điểm của nguồn vốn hay đòi hỏi khả năng thanh khoản cao nên ngân hàng tăng dự trữ tiền mặt.

- Đầu tư vào các chứng khoán Đầu tư vào các chứng khoán của TCTD qua các năm có những biến động sau: Năm 2011 là 340 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 16 triệu đồng hay tăng 4,94%, năm 2012 là 340 triệu đồng ngân hàng vẫn giữ nguyên khoản đầu tư này.

Qua số liệu ta thấy, khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng Khoản mục cho vay bao gồm cho vay thông thường và cho vay ủy thác.

+ Cho vay thông thường: Bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn Cho vay thông thường chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động để cho vay, đây là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Qua bảng 2 ta thấy khoản cho vay thông thường của ngân hàng qua 3 năm luôn biến động, cụ thể năm 2011 là246.701 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 20.908 triệu đồng hay tăng 9,26%,năm 2012 là 274.958 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 28.257 triệu đồng hay tăng 11,45% Như vậy khoản mục cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng chiếm 93% thể hiện: Năm 2010 chiếm 96,69%, năm 2011 chiếm 96,76% và năm 2012 chiếm 98,52%, tổng tài sản liên tục tăng lên thể hiện qua dư nợ cho vay năm 2011 là 255.905 triệu đồng tăng so với năm 2010 là20.704 triệu đồng hay tăng 8,80%, năm 2012 là 284.404 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 28.499 triệu đồng hay tăng 11,14% Ngan hàng không có tham gia vào hoạt động góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần Còn khoản mục đầu tư vàochứng khoán chiếm tỷ trọng rất nhỏ chưa chiếm tới 1%tổng tài sản.

+ Cho vay ủy thác: Đây là hoạt động cho vay mà NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II chỉ đóng vai trò trung gian chuyển giao vốn theo hợp đồng ủy thác của chương trình dự án như chương trình ủy thác cho vay hộ nghèo, phục vụ người nghèo, chương trình TDTC nông thôn… thu phí dịch vụ Vì vậy đây là loại hình cho vay theo chỉ định nên dư nợ cho vay thường không ổn định qua các năm, cụ thể năm 2010 là 9.408 triệu đồng đến năm 2011 là 9.204 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 204 triệu đồng hay giảm 2,17%, năm 2012 là 9.446 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 240 triệu đồng hay tăng 2,63%.

- Khoản mục lãi cộng dồn dự thu:

Năm 2011 là 1.781 triệu đồng giảm so với 2010 là 4.568 triệu đồng hay giảm 71,95%, năm 2012 là 2.600 triệu đồng tăng so với năm 2011 là 819 triệu đồng hay tăng 45,99 triệu đồng.

- Khoản mục tài sản cố định: Đầu tư vào tài sản cố định có sự tăng lên, cụ thể năm 2010 là 432 triệu đồng chiếm 0,18%, năm 2011 là 443 triệu đồng chiếm 0,17% tăng lên so với năm

2010 là 11 triệu đồng hay tăng 2,55%, năm 2012 là 588 triệu đồng chiếm 0,20% tăng so với 2011 là 145 triệu đồng hay tăng 32,73% Sự tăng về tài sản là do đặc điểm nền kinh tế đặc biệt là môi trường cạnh tranh ngày càng tăng khi Việt Nam gia nhập WTO đòi hỏi hàng năm ngân hàng phải tăng cường nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang bị thêm máy móc thiết bị để tạo bộ mặt vững chắc cho ngân hàng đồng thời gây niềm tin đối với khách hàng.

- Các khoản mục tài sản khác:

Các khoản mục này có sự thay đổi được thể hiện qua năm 2011 là 5.667 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 5.043 triệu đồng hay tăng 808,17%, năm

2012 là 310 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 5.357 triệu đồng hay 94,53%.

2.4.1.2 Đánh giá nghiệp vụ cho vay: a) Đánh giá tín dụng theo thời hạn:

NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II cũng như các NHNo & PTNT khác vẫn mang nặng đặc trưng của một ngân hàng nông nghiệp là chủ yếu cung cấp tín dụng cho hộ nông dân.

NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II không ngừng mở rộng đối tượng cho vay vốn, đa dạng sản phẩm dịch vụ vì vậy nó là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nông dân và các khách hàng có nhu cầu vay vốn để kinh doanh của tỉnh Từ khi nhận biết được nhiệm vụ của mình là hỗ trợ nguồn vốn cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn nên ngay từ khi được thành lập đến nay NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Cụ thể từ năm 2010 đến nay tuy có sự khó khăn trong hoạt động do sự biến động của thời tiết, dịch bệnh, lạm phát… nhưng các cán bộ ngân hàng tỉnh giao cho và góp phần vào ổn định nền kinh tế của thành phố Qua số liệu trên ta thấy chỉ có doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng qua các năm Nguyên nhân là do ngân hàng đã không ngừng mở rộng đối tượng cho vay vốn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, ngoài ra ngân hàng còn sử dụng phương pháp nhân sự tốt, bố trí đúng người đúng việc, có chính sách khen thưởng cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và có những biện pháp cải thiện những nhân viên khi chưa hoàn thành tốt công việc được giao Chính vì vậy, làm cho hoạt động của ngân hàng ngày một phát triển tốt hơn Hiện nay, NHNo & PTNT chi nhánh chi nhánh thành phố YênBái II áp dụng mức lãi suất cho vay là 1,15%/ tháng đối với cho vay ngắn hạn (nếu vay từ 100 triệu đồng trở lên là 1,10%) và 1,25%/tháng đối với cho vay trung hạn, mức lãi suất này được áp dụng tại ngân hàng từ ngày 14/4/2010 và được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế Hiện tại thì ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn và trung hạn.

Bảng 3: Tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Yên bái II qua 3 năm 2010-2012

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

I Tổng doanh số cho vay

II Tổng doanh số thu nợ

+ Trung và dài hạn 60.197 63.581 70.052 3.384 5,62 6.471 10,18 Đơn vị: triêu đồng

- Về doanh số cho vay:

Nhìn chung thì tổng doanh số cho vay là 326.897 triệu đồng sang năm 2011 thì doanh số cho vay là 349.620 triệu đồng tăng 22.723 triệu đồng hay tăng 6,95% so với năm 2010 đến năm 2012 thì doanh số cho vay là 392.824 triệu đồng hay tăng 43.304 triệu đồng hay tăng 12,38% so với năm 2011 Doanh số cho vay ngày càng tăng trong 3 năm này là do khách hàng làm ăn ngày một hiệu quả vì thế ngày mở rộng quy mô hoạt động của mình mà ngân hàng lại là nơi cung cấp nguồn vốn thuận lợi cho khách hàng với lãi suất thấp, bên cạnh đó còn do thủ tục vay vốn ở ngân hàng đã được đơn giản hóa thủ tục này không còn rườm rà như trước nữa, thời gian giải quyết cấp tín dụng trở nên nhanh chóng nên đã thu hút thêm nhiều khách hàng Để xem sự tăng lên của doanh số cho vay được rõ hơn, thì ta xem xét sự tăng lên của từng khoản mục cho vay

Bảng 4: Tình hình cho vay của Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh TP Yên Bái

II qua 3 năm 2010 -2012 ĐVT: Triệu đồng

Tổng doanh số cho vay 326.897 100 349.620 100 392.924 100

( Nguồn báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm 2010- 2012)

Tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

2.5.1 Thu nhập của ngân hàng:

Thu nhập của Ngân hàng là toàn bộ khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như thu từ hoạt động tín dụng, thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác…

Thu nhập của Ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng và dịch vụ thanh toán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì Ngân hàng nào có tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng có tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ thấp nhưng ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Yên Bái II thì tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ rất thấp thông qua đây ta thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng còn thiếu.

Nguồn vốn của chi nhánh chưa có sự phân tán còn tập trung vào thu lãi tiền vay, thu từ hoạt động dịch vụ ở ngân hàng chỉ ở mức thấp Điều này cho thấy ngân hàng tuy đã có sự đa dạng sản phẩm của mình, nâng cao chất lượng các hoạt động thanh toán nhưng vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển.

Bảng 9: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH

THÀNH PHỐ YÊN BÁI II QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Thông qua bảng trên ta thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2011 là 24.963 triệu đồng chiếm 82,40% tổng thu nhập và giảm 5.386 triệu đồng hay giảm 17,75% so với năm 2010, năm 2012 thu nhập từ hoạt động tín dụng là 31.638 triệu đồng chiếm

75,91% tổng thu nhập và tăng 6.675 triệu đồng hay tăng 26,74% so với năm 2011 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ có sự thay đổi qua 3 năm như vậy là do thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng có sự tăng lên qua các năm vì ngân hàng đã thu hút được lượng khách nhu cầu thanh toán trong đó chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và thu nhập từ hoạt động chuyển tiền cũng liên tục tăng làm cho thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng cụ thể năm 2010: 63 triệu đồng chiếm 0,20% tổng thu nhập đến năm 2011: 122 triệu đồng chiếm 0,40% tổng thu nhập và tăng 59 triệu đồng hay tăng 93,65% so với năm 2010, năm 2012: 228 triệu đồng chiếm 0,55% tổng thu nhập tăng 106 triệu đồng hay tăng 86,88% so với năm 2011.

2.5.2 Tình hình chi phí của ngân hàng:

Cùng với sự gia tăng của thu nhập và sự đa dạng hóa các hình thức cho vay, dịch vụ cung cấp cho khách hàng là sự gia tăng của chi phí Do đó, Đánh giá chi phí cho biết quy mô tín dụng, chi phí nào là chính trong hoạt động của Chi nhánh, đồng thời sẽ có biện pháp tiết kiệm những chi phí không hợp lý.

Bảng 10: TÌNH HÌNH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT CHI

NHÁNH THÀNH PHỐ YÊN BÁI II QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 so với 2010 2012 so với

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền2011%

3 Chi các hoạt động khác

4 Thu nhập thuế, phí, lệ phí

6 Chi HĐ quản lý và công cụ

8 Chi phí dự phòng, bảo toàn, BH

(Nguồn: Báo cáo tình hình thu nhập, chi phí của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố

Yên Bái II qua 3 năm)

Tổng chi phí của Ngân hàng luôn tăng qua các năm Cụ thể, năm 2010 tổng chi phí là

30.194 triệu đồng, sang năm 2011 chi phí này là 35.508 triệu đồng tăng 5.314 triệu đồng với tỷ lệ là 17,60% so với năm 2010 Đến năm 2012, tổng chi phí của ngân hàng là 35.525 triệu đồng tăng 17 triệu hay 0,05% so với năm 2011 Để có thể hiểu được sự biến động của tổng chi ta đi vào Đánh giá từng khoản cấu thành chi phí như sau:

2.5.3 Chi hoạt động tín dụng: Đây là khoản chi chủ yếu của ngân hàng Nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi. Năm 2010 khoản chi hoạt động tín dụng là 23.675 triệu đồng chiếm 78,41%, năm 2011: 21.542 triệu đồng chiếm 60,67% giảm 2.133 triệu đồng hay giảm 9,01% so với năm 2010, năm 2012: 23.277 triệu đồng chiếm 65,52 tăng 1.735 triệu đồng hay tăng 8,05% so với năm 2011 Năm 2011, chi phí hoạt động tín dụng giảm là do hoạt động huy động huy động vốn ở thời điểm này không cao Năm 2012 thì họat động tín dụng tăng là do nguồn vốn huy động tăng lên đồng thời cơ cấu huy động vốn của ngân hàng có sự chuyển dịch lọai tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng, 24 tháng trở lên tăng lên so với năm 2011, mặt khác do ở thời điểm này giá vàng và ngọai tệ tăng làm cho khách hàng có xu hướng chuyêrn sang gửi tiết kiệm vàng, ngọai tệ tăng mà chi phí trả cho lại hình tiền gửi này cao dẫn đến chi phí cho họay động tín dụng tăng lên Mặc dù lượng tiền huy động có gia tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Nguồn vốn vay tăng chứng tỏ quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng và là điều dáng chú ý Tuy nhiên, với tỷ lệ tăng là khá cao, ngân hàng cần có biện pháp để cân bằng nguồn vốn huy động và vốn kinh doanh của mình nhằm làm giảm chi phí tín dụng trong họat động kinh doanh cũng như góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng Để thấy rõ hơn về chi phí họat động tín dụng, chúng ta cần Đánh giá các khoản mục nhỏ của chi nhánh này để thấy được tại sao chi phí này lại có sự thay đổi như vậy.

Bảng 11: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH THÀNH

PHỐ YÊN BÁI II QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng

Tổng chi phí hoạt động 23.675 21.542 23.277 -2.133 -9,01 1.735 8,05

(Nguồn: Báo cáo tình hình thu nhập, chi phí của NHNo &PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Qua bảng trên ta thấy, trong tổng chi phí họat động tín dụng thì khoản chi phí ttrả lãi vay luôn là một khoản chi phí lớn nhưng nó có xu hướng giảm qua các năm Năm

2010 chi phí lãi vay là 21.484 triệu đồng, năm 2011 là 18.686 triệu đồng giảm 2.789 triệu đồng hay giảm 13,02% so với năm 2010, năm 2012:18.211 triệu đồng giảm 475 triệu đồng hay giảm 2,54% so với năm 2011 Kế đến là chi phí trả lãi tiền gửi, khoản chi này liên tục tăng qua 3 năm, cụ thể năn 2010: 2.074 triệu đồng, năm 2011: 2.641 triệu đồng tăng 567 triệu đồng hay tăng 27,34% so với năm 2010, năm 2012: 3.742 triệu đồng tăng 1.101 triệu đồng hay tăng 41,69% so với năm 2011 Điều này rất tốt cho ngân hàng vì lượng vốn mà ngân hàng huy động được ngày càng có hiệu quả, mặt khác cũng do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng dẫn đến lãi suất huy động của ngân hàng tăng làm cho chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng lên Bên cạnh chi trả lãi tiền gửi và chi phí tiền vay thì chi lãi phát hành GTCG cũng ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi của chi phí họat động tín dụng của ngân hàng, cụ thể năm 2010 chi phí tiền phát hànhGTCG là 106 triệu đồng, năm 2011: 204 triệu đồng tăng 98 triệu đồng hay tăng92,45% so với năm 2010, năm 2012:1.322 triệu đồng tăng 1.118 triệu đồng hay tăng

548,04% so với năm 2011 Chi phí phát hành GTCG tăng như vậy là do nhu cầu vốn để cho vay ngày càng tăng cho nên ngân hàng cần phải tăng cường huy động vốn để cho vay vì nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn tự huy động thì sẽ phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn thấp mà hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ cao hơn.

2.5.4 Lợi nhuận của ngân hàng:

Bảng 12: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH

THÀNH PHỐ YÊN BÁI II ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tình hình thu nhập, chi phí của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Lợi nhuận là yếu tố cuối cùng mà ngân hàng kỳ vọng, nó là đòn bẩy để thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên ngân hàng.

Nhìn tổng thể ta thấy lợi nhuận qua các năm của ngân hàng có sự thay đổi Năm 2010 lợi nhuận là 1.684 triệu đồng đến năm 2011 lợi nhuận là -5.213 triệu đồng giảm 6.897 triệu đồng hay giảm 409,56% so với năm 2010 sang năm 2012 lợi nhuận là 6.153 triệu đồng tăng 11.366 triệu đồng so với năm 2011 Sự thay đổi của lợi nhuận này chịu ảnh hưởng bởi thu nhập và chi phí của chi nhánh ngân hàng.

Thu nhập của chi nhánh qua 3 năm có những thay đổi, năm 2011 giảm 4,97% so với năm 2010, năm 2012 tăng 37,57% so với năm 2011 Như vậy thu nhập có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến phần tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Thu nhập năm 2012 tăng là do trong năm Chi nhánh đã tăng lãi suất cho vay đồng thời thu được các khoản nợ xấu còn tồn động, thu từ dịch vụ có sự gia tăng đáng kể Bên cạnh những thay đổi về thu nhập là sự gia tăng về chi phí Năm 2011 chi phí là 35.508 triệu đồng tăng 5.313 triệu đồng hay tăng 17,59% so với năm 2010 Năm 2012 thì chi phí là 35.525 triệu đồng tăng 18 triệu đồng hay tăng0,05% so với năm 2011 Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí là do việc gia tăng lãi suất huy động và tăng chi phí cho các biện pháp thu hút tiền gửi.

Qua bảng trên ta thấy, trong năm 2011 thì lợi nhuận của ngân hàng thấp là do tốc độ tăng thu nhập thấp hơn tốc độ tăng của chi phí, một mặt cũng là do trong năm nay ngân hàng đã trích lập khoản dự phòng rủi ro khá cao Sang năm 2012 do việc thu lãi vay của ngân hàng có hiệu quả, có được tốc độ tăng này là do sự lãnh đạo đúng đắng và kịp thời của ban lãnh đạo ngân hàng, sự tận tâm nhiệt tình trong công tác của tập thể cán bộ ngân hàng, vì mục tiêu cao nhất của hoạt động tín dụng.

Tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính

2.6.1 Các chỉ tiêu thanh khoản:

2.6.1.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động:

Bảng 13:TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ Triệu đồng 225.792 246.701 274.586

(Nguồn: Các chỉ tiêu đánh giá được dựa trên BCĐKT và BCKQHĐTD của NHNo &

PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng, chi tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.Qua 3 năm ta thấy tình hình nguồn vốn mà cụ thể là vốn huy động tại chỗ tương đối thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ Năm 2010 bình quân3,5 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia, năm 2011 tăng lên cứ 3,69 đồng dư nợ thì có sự đóng góp của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống cứ 2,79 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động.

Ngân hàng huy động được nhiều vốn và sử dụng được nhiều vốn huy động để cho vay thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất Nhận xét qua 3 năm thì ta thấy nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân và doanh nghiệp, buộc Chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển từ Hội sở, mà thường thì lãi suất điều chuyển sẽ cao hơn lãi suất huy động vốn từ nền kinh tế nên việc chênh lệch lãi suất sẽ không cao Vì vậy bên cạnh đầu tư vào hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao.

2.6.1.2 Tài sản có thanh khoản trên tổng vốn huy động:

Bảng 14: TÀI SẢN CÓ THANH KHOẢN TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm

2 Tài sản có thanh khoản Triệu đồng 634 673 759

+ Tiền dự trữ Triệu đồng 310 333 419

+ Chứng khoán đầu tư Triệu đồng 324 340 340

3 Tài sản có thanh khoản trên vốn huy động % 0,98 1,01 0,77

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán dựa trên BCĐKT của N HNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán của ngân hàng Năm 2011 chỉ số này là 1,01% tăng lên 0,03% so với năm 2010 là do đặc điểm của nguồn vốn huy động, năm

2011 thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với năm 2010, năm

2012 cho nên ngân hàng phải dự trữ lại và đầu tư vào tài sản có khả năng thanh toán nhanh nhiều hơn, tiền gửi và các khoản đầu tư tại ngân hàng nhà nước năm 2011 tăng

23 triệu đồng so với năm 2010 nên làm cho tỷ trọng này tăng lên Năm 2012 thì nguồn vốn huy động loại tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng trở lên chiếm tỷ trọng lớn nên ngân hàng cần chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, ngân hàng đã không tăng lượng tiền dự trữ số tiền dự trữ năm 2012 vẫn bằng số tiền dự trữ ở năm 2011.

2.6.1.3 Khả năng thanh toán tức thì:

Bảng 15:CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TỨC THÌ CỦA NHNo &

PTNT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ YÊN BÁI II QUA 3 NĂM

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm

1 Tiền mặt tại quỹ Triệu đồng 310 333 419

2 Tiền gửi không kỳ hạn Triệu đồng 8.456 9.136 12.759

3 TGTK không kỳ hạn Triệu đồng 464 1.777 1.171

4 Tài sản Nợ dễ biến động

5 Khả năng thanh toán tức thì

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán dựa trên BCĐKT của NHNo & PTNTchi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Chỉ số này có xu hướng giảm qua 3 năm, năm 2012 ngân hàng dự trữ tiền mặt cao nhất vì trong năm 2012 ngân hàng huy động tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tiền gửi không kỳ hạn ở mức tương đối cao cho nên ngân hàng tăng dự trữ tiền mặt cao nhất trong 3 năm qua.

2.6.1.4 Tỷ số về hoạt động tín dụng:

* Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động:

Bảng 16:TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng vốn huy động Triệu đồng 64.521 66.796 98.293

Tổng dư nợ trên VHĐ Lần 3,50 3,69 2,79

(Nguồn: Các chỉ tiêu đánh giá được dựa trên BCĐKT và BCKQHĐTD của NHNo &PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm) quá nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Qua 3 năm ta thấy tình hình nguồn vốn mà cụ thể là vốn huy động tại chỗ tương đối thấp, được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ Năm 2010 bình quân 3,5 đồng dư nợ mới có một đồng vốn huy động tham gia, năm 2011 tăng lên cứ 3,69 đồng dư nợ thì có sự đóng góp của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống cứ 2,79 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động.

Ngân hàng huy động được nhiều vốn và sử dụng được nhiều vốn huy động để cho vay thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc chênh lệch lãi suất Nhận xét qua 3 năm thì ta thấy nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho sản xuất và tiêu dùng của các cá nhân và doanh nghiệp, buộc Chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển từ Hội sở, mà thường thì lãi suất điều chuyển sẽ cao hơn lãi suất huy động vốn từ nền kinh tế nên việc chênh lệch lãi suất sẽ không cao Vì vậy bên cạnh đầu tư vào hoạt động tín dụng thì ngân hàng cần chú trọng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao.

* Nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Bảng 17: NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nợ quá hạn Triệu đồng 1.721 1.807 3.517

(Nguồn: Chỉ tiêu đánh giá được dựa trên BCKQHĐTD củaNHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng Như đã Đánh giá trên thì tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có sự thay đổi qua các năm, cụ thể năm 2010 là 0,76%, năm 2011 là 0,73%, năm 2012 là 1,28%.Đây là nguyên nhân của việc thời gian qua người nông dân bị mất mùa, thất thu nên đã không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng dẫn đến tình trạng năm 2012 nợ quá hạn đã lên tới 1,28% Vì vậy mà ngân hàng cần phải có biện pháp tốt hơn để quản lý nguồn vốn cho vay để hạn chế nợ quá hạn.

2.6.1.5 Dư nợ ngắn (trung và dài) hạn trên tổng dư nợ:

Bảng 18 :DƯ NỢ NGẮN (TRUNG VÀ DÀI) HẠN TRÊN TỔNG DƯ NỢ

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm

1 Tổng dư nợ Triệu đồng 225.792 246.701 274.586

2 Dư nợ ngắn hạn Triệu đồng 165.595 183.120 204.534

3 Dư nợ dài hạn Triệu đồng 60.197 63.581 70.052

4 Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ % 73,34 74,23 74,49

5 Dư nợ trung và dài hạn trên tổng dư nợ % 20,66 25,77 25,51

(Nguồn: Chỉ tiêu đánh giá được dựa trên BCKQHĐTD của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được cơ cấu đầu tư của ngân hàng vào ngắn hạn hay trung hạn có hợp lý không Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ của ngân hàng ngày càng tăng trong đó dư nợ ngắn hạn và dài hạn cũng đều tăng nhưng trong tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ dài hạn điều này chứng tỏ ngân hàng cho vay chủ yếu là ngắn hạn Cụ thể năm 2010 dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ là 73,34% thì tổng dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 20,66% năm 2011 dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ là 74,23% thì dư nợ trung và dài hạn chiếm 25,77%, năm 2012 dư nợ ngắn hạn là 74,49% thì dư nợ trung và dài hạn chiếm 25,51% Điều này cho thấy ngân hàng cần phải có kế hoạch để đầu tư cho phù hợp tuy cho vay trung và dài hạn có rủi ro ngắn hơn cho vay ngắn hạn nhưng nó sẽ mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

2.6.1.6 Tổng chi phí trên tổng thu nhập:

Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả.

Bảng 19 : BẢNG TỔNG CHI PHÍ TRÊN TỔNG THU NHẬP

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm

3 Tổng chi phí trên tổng thu nhập % 94,72 85,32 85,24

(Nguồn: Chỉ tiêu được tính toán dựa vào báo cáo tình hình thu nhập, chi phí của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Kết quả cho thấy trong 100 đồng thu nhập thì chi phí chiếm 94,72 đồng trong năm

2010, năm 2011 giảm còn 85,32 đồng đến năm 2012 giảm còn 85,24 đồng Hiện nay một trong những phương châm hoạt động của các tổ chức kinh tế là làm sao giảm chi phí đến mức thấp nhất, tăng doanh thu Hoạt động của ngân hàng cũng không ngoại lệ, chính vì vậy ngân hàng cần có biện pháp trong việc quản lý các khoản mục chi phí, giảm tối đa các khoản chi phí bất hợp lý để ngày một nâng cao lợi nhuận đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng.

2.6.1.7 Tổng dư nợ trên tổng tài sản:

Bảng 20 : BẢNG TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm

1 Tổng dư nợ Triệu đồng 225.792 246.701 274.586

2 Tổng tài sản Triệu đồng 243.240 264.469 288.661

3.Tổng dư nợ trên tổng tài sản % 92,83 93,28 95,12

(Nguồn: Các chỉ tiêu được tính toán dựa trên BCĐKT và BCKQHĐTD củaNHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

Chỉ số này cho ta xác định quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng Trong kết cấu tổng tài sản của ngân hàng thì ngân hàng đầu tư vào tín dụng quá cao qua 3 năm tỷ trọng đầu tư vào tín dụng đều trên 90% Điều này cho thấy ngân hàng chấp nhận một tỷ lệ rủi ro rất cao trong hoạt động kinh doanh của mình vì đầu tư quá tập trung vào tín dụng.

Bảng 21 : CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm

1 Tổng tài sản Triệu đồng 243.240 264.469 288.661

2.Doanh số cho vay Triệu đồng 326.897 349.620 392.924

4 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 1.684 -5.213 6.153

6 Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập % 5,28 -17,20 14,76

(Nguồn: Các chỉ tiêu được tính toán dựa trên BCĐKT và BC tình hình thu nhập,, chi phí của NHNo & PTNT chi nhánh thành phố Yên Bái II qua 3 năm)

2.6.2.1 Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 22: LỢI NHUẬN TRÊN TỔNG TÀI SẢN

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1.Lợi nhuận ròng Triệu đồng 1.684 -5.213 6.153

2 Tổng tài sản Triệu đồng 243.240 264.469 288.661

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN

Những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

Để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, Ngânhàng phải đa dạng hóa và linh hoạt trong công tác huy động vốn sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh và bối cảnh chung của thị trường Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn bên cạnh các hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm gửi lãi suất bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm gửi lãi suất bậc thang theo lũy tiến của số dư tiền gửi, tiết kiệm có thưởng, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi thì ngân hàng cần mở rộng hình thức thanh toán các giấy tờ có giá như hối phiếu, lệnh phiếu.

- Qua quá trình thực tập tại ngân hàng em thấy rằng cơ sở hạ tầng của ngân hàng còn yếu, trang thiết bị máy móc còn thiếu và lạc hậu đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào trang thiết bị, máy móc để cho hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển Mặt khác, với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc hiện đại sẽ tạo lòng tin khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng vì cơ sở hạ tầng, vật chất rất quan trọng, vì nó thể hiện tầm vóc vị thế và uy tín của một ngân hàng.

- Tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng Điều này giúp cho Ngânhàng xử lí nhanh chóng, tiện lợi và chính xác các nghiệp vụ.

- Có chính sách ưư đãi về lãi suất tiền gởi cho khách hang gởi tiền, nhất là những khách hang truyền thống, lâu lâu ngày lễ tết sẽ có những món quà thưởng cho những khách hàng có gửi tiền tại ngân hàng.

- Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng hiện có kết hợp với chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách luôn luôn xuống địa bàn tuyên truyền nhiều hơn nữa đến các thành phần kinh tế để họ hiểu rõ hơn về lợi ích của mình khi đếnNgânhàng bằng việc chú trọng quản bá thương hiệu trên các phương tiện trên báo đài…

- Thực hiện tốt chính sách khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng nhất là cán bộ nhân viên công tác giao dịch trực tiếp với khách hàng.

- Cần có ưu đãi về phí dịch vụ đối với những đơn vị có quan hệ thanh toán thường xuyên và quan hệ phát sinh cao Điều này có thể tạo cho họ tính an tâm khi giao dịch tại Ngân hàng, đồng thời có thể giữ chân khách hàng trong hoạt động tín dụng.

- Có chính sách khen thưởng thích đáng nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên có thành tích tốt trong công tác huy động vốn, giơí thiệu khách hàng giao dịch với Ngân hàng.

- Quan tâm nâng cao chất lượng phục vụ bằng cách gởi phiếu yêu cầu khách hàng đánh giá, đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm của Ngânhàng cũng như cung cách phục vụ.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Ngoài việc thực hiện tốt các biện pháp trên thì Ngânhàng cần chú trọng vào các biện pháp để sử dụng vốn hiệu quả cụ thể như sau:

3.2.1 Thực hiện chiến lược khách hàng:

- Khi thực hiện quy trình cho vay, cán bộ tín dụng cần phải xem xét số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn, cơ cấu vê quy mô địa bàn để nắm được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng

- Đối với khách hàng truyền thống, vay trả đúng kì hạn, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thì Ngânhàng nên dung những chính sách ưu đãi giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, giá thành sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh tăng lợi nhuận của daonh nghiệp.

- Đối với thành phần kinh tế tư nhân, cá thể( đây là đối tượng mục tiêu của Ngânhàng trong dài hạn), việc cho vay đều dựa trên tài sản thế chấp, tuy nhiên Ngânhàng không nên dựa trên tài sản thế chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu xem xét mụch đích vay có mang lại hiệu quả thiết thực và có mang lại hiệu quả thiết thực và khả năng trả nợ mới quyết định cho vay Qua 3 năm từ 2003 đến 2010, thành phần kinh tế này chủ yếu là vay ngắn hạn, Ngân hàng cần đầu tư hơn để cho vay trung dài hạn mặc dù rủi ro niều nhưng lợi nhuận đem lại sẽ lớn hơn.

- Tăng cường thông tin giữa các Ngân hàng về tình hình tài chính giữa các doanh nghiệp và những sai phạm để có thể sànglọc khách hàng nhằm phòng ngừa rủi ro.

- Luôn tìn hiểu và theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của hộ vay nhằm đánh giá đúng tiến độ thực hiện phương án vay vốn.

- Quan tâm giúp đỡ khách hàng khi họ lâm vào tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ, thì Ngân hàng cần tư vấn nhằm tạo điều kiện cho họ vượt qua khó khăn để tiếp tục sản xuất kinh doanh Điều này giúp Ngân hàng tạo được mối quan hệ với khách hàng, và giúp cho việc thu nợ cũng như xử lý quá hạn sẽ dễ dàng hơn.

3.2.2 Chuyên môn hóa trình độ đội ngũ tín dụng:

Ban lãnh đạo Ngân hàng cử từng cán bộ tín dụng chuyên cho vay và thu hồi từng địa bàn nhất định Việc phân chia như vậy sẽ giúp cán bộ tín dụng nắm được tình hình tín dụng cũng như quan hệ làm ăn của khách hàng, hiểu được mục đích cuãng như nhu cầu vay vốn của họ Từ đó lập ra phương án cho vay hiệu quả Qua đó việc thu hồi nợ và lãi một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn khi đến kì hạn thanh toán Cụ thể là chi nhánh cần mở rộng mạng lưới, tăng cường nhiều phòng giao dịch trên mỗi địa bàn, vừa thuận tiện trong giao dịch vừa dễ nắm bắt tình hình các doanh nghiệp. Đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thẩm định dự án cho vay, nâng cao khả năng điều hành cũng như những hiểu biết về pháp luật Biện pháp này nhằm đem lại sự an toàn, đảm bảo vốn vay của Ngân hàng.

Nâng cao khả năng sinh lời

Để nâng cao về chỉ tiêu khả năng sinh lời thì ngân hàng cần có những giải pháp tăng lợi nhuận bằng các giải pháp sau:

+ Cần duy trì và giữ vững những mối quan hệ với khách hàng như các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả thường xuyên có nhu cầu vốn lớn, có uy tín với ngân hàng Đồng thời phải luôn tiến hành công tác đánh giá, phân loại khách hàng theo mức độ uy tín để có chính sách ưu tiên lãi suất cho vay đối với họ nhằm tạo mối quan hệ tín dụng chặt chẽ với khách hàng.

+ Duy trì mức thu nhập từ hoạt động tín dụng đồng thời nâng cao các hoạt động dịch vụ ngân hàng, mặc khác luôn mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao đa dạng nguồn thu của đơn vị.

+ Ngân hàng cần có những biện pháp nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, vì nếu sử dụng nguồn vốn này ngân hàng sẽ tiết kiệm được chi phí trong việc chi trả cho việc sử dụng vốn.

+ Hạn chế tối đa việc lãng phí vật liệu, giấy tờ in ở nhân viên, hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại vào việc riêng.

+ Đơn giản hóa hơn nữa thủ tục vay vốn nhằm tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, đồng thời góp phần thuận tiện hơn thủ tục cho khách hàng vay vốn.

+ Lựa chọn hình thức Marketing phù hợp ngoài việc quảng cáo trên pano, bangon, thì ngân hàng nên phối hợp với phòng thông tin của UBND thị trấn, xã thông tin truyền thông những hình thức huy động vốn để khách hàng có thể nắm bắt được thông tin.

Nâng cao khả năng thanh khoản

Để tối đa mức sinh lời từ đồng vốn huy động được thì ngân hàng phải dự trữ tiền mặt ở mức thấp nhất nhưng không nên quá thấp vì nó ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Vì vậy Ngân hàng cần dự đoán nhu cầu thanh khoản của khách hàng mà dự trử tiền mặt thế nào cho phù hợp.

Ngày đăng: 24/05/2023, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w