LỜI MỞ ĐẦU Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm Trường Giang LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng và vững chắc N[.]
ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MAZARS STT VIỆT NAM
Đặc điểm chung về tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính do Công
1.1.1 Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định là những tài sản của doanh nghiệp có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Với những loại tài sản này, cần có chế độ bảo quản và quản lý riêng nhằm sử dụng có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sử dụng.
Hiện tại ở Việt Nam có hai văn bản pháp quy quy định các vấn đề liên quan đến TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm: Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009 và hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 3 chuẩn mực: Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình, Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình, Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04, có bốn tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là TSCĐ:
- Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
- Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
1.1.2 Đặc điểm tài sản cố định
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh Khoản mục TSCĐ là một khoản ục chiếm tỷ trọng đáng kể trên Bảng cân đối kế toán.
TSCĐ là cơ sở vật chất của đơn vị Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.
TSCĐ là những tài sản sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán và trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần Giá trị của chúng được chuyển dần vào chi phí hoạt động và được thu hồi sau khi bán hàng hóa, dịch vụ (đối với hoạt động kinh doanh) Để sử dụng TSCĐ được tốt, ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để phát triển sản xuất, doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ Tùy theo quy mô sửa chữa và theo loại TSCĐ, chi phí sửa chữa được bù đắp khác nhau.
Đặc điểm về kế toán tài sản cố định ở khách hàng của Công ty TNHH Mazars STT Việt Nam có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
Như đã đề cập trong báo cáo tổng hợp, khách hàng của Công ty Mazars rất đa dạng cả về quy mô, hình thức sở hữu cho đến lĩnh vực kinh doanh Chính vì thế, đặc điểm về TSCĐ tại mỗi nhóm khách hàng là khác nhau Kéo theo đó là cách thức tổ chức công kế toán cũng như quản lý đối với TSCĐ tại mỗi khách hàng là có sự khác biệt Đặc điểm kế toán của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức công tác kiểm toán Với mỗi loại khách hàng sẽ có cách tiếp cận kiểm toán cũng như việc phân chia khối lượng giữ các loại trắc nghiệm riêng để công tác kiểm toán đảm bảo về chất lượng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Để tìm hiểu cụ thể quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, em xin được đi sâu phân tích quy trình kiểm toán khoản mục tại hai công ty khách hàng do Công ty TNHHMazars STT thực hiện Theo hợp đồng kiểm toán cho hai khách hàng, Mazars sẽ tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2011 Xin được gọi hai khách hàng là công ty
ABC và công ty XYZ Trong đó, Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên,
Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán thường niên của Mazars.
Công ty TNHH ABC được thành lập ngày 29/7/2010 theo Giấy phép kinh doanh số 0110430009** do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Công ty có trụ sở chính tại số 43 Nguyễn Thượng Hiền, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vốn điều lệ của Công ty: 50.000 USD
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Cung cấp dịch vụ Tư vấn thiết kế công trình kiến trúc.
Năm 2011, tổng doanh thu thuẩn Công ty đạt được là 6.091.977.272.
Công ty XYZ là Công ty TNHH vừa mới thành lập đầu năm 2008 theo Quyết định số 2610430000** do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 19 tháng 11 năm
2008 Công ty có trụ sở chính tại Khu Gạch Lát, đường Trần Phú, xã Lam Sơn, thị trấn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Vốn điều lệ của Công ty: 31 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất, gia công các trang bị, dụng cụ, phụ kiện thể thao và các sản phẩm may mặc khác.
Năm 2011, tổng doanh thu thuần Công ty đạt được là 190,5 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế của Công ty là 50 tỷ đồng.
Các hoạt động của cả hai Công ty đều tuân theo Luật Doanh nghiệp 2005, cácLuật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.
Chế độ và chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng tại hai Công ty ABC và XYZ:
Chế độ kế toán áp dụng: Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng
Hình thức sổ kế toán: áp dụng hình thức Nhật ký chung
Sau đây chúng ta sẽ xem xét những đặc điểm về kế toán đối với khoản mục TSCĐ tại hai công ty ABC và XYZ như: hệ thống chứng từ sổ sách, hệ thống tài khoản, cách hạch toán, cách phận loại TCSĐ Bởi những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn với việc kiểm toán khoản mục TSCĐ.
1.2.1 Phân loại tài sản cố định
TSCĐ có thể được phân loại theo nhiều cách nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý như: Theo nguồn hình thành (TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước cấp, bằng nguồn vốn vay, bằng nguồn vốn tự bổ sung, TSCĐ nhận liên doanh, liên kết với đơn vị khác), theo công dụng kinh tế (TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ hành chính sự nghiệp, TSCĐ phúc lợi, TSCĐ chờ xử lý), theo tính chất sở hữu (TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị, TSCĐ thuê ngoài) hoặc phân loại theo hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình). Để quản lý một cách có hiệu quả, cả hai Công ty đã tiến hành phân chia TSCĐ theo hình thái vật chất, thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tương ứng với việc phân loại đó.
TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể TSCĐHH có thể là từng đơn vị có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định.
TSCĐVH là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng chi phí mà DN đã đầu tư hoặc một giá trị lâu dài và được phân bổ dần trong nhiều năm và được coi như trích khấu hao TSCĐVH.
1.2.2 Quản lý tài sản cố định
TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động sản xuất và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi doanh nghiêp là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐ nhằm đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu những giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm của TSCĐ nên trong công tác quản lý TSCĐ, Công ty ABC đã thực hiện phân công người quản lý, giám sát, thiết kế hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nhằm theo dõi một cách đầy đủ cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ.
Quản lý về mặt giá trị: Là việc xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của
TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển Đồng thời, đơn vị phải tính toán chính xác và đầy đủ chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm Đơn vị cũng phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng, giảm giá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến TSCĐ và đánh giá lại TSCĐ Trên cơ sở quản lý về mặt giá trị TSCĐ, đơn vị sẽ có kế hoạch điều chỉnh TSCĐ theo loại tài sản phù hợp với yêu cầu hoạt động của đơn vị.
Quản lý về mặt hiện vật: Bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của
TSCĐ Về số lượng, bộ phận quản lý TSCĐ phải bảo đảm cung cấp đầy đủ về công suất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN Về mặt chất lượng, công tác bảo quản phải đảm bảo tránh được hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giá trị TSCĐ Để quản lý tốt về mặt hiện vật, mỗi DN cần xây dựng một nội quy bảo quản TSCĐ và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình. Để quản lý tốt TSCĐ, mỗi đơn vị đều xây dựng các quy định, các nguyên tắc và thủ tục về việc bảo quản TSCĐ Mọi bộ phận của đơn vị phải tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các quy định đó Một số định hướng cơ bản cho các quy định đó gồm:
Thứ nhất, về phân công phân nhiệm, cần có sự tách biệt giữa công tác bảo quản, trông coi với công việc ghi chép các nghiệp vụ Theo đó, người quản lý TSCĐ không được đồng thời là kế toán TSCĐ Nếu không tách rời hai loại nghiệp vụ này sẽ dễ dàng xảy ra các sai phạm hay khả năng kiểm soát bị hạn chế.
Thứ hai, cần qui định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc phê lý, nhượng bán TSCĐ Do TSCĐ có giá trị lớn nên nguyên tắc này cần đặc biệt coi trọng.
Thứ ba, có sự phân tách quyền phê chuẩn với việc bảo quản TSCĐ, tránh tình trạng người bảo quản sử dụng TSCĐ cũng chính là người quyết định việc mua bán, thuyên chuyển tài sản, dễ dẫn tới thất thoát tài sản do lạm dụng quyền hành tự do mua bán, thuyên chuyển hoặc thanh lý TSCĐ.
Thứ tư, xây dựng hệ thống bảo quản TSCĐ như kho bãi, hàng rào bảo vệ; phân định trách nhiệm bảo vệ TSCĐ, quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa TSCĐ ra khỏi doanh nghiệp.
Do TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên việc quản lý TSCĐ đòi hỏi phải rất chặt chẽ ngay từ khâu mua sắm, chuyển giao đến thanh lý.
1.2.3 Tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định
Vai trò và mục tiêu của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Mazars STT Viêt Nam thực hiện
báo cáo tài chính do Công ty TNHH Mazars STT Viêt Nam thực hiện
1.3.1 Vai trò của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
TSCĐ là một khoản mục có liên quan tới nhiều chu trình như bán hàng và thu tiền, mua hàng và trả tiền, huy động và hoàn trả vốn đầu tư cho TSCĐ nên TSCĐ được đặc biệt nghiên cứu cùng với các chu trình kiểm toán khác trong kiểm toán BCTC TSCĐ thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của DN và nó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng Do đó, kiểm toán TSCĐ thường chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình kiểm toán BCTC Trong quá trình kiểm toán khoản mục này, KTV tại Mazars thường kết hợp kiểm toán các khoản mục có liên quan để xác minh tính hợp lý và logic của cả chu trình đồng thời đáp ứng được mục tiêu chung của cuộc kiểm toán.
Mặt khác, chi phí mua sắm, đầu tư cho TSCĐ lớn, quay vòng vốn chậm Để bảo đảm hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ, kiểm toán nghiệp vụ TSCĐ sẽ đánh giá tính kinh tế và hiệu quả của việc đầu tư, định hướng cho đầu tư và nguồn sử dụng để đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất Đồng thời, kiểm toán TSCĐ sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản Những sai sót trong việc tính các chi phí này thường dẫn đến những sai sót trọng yếu trên Báo cáo tài chính.
1.3.2 Mục tiêu của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kiểm toán số 200: “Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính” nêu rõ:
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ?
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.
Kiểm toán TSCĐ là một bộ phận của kiểm toán BCTC Do vậy, mục tiêu kiểm toán của khoản mục TSCĐ cũng hướng đến mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là giúp KTV và Công ty đưa ra ý kiến về sự trung thực và hợp lý của BCTC trên những khía cạnh trạnh trọng yếu, sự tuân thủ pháp luật liên quan và sự tuân thủ các chuẩn mực kế toán hiện hành.
- Đối với nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ :
+ Sự phát sinh: Các nghiệp vụ phải thực sự phát sinh, không có nghiệp vụ ghi
+ Tính toán, đánh giá: Đảm bảo các nghiệp vụ về TSCĐ được xác định đúng theo nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành, được tính đúng đắn và không có sai sót.
+ Đầy đủ: Các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh trong kỳ đều được phản ánh, theo dõi đầy đủ trên sổ kế toán.
+ Đúng đắn: Các nghiệp vụ về TSCĐ được phân loại đúng đắn theo quy định của các chuẩn mực, chế độ có liên quan và quy định đặc thù của doanh nghiệp, được hạch toán đúng trình tự và phương pháp kế toán.
+ Đúng kỳ: Các nghiệp vụ về TSCĐ được hạch toán đúng kỳ phát sinh theo nguyên tắc kế toán dồn tích.
- Đối với số dư khoản mục TSCĐ :
+ Sự hiện hữu: Tất cả các TSCĐ được doanh nghiệp trình bày trên BCTC phải tồn tại thực tế tại thời điểm báo cáo Số liệu trên báo cáo phải khớp đúng với số liệu kiểm kê thực tế của doanh nghiệp.
+ Quyền và nghĩa vụ: Toàn bộ TSCĐ phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (TSCĐ thuê tài chính phải thuộc quyền kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng thuê đã ký).
+ Đánh giá: Số dư TK TSCĐ được đánh giá theo đúng quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và quy định cụ thể của doanh nghiệp.
+ Tính toán: Việc tính toán xác định số dư TSCĐ là đúng đắn không có sai sót.
+ Đầy đủ: Toàn bộ TSCĐ cuối kỳ phải được trình bày trên BCTC (không bị thiếu hoặc sót).
+ Đúng đắn: TSCĐ phải được phân loại đúng đắn để trình bày trên BCTC
+ Cộng dồn: Số liệu lũy kế trên các sổ chi tiết TSCĐ được xác định đúng đắn. Việc chuyển số liệu sổ chi tiết sang sổ kế toán tổng hợp, sổ cái không có sai sót.
+ Báo cáo: Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ được xác định đúng đắn theo quy định của chuẩn mực, chế độ và không có sai sót.
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH MAZARS STT VIỆT NAM THỰC HIỆN
PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VẬN DỤNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀO KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TÓAN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH MAZARS STT VIỆT NAM THỰC HIỆN
Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của ThS Tạ Thu Trang cùng cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Mazars STT Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập cũng như viết báo cáo Tuy em đã cố gắng hết sức nhưng do điều kiện và kiến thức của em còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được những lời nhận xét của cô giáo hướng dẫn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viênPhạm Trường Giang
PHẦN I ĐẶC ĐIỂM KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MAZARS STT VIỆT NAM
1.1 Đặc điểm chung về tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Mazars STT Việt Nam thực hiện
1.1.1 Khái niệm tài sản cố định
Tài sản cố định là những tài sản của doanh nghiệp có hình thái vật chất hoặc không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ Với những loại tài sản này, cần có chế độ bảo quản và quản lý riêng nhằm sử dụng có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sử dụng.
Hiện tại ở Việt Nam có hai văn bản pháp quy quy định các vấn đề liên quan đến TSCĐ trong doanh nghiệp bao gồm: Thông tư số 203/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2009 và hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 3 chuẩn mực: Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình, Chuẩn mực số 04 – Tài sản cố định vô hình, Chuẩn mực số 06 – Thuê tài sản.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04, có bốn tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là TSCĐ:
- Doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
- Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
- Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên.
1.1.2 Đặc điểm tài sản cố định
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh Khoản mục TSCĐ là một khoản ục chiếm tỷ trọng đáng kể trên Bảng cân đối kế toán.
TSCĐ là cơ sở vật chất của đơn vị Nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt động của đơn vị TSCĐ là một trong các yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suất lao động, từ đó giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ.
TSCĐ là những tài sản sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh chứ không phải để bán và trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị hao mòn dần Giá trị của chúng được chuyển dần vào chi phí hoạt động và được thu hồi sau khi bán hàng hóa, dịch vụ (đối với hoạt động kinh doanh) Để sử dụng TSCĐ được tốt, ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để phát triển sản xuất, doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ Tùy theo quy mô sửa chữa và theo loại TSCĐ, chi phí sửa chữa được bù đắp khác nhau.
1.2 Đặc điểm về kế toán tài sản cố định ở khách hàng của Công ty TNHH Mazars STT Việt Nam có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính
Như đã đề cập trong báo cáo tổng hợp, khách hàng của Công ty Mazars rất đa dạng cả về quy mô, hình thức sở hữu cho đến lĩnh vực kinh doanh Chính vì thế, đặc điểm về TSCĐ tại mỗi nhóm khách hàng là khác nhau Kéo theo đó là cách thức tổ chức công kế toán cũng như quản lý đối với TSCĐ tại mỗi khách hàng là có sự khác biệt Đặc điểm kế toán của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức công tác kiểm toán Với mỗi loại khách hàng sẽ có cách tiếp cận kiểm toán cũng như việc phân chia khối lượng giữ các loại trắc nghiệm riêng để công tác kiểm toán đảm bảo về chất lượng và tiết kiệm thời gian, chi phí. Để tìm hiểu cụ thể quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, em xin được đi sâu phân tích quy trình kiểm toán khoản mục tại hai công ty khách hàng do Công ty TNHHMazars STT thực hiện Theo hợp đồng kiểm toán cho hai khách hàng, Mazars sẽ tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2011 Xin được gọi hai khách hàng là công ty
ABC và công ty XYZ Trong đó, Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên,
Công ty XYZ là khách hàng kiểm toán thường niên của Mazars.
Công ty TNHH ABC được thành lập ngày 29/7/2010 theo Giấy phép kinh doanh số 0110430009** do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Công ty có trụ sở chính tại số 43 Nguyễn Thượng Hiền, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vốn điều lệ của Công ty: 50.000 USD
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Cung cấp dịch vụ Tư vấn thiết kế công trình kiến trúc.
Năm 2011, tổng doanh thu thuẩn Công ty đạt được là 6.091.977.272.
Công ty XYZ là Công ty TNHH vừa mới thành lập đầu năm 2008 theo Quyết định số 2610430000** do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 19 tháng 11 năm
2008 Công ty có trụ sở chính tại Khu Gạch Lát, đường Trần Phú, xã Lam Sơn, thị trấn Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Vốn điều lệ của Công ty: 31 tỷ đồng.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất, gia công các trang bị, dụng cụ, phụ kiện thể thao và các sản phẩm may mặc khác.
Năm 2011, tổng doanh thu thuần Công ty đạt được là 190,5 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế của Công ty là 50 tỷ đồng.
Các hoạt động của cả hai Công ty đều tuân theo Luật Doanh nghiệp 2005, cácLuật khác có liên quan và Điều lệ Công ty.
Chế độ và chính sách kế toán chủ yếu được áp dụng tại hai Công ty ABC và XYZ:
Chế độ kế toán áp dụng: Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Niên độ kế toán: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng
Hình thức sổ kế toán: áp dụng hình thức Nhật ký chung
Sau đây chúng ta sẽ xem xét những đặc điểm về kế toán đối với khoản mục TSCĐ tại hai công ty ABC và XYZ như: hệ thống chứng từ sổ sách, hệ thống tài khoản, cách hạch toán, cách phận loại TCSĐ Bởi những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn với việc kiểm toán khoản mục TSCĐ.
1.2.1 Phân loại tài sản cố định
TSCĐ có thể được phân loại theo nhiều cách nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý như: Theo nguồn hình thành (TSCĐ được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước cấp, bằng nguồn vốn vay, bằng nguồn vốn tự bổ sung, TSCĐ nhận liên doanh, liên kết với đơn vị khác), theo công dụng kinh tế (TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ hành chính sự nghiệp, TSCĐ phúc lợi, TSCĐ chờ xử lý), theo tính chất sở hữu (TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị, TSCĐ thuê ngoài) hoặc phân loại theo hình thái vật chất (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình). Để quản lý một cách có hiệu quả, cả hai Công ty đã tiến hành phân chia TSCĐ theo hình thái vật chất, thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình và sử dụng hệ thống tài khoản kế toán tương ứng với việc phân loại đó.
TSCĐHH là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể TSCĐHH có thể là từng đơn vị có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định.
TSCĐVH là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng chi phí mà DN đã đầu tư hoặc một giá trị lâu dài và được phân bổ dần trong nhiều năm và được coi như trích khấu hao TSCĐVH.
1.2.2 Quản lý tài sản cố định
TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về hoạt động sản xuất và tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhiệm vụ đặt ra đối với mỗi doanh nghiêp là phải tăng cường công tác quản lý TSCĐ nhằm đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu những giá trị của nó giảm dần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Do đặc điểm của TSCĐ nên trong công tác quản lý TSCĐ, Công ty ABC đã thực hiện phân công người quản lý, giám sát, thiết kế hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nhằm theo dõi một cách đầy đủ cả về mặt hiện vật và mặt giá trị của TSCĐ.
Quản lý về mặt giá trị: Là việc xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của