LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng Luận văn thạc sỹ kinh tế “Nâng cao hiệu quả giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi Những số liệu[.]
Mô hình giám sát chứng khoán của cơ quan nhà nước
1.1.1 Khái quát hệ thống giám sát tài chính
Hệ thống tài chính bao gồm các cá nhân, các định chế tài chính có thể tác động đến hoặc tham gia vào quá trình giao dịch các tài sản tài chính trên thị trường (gồm các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ), bằng cách đó, quyết định đến quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội.
Giám sát tài chính là hoạt động theo dõi, kiểm tra thường xuyên tình hình tài chính-tiền tệ nhằm mục đích ngăn chặn sự đổ vỡ của hệ thống tài chính thông qua phát hiện và ngăn chặn những vấn đề khó khăn về tài chính trước khi nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát Đây là hoạt động thường xuyên và quan trọng nằm trong chức năng quản lý knh tế của Chính phủ trong lĩnh vực tài chính Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tài chính đối mặt với nhiều rủi ro như rủi ro giá cả, rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,… Ngoài ra, rủi ro của các định chế tài chính còn mang tính hệ thống, có khả năng lan truyền dẫn đến sự bất ổn của cả hệ thống tài chính Vì vậy, nhu cầu giám sát tài chính là tất yếu khách quan nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống tài chính, đảm bảo lợi ích từ nhiều phía, từ phía nhà nước, từ phía các định chế tài chính trong hệ thống cũng như từ phía các chủ thể tham gia thị trường tài chính.
Giám sát hệ thống tài chính nhằm mục tiêu: duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, đảm bảo sự lành mạnh của các định chế tài chính, bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo hiệu quả của hệ thống tài chính.
Về mô hình giám sát tài chính: Hiện nay có nhiều mô hình hệ thống giám sát khác nhau với nhưng ưu điểm và nhược điểm riêng.
Mô hình hệ thống giám sát theo thể chế
Mô hình giám sát thể chế dựa trên cách tiếp cận truyền thống, theo đó tình trạng pháp lý của tổ chức tài chính sẽ quyết định cơ quan quản lý nào có nhiệm vụ giám sát hoạt động của nó Một khi được đăng ký, tổ chức đã trở thành chủ thể cho một cơ quan giám sát nhất định, ngay cả khi nó mở rộng hoạt động ra ngoài giới hạn xác định ban đầu Nếu một tổ chức thực hiện kinh doanh ngân hàng, nó sẽ được đăng ký trở thành ngân hàng và chịu sự giám sát của cơ quan giám sát về ngân hàng, ngay cả khi sau đó nó mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác Tương tự như vậy đối với các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm.
Theo mô hình này, cấu trúc giám sát sẽ chia theo từng mảng thị trường, bao gồm nhiều cơ quan giám sát khác nhau, mỗi cơ quan giám sát trên một lĩnh vực
Mô hình này có lợi thế là : nhờ sự chuyên môn hóa nên các cơ quan giám sát có thể nắm bắt được một cách sâu sắc nhất các đặc điểm về hoạt động của đối tượng giám sát Điều này đảm bảo cho việc giám sát các lĩnh vực được thực hiện một cách chuyên nghiệp, hiệu quả hơn Ngoài ra mô hình này cho phép việc giám sát được diễn ra thường xuyên hơn Bởi hoạt động giám sát gắn liền với việc tổ chức hoạt động kinh doạn và được thực hiện bởi cùng một bộ chủ quản nên yêu cầu giám sát thường gắn liền với hoạt động nghiệp vụ của từng lĩnh vực nhằm đảm bảo an toàn cho từng định chế và cho cả hệ thống Tuy nhiên mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như:
Thứ nhất, mô hình này cho phép cơ quan quản lý chuyên ngành vừa thực hiện chức năng quản lý hoạt động kinh doanh lại vừa quản lý hoạt động giám sát an toàn chuyên ngành nên làm giảm tính hiệu quả của hoạt động giám sát khi không tạo được cơ chế độc lập cho hoạt động giám sát Có thể nhìn thấy hạn chế này trong trường hợp củaNHTW khi cũng lúc đóng hai vai: một mặt xây dựng quy chế hoạt động ngân hàng,mặt khác lại chính là cơ quan thanh tra giám sát các hoạt động của nó Như vậy, việc phát hiện sai phạm, xử lý và công khai sai phạm liên quan đến các chỉ tiêu giám sát sẽ không được thực hiện một cách minh bạch Thứ hai, mô hình giám sát thể chế ở các nước hiện nay đang chịu nhiều sức ép do xu hướng ra đời các tập đoàn tài chính đa năng hoạt động trong nhiều lĩnh vực của thị trường cùng với sự ra đời của các sản phẩm và công cụ tài chính phức tạp tích hợp nhiều tiện ích Trong điều kiện ranh giới phân định các định chế tài chính trở nên không rõ ràng khi thị trường tài chính phát triển, sẽ rất khó khăn khi xác định một định chế tài chính là ngân hàng, phi ngân hàng hay công ty bảo hiểm Đối với các định chế tài chính cung cấp dịch vụ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, hệ thống giám sát tài chính thể chế sẽ không ngăn chặn được vệc các định chế này lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, những lỗ hổng trong quy định giám sát…Thứ ba, mô hình này gặp nhiều hạn chế trong việc chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các cơ quan trong việc giám sát thị trường Các thông tin kiểm tra sát thường được giữ bí mật và sử dụng cho mục đích riêng của từng cơ quan Vì thế, khi tồn tại các cơ quan giám sát riêng biệt thì việc chậm trễ trong chia sẻ thông tin, hoặc chia sẻ thông tin không đầy đủ cũng là điều không thể tránh khỏi
Mô hình hệ thống giám sát theo chức năng
Hệ thống giám sát theo chức năng là hệ thống giám sát mà việc giám sát được xác định bởi hoạt động kinh doanh của các thực thể mà không quan tâm đến hình thức pháp lý của thực thể đó Mỗi loại hoạt động kinh doanh có thể có một cơ quan giám sát riêng biệt Như vậy một tổ chức có thể chịu sự giám sát của nhiều cơ quan khác nhau.
Theo mô hình này, mỗi loại hoạt động kinh doanh có một cơ quan giám sát riêng Đây là những cơ quan độc lập, có quyền chủ động trong việc giám sát và đảm bảo an toàn tcho linh vực hoạt động mà mình chịu trách nhiệm giám sát Bên cạnh đó, để việc giám sát tài chính của toàn hệ thống hiệu quả, giữa các cơ quan này cũng có mối liên hệ hợp tác với nhau và chịu sự chỉ đạo chung của các cơ quan tư vấn của quốc gia.
Lợi thế của mô hình này là các khe hở giám sát có thể được loại trử khi mà một cơ quan giám sát đơn lẻ, có kỹ thuật chuyên môn giám sát sẽ áp dụng các quy tắc thống nhất đối với cùng một lọa hoạt động kinh doanh mà không cần biết đó là hoạt động của thực thể nào Tuy nhiên, mô hình này cũng gặp những hạn chế như là đôi khi khó phân biệt được một hoạt động kinh doanh thuộc về cơ quan giám sát nào quản lý.
Vì các cơ quan giám sát mở rộng phạm vi hoạt động cho phép các thực thể nằm trong giám sát của họ, cho nên họ cảm thấy bất đắc dĩ khi phải nhượng quyền cho một cơ quan khác giám sát những hoạt động mới được cấp phép này Một hạn chế khác của mô hình này là sự đổi mới sản phẩm có thể bị ngăn cấm khi các cơ quan giám sát chức năng tranh cãi vấn đề luật pháp Ngoài ra, với mô hình này, không có cơ quan giám sát nào có đủ các thông tin liên quan đến tất cả hoạt động của bất kỳ một thực thể nào để có thể giám sát rủi ro hệ thống Việc đưa ra rủi ro hệ thống cũng có thể cẩn phải có một cơ quan giám sát riêng biệt để ủy thác các hoạt động xuyên suốt của toàn bộ hệ thống tài chính Thực tế cho thấy, không một cơ quan giám sát nào có đủ khả năng thực hiện vai trò này.
Mô hình giám sát hợp nhất
Mô hình giám sát hợp nhất chỉ bao gồm một cơ quan giám sát duy nhất chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ các trung gian và thị trường thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính và bảo hiểm Mô hình giám sát hợp nhất bao gồm hai loại: hợp nhất hoàn toàn và hợp nhất một phần Mô hình giám sát hợp nhất hoàn toàn chỉ bao gồm một cơ quan duy nhất thực hiện việc giám sát toàn bộ dịch vụ tài chính và thị trường vốn Còn trong mô hình giám sát hợp nhất từng phần thì cơ quan giám sát tài chính thực hiện giám sát
2 trên 3 lĩnh vực ví dụ như giám sát hai lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm hoặc NHTW thực hiện giám sát ngân hàng và một tổ chức độc lập khác thực hiện giám sát các tổ chức tài chính phi ngân hàng và thị trường vốn Trong mô hình này, cơ quan giám sát tài chính hợp nhất chịu trách nhiệm về hai mục tiêu là giám sát an toàn vi mô và giám sát hoạt động kinh doanh Mục tiêu còn lại là giám sát an toàn vĩ mô sẽ do cơ quan giám sát tài chính hợp nhất và một cơ quan khác (thường là NHTW) cùng chia sẻ trách nhiệm
Mô hình này sẽ giúp ngăn ngừa những mâu thuẫn và khoảng cách trong việc giám sát các ngành thuộc lĩnh vực tài chính, tạo ra một “sân chơi” thống nhất cho các ngành thuộc lĩnh vực tài chính Sự nhất quán trong các quy định và trong gám sát sẽ đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau và cũng như ngăn chặn việc tận dụng các lợi thế về chính sách để kiếm lợi nhuận Mô hình này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát Rõ ràng là, sự không trùng lắp trong giám sát và những lợi thế thu được nhờ quy mô và phạm vi trong cung cấp, truyền tải và xử lý thông tin sẽ góp phần giảm chi phí trong hoạt động giám sát mà vẫn đạt hiệu quả tối đa
Bên cạnh những lợi thế nhất định thì mô hình giám sát hợp nhất cũng đưa đến những băn khoăn nhất định cho những nhà hoạch định chính sách như: tính khả thi của mô hình Mô hình không quan tâm đển việc tổ chức bị giám sát thuộc ngành nghề nào Mặc dù sự khác biệt giữa các ngành thuộc lĩnh vực tài chính là khá nhỏ, nhưng chúng vẫn có những đặc điểm riêng biệt mà các ngành khác không có, liên quan đến chuẩn mực kế toán hạch toán kinh doanh của ngân hàng thương mạ, ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm Chính vì vậy, hiện nay có một số tí các tập đoàn tài chính tiến hành hợp nhất hoàn toàn hoạt động kinh doanh bảo hiểm với hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, với vai trò là cơ quan giám sát duy nhất trong lĩnh vực tài chính, một vấn đề đặt ra là liệu cơ quan này có thể ngày càng trở nên độc quyền và thiếu linh hoạt.
Khái quát về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
2.1.1 Sơ lược quá trình phát triển Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt
Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật
Ngày 6 tháng 11 năm 1993, thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Namư (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp.
Tháng 9 năm 1994, Chính phủ thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các thành viên là
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Văn Châu , Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Ngày 29 tháng 6 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ- TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ:
- Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK;
- Soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị trường, kinh doanh về chứng khoán;
- Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28 tháng 11 năm 1996 theo Nghị định 75/CP của Chính phủ Việt Nam, ban đầu đây là một Ủy ban thuộc điều hành của Chính phủ
Ngày 19 tháng 2 năm 2004, Chính phủ đã ban hành nghị định 66/2004/NĐ chuyển Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào Bộ Tài chính.
Hiện nay, UBCKNN bao gồm 12 Vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, 02 đơn vị sự nghiệp và 02 doanh nghiệp trực thuộc.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy giám sát chứng khoán tại UBCKNN
Giám sát Xử lý vi phạm
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy giám sát chứng khoán tại UBCKNN
Tại UBCKNN có 4 đơn vị chức năng thực hiện công tác giám sát chứng khoán đối với các đối tượng khác nhau và 01 đơn vị thực hiện chức năng xử lý các vi phạm.
Vụ Quản lý Phát hành Chứng khoán, thực hiện công tác giám sát đối các tổ chức niêm yết và công ty đại chúng;
Vụ Quản lý kinh doanh Chứng khoán giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán;
Vụ Quản lý phát hành CK
Vụ Quản lý kinh doanh CK
Vụ Giám sát Thị trường
Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện giám sát đối với các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán và cá nhân hành nghề quản lý quỹ;
Vụ Giám sát thị trường chứng khoán: Giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán, giám sát hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán;
Thanh tra UBCKNN có chức năng cưỡng chế thực thi, xử lý các vi phạm trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2 Thực trạng hiệu quả giám sát giao dịch chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
2.2.1 Thực trạng giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 28/07/2000 phiên giao dịch thứ cấp đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chỉ với 02 mã cổ phiếu REE của CTCP Cơ điện lạnh và SAM của CTCP Cáp và vật liệu viễn thông Đó là 02 công ty đi đầu trong việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Ngày 08/03/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội bắt đầu đi vào hoạt động Tính đến thời điểm đó, tổng số cổ phiếu niêm yết là 44 với tổng giá trị niêm yết là 4.940 tỷ VND Thời kỳ 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP vì tốc độ cổ phần hóa của các doanh nghiệp Việt Nam quá chậm Có tình trạng như vậy một phần do các doanh nghiệp Việt Nam chưa thấy được lợi ích từ việc cổ phần hóa, từ thị trường chứng khoán Trước đó, kênh huy động vốn duy nhất của các doanh nghiệp là từ hệ thống ngân hàng quốc doanh, mà thực chất nguồn tiền chủ yếu là từ ngân sách trung ương và một phần nhỏ huy động tiết kiệm trong dân cư Khi định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước xác định chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ nền kinh tế nông nghiệp là chính sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, các doanh nghiệp cũng phải tiến hành thay đổi mô hình từ sở hữu nhà nước 100% sang công ty cổ phần đa sở hữu, từ việc sản xuất theo kế hoạch của trung ương sang sản xuất phục vụ nhu cầu thực tế trên thị trường, từ sử dụng nguồn vốn Nhà nước cấp qua hệ thống ngân hàng quốc doanh sang huy động vốn trung và dài hạn qua thị trường chứng khoán.
Trong 02 năm 2006-2007, khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, khi Luật chứng khoán 2006 được Quốc hội thông qua, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ
150 của WTO, và đặc biệt khi có chính sách khuyến khích về thuế TNDN cho các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa niêm yết trên 02 Trung tâm giao dịch trong năm
2006, số lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán tăng vọt Mức vốn hóa thị trường năm 2006 đạt 22,7% GDP, năm 2007 đạt 43% GDP; tổng lượng vốn huy động qua đấu giá trên thị trường chứng khoán trong 02 năm đó đạt xấp xỉ 40.000 tỷ VND. Những con số đó chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã dần nhận ra lợi ích trong việc huy động vốn trung và dài hạn qua kênh thị trường chứng khoán Một phần không nhỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam là từ các nhà đầu tư nước ngoài Cùng với tốc độ tăng GDP đạt đỉnh năm 2007, VN-Index đạt đỉnh 1.179 điểm tháng 13/03/2007 Hệ thống giao dịch của 02 trung tâm giao dịch thường xuyên bị quá tải mặc dù giá trị trung bình phiên khoảng 2.414 tỷ VND/phiên và khối lượng trung bình phiên khoảng 4.400.000cp/phiên
Từ năm 2008 đến năm 2010, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ nhưng tốc độ cổ phần hóa của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn diễn ra mạnh mẽ phù hợp với định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước cũng như xu hướng chung của toàn thế giới Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh về khối lượng và giá trị giao dịch trong một phiên với giá trị trung bình lần lượt khoảng trên 3.000 tỷ VND phiên và khối lượng trung bình khoảng85.000.000cp/phiên Để duy trì được khả năng giao dịch như vậy, các hệ thống giao dịch của 02 Sở Giao dịch (chuyển đổi từ 02 Trung tâm giao dịch) đã được nâng cấp rất nhiều Điển hình là hệ thống giao dịch Sở HCM đã bổ sung vào phần lõi (do Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan cung cấp) và Sở HN cấu phần giao dịch từ xa Tuy nhiên,đến tháng 8/2010, một hệ thống công bố thông tin chuyên nghiệp vẫn chỉ là dự án; SởHCM giám sát giao dịch bán thủ công bằng Excel, Sở HN vừa bắt đầu với giám sát tự động qua những tiêu chí cơ bản nhất Cơ quan quản lý TTCK Việt Nam là UBCKNN chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường, chưa có hệ thống giám sát các thành viên thị trường Mặc dù, tính đến tháng 12/2009 toàn thị trường có 541 công ty niêm yết, 04 chứng chỉ quỹ đại chúng, 105 CTCK, 46 công ty quản lý quỹ, khoảng 900.000 tài khoản nhà đầu tư.
Giai đoạn từ 2010-2012 thị trường ghi nhận những phán ứng trái chiều Nếu như năm 2010 thị trường nhận được lực hỗ trợ rất mạnh của dòng vốn ngoại thì năm
2011 dòng vốn này lại rút ra khỏi thị trường, nhà đầu tư ngoại hạn chế giao dịch với thái độ thận trọng và dè dặt do chịu nhiều tác động từ những bất ổn của kinh tế vi mô trong nước lẫn thế giới làm cho thị trường trở nên ảm đảm Năm 2012 với tình trạng nợ xấu tăng cao, những bất ổn vĩ mô và hệ thống ngân hàng bắt dầu xuất hiện đã khiến niềm tin thị trường lung lay Thị trường trở nên thiếu tiền trầm trọng mặc dù lãi suất giảm xong các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn vay do các ngân hàng phải xử lý nợ xấu khiến cho thị trường giảm điểm mạnh và thanh khoản thị trường luôn ở mức thấp.
2.2.1.2 Thực trạng các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường
Một số hành vi giao dịch nội gián, thao túng thị trường phổ biến ở Việt Nam trong thời gian qua bao gồm:
Các hành vi giao dịch nội gián
Trên thị trường chứng khoán Việt nam, các giao dịch nội gián thường có khả năng xảy ra với 03 đối tượng có khả năng cao nhất thực hiện hành vi này: cổ đông nội bộ và người có liên quan, cổ đông lớn và công ty niêm yết.
Định hướng công tác giám sát chứng khoán và giám sát giao dịch chứng khoán trong thời
Sau khoảng 13 năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần giải quyết như cầu về vốn của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài và từng bước xã hội quá các hoạt động đầu tư của công chúng Tuy nhiên, là một thị trường mới hình thành, lại chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế năm 2008 và khó những khó khăn của nền kinh tế trong nước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang bộc lộ những khiếm khuyết Trước tình hình đó Ủy ban chứng khoán nhà nước đã tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành, tăng cường công tác quản lý giám sát và tái cấu trúc thị trường chứng khoán Cùng với một loạt các đề án chiến lược phát triển thị trường, đề án tái cấu trúc công ty chứng khoán, UBCKNN đã đưa ra một số định hướng phát triển trong thời gian tới phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.
- Định hướng tăng cung hàng hóa cho thị trường hàng hóa và cải thiện chất lượng nguồn cung UBCKNN hướng tới việc cho ra đời các sản phẩm phái sinh nhằm đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, phòng ngừa rủi ro và tăng khả năng sinh lời cho nhà đầu tư chứng khoán Các công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính tất yếu trong tiến trình phát triển của thị trường chứng khoán Đi cùng với sự ra đời thêm nhiều loại hàng hóa và sự phức tạp của các loại hàng hóa trên thị trường gia tăng đã đặt ra đòi hỏi cần nâng cao chất lượng công tác giám sát giao dịch để đáp ứng được sự phát triển của thị trường mới, sản phẩm mới.
- Định hướng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của thị trường.
Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin là nhu cầu cấp thiết hiện nay Công tác giám sát giao dịch hướng tới việc phát hiện nhanh, kịp thời các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường và hơn nữa là có thể ngăn chặn từ xa Bên cạnh đó với định hướng cho ra đời thêm nhiều sản phẩm trên thị trường đã đòi hỏi cần hiện đại hóa, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trên thị trường đảm bảo khả năng quản lý, giám sát đối với thị trường mới.