1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài luận văn chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên

29 853 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 525,5 KB

Nội dung

Đề tài luận văn chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên

Trang 1

ĐỀ TÀI: CHỮ HÁN Ở BÁN ĐẢO

TRIỀU TIÊN

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

3 Mục tiêu của đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6 Kết cấu

Chương I: Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Hán ở bán đảo Triều Tiên

1.1 Sơ lược về chữ Hán

1.2 Lịch sử tiếp xúc với Trung Hoa

1.3 Lịch sử sử dụng chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên

Chương II: Sản phẩm của quá trình tiếp xúc ngôn ngữ Hán trên bán đảo Triều Tiên2.2 Chữ viết: chữ Nôm Triều Tiên

2.3 Từ vựng: từ vựng gốc Hán

2.4 Đặt tên (người/ địa danh)

Chương III: So sánh lớp từ Hán – Hàn và lớp từ Hán – Việt

Kết luận

NỘI DUNG

Ngót hai ngàn năm nay, chữ Hán, sản phẩm văn hóa độc đáo của dân tộc Trung Hoatrước sau đã truyền đến bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản cũng như Việt Nam, và được sửdụng như văn tự chính thức ở những thời kỳ lịch sử nhất định ở hai địa đầu Đông bắc Ávà Đông nam Á của vành đai văn hóa Hán, Hàn Quốc và Việt Nam, có nhiều mối tương

Trang 2

quan và tương đồng văn hóa rất đặc sắc Bài viết này cố gắng phác họa lại những đườngnét chính trên bức tranh “chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên”, “một khía cạnh của vấn đề sosánh Hán văn Việt Nam - Triều Tiên - Nhật Bản” mà hiện nay nhiều người đang quantâm.

Chữ Hán chiếm tỷ trọng cao trong tiếng Triều Tiên: từ vựng Hán do chữ Hán tổ thành, từvựng do từ tổ gốc Hán kết hợp với từ vựng vốn có của tiếng Triều Tiên, cộng với từ vựng

do từ tổ gốc Hán kết hợp với các yếu tố ngoại ngữ khác thẩm thấu vào trong Triều Tiênnhư tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật tổ thành đã đi vào mọi lĩnh vực chính trị, quân sự,văn học, ngôn ngữ, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, đếnmức rất khó nhận biết Từng có thống kê cho biết trong Triều Tiên khẩu ngữ và bút ngữ,từ vựng gốc Hán đều chiếm khoảng 60%: ở lĩnh vực xã hội chính trị kinh tế, con số ấylên đến 63%, trong khoa học kỹ thuật là 48%, trong các tác phẩm văn học là 20%.1

Chương I: QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC NGÔN NGỮ HÁN Ở BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

I.1 Sơ lược về chữ Hán

Từ hệ thống biểu tượng tiền chữ viết ở cuối thời kỳ đồ đá mới khoảng6.000 năm TCN, chữ viết Trung Quốc ra đời khoảng 1.500 năm TCN vào thời nhàThương

Chữ Hán được cấu tạo bởi tám nét cơ bản (có nhiều biến thể) được sắp xếp vớinhau theo những qui tắc nhất định Mỗi chữ nằm gọn trong một ô vuông

Trang 3

Có khoảng 9 dạng nét bút như sau : ngang, chếch, mác, chấm, giằng đầu, gẫy góc,

sổ móc, móc câu, gẫy góc rồi móc

Thứ tự nét bút

Thứ tự nét bút hay quy tắc viết chữ Hán Thứ tự nét bút được quy định theo 7 quytắc sau đây :

- Từ trên xuống dưới như chữ tam, công, nghệ   三、工、芸

- Từ trái sang phải như chữ xuyên, hiệu, hồ   川、校、湖

- Từ ngoài vào trong như chữ quốc, điền, đồng 国、田、同

- Ngang trước sổ sau như chữ thập, đại, thổ     十、大、土

- Giữa trước trái phải sau như chữ tiểu, thuỷ, băng   小、水、氷

- Sổ giữa sau cùng như chữ trung, bán, bình   中、半、平

- Nét ngang sau cùng như chữ nữ, tử, mẫu       女、子、母

Trong bảy quy tắc viết chữ Hán kể trên thì ba quy tắc đầu 4.2.1) Từ trên xuốngdưới 4.2.2) Từ trái sang phải 4.2.3) Từ ngoài vào trong là ba quy tắc cơ bản nhất,bởi vì rất nhiều chữ Hán trong một chữ chứa đựng đủ cả ba nguyên tắc ấy

Loại hình chữ Hán

Có thể chia chữ Hán thành hai loại lớn: Loại có kết cấu đơn giản (gọi làVĂN) Loại

có kết cấu phức tạp (gọi là TỰ) Trong chữ Hán chúng ta thấy mỗi chữ (mỗi đơn vịvăn tự xét theo hình thể kết cấu) tương ứng với một âm tiết Do đó, mỗi chữ có thểlà một TỪ (口 (khẩu): miệng, 手 (thủ): tay), hoặc cũng có thể là một BỘ PHẬNCỦA TỪ (相 (tương) trong 相談 (tương đàm): thảo luận, trao đổi Về sự kết hợpgắn bó chặt chẽ giữa 3 mặt hình thể âm đọc – ý nghĩa trong đó nổi bật nhất là vaitrò biểu đạt ý nghĩa qua hình thể kết cấu Do tính chất biểu ý nằm ngay trong hìnhthể kết cấu của chữ cho nên chữ Hán có khả năng giúp người đọc phân biệt đượcnhững ý nghĩa khác nhau của nhóm từ đồng âm Cũng do tính chất biểu ý của chữHán cho nên ta thấy ngày nay có nhiều chữ Hán là chứng tích về các mặt sinh hoạt

xã hội, phong tục tập quán của người Trung Hoa cổ xưa Là một hệ thống chữ viết

cơ bản thuộc loại biểu ý nhưng để thích ứng với sự phát triển ngày càng cao củangôn ngữ, chữ Hán được cải tiến phát triển theo hướng biểu âm Biện pháp chủ yếu

Trang 4

mà văn tự Hán dựa vào để bám sát sự phát triển của ngôn ngữ là tạo thêm từ mới.Các từ mới này ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu ghi lại những hình ảnh, hoạtđộng nảy sinh trong xã hội Từ con số trên dưới 2000 chữ thời Ân Thương (cáchnay khoảng trên 3000 năm) đến cuối thời Tần Hán, số chữ đã tăng lên tới gần10.000 và cho tới thời nhà Thanh thì số chữ đã là 60.000 chữ Ðể nhận thức và sửdụng hết các từ Hán trên quả là việc khó lòng kham nổi Nhiều thế hệ người TrungQuốc trong vòng vài chục năm trở lại đây đã quan tâm đến vấn đề cải cách văn tự.Họ muốn La tinh hoá chữ Hán tức là sử dụng bộ chữ a, b, c … làm ký hiệu để ghicác từ trong tiếng Hán – như Việt Nam đã dùng chữ Quốc ngữ để thay chữ Nômvậy Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, họ chưa làm được điềunày Họ đành phải bằng lòng với biện pháp quá độ là giảm bớt số nét trong chữHán (bằng cách thay đổi hình thể, kết cấu), qui định một số chữ phải viết theo lốigiản thể gọi là chữ GIẢN THỂ.

Đặc trưng cơ bản nhất của chữ Hán đó là chữ Hán thuộc loại chữ tượng hình nhưnglại dựa trên âm tiết mà thành

Một số nước sử dụng chữ Hán

Sau khi hình thành ở Trung Quốc chữ Hán đã có những bước phát triển nhảy vọt vàlan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam Ngoài racòn một số nước như Mông Cổ, Singapore … tuy chữ Hán không đóng vai trò làchữ quốc ngữ nhưng nó cũng có những ảnh hưởng quan trọng trong văn hóa ngônngữ Các nước này được xếp chung trong khu vực văn hóa chữ Hán hay khu vựcvăn hóa Đông Á

I.2 Lịch sử tiếp xúc với Trung Hoa

Nhà nước Triều Tiên đầu tiên được biết đến trong lịch sử đó là Cổ Joseon (고고고),mà ngày nay là Tây Bắc Hàn Quốc và phần Đông Nam Bắc Trung Quốc, và đã bịnhà Hán chinh phục vào năm 108 TCN Sau khi áp đặt quân sự lên Triều Tiên,Trung Quốc đã truyền bá văn minh văn hóa Trung Hoa vào quốc gia này Đến khiquyền kiểm soát của Trung Quốc lên Triều Tiên suy yếu, người dân lập ra nhà

Trang 5

nước Goguryeo và trở thành một vương quốc độc lập ở phía Bắc của bán đảo TriềuTiên.

Đến thời Tam Quốc (gồm Goguryeo, Baekje, Silla), nhà nước đầu tiên trong 3vương quốc thời Tam quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán là Goguryeo đượcthành lập vào thế kỉ I TCN Baekche ở phía Tây Nam và Silla ở phía Đông Nam màđược lập ra vào thể kỉ III, IV đã có quan hệ mật thiết với Trung Hoa Đặc biệt làqua con đường Phật giáo, văn hóa Trung Hoa đã nâng tầm ảnh hưởng đến cả 3nước Ban đầu, Goguryeo là quốc gia hùng mạnh nhất, giành quyền kiểm soát bánđảo Triều Tiên và Mãn Châu vào thế kỉ V, nhưng đến giữa thế kỉ VI, Silla chinhphục Gaya và chiếm được các khu vực lân cận và gây mất ổn định cho Goguryeovà Baekche Đến năm 668, Silla liên minh với nhà Đường Trung Quốc và nhàĐường xem Silla lúc này như là một nước chư hầu, phải triều cống cho nhà Đường.Ban đầu, Silla chinh phục Baekche, sau đó là Goguryeo, lập ra nhà nước Sillathống nhất Vào thời gian này, chế độ triều cống là con đường quan trọng nâng mức

độ tiếp xúc của Triều Tiên với văn Triều Tiên, đó là học chữ Hán, nghệ thuật, sảnxuất hàng hóa, các học giả Triều Tiên cũng có thể theo học tại các trường TrungQuốc và các tu viện của Phật giáo2 Do vậy Triều Tiên lúc này chịu ảnh hưởng đậmnét từ văn hóa, chữ viết, bộ máy nhà nước của Trung Quốc

Từ năm 890 – 935 ở Triều Tiên lại là thời đại Hậu Tam quốc (gồm Silla, Baekje vàTaebong) Và lần này thì các tiểu bang phía bắc, Goryeo, đã thực hiện việc thốngnhất đất nước Goryeo được thành lập năm 918 bởi Gwang Gon, đã chiến đấu vớitriều đại nhà Liêu của Khiết Đan trong cuộc chiến tranh 933 – 1018, đến năm 1022thì Goryeo lấy lại được tất cả các phần lãnh thổ tranh chấp

Vào những năm 1100, là thời kì phát triển mạnh mẽ của văn hóa Goryeo Nó đượcđánh dấu bởi một hệ thống chính trị ổn định, chịu ảnh hưởng từ các tổ chức vàphương pháp chính trị của Trung Quốc Phật giáo vào thời kì này cũng truyền cảmhứng mạnh mẽ cho những thành tựu về nghệ thuật, đặc biệt là gốm sứ

2 The Spread of Chinese Civilization (Truyền bá văn minh Trung Hoa)

http://wps.ablongman.com/long_stearns_wc_4/17/4396/1125407.cw/index.html

Trang 6

Tuy nhiên đến những năm đầu thế kỉ XII thì chính trị trở nên bất ổn định Giới quýtộc âm mưu cướp ngai vàng giành quyền kiểm soát chính trị Đồng thời triều đạinhà Jin Mãn Châu cũng gây thêm áp lực từ bên ngoài, kích động chia rẽ nội bộtriều đình Năm 1231, quân Mông Cổ xâm lược Hàn Quốc với hàng loạt cuộc chiếnkhốc liệt, và chinh phục hoàn toàn Goryeo vào năm 1259 Sau đó Goryeo đã thoátkhỏi tầm kiểm soát của Mông Cổ vào năm 1356, nhưng không thể khôi phục các tổchức nhà nước hoặc lực lượng quân đội như trước kia Vì vậy mà vào năm 1392,nhà nước Goryeo sụp đổ.

Trong suốt thế kỉ XIV, Triều Tiên chịu ảnh hưởng của Tân Nho giáo, một hệthống tư tưởng Nho giáo chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo, tạo tiền đề choviệc sáng lập triều đại Joseon Những vị vua đầu tiên của triều đại Joseon là tầnglớp ưu tú của đạo Khổng, đã thiết lập một hệ thống chính trị vững chắc cho đến tậnnăm 1910, và trở thành triều đại lâu dài nhất trong lịch sử thế giới Mặc dù chịunhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Joseon vẫn duy trì bản sắc, như việcsáng tạo ra bản chữ cái riêng, đó là bảng chữ cái Hangeul, được phát minh bởi vuaSejong và các học giả của mình vào năm 1446 Joseon bị Nhật xâm chiếm vào năm

1952, nhưng do được sự giúp đỡ của nhà Minh của Trung Quốc và tài chỉ huy tài

ba của Yi Sunsin, Triều Tiên đã đẩy lùi được quân Nhật ra khỏi bờ cõi

Trong thế kỉ XVII, XVIII, xã hội tuân thủ theo các nguyên tắc của Nho giáo sâuđậm Trong nửa cuối thế kỉ XIX, các lực lượng nước ngoài tìm cách gây ảnh hưởnglên Triều Tiên, nhưng đều bị xã hội từ chối, bởi người Triều Tiên tin rằng xã hội họđang vận động theo hệ thống Nho giáo, nên cần ít hoặc không cần bất cứ gì từ bênngoài mà không phải là Trung Quốc3

Đến năm 1890, Nhật Bản đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Trung –Nhật làm củng cố sức mạnh của Nhật trên bán đảo Triều Tiên, dẫn đến việc chínhthức sáp nhập Triều Tiên vào Nhật Bản và kết thúc triều đại Joseon vào năm 1910

3 Exploring Chinese History: East Asia Region (Khám phá lịch sử Trung Quốc: khu vực Đông Á)

http://www.ibiblio.org/chinesehistory/contents/04ear/c03.html

Trang 7

Rõ ràng, trải qua một thời gian dài trong lịch sử, Triều Tiên liên tục bị Trung Quốc

đe dọa, xâm chiếm, và do vậy cũng liên tục chịu ảnh hưởng nhiều mặt từ văn hóaTrung Hoa Mà một yếu tố mà người Hán liên tục tìm cách truyền bá vào TriềuTiên, đó chính là văn hóa, mà đặc biệt là ở khía cạnh ngôn ngữ

Lịch sử sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên

Theo trình tự thời gian, có thể phác họa lịch sử sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên qua

4 giai đoạn như sau:

I.2.1 Giai đoạn thứ nhất: chữ Hán truyền đến bán đảo Triều Tiên

Trong các ghi chép của Trung Quốc, tên "Triều Tiên" được nhắc tới sớmnhất ở Sử ký của Tư Mã Thiên, với câu chuyện Chu Vũ Vương năm 1122 TCNphong đất Triều Tiên cho một người tên là Cơ Tử làm nơi lập nghiệp, tách hẳnkhỏi nhà Chu Nhiều nhà nghiên cứu cho đây không hơn một "truyền thuyết" cũnggiống như chuyện họ Việt Thường ở phía nam Giao Chỉ (khu vực thuộc nước tathời cổ) qua ba lần dịch, mang chim trĩ trắng sang biếu cho Chu Thành Vương vàonăm 1110 TCN mà Sử ký cũng từng ghi Chữ Hán không chắc đã truyền tới bảnđảo Triều Tiên trong thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên, hoặc nếu đã, cũng làtrường hợp rất cá biệt.4

Chữ Hán thực sự du nhập Triều Tiên, có lẽ là vào cuối thế kỷ II TCN, khi Hán VũĐế diệt Vệ Mãn, chiếm vùng đất phía bắc bản đảo; các nước lớn nhỏ nam bán đảohồi ấy như Phù Dư, Cao Cú Lệ, Ma Hàn, Thần Bàn, Biền Hàn cũng lần lượt bị nhàHán khống chế Chế độ quận huyện được thiết lập tại đây, chữ Hán trở thànhphương tiện ghi chép trong công việc hành chính Triều Tiên lúc này chưa có văntự riêng

Từ thế kỷ I SCN, bán đảo Triều Tiên dần dần thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán vàđến khoảng đầu thế kỷ IV, hình thành 3 nước tự trị là Cao Cú Lệ ở phía bắc và

4 Trần Nghĩa, Tiểu thuyết chữ Hán ở Triều Tiên, Tạp chí Hán Nôm số 3, năm 1993

Trang 8

Tân La, Bách Tế ở phía nam Chữ Hán, tiếng Hán giờ đây trở thành công cụ trongtay người bản xứ để ghi chép, xây dựng và phát triển văn hóa Một tấm bia đá lớncủa Cao Cú Lệ, tấm bia cổ nhất Triều Tiên, phát hiện ở vùng thượng lưu sông ÁpLục, được viết bằng chữ Hán, ghi lại những chiến công hiển hách của một ông vuaxứ Kugoryô (tức Cao Cú Lệ) lên ngôi năm 391, có nhắc tới mấy nước phía namnhư Bách Tế, Tân La v.v Những luồng người Trung Quốc nhập cư vào TriềuTiên lúc này ngày một gia tăng, nhiều nhất là khách buôn và học giả Cùng vớinhu cầu tiếp xúc ngôn ngữ và giao lưu văn hóa Triều - Hán, những người này đãgóp phần thúc đẩy việc truyền bá rộng rãi chữ Hán và tiếng Hán trên bán đảo.

I.2.2 Giai đoạn thứ hai: từ thế kỷ IV đến giữa thế kỷ VIII

Đến thời Tam Quốc của Triều Tiên, tức là khoảng thế kỷ IV SCN, đã xuấthiện các quy tắc dùng chữ Hán ghi tiếng Triều Tiên, mà giới Hán ngữ học gọi là

“lại độc” 吏 讀, cũng có người viết là “lại thổ” 吏 吐 , hoặc “lại đạo” 吏 道 , “thổ”hay “độc” đều là cách dùng chữ Hán để ghi Triều Tiên THO với hàm nghĩa trợ từ

“Lại độc “có nghĩa là văn tự quan phương có mang ngữ trợ từ tiếng Triều Tiên.Ở thế kỷ V, trên lãnh thổ các nước thuộc bán đảo Triều Tiên, chữ Hán đã được sửdụng khá rộng rãi, học chữ Hán đã thành một hành vi xã hội tính thời thượng Trêncác tấm bia Xương Ninh 昌氵寧 dựng năm 551, bia Hoàng thảo lĩnh ở Hàm Châu

咸 戎 黃 草 嶺 dựng năm 568 và bia Ma vân lĩnh 磨 雲 嶺 ở Lợi Nguyên 利 原 ,văn bia toàn viết bằng chữ Hán Nội dung các văn bia này cho thấy trình độ phổcập chữ Hán đã khá cao

犯 斤 (phạm cân) với nghĩa là “phía dưới” “bên dưới”

I.2.3 Giai đoạn thứ ba: từ thời Silla (giữa thế kỷ VIII) đến giữa thế kỷ XV

Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là sự dùng thẳng các từ chữ Hán (nhiềutrường hợp trước kia mượn chữ Hán để ghi) khuynh hướng này biểu hiện rất rõtrong các tên đất và chức quan đương thời Chẳng hạn như 9 khu vực hành chínhcủa Silla đã được thay thế theo kiểu đó:

Tên chuyển viết bằng chữ Hán Tên chữ Hán: Tên chữ Hán:

Trang 9

沙 伐 戎 Sa phạt châu  Tên chữ Hán: 尚戎 Thượng châu

漢 山 戎 Hán sơn châu  Tên chữ Hán:漢 戎 Hán châu

完 山 戎 Hoàn sơn châu  Tên chữ Hán:全 戎 Toàn châu

歃 梁 戎 Sáp lương châu  Tên chữ Hán:梁 戎 Lương châu

首 若 戎 Thủ Nhược châu  Tên chữ Hán:朔 戎 Sóc châu

河 西 戎 Hà Tây châu  Tên chữ Hán: 溟 戎 Minh châu

武 珍 戎 Vũ Trân châu  Tên chữ Hán:武 戎 Vũ châu

熊 川 戎 Hùng xuyên châu  Tên chữ Hán: 熊 戎 Hùng châu

青 戎 Thanh châu  Tên chữ Hán:康 戎 Khang châu

Một số quan chức cũng được thay bằng tên gọi theo chữ Hán

Thí dụ:

chức 大 舍 Đại xá (bộ Binh) đổi thành 郎 中 Lang trung

(bộ Lễ) 主 簿 Chủ bạ

舍 知 Xá tri (bộ Binh) 執 事 員 Chấp sự viên ngoại lang

(bộ Lễ) 司 禮 Tư lễ

(bộ Điều 調 ) 司 庫 Tư khố

Đồng thời với việc đổi dùng chữ Hán này, âm vận cũng thay đổi Trong “lạiđộc”, chữ Hán chỉ là một ký hiệu, đọc lên vẫn là âm của từ vốn có trong tiếngTriều Tiên, không liên quan gì với nghĩa chữ Hán

Cũng từ giữa thế kỷ VIII trở đi bắt đầu diễn ra sự phân lập giữa “lại trát” 吏 扎chuyên ghi lại bút ngữ với “hương trát” ảm 扎 chuyên ghi chép khẩu ngữ Cáchghi của “lại trát” được phân thành 4 thủ pháp dịch âm, dịch ý, đồng âm dị nghĩa vànửa nghĩa nửa âm như đã trình bày trên đây, còn “hương trát” thì về cơ bản chỉdùng 2 thủ pháp dịch âm, dịch ý mà thôi Đối tượng ghi chép của “hương trát “là

“hương ca” 鄉 歌 , với ý nghĩa là dân ca Triều Tiên (trong cổ ngữ, 鄉 hương theoquan niệm của các văn nhân Triều Tiên lúc bấy giờ sùng chuộng văn hóa Hán, nêncoi Trung Quốc là 城 thành, coi nước mình là hương, trong sự đối lập thành /hương bằng văn minh / quê mùa)

Trang 10

I.2.4 Giai đoạn thứ tư: từ giữa thế kỷ XV đến 1945: kết hợp ngoại văn với chữ Hán

Năm 1444, người Triều Tiên đã sáng chế ra văn tự của chính mình - “huấndân chính âm” (訓 民 正 音, 고고고고) , tức là chữ cái Triều Tiên Chữ cái Triều Tiênđược sáng tạo theo nguyên lý “tam tài: thiên - địa - nhân” bằng cách mò phông cácnét của chữ Hán, vì thế, chữ Triều Tiên trên thực tế là thứ chữ vuông tổ thànhbằng chữ cái phiên âm Về quy tắc viết, nó cũng gần giống chữ Hán, có thể viếtdọc, có thể viết ngang, cũng có thể viết xiên Về nghệ thuật thư pháp, nó cũng chútrọng các thể khải thư, hành thư, thảo thư

Sau khi chữ cái Triều Tiên ra đời, người Triều Tiên bắt đầu viết bằng cách kết hợpdùng cả chữ Hán lẫn chữ Triều

Cũng trong giai đoạn này, trong khi chữ cái Triều Tiên thông dụng khắpbán đảo Triều Tiên, thì với giới văn nhân, sử dụng chữ Hán để viết văn làm thơphú vẫn là hiện tượng phổ biến thịnh hành Thí dụ như Kim Ngao tân thoại , Ngọclâu mộng, Lưỡng ban truyện v.v là những tiểu thuyết Hán văn điển hình, nguyêntác không hề dùng một câu tiếng Triều nào

Trên đây là một vài nét về lịch sử sử dụng chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên từkhi chữ Hán du nhập cho đến năm 1945 Từ 1945, bán đảo này sau khi giải phóngkhỏi ách chiếm đóng của Nhật Bản chẳng bao lâu thì xảy ra chiến tranh Triều - Mỹrồi đất nước chia cắt thành hai quốc gia, tình hình chữ Hán cũng có khác nhau.Nếu so sách lịch sử sử dụng chữ Hán ở Triều Tiên với tình hình tương tự ở NhậtBản và Việt Nam, ta sẽ thấy có nhiều điều thú vị: trong cái “đại đồng” ta sẽ pháthiện nhiều điều “tiểu dị” từ đó càng hiểu sâu thêm bản sắc văn hóa truyền thốngriêng của mỗi dân tộc, đồng thời càng thấy rõ nhu cầu và lợi ích của giao lưu vănhóa “đồng văn”5

Như vâỵ, con đường và quá trình xâm nhập văn hóa Trung Hoa nói chung,và cụ thể là chữ Hán vào Triều Tiên có thể được tóm lược như sau:

5 Phan Văn Các, Lịch sử sử dụng chữ Hán trên bán đảo Triều Tiê, Tạp chí Hán Nôm số 4/1993

Trang 11

- Hình thức: Văn hóa Trung Hoa vào Triều Tiên qua hai con đường cơ bản: Thứnhất là con đường hòa bình bao gồm các cách thức như di dân, cống sứ, xin vươngtước du học, giao lưu học hỏi giữa thợ thủ công, truyền giáo, hoạt động buôn bán.Thứ hai, chiến tranh cũng là con đường tạo nên sự giao lưu văn hóa mặc dù đó làkết quả nằm ngoài ý đồ của hai bên tham chiến.

- Tính chất: Văn hóa Trung Hoa vào Triều Tiên từ rất sớm, lúc mạnh mẽ, lúc chậmrãi, nhưng mang tính liên tục và thường xuyên, và chỉ bị suy giảm khi Triều Tiênbước sang cận đại Về chủ quan thì ở thế kỉ đầu tiên là có sự tiếp xúc phi tựnguyện (chiến tranh, Trung Hoa đặt ách đô hộ), và rồi dần trở nên phi tự nguyện.Về khách quan, đây là quá trình tiếp xúc tự nhiên

- Quá trình: là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa 2 nướcTrung Hoa và Triều Tiên

- Mức độ: là sự tiếp xúc bộ phận về văn hóa cũng như trong ngôn ngữ

Chương II: SẢN PHẨM CỦA QUÁ TRÌNH TIẾP XÚC NGÔN NGỮ HÁN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

漢字)

2.1.1 Hán tự

Hanja là cách viết Hán tự ở Hàn Quốc, hơn thế nó còn để chỉ những chữ chữHán được vay mượn từ Trung quốc nhưng có chịu ảnh hưởng của ngôn ngữHàn Quốc với cách phát âm của người Hàn Bởi vì chữ Hán được du nhập vàoHàn Quốc là kiểu chữ Hán truyền thống, nên hanja gần như giống hoàn toànvới chữ Hán truyền thống, chỉ một phần nhỏ hanja là thay đổi theo kiểu củatiếng Hàn Quốc Trong khi đó, nhiều chữ Hán được dùng trong tiếng Nhật(Kanji – Một ký tự kanji có thể được dùng để viết một hoặc nhiều từ khácnhau, kanji cũng có một hoặc nhiều cách đọc khác nhau), hay Đài Loan, HồngKông thì đã được đơn giản hóa, trở thành chữ Hán giản thể, còn ít nét hơn sovới hanja

Trang 12

Mặc dù bộ chữ cái Hàn Quốc Hangul được tạo bởi vua Sejong và nhómhọc giả từ khoảng thế kỉ 15, nhưng không được sử dụng rộng rãi cho đến cuốithế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 Bởi vì, vào thời gian đó, biết đọc và viết hanja mớiđược xem là biết chữ ở Hàn Quốc Hầu như toàn bộ tác phẩm văn học cũngnhư tài liệu ở Hàn Quốc lúc bấy giờ đều được viết bằng hanja Ngày nay thìkhác, chỉ những học giả muốn nghiên cứu sâu về lịch sử Hàn Quốc mới cầnhọc hanja để tìm hiểu từ những tài liệu lịch sử Còn nhìn tổng quát, việc họcmột lượng lớn hanja giúp ích trong việc hiểu những từ được ghi bởi chúng(tên địa danh, tên người) Hanja không dùng để viết những từ gốc Hàn mà cóthể ghi bằng hangul, thậm chí những từ gốc Hán – hanja-eo (고고고, 漢字語)cũng được viết hầu hết bằng hangul.

Trang 13

Hỗn dung Hán – Hàn là một dạng văn bản sử dụng cả hangul lẫn hanja Loại văn bản này chỉ dùng ở Hàn Quốc, ở Bắc Triều Tiên lối viết này được thay thế hoàn toàn bằng hangul vào giữa thế kỉ 20 và không còn được sử dụng nữa Ở Hàn Quốc, lối viết này đang có xu hướng giảm dần.

Khi viết hỗn dung Hán – Hàn, người viết dùng hanja để viết từ Hán – Hàn chứ không viết những từ thuần Hàn Điều này trái với lối viết hiện đại của Nhật Bản, khi mà kanji không chỉ được dùng để viết từ Hán – Nhật mà còn dùng để viết những từ thuần Nhật và gairaigo (những từ không phải là từ Hán – Nhật, cũng không phải từ thuần Nhật)

Từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 20, trong văn bản hỗn dung Hán – Hàn, hanja đượcdùng với bất cứ từ nào có thể (cho tất cả các từ Hán – Hàn), và hangul chỉ được

bổ sung để làm phụ tố mang ý nghĩa ngữ pháp và những từ thuần Hàn

Dùng hangul để viết từ Hán – Hàn chỉ phổ biến từ thế kỉ 20 Những năm 70của thế kỉ 20, có nhiều sách báo được viết theo kiểu hỗn dung Hán – Hàn, nhưngcũng có những bản in chỉ có hangul Những văn bản hiện nay, dù có từ Hán –Hàn nhưng cũng không dùng hanja để viết nữa Ngày nay, sự chuyển đổi ấy đãđạt đến mức hầu như các văn bản chính thức ở Hàn Quốc không còn sự xuất hiệncủa hanja Hanja chỉ còn được viết ở tiêu đề của một số mặt báo, dùng để làm rõnghĩa hoặc viết tắt cho từ nào đó (ví dụ, 日 il để thay cho 日本 ilbon, “Nhật

Bản”), hoặc ở một số tác phẩm văn học

Dưới đây là một đoạn trong Hiến pháp Hàn Quốc, bản thứ nhất được viết bằnghangul, bản thứ 2 viết theo lối hỗn dung Hán – Hàn

Bản 1:

고고

Trang 14

고고고 고고고 고고고 고고고 고고 고고 고고고 3·1 고고고고 고고고 고고고고 고고 고고고 고고고 고고고 고고고4·19 고고 고고고 고고고고, 고고고 고고 고고고 고고고 고고고 고고고 고고고고 고고·고고고 고고고고고 고고고 고

고고 고고고 고고, 고고 고고고 고고고 고고고 고고고고, 고고고 고고고 고고고고 고고 고고고 고고 고고고 고고 고고고

고고 고고·고고·고고·고고고 고고 고고고 고고고 고고고 고고고 고고고 고고, 고고고 고고고고 고고고고 고고, 고고고고고고 고고고 고고고 고고고 고고고고 고고, 고고고고 고고 고고고 고고고 고고고 고고고 고고고고 고고고고 고고 고

고고 고고 고고고 고고고고고고고 고고고고 고고고고 고고고 고고고 고고고 고고고 고고고 고고고 고고 고고고고고

1948고 7 고 12 고고 고고고고 8 고고 고고 고고고 고고고 고고 고고고 고고고 고고 고고 고고고 고고고 고고고고

고고 政治·經濟·社會·文化고 고고 領域고 고고고 各人고 機會고 均等고 고고, 能力고 最高度고 發揮고고 고고, 自由고 權利고 고고고 責任고 義務고 完遂고고 고고, 고고고고 國民生

活고 均等고 向上고 基고고 고고고고 恒久的고 世界平和고 人類共榮고 고고고고고고고 고고고

고 고고고고 子孫고 安全고 自由고 幸福고 永遠고 確保고 고고 고고고고고 1948 年 7 月 12

日고 制定고고 8 次고 고고 改正고 憲

法고 고고 國會고 議決고 고고 國民投票고 依고고 改正고고

1987年 10 月 29 日

Ngày đăng: 21/05/2014, 00:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tương ứng giữa  phụ âm của từ Hán Việt và từ nguyên âm của từ Hán- Hàn - Đề tài luận văn chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên
Bảng t ương ứng giữa phụ âm của từ Hán Việt và từ nguyên âm của từ Hán- Hàn (Trang 22)
Bảng tương ứng giữa  nguyên âm của từ Hán Việt và từ nguyên âm của từ Hán- Hàn - Đề tài luận văn chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên
Bảng t ương ứng giữa nguyên âm của từ Hán Việt và từ nguyên âm của từ Hán- Hàn (Trang 23)
Bảng tương ứng giữa phụ âm cuối của từ Hán - Việt và phụ âm cuối của từ Hán - Hàn - Đề tài luận văn chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên
Bảng t ương ứng giữa phụ âm cuối của từ Hán - Việt và phụ âm cuối của từ Hán - Hàn (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w