So sánh từ ghép Hán-Hàn với từ ghép Hán-Việt

Một phần của tài liệu Đề tài luận văn chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên (Trang 27 - 30)

Trong tiếng Hàn, từ ghép được chia ra thành từ hợp thành và từ phái sinh theo ngữ pháp từ thuần Hàn. Trong tiếng Việt thì không có khái niệm từ phái sinh. Nếu so sánh đặc điểm cấu tạo từ, thì từ hợp thành và từ phái sinh của từ Hán-Hàn đều có thể nói giống như ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ của từ Hán –việt và đều giống nhau ở phương thức cấu tạo. Từ phái sinh trong tiếng Hàn được hình thành bằng phương thức thêm tiền tố và tiếp tố vào từ gốc

Trong tiếp tố, có tiếp tố chỉ người như < (in), 人>, <원(won), 員, viên>, <사(sa),

士, sĩ>... Tiền tố chỉ sự phủ định như <불(bul), 부(bu) 不, bất>, <무(mu), 無, vô>..

Tiếp tố chỉ sự biến hóa của trạng thái và tính chất như <화(hwa, 化, hóa>, <적,(jeok), 的, đích), tiếp tố động từ hóa, tính từ hóa như <하다( ha da),되다(doe ta)> được sử dụng trong tiếng Hán-Hàn nhưng trong tiếng Hán-Việt thì không có. Chính những tiếp tố, tiền tố này đã tạo ra rất là nhiều từ . Những từ phái sinh này kết hợp với yếu tố thuần Hàn đảm nhiệm chức năng động từ hay tính từ làm vị ngữ trong câu

Trong tiếng Hán-Hàn cũng như Hán-Việt đều có sức sản sinh rất cao chiếm khoảng 60%-70% từ vựng tiếng Hàn và tiếng Việt

-Về trật tự của hai lớp từ này cũng giống nhau Ví dụ

Chữ Hán Hán-Việt Hán -Hàn Chính Phụ Chính Phụ

美人 mỹ nhân mỹ nhân 미인(mi in)

靑年 thanh niên thanh niên 청 년 (cheong nyon)

3.2.3. So sánh từ láy Hán-Hàn và Hán Việt

Số lượng từ láy Hán-Hàn và từ láy Hán- Việt chỉ chiếm một phần nhỏ trong từ vựng Hán-Hàn và Hán-Việt. Đại đa số là từ láy thuộc từ vựng thuần Hàn và thuần Việt. Từ láy Hán –Hàn có hai phương láy là AABB và ABAB. Từ láy Hán –Hàn ngày nay đang dần dần bị đồng hóa với từ láy thuần Hàn. Đa số từ láy thuần Hàn là từ tượng hình và từ tượng thanh hoặc thuộc loại từ như phó từ và danh từ. Nhưng từ láy tiếng Việt có quy tắc nhất định và nó có thể thuộc các từ loại như danh từ , động từ, tính từ, đại từ, phó từ...

Ví dụ:堂堂正正- 당당정정- đường đường chính chính 平平- 평평-bình bình

高高- 고고-cao cao

3.2.4. So sánh từ rút gọn Hán-Hàn và từ rút gọn Hán-Việt

Từ Hán-Hàn và Hán-Việt đều viết rút gọn từ đa âm tiết. Phương thức rút gọn của từ Hán Hàn và Hán Việt khá giống nhau

Những thuật ngữ dài và có nhiều âm tiết có thể bỏ bớt những âm tiết không cần thiết về hình thức mà chỉ giữ lại âm tiết chính miễn là không gây ra hiện tượng đồng âm, vi phạm đến tính chính xác. Ban đầu người ta nói tắt, rút gọn dần dần thành quen và từ rút gọn ra đời. Lĩnh vực sản sinh nhiều từ rút gọn là các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí. Trong sinh hoạt hiện đại, người ta cảm thấy quý thời gian vì thế có thể cần thiết những thuật ngữ thông tin rút gọn để truyền đại nhiều tin tức trong thời gian ngắn nhất. Hiện nay từ rút gọn có yếu tố gốc Hán có xu hướng ngày càng tăng lên ở Hàn Quốc

KẾT LUẬN

Các kiểu tiếp xúc của ngôn ngữ và chủ thể tiếp xúc ngôn ngữ cũng như động cơ tiếp xúc đều giống như ở tiếp xúc văn hoá. Tiếp xúc ngôn ngữ là sự cọ sát của hai hay nhiều nhóm người nói các ngôn ngữ khác nhau, thuộc về các văn hoá khác nhau nảy sinh

trong quá trình giao lưu về kinh tế, văn hoá, chính trị diễn ra trong lịch sử. Hình thái đầu tiên của tiếp xúc ngôn ngữ chính là việc gọi tên các đồ vật/ sản vật hay hành vi bằng một tên gọi khác của một ngôn ngữ khác.

Mức độ tiếp xúc càng rộng rãi và mạnh mẽ bao nhiêu thì kết qủa tiếp xúc càng sâu sắc bấy nhiêu trên lĩnh vực ngôn ngữ: đó là việc hình thành các vốn từ vay mượn/ từ ngoại lai, các hiện tượng hình thái học mới, các kết cấu cú pháp mới, các mô hình liên kết văn bản mới. Khi một từ nào đó được vay mượn từ ngôn ngữ khác và được dùng trong giao tiếp hằng ngày, việc đọc chệch đi về ngữ âm, viết khác đi về hình thái, sử dụng khác ý nghĩa ngữ pháp và ngữ cảnh là điều không thể tránh khỏi. Do đó, khi nghiên cứu từ vay mượn thì từ đó phải được đặt song song với ngôn ngữ gốc để xem xét.

Dù Hàn Quốc có điều kiện địa lý, lịch sử và văn hóa rất gần với Trung Quốc nhưng lại không có cùng họ ngôn ngữ với nhau. Tuy nhiên cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều vay mượn một lượng lớn từ Hán thông qua lịch sử quan hệ với các triều đại của Trung Quốc, và những từ vay mượn đó đã trở thành thành phần không thể thiếu trong vốn từ vựng Hàn Quốc. Vì phát triển theo những hướng khác nhau nên cách phát âm những từ có cùng 1 gốc Hán cũng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên cách phát âm hanja của người Hàn được xem là gần giống với cách phát âm ở triều đại nhà Thanh của Trung Quốc. Tiếng Hàn cũng mượn một lượng từ vựng khá lớn từ Nhật Bản, mà những từ đó đa phần cũng được người Nhật tạo ra từ gốc từ Hán.Tất cả những từ có gốc Hán như vậy đều được gọi là từ Hán – Hàn.

Việt Nam và Hàn Quốc đều thuộc khu vực Đông Á, cùng là nước nhỏ bên cạnh Trung Quốc rộng lớn và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán. Trong suốt thời gian dài của lịch sử, 2 nước Việt – Hàn đều đã sử dụng chữ Hán, coi chữ Hán là chữ viết chính thức của quốc gia. Do vậy, sự du nhập chữ Hán vào bán đảo Triều Tiên và Việt Nam có những sự điểm tương đồng nhau về ngữ âm, từ vựng, từ ghép, từ láy, từ rút gọn. Thế nhưng, bất cứ yếu tố văn hóa nào khi du nhập vào một quốc gia thì bên cạnh sự tiếp nhận cũng có sự sáng tạo cho phù hợp với tình hình của quốc gia mình. Do vậy, giữa Hán – Hàn và Hán –

Việt mới có những sự khác biệt trong sản phẩm văn hóa ngôn ngữ đã được tiếp nhận như vậy. Bên cạnh những điểm khác biệt, ta có thể thấy thêm những điểm tương đồng giữa 2 ngôn ngữ Hàn và Việt, giúp cho những người sử dụng 2 ngôn ngữ này sẽ thấy dễ dàng hơn trong cách tiếp cận.

Ở bán đảo Triều Tiên, ngoài lượng từ lớn có gốc Hán thì lượng lớn từ gốc từ Ấn – Âu vẫn đang tồn tại trong kho từ vựng vô cùng phong phú của ngôn ngữ Hàn./.

Một phần của tài liệu Đề tài luận văn chữ Hán ở bán đảo Triều Tiên (Trang 27 - 30)