1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luanvan_Hinh Anh Thuoc La.docx

91 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Thức Về Cảnh Báo Sức Khỏe Bằng Hình Ảnh Trên Vỏ Bao Thuốc Lá Và Ý Định Bỏ Thuốc Lá Ở Nam Giới Hút Thuốc Tuổi 18 - 34 Tại Thành Phố Vị Thanh Hậu Giang Năm 2015
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Thanh Hương
Trường học Trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Chuyên ngành Y Tế Công Cộng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đồng Tháp
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,03 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (19)
    • 1.1 Tác hại của thuốc lá (19)
      • 1.1.1 Khái niệm thuốc lá (19)
      • 1.1.2 Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người (19)
      • 1.1.3 Tác hại của thuốc lá đối với kinh tế-xã hội (19)
    • 1.2 Tình hình sử dụng thuốc lá và một số nghiên cứu ở Việt Nam (20)
    • 1.3 Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh (22)
      • 1.3.1 Vai trò của CBSK bằng hình ảnh (22)
      • 1.3.2 Qui định về CBSK bằng hình ảnh (23)
        • 1.3.2.1 CBSK tại Việt Nam trước khi Luật PCTHTL ra đời (23)
        • 1.3.2.2 CBSK theo quy định của Luật PCTHTL (24)
      • 1.3.3 Các Quốc gia đang áp dụng CBSK bằng hình ảnh (25)
    • 1.4 Tác động của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh tới ý định bỏ thuốc (26)
      • 1.4.1 Thúc đẩy ý định bỏ thuốc hoặc giảm hút thuốc, giúp thay đổi hành vi. .11 (26)
      • 1.4.2 Giảm sự hấp dẫn của thuốc lá, ngăn ngừa thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc (28)
      • 1.4.3 Bảo vệ những người khác khỏi khói thuốc thụ động (29)
      • 1.4.4 Ưu điểm của cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao bì thuốc lá so với các kênh truyền thông khác (29)
    • 1.5 Khung lý thuyết (30)
  • Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (32)
    • 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (32)
    • 2.3 Thiết kế nghiên cứu (32)
    • 2.4 Cỡ mẫu (32)
    • 2.7 Biến số nghiên cứu (36)
      • 2.7.1 Nhóm biến về thông tin chung của ĐTNC (36)
      • 2.7.2 Nhóm biến nhận thức CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá (36)
      • 2.7.3 Nhóm biến số về ý định bỏ thuốc lá của ĐTNC (36)
      • 2.7.4 Nhóm biến về mối liên quan giữa ý định bỏ thuốc với nhận thức về (37)
    • 2.8 Các tiêu chuẩn, khái niệm sử dụng trong nghiên cứu (37)
      • 2.8.1 Xác định nam giới 18 – 34 tuổi hiện đang hút thuốc lá (37)
      • 2.8.2 Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu (37)
    • 2.9 Phương pháp phân tích số liệu (40)
    • 2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu (40)
    • 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (41)
    • 3.2 Nhận thức về CBSK bằng hình ảnh trên bao thuốc lá của ĐTNC (44)
      • 3.2.1 Mức độ chú ý của ĐTNC tới các mẫu hình ảnh cảnh báo trong tháng gần đây (45)
      • 3.2.2 Tần suất nhìn kỹ và đọc thông điệp đi kèm với mẫu hình ảnh CBSK của ĐTNC trong tháng gần đây (45)
      • 3.2.3 Mức độ suy nghĩ của ĐTNC về các mẫu cảnh báo (46)
      • 3.2.4 Mức độ thảo luận với người khác của ĐTNC về các mẫu cảnh báo (46)
      • 3.2.5 Hành động né tránh của ĐTNCvề các mẫu cảnh báo (47)
      • 3.2.6 Nhận thức của ĐTNC về các mẫu CBSK bằng hình ảnh (47)
    • 3.3 Ý định bỏ thuốc của ĐTNC (49)
    • 3.4 Các mối liên quan tới ý định bỏ thuốc của nam giới hút thuốc (52)
      • 3.4.1 Mối liên quan giữa nhận thức về CBSK bằng hình ảnh và ý định bỏ thuốc lá của ĐTNC (52)
      • 3.4.2 Mối liên quan giữa một số yếu tố khác và ý định bỏ thuốc của ĐTNC. .40 Chương 4 BÀN LUẬN (55)
    • 4.1. Một số thông tin chung về đối tượng tham gia nghiên cứu (58)
    • 4.2 Nhận thức về CBSK bằng hình ảnh trên bao thuốc lá của ĐTNC (60)
    • 4.3 Ý định bỏ thuốc của ĐTNC (61)
    • 4.4 Mối liên quan giữa ý định bỏ thuốc lá với nhận thức về cảnh báo sức khỏe và một số yếu tố liên quan khác tới ý định bỏ thuốc lá của ĐTNC (62)
    • 4.5 Hạn chế của nghiên cứu (65)
    • 4.6 Biện pháp khắc phục (65)
  • KẾT LUẬN (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (68)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NHẬN THỨC VỀ CẢNH BÁO SỨC KHỎEBẰNG HÌNH ẢNH TRÊN VỎ BAO THUỐC LÁVÀ Ý ĐỊNH BỎ THUỐC LÁỞ NAM GIỚI HÚT THUỐC TUỔI 18 34 TẠI THÀNH PHỐ VỊ THA[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nam giới đang hút thuốc lá tuổi từ 18 – 34 đang sống tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào thời điểm điều tra.

Tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu và loại trừ:

- Nam giới đang hút thuốc tuổi từ 18 – 34 và sinh sống tại thành phố Vị

- Đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Là người hút ít nhất một điếu thuốc trong tuần trước và hút nhiều hơn 100 điếu (05 bao thuốc lá) đến thời điểm phỏng vấn.

* Tiêu chuẩn không lựa chọn:

- Đối tượng không có khả năng hiểu và trả lời câu hỏi.

- Vắng mặt trong thời gian nghiên cứu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2014 đến tháng 07/1015

- Địa điểm: Tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu cắt ngang có phân tích, kết hợp định tính và định lượng.

Cỡ mẫu

- Phần định lượng: Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ trong quần thể: n = Z 2 1 2

Z: trị số phân phối chuẩn tùy thuộc vào mức độ tin cậy với α = 95% thì Z = 1,96. p: Tỷ lệ nam giới có ý định bỏ thuốc khi tiếp xúc với cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá ở lứa tuổi 18 - 34 là 36% [42]

Ta có p=0,36 d: sai số cho phép, chọn d=5%.

Thay vào công thức, ta được n = 180

Dự phòng các trường hợp bỏ điều tra 10% là 18.

Mẫu nghiên cứu được chọn n 0

- Thảo luận nhóm: Đã thực hiện 02 cuộc, một ở khu vực 4 phường 3 thành phố Vị Thanh có 06 đối tượng tham gia, và một ở ấp 5 xã Vị Tân thành phố Vị Thanh, có 08 đối tượng tham gia.

Kỹ thuật chọn mẫu: chọn mẫu nhiều giai đoạn.

Giai đoạn 1: Chọn tất cả các phường và xã trên địa bàn thành phố Vị Thanh.

- Bốc thăm ngẫu nhiên chọn 2 phường là phường I và phường III; 2 xã được chọn là xã Vị Tân và xã Tân Tiến.

Giai đoạn 2: Chọn khu vực/ấp

- Bốc thăm ngẫu nhiên chọn đượcmỗi phường 01 khu vực và mỗi xã 01 ấp đưa vào điều tra Ta được khu vực 3, phường I; Khu vực 4 phường III; Ấp 6 xã Vị Tân và ấp Mỹ Hiệp 1 xã Tân Tiến.

- Chia mẫu ra làm hai phần bằng nhau, 100 mẫu được điều tra ở khu vực thành thị là các phường và 100 mẫu điều tra ở khu vực nông thôn là các ấp.

- Kế đến với 100 mẫu ở khu vực thành thị được chia làm hai, tiến hành điều tra 50 mẫu cho một phường Tương tự, khu vực nông thôn điều tra 50 mẫu cho một xã.

Giai đoạn 3: Chọn đối tượng nghiên cứu

Chọn mốc là “Nhà thông tin” khu vực hoặc ấp đi theo hai hướng ngược chiều nhau, bắt đầu hướng bên phải khi chọn được 25 đối tượng thì chuyển sang bên trái của Nhà thông tin điều tra tiếp 25 đối tượng còn lại Điều tra theo phương pháp nhà liền nhà và tuân theo qui tắc cánh tay phải Cứ như thế cho đến khi đủ số lượng đối tượng của từng khu vực hoặc ấp.

Tiến hành thảo luận nhóm 02 cuộc: khu vực 4 phường III 01 cuộc có 06 đối tượngtham gia và ở ấp 6 xã Vị Tân 01 cuộc với 08 đối tượng tham gia Thảo luận nhóm được tiến hành sau khi đối tượng đã tham gia trả lời câu hỏi phỏng vấn định lượng.

2.6Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu

- Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn: Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên tham khảo bộ công cụ nghiên cứu của Hội Y tế Công cộng Việt Nam"The association between pictorial health warnings and quit smoking intention among male smokers in Vietnam" [42] Các câu hỏi về tình trạng, hành vi hút thuốc và các yếu tố liên quan (Phần B, C, D và E) dựa vào bộ công cụ đã được chuẩn hóa từ "Nghiên cứu toàn cầu về thuốc lá tại Việt Nam (Global Adult Tobacco Survey 2010) [51] (Xem phụ lục 1)

- Thảo luận nhóm:Tiến hành thảo luận về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu trong vòng 60 - 90 phút, có ghi lại biên bản buổi thảo luận

Các câu hỏi do nghiên cứu viên tham khảo và có chỉnh sửa dựa vào sự hiểu biết về các khái niệm, các qui định của pháp luật, đặc điểm đối tượng và các chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá Quốc Gia trong các tài liệu (Xem Phụ lục 2)

Bước 2: Tập huấn thu thập số liệu

- Đối tượng tập huấn: tổng số 04 cán bộ điều tra (Mỗi khu vực chọn 01 Tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng và mỗi ấp cũng chọn 01 Tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng tập huấn việc thhu thập số liệu)

- Nội dung tập huấn: Mục đích cuộc điều tra, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc và làm việc với cộng đồng, thực hành điều tra thử

- Thời gian, địa điểm: tháng 02 năm 2015, tại phòng họp số 1, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang.

- Giảng viên tập huấn: tác giả nghiên cứu.

Bước 3: Điều tra, giám sát

- Chuẩn bị: Sau khi tập huấn xong, nhóm nghiên cứu liên hệ vớicác Trạm y tế xã/phường được chọn để điều tra.

- Nhân lực điều tra: 04 điều tra viên

- Tiến hành điều tra: các điều tra viên nhận mẫu Phiếu điều tra và kế hoạch điều tra Giám sát viên là Học viên thực hiện nghiên cứu, giám sát từ 3-5 đối tượng phỏng vấn đầu tiên của mỗi điều tra viên để nhận xét góp ý phù hợp

Bước 4: Thu thập phiếu điều tra ĐTV nộp phiếu điều tra cho Giám sát viên vào cuối mỗi ngày Giám sát viên kiểm tra phiếu điều tra về số lượng, chất lượng phiếu và kiểm tra xác suất 10% số phiếu điều tra, nếu nhận thấy chưa đạt yêu cầu thì ĐTV đó thực hiện lại toàn bộ phiếu điều tra

Việc phỏng vấn trực tiếp giúp ĐTNC nắm bắt được thông tin từ người phỏng vấn

* Thảo luận nhóm: Xây dựng bản hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 2)

Nội dung bản hướng dẫn thảo luận nhóm được tham khảo từ nghiên cứu

"Xây dựng cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và bằng chữ trên vỏ bao, tút, hộp thuốc lá tại Việt Nam" năm 2013 [21] Thời gian và địa điểm do nghiên cứu viên cùng nhóm được chọn xác định Đầu tiên, nhóm giới thiệu và làm quen các đối tượng tham gia để tạo không khí cởi mở, vui vẻ, thân thiện, tạo cảm giác thoải mái cho thành viên tham gia thảo luận Cử một nghiên cứu viên khác là thư ký ghi lại các ý kiến Nghiên cứu viên là người chủ trì buổi thảo luận, đưa ra chủ đề, gợi mở đối tượng thảo luận, kiểm soát buổi thảo luận đảm bảo tất cả các thành viên tham gia đều có ý kiến và hướng dẫn thảo luận theo đúng chủ đề Cuối mỗi buổi thảo luận, nhóm nghiên cứu trao đổi với các đối tượng tham gia để kiểm tra lại xem những từ gợi mở của mình các đối tượng có thể trao đổi, chia sẻ thêm thông tin gì nữa không Kết thúc buổi thảo luận nhóm, nghiên cứu viên đọc lại quá trình thảo luận nhóm qua biên bản, ghi lại những từ khóa liên quan đến mục tiêu nghiên cứu và rút kinh nghiệm hướng dẫn thảo luận lần sau.

Biến số nghiên cứu

2.7.1 Nhóm biến về thông tin chung của ĐTNC

2.7.2 Nhóm biến nhận thức CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá

- Mức độ quan tâm vào hình ảnh cảnh báo.

- Thời gian tiếp xúc với CBSK.

- Suy nghĩ về các thông điệp CBSK

- Mức độ quan tâm tới các CBSK

- Bàn luận về thông điệp CBSK

- Thảo luận về thông điệp CBSK với người khác.

- Hành động né tránh CBSK bằng hình ảnh.

2.7.3 Nhóm biến số về ý định bỏ thuốc lá của ĐTNC

- Thời điểm sẽ bỏ thuốc.

- Quyết định bỏ thuốc trong 6 tháng tới.

- Đã từng nỗ lực bỏ thuốc.

- Thời gian bỏ thuốc gần đây nhất.

2.7.4 Nhóm biến về mối liên quan giữa ý định bỏ thuốc với nhận thức về CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao bì thuốc lá của ĐTNC

- Mối liên quan giữa nhận thức CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá với ý định bỏ thuốc của ĐTNC.

- Mối liên quan giữa thông tin chung của ĐTNC với ý định bỏ thuốc.

- Mối liên quan giữa nỗ lực bỏ thuốc với ý định bỏ thuốc của ĐTNC.

Phần biến số chi tiết xin xem phụ lục số 01 (Trang 58).

Các tiêu chuẩn, khái niệm sử dụng trong nghiên cứu

2.8.1 Xác định nam giới 18 – 34 tuổi hiện đang hút thuốc lá

- Người đang hút thuốc: được định nghĩa là cá nhân:

+ Hút ít nhất 01 điếu thuốc trong tuần trước thời điểm phỏng vấn. + Hút thuốc ít nhất 100 điếu thuốc lá (tương đương với 5 bao thuốc, mỗi bao 20 điếu), tính từ khi họ bắt đầu hút thuốc cho đến khi phỏng vấn [40].

Nếu một trong hai tiêu chí trên không đạt thì đối tượng sẽ bị loại ra khỏi danh sách nghiên cứu.

- Tuổi: phải đủ từ 18 đến 34 tuổi tính đến thời điểm thu thập số liệu nghiên cứu là tháng 4 năm 2015.(đối tượng nghiên cứu sinh từ tháng 4 năm 1981 đến tháng

4 năm 1997) Những đối tượng nào sinh từ tháng 5 năm 1997 trở về sau không đưa vào ĐTNC Tính số tuổi bằng cách lấy 2015 trừ đi năm sinh của đối tượng.

2.8.2 Các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu

2.8.2.1 Nhận thức về các mẫu CBSK bằng hình ảnh đang áp dụng

Việc đánh giá nhận thức về các mẫu CBSK bằng hình ảnh của đối tượng nghiên cứu được dựa trên các tiêu chí sau:

- Mức độ hiểu biết về các hậu quả: ĐTNC được yêu cầu đưa ra ý kiến của mình về sáu mẫu CBSK bằng hình ảnh đề cập đến những hậu quả của việc hút thuốc: (Câu C6, phụ lục 1)

Trung lập Đồng ý Rất đồng ý a Hút thuốc gây hôi 1 2 3 4 5 miệng và hỏng răng b Hút thuốc gây ung thư phổi

1 2 3 4 5 c Hút thuốc gây ung thư họng, thanh quản

1 2 3 4 5 d Khói thuốc lá rất có hại cho trẻ nhỏ

1 2 3 4 5 e Hút thuốc gây bệnh tim mạch

1 2 3 4 5 f Hút thuốc dẫn đến cái chết từ từ và đau đớn

Các câu trả lời được tính theo thang điểm Likert với 5 mức như trên Số điểm đạt được là cơ sở để xác định mức độ nhận thức cao và chưa cao Điểm tối thiểu và tối đa cho một người trả lời là 6 điểm và 30 điểm Điểmcắt là 18 điểm Do đó điểm trả lời được phân loại cao (điểm số >18 điểm) và chưa cao (điểm số ≤ 18 điểm). Mức độ nhận thức của ĐTNC về hậu quả của sức khỏe liên quan đến việc hút thuốc của họ.

Nhóm có nhận thức cao về CBSK bằng hình ảnh được đánh giá qua bốn tiêu chí:

- Chú ý (“Trong tháng trước, mức độ luôn luôn chú ý đến các CBSK bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá”)

- Nhìn, đọc (“Trong một tháng trở lại đây có nhìn kỹ vào những hình ảnh và đọc thông điệp kèm theo”)

- Suy nghĩ (“Mức độ suy nghĩ là có dành thời gian nghĩ về hình ảnh cảnh báo và thông điệp kèm theo”)

- Thảo luận “Mức độ thảo luận về các cảnh báo hình ảnh và các thông điệp kèm theo với người khác từ vài lần đến nhiều lần”.

Các câu trả lời được đưa ra số điểm cụ thể, sau đó được tổng hợp làm cơ sở cho việc xác định mức độ nhận thức cao hoặc chưa cao. Đặc điểm Trả lời Điểm

Dành nhiều thời gian 4,5 Dành một ít thời gian 3

Không có 0 Điểm tối đa 13,5 điểm, điểm trung bình 6,75 điểm, là mốc để phân chia nhận thức của ĐTNC Nhận thức cao >6,75 điểm, nhận thức chưa cao

Ngày đăng: 23/05/2023, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w