SỞ Y TẾ BẮC NINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NGUYỄN QUỐC HUY ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH NĂM 2019 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ BẮC NINH, NĂM 2019 SỞ Y T[.]
TỔNG QUAN
Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về sự hài lòng đối với công việc
Theo từ điển Cambridge: Sự hài lòng với công việc (Job satisfaction) là cảm giác vui thích và thành tích mà một người trải nghiệm trong công việc khi biết rằng công việc đó đáng để làm, hoặc mức độ mà công việc đó mang lại cảm giác này (Nhiều người quan tâm đến sự hài lòng trong công việc hơn là kiếm được số tiền lớn) [8] Định nghĩa của Trường Đại học Oxford về hài lòng đối với công việc (Job satisfaction) là cảm giác hay đáp ứng cảm xúc mà con người trải qua khi thực hiện một công việc [12]
Một số nhà nghiên cứu cho rằng có thể biết được một MĐHL với công việc chỉ với một câu hỏi Một số khác thì gợi ý rằng có thể có những cảm giác tiêu cực về một khía cạnh nào đó của công việc (như tiền lương) nhưng cảm giác tích cực về những mặt khác (như đồng nghiệp) Sự hài lòng với công việc được xem như vừa là nguyên nhân, vừa là ảnh hưởng đến yếu tố khác là
“kiệt sức” và “hiệu suất làm việc” [12]
1.1.2 Khái niệm về môi trường làm việc [5]
Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
Môi trường làm việc đối với cán bộ công chức, viên chức bao gồm cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1.1.3 Khái niệm về nhân lực y tế
Nhân viên y tế là tất cả những người tham gia vào những hoạt động mà mục đích là nhằm nâng cao sức khỏe của người dân Họ góp phần quan trọng và quyết định việc thực hiện chức năng của hầu hết các hệ thống y tế Tuy nhiên, dữ liệu có thể về số nhân viên y tế chủ yếu giới hạn trong những người tham gia vào các hoạt động được trả lương Nhân viên y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế: bác sỹ, điều dưỡng, y tế công cộng, dược sỹ, kỹ thuật viên và những người quản lý và nhân viên khác: kế toán, cấp dưỡng, lái xe, hộ lý [13].
Chính vì vậy, nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt Mỗi cán bộ, NVYT phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền” [1] Vì thế, yếu tố nhân lực làm việc tại các cơ sở y tế là nhân tố rất quan trọng bởi vì nó liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người Do vậy, nguồn nhân lực làm việc tại các cơ sở y tế cần phải được “tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.
Theo định nghĩa của Bộ Y tế “Nhân viên y tế là toàn bộ số lao động hiện đang công tác trong các cơ sở y tế (kể cả công và tư, kể cả biên chế và hợp đồng)” Việc phân loại các NVYT tại Việt Nam dựa trên các tiêu chí về giáo dục và đào tạo nghề, quy định về chuyên môn y tế và các hoạt động, nhiệm vụ liên quan trong công việc.
Cơ sở lý thuyết hài lòng về công việc
Hài lòng về công việc nói chung được xem là trạng thái cảm xúc do sự đánh giá, thái độ của người lao động trong quá trình thực hiện công việc hay kết quả công việc mang lại Hài lòng về công việc thể hiện cho một cảm giác xuất hiện khi người lao động nhận thức về công việc, giúp cho họ đạt được các nhu cầu về vật chất và tinh thần.
- Theo Maslow nhu cầu của người lao động được chia làm 5 bậc, tăng dần từ thấp đến cao, khi một nhu cầu bậc thấp được đáp ứng thì nhu cầu bậc cao hơn kế tiếp sẽ xuất hiện Theo đó, người lao động sẽ hài lòng với công việc khi các nhu cầu được đáp ứng đầy đủ.
Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Abraham Maslow [11]
- Còn theo Vroom, sự hài lòng của người lao động đối với công việc được hình thành trên những mong đợi về kết quả công việc và những mong đợi này phụ thuộc vào 3 yếu tố: kỳ vọng, phương tiện và hấp lực Người lao động sẽ hài lòng với công việc nếu nhận thấy các yếu tố này là tích cực hay khi người lao động tin rằng nỗ lực của họ sẽ cho ra kết quả tốt hơn, dẫn đến phần thưởng xứng đáng, có ý nghĩa và phù hợp với mục tiêu của người lao động [3].
Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
- Trong nghiên cứu này, thang đo Likert với 5 cấp độ được sử dụng trong bộ câu hỏi khảo sát: (1) Rất không hài lòng; (2) Không hài lòng; (3)Bình thường; (4) Hài lòng; (5) Rất hài lòng” Thang đo đo lường 5 nhân tố với 44 biến Trong đó 9 biến thuộc nhân tố sự hài lòng về môi trường làm việc; 9 biến thuộc nhân tố sự hài lòng về lã`nh đạo trực tiếp, đồng nghiệp; 12 biến thuộc nhân tố sự hài lòng về quy chế nội bộ, tiền lương, phúc lợi; 7 biến thuộc nhân tố sự hài lòng về công việc, cơ hội học tập, thăng tiến; và 7 biến thuộc nhân tố sự hài lòng chung về bệnh viện.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc
Nghiên cứu của Agyepong và cộng sự (2004) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hài lòng công việc bao gồm môi trường làm việc, tiền lương, trang thiết bị, cơ hội thăng tiến, thiếu nhà ở, trợ cấp thuế và chương trình huấn luyện Luddy (2005) xác định thêm 2 nhân tố ảnh hưởng đến hài lòng trong công việc của NVYT là bản chất công việc, quan hệ với đồng nghiệp Mặt khác Leshabari và cộng sự (2008) cũng phát hiện thêm nhân tố chính ảnh hưởng đến hài lòng công việc của NVYT là cơ sở vật chất Gần đây, Ramasodi (2010) cũng kết luận các nhân tố như cơ hội phát triển, trách nhiệm, mối quan hệ với cá nhân có ảnh hưởng đáng kể đến hài lòng với công việc Bên cạnh đó, Bodur (2010) sử dụng bảng câu hỏi Minnesota đi đến kết luận: môi trường làm việc và thu nhập là nhân tố chính ảnh hưởng tới sự hài lòng công việc [3].
Tại Việt Nam của Lê Thanh Nhuận và Lê Cự Linh (2009) cũng đưa ra kết luận có sự liên quan giữa hài lòng chung đối với công việc với 7 yếu tố về sự hài lòng bao gồm: mối quan hệ với lãnh đạo, mối quan hệ với đồng nghiệp,lương và phúc lợi, họp tập – phát triển và khẳng định, môi trường tương tác của cơ quan, kiến thức – kỹ năng và kết quả công việc và cơ sở vật chất [4].
Các nghiên cứu về sự hài lòng của NVYT trên Thế giới và ở Việt Nam
1.5.1 Nghiên cứu trên Thế giới
Linda H Aiken đã tiến hành một nghiên cứu trên 10.319 điều dưỡng ở
303 bệnh viện ở Mỹ (Pennsylvania), Canada (Ontario và British Columbia), Anh và Scotland Kết quả cho thấy: Sự không hài lòng, mệt mỏi với công việc và những mối quan tâm về chất lượng chăm sóc thường gặp ở những điều dưỡng thuộc 5 khu vực nghiên cứu Sự hỗ trợ về tổ chức và quản lý trong công tác điều dưỡng đã có hiệu quả rõ ràng đối với sự không hài lòng và sự mệt mỏi với công việc của điều dưỡng Sự hỗ trợ về mặt tổ chức đối với công tác điều dưỡng và việc bố trí ca kíp hợp lý liên quan chặt chẽ đến chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Kết quả phân tích đa biến chỉ ra rằng các vấn đề liên quan đến chất lượng chăm sóc của điều dưỡng được hỗ trợ và sắp xếp ca kíp kém cao gấp 3 lần so với những điều dưỡng được hỗ trợ và sắp xếp ca kíp tốt Tác giả đã đi đến kết luận: Bố trí công việc hợp lý và hỗ trợ tốt công tác điều dưỡng là chìa khóa cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân, làm giảm sự không hài lòng và mệt mỏi với công việc của điều dưỡng và cuối cùng là cải thiện vấn đề thiếu hụt đội ngũ điều dưỡng ở các bệnh viện [10]
Nghiên cứu của Laubach W & Fischbeck S (2007) tại một bệnh viện trường đại học ở Đức cho thấy: đối với các bác sỹ nội trú, điều kiện làm việc, cấp trên, hệ thống thứ bậc, tính minh bạch và sự tham gia đưa ra các quyết định là những biến số quan trọng đối với sự hài lòng đối với công việc Tác giả cũng khuyến cáo cải thiện các khía cạnh này sẽ cải thiện sự hài lòng đối với công việc và giúp làm giảm sự thiếu hụt nguồn lực bác sỹ tại các bệnh viện [14].
Một nghiên cứu ở Melbourne – Úc của Kate Anne Walker về sự hài lòng đối với công việc ở nhóm bác sỹ đa khoa cho thấy: Nhóm bác sỹ nữ hài lòng hơn so với nam giới về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (p