Rất rất hay !
Trang 1MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Danh từ (DT) là từ loại có số lượng lớn và vai trò quan trọng thuộc loạibậc nhất trong hệ thống từ loại Nghiên cứu đối tượng này chúng ta có thể lấyxuất phát điểm từ nhiều góc độ, trong đó có chức vụ ngữ pháp mà DT có thểđảm đương
Chức vụ ĐT tuy không là chức vụ cơ bản của DT, nhưng khi DT ở chức
vụ đó, nó có thề ghép với DT trung tâm (DTTrT) để tạo thành một tổ hợp địnhdanh Trong những trường hợp như vậy, nó là một yếu tố không thể thiếu đượcgiúp DTTrT biểu đạt trọn vẹn tên gọi một sự vật, hiện tượng nhất định trongthực tế khách quan
Hơn nữa, trong thực tiễn nói viết, cũng giống như ĐTTT (mà tác giảNguyễn Thị Nhung đã nói tới trong công trình của mình – 28, 15), DT ở chức vụthành tố phụ cho DTTrT - tức định tố DT (ĐTDT) tuy một thành tố phụ về ngữpháp nhưng lại có vai trò không nhỏ về ngữ nghĩa, ngữ dụng Hiện nay, xu thế
sử dụng danh ngữ (DN) trong đó có DN có thành tố phụ là DT thay cho cáchdiễn đạt bằng cụm chủ vị ngày càng được sử dụng phổ biến, nhất là trong cáclĩnh vực giao tiếp chính thống
Xu hướng này đặt người giáo viên Ngữ văn trước nhiệm vụ cần có thêmnhững hiểu biết về DN nói chung, về ĐTDT trong DN nói riêng đặng có thểgiúp học trò của mình nói và viết chuẩn mực, hiện đại hơn
Mặc dù có vai trò quan trọng và giá trị như vậy nhưng lâu nay ĐTDT chưađược các nhà Việt ngữ học thực sự quan tâm Cho đến nay vẫn chưa có côngtrình nào nghiên cứu một cách tương đối đầy đủ, có hệ thống về ĐTDT trongtiếng Việt
Trang 2Các nhà nghiên cứu như Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Tài Cẩn, Diệp QuangBan, Hoàng Dân, Hoàng Phê, Hoàng Văn Thung, Đỗ Hữu Châu… cũng có quantâm tới DT, thành phần gọi là ĐT, nói về cấu trúc và thành phần ngữ pháp, ngữnghĩa của DT Vũ Văn Đại trong bài “Bàn thêm về một thành phần câu được gọi
là định ngữ - (ĐN) trong tiếng Việt hiện đại” [13] có nhắc tới “vấn đề còn đangđược thảo luận là chức năng của danh từ loại thể trong DN là gì ? Là thành tốchính của DN hay là định tố cho danh từ đứng kề sau Nếu là định tố thì cónhững chức năng ngữ pháp gì ? Khả năng kết hợp với chính tố như thế nào ?(…) Diễn ngôn là nơi danh từ được thực tại hóa Công cụ để thực tại hóa danh từ
ở dạng tiềm ẩn lại là những định tố” Hai tác giả Hoàng Dũng và Nguyễn Thị LyKha [10, 11] có đề cập đến việc phân loại ĐT (mà họ gọi là định ngữ) trong cấutrúc DN dựa vào chức năng Tác giả Nguyễn Cao Đàm cũng nhắc tới vấn đề
“định ngữ”, cho rằng “có nhiều dạng định ngữ cho các bộ phận khác nhau củacâu” và chia thành bốn loại: định ngữ của chủ ngữ, định ngữ của vị ngữ, địnhngữ của bổ ngữ, định ngữ của trạng ngữ [12] Nhà nghiên cứu Cao Xuân Hạotrong chuyên luận của mình [18] đã có những ý kiến tương đối hợp lý, sâu sắc vềviệc phân loại ĐT theo chức năng
Tuy vậy, chưa tác giả nào đề cập trực tiếp và đầy đủ tới DT trong vai tròđịnh tố ở bình diện cấu trúc và ngữ nghĩa
Như vậy, việc nghiên cứu về ĐTDT có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lýluận lẫn thực tiễn:
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần tạo nên một
hệ thống tri thức toàn diện, chi tiết về hai phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa củaĐTDT, bổ sung một khía cạnh lí thuyết cho lĩnh vực nghiên cứu DT trên bìnhdiện cấu trúc và bình diện chức năng và nghiên cứu ĐT trong tiếng Việt
Trang 3Về mặt thực tiễn, kết quả của việc nghiên cứu luận văn có thể được ứngdụng để nâng cao hiệu quả tiếp nhận và sử dụng ĐTDT trong giao tiếp, biênsoạn giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc dạy – học từ loại, cụm từ, câu tiếngViệt nói riêng, nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung
2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rõ các đặc điểm về cấu trúc, về chức năngngữ nghĩa của ĐTDT tiếng Việt nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạyngữ pháp tiếng Việt nói chung, DT và thành phần ĐT nói riêng
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đề ra bốn nhiệm vụ cụ thể:
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
2) Phân tích, miêu tả đặc điểm cấu trúc của ĐTDT
3) Phân tích, miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của ĐTDT
4) Chỉ ra điểm khác biệt giữa ĐTDT với ĐTTT ở các mặt cấu trúc và ngữnghĩa
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ĐTDT trong tiếng Việt ĐTDT sẽđược chúng tôi tìm hiểu ở các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa trên cơ sở kết quảkhảo sát các ngôn bản tiếng Việt
4 NGỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Ngữ liệu
Các ví dụ trong công trình này được chúng tôi chọn từ hơn 1000 phiếu tưliệu ghi các câu có ĐTDT lấy trong các sách giáo khoa Ngữ văn các cấp phổthông (từ lớp 6 đến lớp 12) Để các con số thống kê có thể đại diện cho việc sửdụng ĐTDT nói chung, các phiếu tư liệu được chúng tôi lấy từ các văn bản thuộc
Trang 4các kiểu: nghị luận, thuyết minh, biểu cảm, miêu tả, tự sự Văn bản thực dụng
được chúng tôi khảo sát dựa trên hai cuốn nhật ký: Mãi mãi tuổi hai mươi (của Nguyễn Văn Thạc) và Nhật kí Đặng Thùy Trâm.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứuchủ yếu sau:
Phương pháp điều tra ngôn ngữ được chúng tôi áp dụng để thu thập cáccâu có sử dụng ĐTDT và một số câu có sử dụng DT ở các chức vụ ngữ phápkhác 1000 phiếu điều tra được lấy từ những văn bản đã được in ấn, có độ tin cậycao Phương pháp này được tiến hành với các thao tác như: tập hợp, thống kê
Phương pháp phân loại được áp dụng để phân chia ĐTDT trên từng bìnhdiện thành các loại, các tiểu loại từ khái quát đến cụ thể
Phương pháp miêu tả đồng đại được sử dụng để miêu tả ĐTDT trên bìnhdiện cấu trúc và bình diện chức năng Trên bình diện cấu trúc, ĐTDT được miêu
tả về vị trí, số lượng trong DN, cấu tạo và khả năng kết hợp Trên bình diện chứcnăng, ĐTDT được miêu tả theo từng loại đảm nhiệm những chức năng cụ thể.Thủ pháp phân tích ngữ nghĩa, cấu trúc được áp dụng để phát hiện đặc điểm củacác ĐTDT xét trên bình diện ngữ nghĩa và bình diện cấu trúc
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa cũng được sử dụng sử dụng để tìm hiểumặt ngữ nghĩa của ĐTDT
Các thủ pháp thử nghiệm như lược bỏ, đối chiếu… được vận dụng giúphạn chế sự cảm tính, chủ quan và tăng hiệu quả cho các phương pháp trên Đặcbiệt, thủ pháp đối chiếu được vận dụng phổ biến để chỉ ra sự khác biệt giữa cáctiểu loại của ĐTDT cùng sự khác biệt giữa ĐTDT với ĐTTT ở các mặt cấu trúc
và chức năng ngữ nghĩa
Trang 55 ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở xem xét các vấn đề lý luận có liên quan và nghiên cứu ĐTDTtrên những cứ liệu thực tế, luận văn sẽ có những đóng góp mới cơ bản là:
Xác định vị trí, số lượng, cấu tạo, khả năng kết hợp của ĐTDT trong DN.Đưa ra khái niệm về các loại ĐTDT phân loại theo chức năng trên bìnhdiện ngữ nghĩa, làm rõ đặc điểm của mỗi loại ĐTDT đó ở các mặt: vị trí, sốlượng trong DN, cấu tạo, khả năng kết hợp và ngữ nghĩa, các tiêu chí và kết quảchia tiểu loại ở mỗi loại ĐTDT đó
Chỉ rõ sự khác biệt giữa ĐTDT và ĐTTT ở hai bình diện cấu trúc, chứcnăng
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược triển khai với ba chương nội dung:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Định tố danh từ tiếng Việt xét trên bình diện cấu trúc
Chương 3: Định tố danh từ tiếng Việt xét trên bình diện ngữ nghĩa
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ DANH TỪ TIẾNG VIỆT
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm danh từ tiếng Việt
Bàn về DT, các nhà Việt ngữ học đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.Nguyễn Kim Thản trong chuyên luận của mình cho rằng: “ DT là một loạithực từ biểu thị sự vật tính (sinh vật) vật thể, hiện tượng, sự việc trong đờisống thực tại và tư duy có những đặc trưng ngữ pháp sau đây:
a) Không trực tiếp làm vị ngữ Do đó: Khi làm vị ngữ, phải có quan hệ từ
là (câu khẳng định) hoặc không phải, không phải là (câu phủ định), không đặt
sau các từ như : đừng, hãy, sẽ v.v…
b) Có thể kết hợp với một trong những từ loại sau đây và được từ loại này
xác định, hạn chế : số từ ( một, hai v.v…), đại từ chỉ số ( tất cả), lượng từ (những, các), phó danh từ (con, cái…), từ chỉ định (này, ấy, kia…)” [30, tr
162 ]
Các tác giả của cuốn Ngữ pháp tiếng Việt cho rằng: “ Ý nghĩa từ vựng khái
quát hóa thành đặc trưng ngữ pháp của danh từ là ý nghĩa thực thể (hay nội dung
ý nghĩa từ vựng có tính vật thể) Hiểu theo nghĩa rộng ý nghĩa trong thực tại,được nhận thức và được phản ảnh trong tư duy của người bản ngữ như là những
sự vật” [1, tr78]
“Danh từ theo truyền thống được định nghĩa là từ loại mang ý nghĩa sự vậttính” [15, tr 57]
Theo Nguyễn Tài Cẩn [5, tr 27-30] danh từ có ba đặc điểm chính:
Đặc điểm thứ nhất: danh từ là từ loại có thể đứng làm trung tâm của mộtđoản ngữ có sơ đồ như sau:
Trang 7Vị trí4
Tất cả
Vị trí 3
ba
Vị trí 2
Cái
Vị trí 1
con
Vị trí trung tâm 0
mèo
Vị trí 1’
đen
Vị trí 2’
ấy
Ở vị trí 4 có thể có những từ “tất thảy, tất cả, cả”;
a) Ở vị trí 3 có thể có số từ, những từ như “ vài, mấy, từng” và các hư từ như
“những, các”;
b) Ở vị trí 2 chỉ có một từ duy nhất là từ chỉ xuất “cái”;
c) Ở vị trí 1 có thể có loại từ;
đ) Ở vị trí 1’ là những từ giữ chức vụ định ngữ;
d) Còn vị trí 2’ là vị trí của từ chỉ trỏ (“ấy, này, nọ, nào…”).
Đặc điểm thứ hai: Danh từ là từ loại có thể đứng liền sau những từ chỉ vị trí
“trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau, giữa…” Ví dụ:
“ Tối nay mợ ra ngoài vườn, cắt một buồng chuối mật để về giỗ ông” (Thanh Tịnh (1957), Quê mẹ Hà Nội, tr 9).
Nếu gặp trường hợp danh từ không đứng liền sau chúng thì chen vào ởgiữa chỉ có thể là những từ thuộc vị trí 4, 3, 2, 1 đã nêu ở trên mà thôi Ví dụ:
“Nguyễn Công Hoan là một trong những cây bút viết lâu năm hơn hết” (Nguyễn Công Hoan (1956), Bước đường cùng Hà Nội, tr 5).
Đặc điểm thứ ba: Danh từ là từ loại không thể độc lập làm vị ngữ Đó làmột từ loại không có vị ngữ tính
Đặc điểm thứ ba trên đây là một đặc điểm hết sức cơ bản, đối lập hẳn danhtừ với động từ, tính từ [1, tr 78]
Thứ hai, về vai trò ngữ pháp, DT tiếng Việt “thường làm chủ ngữ trongcâu” [39, tr 242]; “có đầy đủ chức năng cú pháp của thực từ Trong mối quan hệvới động từ, tính từ, nét riêng biệt của danh từ là ít được dùng làm vị ngữ đặt
Trang 8trực tiếp sau chủ ngữ của câu”[1, tr 78] Quan điểm này trùng với quan điểm củaNguyễn Tài Cẩn [5] ở đặc điểm thứ ba như đã nêu ở trên Trong những trườnghợp đó Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung cũng cho rằng: “thường danh từđược kết hợp với một từ biểu thị quan hệ ngữ nghĩa - ngữ pháp giữa hai thành
phần câu (ví dụ trường hợp kiểu câu có cấu tạo vị ngữ là + danh từ)”.
Thứ ba, về khả năng kết hợp “DT có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định:
này, kia, ấy, nọ…(nhà kia, thắng lợi này, việc nọ, cuốn ấy…) DT còn có khả
năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ (số từ biểu thị ý nghĩa số lượngđơn vị sự vật hay số lượng sự vật)”[1, tr 78]
Như vậy, từ những khái niệm và đặc điểm như đã nêu ở trên, trong đề tàinày, chúng tôi tán thành quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn và một số nhà khoa họccho rằng: DT là những từ chỉ người, loài vật, cây cối, đồ vật, sự vật, khái niệmtrừu tượng…; DT thường giữ chức vụ chủ ngữ trong câu; có khả năng kết hợpvới đại từ chỉ định, kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ, không thể độc lậplàm vị ngữ…; DT được kết hợp với một từ biểu thị quan hệ ngữ nghĩa - ngữpháp giữa hai thành phần câu, nó cũng có đầy đủ chức năng cú pháp của thựctừ…
1.1.2 Vấn đề ranh giới của danh từ tiếng Việt
Như chúng ta đã biết, DT là một trong những từ loại thực từ quan trọngtrong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt Nó làm chủ ngữ trong câu và thường đứngtrước động từ, tính từ,… Bên cạnh đó, DT còn có thêm một số thành tố phụ đikèm trong câu để tạo thành đoản ngữ, các đoản ngữ này được Nguyễn Tài Cẩn
“gọi chung là định tố” [xem 6, tr 203]
DT tiếng Việt có một số bộ phận và cách dùng cần phải phân biệt với cáctừ loại khác
Trang 9Nhóm thứ nhất là các từ chỉ hiện tượng thời tiết như: lũ, lụt, mưa, sấm,
sét, bão, chớp… So sánh:
Trời đang mưa.
Cơn mưa to quá.
Năm nay mưa nhiều.
Theo chúng tôi, chỉ nên coi những trường hợp các DT trên có khả năng kếthợp với những từ chỉ đơn vị ở trước là DT
Ví dụ: ánh chớp, cơn bão, làn gió, tiếng sấm, trận lụt Các trường hợp còn
lại nên coi là động từ
Nhóm thứ hai là các từ ghép đẳng lập mà mỗi thành tố đã bị tước bỏ ýnghĩa độc lập để tổng hợp thành một nghĩa chung có tính chất khái quát hơn từngyếu tố riêng lẻ
Ví dụ như: nhà cửa, bạn bè, vợ con, cơm nước, anh em,… Trong các
trường hợp sử dụng mà các từ trên có thể kết hợp được với những thành tố phụcủa động từ thì không thể coi là danh từ
Ví dụ: - Đã nhà cửa/ vợ con/ cơm nước gì chưa ?
- Tao không bạn bè/ anh em gì với mày !
1.1.3 Phân loại danh từ tiếng Việt
Hầu hết các nhà Việt ngữ học đều chia danh từ thành hai loại: Danh từriêng và danh từ chung Nhưng khi phân thành các tiểu loại nhỏ hơn trong danhtừ chung thì lại có nhiều quan điểm khác nhau
Quan điểm của Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung [1, tr79] là:
Trong danh từ chung có sự đối lập:
+ Danh từ tổng hợp / danh từ không tổng hợp+ Danh từ đếm được và danh từ không đếm được
Trang 10Đinh Văn Đức chia DT thành hai loại: danh từ cụ thể và danh từ trừutượng [xem 15, tr 64-65].
Nguyễn Tài Cẩn cũng chia DT thành hai loại: danh từ chung – danh từriêng Ông cho rằng trong từ loại danh từ tiếng Việt, có hệ thống tiểu loại nhưsau:
Danh từ riêng
Danh
từ
chung
Danh từ tổng hợpDanh từ
khôngtổng hợp
Danh từ chỉ đơn vịDanh từ chỉ ngườiDanh từ chỉ sự vật + khái niệm trừu tượngDanh từ chỉ động vật, thực vật
Danh từ chỉ chất liệu
Trong công trình này chúng tôi lấy quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn làm cơ sởcho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan Để tiện cho việc tìm và phân tích ngữliệu trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chia DT thành: danh từ riêng(DTR) và danh từ chung (DTC)
Danh từ chung được chúng tôi chia thành bốn loại:
Danh từ chỉ đơn vị (DTCĐV);
Danh từ chỉ sự vật (DTCSV);
Danh từ chỉ chất liệu (DTCCL);
Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng (DTCKNTT)
Danh từ chỉ đơn vị có:
Đơn vị tự nhiên (ĐVTN);
Đơn vị nhân tạo (ĐVNT) có:
Đơn vị tập thể;
Đơn vị thời gian;
Đơn vị không gian;
Trang 11ĐV
hành chính
Đơn vị sự việc;
Đơn vị hành chính
Danh từ chỉ sự vật có:
Danh từ chỉ người;
Danh từ chỉ đồ vật;
Danh từ chỉ thực vật;
Danh từ chỉ động vật.
Có thể sơ đồ hóa các tiểu loại DT như sau:
1.2 Khái quát về cụm từ, đoản ngữ, danh ngữ, định tố, định tố danh từ
trong tiếng Việt
1.2.1 Cụm từ
Chúng tôi theo quan điểm thông dụng, cho Cụm từ là tổ hợp hai từ trở lên
có quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa với nhau Đơn vị này bao gồm cụm từ chínhphụ (các thành tố có quan hệ chính phụ với nhau), cụm từ chủ vị (các thành tố
Trang 12có quan hệ chủ vị với nhau) và cụm từ đẳng lập (các thành tố có quan hệ bìnhđẳng với nhau) [xem 28, 34].
1.2.2 Đoản ngữ
Đoản ngữ chính là cụm từ chính phụ, tức “cụm từ, trong đó các thành tốkhông bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp: có thành tố chính và thành tố phụ”[xem 40, tr 64]
Ví dụ:
(1) Huế / là một thành phố đẹp.
1.2.3 Danh ngữ ( cụm danh từ )
Danh ngữ (DN) là đoản ngữ (hay cụm từ chính phụ) có thành tố chính làdanh từ [theo 40, tr 63] như ở ví dụ (1) trên
Về tổ chức của DN, chúng tôi tán thành quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn
và một số nhà nghiên cứu khác, cho rằng DN gồm:
+ Bộ phận trung tâm do DT đảm nhiệm chiếm vị trí giữa lòng đoản ngữ
Bộ phận này có thể là:
a) Trung tâm đơn như gia đình trong những gia đình nghèo.
b) Trung tâm ghép gồm T1 và T2 Trong đó T1 là trung tâm về mặt ngữpháp, chỉ đơn vị tính toán đo lường; các danh từ ở vị trí này là DT chỉ đơn
vị, trực tiếp đếm được, chỉ xuất được, phần lớn trống nghĩa T2 là trungtâm về mặt ý nghĩa từ vựng chỉ sự vật được đem ra tính toán, đo lường;các DT ở vị trí này là DT thường, không trực tiếp đếm được, không chỉxuất được (trừ nhóm DT chỉ chất liệu), đại đa số đủ nghĩa
Ví dụ:
tất cả những cái / túi bằng lụa tía ấy
Trang 13T1 T2
Các thành tố phụ chia làm hai bộ phận: bộ phận được phân bố ởtrước trung tâm tạo thành phần đầu của DN và bộ phận phân bố sau trungtâm, tạo thành phần cuối của DN
a) Phần đầu DN ở dạng đầy đủ gồm:
ĐT chỉ xuất cái, ví dụ: cái cậu học sinh ấy
ĐT chỉ số lượng, ví dụ: mấy cái cậu học sinh ấy
ĐT chỉ ý nghĩa toàn bộ, ví dụ: tất cả mấy cái cậu học sinh ấy
Trong thực tế, các ĐT này có thể có mặt đầy đủ hoặc không đầy đủ khiếnphần đầu của DN có thể xuất hiện dưới tám dạng khác nhau [xem 6, tr 236].Phần đầu DN thường do các hư từ đảm nhiệm, có số lượng hạn chế, có sự phân
bố vị trí rành mạch và thường gia thêm chi tiết phụ không có tác dụng đến ngoạidiên của khái niệm biểu thị bằng DTTrT
Theo quan hệ ngữ pháp, các ĐT ở phần đầu DN quan hệ trực tiếp vớitrung tâm hơn các ĐT ở phần sau DN ĐTDT lại là thành phần đi kèm phụ saucho DT, nhằm bổ sung nghĩa cho DT Chính vì vậy, khi xét ĐTDT trên bình diệnngữ nghĩa, chúng tôi đặt ĐTDT trong quan hệ với tổ hợp gồm DT và các ĐT ở
phần đầu DN Những đòi hỏi của ĐT đầu DN (như những, một) đối với sự xuất
hiện của ĐT sau DN, chúng tôi gọi chung là đòi hỏi của DN
Phần cuối DN ở dạng đầy đủ gồm hai bộ phận, một bộ phận nêu đặctrưng của sự vật nói đến ở DTTrT và một bộ phận có ý nghĩa chỉ định
Ví dụ: bài thơ hay/này
Bộ phận nêu đặc trưng (như hay) do thực từ đảm nhiệm, nhưng đôi khi nó
nối với DTTrT bằng quan hệ từ Số lượng từ có thể ở phần cuối DN rất lớn Mỗikiểu ĐT ở đây dù có chung một ý nghĩa khái quát nhưng không phải bao giờ
Trang 14cũng quy được vào một vị trí Phần cuối DN có thể có tổ chức là từ, đoản ngữhoặc mệnh đề [xem 6, tr 237-246].
Các thành tố phụ ở phần đầu và phần cuối DN được gọi là định tố DNđầy đủ bao gồm:
tất cả những cái khăn len xanh đó
tất cả mọi suy diễn kinh khủng ấy
Nguyễn Tài Cẩn chỉ rõ: trong thực tế, DN có thể chỉ gồm phần đầu và
phần trung tâm (ví dụ: ba bát); phần trung tâm và phần cuối (ví dụ: bát này); hãn hữu chỉ có phần đầu và phần cuối (ví dụ: ba tái) Ông chia thành tố phụ ra thành
hai bộ phận - định tố đầu (ĐTĐ) và định tố cuối (ĐTC) Giữa định tố đầu vàđịnh tố ở phần cuối danh ngữ có một số đặc điểm khác nhau một cách khá cơbản:
a) Về mặt từ loại: ĐTĐ nhiều trường hợp đều do những từ có nghĩa không chânthực đảm nhiệm, còn ĐTC phần lớn lại do những từ có nghĩa chân thực đảm nhiệm.b) Về mặt số lượng: Những từ có thể làm ĐTĐ có số lượng rất hạn chế, có thểthống kê và lập thành danh sách được Những từ có khả năng đứng làm ĐTC có sốlượng rất lớn: có thể dùng đến hàng vạn từ ở chức vụ này
c) Về mặt tổ chức: ĐTĐ trong tuyệt đại đa số trường hợp đều xuất hiện dướidạng một từ, ĐTC thường lại rất dễ dàng kèm thêm thành tố phụ để phát triển thànhmột đoản ngữ nhỏ Trong tiếng Việt, khi định tố là một mệnh đề, thì bao giờ đócũng là một ĐTC
d) Về mặt phân bố vị trí: ĐTĐ phân thành những vị trí rất rành mạch, mỗi kiểuđịnh tố cùng có chung một ý nghĩa khái quát bao giờ cũng được quy vào một vị trí.Ở mỗi phần cuối, trái lại, mỗi kiểu định tố cùng có chung một ý nghĩa khái quát
Phần đầu
Trang 15không phải bao giờ cũng quy vào một vị trí, và ngược lại, ở mỗi vị trí không phảibao giờ cũng tìm ra được một ý nghĩa khái quát.
đ) Về mặt ý nghĩa: ĐTĐ thường gia thêm một chi tiết phụ không có tác dụng đếnngoại diên của khái niệm nêu ở DTTrT, ĐTC, trái lại, thường có tác dụng (hay ítnhất cũng là có khả năng) nêu một chi tiết hạn chế ngoại diên của khái niệm, khubiệt hẳn một bộ phận sự vật này với một bộ phận sự vật khác
e) Về mặt vận dụng: ĐTĐ phần lớn dễ dàng có khả năng thay thế trung tâm khitrung tâm vắng mặt, ĐTC thì hầu như không có khả năng thay thế đó [xem 6, tr 204
- 206]
1.2.4 Định tố và định tố danh từ
Ở mục này, chúng tôi trình bày khái niệm ĐT và ĐTDT trong tiếng Việt, quanđiểm của các tác giả đi trước về chức năng của ĐT (trong đó có ĐTDT)
1.2.4.1 Khái niệm định tố và định tố danh từ trong tiếng Việt
ĐT (còn gọi là định ngữ) là “thành phần phụ (thành tố phụ - NTN) của cụm danhtừ trong câu có chức năng bổ sung thêm cho thành phần chính bằng quan hệ phụthuộc, chỉ ra các thuộc tính, tính chất của người, vật, sự vật, hiện tượng do DT làm
thành phần chính gọi tên” [xem 40, tr 89] Về hai thuật ngữ định tố và định ngữ, tác
giả Hoàng Trọng Phiến cho rằng:
“Định ngữ được xét như một yếu tố trong quan hệ nội bộ của nhóm thì gọi làđịnh tố Tuy nhiên, khi định tố của một nhóm từ nào đó làm thành phần chính củacâu thì định tố có giá trị như một thành phần câu với tên gọi định ngữ…Sự phânbiệt định ngữ và định tố là sự phân biệt cấu trúc, chức năng của từ pháp và cú pháp”[xem 28, tr 38]
Theo chúng tôi, ĐT là một thành tố phụ cho từ, chức năng ngữ pháp của nó thểhiện trong DN Khi DN tham gia vào hoạt động giao tiếp, ĐT theo đó mà xuất hiệntrong câu, có những tác động nhất định tới các phương diện của câu Nhưng không
Trang 16vì thế mà ĐT có vai trò ngang hàng với những thành phần câu khác như: vị ngữ,chủ ngữ, trạng ngữ, đề ngữ… V.S Panfilov chỉ rõ:
“Thành phần câu là phạm trù về mặt chức năng, đó là yếu tố của câu cómối quan hệ hình thức - ngữ nghĩa hoặc với vị ngữ, hoặc với câu nói chung (…) Ví
dụ: Bạn tôi đọc sách hay Bạn tôi và sách hay là thành phần câu, những yếu tố nổi trội (thành tố chính bạn, sách - NTN) thì có liên hệ trực tiếp với vị ngữ, các thành phần phụ (tôi, hay - NTN) không có liên hệ trực tiếp với vị ngữ Bởi vậy, dù các
thành phần phụ có đặc trưng ngữ pháp định ngữ nhưng đặc trưng này không cần yếuxét về chức vụ cú pháp của câu [xem 28, tr 306 - 307]
Trong công trình này, ĐTDT được đặt trong DN cả khi DN được xét nhưmột đơn vị độc lập, tĩnh tại (nghiên cứu ĐTDT ở bình diện ngữ nghĩa) Tuynhiên, để phân biệt với các thành phần “cần yếu” với câu về mặt ngữ pháp, trong
tên gọi thường có yếu tố ngữ, chúng tôi sử dụng tên gọi “định tố” để chỉ các
chức năng hạn định Theo Đinh Văn Đức: Định ngữ là trung tâm hạn định cho
danh từ [15, tr 109-110], Nguyễn Tài Cẩn cũng cho rằng các ĐT cuối thường
“nêu một chi tiết hạn chế ngoại diên của khái niệm, khu biệt hẳn một bộ phận sựvật này với bộ phận sự vật khác” [6, tr 205]
1.3 Các bình diện nghiên cứu của định tố danh từ
Cũng như ĐT nói chung, ĐTDT là một trong những đơn vị vừa có mặt tổchức, vừa có mặt chức năng (mà trong công trình này chúng tôi gọi là bình diện
Trang 17cấu trúc và bình diện chức năng) Nghiên cứu đầy đủ về ĐTDT là nghiên cứutrên cả hai bình diện đó.
1.3.1 Bình diện cấu trúc của định tố danh từ
Như chúng ta đã biết, bình diện cấu trúc của ĐTDT bao gồm các yếu tố vàquan hệ giữa các yếu tố tạo nên ĐTDT Nhưng ĐTDT là một đơn vị không thểxét một cách độc lập mà phải đặt trong một đơn vị nhỏ nhất bao hàm nó là DN(bởi chỉ ở trong DN, mới có vai trò ĐT nói chung và ĐTDT nói riêng) ĐTDT làmột thành tố trong DN, vì thế, để có thể hình dung đầy đủ về mặt hình thức vậtchất của nó chúng ta cần tìm hiểu vị trí của nó trong tương quan với thành tốtrung tâm, số lượng ĐTDT có thể có trong một DN và các thành tố khác có thểxuất hiện (tạm coi là có thể kết hợp) cùng ĐTDT trong DN Những vấn đề này
có liên quan đến việc nhận diện ĐTDT và các loại, tiểu loại ĐTDT trong DN,liên quan đến các chức năng mà ĐTDT có thể đảm đương
Theo Nguyễn Thị Nhung, chúng tôi xác định: Nghiên cứu ĐTDT trênbình diện cấu trúc là tìm hiểu vị trí, số lượng ĐTDT trong DN, cấu tạo, các dạngbiểu hiện của ĐTDT và cấu trúc của DN chứa ĐTDT
1.3.2 Bình diện chức năng của định tố danh từ
a) Khái niệm chức năng
Từ điển bách khoa quốc tế về ngôn ngữ học cho chức năng là: “… mối
quan hệ giữa hình thức ngôn ngữ và các thành phần khác trong câu hay các đơn
vị lớn hơn mà ở đấy nó được sử dụng Ví dụ, danh từ thường có chức năng làmchủ ngữ, vị ngữ Điều ấy có nghĩa là chức vụ này được xác định về mặt phân bố
là chức năng ngữ pháp” (dẫn theo Nguyễn Thị Nhung, [28, tr 48])
Theo định nghĩa trên, chức năng chỉ xuất hiện trong câu hay các đơn vịlớn hơn, chức vụ ngữ pháp cũng là chức năng - chức năng ngữ pháp
Trang 18Nguyễn Tài Cẩn và N.V.Xtankêvích, khi đề cập đến chức năng của hệthống đơn vị ngữ pháp, đã viết: “Nói đến vai trò của mỗi kiểu đơn vị trong mặtquan hệ giữa nội dung với hình thức diễn đạt cũng như vai trò của mỗi kiểu đơn
vị trong mặt quan hệ giữa đơn vị cấp dưới với đơn vị cấp trên, đó là nói vềphương diện chức năng” (dẫn theo Nguyễn Thị Nhung, [28, tr 48]) Chúng tôitán thành quan điểm này, xem vai trò của ĐTDT trong quan hệ với các đơn vịcấp trên của nó (dù là DN hay câu) đều là chức năng của ĐTDT
Chức năng có tầm quan trọng đặc biệt với mỗi bản thể sự vật có liên quan
tới sự tồn tại, phát triển của sự vật Trong Từ điển bách khoa triết học, người ta
định nghĩa “Chức năng là một phương thức hành vi vốn có của khách thể và bảođảm sự tồn tại của khách thể đó hoặc sự tồn tại của cái hệ thống đó mà nó thamgia với tư cách là một yếu tố” (dẫn theo Nguyễn Thị Nhung [28, tr 49]) F.deSaussure cũng khẳng định: “Một đơn vị vật chất chỉ tồn tại nhờ ý nghĩa, nhờ cáichức năng mà nó đảm đương” (dẫn theo Nguyễn Thị Nhung [28, tr 49])
Về việc thực hiện chức năng, ý kiến của Lê Xuân Thại là: “Sự thực hiệnchức năng được gọi là sự hành chức”, ông cũng khẳng định: “Về phương diệnngôn ngữ học, chức năng thường được hiểu như là vai trò của một đơn vị nào đótrong sự hành chức của nó” (dẫn theo Nguyễn Thị Nhung [28, tr 49])
Từ những ý kiến nêu trên, chúng tôi cho rằng chức năng là lý do để ĐTDTtồn tại, nghiên cứu ĐTDT không thể không quan tâm đến chức năng của nó
Chức năng của ĐTDT là vai trò, nhiệm vụ của nó với những hệ thống mà
nó tham gia vào ĐTDT tham gia vào DN, bởi có DN mới có ĐT nói chung vàĐTDT nói riêng, nói tới ĐT là nói tới một đơn vị ngữ pháp trong DN Vậy, xétĐTDT trên bình diện chức năng là xét vai trò, nhiệm vụ của ĐTDT trong việckiến tạo nên DN Khi DN tham gia thực hiện nhiệm vụ giao tiếp, ĐTDT thôngqua DN mà tham gia vào câu và ngôn bản, góp phần thực hiện mục đích giao
Trang 19tiếp cụ thể của người nói, người viết Bên cạnh đó, xét ĐTDT trên bình diệnchức năng còn là tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của nó trong các đơn vị giao tiếp,trong việc thực hiện giao tiếp Nhưng trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹchúng tôi chỉ giới hạn việc nghiên cứu chức năng ở bình diện ngữ nghĩa.
b) Nội dung nghiên cứu chức năng ngữ nghĩa của định tố danh từ
Nghiên cứu ĐTDT trên bình diện ngữ nghĩa là xét chức năng của ĐTDTtrong việc kiến tạo nên nghĩa của DN Đó là việc tìm hiểu ĐTDT trong hoạtđộng hành chức ở DN, coi DN như một đơn vị được trừu tượng hóa khỏi ngữcảnh, tức chưa đặt ĐTDT trong các đơn vị giao tiếp, trong quan hệ với ngữ cảnh
Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng, không phải không có DN chứaĐTDT không có chức năng hạn định mà chỉ thuần túy dùng để miêu tả hoặc bổ
sung thông tin về đối tượng được nói tới ở DTTrT Ví dụ như: trăng lưỡi liềm,
trăng thu, mặt trời mùa xuân, những cây chuối thân mềm…Ở các ví dụ này,
đối tượng được nói đến ở DTTrT thường là cá thể duy nhất, được xác định (mặttrăng, mặt trời) Do vậy, các ĐTDT ở phía sau không có tác dụng hạn chế ngoạidiên của nó (tức hạn định) nữa Chức năng của các ĐTDT này chỉ là miêu tả vềhình dáng, đưa thêm thông tin về thời gian mà nó xuất hiện Trong ví dụ cuối,đối tượng được nói tới là một số cá thể trong loài, nhưng thông tin được đưa ra ởĐTDT không hề có giá trị thu hẹp ngoại diên của DTTrT (bởi chỉ là thông tin vềđặc điểm chung của cả loài) Tuy nhiên, số DN này trong thực tế là không đáng
Trang 20kể Hơn nữa, những thông tin ở đây lại không thuộc hẳn một kiểu thông tin nào(như ở ĐTTT, ngoài thông tin có chức năng hạn định chỉ còn thông tin có chứcnăng miêu tả) Vì vậy, trong chương nói về chức năng ngữ nghĩa của ĐTDT,chúng tôi chỉ tập trung nói về chức năng hạn định (thông qua loại ĐT mà chúngtôi gọi là ĐTDT hạn định -ĐTDTHĐ).
Cái khác nhau giữa các ĐTDTHĐ là ở chỗ có ĐTDT chỉ hạn định không
miêu tả, có ĐTDT vừa hạn định vừa miêu tả Ví dụ: gạch Bát Tràng; tre bánh tẻ; khuôn mặt lưỡi cày; mũ tai bèo;…
Gạch Bát Tràng là một loại trong chủng loại gạch, tre bánh tẻ là tre
trong giai đoạn không già quá mà cũng không non quá trong các giai đoạn của
cây tre Dù các DN này được đặt vào hoàn cảnh sử dụng nào thì các chức năng trên
vẫn được duy trì Chức năng của những ĐTDT như Bát Tràng; bánh tẻ, lưỡi cày
trên là chức năng hạn định
Với các trường hợp mặt lưỡi cày; mũ tai bèo thì lưỡi cày, tai bèo bên
cạnh chức năng hạn định trên còn có chức năng giúp người đọc có thể hình dung
được cụ thể hình nét của mặt, hình dáng của mũ - đối tượng được nói đến ở
DTTrT Những ĐTDT như vậy vừa có chức năng hạn định, vừa có chức năngmiêu tả
Vậy, trên bình diện ngữ nghĩa có thể xác định ĐTDT có chức năng hạnđịnh ĐTDTHĐ lại bao gồm: ĐTDTHĐ không miêu tả và ĐTHĐ kèm/bằngmiêu tả (gọi tắt là ĐTHĐ miêu tả) Trong mỗi loại lại có ĐTHĐ phân loại vàĐTHĐ không phân loại Loại là những tập hợp các đối tượng có chung nhữngđặc trưng nào đó, phân biệt với tập hợp đối tượng khác Chức năng phân loại làchức năng chia đối tượng (như một loài – tổng thể gồm nhiều loại) ra thành cácloại
1.4 Tiểu kết
Trang 21Tóm lại, có thể khẳng định rằng DT tiếng Việt là đối tượng quan trọng của
đề tài này bởi chỉ có nhận diện chính xác DT, mới có cơ sở cho việc thu thập ngữliệu và triển khai phân tích một số vấn đề trong đề tài Để xác định rõ vị trí củaĐTDT trong hệ thống các đơn vị cú pháp, cần tìm hiểu khái niệm ĐTDT vànhững đơn vị khái quát hơn bao hàm nó là cụm từ, đoản ngữ, DN, ĐT…Trên cơ
sở đó, có thể nghiên cứu ĐTDT ở bình diện cấu trúc và bình diện chức năng
Nghiên cứu ĐTDT trên bình diện cấu trúc là xác định các kiểu cấu tạo củaĐTDT, tìm hiểu vị trí, số lượng ĐTDT trong DN và tìm hiểu khả năng kết hợpcủa nó với các ĐT khác Nghiên cứu trên bình diện chức năng của ĐTDT chúngtôi xem xét ĐTDT ở chức năng ngữ nghĩa Ở bình diện ngữ nghĩa, ĐTDT có
chức năng cơ bản là chức năng hạn định
Chương 2 ĐỊNH TỐ DANH TỪ TIẾNG VIỆT XÉT TRÊN BÌNH DIỆN CẤU TRÚC
Trang 22Ở chương này, chúng tôi sẽ trình bày một số vấn đề về phương diện cấutrúc của ĐTDT, đó là các vấn đề về vị trí, số lượng, cấu tạo, các dạng biểu hiện,
cấu trúc của danh ngữ chứa ĐTDT, đối chiếu định tố danh từ với định tố tính từ
ở bình diện cấu trúc
2.1 Vị trí của định tố danh từ trong danh ngữ
- ĐTDT thường có vị trí sau DTTrT, như ĐTDT trong: mi mắt, đất nước Việt Nam, một phường con đỏ, một cái roi sắt, nón Huế, sao Mai, cái thang gỗ lim, một bộ lịch nghệ thuật, những lùm lá tre, mành cọ, làn cọ… Theo thống kê
của chúng tôi: trong 1000 trường hợp, cả 1000 trường hợp ĐTDT đều đứng sautrung tâm
- Qua ngữ liệu mà chúng tôi đã khảo sát, không có trường hợp nào ĐTDT
có vị trí trước trung tâm
2.2 Số lượng định tố danh từ trong danh ngữ
Các ĐTDT trong DN tiếng Việt có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khácnhau Số lượng các DN chứa một ĐTDT và số lượng DN chứa nhiều ĐTDTchiếm tỷ lệ không đồng đều Cụ thể là:
Câu có một ĐTDT có số lượng 911 trường hợp, chiếm 91,1 %
Ví dụ: mùa lúa, lòng con, mưa biển, một bức tranh tàu, cháo bẹ, rau măng, chiêng đồng, một cái khăn nhiễu, phía Tây, quả núi đá, dây thừng, cành ổi, cái khe củi, mảnh trăng thu, một tiếng chuông chùa, chàng trai quê, hành
tinh chúng ta, khu dân cư, một phường con đỏ, một lũ trẻ ở tầng dưới, quần áo
mớ bảy mớ ba,…
Câu có từ 2 ĐTDT trở lên c ó 89 trường hợp, chiếm 8,9 % trên tổng số
1000 ngữ liệu
Ví dụ: nét văn hóa truyền thống Á Đông, anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm, đền thờ nàng Han ở chân rừng, vỏ đạn hai mươi li của Mĩ,…
Trang 23Cần phân biệt các trường hợp trên với những trường hợp ĐT là cụm DT
đẳng lập hay chính phụ Chẳng hạn: đò Mĩ Thuận hay Vàng Cốm; thế giới động vật và thực vật; anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân là các DN có ĐT cụm DT đẳng
lập bởi trong cấu trúc ĐT có hoặc có thể thêm các từ chỉ quan hệ đẳng lập như
hay, và Các DN như truyền thống văn hóa Tây Nguyên, buổi mai hôm ấy, vợ chồng kẻ thiếu sưu là các DN có ĐT cụm DT chính phụ bởi trong cấu trúc ĐT
có thành phần chính và thành phần phụ
ĐTDT không có 1 ĐTTT trước trung tâm và 1 ĐTTT sau trung tâm
2.3 Cấu tạo của định tố danh từ
2.3.1 Định tố danh từ có cấu tạo là từ
a) Định tố danh từ có cấu tạo là từ đơn
Các ĐTDT có cấu tạo là từ đơn trong DN có 719 trường hợp chiếm 71,9
% tổng số ĐTDT được khảo sát, chiếm 83,7 % số ĐTDT cấu tạo là từ
Ví dụ: sông Thao, mành cọ, làn cọ, cháo hoa, biển người, tàu sắt, da ngựa, chiếc chõng nan, lá nhãn, lá mía, máng nước, cái mâm nhôm, một hầm pháo, cái siêu đất, gió khơi, lưng mẹ, lăng Bác, hương ổi, chiếc phản gỗ, cái mũ sắt, mỏm đá, cái nhà gỗ, thảm ngô, một tấm phên nứa, hai bên bờ rạch; cây
lược ngà; một bọc vỏ sò; …
Một câu hỏi có thể đặt ra ở đây là vì sao ĐTDT là từ đơn lại chiếm tỷ lệcao như vậy ? Phải chăng bởi ĐTDT khi kết hợp cùng DTTrT thường có xu thếtạo thành những tổ hợp định danh Để thành tên gọi tổ hợp phải chặt chẽ, ngắngọn, dễ nhớ Mà từ một âm tiết thường có khả năng tạo với DTTrT một tổ hợpgọn và chặt Chính điều ấy đã khiến DT có cấu tạo là từ đơn được là sự lựa chọnhàng đầu so với những DT có dạng cấu tạo phức tạp hơn vào chức vụ làm ĐT
b) Định tố danh từ có cấu tạo là từ ghép
Trang 24ĐTDT có cấu tạo là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ gồm 134trường hợp chiếm 13,4 % tổng số ĐTDT được khảo sát, chiếm 15,6 % số ĐTDTcấu tạo là từ
Ví dụ: cuộc đời cách mạng; văn hóa dân tộc; tinh thần nhân loại; cầu dải yếm; mười lăm đồng chí bộ đội; văn thơ cách mạng; chủ nhiệm hợp tác xã;
người đàn bà thị thành; lá buồm cánh dơi; bậu cửa sổ; khuôn cửa sổ; con gái
đầu lòng; vị lãnh tụ cách mạng; một chiến sĩ cách mạng; phong tục Bắc Nam;
muôn dặm nước non; các nhà vệ sinh học;…
Lý do để tỷ lệ ĐTDT là từ ghép chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều so vớiĐTDT là từ đơn có lẽ vẫn là lý do nói trên Các từ ghép đều gồm từ hai âm tiếttrở lên Khi ghép với DTTrT, nó không thể tạo nên những tổ hợp gọn chặt như tổhợp gồm DTTrT với ĐTDT là từ đơn Do không có khả năng tạo tổ hợp địnhdanh như từ đơn nên nó đã ít được sử dụng vào vị trí của ĐT Các từ ghép này(trừ từ ghép Hán Việt) đều có khả năng kết hợp với DTTrT để tạo tổ hợp biểuvật theo lối miêu tả
c) Định tố danh từ có cấu tạo là từ láy
ĐTDT có cấu tạo là từ láy có 6 trường hợp, chiếm 0,6 % tổng số ĐTDTđược khảo sát, chiếm 0,7 % số ĐTDT cấu tạo là từ Tỷ lệ này rất nhỏ so vớiĐTDT là từ đơn và từ ghép
Ví dụ như: những sợi đu đủ, cái gân lá xương xương, chẽn lúa đòng đòng, dân trai tráng,…
Cùng có cấu tạo gồm hai âm tiết trở nên nhưng ĐTDT có cấu tạo là từ láychiếm một tỷ lệ nhỏ hơn hẳn so với ĐTDT có cấu tạo là từ ghép Nếu lượngĐTDT là từ ghép bằng 20 % ĐTDT là từ đơn thì ĐTDT là từ láy chỉ bằng 0,83
% ĐTDT là từ đơn Bởi có đến hai nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này Thứnhất là nguyên nhân đã nói ở trên; thứ hai là: DT vốn ít có cấu tạo là từ láy
Trang 252.3.2 Định tố danh từ có cấu tạo là cụm từ
a) ĐTDT có cấu tạo là cụm chính phụ có 93 trường hợp, chiếm 9,3 % tổng
số ĐTDT được khảo sát, chiếm 66 % ĐTDT có cấu tạo là cụm từ
Ví dụ như: vòm tán lá; các bãi chiến trường Châu Âu; hình tượng người lái đò sông Đà; một thác sông Đắc Năng; buổi mai hôm ấy;chiến sĩ Quân khu II; di sản tinh thần nhân loại; vợ chồng kẻ thiếu sưu; cả hồng cầu của trái tim ta; voi chín ngà; gà chín cựa; đêm của đất quê; nắng đầu thu, cảnh nước non hùng vĩ; người con đất Việt; ngón tay mẹ tôi; nón lá cọ; áo gấm lông ngỗng;
cái thang gỗ lim; một bức tranh mực tàu; cái áo bành tô da; kho tàng văn hóa
nhân loại; anh kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa; …
Giữa những ĐT này với DTTrT hoặc giữa hai thành tố trong cụm DTchính phụ thường đã có hay có thể chêm xen các từ chỉ quan hệ sở hữu, chất liệu
như của, bằng, hay từ có.
So sánh:
voi chín ngà => voi có chín ngà,
người con Đất Việt => người con của Đất Việt,
cái áo bành tô da => cái áo bành tô bằng da.
ĐTDT cấu tạo là cụm DT chính phụ có tỷ lệ nhỏ hơn so với ĐTDT có cấutạo là từ ghép Các tổ hợp gồm ĐTDT có cấu tạo là cụm DT chính phụ kết hợpvới DTTrT này có cấu tạo không chặt, gọn không thể định danh mà chỉ có thể là
tổ hợp biểu vật bằng miêu tả Có lẽ, đây cũng là lý do để ĐT có cấu tạo cụmchính phụ xuất hiện với tỷ lệ nhỏ
b) ĐTDT có cấu tạo là cụm đẳng lập có 48 trường hợp, chiếm 4,8 % trongtổng số ĐTDT được khảo sát; chiếm 34 % ĐTDT có cấu tạo là cụm từ
Trang 26ĐTDT có cấu tạo là cụm đẳng lập, các DT quan hệ bình đẳng với nhau vềmặt ngữ pháp (quan hệ liệt kê, đối lập, …) có thể được nối với nhau bằng dấu
phẩy hoặc các từ và, cũng.
Ví dụ: công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu ; các anh pháo thủ và lái xe; phong tục Bắc Nam; những hạng khố rách áo ôm; bầu trời đất; thế giới động vật và thực vật; quần áo mớ ba mớ bảy; anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân ;
động vật xứ nóng ở Châu Phi, Nam Mĩ; các anh cao xạ, thông tin và công
binh; vòng tay mẹ, tay cha; quê hương trong tình thương nỗi nhớ; …
Như vậy, ĐTDT có các kiểu cấu tạo mà chúng ta có thể tổng hợp lại nhưsau:
Bảng 1: Các kiểu cấu tạo của ĐTDT trong tiếng Việt
Trang 27ĐT có cấu tạo là cụm từ chiếm tỉ lệ không lớn: cụm chính phụ có 93 và cụmđẳng lập có 48
2.4 Các dạng biểu hiện của định tố danh từ trong danh ngữ
Giống như ĐTTT (xem 28, tr 72-74), các dạng biểu hiện của ĐTDT trong
DN cũng có cặp sóng đôi kiểu như thành ngữ và dạng cùng DTTrT được lồngtrong một DN chứa ĐTDT khác,
Nếu như ở ĐTTT có hiện tượng gần nghĩa hoặc đồng nghĩa, cùng nguồngốc, cùng phạm vi phản ánh có thể kết hợp với các DT (gần nghĩa với nhau) tạothành những cặp sóng đôi kiểu như thành ngữ thì ở ĐTDT cũng có hiện tượngnhư vậy
Ví dụ: cháo bẹ rau măng, hồ Gươm hồ liễu; những chiêng đồng, tiếng bạc; miếng cơm miếng cháo; …
Đôi khi ở một DN, ĐTDT này có thể là yếu tố bị bao hàm trong một
ĐTDT khác Ví dụ ở chiếc áo may ô con trai có ĐTDT cho chiếc áo là may ô
con trai Trong may ô con trai, con trai lại là ĐTDT cho may ô Tương tự như
vậy là các ví dụ: máu dân tộc Việt Nam; thân hình người dân chài quê hương;…
chiếc áo may ô con trai
máu dân tộc Việt Nam
thân hình người dân chài quê hương
Trang 28
Dạng biểu hiện chiếm đại đa số là dạng cấu trúc có một ĐTDT
Ví dụ như: biển Đức Phổ; hồ Tả Vọng; người phàm trần; chốn thảo hoa; nhà văn hóa; Chủ tịch Hồ Chí Minh; lúa chiêm; cây tre Việt Nam; chữ Quốc Ngữ; Sông Ngân Hà; tâm hồn thi sĩ; dân ca quan họ; dòng sông Hương;
xứ Huế; thôn Vĩ Dạ;…
Biển Đức Phổ
Bên cạnh dạng trên, dạng cấu trúc có ĐTDT bậc hai (B2), bậc ba (B3) (có
2, 3 ĐTDT) chiếm tỷ lệ không lớn
Ví Dụ: canh tàu môn bạc hà; “muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng”; anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm; một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật;
nền kịch cách mạng trên sân khấu nước nhà; Dân lao khổ bản xứ ở Đông
Dương; một mảng hiện thực trên miền đất Sa Pa trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ ; cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ;…
anh cán bô khí tượng dưới trung tâm
giải thưởng Hồ Chí Minh (về) văn học nghệ thuật
nền kịch cách mạng (trên) sân khấu nước nhà
Trang 29
Một điểm nữa là khác với ĐTTT trong công trình của tác giả Nguyễn ThịNhung [28] các ĐTDT có thể quan hệ gián tiếp với DTTrT thông qua các quan
hệ từ như: của, trong, ở;…
Ví dụ: trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam; danh lam thắng cảnh bậc nhất ở Việt Nam; cả hồng cầu của trái tim ta; những người con quý
giá của Tổ quốc; các đồng cỏ trong lũng hai bên đường; màu xanh của rừng; một cù lao trên sông Trà Bồng; một cái túi bằng lụa tía; đêm của đất quê; …
Đôi khi các quan hệ từ được ẩn đi nhưng vẫn không làm mất nghĩa vốn có của
DN So sánh:
mảnh hồn làng => mảnh hồn của làng
mép tấm phản => mép của tấm phản
các cô gái Thủ đô => các cô gái ở Thủ đô
chiếc quạt giấy => chiếc quạt bằng giấy
cái thau sắt => cái thau bằng sắt
- ĐTDT có thể nằm trong ngoặc kép Ví dụ: Bảy “sẹo”
2.5 Cấu trúc của danh ngữ chứa định tố danh từ
Qua khảo sát ngữ liệu trong sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 12 và haicuốn nhật kí của Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc chúng tôi thấy cấu trúccủa DN chứa ĐTDT rất đa dạng và phong phú
Trang 30Trong các DN sau thì thành tố trung tâm có dạng ghép (trung tâm ghép):
những chiếc lá nhân tạo; người đàn bà thị thành; dòng sông Hương; cái mũ
cói; vị lãnh tụ cách mạng; mảnh trăng thu; tấm thảm không gian; một
bức tranh tĩnh vật; …
- Các trung tâm trong DN chứa ĐTDT không thể bị tỉnh lược
b) Các thành tố phụ đứng trước ĐTDT
- Các thành tố đứng trước cả ĐTDT và DTTrT:
- Có ĐT ở vị trí - 3 (tất cả), ví dụ: tất cả bọn người đá ấy; tất cả những
ảnh hưởng quốc tế đó;…
- Có ĐT ở vị trí - 2 (những, các, mọi,…), ví dụ: những giọt nước mắt;
những lều bạt; những buổi tối mùa đông ấy; các học giả Trung Hoa; các cường quốc năm châu; một miền quê đất nước; một gia đình nhà nho; một chuyến đò
+ Đó là các ĐTTT như xanh xanh, lao khổ,…trong hàng tre xanh xanh
Việt Nam; dân lao khổ bản xứ ở Đông Dương; đôi mắt mênh mông của con bé;
các trò chơi độc đáo của người Việt; cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn
học thời kì kháng chiến chống Mĩ …
+ Đó là các ĐT động từ như cụm uống nước trong loại chén uống nước
của Tây;…
c) Các thành tố đứng sau ĐTDT
- Các thành tố này có thể là các ĐTTT (ĐT là tính từ hoặc cụm tính từ)
Trang 31Ví dụ: mấy thứ lông chim rất đẹp; một chiếc áo bông mỏng dính; con
đường làng dài và hẹp; bàn đá chông chênh; vùng Kinh Bắc cổ kính; ngôi sao
hôm trầm tư, kiêu hãnh (đã mọc trên trời); một chú trống đẹp mã, oai vệ …
- Các thành tố này có thể là ĐT động từ (ĐT là động từ hoặc cụm động từ)
Ví dụ: Ba Khía là một loại còng biển lai cua;
- Và các thành tố này có thể là các đại từ để trỏ
Ví dụ: những con người gang thép trên mảnh đất miền Nam này; cuộc
chiến tranh khói lửa này; một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông
Hồng; chàng bộ đội giải phóng quân ấy; người trung đội trưởng trinh sát trẻ
tuổi ấy;…
2.6 Đối chiếu định tố danh từ với định tố tính từ ở phương diện cấu trúc
Chúng ta đã có những hiểu biết về ĐTTT trong công trình của tác giảNguyễn Thị Nhung Vậy ĐTDT có những gì giống và khác với ĐTTT ở phươngdiện cấu trúc? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xét bảng đối chiếu sau:
Bảng 2: Đối chiếu ĐTDT với ĐTTT ở phương diện cấu trúc
Vị trí - Thường đứng liền sau trung
tâm Ví dụ: chỗ thuận lợi;
người nghèo; thím Hoóng
hiền lành;…
- Có thể sau trung tâm và ĐT
khác Ví dụ: con người riêng
- Thường đứng liền sau trung
tâm Ví dụ: quả địa cầu; bánh khoai; thơ trữ tình; sông núi nước Nam; chùa Thiên Mụ;
điện Hòn Chén; mẹ chàng
Trăng; đền thờ nàng Han;…
- Có thể sau trung tâm và ĐT
khác Ví dụ: bờ suối; bàn đá;