1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên

53 682 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 144,97 KB

Nội dung

Rất hay và bổ ích !

1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường là hai thách thức chính hiện nay. Năng lượng không chỉ cần thiết không chỉ trong quá khứ mà nhu cầu về năng lượng tăng liên tục do sự phát triển của công nghệ tiên tiến và gia tăng dân số. Cuộc khủng hoảng nhiên liệu do sự suy giảm nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch dự trữ chẳng hạn như xăng, diesel, dầu hỏa, than, (Ramanathan, 2000) [16]. Sự phát triển của các quốc gia phụ thuộc rất lớn vào nguồn xăng hoặc diesel không chỉ làm tăng gánh nặng tài chính mà còn tác động môi trường do việc thải ra các chất ô nhiễm như chì, benzen, lưu huỳnh dioxit, oxit nitơ và carbon monoxide. Các chất khí này đóng góp đến 64% ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn và các vùng ngoại ô lân cận, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo nguy hiểm như: bệnh ung thư, nhiễm trùng phế quản, viêm phổi (Das và cs, 2001)[10]. Việc đảm bảo nguồn năng lượng dài hạn thay thế năng lượng hoá thạch ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi dầu mỏ đang cạn dần và trở nên đắt đỏ. Ðiều kiện ở Việt Nam rất phù hợp cho sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguồn năng lượng sinh khối. Nhiên liệu cồn sinh học có thể được sản xuất từ lúa, ngô, sắn, khoai lang và mía đường, dầu sinh học được chế biến từ những loại cây lấy dầu như lạc, đậu tương, vừng, cây hướng dương, dừa và bông. Ước tính Việt Nam có thể sản xuất 5 triệu lít cồn sinh học mỗi năm nếu như có sự điều chỉnh về sản lượng và diện tích cây trồng. Vào năm 2050, dự đoán khoảng 50% lượng tiêu thụ dầu mỏ sẽ được thay thế bằng nguyên liệu sinh khối. Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu, dự án hợp tác giữa các tổ chức, công ty trong và ngoài nước nhằm đưa ra cây trồng thích hợp nhất cho việc sản xuất nguồn nguyên liệu tái sinh phục vụ sản xuất ethanol sinh học. Cây cao lương ngọt hay còn gọi là cây lúa miến ngọt có thể giải quyết các vấn đề trên. Cao lương ngọt ngọt hiện đang được phát triển để sản xuất 1 2 đồng thời lấy hạt và thân lá. Là loại cây có khả năng thích ứng cao, đặc biệt thích hợp với khí hậu khắc nghiệt, có thể chịu hạn, chịu muối, kiềm và ít sâu bệnh hơn các giống cây khác. Hạt cao lương ngọt có màu đỏ, sau khi thu hoạch nếu để khô có thể bảo quản trong thời gian dài. Cao lương ngọt có thân chứa mọng nước, được sử dụng cho thức ăn thô xanh và thức ăn ủ chua hoặc để sản xuất xi-rô. Hạt cao lương ngọt có thành phần hóa học như ngô như: sucrose, fructose và glucose, có thể lên men trực tiếp thành ethanol bằng nấm men. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ cao hơn ngô 23%, nhu cầu nitơ và nước thấp hơn ngô là 37 và 17%, có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những vùng đất có thể trồng ngô. Cứ 16 tấn cây cao lương ngọt có thể sản xuất được 1 tấn ethanol, phần bã còn lại còn có thể chiết xuất được 500kg dầu diesel sinh học. Người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, phần hạt cao lương ngọt vẫn để dùng làm thực phẩm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. http://www.thebioenergysite.com/news/870/sorghum-has-potential-to- meet-ethanol-needs ) [21]. Phát triển và chế biến cao lương là một vấn đề mới, cho đến nay có rất ít nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ngoài một số nghiên cứu của viện nghiên cứu cây trồng quốc tế ở khu vực nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT) tại Ấn Độ. Việc nghiên cứu tuyển chọn hoặc lai tạo các dòng cao lương ngọtsinh khối lớn và sản lượng hạt cao đã được nhiều tác giả quan tâm. Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi sau khi thu hoạch chưa được nghiên cứu, bởi đặc tính của cây cao lương là có khả năng đẻ nhánh cao, sau thu hoạch ta có thể tiến hành chăm sóc để thu hoạch các chồi tái sinh là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản trong vụ Thu Đông tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.2. Mục đích nghiên cứu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển chồi của các dòng, giống cao lương tái sinh nhằm xác định dòngkhả năng tái sinh chồi năng suất và hàm lượng đường cao phục vụ sản xuất ethanol. 2 3 1.2.1. Yêu cầu - Theo dõi khả năng tái sinh chồi và các giai đoạn sinh trưởng, của chồi tái sinh của các giống cao lương tham gia thí nghiệm. - Theo dõi khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại của chồi tái sinh. - Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chồi của các giống cao lương thí nghiệm. - Xác định hàm lượng đường của các giống cao lương thí nghiệm chồi tái sinh. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Giúp sinh viên tiếp cận và học tập các phương pháp nghiên cứu khoa học. - Giúp sinh viên nắm vững thực hành và kiến thức thực tế trước khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Góp phần giới thiệu các dòng cao lương ngọtkhả năng tái sinh chồi cho năng suất cao, hàm lượng đường thích hợp để đưa vào sản xuất đại trà trong điều kiện tại tỉnh Thái Nguyên. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh học của cây cao lương ngọt 2.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây cao lương Cao lương ngọt một loại cây thuộc họ hòa thảo có chiều cao từ 0,6 - 5m, đường kính thân 5-30mm tùy thuộc vào giống, điều kiện canh tác và môi trường. Đặc điểm thực vật học cũng như thời gian sinh trưởng của cây cao lương tương tự như cây ngô và các cây ngũ cốc khác. Số lượng lá trên cây tương quan với thời gian sinh trưởng, thông thường trên thân có từ 7 - 18 lá hoặc hơn (Leonard & Martin, 1963) [14]. Lá ngắn và rộng hơn lá ngô, mỗi lá được sinh ra từ một đốt, số lá ở thời kỳ trưởng thành tương đương với số đốt trên thân. Thân gồm các lóng và đốt, lá mọc ra từ đốt, chồi mọc có thể mọc ra từ các đốt thân. Thời gian đẻ nhánh sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, thời vụ và kỹ thuật canh tác, sau khi thu hoạch có thể cắt bỏ các nhánh tạo điều kiện cho cây đẻ nhánh vào vụ sau mà không cần phải trồng lại (Wilson, 1995)[20]. Tất cả các giống cao lương đều có thân mọng nước cho đến khi trưởng thành thường không vượt quá 20% sau đó giảm dần. Những giống có hàm lượng nước trong thân cao thường có thân màu xanh xám, gân lá màu tối. Rễ cao lương là cây rễ chùm với rất nhiều rễ bên có khả năng hút nước hiệu quả, rễ đâm rộng nhờ đặc điểm này cao lương có thể sống ở những nơi khô hạn hơn ngô (Wilson, 1955)[20]. Rễ chính đâm sâu với nhiều rễ phụ và rễ bên, rễ chủ yếu xuất hiện ở tầng đất mặt, rễ chính có thể đâm sâu tới 1,5m. Cao lương là cây tự thụ phấn, đôi khi xảy ra hiện tượng giao phấn, tỷ lệ giao phấn thường nhỏ hơn 6% (Conley, 2003)[9]. Hoa mọc thành chùm, chùm hoa có cả hoa đực và hoa cái, 1 chùm gồm khoảng 6.000 bông con. Hạt cao lương nhỏ hơn hạt ngô và có một lớp vỏ ngoài, 1kg hạt giống chứa 25.000 đến 61.740 hạt. Hạt có nhiều màu sắc khác nhau từ màu vàng nhạt, 4 5 màu nâu đỏ nhạt đến màu nâu sẫm tùy thuộc vào từng giống cây. Hạt càng sẫm màu càng chứa nhiều tananh làm cho hạt có vị đắng. Cao lương một loại cây trồng nhiệt đới, cao lương cùng họ với lúa. Nhưng quang hợp theo chu trình C4 đây chính là một ưu điểm vượt trội của cao lương. Nhờ quang hợp theo đường hướng này mà cao lương ngọt có thể tổng hợp chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt độ cao và không xảy hiện tượng quang hô hấp. Ngược lại, lúa là đại diện của các loại cỏ ôn đới, sử dụng chu trình C3. Cao lương ngọt là sự kết hợp tuyệt vời giữa lúa với cây trồng nhiệt đới với bộ gen lớn hơn nhiều và sự bổ xung các gen có lợi khác từ mía, và là một trong những cây trồng hiệu quả nhất trên thế giới trong việc sản xuất sinh khối cây trồng hiện nay. 2.1.2. Khả năng tái sinh Cao lương có sức tái sinh rất mạnh, trồng một vụ có thể thu hoạch liên tiếp 2-3 lần tùy vào mức độ thâm canh. Mỗi mắt trên thân cao lương có những chồi mầm, khi đã thu hoạch, thân được chặt đi, những phần ở gốc sẽ tiếp tục phát triển cho ra những cây mới của vụ sau, nên thu hoạch vụ chính đúng lúc, khi hạt vừa cứng. Nếu thu hoạch trễ, các chồi mầm sẽ già, yếu đi. Cao lương có thể thu hoạch được vào 90 - 125 ngày sau khi trồng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ, vụ cắt lần 2 sẽ thu hoạch vào 60 - 75 ngày sau đó. Để có tái sinh mọc lại nhanh, chừa lại phần gốc ít nhất 10 - 18 cm sau khi thu hoạch. 2.1.3. Nguồn gốc, phân bố và yêu cầu ngoại cảnh Trung tâm khởi nguyên chính của cao lương là ở châu Phi, vùng đất khô hạn lượng mưa hàng năm rất thấp. Có thể cao lương được trồng đầu tiên ở Ethiopia sau đó lan rộng ra nhiều nước ở Châu Phi (Martin, 1970) [15]. Cao lương được trồng ở Hoa Kỳ vào năm 1850. Hiện nay cao lương được phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, và các khu vực ôn đới ấm của thế giới. Cao lương là loại cây trồng nhiệt đới và bán nhiệt đới do đó không thể trồng ở điều kiện lạnh giá, cao lương thích nghi với khoảng điều kiện khí hậu rộng lớn từ những vùng có lượng mưa hàng năm cao đến những 5 6 nơi khô hạn. Mặc dù lượng mưa và các yếu tố khác quyết định mùa vụ và thời gian sinh trưởng của cao lương nhưng cao lương vẫn có thể trồng và phát triển ở những nơi có điều kiện khác nghiệt và trình độ thâm canh hạn chế. Cao lương có đặc tính hình thái học và vật lý học góp phần tạo nên khả năng thích nghi được điều kiện khô, những vùng có lượng mưa khoảng 250-300 mm; chúng có rễ phụ nhiều gấp 2 lần so với cây ngô, kích thước về mặt lá chỉ bằng ½ của ngô. Nhu cầu về nước cũng giống như cây ngô nhưng chúng có khả năng ngừng phát triển trong suốt giai đoạn hạn hán kéo dài, và sẽ phát triển lại khi có mưa. Trên phiến lá hoặc bẹ lá của cao lương có một lớp sáp màu trắng nhạt bao phủ để bảo vệ chúng khỏi mất nước dưới điều kiện nóng, khô, làm giảm sự mất nước. Cao lương cũng có thể kháng điều kiện ẩm ướt, ngập nước, phát triển được trong những vùng có lượng mưa lớn 250-1250 mm. Cao lương thuộc cây C-4 có khả năng sử dụng ánh sáng cao hơn các loại cây khác, dưới điều kiện ánh sáng cao và nhiệt độ nóng chúng có thể quang tổng hợp mạnh hơn (nhiều nghiên cứu cho thấy hơn 90% chất khô tích lũy được là do quang hợp), và sản xuất nhiều sinh khối, nó có khả năng thích nghi và tiến hóa trong những vùng bị hạn chu kỳ (Trần Văn Hòa, 2003)[19]. Cao lương có thể chịu đựng được trong điều kiện pH đất từ 5 - 8,5 và có khả năng chịu mặn hơn ngô. Cao lương trồng thích hợp trên đất nghèo dinh dưỡng và có thể sản xuất hạt trên những loại đất mà nhiều cây trồng khác không thành công. Khác với ngô, năng suất cao lương không thay đổi dưới điều kiện trồng khác nhau. Vì vậy trên những vùng có điều kiện dinh dưỡng nghèo thì cao lương trồng có thể cho năng suất cao hơn bắp. Cây cao lương xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho phát triển. Cao lương có ngưỡng nhiệt phát triển 15-37 0 C, tuy nhiệt nhiệt độ tối thích là 27 0 C. Mặc dù, cao lương là cây trồng ngày ngắn, tuy nhiên đa số các giống cao lương hiện nay không phản ứng với ánh sáng. 6 7 2.1.4. Thời gian sinh trưởng Thời gian từ gieo đến thu hoạch hạt là một trong những yếu tố quan trọng để phân loại các giống cao lương, bố trí mùa vụ. Thời gian sinh trưởng thường ít thay đổi tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ, cùng một giống nếu trồng sớm thường có thời gian sinh trưởng dài hơn nếu trồng muộn. Sau đây là bảng phân loại giống căn cứ theo thời gian từ gieo đến hạt chín sinh lý. Chín rất sớm ≤ 90 ngày Chín sớm 91-100 ngày Chín sớm trung bình 101-108 ngày Chín trung bình 109-114 ngày Chín muộn trung bình 115-120 ngày Chín muộn 121-124 ngày Chín rất muộn ≥125 ngày Cách phân loại này dựa trên điều kiện thời tiết bình thường, dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc rất thuận lợi có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sinh trưởng đến 25 ngày so với cách phân loại trên. 2.1.5. Một số giống đang trồng phổ biến hiện nay Mặc dù hiện nay có rất nhiều giống cao lương ngọt được trồng phục vụ cho sản xuất đường hay rỉ đường tuy nhiên xuất phát từ mục đích chiết suất mà người ta chọn những giống có hàm lượng đường phù hợp. Bộ nông nghiệp Mỹ đã chọn lọc được nhiều giống cao lương ngọtnăng suất thân lá cao. Những giống này có thời gian sinh trưởng, trọng lượng hạt, hàm lượng đường và các đặc tính sinh lý khác nhau. Có thể chia thành 2 nhóm chính: Nhóm 1: thân chứa nhiều đường kết tinh (saccarozse), các giống đại diện như Keller, Rio và Cowley… Nhóm 2: thân chứa nhiều đường khử (fructozo), các giống chính gồm: Theis, Tracy và M-81E. Tổ chức ICRISAT đang chọn tạo và phát triển các giống cao lương ngọt phục vụ sản xuất ethanol. 7 8 Dale là giống chín trung bình được tạo ra bởi Trung tâm chọn giống cây lấy đường (SCFS) ở Mississippi, Mỹ. Hạt nhỏ, màu nâu vàng, tỷ lệ nảy mầm cao. Là giống chống đổ, kháng bệnh thán thư. Thân cây có kích thước trung bình, có chất lượng đường tốt. http://ecoport.org/ep? SearchType=earticleView&earticleId=172&page=2276[22] M8IE là giống chín trung bình muộn được SCFS tạo ra. Chiều caokhả năng chống đổ tương đương giống Dale. Có khả năng kháng bệnh thán thư nhưng lại dễ mắc bệnh lùn khảm ngô. Hàm lượng khử cao hơn giống Dale, rỉ mật màu hổ phách chất lượng tốt. Brandes được công nhận năm 1968 của SCFS, là giống chín muộn, bộ rễ rất phát triển, cứng cây. Có khả năng kháng bệnh thán thư, chịu hán tốt. Chất lượng đường tốt nhưng lượng đường giảm sau thu hoạch rất nhanh. Hạt nhỏ, màu trắng, độ nảy mầm cao. Giống Tracy được công nhận năm 1953, thân cao đến 3,5 m, thân ngon ngọt nhưng năng suất thấp. Trong điều kiện thuận lợi phát triển, giống này tạo ra chất lượng rỉ mật rất tốt, nhưng dễ bị các bệnh như bệnh thán thư lá, đốm lá và bệnh rỉ sắt. 2.2. Tình hình nghiên cứu và sản suất cao lương 2.2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới và Việt Nam 2.2.1.1. Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới Cao lương là một trong những loại cây ngũ cốc hàng đầu thế giới, cung cấp thực phẩm, thức ăn, chất xơ, nhiên liệu, sợi Cung cấp lương thực cho 750 triệu người trên hành tinh đặc biệt là ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Phi, Châu Á và châu Mỹ La Tinh (Borrell, 2000) [6]. Hiện nay có hơn 50 quốc gia trồng cao lương phân bố ở cả 6 Châu lục, tập trung chủ yếu ở Châu Phi Và Châu Mỹ. Cây cao lương được ví như một cây trồng đa tác dụng sản phẩm của nó phục vụ cho nhiều ngành khác nhau tùy vào mục đích sử dụng: hạt là thực phẩm cho người và gia 8 9 súc, thân lá được sử dụng làm chất đốt hoặc trong ngành công nghiệp sản xuất ethanol. 41.59 42.46 40.93 46.22 43.74 13.66 12.85 13.61 12.88 14.2 56.81 54.56 55.69 59.54 62.1 0 10 20 30 40 50 60 70 1990 1995 2000 2005 2009 DT (triệu ha) NS (tạ/ha) SL (triệu tấn) Năm 9 10 Hình 2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm gần đây Diện tích cao lương không có nhiều thay đổi, duy trì ở mức trên 40 triệu ha, cao lương được trồng nhiều nhất năm 2005 (46,22 triệu ha). Do sức ép của dân số và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp nên diện tích diện cao lương thế giới sẽ duy trì ở mức 40-46 triệu ha. Tuy nhiên, sản lượng cao lương vẫn tăng liên tục do việc sử dụng những giống mới phù hợp với từng vùng sinh thái và mùa vụ. Tổng lượng sản lượng cao lương thế giới liên tục tăng qua các năm từ 41,59 triệu tấn (năm 1990) lên 62,1 triệu tấn (năm 2009), tăng xấp xỉ 1,5 lần trong vòng 19 năm. Năng suất cao lương ổn định qua các năm, dao động trong khoảng 13,6-14,2 tạ/ha, nhưng không đều giữa các Châu lục. Năng suất cao lương đạt cao nhất năm 2009 (14,2 tạ/ha). Bảng 2.1: Sản lượng cao lương của một số Châu lục giai đoạn 1990 - 2009 Năm Châu lục 1990 1995 2000 2005 2009 Châu Phi DT (triệu ha) 16,46 21,62 21,26 28,73 27,79 NS (Tạ/ha) 7,28 8,24 8,66 8,69 9,77 SL (triệu tấn) 11,98 17,81 18,41 24,95 27,17 Châu Mỹ DT (triệu tấn) 7,28 6,26 7,08 5,95 5,93 NS (Tạ/ha) 33,84 31,30 32,81 35,82 35,67 SL (triệu tấn) 24,64 19,58 23,24 21,30 21,14 Châu Á DT (triệu tấn) 17,20 13,77 11,74 10,65 9,10 NS (Tạ/ha) 10,80 11,14 9,50 10,03 11,46 SL (triệu tấn) 18,57 15,34 11,15 10,69 10,42 Châu Âu DT (triệu tấn) 0,27 0,13 0,23 0,14 0,15 NS (Tạ/ha) 24,82 43,17 33,39 41,45 44,33 SL (triệu tấn) 0,67 0,55 0,76 0,58 0,67 Châu Đại DT (triệu tấn) 0,38 0,69 0,62 0,76 0,77 NS (Tạ/ha) 24,88 18,56 34,00 26,63 35,08 10 [...]... tỷ lệ tái sinh chồi ta đánh giá được khả năng tái sinh chồi của từng dòng, giống, tỷ lệ tái sinh chồi cao hay thấp để biết được số lượng giống tham gia nghiên cứu khả năng tái sinh và lựa chọn giống có khả năng tái sinh chồi tốt Qua theo dõi, đánh giá ta chia khả năng tái sinh chồi của các dòng cao lương tham gia thí nghiệm thành 2 nhóm: - Nhóm 1: nhóm không có khả năng tái sinh chồi (bảng 4.2) - Nhóm... chiếm 40% có khả năng tái sinh Ta kết luận những dòng thu c nhóm một là những dòng chỉ cho thu hoạch 1 vụ nghĩa là không có khả năng tái sinh, những dòng thu c nhóm 2 là những dòng có khả năng tái sinh chồi, vậy ta tiếp tục nghiên cứu về khả năng tái sinh chồi của nhóm 2 Bảng 4.4: Tỷ lệ tái sinh chồi của các dòng cao lương tái sinh tham gia thí nghiệm STT Dòng, giống Tỷ lệ tái sinh chồi (%) 28 1 2 3 4 5... Chiều cao cây thấp thì khả năng chống đổ sẽ tốt hơn cây cao nhưng tuỳ điều kiện từng vùng, tuỳ theo đặc trưng của dòng Qua theo dõi quá trình tăng trưởng chiều cao cây của các dòng cao lương tái sinh trong vụ thu đông, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng chiều cao chồi của các dòng cao lương tái sinh Đơn vị: cm TT Giống 1 2 A2 A4 Chiều cao chồi tính từ khi... về tái sinh chồi 3.4.3.1.1 Thời gian sinh trưởng - Ngày xuất hiện chồi được tính từ khi thu hoạch vụ chính đến khi xuất hiện ít nhất 1 chồi chồitừ 3 lá trở lên 22 22 - Số chồi trên cây: Đếm số chồi trên cây của từng ô - Ngày trỗ bông: tính từ ngày xuất hiện chồi đến khi có 50% số chồi trong ô đó trỗ bông - Khả năng tái sinh chồi: sau khi thu hoạch để lại một phần diện tích, bón phân để cao lương. .. về hình thái, chức năng của cây Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao lương cũng như chồi tái sinh là tổng thời gian của các thời kỳ sinh trưởng phát triển trong đời sống của cây được chia làm 2 giai đoạn chính: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng: là giai đoạn đầu tiên của cây cao lương, đối với vụ tơ thì khởi đầu của giai... đổi tuỳ theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây Thiếu nước ở mọi giai đoạn đều làm giảm năng suất của cao lương Triệu chứng chung nhất của việc cao lương thiếu nước là lá cuốn tròn và kìm hãm cao lương đẻ nhánh VụThu 2011 tại Thái Nguyênlượng mưa qua các tháng và đạt từ 5,2 - 284,7 mm, trong đó lượng mưa vào tháng 8 và 9 cao và gặp gió bão gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cao lương non Lượng... 9 cao gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của chồi cao lương tái sinh Lượng mưa lớn, ẩm độ cao tạo điều kiện thu n lợi cho sâu bệnh phát triển và gây ngập úng cho cây cao lương, đặc biệt là vào tháng 8 chồi đang trong giai đoan phát triển thời kỳ đầu mà độ ẩm lại cao thu n lợi cho sâu đục thân phát triển mạnh 26 26 4.2 Tỷ lệ tái sinh chồi của các dòng cao lương tham gia thí nghiệm Theo dõi tỷ lệ tái sinh. .. triển kéo dài tuổi thọ của lá Số lá trên thân chính và trên các chồi tái sinh có thể nhiều hay ít khác nhau tuỳ thu c vào đặc điểm của từng dòng Qua theo dõi động thái ra lá của các chồi tái sinh các dòng trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.7 Bảng 4.7: Động thái ra lá của các dòng cao lương thí nghiệm ở vụ tái sinh (Đơn vị: Lá) TT Giống Số lá sau khi xuất hiện chồi ngày 35 1 2 3 4... Hà Nội đã tiến hành thu thập và đánh giá một số giống cao lương ở các địa phương trong các nước như Bản Phố (Bắc Hà - Lào Cai), Nông (Hà Quảng - Cao Bằng), Lũng Nặm (Hà Quảng - Cao Bằng), Kéo Yên (Hà Quảng - Cao Bằng) Một số giống cao lương cũng đã được nhập nội từ Ấn Độ và Nhật Bản Cao lương cũng đã được trồng và nghiên cứu tạiNội và cho thấy có rất nhiều triển vọng Do vậy, việc nghiên cứu tại. .. ra chồi Sau 2 - 2,5 tháng thi thu hoạch - Số chồi: 10 ngày đếm một lần, chồi phải có từ 3 lá trở lên - Ngày thu hoạch vụ tái sinh: 60 - 70 ngày sau khi thu hoạch vụ chính 3.4.3.1.2 Tốc độ tăng trưởng chồi - Đo 10 cây/ô, đo chồi cao nhất/cây, cứ 10 ngày đo 1 lần - Động thái tăng trưởng chiều cao chồi tái sinh: Đo từ nách chồi đến mút lá khi cây chưa trỗ bông Sau khi trỗ bông chiều cao cây được đo từ . tôi đã tiến hành đề tài: Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản trong vụ Thu Đông tại Thái Nguyên . 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.2. Mục đích. nghiên cứu So sánh khả năng sinh trưởng, phát triển chồi của các dòng, giống cao lương tái sinh nhằm xác định dòng có khả năng tái sinh chồi năng suất và hàm lượng đường cao phục vụ sản xuất ethanol. 2 3 1.2.1 khả năng tái sinh chồi và các giai đoạn sinh trưởng, của chồi tái sinh của các giống cao lương tham gia thí nghiệm. - Theo dõi khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại của

Ngày đăng: 16/05/2014, 21:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. BALOLE, T.V., 2001, Strategies to improve yield and quality of sweet sorghum as a cash crop for small scale farmers in Botswana. Ph.D.Thesis, University of Pretoria, Pretoria Sách, tạp chí
Tiêu đề: Strategies to improve yield and quality of sweet sorghum as a cash crop for small scale farmers in Botswana
2. BAPAT, D.R., JADHAV, H.D., GAUR, S.I. AND SALUNKE, C.B., 1987, Sweet sorghum cultivar for production of quality syrup and jaggery in Maharashtra. Marathwada Agricultural University, pp.203-206 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sweet sorghum cultivar for production of quality syrup and jaggery in Maharashtra
3. BAPAT, D.R., SHINDE, M.D., PADHYE, A.P. AND DHANDE, P.H., 1983, Screening of sweet sorghum varieties. Sorghum Newsletter, pp. 26 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Screening of sweet sorghum varieties
4. BLUM, A., FELDHAY, H. AND DOR, Z., 1975, Sweet sorghum for sugar production. Sorghum, Newsletter, pp. 18 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sweet sorghum for sugar production
5. BLUM, A., FELDHAY, H. AND DOR, Z., 1977, Sugar production potential of sweet sorghum in Israel. Special publication No. 83 (Final Report of 1975-76). Division of Scientific Publications, Bet-Dagan, Israel Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sugar production potential of sweet sorghum in Israel
6. BORRELL, A,. 2000. Drought-resistant crops will lead the revolution in the 21 st century. Agric. Sci. 13, 37-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Drought-resistant crops will lead the revolution in the 21"st "century
7. CHIU, S.M. AND HU, M.F., 1984, Comparison of autumn and ratoon crop characters of sweet sorghum varieties. Journal of Agricultural Research of China, 33 (4), pp. 372-376 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparison of autumn and ratoon crop characters of sweet sorghum varieties
8. CHOUDHARI, S.D., 1990, Effects of date of harvest on juice yield and brix of high energy sorghum. Journal of Maharashtra Agricultural Universities, 15 (2), pp. 232-233 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Effects of date of harvest on juice yield and brix of high energy sorghum
9. CONLEY, S., 2003. Grain sorghum flowering characteristics. Intergrated Pest Crop Mangament Newsletter Vol. 13, No.18 (3-6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Grain sorghum flowering characteristics
10. DAS, D., CHATTERJEE, A.C. AND PAUL, M., 2001, Eco-friendly biofuel for public welfare. Bharatiya Sugar, March, 26, pp. 141-144 11. HILLS, F.J., JOHNSON, S.S., GENG, ABSHAHI, A. ANDPETERSON, G.R., 1981, California Agriculture, 35 : 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eco-friendly biofuel for public welfare
12. KARVE, A.D., GHANEKAR, A.R. AND KSHIRSAGAR, S.H,. 1974, Field scale manufacture of raw sugar from sweet sorghum.Sorghum Newsletter, 17 : 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Field scale manufacture of raw sugar from sweet sorghum
14. LEONARD, W.H & Martin, G.J, 1963. Cereal Crops. The Macmillan Company, USA, pp. 679-735 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cereal Crops
15. MARTIN, J.H., 1970. History and classification of sorghum. In Wall, J.S & Ros, W.M (Eds). Sorghum production and utilization. AVI puplishing Co., Inc. London, pp. 1-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sorghum production and utilization
16. RAMANATHAN, M., 2000, Biochemical conversion of ethanol production from root crops. In : Biomass conversion technologies for Agriculture and Allied Industries. Short Course Manual, Organized by Department of Bioenergy, Tamil Nadu Agricultural University, Coimbatore, July 4-13, pp. 157-162 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biochemical conversion of ethanol production from root crops
18. RAUPPU, A.A.A., CORDETRO, D.S., PETRINI, J.A., PORTO, M.P., BRANCAO, N., SANTOS FILHO AND DOS, B.G., 1980, Sweet sorghum culture in the southern region of Rio Grande de Sul . Circular Tecnica, UEPAE DE Pelotas, pp. 12 - 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sweet sorghum culture in the southern region of Rio Grande de Sul
13. LÊ HÒA BÌNH và các cộng sự (1992), Khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi, Công trình nghiên cứu KHKT chăn nuôi 1991 - 1992, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm  gần đây - Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên
Hình 2.1. Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm gần đây (Trang 10)
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới - Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất và sử dụng cao lương trên thế giới (Trang 12)
Sơ đồ thí nghiệm - Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên
Sơ đồ th í nghiệm (Trang 20)
Bảng 4.2: Những dòng không có khả năng tái sinh chồi - Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên
Bảng 4.2 Những dòng không có khả năng tái sinh chồi (Trang 26)
Bảng 4.4: Tỷ lệ tái sinh chồi của các dòng cao lương tái sinh tham gia  thí nghiệm - Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên
Bảng 4.4 Tỷ lệ tái sinh chồi của các dòng cao lương tái sinh tham gia thí nghiệm (Trang 27)
Bảng 4.9: Một số đặc điểm hình thái chồi tại thời điểm thu hoạch của  các dòng cao lương ở vụ tái sinh - Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên
Bảng 4.9 Một số đặc điểm hình thái chồi tại thời điểm thu hoạch của các dòng cao lương ở vụ tái sinh (Trang 39)
Bảng 4.10: Năng suất thân lá và hàm lượng đường cảu các dòng cao  lương ngọt thí nghiệm vụ tái sinh - Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên
Bảng 4.10 Năng suất thân lá và hàm lượng đường cảu các dòng cao lương ngọt thí nghiệm vụ tái sinh (Trang 41)
Bảng 4.11: So sánh năng suất và hàm lượng đường (brix) các dòng cao  lương thí nghiệm vụ chính và vụ tái sinh - Đánh giá khả năng tái sinh chồi của tập đoàn cao lương ngọt nhập nội từ nhật bản trong vụ thu đông tại thái nguyên
Bảng 4.11 So sánh năng suất và hàm lượng đường (brix) các dòng cao lương thí nghiệm vụ chính và vụ tái sinh (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w