Tưởng nhớ một nhà văn đậm chất Nam Bộ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
1.1 Văn học là nghệ thuật của ngôn từ Ở đó, tài năng, cảm xúc của ngườinghệ sĩ được thăng hoa Tác phẩm của họ là kết quả của cả một quá trình “laotâm khổ tứ”, là đứa con tinh thần mà nhà văn đã “thai nghén” Điều đặc biệt vàthú vị là cùng phản ánh cuộc sống nhưng tác phẩm văn học lại có muôn màumuôn vẻ, với những phương thức phản ánh khác nhau Và tự sự là một trongnhững phương thức biểu đạt thông dụng mà văn học chọn dùng để phản ánhcuộc sống, nó là “ phương thức chủ yếu để con người hiểu biết sự vật” (JonathanCuller) Trong tự sự, vai trò của người trần thuật rất quan trọng vì “ kỹ thuật”trần thuật là một trong những yếu tố hình thức lôi cuốn độc giả Do vậy, gần đâyhiện tượng gây sự chú ý thu hút của các nhà văn cũng như các nhà nghiên cứu
phê bình là ở vấn đề cách kể như thế nào hơn là kể cái gì.
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nguyễn Quang Sáng có nhữngđóng góp đáng kể Những tác phẩm truyện ngắn của ông gây được ấn tượng sâusắc trong lòng người đọc, làm phong phú thêm bức tranh truyện ngắn Nam Bộnói riêng, truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói chung Tìm hiểu truyện ngắn củaông, ta có thể hiểu thêm về cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, hiểu thêm
về bản sắc con người Nam Bộ và con người Việt Nam Vì thế, nghiên cứutruyện ngắn Nguyễn Quang Sáng nói chung, nghệ thuật trần thuật trong truyệnngắn Nguyễn Quang Sáng nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn bức tranh truyệnngắn Nam Bộ và truyện ngắn Việt Nam cả trước và sau 1975
1.2 Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn có cá tính sáng tạo độc đáo.Trong dàn đồng ca của văn xuôi sử thi thời kỳ chống Mỹ, Nguyễn Quang Sáng
Trang 2vẫn có cách viết riêng của mình Sau 1975, ông vẫn tiếp tục sáng tác và có nhữngtác phẩm thành công Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn củanhà văn, chúng ta sẽ hiểu hơn cá tính sáng tạo, tài năng, phong cách của một câybút văn xuôi khá nổi tiếng trên văn đàn Tài năng nhà văn, như chúng ta biết,không chỉ thể hiện ở việc anh ta kể cái gì mà quan trọng hơn là kể như thế nào.Hướng nghiên cứu về trần thuật sẽ là cơ hội để người viết tiến hành tìm hiểu cácyếu tố nghệ thuật làm nên tài năng sáng tạo của Nguyễn Quang Sáng trên tinhthần khoa học.
1.3 Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng đã được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường phổ thông với tác phẩm Chiếc lược ngà,Quán rượu người câm.
Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của nhà văn sẽ góp phầngiảng dạy tốt hơn thể loại truyện ngắn nói chung, truyện ngắn Nguyễn QuangSáng nói riêng
Từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Nguyễn Quang Sáng là tác giả của khá nhiều tác phẩm được bạn đọc yêuthích Vì thế, văn nghiệp của ông thu hút sự quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứucủa đông đảo bạn đọc
Đã có nhiều nhà văn, nhà phê bình quan tâm đến tác phẩm của ông như:Trần Hữu Tá, Nguyễn Lộc, Hoàng Trung Thông, Tô Hoài, Nguyễn Nghiệp, VânThanh, Bùi Việt Thắng, Trần Đăng Khoa, Ngô Quốc Trung, Vũ Tú Nam, PhanHoàng, thể hiện qua các bài phê bình, lời giới thiệu, một số cuộc phỏngvấn được đăng trên các tạp chí, tập san, các tuyển tập, các trang web uy tín
Trang 3Trong khuôn khổ đề tài , chúng tôi chỉ xin đề cập đến những ý kiến có liênquan đến nghệ thuật trần thuật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Nghệ thuật trần thuật là nghệ thuật kể, là cách trình bày các sự kiện, tìnhtiết, biến cố , là thủ thuật phối xen kể - tả của nhà văn Để trần thuật đạt hiệuquả nghệ thuật cao, nhà văn phải chọn điểm nhìn để kể, chọn nhịp điệu kể, giọngđiệu kể, ngôn ngữ kể sao cho hấp dẫn thu hút độc giả Vì vậy tìm hiểu nghệ thuậttrần thuật là tìm hiểu cách nhà văn tổ chức điểm nhìn nào để kể, cách chọn tốc
độ nhịp điệu trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ để trần thuật như thế nào Sauđây là một số ý kiến nhận xét có liên quan đến các phương diện trên
2.1 Một số ý kiến về cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của Nguyễn Quang Sáng
Tuy chưa gọi là đúng khái niệm điểm nhìn trần thuật nhưng một số ý kiếncũng đã đề cập đến phương diện này, dù ở những mức độ khác nhau
Phạm Văn Sỹ trong cuốn Văn học giải phóng miền Nam (1979) khẳng
định: “Nguyễn Quang Sáng được chú ý hơn hết với những truyện ngắn viết vềcuộc sống của người dân Nam Bộ trong chiến tranh Đó là những bức tranh khácnhau thể hiện những vẻ đẹp khác nhau của dân thường, người cán bộ cơ sở,người chiến sĩ giải phóng Tác giả tỏ ra nhạy cảm trong việc nắm bắt những sựkiện tiêu biểu, tinh tế trong việc khai thác tính cách của con người NamBộ”[57,32]
Vân Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cho rằng: Truyện
ngắn Nguyễn Quang Sáng tuy đậm tính kịch nhưng vẫn mang đậm chất trữ tình.Truyện ngắn của anh đi vào từng mảng nhỏ của đời sống, làm cho ta thấy sự kếthợp giữa chất anh hùng cao cả và chất thơ trong trẻo, đơn giản ( ) NguyễnSáng không có tham gia bình phẩm nhưng xúc động của người viết thường vẫnkhông giấu được ”[60,81]
Trang 4Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng khoa đã phác hoạ “chân dung”
Nguyễn Quang Sáng: “ Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao tôi cứ hìnhdung nhà văn có nét gì đó na ná giống anh Bảy Ngàn ( ) Con người ấy hìnhnhư vừa đơn giản, sơ lược, lại vừa phức tạp đến bí hiểm Hình như đó là mộtphần của quê hương Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiênnhư cỏ dại, có lúc ưa ngạnh như vách đá ( ) Văn Nguyễn Quang Sáng nó tựnhiên, phóng túng, ngang tàng, pha một chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cáiduyên riêng của người Nam Bộ, cũng là nét đặc sắc Nguyễn Quang Sáng, làđóng góp riêng của ông vào nền văn học Nếu nói mỗi nhà văn phải trả cho được
“món nợ đời” thì Nguyễn Quang Sáng xem như không còn “mắc nợ” nữa
“Nguyễn Quang Sáng ( ) là một cây bút truyện ngắn lão luyện Cái tài củaNguyễn Quang Sáng là ở khả năng dựng truyện, ở kết cấu độc đáo, ở lối kể hấpdẫn, Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn có ma lực, gây được ấntượng”[19,287]
Nhà thơ Hoàng Trung Thông ở bài Chờ đợi những mùa gió chướng (2002)
có nhận xét: “ Những nhân vật trong truyện ngắn của anh không còn những dángdấp cũ nhưng qua khuôn mặt của họ ta vẫn nhận ra như chính anh đã nhậnra”[71]
2.2 Một số ý kiến nhận xét về giọng điệu trần thuật của Nguyễn Quang Sáng
Trong lời tựa 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng (1989), Trịnh Công
Sơn viết: “ Nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một thực tế có thể chạm đến được
và từ đó có quyền yêu thích hoặc không Tôi quen anh từ sau ngày đất nướcthống nhất, người ta có thể yêu văn phong người này và khước từ một lối hànhvăn khác Tôi là kẻ yêu loại văn chương tráng lệ Ở Nguyễn Quang Sáng khó tìm
ra cái thủ pháp đầy quyến rũ của chữ nghĩa Người ta đã nói và nhắc lại nhiều lần
Trang 5trên sách báo: Văn là người Trường hợp này rơi xuống đúng đời văn – đờingười của Nguyễn Quang Sáng Nói như thế nào, nghĩ như thế nào và sồng nhưthế nào thì viết như thế ấy Mặc dù, phải xa đến mấy mươi năm dòng sông CửuLong mạnh khỏe, đỏ rực phù sa, nhưng trong văn chương của anh vẫn là vănchương của kẻ tha thẩn trên những dòng sông Nam Bộ
Nếu tôi không nhầm lẫn quá thì hình như địa lí của mỗi miền thường ảnhhưởng, thậm chí quy định độ bền, chiều sâu, độ dài của tác phẩm mỗi người làmvăn học Miền Nam theo tôi, ít người viết truyện ngắn Chín con rồng đầy đủ phù
sa như thế làm sao mà thu gọn súc tích trong vài trang viết cho được NguyễnQuang Sáng là kẻ muốn đánh lạc mình ra ngoài địa lí và ở ngoài không gian quiđịnh để làm người kể chuyện mộc mạc mà tinh tế những chuyện mình và chuyệnđời như một quà tặng gọn ghẽ chuyển đến cho mọi người một cách thầm lặng”
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Còn lại tình yêu (2000) nhận định
về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng : “ Cái chất Nam Bộ thể hiện rõ trong văncủa ông, nó được thể hiện bằng một lối viết phóng khoáng thể hiện qua từng lờinói nhân vật, chất Nam Bộ trong Nguyễn Quang Sáng còn là cái tình của nhàvăn đối với quê hương”
Với bài viết Vài phút với Nguyễn Quang Sáng (2000), nhà văn Trần Đăng
Khoa cho rằng: “ Trong hơi văn của Nguyễn Quang Sáng nó sục lên mùi vị củasông nước Tháp Mười , cả cái chất đậm đặc không thể trộn lẫn”
Như vậy, về phương diện nội dung, ý nghĩa xã hội của truyện ngắnNguyễn Quang Sáng, hầu như các ý kiến đều khẳng định đóng góp của NguyễnQuang Sáng “cách kể chuyện” trong tác phẩm “Cách kể chuyện” được thể hiện
ở trang viết về tính cách và tâm hồn con người miền Nam trong chiến tranh cùngdấu ấn văn hóa đặc sắc của vùng Nam Bộ
2.3 Một số ý kiến về ngôn ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
Trang 6Trần Hữu Tá sau khi đọc truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang
Sáng đã nhận xét: “Nguyễn Quang Sáng có một phong cách viết truyện ngắn độcđáo Truyện thường lắm tình huống bất ngờ, ngẫu nhiên nhưng tự nhiên, giàu chitiết sống động và kỳ diệu nhưng hợp lý, tính kịch rất nỗi nhưng cũng đậm đàchất trữ tình”
Vân Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng cho rằng:
“Nguyễn Quang Sáng vốn là cây bút khéo sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên, nhưng
đó là cái ngẫu nhiên tự nhiên, có thể xảy ra, đóng vai trò là chất xúc tác thật sựđẩy các tình huống phát triển ( ) Truyện ngắn Nguyễn Quang sáng tuy đậmtính kịch nhưng vẫn mang đậm chất trữ tình Truyện ngắn của anh đi vào từngmảng nhỏ của đời sống, làm cho ta thấy sự kết hợp giữa chất anh hùng cao cả vàchất thơ trong trẻo, đơn giản
Trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng khoa đã phác hoạ “chân dung”
Nguyễn Quang Sáng: “ Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao tôi cứ hìnhdung nhà văn có nét gì đó na ná giống anh Bảy Ngàn ( ) Con người ấy hìnhnhư vừa đơn giản, sơ lược, lại vừa phức tạp đến bí hiểm Hình như đó là mộtphần của quê hương Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiênnhư cỏ dại, có lúc ưa ngạnh như vách đá ( ) Văn Nguyễn Quang Sáng nó tựnhiên, phóng túng, ngang tàng, pha một chút vui vui, tếu tếu, là cái hóm, cáiduyên riêng của người Nam Bộ, cũng là nét đặc sắc Nguyễn Quang Sáng, làđóng góp riêng của ông vào nền văn học Nếu nói mỗi nhà văn phải trả cho được
“món nợ đời” thì Nguyễn Quang Sáng xem như không còn “mắc nợ” nữa
“Nguyễn Quang Sáng ( ) là một cây bút truyện ngắn lão luyện Cái tài củaNguyễn Quang Sáng là ở khả năng dựng truyện, ở kết cấu độc đáo, ở lối kể hấpdẫn, Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn có ma lực, gây được ấn tượng”
Trang 7Cũng trong Chân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa giới thiệu lời nhận
xét của nhà văn Vũ Tú Nam sau khi trao giải thưởng văn học năm 1993 cho nhàvăn Nguyễn Quang Sáng như sau: “Anh ấy (Nguyễn Quang Sáng) có lối viết tựnhiên, viết như nói Không phải dễ viết được như thế Hơn nữa, Nguyễn QuangSáng có giọng Nam Bộ khá nhuần nhụy Anh rất am hiểu đời sống, viết lại điềmtĩnh, không nóng đầu Trong thời điểm hiện nay việc trao giải thưởng cho anhSáng cũng là khuyến khích cách viết điềm tĩnh, không quá khích, không đẩy tới,cường điệu thành nặng nề, u tối”
Tô Hoài sau khi đọc truyện ngắn Vểnh râu của Nguyễn Quang Sáng đã
nhận xét: “lần này đọc của Sáng tôi thấy đã nhuần lắm cái cốt cách văn phongmột trung tâm – miền Nam là trung tâm, mà trong văn không có cái nhàn nhạtchữ nghĩa dùng cho miền nào cũng được”
Tác giả Phạm Văn Sỹ trong bài viết Truyện ngắn miền Nam (1979) nhận
xét: “ Truyện ngắn của anh có nhiều nhân tố tích cực đáng chú ý Anh vận dụngrất khéo léo những xung đột mang tính thẫm mỹ Những xung đột đó làm tăngkhông ít sự hấp dẫn của truyện ngắn ”
Phan Hoàng trong bài Những dấu ấn trên bước đường văn học đã viết:
“Nguyễn Quang Sáng là người kể chuyện bẩm sinh Giọng kể hồn hậu, mộcmạc, tự nhiên, lôi cuốn như mảnh đất Nam Bộ quê hương ròng ròng sự kiện, chấtchứa nhiều bí ẩn”
Trong một cuộc phỏng vấn Nguyễn Quang Sáng (3/10/1997) do PhanHoàng thực hiện:
“ Phan Hoàng: Trở về với cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh, nó có một sốphận ra sao?
Trang 8Nguyễn Quang Sáng: Năm 1954, tập kết ra Bắc, tôi mang theo Đơn vị tôiđóng ở Thanh Hóa Đây là thời điểm tôi thực sự bắt đầu tiếp xúc với văn học.
Tôi đọc như người bị đói sách Tôi được đọc qua các tác phẩm Người mẹ của Gorki, Thép đã tôi thế đấy của Ôxtrôpki cùng truyện của Nguyễn Công Hoan,
Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Tô Hoài đọc của các bậc đàn anh, tôi thấy tiểuthuyết của mình quá dỡ, chưa thể trở thành một tác phẩm văn học Nhìn lại 300trang viết tay chỉ mới là tư liệu, chưa phải là văn
Phan Hoàng: Chính vì vậy, anh chuyển sang “thử mình” bằng thể loạitruyện ngắn!
Nguyễn Quang Sáng: Đúng vậy! Tôi quyết định viết truyện ngắn để luyệntay nghề, sau đó sẽ sửa chữa lại cuốn tiểu thuyết Lúc đó, tôi đang là vô địchbóng bàn của sư đoàn, được cấp trên gợi ý đưa ra Hà Nội đào tạo vận động viên,
do Tổng cục Thể dục thể thao tuyển chọn Mới ra miền Bắc, nằm ở một làng quêThanh Hóa, người nào mà không muốn ra Hà Nội Nhưng tôi không đi, quyết ởlại để viết văn Đến năm 1955, tôi chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy về làmbiên tập văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam Ra Hà Nội, tôi nghĩ muốn sửa cuốntiểu thuyết đòi hỏi phải có thời gian tập trung và cần có sự ủng hộ của Hội nhàvăn, mới viết được Hội viên nhà văn bây giờ, mỗi năm được nghỉ ba tháng để đi
viết Tôi bắt tay viết truyện ngắn đầu tiên Con chim vàng để “trình làng” với làng
văn Hà Nội
Phan Hoàng: Nghĩa là tác phẩm đầu tiên của anh là một tiểu thuyết, còn
tác phẩm ra mắt đầu tiên là truyện ngắn Vâng, có thể nói Con chim vàng là một
trong những truyện ngắn hay nhất của anh Nó hấp dẫn bạn đọc không chỉ ở bốcục, mà còn bằng hình ảnh buồn và gợi cảm xuyên suốt như một tứ thơ
Nguyễn Quang Sáng: Tôi nhớ khi Con chim vàng vừa xuất hiện trên báo
Văn nghệ, nhiều người nói rằng đây là cây bút viết được truyện ngắn Nó được
Trang 9dịch ra ngay bản tiếng Pháp Bấy giờ, đang thời kỳ cải cách ruộng đất, đề tài vănhọc chủ yếu là người nông dân; và tôi hướng đề tài ấy về đề tài thiếu nhi Hưngphấn, tôi tiếp đà “ quất” luôn một loạt truyện ngắn, mà năm 1958 được gom lại
in thành tập Người quê hương”.
Tác giả Bùi Việt Thắng với bài viết Còn lại tình yêu (2000) đã nói về cốt
truyện: “ Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trước năm 1975 trong đó cốttruyện tiêu biểu, hấp dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và kịch tính cao.Trong những truyện ngắn như thế làm gia tăng yếu tố bất ngờ của tác phẩm ”
Phan Đắc Lập qua lời giới thiệu Nguyễn Quang Sáng tuyển tập (2001)
nhận xét về truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng: “ Dù viết về đề tài chiến tranh haychuyện đời thường, phần lớn các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đều hấp dẫn
Sự hấp dẫn do nhiều yếu tố: chủ đề, bố cục, chi tiết, nhưng trước hết tácphẩm của anh là giàu kịch tính”[20]
Như vậy, bài viết của nhiều tác giả đã đánh giá về truyện ngắn NguyễnQuang Sáng ở mặt nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện, tuy khai thác ởnhiều phương diện khác nhau nhưng đều có tiếng nói chung khi khẳng định nghệthuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng là nghệ thuật tạo tìnhhuống, chi tiết đặc sắc và cốt truyện hấp dẫn đầy yếu tố bất ngờ Chính vìđiều đó, một số tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng rất thành công khi chuyểnsang kịch bản điện ảnh, và dĩ nhiên Nguyễn Quang Sáng trở thành một cây bútviết kịch bản phim có tài
2.4 Dựa vào những công trình nghiên cứu trên, có thể nhận thấy: giới phê
bình, người nghiên cứu tiếp cận truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng chủ yếu đi sâuvào xung đột nghệ thuật, thế giới nhân vật, đặc điểm thi pháp… Riêng nghệthuật trần thuật cũng đươc chú ý đến nhưng chỉ dừng lại ở việc nêu ý kiến, đánhgiá mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống Chưa có một công trình chuyên biệt
Trang 10nào đi sâu, tập trung nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắnNguyễn Quang Sáng Trên cơ sở kế thừa các công trình của những người đitrước, Luận văn đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắnNguyễn Quang Sáng với cái nhìn khách quan, khoa học, hệ thống, đầy đủ hơn,nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm những giá trị, những đóng góp riêng của nhàvăn đậm chất Nam Bộ này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chọn nghệ thuật trần thuật trong các tác phẩm truyện ngắn
Nguyễn Quang Sáng làm đối tượng nghiên cứu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Quang Sáng đã xuất bản rất nhiều tập tiểu thuyết, truyện vừa,truyện ngắn, bút ký, kịch bản phim Gần đây nhất Nguyễn Quang Sáng đã cho in
bút ký Nhà văn về làng do Nxb Văn nghệ ấn hành Do tính chất và yêu cầu của
vấn đề nghiên cứu chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát truyện ngắn của NguyễnQuang Sáng , những thể loại khác sẽ tham khảo khi cần thiết
Văn bản khảo sát là:
Nguyễn Quang Sáng tuyển tập (Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh - 2001)
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn QuangSáng để khẳng định một cá tính, một tài năng văn chương mang đậm dấu ấnNam Bộ
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 114.2.1 Khảo sát về sự nghiệp sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng,chúng tôi muốn có một cái nhìn bao quát về sáng tác Nguyễn Quang Sáng để có
cơ sở khẳng định đúng vai trò, vị trí nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại ViệtNam
4.2.2 Phát hiện ra các phương thức trần thuật cơ bản của nhà văn ở cácphương diện: cách chọn góc nhìn với điểm nhìn trần thuật, các nhịp điệu trầnthuật để thấy được mô hình trần thuật tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng
4.2.3 Tìm hiểu giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật để tìm ra các yếu tố cơ bảnlàm nên nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp
Nghệ thuật trần thuật là hình thức nghệ thuật, nó bao gồm nhiều vấn đề
Vì vậy chúng tôi tiến hành phân tích từng phương diện của trần thuật qua nhữngtác phẩm cụ thể nhằm làm sáng tỏ vấn đề
5.2 Phương pháp phân loại - thống kê
Chúng tôi tiến hành khảo sát tất cả các sáng tác truyện ngắn của NguyễnQuang Sáng trước và sau năm 1975, tìm hiểu, phân loại và thống kê các phươngthức trần thuật, các nhịp điệu, các giọng điệu cơ bản, các kiểu câu, các từ loạithường dùng của nhà văn để có cơ sở đánh giá nghệ thuật trần thuật của nhàvăn
5.3 Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Do nghệ thuật trần thuật cũng là yếu tố phụ thuộc về cấu trúc của văn bản
tự sự, nên chúng tôi khảo sát các dạng thức trần thuật của một số tác phẩm tiêubiểu để có cái nhìn bao quát và hệ thống được cấu trúc cơ bản góp phần làm nên
“ kĩ thuật ” trần thuật của nhà văn
Trang 125.4 Phương pháp so sánh – đối chiếu
Phương pháp này đặt truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng trong hệ thống sángtác chung của nhà văn Đồng thời đặt nó bên cạnh truyện ngắn của một số tác giảkhác cùng thời để khẳng định nét độc đáo trong cách trần thuật Nguyễn QuangSáng
6 Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1 Đóng góp của luận văn
Lần đầu tiên, nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
được khảo sát, tìm hiểu một cách tương đối có hệ thống
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho việcdạy - học tác giả Nguyễn Quang Sáng trong nhà trường
6.2 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Khái quát sự nghiệp sáng tác và vị trí truyện ngắn Nguyễn QuangSáng trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam hiện đại
Chương 2 Điểm nhìn và nhịp điệu trần thuật trong truyện ngắn NguyễnQuang Sáng
Chương 3 Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn NguyễnQuang Sáng
Trang 13Chương 1 KHÁI QUÁT SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC VÀ VỊ TRÍ CỦA TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG TRONG BỨC TRANH TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng
1.1.1 Vài nét về cuộc đời Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng, sinh ngày 13.01.1932.
Quê ở làng Mỹ Luông, Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang) Ôngsinh trong một gia đình thợ thủ công, cha làm nghề thợ bạc
Là người con của An Giang - mảnh đất sinh ra nhiều tài năng như: Chủ tịchnước Tôn Đức Thắng, nhà cách mạng Ung Văn Khiêm, cố Bộ trưởng bộ Y tếNguyễn Văn Hưởng và nhiều tài năng văn nghệ như Anh Đức, Hoàng Hiệp,Nguyễn Đăng Bạch, Nguyễn Quang Sáng đã được thừa hưởng nhiều nguồnvăn hóa dân gian Việt - Hoa - Khmer - Chăm, thừa hưởng cả một kho tàng vănhọc, văn nghệ dân gian phong phú, đó là các truyện dân gian phản ánh quá trìnhkhai phá đất đai, gắn liền với những danh thắng, di tích và nhân vật lịch sử; đó làkho tàng ca dao và dân ca với các điệu hò, điệu lý v.v Đặc biệt, hát vọng cổ
và đờn ca tài tử được người Nam Bộ rất ưa thích Đờn ca tài tử phát sinh từ GiaĐịnh rồi lan đến các tỉnh miền Tây, là một trong những cội nguồn của nghệ thuậtcải lương – loại hình sân khấu mới ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX NgườiKhmer Nam Bộ cũng có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú bao gồmnhiều thể loại như truyện cổ tích (rương prêng), thần thoại (rương boran), tụcngữ (sopheaset) Bên cạnh đó, là người con Nam Bộ, nhà văn Nguyễn QuangSáng rất đỗi quen thuộc với văn hóa ẩm thực của từng tộc người (cơm – canh –
Trang 14rau, mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm cá linh, mắm còng, mắm ruốc, mắmnêm ), trang phục (trang phục thường ngày của người Nam Bộ đặc biệt làngười An Giang là lãnh Mỹ A của Tân Châu, là áo bà ba, quấn khăn rằn), cácphương tiện đi lại (xe bò, xe ngựa, xe lôi đạp, xuồng ba lá, ghe tam bản, ghe đục,ghe lường, tàu, bè ), nhà ở (nhà đất cất dọc theo ven lộ, nhà sàn cất dọc theo kinhrạch, và nhà nổi trên sông nước ) mang đậm sắc thái văn hóa Nam Bộ, từ đóông thể hiện vào tác phẩm của mình.
Từ tháng 4.1946, vùng đất Nam Bộ đang trong cuộc chiến ác liệt chống thựcdân Pháp, Nguyễn Quang Sáng xung phong vào bộ đội (14 tuổi), làm liên lạcviên cho đơn vị Liên chi 2 Đến năn 1948 được bộ đội cho đi học thêm văn hóa –trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố Năm 1950, về công tác tại phòngchính trị Bộ tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo(chủ yếu là Phật giáo Hòa Hảo) Năm 1955, theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyểnngành với cấp bậc chuẩn úy, về làm cán bộ phòng văn nghệ Đài phát thanhTiếng nói Việt Nam Từ năm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biêntập viên Tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản, cán bộ sáng tác Năm 1966vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng.Năm 1972 trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn Sau ngày giải phóng(4.1975) trở lại Thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Tổng thư kí Hội Nhà vănthành phố khóa 1, khóa 2 và khóa 3, Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Namkhóa IV Hiện nay, sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh Đảng viênĐảng Cộng sản Việt Nam
1.1.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Quang Sáng có một sự nghiệp văn học đáng tự hào Ông viết nhiều
thể loại khác nhau
Trang 15Về văn xuôi: Con chim vàng (truyện ngắn, 1957); Người quê hương (truyện
ngắn, 1958); Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1962); Đất lửa (tiểu thuyết, 1962);
Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966); Chiếc lược ngà (truyện ngắn, 1968); Bông cẩm thạch (truyện ngắn, 1969); Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975); Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975); Người con đi xa (truyện ngắn, 1977); Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985); Bàn thờ tổ của một cô đào (truyện ngắn, 1985); Tôi thích làm vua (truyện ngắn, 1988); 25 truyện ngắn (1990); Paris- tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990); Con mèo Foujita (truyện ngắn, 1991)
Về kịch bản phim: Mùa gió chướng (1977); Cánh đồng hoang (1978); Pho tượng (1981); Cho đến bao giờ (1982); Mùa nước nổi (1986); Dòng sông hát (1988); Câu nói dối đầu tiên (1988); Thời thơ ấu (1995); Gữa dòng (1995); Như một huyền thoại (1995).
Nguyễn Quang Sáng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng văn học: ÔngNăm Hạng – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất(1959); Tư Quắn – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn
nghệ Quân Đội (1959); Dòng sông thơ ấu – tiểu thuyết, giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn (1985); Con mèo Foujita – tập truyện ngắn, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1993); Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng tại Liên hoan phim Matxcơva (1981); Mùa gió chướng (kịch bản phim), huy chương bạc Liên hoan phim toàn quốc (Hà
Trang 16trọng nhân dân Ông xứng đáng là nhà văn lớn, có đóng góp xuất sắc cho nềnvăn học Việt Nam hiện đại nửa sau thế kỷ XX.
1.2 Vị trí truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng trong bức tranh truyện ngắn Việt Nam hiện đại
So với mảng truyện viết về kháng chiến chống Pháp, mảng truyện viết về
cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc (1955-1975) đã nhiều lên về số lượng.Truyện ngắn viết về đời sống chiến đấu những năm chống Mỹ hẳn nói lên mộtbước thay đổi của thể loại trên một đề tài rộng lớn và có ý nghĩa Ít nhất có thểnói đến một nửa số truyện này thuộc loại hay Cuộc chiến đấu chống Mỹ ác liệt,gian khổ và anh hùng ở hai miền đất nước những năm ấy được thể hiện có nghệthuật trong một loạt truyện ngắn của Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, NguyễnChí Trung, Triệu Bôn, Đỗ Chu, Dương Thị Xuân Quý, Phan Tứ
Hình thức của truyện ngắn hiện đại càng ngày càng trở nên phong phú, đa
dạng hơn Trong khi vẫn giữ được truyền thống truyện ngắn có cốt truyện, hiệnnay truyện ngắn mở ra nhiều hướng phát triển mới để tiếp cận đời sống Có mộtkiểu truyện ngắn – luận đề phù hợp với một thời kỳ lịch sử nhiều biến động và
xã hội phát triển ngày càng phong phú, phức tạp (Tính chất luận đề của kiểutruyện này nổi lên như nét chủ đạo trong các truyện ngắn của Trần Đăng, NamCao, Nguyễn Khải, Phan Tứ); lại có kiểu truyện ngắn – trữ tình mà nền tảng của
nó chính là chất thơ của đời sống, chất thơ của tình người Nhiều nhà văn trẻ đãvận dụng thành công kiểu truyện này (các truyện ngắn của Đỗ Chu, Lý BiênCương, Nhật Tuấn).Nhưng trội lên vẫn là những nhà văn thiên về kiểu truyệnngắn có cốt truyện hoàn chỉnh, xoáy sâu vào tâm lý nhân vật và tạo tính kịch chotác phẩm (các truyện ngắn của Anh Đức, Nguyễn Sáng, Nguyễn Minh Châu,Triệu Bôn .)
Trang 17Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975) nhân dân cả nước cùngthực hiện hai nhiệm vụ: chiến đấu và xây dựng Sự đa dạng ấy không cho phéptruyện ngắn tự gò vào một khuôn khổ nào Chính vì vậy, Nguyễn Quang Sángkhông tự gò mình vào một khuôn khổ nào, ông luôn luôn tìm tòi và đổi mới
Trong lúc đang chờ đợi Nguyễn Quang Sáng toàn tập, hiện nay chúng ta mới chỉ có Tuyển tập Nguyễn Quang Sáng hơn 900 trang in với 27 truyện ngắn chọn lọc và toàn văn hai tiểu thuyết: Đất lửa (1963), Dòng sông thơ ấu (1985).
Với hơn 50 năm cầm bút, chừng ấy cũng đủ làm vinh dự cho một nhà văn
Truyện ngắn là cái “tạng”, là sở trường của nhà văn này Có lẽ, phải làngười lịch lãm, từng trải và dễ xúc động mới thích đọc Nguyễn Quang Sáng.Dường như ông tựa hẳn vào tình cảm để viết Vì thế mà ông đắm đuối với câuchuyện, với nhân vật, nhập thân vào đó – cái nét này người đọc dễ nhận ra trong
Ông Năm Hạng, Chiếc lược ngà, Chị xã đội trưởng, Bông cẩm thạch, Người dì tên Đợi, Tím bằng lăng
Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết trước 1975, cốt truyện thường hấp
dẫn, chi tiết chọn lọc, tình huống đặc sắc và kịch tính cao Trong những truyệnngắn như thế, tác giả đã biết dồn nén tình thế làm gia tăng yếu tố bất ngờ hấp dẫn
của tác phẩm Chị xã đội trưởng là một trường hợp tiêu biểu của lối viết này.
Nhân vật chính là Dung – nữ xã đội trưởng dũng cảm và xinh đẹp đã bày đặt rachuyện rắc rối để thử thách người yêu của mình ‘Sống trong cuộc sống chiếnđấu đầy bom đạn, chẳng biết lúc nào mình bị hy sinh, bị tàn tật, nhưng điều đókhông ám ảnh chị Chị vẫn sống một cách bình thường, vẫn yêu, yêu một cáchrắc rối và hồn nhiên như vậy đó – và đó là sức mạnh của chị” Truyện ngắnNguyễn Quang Sáng trước 1975, như người ta nói “ròng ròng sự sống”, một sựsống đa dạng lắm sắc màu, có tiếng khóc và tiếng cười, có khổ đau và hy vọng.Một cuộc sống biến ảo đầy bất ngờ thú vị Dường như cái chất sống này tự nhiên
Trang 18như khí trời Triết lý của nhà văn cũng từ đó mà tự nhiên, nhuần nhị Khi nghiêncứu bước đường sáng tác của một nhà văn ta thường thấy có hiện tượng: ở mộtthời điểm nào đó, với những ảnh hưởng và biến đổi nào đó, nhà văn viết kháctrước và cái sự khác này tạo ra một bước ngoặt Nhưng có nhà văn, dù có cố tình
“rẽ ngoặt” thì vẫn không được, anh ta phải trở lại chính mình mới được côngnhận Nguyễn Quang Sáng ở vào trường hợp thứ hai
Những truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng viết sau 1975 được chọn vàotuyển tập cho thấy rõ nhận xét trên Khi ông cố đổi giọng cho có vẻ hợp thời thì
người đọc thấy nhàn nhạt – đó là khi đọc những Tôi thích làm vua, Thế võ, Nhân vật ấy không được chết, Cây gậy ba số, Con chim quên tiếng hót Lối viết như
thế phảng phất giọng văn Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá Học hồi đầu thế kỷ nghĩa là truyện luận đề, có khi chỉ cần đọc nhan đề người ta đã đoán ra toàn bộcâu chuyện Phải chăng nhận ra thực trạng đó, Nguyễn Quang Sáng đã tìm cách
-sửa chữa, viết nhiều truyện kiểu như Con mèo của Foujita, Người đàn bà đức hạnh, Tím bằng lăng, Người dì tên Đợi (in trên báo Văn nghệ tháng 6 năm
1996) Ở loạt truyện này, Nguyễn Quang Sáng lại như “phát sóng” trở lại, nghĩa
là tung phá hơn nhưng rất linh hoạt, vừa giàu sức sống vừa thấm sâu triết luận,
vừa cụ thể sinh động vừa rất gợi mở liên tưởng, thu hút người đọc
1.3 Vai trò của trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
1.3.1 Giới thuyết về trần thuật
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán – Nguyễn
Khắc Phi – Trần Đình Sử chủ biên, trần thuật được hiểu “là phương diện cơ bảncủa phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả, đối vớinhân vật và sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuậtnhất định, vai trò của trần thuật là rất lớn” Macxim Gorki từng vạch rõ tiểuthuyết hay tự truyện, những con người được tác giả thể hiện hành động với sự
Trang 19giúp đỡ của tác giả, tác giả luôn luôn ở bên cạnh họ mách cho người đọc biết rõphải hiểu họ như thế nào, giải thích cho người đọc hiểu những ý nghĩ thầm kín,những động cơ bí ẩn đằng sau hành động của các nhân vật được miêu tả Tô đậmthêm cho tâm trạng của họ bằng những đoạn miêu tả thiên nhiên, trình bày hoàncảnh và nói chung là luôn giật dây cho họ được thực hiện những mục đích củamình, điều khiển một cách tự do và nhiều khi rất khéo léo mặc dù người đọckhông nhận thấy những hành động, những lời lẽ, những việc làm những mối
tương quan của họ ” [13,247] Như vậy có thể thấy thành phần trần thuật trước
hết đó là lời thuật, chức năng của nó là kể việc Tuy nhiên trần thuật còn baohàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hòan cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật,lời bình luận, lời trữ tình ngoại đề, lời ghi chú của tác giả Về hình thức trầnthuật chủ yếu là đối thoại, độc thoại của chủ thể trần thuật với độc giả Trong tácphẩm tự sự, trần thuật gắn toàn bộ công việc bố cục, kết cấu tác phẩm, trần thuật
là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói nhân vật vàođúng vị trí của nó để người đọc có thể bình luận theo ý định tác giả Khi nói đếntrần thuật người ta thường hay nói đến cái nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật,nhịp điệu trần thuật, bố cục trần thuật, khoảng cách góc độ của người kể đối vớicốt truyện tạo thành Giọng điệu trần thuật chỉ mối quan hệ thái độ của người
kể đối với các sự kiện được kể Bố cục trần thuật hình thành dưới sự triển khai,đan cài, phối hợp, luân phiên các điểm nhìn, có điểm nhìn gần gũi với sự việc, cóđiểm nhìn cách xa trong không gian và thời gian, có điểm nhìn ngoài, hoặc nhìnxuyên qua nội tâm nhân vật, có cái nhìn nhân vật, sự kiện từ một nền văn hóakhác Về các kiểu trần thuật, từ thế kỷ XIX trở về trước thịnh hành kiểu trầnthuật khách quan do một người trần thuật biết hết sự việc tiến hành kể theo ngôithứ ba Sang thế kỷ XX, ngoài lối kể chuyện truyền thống ấy còn thêm kiểu trầnthuật ngôi thứ nhất do một nhân vật trong truyện đảm nhiệm Sự trần thuật có khibiến thành “dòng ý thức’ lời độc thoại nội tâm “ Trần thuật là phương diện cấu
Trang 20trúc của các tác phẩm tự sự thể hiện mối quan hệ chủ thể với khách thể trong loạihình nghệ thuật”[13,248] Vì vậy khi tìm hiểu tác phẩm tự sự người ta thươngchú ý đến trần thuật và cùng miêu tả, trần thuật đóng vai trò không nhỏ trong sựtái hiện thế giới vào tác phẩm văn học.
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học bộ mới, các tác giả viết: ” Trần thuật
là khái niệm chỉ một bộ phận ngôn bản quan trọng trong tác phẩm văn học tự sự,
là thành phần lời của tác giả, của người trần thuật (được đưa vào tác phẩm ítnhiều như một nhân vật) hoặc của một người kể chuyện; tức là toàn bộ văn bảntác phẩm tự sự, ngoại trừ các lời nói trực tiếp của nhân vật ( ) Trần thuật baogồm việc kể và miêu tả các hành động vá các biến cố trong thời gian; mô tả chândung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất, ; bàn luận; lời nói bántrực tiếp của các nhân vật Do vậy trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạotác phẩm tự sự” [13, 346]
Từ định nghĩa trên, có thể hiểu thành phần trần thuật trước hết đó là lờithuật với chức năng là kể việc Ngoài ra, trần thuật còn bao hàm cả việc miêu tảđối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình, lời trữ tìnhngoại đề, lời ghi chú của tác giả Còn về hình thức, trần thuật chủ yếu là đốithoại, độc thoại của chủ thể trần thuật với độc giả Trong tác phẩm tự sự, trầnthuật tổ chức, sắp xếp toàn bộ bố cục, kết cấu tác phẩm sao cho hợp lý Như vậy,trần thuật là cả một hệ thống tổ chức phức tạp nhằm đưa hành động, lời nói nhânvật vào đúng vị trí của nó để độc giả có thể bình luận theo ý định của tác giả
Theo Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học , trần thuật được hiểu là:
“thành phần lời của tác giả - của người trần thuật hoặc của một người kểchuyện Trần thuật bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cốtrong thời gian; mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất .; bàn luận; lời nói bán trực tiếp của các nhân vật Do vậy trần thuật là phương
Trang 21thức chủ yếu để cấu tạo tác phẩm tự sự Tính chất của trần thuật có thể tùy thuộcvào điểm nhìn Điểm nhìn có thể phân thành các kiểu sau:
1) – Xét ở bình diện đánh giá, tác giả, là người kể, nhân vật có thể cùng lậptrường tư tưởng
2) – Xét về bình diện định tính không gian – thời gian cái được miêu tả liênquan đến tác giả hoặc nhân vật bình giá ở phương diện thời gian và không giannào
3) – Xét về bình diện cảm nhận của biến cố, sự cảm nhận có thể được xemnhư chủ quan, nghĩa là tạo dựng một sự cảm nhận của ai đó” [2,324]
Còn tác giả G.N.Pospelov trong Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng
“trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành từ phía người nào đó một loạingười môi giới giữa các hiện tượng được xảy ra linh hồn của sự trần thuậtthường là “vô trọng lượng và vô hình” nhưng đồng thời lời nói của người trầnthuật thì không chỉ có tính tạo hình mà còn có ý nghĩa biểu hiện Lời ấy khôngchỉ có thấy đặc điểm của khách thể trần thuật mà còn cho thấy cả bản thân ngườinói” [12,287]
Từ những năm 2000 trở lại đây, trần thuật – một trong những phương diện
của tự sự học được các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn Trong sách Lý luận văn học tập 2 (2008), Trần Đình Sử đã nói rõ: “Trần thuật là sự tự trình bày liên tục
bằng lời văn các chi tiết, sự kiện tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhânvật một cách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định Trần thuật
là sự thể hiện của hình tượng văn học, truyền đạt nó tới người thưởng thức ” [54,100].Trần thuật là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản vănhọc “ Về bản chất, trần thuật là hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cungcấp thông tin về sự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian,
Trang 22thời gian và về ý nghĩa, trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai xuất hiện ởđâu, khi nào, làm gì, trong tình huống nào ” [54,100]
Lại Nguyên Ân trong bài viết “Về việc mở ra môn trần thuật học trong
ngành nghiên cứu văn học Việt Nam” in trong Tự sự học thì xác định: “ Trần
thuật trỏ phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại vănhọc tự sự ” , “ thực chất của hoạt động trần thuật là kể , là thuật; cái được thuật,được kể trong tác phẩm văn học tự sự là chuyện” [51,147] Như vậy, trần thuậtđòi hỏi phải có người kể, người thổ lộ Trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữachuỗi lời kể với chuỗi sự kiện và nhân vật Vì thế, theo Trần Đình Sử, “ có haiyếu tố quyết định trần thuật là người kể và chuỗi ngôn từ Từ người kể chuyện ta
có ngôi trần thuật, lời trần thuật, điểm nhìn trần thuật Từ chuỗi ngôn từ, ta cóthể kể đến các yếu tố: lược thuật, dựng cảnh, hồi thuật, dự báo, gây đợi chờ,phân tích bình luận, giọng điệu” [54,100]
Nói một cách khác, trần thuật là sự phân bố thế giới hình tượng qua một vănbản ngôn từ nhằm đạt được hiệu quả tư tưởng thẫm mỹ là sự trình bày liêntục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, các mối quan hệ xung đột về sựkiện và nhân vật tạo nên sức hấp dẫn theo tổ chức điểm nhìn trần thuật Đây làyếu tố then chốt đóng vai trò quan trọng trong cấp độ kết cấu trần thuật
Nhà lý luận Mỹ Jonathan Culler đã đưa ra ý kiến “ Bất cứ trần thuật nào đều
có người trần thuật, người kể, bất kể người trần thuật ấy có được xác nhận rõràng hay không? Bởi vì trọng tâm của chủ đề mỗi câu chuyện đều là vấn đề vềmối quan hệ giữa người trần thuật hàm ẩn với câu chuyện mà nó kể ra, nên muốnhiểu rõ một đoạn tự sự, một tác phẩm tự sự, bắt buộc phải xác nhận người kểchuyện hàm ẩn trong đó xác nhận các bộ phận thuộc về cái nhìn của nó, phânbiệt bản thân hành động và sự quan sát của người trần thuật đối với hành độngđó” [53,189] Trong tác phẩm tự sự vai trò của tác giả là rất lớn “ tác giả là trung
Trang 23tâm tổ chức nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là ngườimang thế giới cảm quan đặc thù và trung tâm tổ chức ngôn ngữ theo nguyên tắcnghệ thuật ” [13,106] Do vậy lựa chọn trần thuật như thế nào phụ thuộc rấtnhiều vào tác giả.
Từ những khái niệm, định nghĩa về trần thuật, các thành phần của trầnthuật, bản chất của trần thuật chúng ta nhận thấy một điều: khảo sát cách trầnthuật của nhà văn ( tức khảo sát nhà văn “kể như thế nào”) là cùng một lúc ngườinghiên cứu sẽ nhận thấy được nghệ thuật kể của nhà văn, lời văn kể, cái nhìn củanhà văn về con người và thế giới Đồng thời chúng cũng làm bật lên một điều
là khả năng cảm hóa lôi cuốn của tác phẩm đến người đọc không chỉ có nội dung
mà ở cả hình thức kể Như vậy, trần thuật là một yếu tố thuộc về hình thức trongcấu trúc văn bản tự sự, phương diện này góp phần làm nổi bật vai trò chủ thể trầnthuật, là hướng nghiên cứu kĩ thuật kĩ xảo của mỗi nhà văn
Đến đây có thể nói, trần thuật là một yếu tố hình thức chủ đạo chi phốitoàn bộ nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng Nhà văn đã khéoléo và linh hoạt trong cách tổ chức trần thuật từ cách xây dựng cốt truyện, xâydựng nhân vật đến chọn lối kể, cách mở đầu, kết thúc, điểm nhìn để kể, nhịp điệu
kể, giọng điệu, các thủ pháp nghệ thuật Nguyễn Quang Sáng thường chọn chomình lối kể chủ quan để miêu tả hiện thực Mặt khác, nhà văn biết điều phối nhịpđiệu kể phù hợp với hoàn cảnh, sự kiện của nhân vật, lúc thì trầm tĩnh, chậm rãi,lúc thì dồn dập, khẩn trương, sôi nổi Ngôn ngữ trong truyện ngắn cũng đượcNguyễn Quang Sáng sử dụng biến hoá, linh hoạt ở mọi chi tiết, từ cách dùng từ,đặt câu, cách so sánh ví von, cách tả cảnh tả người cho đến những lời nói củanhân vật hay của người kể chuyện với giọng điệu giàu chất Nam Bộ Qua nghiêncứu truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, chúng ta thấy nghệ thuật trần thuật đóngvai trò rất quan trọng trong tác phẩm của ông và là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn
Trang 24đối với người đọc Ngoài ra, có thể khẳng định trần thuật là yếu tố chi phối nộidung, kết cấu và nghệ thuật, đồng thời là căn cứ để các nhà nghiên cứu, nhà phêbình đánh giá bút lực, phong cách của văn từ Nguyễn Quang Sáng.
1.3.2 Giới thuyết về truyện ngắn
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán – Nguyễn
Khắc Phi – Trần Đình Sử đồng chủ biên, truyện ngắn được hiểu “ là tác phẩm tự
sự cỡ nhỏ, nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diệncủa đời sống như đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn”.Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyệnngắn với các tác phẩm tự sự khác Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rấtngắn, nhưng thực chất lại là những truyện dài viết ngắn lại Truyện ngắn thờitrung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa Các hình thức truyện kể dângian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại, lại càng không phải làtruyện ngắn Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộcđời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại Cho nên truyệnngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học Khác với tiểuthuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của
nó, truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện mộtnét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người Vìthế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Và nếu mỗinhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là mảnhnhỏ của thế giới ấy Truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa nhữngtính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhânvật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức
xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người Cốt truyện của truyện ngắn thường
Trang 25diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung lànhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Kết cấu của truyệnngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theonguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp tường thuật của truyện ngắnthường là chấm phá Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chitiết cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tácphẩm những chiều sâu chưa nói hết Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sốnghằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó cótác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống Nhiều nhà văn lớn trên thế giới vànước ta đạt được đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng nhữngtruyện ngắn xuất sắc của mình[ 13,243].
Truyện ngắn là một loại “tự sự cở nhỏ” thường nhằm tới việc khắc họanhững tính cách điển hình có cá tính đầy đặn trong tương quan với hoàn cảnh.Dung lượng của tác phẩm chỉ cho phép tác giả thể hiện con người trong những
“khoảnh khắc”, “chốc lát” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong đời sống Vì vậy,cốt truyện, truyện ngắn thường là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện đượctác giả kể lại gọn gàng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của mộtvài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời hay một “chốc lát”trong cuộc sống nhân vật nhằm gây ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người.Khi xây dựng cốt truyện nhà văn không chỉ khai thác tình tiết, sườn truyện, chitiết nghệ thuật mà còn chú ý đến tình huống truyện Tình huống góp phần bộc lộnét bản chất độc đáo của truyện là “ngắn”, “hàm súc”, “cô đọng” Mặt khác, tìnhhuống còn là sự thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm mà nhà văn muốn thể hiện Cácnhà văn, các nhà lý luận phê bình đã nhận ra vai trò của tình huống trong truyệnngắn Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Tình thế truyện không cần đến nhữngmâu thuẫn gay gắt như kịch, nhưng nó là cái cắc cớ chắc chắn, hết sức cụ thể màmang tình riêng, ở đó cốt truyện và nhân vật dựa vào để thể hiện đắc lực các ý
Trang 26định của tác giả, ví như những cây cọc vững chắc để cho cây bí leo lên mà ra hoatrái… Những nhà văn có tài điều là những người có tài tạo ra tình thế xảy ratruyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng” [53,12] Nhàvăn Nguyễn Kiên quan niệm: “Điều quan trong đối với truyện ngắn là phải lựachọn tình thế tự nó bộc lộ ra nét chủ yếu của tính cách và số phận, tự nó đặctrưng cho một hiện tượng xã hội”.
1.3.3 Vai trò của trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng
Bấy lâu nay, Nguyễn Quang Sáng được khẳng định, được ngợi ca trướchết là ở tấm lòng của nhà văn và nội dung tác phẩm mà nhà văn phản ánh Vì saovăn Nguyễn Quang Sáng được nhiều người quan tâm, làm xúc động lòng người?Một mặt là do nội dung kể trong tác phẩm, nhưng mặt khác, không thể phủ nhậnđược, là cách kể của nhà văn – Nguyễn Quang Sáng đã “kể như thế nào” mà nộidung tác phẩm mới “sống” được? Trả lời câu hỏi này buộc chúng ta phải chú ýđến vai trò trần thuật trong văn Nguyễn Quang Sáng
Ngay từ những sáng tác đầu tay, tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã thuhút được độc giả và giới nghiên cứu ở cả nội dung kể và cách kể của nhà văn.Vân Thanh nhận xét: Không phải Nguyễn Quang Sáng không có ý định viết
truyện dài Anh đã cho in truyện vừa Chiếc áo thằng hình rơm (NXB Giải phóng, 1973) và đã cho đăng dần trên tạp chí Tác phẩm mới (1974) một số chương của truyện dài Mùa gió chướng Nhưng trong hoàn cảnh miền Nam vào
những ngày chống Mỹ ác liệt, anh tập trung sức lực vào truyện ngắn Anh đãtừng nói: “Tôi rất thích viết tiểu thuyết ngay lúc bắt đầu lên đường về chiếntrường, tôi đã nghĩ đến tiểu thuyết Nhưng khi sống trong thực tế của bom đạn,tôi nghĩ biết sống biết chết lúc nào mà để dành Có cái gì viết cái ấy phục vụngay Phải đánh trả lại kẻ thù từng miếng, từng nhát, thật sâu”
Trang 27Năm 1968, anh viết tập truyện ngắn Chiếc lược ngà; và tiếp ngay năm sau, anh cho xuất bản tập truyện Bông cẩm thạch.
Hai tên truyện gợi cho người đọc nghĩ ngay đến những vật kỷ niệm nhỏnhắn, xinh xắn nào đó của một cuộc sống êm ả Đúng, đấy là những kỷ niệmnhưng có điều đó không phải là những kỷ niệm bình thường của một cuộc đờiphẳng lặng mà là những kỷ niệm có khi nhòa lẫn máu của những ngày chống Mỹ
ác liệt, những ngày nổi dậy của Cửu Long cuộn gió Cái ý ấy, có lúc anh đã nóilên một cách bóng gió: “Sông Cửu Long lúc nào cũng có sóng Đừng thấy dòngsông lặng lẽ mà bảo dòng sông không có sóng; sóng đang nổi lên từ dưới đáyngười ta gọi là sóng ngầm”
Đầu xuân năm 1968, Sài Gòn với những đợt sóng ngầm đã đến lúc dậy lên
ồ ạt, dữ dội Sài Gòn những ngày tổng công kích, ta có dịp hiểu rõ hơn về conngười Sài Gòn, đủ mọi tầng lớp, với lòng yêu nước thắm thiết và lối đánh giặc
theo “kiểu Sài Gòn” của họ Tiếng súng trên đường phố Sài Gòn, Sài Gòn dưới những tầng khói là hai bút ký Nguyễn Sáng tranh thủ ghi nhanh trên đường phố.
Tuy đấy mới chỉ là vài nét phát họa nhưng người đọc vẫn không sao quên hìnhảnh mười ba cô gái đẩy lùi cả một tiểu đoàn Mỹ Cuối cùng các cô đều bị thươngnặng Biết rằng mình không thể sống được nữa, các cô bắn đến viên đạn cuốicùng rồi nằm bên nhau cất tiếng hát Câu chuyện đẹp và kỳ diệu như một truyềnthuyết
Truyện ngắn Nguyễn Sáng chứa đựng những yếu tố “kỳ diệu” như thế.Nói kỳ diệu là nói những chuyện lạ Nhưng với Nguyễn Sáng, đó là nhữngchuyện lạ đã trở thành bình thường, những chuyện lạ không phải do “phép tiên”
mà có, nó được làm nên bởi những con người bình thường
Trong Chiếc lược ngà, NXB Giải phóng, 1968, ở tr.13, cái “kỳ diệu” đó
không có chút gì xa lạ, vì đó chính là chất thơ, chất anh hùng tràn đầy trong cuộc
Trang 28sống chiến đấu của chúng ta Nguyễn Sáng là người viết có ý thức khai thác đềtài và khơi nguồn cảm hứng của mình trong những điều kỳ diệu đó của cuộcsống Kể một câu chuyện bình thường nhất về một người mẹ, một “người đàn bàĐồng Tháp” chỉ muốn sống hòa bình, lo làm ăn, nuôi con, anh cho thấy rõ một
cách hết sức tự nhiên bước chuyển quan trọng trong ý thức tư tưởng của người
phụ nữ Việt Nam: “Thời bây giờ đánh với Mỹ, người mẹ nuôi con cũng phải cósúng” Phải chăng, trên đất lửa của chúng ta, cái ý thức đó chính là sự khởi đầuchủ nghĩa anh hùng của biết bao nhiều người vợ, bà mẹ
Một chuyện vui kể chuyện anh Bảy Ngàn trên đồng nước bị trực thăng vây
bố, sau hai lần hụt chết, ung dung đến ngồi bên cạnh cây tràm bị tên lửa bắn, cònnghi ngút khói, hút thuốc, thở khói phà phà Câu chuyện mấy lần hụt chết đó lại
cứ như là “một chuyện vui”, chẳng mùi mẽ gì, thế nhưng cái điều kỳ diệu về tưthế ung dung, coi thường nguy hiểm, xem thường kẻ địch lại gây ra một ấntượng sâu trong người đọc Qua anh Bảy Ngàn ta thấy một nét tiêu biểu về tínhcách anh hùng của con người miền Nam
Nói được một cái gì thật kỳ diệu trong những điều tưởng chừng rất bìnhthường của cuộc sống, đó là đóng góp đáng chú ý của Nguyễn Quang Sáng
Nhưng làm quen với Nguyễn Sáng, người đọc được tiếp xúc nhiều hơn vớinhững câu chuyện được xây dựng trên những tình tiết ngẫu nhiên, bất ngờ, lắmkhi gay cấn, căng thẳng đầy tính kịch Thật ra thì hai hiện tượng trên không có gìmâu thuẫn với nhau, vì nó cùng thống nhất trong mục đích chung của tác giả lànói cho được những điều lớn lao kỳ diệu của cuộc sống
Người đọc sẽ càng thấy được điều đó trong những tình huống khác như
Quán rượu người câm, Chiếc lược ngà …
Quán rượu người câm là câu chuyện anh Ba Hoành bị địch bắt năm 1956,
tra tấn đến hóa câm Anh về nhà ở với vợ, dọn một hàng rượu Ở quán rượu
Trang 29“người câm” được nghe đủ mọi thứ chuyện về tội ác của kẻ thù, về sức căm thùquật khởi của nhân dân Cho đến ngày đồng khởi, nhân dân chờ đợi người lãnhđạo xuất hiện Phút chờ đợi thật nghiêm trang Nhưng không ngờ người đó lạichính là anh: “Bốn năm rồi, tôi không nói, không phải tôi câm, mà tôi im lặng.
Đã đến lúc chúng ta không im lặng được nữa !”
Bốn năm im lặng trong tư thế một người câm ! Một tiếng nói cất lên đúngvào hôm đồng khởi cùng với tiếng hò reo, tiếng súng nổ dậy trời của nhân dânphá thế kìm kẹp của kẻ thù ! Cái thế giới mà người đọc được Nguyễn Sáng đưavào quả là kỳ lạ ! Thêm vào đó là chi tiết về một em bé gái mười sáu tuổi, em bétrước mặt một tên phản bội năn nỉ xin em đầu thú bổng hất tóc ra sau vai và nóinhư nghiến: “Chú Hai ! Chú sợ chết hả ! Chú hãy bình tỉnh nhìn tôi đây này” rồi
“thè lưỡi, mắt long lên, đưa quả đấm đánh vào cầm mình” Quả là chuyện bấtngờ đến làm ta nín thở vì căng thẳng, hồi hộp
Cũng hồi hộp nhưng không đến nỗi căng thẳng như trên đây là những gặp
gỡ như trong Chiếc lược ngà Một người cha về thăm nhà, con không nhận mặt,
vì anh có một vết sẹo, không giống như cho ảnh Một cô gái khi nhận ra cha, chỉ
ao ước có một chiếc lược ngà Người cha chưa kịp gởi quà cho con thì bị hysinh Một người bạn nhận lấy nhiệm vụ chuyển món quà kỷ niệm đó cho ngườicon gái Một cô giao liên trên đường công tác Một câu chuyện được kể lại… Tất
cả khớp với nhau và trước mặt ta bây giờ, những hình ảnh, những chi tiết tưởngnhư rời rạc đó bỗng nhiên gắn với nhau, tạo nên một bức tranh xúc động về tìnhcha con, về tình đồng chí, về những mất mát lớn lao mà chúng ta phải chịu đựngtrong chiến đấu và về những bù đắp quí giá mà Cách mạng đem lại cho mỗingười…
Trong Bông cẩm thạch, Nguyễn Sáng cũng đã dựng được một câu chuyện
gặp gỡ ngẫu nhiên mà xúc động như thế giữa hai mẹ con cùng đi làm Cách
Trang 30mạng, cho ta tấm lòng thủy chung và thương yêu rất đẹp của con người miềnNam Thiên truyện cũng đồng thời cho thấy những hiểu nhầm, những mất mátđau thương, những uẩn khúc chưa thể giải tỏa của con người chỉ có thể giãi bàykhi cuộc chiến nổ ra, khi đã chấm hết cái thời khắc nén lặng, chờ đợi trong bóngtối và kìm kẹp của kẻ thù, để cho tiếng súng cất lên.
Truyện Nguyễn Sáng giàu chi tiết sống Nhưng chi tiết đối với anh khôngphải là một thứ trang sức để phô bày Chi tiết được anh dùng trước hết là nhằmkhắc họa nhân vật
Cùng miêu tả lớp trẻ, nhưng Nguyễn Sáng, mỗi người một nét khác nhau.Thế hệ trẻ vốn là lớp người Nguyễn Sáng vốn rất nâng niu và quí trọng Aichẳng biết tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất trong đời người, nhưng nếu cần hy sinh, họkhông ngần ngại dâng cả cuộc đời mình cho hạnh phúc chung của mọi người.Trong chiến đấu, lớp trẻ miền Nam quả đã tỏa ra những ánh sáng chói ngời,xứng đáng với cha anh Chính họ đã tô điểm cho cuộc sống thêm tươi vui Ai màchẳng yêu cô xã đội trưởng xinh đẹp, dũng cảm mà lại chúa nghịch ngợm trong
Chị xã đội trưởng Cô “thử thách” người yêu bằng cách nói rằng mình bị cháy
đen thui thủi, làm anh chàng đại đội phó, người yêu của cô cứ ngơ ngẩn cảngười Tác giả cũng nhân dịp đó mà “chen ngang” một nhân xét dí dỏm của anh
về lớp trẻ: “Tôi không dám bàn luận về tình yêu, nhưng tôi nghĩ, điều mà chị xãđội trưởng bày ra cho thêm rắc rối đó là cái chất trẻ đẹp của tình yêu mà bomđạn của giặc Mỹ không thể nào giết chết được Đứng trong cuộc sống chiến đấuđầy bom đạn, chẳng biết lúc nào mình hy sinh, bị tàn tật, nhưng điều đó không
ám ảnh được chị Chị vẫn sống một cách bình thường, vẫn yêu, yêu một cách rắcrối và hồn nhiên như vậy đó Và đó là sức mạnh của chị”
Không giống với chị xã đội trưởng, cô gái Khơ me Sa Rết lại rất dịu dàng,kín đào trong tình yêu, một tình yêu không bộc lộ ra ngoài nhưng thật nồng cháy
Trang 31bên trong… Suốt bao nhiêu năm trời cô giữ gìn chiếc áo của người yêu, khác nàongười con gái trong ca dao: “Áo xông hương của chàng vẫn mặc Đêm em nằm
em đắp lấy hơi” Rồi từ chiếc áo Sa -Rết gởi cho bộ đội đi theo bước chân củachồng, mà dệt nên cả một câu chuyện đẹp như cổ tích …
Cùng miêu tả các cô giao liên, nhưng qua ngòi bút Nguyễn Quang Sáng,
mỗi người vẫn có một vẻ riêng Thu trong Chiếc lược ngà rất thông minh và bình
tĩnh Người ta kháo rằng cô “có cái mũi rất thính, cô dùng mũi để nghe mùi địch
và có thể phân biệt được thằng nào là Mỹ, thằng nào là Ngụy nữa” Nhưng trong
Chị Nhung, thì quả có cái bề ngoài của một phụ nữ Sài Gòn đúng mốt: cưỡi xe
Honda, mang kiếng mắt đen, quần ống hẹp và áo bó sát người Trinh, Phương
trong Người bạn mới quen có những nét mơ mộng của những nữ sinh viên mới gia nhập hàng ngũ bộ đội; con Mì trong Bông cẩm thạch thì ít nói, gan góc, nén chịu rất giỏi những đau thương riêng của bản thân mình Ánh trong Chị xã đội trưởng lại hồn nhiên, nhí nhảnh…
Rõ ràng họ là những bông hoa tươi thắm trong cuộc chiến đấu chống Mỹ.Không giống với những ngày kháng chiến chống Pháp các giao liên thường làthiếu nhi Ngày nay trong cuộc chiến đấu với tên đầu xỏ đế quốc Mỹ, các giaoliên thường là nữ Nguyễn Quang Sáng có đóng góp trong việc xây dựng hìnhảnh loại nhân vật này
Có điều cần chú ý là lâu nay trong các bài hát cũng trong thơ, truyện, cuộcsống người giao liên mới được miêu tả ở khía cạnh bay bổng, nhẹ nhàng, hoặc ở
sự mưu trí lanh lẹ trong mọi tình huống Đúng, đấy là những thực tế cần phải cangợi và miêu tả Nhưng người viết đừng để người đọc hiểu lệch về cuộc sốngcủa người giao liên chỉ là những trang thơ đầy màu xanh của cây rừng hoặc đầyhoa bướm Cuộc đời của họ phải chịu bao vất vả và gian khổ, phải đương đầuvới bao nhiêu khó khăn: một mình đảm nhiệm mọi công tác giữa thiên nhiên
Trang 32rộng lớn, bí hiểm và lắm khi khắc nghiệt; một mình tác chiến đơn độc, một mìnhphụ trách biết bao sinh mệnh con người.
Có thể nói nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng là những conngười được vươn lên trong ánh sáng của Cách mạng Những nét u buồn khôngđọng lâu trong con người họ Khó khăn, mất mát, chết chóc là điều khó tránhkhỏi trong cuộc chiến đấu ác liệt này, nhưng điều đó không hề làm giảm lòng tincủa họ vào chiến thắng ngày mai Niềm lạc quan và lòng tin đó toát lên trongmọi truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng Đó là dụng ý của tác giả Anh muốngieo vào lòng người đọc niềm tin, lòng yêu đời để sống và chiến đấu
Mỗi nhà văn có một sở trường, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành cho tahình dung một cuộc sống rất mực dữ dội, khốc liệt trong sự đối mặt giữa ta vàđịch Anh Đức, Phan Tứ đi sâu vào quá trình vùng dậy của nhân dân Trần HiếuMinh hướng vào cả một quá trình cuộc sống bề bộn các sự kiện Nguyễn Sángkhông thế, ông đi vào từng mảng nhỏ của đời sống, làm cho thấy sự kết hợp giữachất anh hùng cao cả và chất thơ trong trẻo, đơn giản
Nhưng phải chăng có thể xem đây là một nhược điểm của tác giả: trongtruyện ngắn của ông, ta chưa hề thấy một nhân vật phản diện nào Chính ông đãtừng khẳng định là những nhân vật chính diện trong các tác phẩm miền Nam “đãtrở thành những điển hình sống, phong phú, đa dạng, có sức chinh phục vàthuyết phục lòng người, ngược lại, những nhân vật phản diện vẫn còn mờ nhạt,
nó tàn bạo đó, nó giết người đó, nó ăn thịt người nữa, nó lố lăng, nó lưu manh,nhưng đọc rồi, ta vẫn cứ thấy mờ mờ Bởi vì ta chỉ thấy cái bên ngoài” Qua ýkiến phát biểu trên của nhà văn, ta hiểu được sự băn khoăn chính đáng của ông
và càng thấy quý sự chân thật và tinh thần trách nhiệm của ông đối với ngườiđọc Nếu như trong một hai tác phẩm không có bóng dáng tên phản diện thì cũng
Trang 33chẳng sao, nhưng nếu là cả một chuỗi tác phẩm viết về hiện thực miền Nam màkhông hề đá động đến bọn chúng thì điều đó không phải là không đáng tiếc.
Giàu chi tiết sống, lắm tình huống bất ngờ, truyện Nguyễn Sáng thườngmang nhiều chất kịch Có thể xem đó là phong cách của ông Truyện của ôngbao giờ cũng có khía cạnh làm cho người đọc hồi hộp, chờ đợi Kết thúc truyệnbao giờ cũng đột ngột, người đọc khó đoán trước được
Nhưng có điều, chất ly kỳ đó hoàn toàn không phải là do ông bịa đặt hoặcthêm thắt vào, mà chính do cuộc sống gợi ra
Quán rượu người câm quả là chuyện lạ, nhưng trong cuộc sống miền
Nam, những chuyện lạ như thế đâu phải là hiếm
Nguyễn Quang Sáng vốn là cây bút khéo sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên tựnhiên, có thể xảy ra, đóng vai trò là chất xúc tác thật sự, đẩy các tình huống pháttriển Những cuộc gặp gỡ bất ngờ luôn luôn là đường mối chính cho nhữngtruyện ngắn của ông Nhưng sao cái vẻ ngẫu nhiên bên ngoài, ông bao giờ cũngcho thấy cái cốt tất yếu, hợp lý bên trong Người đọc tự nghĩ: cuộc sống Cáchmạng là thế, đầy những điều kỳ diệu !
Cuối cùng, có thể nói, truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng tuy đậm tính kịchnhưng vẫn mang nhiều chất trữ tình Không ít truyện của anh được gội trong
không khí của những kỷ niệm như Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch Và đằng
sau những kỷ niệm là tất cả mối dây bền chặt của những mối quan hệ giữa conngười: tình cha con, mẹ con, tình đồng chí, tình bạn, tình yêu Nguyễn QuangSáng cố không tham gia bình phẩm, nhưng xúc động của người viết thường vẫnkhông giấu được
Như vậy trần thuật đã đóng một vai trò quan trọng trong truyện ngắnNguyễn Quang Sáng và là một yếu tố làm nên sức hấp dẫn cho độc giả
Trang 34Chương 2 ĐIỂM NHÌN VÀ NHỊP ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG SÁNG 2.1 Điểm nhìn trần thuật
Khi kiến tạo tác phẩm, một trong những điều khó khăn đối với người sángtác là phải lựa chọn cho mình một chỗ đứng thích hợp để kể câu chuyện, thamgia trực tiếp vào sự kiện của cốt truyện hay đứng ngoài sự kiện Việc tìm chỗđứng này xác lập cho người kể một điểm nhìn trần thuật để từ đó câu chuyệnđược bắt đầu Điểm nhìn “là phương thức phát ngôn trình bày miêu tả phù hợpvới cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả” [47,149] Điểm nhìn “thể hiện
vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vật
và sự kiện” [54,104] Nhà văn không thể miêu tả, trần thuật các sự kiện về đờisống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật hiện tượng, nónhư “mở một con đường đi vào rừng rậm” (Puđôpkin) Do vậy “điểm nhìn trầnthuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật nhưng ngàynay là một vấn đề then chốt của tự sự học” [54, 175] Xác định đúng điểm nhìn
sẽ tạo cho người đọc cái thế nhìn sâu trong xa, đưa họ đến cái điểm nhận thức vàcảm thụ mà nhà văn muốn đạt đến P.Lubbock nói: “Tôi cho rằng toàn bộ vấn đềrắc rối về phương pháp trong nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vào vấn đề “điểmnhìn” – Vấn đề thái độ của người kể chuyện với việc trần thuật” (dẫn theoNguyễn Hải Phong) [51, 118] Với những cây bút tài năng, quan điểm trần thuậtkhông chỉ đảm bảo tính hợp lý, mà còn trở thành một hình tượng nghệ thuật độcđáo Cách vận dụng linh hoạt các điểm nhìn trần thuật góp phần tạo nên tính sinhđộng và hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm văn học V .Ekhalidev đã nhậnxét.“Trong tác phẩm tự sự điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật vớichủ thể trần thuật, hay nói cách khác điểm nhìn của người trần thuật đối với
Trang 35những gì anh ta miêu tả” Điều đó có nghĩa là trần thuật trong tự sự bao giờ cũngđược trao cho một người nào đó, đó là người môi giới giữa hiện tượng đượcmiêu tả với người nghe Nhà văn có thể tiến hành trần thuật theo quan điểm củamình, hoặc trao nó cho người trần thuật, hoặc theo điểm nhìn của một trong sốcác nhân vật hoặc kết hợp luân phiên các quan điểm của các nhân vật khác nhau.Người kể chuyện có thể là người tham gia vào câu chuyện như một nhân vật, cóthể là người chứng kiến và cắt nghĩa các sự kiện đã xảy ra Tùy theo điểm nhìnđược lựa chọn mà người trần thuật xuất hiện dưới những tư cách khác nhau Cókhi người kể chuyện xưng “tôi’ kể về những gì của chính mình đã trải qua, đãquan sát giữ quyền kể chuyện từ đầu đến cuối tác phẩm (trần thuật theo ngôi thứnhất – chủ quan hóa) Có khi kể chuyện theo ngôi thứ ba vô hình nào đó ( trầnthuật khách quan hóa) không xuất hiện và không tham gia vào quà trình diễnbiến của câu chuyện, câu chuyện dường như tự nó hiện ra Việc lựa chọn cácphương thức trần thuật gắn liền với quan điểm trần thuật
Tùy theo tiêu chí phân loại mà có cách phân chia các kiểu điểm nhìn khác
nhau Căn cứ vào khoảng cách giữa chủ thể và đối đối tượng, cuốn Nhập môn văn học đã chia quan điểm trần thuật trong tác phẩm tự sự thành năm loại: Quan
điểm trần thuật tham dự, quan điểm trần thuật không tham dự, quan điểm trầnthuật thông suốt và cả chọn lọc [55,31] Căn cứ vào vị trí người kể chuyện dựavào để quan sát, trần thuật, đánh giá các nhân vật và sự kiện có các loại: điểmnhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn không gian, điểm nhìn thời gian,điểm nhìn tâm lý [54,104] Xét về trường nhìn trần thuật có trường nhìn tác giả(trần thuật không tham dự - khách quan), trường nhìn nhân vật (trường nhìntham dự) Xét về bình diện tâm lý có điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bênngoài…
Trang 36Việc chọn điểm nhìn và tổ chức điểm nhìn để trần thuật có vai trò quyếtđịnh đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm tự sự Theo Hoàng Ngọc Hiến
“việc nhà văn chọn quan điểm trần thuật từ đó câu chuyện được kể cũng giốngnhư nhà thơ chọn tiết tấu hay thể thơ tự do hay thơ không vần, sự lựa chọn này
sẽ góp phần vào việc hiệu quả của tổng thể mà câu chuyện sẽ có” Với một tácgiả giỏi, nhà văn sẽ chọn được một vị trí trần thuật mà họ cảm thấy là tốt nhất
Và dù chọn điểm trần thuật nào, với mọi sự biểu hiện, miêu tả đều từ tác giả mà
ra vì “lý luận hiện đại không phân biệt ngôi thứ thứ nhất hay ngôi thứ ba mà mọitrần thuật đều xuất phát từ cái “tôi” hiểu biết, đều là ngôi thứ nhất cả, chỉ khácnhau ở mức độ ẩn hiện” [12,187] Song để tạo nên hình tượng nghệ thuật, tác giả
có thể tạo ra môi giới đứng ra kể chuyện, quan sát, miêu tả; cũng có thể trong tácphẩm, người trần thuật theo ngôi thứ ba ẩn mình, và ngôi trần thuật theo ngôi thứnhất lộ diện … sự phân chia này hoàn toàn tương đối và thuần túy mang tínhnghệ thuật Do nhu cầu phản ánh hiện thực với tất cả sự phong phú và chiều sâutrong tâm hồn con người mà mỗi nhà văn có cách chọn lựa và tổ chức điểm nhìntrần thuật riêng Đối với Nguyễn Quang Sáng, ông thường không duy trì mộtphương thức trần thuật mà luôn có sự thâm nhập, đan xen, phối hợp và di chuyểncác điểm hình trần thuật khác nhau Đó là đặc điểm nổi bật nhất tạo nên sự hấpdẫn, uyển chuyển và linh hoạt trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn QuangSáng
2.1.1 Điểm nhìn trần thuật khách quan (trần thuật không tham dự)
Phương thức trần thuật không tham dự (khách quan hóa) là trần thuật ởngôi thứ ba, không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả Với điểm nhìn trần thuậtnày, người trần thuật thường kể về người khác ở vị trí khách quan Có nghĩa làngười kể luôn có ý thức giữ một khoảng cách nhất định đối với sự kiện, nhânvật Người kể như là người chứng kiến, biết hết mọi sự việc, nhân vật nhưng tách
Trang 37mình ra khỏi sự đồng cảm với việc được kể, như đang “lia ống kính” để “chụp”những hình ảnh chân thực đang xảy ra Bằng thái độ điềm đạm, dửng dưng và sửdụng ngôn ngữ ở dạng trung tính, cách kể này đã thuyết phục người đọc tính xácthực của sự kiện, tình tiết, chi tiết và đem đến cho tác phẩm màu sắc khách quantối đa.
Chọn điểm nhìn bên ngoài, trần thuật khách quan không tham dự là cáchtrần thuật được nhiều nhà văn sử dụng Tuy nhiên, cùng một cách nhưng mỗi nhàvăn đem lại sắc thái riêng, tạo nên những phong cách trần thuật khác nhau.Chẳng hạn lối trần thuật của Nguyễn Công Hoan thì hóm hỉnh tinh quái; củaNgô Tất Tố nghiêm túc tỉnh táo “nhìn trước ngó sau”; của Vũ Trọng Phụng tỉnh
bơ, mỉa may, cay độc; của Nam Cao thì dửng dưng lạnh lùng chua chát đến tànnhẫn… Phương thức trần thuật không tham dự (khách quan hóa) là trần thuật ởngôi thứ ba vô hình Nguyễn Quang Sáng thường chọn điểm nhìn này trongnhiều truyện ngắn sử thi hóa, ở đó quan điểm của người viết hòa cùng quan điểmchính thống của số đông, của cả dân tộc thời chống Mỹ Trong toàn bộ sáng táccủa Nguyễn Quang Sáng , số tác phẩm được kể tuyệt đối với điểm nhìn kháchquan này chiếm số lượng khá nhiều, có đến sáu truyện ngắn được kể với một
giọng trầm tĩnh, trần thuật không tham dự là Con chim vàng, Đạo tưởng, Anh thợ vẽ, Cây đàn đứt dây mà nổi bật nhất là Quán rượu người câm và Một chuyện vui.
Trong truyện ngắn đầu tay là Con chim vàng, Nguyễn Quang Sáng đã sử
dụng phương thức trần thuật này để kể lại diễn biến câu chuyện: thằng Bào làđứa ở đợ cho nhà thằng Quyên, vì thằng Quyên thích con chim vàng nên bắtthằng Bào dù sống dù chết cũng phải bắt cho kỳ được con chim vàng cho nó.Tình huống trên đã mở đầu cho mâu thuẫn xung đột giữa Bào và mẹ con thằngQuyên, mở đầu cho sự phát triển của truyện, tác động đến diễn biến tâm trạng,
Trang 38hành động của các nhân vật Những đụng độ, va chạm trực tiếp giữa Bào và mẹcon thằng Quyên diễn ra ngày càng gay gắt Nhà văn sử dụng hình thức đối lập
để diễn tả tâm lý nhân vật: “Bào căm ghét con chim vàng nhưng thằng Quyên nóyêu chim quá … Đêm Bào không ngủ được nhưng thằng Quyên nằm trên đệmthiêm thiếp nghe tiếng chim hót nó nhào dậy khóc và đòi bắt chim cho nó” Đặcbiệt, sự tương phản trong tâm trạng và hành động của nhân vật được thể hiện quanhững chi tiết đặc sắc Thằng Quyên khóc mà “không chảy nước mắt” còn Bàokhông khóc mà “nước mắt cứ tuôn ra”; Bào bắt chim đập đầu vào cây “tay Bàovới tới, với mãi chẳng vớ được ai” còn mẹ thằng Quyên “thò tay nâng lấy xáccon chim vàng” Câu chuyện kết thúc cùng cái chết con chim vàng và hình ảnhBào mặt bê bết máu Như vậy, từ tình huống tưởng như đơn giản trên lại là tiêuđiểm cho cốt truyện vận động, bộc lộ những mâu thuẫn xung đột giữa các nhânvật Qua tình huống trên, nhà văn đã làm nổi bật được ý muốn tầm thường nhỏmọn của mẹ con thằng Quyên và hậu quả to lớn nghiệm trọng xảy ra với emBào Hóa ra trong xã hội cũ người ta coi mạng sống của con người không bằngmột con chim ! Mâu thuẫn Bào và mẹ con thằng Quyên thực chất là mâu thuẫngiai cấp đối kháng giữa nông dân – địa chủ Tác giả đã làm rõ bản chất ích kỷ,tàn ác, xấu xa trong tính cách mẹ con thằng Quyên bằng những chi tiết đầy ấntượng, từ giọng nói đai nghiến: “chuối tao cúng thỗ thần, chuối tiền, chuối bạc,chuối gì cho chim ăn Mày trèo lên cây bắt sống nó cho tao” đến hành động:
“nâng lấy xác con chim vàng” đã lột tả được bản chất vô nhân đạo, thiếu tìnhngười của những kẻ bóc lột ở xã hội cũ Đồng thời tác giả cũng thể hiện thái độthông cảm, xót xa đối với những thân phận bé nhỏ, bị rẻ rúng trong xã hội.Truyện vì thế giàu tính hiện thực và nhân đạo
Trong Quán rượu người câm Nguyễn Quang Sáng đã đưa hàng loạt hình
ảnh sinh động vào “ống kính ” của mình, đó là cảnh tra tấn anh ba Hoành và côgái cùng hành động dũng cảm của họ:
Trang 39“ Đứa cháu gái liền thè lưỡi, mắt long lên, đưa quả đấm vào cằm mình.
“Bực”, đầu lưỡi cháu rơi xuống, cháu ngã ngửa ra sau và máu vọt ra Cái chết của cháu gái quyết liệt quá khiến cho tất cả anh em tù liền nhỏm dậy Nhưng chân của họ bị còng, còng bị kéo tới, tay họ vồ vào kẻ thù Bọn địch bỏ xác người con gái nhỏ lại, chen nhau, tuôn ra, đập song sắt và rút súng ngắn chĩa vào tù nhân.
Anh Ba Hoành chụp lấy cái đầu lưỡi của cháu gái và nhổ một bãi nước miếng vào mặt tên phản bội, anh để cái đầu lưỡi nhỏ lên bàn tay, bàn tay xòe ra, anh đưa chầm chậm qua mắt anh em, tay anh lẩy bẩy run, và nước mắt anh cứ xối xả.
Sau đó ba ngày, trong một trận tra tấn, khi một tên địch dùng bù loong đập lên
cổ anh, anh ngã quỵ, giẫy một lúc, miệng há ra, rồi ú ớ Bọn địch nói gì anh cũng nghểnh mặt, ngơ ngác, cái ngơ ngác của một người điếc, và miệng cứ há
ra, hàm dưới đưa qua đưa lại một cách khó nhọc và cứ ú ú ớ ớ.” [ 43,381]
Đó là câu chuyện anh Ba Hoành bị địch bắt năm 1956, tra tấn đến hóacâm Anh về nhà ở với vợ, dọn một hàng rượu Ở quán rượu “người câm” đượcnghe đủ mọi thứ chuyện về tội ác của kẻ thù, về sức căm thù quật khởi của nhândân Cho đến ngày đồng khởi, nhân dân chờ đợi người lãnh đạo xuất hiện Phútchờ đợi thật nghiêm trang Nhưng không ngờ người đó lại chính là anh: “Bốnnăm rồi, tôi không nói, không phải tôi câm, mà tôi im lặng Đã đến lúc chúng takhông im lặng được nữa !”
Bốn năm im lặng trong tư thế một người câm ! Một tiếng nói cất lên đúngvào hôm đồng khởi cùng với tiếng hò reo, tiếng súng nổ dậy trời của nhân dânphá thế kìm kẹp của kẻ thù ! Cái thế giới mà người đọc được Nguyễn Sáng đưavào quả là kỳ lạ ! Thêm vào đó là chi tiết về một em bé gái mười sáu tuổi, em bétrước mặt một tên phản bội năn nỉ xin em đầu thú bổng hất tóc ra sau vai và nói
Trang 40như nghiến: “Chú Hai ! Chú sợ chết hả ! Chú hãy bình tỉnh nhìn tôi đây này” rồi
“thè lưỡi, mắt long lên, đưa quả đấm đánh vào cầm mình” Quả là chuyện bấtngờ đến làm ta nín thở vì căng thẳng, hồi hộp
Còn trong Một chuyện vui kể chuyện anh Bảy Ngàn trên đồng nước bị trực
thăng vây bố, sau hai lần hụt chết, ung dung đến ngồi bên cạnh cây tràm bị tênlửa bắn, còn nghi ngút khói, hút thuốc, thở khói phà phà Câu chuyện mấy lầnhụt chết đó lại cứ như là “một chuyện vui”, chẳng mùi mẽ gì, thế nhưng cái điều
kỳ diệu về tư thế ung dung, coi thường nguy hiểm, xem thường kẻ địch lại gây ramột ấn tượng sâu trong người đọc
“Bao giờ cũng vậy, hễ một chuyện nguy hiểm qua rồi thì chuyện đó trở thành chuyện vui Đó cũng là trường hợp của anh Bảy Ngàn Trong một ngày, anh suýt chết đến mấy lần, thoát chết rồi, bây giờ anh coi đó như một trò đùa Âu cũng là cái tính lạc quan của người miền Nam vậy ! Nhiều người nấp trong chỗ kín nhìn thấy rõ cái cảnh gian nan của anh từ đầu đến cuối, nhưng vẫn cứ muốn nghe anh kể lại”…
Chính cách chọn quan điểm trần thuật khách quan đó, làm cho độc giả thấy ởNguyễn Quang Sáng một sự tinh nhạy nắm bắt một cách mau lẹ các vấn đề nónghổi, sự sắc sảo trong quan sát, miêu tả người thực, việc thực
2.1.2 Điểm nhìn trần thuật chủ quan (trần thuật tham dự)
Với quan điểm trần thuật tham dự, người kể chuyện thường ở điểm nhìn
trần thuật chủ quan mà kể chuyện Khoảng cách giữa người kể và truyện rất nhỏ.Trong đó, người kể từng sống, từng chứng kiến sự việc diễn ra trong tác phẩm.Bằng phương thức trần thuật này, dù là kể chuyện mình hay kể chuyện người,người trần thuật đều có điều kiện bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mìnhđem đến cho tác phẩm một màu sắc trữ tình đậm đà Trong truyện ngắn NguyễnQuang Sáng cả trước và sau 1975, phương thức trần thuật này chiếm một số