Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Tính cấp thiết
Các nước đang phát triển nói riêng và các nền kinh tế nói chung đều nỗ lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế Những ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển kinh tế đã trở thành chủ đề đáng quan tâm trong kinh tế học Trong các lý thuyết kinh tế đều đã khẳng định vai trò và chỉ ra cách thức ảnh hưởng của vốn đầu tư đến phát triển kinh tế Đây là nền tảng lý luận để nhiều nghiên cứu thực nghiệm xem xét ảnh hưởng của FDI đến sự phát triển kinh tế trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau theo phạm vi nền kinh tế và theo kênh khác nhau.
Các nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế có cách tiếp cận góc độ (i) nền kinh tế vùng hay quốc gia như Agama (2010) với các nước Nam Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; Pegkas (2015) xem xét 18 nước khu vực EUROZONE; Alina Mihaela Ciobanu (2021) xem xét với Romania; Mohammed Ameen Fadhila và cộng sự (2017) với nền kinh tế Malaysia; Naveed Iqbal Chaudhry, Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood
(2013) xem xét ở Trung Quốc; Soltani Hassen and Ochi Anis (2012) nghiên cứu ở Tunisia Tại Việt Nam có Hoa và Hemmer (2002); Tran Trong Hung(2005); Nguyen Phi Lan (2006); Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula,Bangorn Tubtimtong (2010); Chien và Linh (2013); Nguyễn Minh Tiến(2015); Hồ Đình Bảo, Lê Thanh Hà, Lê Quốc Hội (2020); (ii) nền kinh tế cấp tỉnh như Jiang Jianming và Masaru Ichihashi (2011) nghiên cứu tỉnh GiangTây của Trung Quốc; nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị ThanhThủy (2016), tại tỉnh Khánh Hòa; Nguyễn Tấn Văn (2021) ở các tỉnh VùngDuyên hải miền Trung và Quảng Nam.
Tác động của FDI đến cải thiện công nghệ sản xuất chủ yếu trên góc độ nền kinh tế quốc gia hay vùng Đơn cử như như nghiên cứu của Zhang (2001) xem xét ở Trung Quốc; Sadik và Bolbol (2001) nghiên cứu ở Ai Cập, Jordan, Morocco, Oman, A rập Xê Út và Tunisia; Yang Li &Shin-Yi Chen (2010) hay William Sheng Liu, Frank Wogbe Agbola & Janet Ama Dzator (2016) xem xét ở Trung Quốc; Ibrahim Arisoy (2012) ở Thổ Nhĩ Kỳ; Sotiris K. Papaioannou, Sophia P Dimelis (2019) xem xét ở các nước OECD Nghiên cứu tác động ở Việt Nam có B Ni, M Spatareanu, V Manole, T Otsuki, H Yamada (2015); Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020).
Tác động của FDI đến giảm nghèo tập trung nền kinh tế các quốc gia và khu vực là chủ yếu Có thể kể ra như Jalilian, Hossein; Weiss, John (2002) nghiên cứu ở các nước ASEAN; Ahmad Walid Afzali (2010) ở 85 nước đang phát triển; Roemer và Gugerty (1997) ở nhiều nước khác nhau; Nathapornpan Piyaareekul Uttama (2015) ở ASEAN; MT Magombeyi, NM Odhiambo
(2018) nghiên cứu ở Nam Phi; Mehmed Ganić (2019) ở các nền kinh tế khu vực Tây Balkan và khu vực Trung Âu Tại Việt Nam có nghiên cứu của Hồ Đình Bảo và nhóm tác giả (2020); nghiên cứu của Trần Trọng Hùng (2002); Nguyễn Thị Phương Hoa (2002).
Các lý thuyết về phát triển kinh tế đều khẳng định tầm quan trọng của vốn đầu tư trong thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu, cải thiện đời sống nhân dân Kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm dù có nhiều kết luận khác nhau về tác động của FDI đến phát triển kinh tế ở các nước nhận đầu tư. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực đến phát triển, cũng có nhóm nghiên cứu kết luận ngược lại hay tác động không rõ ràng.
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế dường như là một xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới Muốn phát triển nhanh, mỗi quốc gia phải lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, lao động của nhiều nước
3 khác nhau Đầu tư nước ngoài đã và đang mang lại lợi ích cho tất cả các nước, kể cả nước nhận đầu tư và nước đi đầu tư Lợi ích lớn nhất là việc bổ sung vào năng lực vốn trong nước, phục vụ đầu tư mở rộng và phát triển kinh tế; chuyển giao công nghệ; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Song song với các lợi ích trên, các dòng vốn luân chuyển còn giúp quá trình phân phối nguồn lực trở nên hợp lý hơn trên phạm vi toàn thế giới Trong điều kiện kinh tế mở, sự thiếu hụt nguồn đầu tư của các nước đang phát triển sẽ được bổ sung bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Kể từ khi hội nhập, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng rất nhanh và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế Việt Nam trên nhiều góc độ khác nhau Nhưng tùy theo lĩnh vực cũng như theo địa phương, sự tác động của FDI cũng không giống nhau.
Quảng Nam là tỉnh nằm ở vị trí của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với nhiều lợi thế, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực,… Năm 1997, tỉnh Quảng Nam chính thức tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng Dân số của tỉnh năm 1997 là 1,348 triệu người và năm 2020 là gần 1,5 triệu người, tỷ lệ tăng dân số trong giai đoạn 2010-2020 là 0,5%, trong đó, khoảng 74,7% dân số sống ở nông thôn Tổng lực lượng lao động chiếm hơn 61,2% dân số, tăng bình quân 1,23% năm GRDP của tỉnh Quảng Nam đã tăng nhanh, từ mức gần 27 ngàn tỷ đồng năm 2010 và hơn 61 ngàn tỷ đồng năm 2019, chiếm 1,17% GDP của Việt Nam (giá so sánh
2010) Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế về cơ bản luôn cao và liên tục, đặc biệt từ
2006 đến 2010 và 2013-2016 Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hơn 10% trong thời kỳ 2010-2019, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước khoảng 6,8% Thu nhập trung bình đầu người năm 2019 là 2.873 USD và 2020 là 2.721 USD (do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 GRDP tăng trưởng âm) CDCC ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam theo hướng hiện đại và thể hiện rõ ở trình độ công
4 nghiệp hóa Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế của Quảng Nam vẫn chủ yếu dựa vào các nhân tố chiều rộng, lợi thế tĩnh, nhân tố chiều sâu – TFP hiện chỉ chiếm gần 30% tăng trưởng GRDP.
Trong hơn 10 năm qua, Quảng Nam đã nỗ lực thu hút FDI Tính đến ngày 31/12/2020, tổng số vốn đăng ký là 5,8 tỷ USD, chiếm 0,014% tổng vốn đăng ký của Việt Nam; chủ yếu đến từ châu Á như ASEAN và Đông á; tập trung ở các huyện vùng Đông của tỉnh và lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú ăn uống (du lịch) Việc thu hút nguồn vốn FDI trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt giữa các địa phương trong cả nước và những trở ngại về điều kiện cơ sở vật chất đã khiến cho số lượng dự án FDI mà Quảng Nam thu hút vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của tỉnh Khu vực FDI đóng góp vào GRDP của tỉnh hiện đạt 10% GRDP; khoảng hơn 25% tổng vốn đầu tư; nộp ngân sách khoảng trên dưới 2.000 tỷ đồng/năm; sử dụng khoảng 16 ngàn lao động; Nhưng mức độ tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo như thế nào vẫn chưa được giải đáp Đây là vấn đề thực tiễn mà các nghiên cứu về chủ đề này cần phải trả lời.
FDI vẫn là yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam để hoàn thành mục tiêu đưa Quảng Nam trở thành nền kinh tế có trình độ khá ở Việt Nam Để FDI trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian đến, việc nghiên cứu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện năng suất và góp phần giảm nghèo thế nào là cần thiết, qua đó rút ra các định hướng chính sách phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng. Đây chính là khoảng trống về chính sách đặt ra cho nghiên cứu của luận án.
Nhìn chung, tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động củaFDI đến phát triển kinh tế chủ yếu được nghiên cứu ở cấp quốc gia hay khu
5 vực liên quốc gia Trong khi đó, các nghiên cứu ở quy mô nền kinh tế cấp tỉnh/địa phương cũng có nhưng không nhiều và đặc biệt tại tỉnh Quảng Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này Vì vậy, một kết quả nghiên cứu về chủ đề “ Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam ” sẽ góp phần kiểm nghiệm và bổ sung làm phong phú thêm mảng nghiên cứu này trong kinh tế phát triển; đồng thời, đưa ra những định hướng và chính sách phù hợp để FDI trở thành nguồn lực và động lực cho phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam trong thời kỳ đến.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của Luận án là hình thành được khung lý thuyết đánh giá tác động của FDI đến phát triển kinh tế và sử dụng vào đánh giá tác động của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
- Hình thành được khung lý thuyết tác động của FDI đến phát triển kinh tế;
- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam;
- Phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế trên các nội dung (i) gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm nghèo;
- Đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm phát triển khu vực FDI thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam có chất lượng, hiệu quả và công bằng.
Phương pháp nghiên cứu
Để có cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, luận án xác định khung lý thuyết và quy trình nghiên cứu làm cơ sở cho triển khai luận án Luận án sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với phương pháp phân tích định lượng, trong đó:
- Phương pháp phân tích định tính gồm phương pháp diễn dịch trong suy luận, phương pháp quy nạp trong suy luận, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích thống kê,…
- Phương pháp phân tích định lượng gồm xây dựng các mô hình ước lượng tác động của FDI đến gia tăng sản lượng, mô hình ước lượng tác động của FDI đến TFP, mô hình ước lượng tác động FDI đến giảm nghèo.
Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu.
Nội dung cụ thể của phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trongChương 2 của luận án.
Ý nghĩa khoa học của luận án
5.1 Những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã khái quát các lý thuyết về phát triển kinh tế để hình thành khung phân tích tác động FDI đến phát triển kinh tế với địa phương cấp tỉnh ở quốc gia đang phát triển gắn với đặc thù riêng Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này ở Việt Nam và trên thế giới có sự khác nhau về bối cảnh và quy mô nền kinh tế Từ các công trình này luận án đã hình thành được khung phân tích cho nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế với một địa phương cấp tỉnh ở quốc gia đang phát triển Hiện nay rất ít và chưa có nghiên cứu về chủ đề này ở cấp tỉnh và tại Quảng Nam với các đặc thù riêng biệt, nên kết quả của luận án như một kiểm chứng các lý thuyết phát triển trong bối cảnh cụ thể và đặc thù Điều này là sự bổ sung làm phong phú hơn lý thuyết phát triển kinh tế Đây là một đóng góp của luận án khi đã góp phần lấp “khoảng trống” về lý luận.
Thứ hai, nghiên cứu này kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam. Đây là một trong số ít nghiên cứu ở Việt Nam kết hợp hai phương pháp nghiên cứu ở một nền kinh tế cấp tỉnh cụ thể của một nước đang phát triển như Việt Nam.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã phát hiện những điểm thành công và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam (i) Khát vọng phát triển đã được hiện thực hóa đưa Quảng Nam từ kém phát triển trở thành địa phương tốp đầu của vùng DHMT; cải thiện, nâng cao vị thế năng lực cạnh tranh của tỉnh trong vùng DHMT và cả nước; CDCC ngành kinh tế của tỉnhQuảng Nam đã cho phép hình thành cơ cấu ngành kinh tế hiện đại hơn và thể hiện rõ trình độ công nghiệp hóa rõ hơn Nền kinh tế Quảng Nam đã huy động khá lớn tiềm năng lao động, vốn, lợi thế vị trí địa lý cho phát triển kinh tế
8 nhanh trong suốt những năm qua; việc phân bổ nguồn lực đã có tính hợp lý và hiệu quả cho thực hiện mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu; cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện và trở thành công cụ hữu hiệu điều chỉnh linh hoạt cách thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực tạo ra năng lực sản xuất ngày càng mở rộng; (ii) Tuy nhiên, tăng trưởng GRDP đã chậm dần, các động lực thúc đẩy vẫn mang tính truyền thống, không còn phát huy và cần có những động lực mới; quy mô nền kinh tế tăng nhanh nhưng kém ổn định, khả năng chống chịu trước các cú sốc bên ngoài chưa cao, các trụ cột của nền kinh tế đã có nhưng cần tăng sức cạnh tranh; cơ cấu kinh tế đã bộc lộ những hạn chế đòi hỏi phải có điều chỉnh phù hợp với điều kiện bối cảnh mới và tạo động lực mới cho nền kinh tế; nền kinh tế vẫn chưa huy động hiệu quả tiềm năng lợi thế của Quảng Nam nhất là nguồn vốn của khu vực tư nhân; chưa tháo gỡ được nút thắt về chất lượng nguồn nhân lực đang là trở ngại lớn để huy động nguồn lực khác.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã có các phát hiện về hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam Chính sách thu hút FDI của tỉnh khá hiệu quả khi số vốn và dự án tăng dần, chủ yếu từ các quốc gia ASEAN và Đông Á; FDI tập trung vào vùng Đông và ngành công nghiệp chế biến chế tạo và du lịch; các doanh nghiệp FDI hoạt động kinh doanh khá tốt và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế như gia tăng sản lượng, thu ngân sách, cải thiện năng suất và giảm nghèo… Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng dự án bị thu hồi giấy phép và phân bổ chưa theo định hướng thu hút FDI của tỉnh; tiềm năng của khu vực này vẫn còn lớn nếu chính sách và năng lực quản lý khu vực này tốt hơn.
Thứ năm, kết quả của luận án đã khẳng định rằng FDI có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam:(i) FDI tác động tích cực đến gia tăng sản lượng của nền kinh tế tỉnh Quảng Nam; FDI không lấn át đầu tư trong nước mà cùng với đầu tư trong nước thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (ii)
FDI tác động tích cực đến năng suất tổng hợp (TFP) của tỉnh; đầu tư mở rộng TSCĐ doanh nghiệp thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ - TFP của tỉnh; mở rộng hoạt động xuất khẩu thúc đẩy cải thiện công nghệ sản xuất (iii) FDI có tác động tích cực đến giảm nghèo ở tỉnh Quảng Nam; thành quả tăng trưởng kinh tế đã được sử dụng và phân bổ để cải thiện tình trạng nghèo của tỉnh; nguồn vốn con người được tích lũy trong các doanh nghiệp FDI và trong nước góp phần tăng thu nhập cho lao động, qua đó cải thiện tình trạng nghèo đói; nhưng quá trình đô thị hóa nhanh trong quá trình công nghiệp hóa và mở rộng thu hút FDI dẫn đến gia tăng nghèo đói; (iv) Chất lượng thể chế có vai trò tích cực thu hút FDI vào địa phương.
5.2 Những hàm ý, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Thứ nhất, quan điểm về vai trò của FDI như một bộ phận của kinh tế tỉnh Quảng Nam cần phải được khẳng định rõ ràng và nhất quán tất cả các định hướng phát triển và chính sách của tỉnh Trong điều kiện hiện nay, chính sách thu hút FDI của các huyện và của tỉnh cần xác định mục tiêu trung và dài hạn gắn với các giải pháp kết hợp và kế tiếp nhau Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm đến không chỉ chú trọng về số lượng mà cần quan tâm đến tác động bổ sung của nó với các nhân tố sản xuất khác để tạo ra tăng trưởng kinh tế Tỉnh Quảng Nam cần chú trọng và ưu tiên thu hút doanh nghiệp FDI lớn có tiềm lực tài chính và công nghệ; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của các địa phương cấp huyện nói riêng và tỉnh nói chung; và cần chú trọng đến các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư trước, trong và sau khi cấp phép.
Thứ hai, chủ động thu hút, hợp tác đầu tư FDI có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào chuỗi sản xuất của họ Kết nối và tạo điều kiện để doanh nghiệp
FDI chia sẻ kinh nghiệm quản lý và đào tạo lao động cho doanh nghiệp trong nước Phân bổ và sử dụng thành quả của tăng trưởng kinh tế cho đầu tư phát triển theo chiều sâu Nâng cao và cải thiện trình độ lao động của tỉnh Mở rộng và tái cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu.
Thứ ba, FDI vào tỉnh Quảng Nam ngày càng tăng trong thời gian qua đã góp phần mở rộng năng lực sản xuất, tạo việc làm và đóng góp vào giảm nghèo Khai thác dư địa, mở rộng ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế qua đó cải thiện tình trạng nghèo đói Thực hiện quy hoạch tỉnh tương đối hoàn chỉnh - một quy hoạch vừa thể hiện tầm nhìn xa rộng lại vừa phải mang tính khả thi cao, vừa bao gồm cả những đề án ngắn hạn lẫn những đề án dài hạn, lại vừa phải hạn chế đến mức thấp nhất khả năng “quy hoạch treo” Thực hiện các chính sách bố trí tái định cư, các giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư trong quá trình đô thị hóa.
Nội dung
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu nội dung gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1 Cơ sở lý luận về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI đến phát triển kinh tế;
Chương 2 Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3 Thực trạng phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam;
Chương 4 Kết quả tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam;
Chương 5: Một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả của luận án.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1.1 Vấn đề chung về FDI
1.1.1.1 Khái niệm, hình thức và động lực của FDI
Mặc dù FDI là một hoạt động phổ biến nhưng hiện có nhiều quan niệm về FDI được đưa ra với các cách tiếp cận và diễn giải khác nhau Tuy vậy, các khái niệm về FDI có những điểm tương đồng nhất định về chủ thể, mục đích, phương thức hoạt động.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) (1977), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được định nghĩa là “một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”.
Theo WTO (1996), FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có một tài sản ở một nước khác cùng quyền quản lý tài sản đó.
UNCTAD (1999) cho rằng FDI là một khoản đầu tư dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài đến từ sự kiểm soát của nhà đầu tư hoặc công ty mẹ đối với các xí nghiệp, chi nhánh ở một nền kinh tế khác.
Theo OECD (1999), “FDI phản ánh việc đạt được mục tiêu về lợi ích lâu dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế và một cư dân chủ thể của một nền kinh tế khác hơn là của nhà đầu tư
INCOTERMS (2010) định nghĩa FDI là một bộ phận của tài khoản quốc gia, là một khoản đầu tư tài sản của nước ngoài không bao gồm khoản đầu tư
12 vào thị trường chứng khoán.
Theo Luật Đầu tư 2014, sửa đổi 2016 và Luật Đầu tư 2020, FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định.
Có thể khái quát, FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các cá nhân, công ty (hầu hết là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài (vốn vật chất gồm nhà xưởng, máy móc và công nghệ sản xuất ) và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó Đây là loại hình đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai sản xuất kinh doanh ở nước ngoài Do có nguồn gốc từ các nước phát triển nên FDI thường coi là nguồn hỗ trợ và lan tỏa công nghệ cho nước tiếp nhận nếu có chính sách phù hợp.
Các hình thức chủ yếu của FDI
Hình thức FDI được phân tích và nhìn nhận dưới nhiều tiêu chí và giác độ khác nhau như vốn đầu tư, nhà đầu tư, hay nước tiếp nhận đầu tư Mỗi giác độ lại có các phân loại riêng về hình thức đầu tư, như: theo tiêu chí vốn và vai trò quản lý hoạt động (Hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài), trên giác độ nhà đầu tư (đầu tư theo chiều rộng, theo chiều sâu, kết hợp cả chiều rộng và chiều sâu), trên giác độ của nước tiếp nhận đầu tư (thay thế hàng hóa nhập khẩu, hướng ra xuất khẩu), hình thức hợp tác công tư, Động lực của FDI
Khi một công ty đầu tư ra nước ngoài tức là đang theo đuổi một loạt các
13 mục tiêu khác nhau, do đó, động lực chắc chắn không giống nhau Hơn nữa, các động lực có thể thay đổi theo thời gian vì phụ thuộc vào cấu trúc sở hữu của công ty và đặc điểm của các quốc gia tiếp nhận đầu tư Để giải thích động lực thu hút FDI, có rất nhiều lý thuyết khác nhau:
Lý thuyết lợi ích cận biên của Dougall- Kemp (1960): xuất phát từ sự khác nhau về năng suất biên của vốn, dẫn đến việc di chuyển vốn từ nơi có năng suất biên thấp sang nơi có năng suất biên cao Mặc dù, lý thuyết này chưa giải thích được lý do vì sao một quốc gia vừa có dòng vốn di chuyển ra nhưng đồng thời có cả dòng vốn di chuyển vào, nhưng đây vẫn là một lý thuyết được sử dụng khá phổ biến.
Lý thuyết về sức mạnh thị trường của Hymer (1960) khẳng định yếu tố cốt lõi thúc đẩy và làm nên thành công cho nhà đầu tư là khả năng chi phối thị trường thông qua bí quyết công nghệ, bí quyết thương mại hoặc kiến thức, kỹ năng đặc biệt, lợi thế vượt trội của nhà đầu tư này so với nhà đầu tư khác.
Lý thuyết về chu kỳ sống sản phẩm của Vernon (1966): FDI là sự phản ứng của các nhà đầu tư thích ứng với thay đổi trạng thái sản phẩm Để duy trì sự tồn tại và phát triển sản phẩm, các nhà đầu tư di chuyển vốn ra thị trường nước ngoài Lý thuyết này chỉ giải thích lý do FDI dựa theo nguyên lý vòng đời sản phẩm mà không giải thích được vì sao các dạng FDI khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn.
Lý thuyết chiết trung của Dunning (1993) đưa ra ba yếu tố tác động đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là lợi thế về sở hữu (Ownership); lợi thế về vị trí (Location) và lợi thế về gắn kết nội bộ (Internalization) của doanh nghiệp Tuy nhiên, lý thuyết chiết trung bị phê phán khi cho rằng hoạt động đầu tư chỉ diễn ra khi hội đủ cả ba yếu tố.
Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu kinh tế còn chỉ ra một số động lực thúc đẩy đầu tư nước ngoài, được Dunning (2003) tổng kết thành bốn nhóm thúc
14 đẩy FDI, đó là: “tìm kiếm tài nguyên, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn lực và tìm kiếm tài sản chiến lược”.
1.1.1.2 Một số vấn đề căn bản về khu vực FDI
Quan niệm và đặc điểm khu vực FDI
Khu vực FDI là khu vực bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn bên nước ngoài đóng góp là bao nhiêu. Ở Việt Nam, quan niệm về khu vực FDI gắn với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và sự thu hút mạnh mẽ của dòng vốn FDI thông qua các chính sách khuyến khích của nhà nước Khu vực FDI đã được coi là một khu vực kinh tế độc lập, một bộ phận hợp thành của nền kinh tế, bên cạnh các khu vực kinh tế khác như kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước Quan điểm nhất quán của Đảng và Chính phủ là coi khu vực FDI là bộ phận hữu cơ, không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù vậy, khu vực FDI vẫn là một khu vực mang những đặc điểm khác biệt so với các khu vực khác, cụ thể:
Thứ nhất, khu vực FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các
TNCs Các nước đang phát triển có thể tiếp cận với TNCs thông qua hoạt động FDI để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, cải thiện năng lực cạnh tranh…
CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Các lý thuyết dưới đây tuy hoàn cảnh ra đời và bối cảnh nghiên cứu khác nhau nhưng có điểm chung liên quan đến chủ đề nghiên cứu này Đó là chỉ ra cách thức các nguồn lực nói chung và FDI tác động đến phát triển kinh tế.
1.2.1 Nhóm lý thuyết mô hình tăng trưởng kinh tế
Lý thuyết kinh tế cổ điển được đại diện bởi các nghiên cứu của Adam Smith (1776), David Ricardo (1817), Karl Marx (1867) đã bàn đến tăng trưởng kinh tế Theo các nhà kinh tế cổ điển, tăng trưởng gắn với mức sản lượng nhiều hơn theo thời gian Lý thuyết này chỉ ra cách thức tạo ra tăng trưởng bằng huy động các nguồn lực khác nhau mà chủ yếu dựa vào tài nguyên, vốn, lao động, tiến bộ công nghệ.
Các lý thuyết kinh tế thuộc nhóm “lý thuyết tăng trưởng tuyến tính” Từ tư tưởng của Keynes về vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế vào những năm 1940, hai nhà kinh tế học Roy Harrod (1900 - 1978) và EvseyDomar (1914-1997) đã đưa ra mô hình phản ánh mối quan hệ giữa tăng trưởng và vốn mang tên mô hình tăng trưởng Harrod-Domar Theo mô hình này, để tăng trưởng nền kinh tế phải tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập.Khi tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thì tăng trưởng càng nhanh.
Lý thuyết kinh tế Tân cổ điển được kết hợp từ công trình “Sự đóng góp cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế” của Robert Solow (1956) và công trình
“Tăng trưởng kinh tế và tích lũy vốn” của Trevor Swan (1956) Các lý thuyết này được gọi là mô hình Solow Lý thuyết này đã khẳng định: (i) Đầu tư chỉ tạo ra và duy trì tăng trưởng trong ngắn hạn; (ii) Tăng tích lũy vốn cho phép thúc đẩy tăng đầu tư nhưng không duy trì tăng trưởng dài hạn; (iii) Tỷ lệ gia tăng dân số phải phù hợp với điều kiện của nền kinh tế và nên duy trì quy mô dân số hợp lý; (iv) Tiến bộ công nghệ mới bảo đảm tăng trưởng bền vững trong dài hạn.
Lý thuyết kinh tế nội sinh Mô hình kinh tế nội sinh này tập hợp các nhánh chính với các lý thuyết tiêu biểu: “Mô hình học hỏi” của Kenneth Arrow (1962); “Mô hình nghiên cứu và triển khai” của Paul Romer (1990); và
“Mô hình vốn con người” của Gregory Mankiw, David Romer và David Weil
(1992) Lý thuyết này đã chỉ ra cách tạo ra tăng trưởng dựa trên các nhân tố chiều sâu Đó là (i) Tăng tiết kiệm để đầu tư vốn sản xuất nếu đi cùng với tích lũy vốn con người sẽ cho phép nâng cao hiệu quả đầu tư và do đó tăng trưởng bền vững hơn; (ii) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) trong các doanh nghiệp cho phép nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, tăng trưởng dài hạn; (iii) Đầu tư vào vốn sản xuất và vốn con người đều quan trọng.
Như vậy, các nghiên cứu này không chỉ khẳng định tầm quan trọng của các nguồn lực trong phát triển kinh tế mà quan trọng hơn đã chỉ ra cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế Theo đó, phải thay đổi hướng sử dụng các nguồn lực từ tập trung huy động và sử dụng các yếu tố chiều rộng sang các yếu tố chiều sâu gắn với hội nhập mở cửa Mở rộng phạm vi huy động và phân bổ nguồn lực ra khỏi biên giới lãnh thổ quốc gia, ra thị trường quốc tế.
Các lý thuyết này đã kế thừa các Lý thuyết kinh tế cổ điển, Tân cổ điển và Tăng trưởng nội sinh trên đây, nhưng đã có sự phát triển hơn Tiêu biểu là các công trình của J Bradford Delong (2002), N Gregory Mankiw (2013). Các lý thuyết này vẫn sử dụng hàm sản xuất cho phân tích của mình về tác động của các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế trong đó bắt đầu từ vốn đầu tư Nhưng cách tiếp cận nghiên cứu của các nghiên cứu này về tác động của đầu tư đến tăng trưởng đã được thay đổi Vốn đầu tư ảnh hưởng đến tăng trưởng được xem xét trong hệ thống vận hành bởi các thị trường hàng hóa, nhân tố sản xuất, vốn vay… Các tác giả tiếp tục sử dụng hàm sản xuất để xem xét ảnh hưởng của vốn đầu tư và tích lũy vốn đầu tư đến tăng trưởng sản lượng Song nguồn tích lũy đầu tư lại phụ thuộc vào cách thức phân bổ sản lượng của nền kinh tế cho tiêu dùng và tiết kiệm hay tỷ lệ tiết kiệm Quy mô và tỷ lệ tiết kiệm lại phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng cận biên và các chính sách của chính phủ Từ đây, các nghiên cứu cũng chỉ ra tăng trưởng sản lượng cũng ảnh hưởng trở lại quá trình tích lũy và mở rộng các nguồn lực và hoàn thiện thể chế kinh tế tạo điều kiện phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất Lý thuyết này không xem xét tác động của đầu tư và các nhân tố khác đến tăng trưởng trong trạng thái tĩnh mà ở trạng thái động dài hạn Đây là sự phát triển có kế thừa các lý thuyết trên.
Rõ ràng các lý thuyết kinh tế này đã thể hiện cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế gắn với bối cảnh điều kiện và xu hướng thay đổi của tiến bộ công nghệ trong nền kinh tế Từ đó cũng đã chỉ ra xu thế chung thay đổi cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế chuyển từ lượng sang chất, từ chiều rộng sang chiều sâu cùng với vai trò ngày càng quan trọng của các nhân tố vốn và công nghệ trong quá trình chuyển đổi này.
Lý thuyết này do nhà kinh tế Mỹ, Giáo sư W.W Rostow đưa ra trong tác phẩm Các giai đoạn phát triển kinh tế (1960), nhằm nhấn mạnh các giai đoạn phát triển kinh tế của một quốc gia Theo Rostow (1960), quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia phải trải qua năm giai đoạn là: Xã hội truyền thống – Tiền cất cánh – Cất cánh – Xã hội trưởng thành – Tiêu dùng cao Trong mỗi giai đoạn phát triển, Rostow đã chỉ ra những đặc điểm kinh tế – xã hội và những điều kiện ràng buộc phải giải quyết để chuyển sang giai đoạn sau. Theo Rostow (1960), giai đoạn “cất cánh” là trung tâm và quan trọng nhất để nền kinh tế đạt được gia tốc Ông cho rằng, nền kinh tế chỉ bước vào giai đoạn
“cất cánh” khi các giai đoạn trước đó có thể tạo cho nó xung lực lớn để tăng tốc Theo ông, điều kiện để cất cánh khi: tỷ lệ đầu tư mới đạt trên 10% thu nhập quốc dân (tỷ lệ này quyết định đến lượng vốn sản xuất của nền kinh tế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế); khu vực chế biến chế tạo, phát triển với tỷ lệ tăng trưởng cao; cơ cấu chính trị – xã hội cho phép khai thác các xung lực phát triển trong khu vực kinh tế hiện đại và đảm bảo một sự tăng trưởng liên tục Trong giai đoạn “tiền cất cánh” sẽ tồn tại một sự bất bình đẳng lớn trong thu nhập như điều kiện cho sự tích lũy tư bản Sự cất cánh của nền kinh tế được thúc đẩy bởi đầu tàu như một thị trường xuất khẩu phát triển nhanh hay một ngành công nghiệp hiện đại có hiệu quả kinh tế trên quy mô lớn… Khi những khu vực đầu tư này đã phát triển thì sẽ xuất hiện một quá trình tăng trưởng tự thân – nền kinh tế bắt đầu cất cánh – tăng trưởng đưa lại lợi nhuận – lợi nhuận được tái đầu tư tư bản – năng suất và thu nhập tăng vọt – sự phát triển kinh tế đã diễn ra Theo Rostow (1960), động lực của quá trình này là quá trình công nghiệp hóa Điều này đã được thử nghiệm và chứng minh thành công ở Bắc Mỹ và Tây Âu cuối thế kỷ XIX Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Rostow là người theo thuyết quyết định luận kinh tế và kỹ thuật và sự phát triển trong mô hình hiện đại hóa hay lý thuyết cất cánh của ông về bản chất là sản phẩm của sự tăng trưởng kinh tế với những chỉ số như tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, lượng tiết kiệm, mức độ đầu tư mà chúng cơ sở hình thành vốn vật chất ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển… Tuy nhiên, trên thực tế, Rostow vẫn cho rằng, động lực kinh tế không hoàn toàn là đơn nhất và quan trọng nhất đối với lịch sử Ông nhấn mạnh: “Sự biến đổi kinh tế có căn nguyên từ chính trị và xã hội Và về động lực con người thì rất nhiều sự thay đổi kinh tế căn bản là kết quả của các động cơ kinh tế” Đối với ông, sự phát triển kinh tế không chỉ đòi hỏi các điều kiện kinh tế, kỹ thuật mà còn cần có các điều kiện khác như dân chủ và các thể chế xã hội và hệ thống giá trị thích hợp.
Lý thuyết cất cánh của W.W Rostow (1960) đã ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu về sự phát triển kinh tế, đồng thời phản ánh nội dung hiện thực trong quá trình phát triển, có giá trị tham khảo đối với những nước đang phát triển hiện nay, trong đó có Việt Nam.
1.2.3 Lý thuyết thay đổi cơ cấu kinh tế
Lý thuyết này do Hollis Chenery (1974) đề xuất trên cơ sở nghiên cứu về sự phát triển của nhiều quốc gia từ 1953 -1973 Theo lý thuyết này, sự phát triển của các nền kinh tế sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau và được xác định theo tỷ trọng của các ngành nông nghiệp và công nghiệp so với GDP của nền kinh tế trong mối tương quan với GDP/người.
Theo đó, với những nước có GDP/ng < 600 USD thì được xếp vào giai đoạn trước của quá trình phát triển (kém phát triển) Những quốc gia có thu nhập từ 600 – 3000 USD được xếp vào giai đoạn giữa (chuyển tiếp phát triển) và thu nhập trên 3000 USD được xếp vào giai đoạn sau (phát triển) Đặc trưng của mỗi giai đoạn chính sự thay đổi cơ cấu ngành GDP theo xu hướng tỷ trọng nông nghiệp giảm dần.
Từ lý thuyết này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định các mốc cho mỗi giai đoạn phát triển để thực hiện các chính sách tập trung vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.3.1 Các nghiên cứu tác động của FDI đến gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư
Các nghiên cứu của nước ngoài
Nghiên cứu của Hoa và Hemmer (2002) đã cho thấy tác động của dòng FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua kênh đầu tư FDI tác động gián tiếp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động vào vốn con người Cũng cùng kết luận với nghiên cứu của Hoa và Hemmer (2002), Tran Trong Hung
(2005) sử dụng phương pháp bình phương bé nhất để xem xét tác động của
FDI và tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua việc tăng mức sống, tiến bộ kỹ thuật và tăng năng suất. Nguyen Phi Lan (2006) đã kiểm định mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và FDI. Dựa vào dữ liệu bảng với 61 tỉnh thành của Việt Nam thời kỳ 1996 – 2003, nghiên cứu cho thấy FDI có tác động dương và có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng kinh tế Hơn nữa, xuất khẩu, tăng nguồn lao động, vốn con người cũng làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Agama (2010) xem xét tác động của xuất khẩu và FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các nước Nam Á như Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka Tác giả đã phát hiện ra rằng các tác động dương của xuất khẩu và FDI đều có ý nghĩa thống kê Agrawal và đồng sự (2011) nghiên cứu tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ trong thời kỳ 1993-
2009 Kết quả cho thấy sự gia tăng 1% FDI sẽ dẫn đến tăng 0,07% GDP của Trung Quốc và tăng 0,02% GDP của Ấn Độ Ông cũng tìm thấy rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi FDI hơn mức tăng trưởng của Ấn Độ Yilmaz Bayar (2014) nghiên cứu tác động của FDI và đầu tư trong nước đến tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên số liệu thời kỳ 1980-
2012 Nghiên cứu này kết luận FDI có tác động âm đến tăng trưởng kinh tế trong khi FDI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010) đã đánh giá lại tác động của FDI đến tăng trưởng ở Việt Nam Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tác động mạnh mẽ của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Dòng vốn FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua các hiệu ứng tương tác của FDI với vốn con người và thương mại.Jiang Jianming và Masaru Ichihashi (2011) nghiên cứu tác động từ FDI đến kinh tế của 91 địa phương tỉnh Giang Tây, Trung Quốc trong giai đoạn2002-2009 Nghiên cứu này cho thấy, FDI có tác động đến TTKT ở các địa phương tỉnh Giang Tây nhưng mức độ tác động có sự khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Soltani Hassen and Ochi Anis (2012) nghiên cứu ảnh hưởng từ FDI đến TTKT bằng dữ liệu hàng năm ở Tunisia giai đoạn 1975-2009 Kết quả đã chỉ ra, FDI ở Tunisia đã đóng vai trò quan trọng trong TTKT Nguồn vốn này đã tác động tích cực, đáng kể vào tích lũy vốn con người và tăng quy mô thương mại. Nghiên cứu cũng khẳng định, FDI là một phần không thể thiếu của một hệ thống kinh tế hội nhập, hiệu quả được tạo ra để phát triển Tuy nhiên, lợi ích của nó không xuất hiện tự động và phân bố không đều giữa các quốc gia, ngành và cộng đồng địa phương Đây là xu thế tác động dài hạn từ vốn FDI đến TTKT. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa đề cập đến tác động không mong muốn của FDI đến môi trường và hiệu quả khai thác tài nguyên Trong khi, đây thực sự là vấn đề của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư FDI.
Naveed Iqbal Chaudhry; Asidf Mehmood và Mian Saqib Mehmood
(2013) xem xét quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc Nghiên cứu này dựa trên số liệu thứ cấp thu được từ Ngân hàng Thế giới Kết quả của nghiên cứu cho thấy, FDI thúc đẩy TTKT cho nước chủ nhà qua kênh đầu tư. Bài học có ý nghĩa chính sách đối với Trung Quốc có thể rút ra là khá lớn Đó là, cần phải thực hiện sâu hơn các cải cách tài chính và các chính sách phù hợp để làm tăng tính hiệu quả của khu vực tài chính trong nước – điều kiện tiên quyết cho tác động lan tỏa dương của đầu tư nước ngoài; chính phủ cũng cần duy trì trạng thái an ninh tốt cũng như chất lượng cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, nghiên cứu này không xem xét đến yếu tố vốn con người – yếu tố thu hút chính của FDI Nguồn nhân lực (NNL) ở Trung Quốc là một trong những nhân tố nổi trội của nền kinh tế Trung Quốc nên cần có các nghiên cứu thực nghiệm khác để chỉ ra mối quan hệ giữa NNL với FDI Đây chính là hạn chế của nghiên cứu này.
Nghiên cứu của Pegkas (2015), đánh giá tác động của FDI đến TTKT ở
18 nước khu vực EUROZONE giai đoạn 2002-2012 Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng OLS kết hợp với phương pháp ước lượng FEM và REM trên mô hình hồi quy: L(GDPit) = β0 + β1FDIit Kết quả cho thấy FDI đóng vai trò quan trọng và tác động tích cực lên TTKT các nước này trong dài hạn Nghiên cứu còn đưa ra nhận định, các quốc gia này cần ổn định kinh tế vĩ mô để tạo dựng môi trường đầu tư tốt nhằm thu hút dòng vốn FDI, và đây là điều kiện cần thiết có thể thúc đẩy TTKT Hay nghiên cứu của Carkovic và Levine (2005), sử dụng dữ liệu bảng của 72 quốc gia (bao gồm các nước phát triển và đang phát triển) với phương pháp ước lượng GMM, cũng cho kết quả tương tự là FDI tác động tích cực đến TTKT ở các quốc gia này.
Mohammed Ameen Fadhila và cộng sự (2017), nghiên cứu vai trò dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế Malaysia giai đoạn 1975-2010 Nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng kinh tế và 6 biến độc lập (vốn FDI, vốn con người, nhân tố hấp thụ vốn con người với FDI, tổng sản phẩm quốc nội, độ mở nền kinh tế, chỉ số tỷ giá hối đoái thực): g = α0 +α1FDI + α2H + α3 FDIxH +α4T + α5EXR + ui, với g là tốc độ tăng trưởng kinh tế, đại diện cho tăng trưởng kinh tế; FDI được xác định bằng tỷ lệ vốn FDI thực trên GDP, H là vốn con người; T là độ mở thương mại và EXR là chỉ số tỷ giá hối đoái Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vốn FDI, vốn con người và độ mở thương mại ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở quốc gia này Tuy nhiên nhân tố hấp thụ vốn con người với FDI không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, điều này có nghĩa sự lan tỏa công nghệ của dòng vốn FDI vẫn chưa kết hợp đầy đủ với nguồn vốn con người để góp phần tăng trưởng kinh tế.
Alina Mihaela Ciobanu (2021) xem xét quan hệ giữa thương mại, FDI,lực lượng lao động và tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận đầu tư Dựa trên dữ liệu thống kê có sẵn, tác giả xem xét tác động của FDI đối với tăng trưởng GDP và mối quan hệ nhân quả giữa GDP, độ mở thương mại, lực lượng lao động và FDI đối với Romania trong những thập kỷ qua Phương pháp ARDL được sử dụng để nghiên cứu sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa FDI, thương mại, lao động và tăng trưởng kinh tế Sau đó, kiểm định nhân quả Granger được sử dụng để kiểm tra tác động quan hệ nhân quả giữa các biến Kết quả cho thấy có sự đồng liên kết giữa các biến khi GDP thực và đầu tư trực tiếp nước ngoài là các biến phụ thuộc Đầu tư trực tiếp nước ngoài, độ mở thương mại và lực lượng lao động là những yếu tố chính quyết định tăng trưởng kinh tế về lâu dài ở Romania Ngoài ra, sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội, xuất khẩu, nhập khẩu và lực lượng lao động thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dài hạn.
Các nghiên cứu ở Việt Nam
Lê Xuân Bá và nhóm tác giả (2006) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2004 cho thấy hơn 90% tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế được giải thích bởi sự đóng góp của yếu tố vốn, vốn con người và số lượng lao động TFP chỉ đóng góp dưới 10% tốc độ tăng trưởng trong cả giai đoạn Ưu điểm của nghiên cứu này là đã đưa yếu tố vốn con người vào phân tích tăng trưởng Việc đo lường mức độ đóng góp của yếu tố vốn con người sẽ cho một cái nhìn tốt hơn về các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, việc đưa yếu tố này vào mô hình tính toán tăng trưởng sẽ làm giảm sự đóng góp của tổng năng suất yếu tố TFP.
Chien và Linh (2013) đã xem xét mối quan hệ giữa FDI và TTKT ở ViệtNam bằng phương pháp ước lượng ngẫu nhiên với sử dụng dữ liệu của 64 tỉnh, thành giai đoạn 2000-2010, nghiên cứu chỉ ra rằng, có mối quan hệ dương hai chiều giữa FDI và GDP bình quân Trên cấp độ vùng, chỉ có 5 trong 6 vùng ở Việt Nam có mối quan hệ nhân quả Đặc biệt là mối tương quan trở nên mạnh và tích cực hơn ở các vùng hẻo lánh có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn.
Nguyễn Minh Tiến (2015) đã xem xét ảnh hưởng FDI đến TTKT ở các vùng của Việt Nam Trên cơ sở sử dụng phương pháp GMM và PMG (Pooled Mean Group) với dữ liệu bảng được thu thập từ năm 1997 đến năm 2012 ở các tỉnh, thành Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp tổng thể vùng của quốc gia mà dòng vốn FDI tùy theo mức độ phát triển của từng địa phương có tác động tích cực đến TTKT; bên cạnh đó, tác động của dòng vốn FDI đến TTKT ở phạm vi vùng và liên kết vùng trong quốc gia: FDI tác động cùng chiều đến TTKT ở những vùng mà trong đó các địa phương có mức phát triển tương đồng; FDI có tác động tích cực đến TTKT ở các liên kết vùng miền có tính năng động cao Mặt khác, FDI cũng tùy theo đặc tính đô thị mà có tác động tích cực đến TTKT ở các liên kết vùng có lượng FDI lớn và đồng đều; nguồn nhân lực tác động mạnh nhất đến TTKT vùng Trong khi đó, khoảng cách về công nghệ tác động mạnh nhất đến TTKT ở các liên kết vùng; đầu tư công tác động thuận chiều đến TTKT ở các vùng kinh tế không thu hút được nhiều nguồn vốn FDI.
Nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016), sử dụng mô hình VAR và kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ này tại tỉnh Khánh Hòa Dữ liệu nghiên cứu thứ cấp giai đoạn 1995 – 2014 (gồm 20 quan sát) Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tác động của FDI đến TTKT không có ý nghĩa thống kê, nhưng TTKT thì có tác động tích cực đến thu hút FDI Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là chỉ dừng lại ở việc đưa ra các kết luận mà chưa giải quyết được sâu xa của vấn đề, đó là tìm ra được những điều kiện cần thiết để FDI có thể đóng góp tích cực vào TTKT của địa phương.
Hồ Đình Bảo, Lê Thanh Hà, Lê Quốc Hội (2020) trong nghiên cứu vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1990-2019 Kết quả ước lượng thực nghiệm từ các mô hình VAR và ARDL – ECM cho thấy những bằng chứng thống kê về tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn Tuy nhiên, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tuân theo một mối quan hệ phi tuyến FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng ngay ở thời kỳ hiện tại nhưng có xu hướng tiêu cực ở thời kỳ kế tiếp trước khi phục hồi lại trạng thái tích cực Xu hướng phi tuyến này cũng đúng cho sự ảnh hưởng của FDI đối với xuất khẩu của Việt Nam Bên cạnh đó, kết quả thực nghiệm từ các mô hình định lượng cũng cho thấy sự ảnh hưởng của dòng vốn FDI đối với lãi suất, lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHUNG LÝ THUYẾT VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 2.1 Khung lý thuyết của nghiên cứu
Khung lý thuyết trên đây được xây dựng dựa trên cơ sớ lý luận ở chương 1 Theo đó FDI tác động đến sản lượng qua kênh đầu tư FDI là một bộ phận vốn đầu tư để thực hiện các dự án sản xuất để hình thành năng lực sản xuất mới (tích lũy vốn sản xuất) như nhà xưởng máy móc tiết bị, cơ sở hạ tầng… Khi năng lực mới này đưa vào hoạt động sẽ tạo ra sản lượng, đồng
SX Sử dụng lao động
+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật + Công nghệ số + Tự động hóa
+ Tạo việc làm + Tạo thu nhập cho người dân
Phát triển kinh tế chất lượng, hiệu quả và công bằng thời kết quả xây dựng các công trình này cũng tính vào sản lượng (Nhánh thứ nhất) Như các phần lý luận FDI cũng sẽ đóng góp cải thiện năng suất của các nền kinh tế theo nhiều cách như chuyển giao công nghệ, đào tạo lao động, tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp trong nước cải thiện trình độ quản trị cũng như công nghệ, áp lực buộc chính quyền cải cách cơ chế quản lý… (nhánh 2) Cuối cùng, FDI sử dụng lao động địa phương tạo ra công ăn việc làm, thu nhập nhất là người nghèo, cũng như tham gia các chương trình xã hội của địa phương…(Nhánh 3).
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu
Tác động của FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Phân tích tổng hợp các công trình nghiên cứu
Phỏng vấn chuyên gia Xây dựng bảng hỏi
Phát triển kinh tế và hoạt động của khu vực FDI ở tỉnh Quảng Nam
Tác động của FDI đến phát triển tích dữ kinh tế tỉnh Quảng Nam liệu thứ cấp
Tác động của FDI đến gia tăng Tác động của
FDI đến cải sản lượng thiện TFP và giảm nghèo
Tổng kết và gợi ý chính sách
Nghiên định cứu tính và định lượng
Khảo cứu tài liệu và
CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các mục tiêu gắn với đối tượng nghiên cứu, Luận án sử dụng các cách tiếp cận sau:
Tiếp cận hệ thống: nền kinh tế bao gồm nhiều bộ phận cấu thành như (i) các khu vực, các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất, người tiêu dùng, chính phủ ; (ii) các yếu tố sản xuất như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ và thể chế…; (iii) các thị trường khác nhau… Các bộ phận này (bao gồm cả khu vực FDI) luôn trong quá trình vận động và tương tác lẫn nhau trong các hoạt động kinh tế Đầu ra của hệ thống này là kết quả kinh tế - sản lượng được tạo ra và phân bổ kết quả sản lượng cho xã hội.
Xã hội tiêu dùng tái sản xuất để tạo ra đầu vào cho hệ thống kinh tế Sự vận động đó trải qua các thời gian sẽ đưa nền kinh tế lên trình độ cao hơn có thể.
Tiếp cận kinh tế phát triển :
Phát triển kinh tế là kết quả của quá trình nền kinh tế huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực để tạo ra sản lượng và phân phối phân bổ kết quả tạo ra để duy trì và bảo đảm tái sản xuất mở rộng Nghiên cứu cách thức tạo ra sản lượng và phân bổ sản lượng được tạo ra và duy trì trong dài hạn bảo đảm nền kinh tế thay đổi tiến bộ hơn Đây chính là nội dung chính của kinh tế phát triển Với cách tiếp cận này, nghiên cứu sẽ dựa vào cơ sở lý luận của kinh tế phát triển để xây dựng khung phân tích với các khái niệm, nội dung đánh giá, phương pháp đánh giá phát triển kinh tế và đặc biệt là phân tích tác động của FDI đến phát triển kinh tế.
Luận án nghiên cứu thực tiễn các tác động của khu vực FDI đến phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam trong bối cảnh thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa ở đây Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách, giải pháp tăng cường gắn kết FDI với phát triển kinh tế nhanh ở Quảng Nam Theo cách tiếp cận này, luận án tổng kết các vấn đề lý luận để luận giải khung lý thuyết về tác động của FDI đến sự phát triển kinh tế trong thực hiện quy hoạch và chiến lược công nghiệp hóa của tỉnh.
Cách tiếp cận theo vùng
Từ thực tiễn quá trình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam đã hình thành hai vùng kinh tế khá rõ Hiện trong hoạch định các chính sách của Quảng Nam đặc điểm vùng đều được tính đến Vùng Đông nằm dọc bờ biển phía đông của tỉnh và bao gồm 6 huyện và thành phố: Thành phố Tam Kỳ; Thành phố Hội An; Thị xã Điện Bàn; Huyện Duy Xuyên; Huyện Thăng Bình, Huyện Núi Thành Vùng Tây là phần lãnh thổ phía tây của tỉnh và bao gồm là 12 huyện còn lại: Phú Ninh, Nông sơn, Tây giang, Đông Giang, Đại Lộc, Quế Sơn, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My Phần lớn dân cư, lao động, các nguồn lực (bao gồm FDI) tập trung ở phía Đông Do vậy, sản lượng cũng được chủ yếu tạo ra ở đây Do đó nghiên cứu tác động của FDI đến phát triển kinh tế cũng được xem xét trên góc độ vùng của tỉnh.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Do đối tượng, mục tiêu của nghiên cứu nên trong luận án này sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Phương pháp phân tích ở đây được sử dụng là phân tích định tính và định lượng.
2.3.1 Phương pháp phân tích định tính
+ Phương pháp diễn dịch trong suy luận: Ở đây, nghiên cứu tiến hành xem xét tình hình phát triển kinh tế trên các nội dung tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huy động sử dụng nguồn lực và thúc đẩy công bằng xã hội của tỉnh Quảng Nam từ khái quát đến cụ thể Quá trình này dựa trên cơ sở lý thuyết, bài học đúc kết từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn phát triển kinh tế làm cơ sở xem xét đánh giá toàn diện quá trình này ở đây Phát triển kinh tế được xem xét từ diễn biến xu thế gia tăng sản lượng, cấu trúc kinh tế tạo ra sản lượng và gia tăng năng suất do sử dụng nguồn lực có hiệu quả và các tiến bộ xã hội (gồm cả giảm nghèo), từ đó rút ra những thành công và hạn chế cùng với các nguyên nhân của quá trình này trong từng điều kiện cụ thể của địa phương, có so sánh với các địa phương khác có đặc điểm tương đồng trong cả nước.
+ Phương pháp quy nạp trong suy luận:
Nghiên cứu tiếp cận giải quyết vấn đề từ cụ thể đến khái quát Theo đó, khi nghiên cứu phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam, luận án sẽ phân tích cụ thể toàn diện quá trình phát triển kinh tế theo các nội dung thể hiện để đưa ra những đánh giá khái quát thành những kết luận có tính quy luật và hệ thống.
Phương pháp xem xét quá trình phát triển kinh tế bằng cách tham chiếu các tiêu chuẩn đã có trong lý luận và trạng thái thực tế theo chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế; hay có thể so sánh giữa các chỉ tiêu này với nhau theo từng thời kỳ để thấy sự thay đổi cũng như mức biến động Ngoài ra các chỉ tiêu này cũng có thể được so sánh với các địa phương lân cận trong vùng có cùng điều kiện để thấy sự khác biệt trong phát triển kinh tế.
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập ý kiến của chuyên gia trong việc xem xét, nhận định, đánh giá một vấn đề thực tiễn nào đó cần nghiên cứu dưới góc nhìn của họ Phương pháp này thu thập các ý kiến khác nhau của các chuyên gia, kiểm tra lẫn nhau để có một cái nhìn khách quan hơn về vai trò và ảnh hưởng của FDI đến phát triển kinh tế của tỉnh QuảngNam Đây là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức trong nghiên cứu Tuy nhiên, để có thể thực hiện phương pháp này,nghiên cứu đã: (i) xác định mục tiêu thu thập ý kiến của các chuyên gia đánh giá các ảnh hưởng khác nhau của FDI đến gia tăng sản lượng, cải thiện TFP và giảm nghèo trong nền kinh tế của tỉnh (ii) các thông tin cần thu thập rõ ràng và cụ thể.
Các bước tiến hành: (i) Lựa chọn và lập nhóm chuyên gia: các chuyên gia là những cán bộ làm việc liên quan đến quản lý nhà nước, hoạch định chính sách về đầu tư nhất là quản lý FDI và kinh tế quốc tế ở Quảng Nam. Các chuyên gia là những người có trình độ cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời họ am hiểu sự thay đổi hoạt động của khu vực FDI theo thời gian, sự biến động trong thực tiễn và có năng lực phân tích, đánh giá và tổng hợp trong lĩnh vực này; (ii) Tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, có các phương pháp lấy ý kiến khác nhau như phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại với từng chuyên gia; phương pháp hội thảo: cho phép chuyên gia tụ họp, tự do trình bày quan điểm; phương pháp Delphi; và các phương pháp khác Do tình hình dịch Covid-19 nên trong nghiên cứu này NCS sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi gửi cho các chuyên gia sau đó sẽ phỏng vấn thêm bằng điện thoại (Bảng hỏi trình bày ở Phụ lục 2).
Tổng số chuyên gia được dự kiến mời là 50 Sau khi liên hệ và đánh giá khả năng tham gia, danh sách rút gọn còn 25 người Các chuyên gia được lựa chọn là cán bộ cấp phòng và lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngoại vụ, Tài chính, Ban quản lý Khu kinh tế và khu công nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam. + Phương pháp phân tích thống kê
Phương pháp phân tích thống kê mô tả.
Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được về các nội dung phát triển kinh tế qua các cách thức khác nhau Phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về các đặc tính sản lượng GRDP và thay đổi của chỉ tiêu này Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng số liệu về phát triển kinh tế Để hiểu được các hiện tượng và đánh giá chính xác quá trình này, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu Có thể có các phương pháp cụ thể như sau:
++ Phương pháp đồ thị và bảng thống kê để tổng hợp như sử dụng hệ thống các loại đồ thị toán học và những bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang mô tả hiện trạng sản lượng GRDP, những thay đổi, cơ cấu GRDP theo ngành lãnh thổ, thành phần kinh tế cũng như các nguồn lực của tỉnh Quảng Nam trong những điều kiện thời gian cụ thể.
++ Phương pháp số bình quân, số tương đối, phân tích tương quan, phương pháp dãy số thời gian … để phân tích biến động và xu thế thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế của địa phương.
2.3.2 Phương pháp phân tích định lượng a Phương pháp phân tích tác động của FDI đến gia tăng sản lượng
Lê Xuân Bá và nhóm tác giả (2006) khi đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã sử dụng mô hình sản xuất Cobb- Douglas và đi liền với các giả định gắn liền với nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo. Nghiên cứu Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong
(2010) dựa trên các mô hình lý thuyết tân cổ điển và tăng trưởng nội sinh và các nghiên cứu thực nghiệm như Markiw, Romer và Weil (1992) và Borensztein, Gregorio và Lee (1998) để hình thành mô hình tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và sử dụng số liệu tỉnh tạo ra dữ liệu bảng để phân tích Các nghiên cứu này sử dụng mô hình hàm sản xuất mở rộng sau đó chuyển về dạng logarit và đạo hàm theo thời gian, có được mô hình dạng tuyến tính về các nhân tố tác động đến GDP Từ các nghiên cứu trên, ở đây sẽ đưa ra phương pháp phân tích tác động của FDI đến gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư dựa vào số liệu các địa phương tỉnh Quảng Nam bằng áp dụng hàm số sản xuất mở rộng:
Trong đó Y: GRDP; L: lao động; H: vốn con người; K: vốn sản xuất trong nước; F: FDI – vốn sản xuất của khu vực FDI; A: TFP
Lấy logarit và đạo hàm theo thời gian, có được mô hình (2) gyt = β0 + β1gFt+ β2gKt + β3gLt + β4gHt + εt (2) Trong đó gy là gia tăng GRDP, gK tăng trưởng vốn trong nước, gF tăng trưởng vốn sản xuất của khu vực FDI, gL tăng trưởng lao động và gH tăng trưởng vốn con người Với số liệu của các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nên phương trình (2) sẽ viết lại theo không gian địa phương cấp huyện và theo thời gian như phương trình (3). gyit = β0 + β1gfit + β2gdomit+ β3glabit + β4ghit + εit (3) Trong đó: gy là tỷ lệ gia tăng VA của địa phương cấp huyện; gdom là tỷ lệ tăng trưởng vốn sản xuất trong nước theo huyện; gf là tỷ lệ tăng trưởng vốn sản xuất của khu vực FDI theo huyện, glab là tỷ lệ tăng trưởng lao động theo huyện và gh là mức tăng của tỷ lệ lao động qua đào tạo; i là địa phương cấp huyện của tỉnh và t là năm.
Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp hồi quy OLS, dữ liệu bảng ngẫu nhiên - REM và cố định - FEM và phương pháp 3SLS – GMM Dù trong phương pháp hồi quy dữ liệu bảng đã sử dụng phương pháp hồi quy 2 bước để khắc phục hiện tượng nội sinh của biến gfi. b Phương pháp phân tích tác động của FDI đến cải thiện năng suất tổng hợp - TFP
Từ các nghiên cứu lý thuyết trên đây có thể thấy ảnh hưởng của vốn đến năng suất tổng hợp - TFP thường có thể thông qua mở hàm sản suất Tân cổ điển Một số nghiên cứu của Ibrahim Arisoy (2012); B Ni, M Spatareanu, V Manole, T Otsuki, H Yamada (2015) và Bùi Quang Bình (2019) đã xây dựng mô hình phân tích ảnh hưởng của FDI đến TFP của nền kinh tế từ phát triển mô hình hàm sản xuất theo lý thuyết kinh tế Tân cổ điển Từ đây có thể hình thành mô hình (4) sau:
TFP = f (FDI, Gg, Gy, EX…) (4)
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
Từ đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu đã nêu ở trên là cơ sở để xác định phương pháp thu thập số liệu cần thiết Đó là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp.
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp nhằm phục vụ cho phương pháp chuyên gia.
Bước đầu tiên của thu thập số liệu sơ cấp là
+ Xác định mục tiêu thu thập ý kiến của các chuyên gia đánh giá các ảnh hưởng khác nhau từ FDI đến gia tăng sản lượng, cải thiện TFP và giảm nghèo trong nền kinh tế của tỉnh.
+ Yêu cầu các thông tin cần thu thập rõ ràng và cụ thể.
Bước hai : xác định tiêu chí chuyên gia cần lấy ý kiến:
Về lĩnh vực công tác: các chuyên gia là những cán bộ làm việc trong các cơ quan liên quan đến quản lý nhà nước, hoạch định chính sách về đầu tư, nhất là quản lý FDI và kinh tế quốc tế ở Quảng Nam.
Về năng lực chuyên môn: Các chuyên gia là những người có trình độ cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đồng thời họ am hiểu sự thay đổi hoạt động của khu vực FDI theo thời gian, sự biến động trong thực tiễn và có năng lực phân tích, đánh giá và tổng hợp trong lĩnh vực này;
Với những yêu cầu này, NCS tham vấn ý kiến các cơ quan quản lý và lên được danh sách tổng số chuyên gia được dự kiến mời là 50 Các chuyên gia này là các cán bộ cấp phòng và lãnh đạo sở tại Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngoại vụ, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Ban quản lý các Khu kinh tế và khu công nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam Sau khi liên hệ, đánh giá khả năng am hiểu và tham gia, danh sách rút gọn còn 25 người. Bước ba, Tổ chức khảo sát lấy ý kiến chuyên gia
Do tình hình dịch Covid 19 nên NCS sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi gửi cho các chuyên gia và phỏng vấn thêm bằng điện thoại (Bảng hỏi trình bày ở Phụ lục 2).
2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn như sau:
- Các số liệu thứ cấp của nhiều chỉ tiêu theo cấp huyện có thời gian 2010-
2020 Đây là cơ sở dữ liệu do Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam xây dựng và cung cấp phục vụ cho xây dựng Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-
2030 và tầm nhìn đến 2050 Vì thế các năm trước 2010 không có.
- TFP là nhân tố năng suất tổng hợp của các huyện ở Quảng Nam và được tính toán dựa vào phương pháp và kế thừa kết quả nghiên cứu của BùiQuang Bình (2015);
- Lượng FDI vào các huyện tỉnh Quảng Nam; lượng FDI tính bằng tỷ đồng theo giá 2010: do Cục Thống kê tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cung cấp;
- Giá trị GRDP tỉnh Quảng Nam và GTSX của các huyện theo giá 2010 và dưới dạng logarit: do Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam cung cấp;
- Giá trị vốn sản xuất – giá trị tài sản cố định doanh nghiệp theo huyện thuộc tỉnh; Giá trị TSCĐ tính theo giá 2010: do Cục Thống kê tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cung cấp;
- Giá trị chi tiêu ngân sách huyện theo giá 2010 và dưới dạng logarit: do Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam cung cấp
- Vốn đầu tư trong nước theo huyện, tính theo giá 2010: do Cục Thống kê tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam cung cấp;
- Số lao động làm việc trong nền kinh tế các huyện tính bằng 1000 lao động: do Cục Thống kê tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp;
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo huyện của tỉnh, tính bằng tỷ đồng theo giá 2010: do Cục Thống kê tỉnh cung cấp; chỉ tiêu này được sử dụng để xác định độ mở của nền kinh tế (Lê Thanh Tùng (2014), Antwi, S., (2013), Sichei, M., Kinyondo, G., (2012), Yasmin at al (2003), Asiedu, E., (2002))
- Vốn con người được xác định bằng mức thay đổi tỷ lệ lao động đào tạo các huyện của tỉnh: do Cục Thống kê tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và
- Mức điểm năng lực cạnh tranh cấp huyện của tình: do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ cung cấp;
- Tỷ lệ nghèo thu nhập theo địa phương cấp huyện của tỉnh, tính bằng %: do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp;
Các số liệu này trong khoảng thời gian từ 2010-2020.
Chương này đã xác định được phương pháp nghiên cứu của luận án Cụ thể như sau:
Thứ thứ nhất, khung lý thuyết để phân tích được hình thành dựa trên các lý thuyết kinh tế Theo đó khu vực FDI hoạt động trong nền kinh tế không chỉ mang đến lợi ích cho nhà đầu tư, mà còn thúc đẩy gia tăng sản lượng, cải thiện TFP và giảm nghèo cho nền kinh tế.
Thứ hai, các mục tiêu nghiên cứu sẽ được giải quyết dựa trên sự kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng Số liệu phục vụ cho nghiên cứu được tổng hợp từ số liệu thứ cấp của các cơ quan nhà nước có liên quan và số liệu sơ cấp được thực hiện bằng điều tra xã hội học Nghiên cứu áp dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của FDI đến (i) gia tăng sản lượng qua kênh đầu tư, cải thiện năng suất tổng hợp - TFP và giảm nghèo Phân tích định tính tập trung phân tích tình hình phát triển kinh tế của tỉnh và hoạt động của khu vực FDI.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH QUẢNG NAM
3.1.1.1 Quy mô, xu thế và tính ổn định của tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam
Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP tăng liên tục, góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của tỉnh, nhưng khá biến động và có xu hướng chậm dần.
Hình 3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK Tỉnh Quảng Nam, Cục
Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Trên hình 3.1 thể hiện quy mô GRDP và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, ở đây cột bên trái là giá trị GRDP tính bằng tỷ đồng và giá 2010, cột bên phải là tỷ lệ % tăng trưởng GRDP của tỉnh Quảng Nam đã tăng nhanh, từ mức gần
27 ngàn tỷ đồng năm 2010, hơn 43,3 ngàn tỷ đồng năm 2015 và hơn 61 ngàn tỷ đồng năm 2019, chiếm 1,17% GDP của Việt Nam (Hình 3.2) Tỷ lệ tăng
Quy mô GRDP (Tỷ.đ, giá SS 2010 Tỷ lệ Tăng trưởng GRDP (%) trưởng kinh tế về cơ bản luôn cao và liên tục, đặc biệt từ 2013 đến 2016 Năm
2012 với mức tăng trưởng 1,6% cũng là năm thấp nhất Năm 2016 có tỷ lệ cao nhất đạt 18,6 % Tỷ lệ tăng trưởng trung bình là hơn gần 10% trong thời kỳ 2010-2019, cao hơn mức tăng trưởng của cả nước là khoảng 6,8% Thu nhập trung bình đầu người năm 2019 là 2.873 USD Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam những năm qua tuy nhanh nhưng có sự ổn định không cao. Trong giai đoạn 2010-2015, tăng trưởng trung bình là 9,98% cao hơn giai đoạn 2016-2019 (chỉ đạt 8,94%) Trung bình 10 năm 2010-2019 là 9,52% Mức tăng trưởng này vẫn cao hơn so với cả nước và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Bảng 3.1: Tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam theo từng giai đoạn
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK Tỉnh Quảng Nam, Cục
Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Riêng năm 2020 được tách riêng trong phân tích theo giai đoạn vì cú sốc đại dịch Covid-19 gây ra Tỷ lệ tăng trưởng GRDP của Quảng Nam năm 2020 so với 2019 chỉ đạt âm 5,72%, kéo quy mô kinh tế của tỉnh về mức của đầu năm 2018.
Hình 3.2 Vị thế và NLCT kinh tế của tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK Tỉnh Quảng Nam, và các tỉnh VDHMT)
Trong ba khu vực chính của nền kinh tế, khu vực I - NLTS có mức tăng trưởng trung bình gần 4,5% trong 10 năm và năm 2020 vẫn tăng trưởng dương gần 4% Khu vực II – CN-XD tăng trưởng 13,68% Khu vực III – dịch vụ đạt mức tăng trưởng 7,52% trong 10 năm 2010-2019 Cả hai khu vực II và III đều chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch và tăng trưởng âm.
Từ hình 3.1 và Bảng 3.1 có thể thấy tăng trưởng GRDP không ổn định và biến thiên khá nhiều, hệ số ổn định trong giai đoạn 2010-2015 là gần 56%, giai đoạn 2016-2019 là 63% và 2010-2019 là 59%.
Tăng trưởng kinh tế cao và duy trì trong suốt 10 năm qua đã nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Nam trong Vùng DHMT Năm
2019 so với 2010 vị thế và năng lực cạnh tranh của tỉnh Quảng Nam so với cả nước đã có sự thay đổi rõ rệt, hiện quy mô và tỷ lệ so với toàn Vùng DHMT và Việt Nam đã ngang bằng và nhỉnh hơn chút so với thành phố Đà Nẵng (Hình 3.2).
20.00 Diện tích hình tròn là GRDP tỉnh năm 2020 (Tỷ.đ)
Tỷ lệ tăng trưởng GRDP 2020 %
T ỷ tr ọn g tr on g G R D P vù ng n ăm 2 02 0, %
3.2.1.2 Động lực tăng trưởng GRDP tỉnh Quảng Nam Động lực tăng trưởng kinh tế thuộc về công nghiệp, khu vực ngoài nhà nước và vùng Đông Quảng Nam ngày càng rõ và quyết định, nhưng đã tạo ra sự bất bình đẳng trong phát triển vùng.
Hình 3.3 Tăng trưởng các ngành của tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK Tỉnh Quảng Nam, Cục
Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Hình 3.3 cho thấy đường xu thế tăng trưởng GRDP và tăng trưởng VA của khu vực II ( Công nghiệp – xây dựng) có dạng gần như nhau Số liệu bảng 3.1 cho thấy tăng trưởng của công nghiệp – xây dựng (đặc biệt là công nghiệp) và dịch vụ cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GRDP Trong 10 năm qua, tốc độ trung bình của công nghiệp – xây dựng đạt mức trung bình 13,68 % (riêng công nghiệp là 17,1%) và dịch vụ là 7,52 % (tăng trưởng trung bình GRDP chỉ là 9,52 %) Trong khi nông lâm thủy sản có mức tăng trưởng trung bình 4,43 % Ngoài ra tỷ trọng của khu vực II tăng hơn 10% và hiện là hơn 40% GRDP (loại bỏ thuế và trợ cấp) Khu vực II hiện là hơn 42% GRDP (giảm gần 6%).
Theo thành phần kinh tế, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tuy có tỷ trọng đóng góp tăng dần, những vẫn còn nhỏ Khu vực nhà nước đang có tỷ trọng giảm dần Tỷ trọng đóng góp chi phối nhất trong đó thuộc về kinh tế
Tỷ lệ Tăng trưởng GRDP (%)
Tỷ lệ Tăng trưởng KV- CN-XD II (%)
Tỷ lệ Tăng trưởng KV I - NLTS (%)
Tỷ lệ Tăng trưởng KV III - DV (%) ngoài nhà nước, chiếm gần 70% mức tăng trưởng.
Theo vùng lãnh thổ, vùng Đông của tỉnh gồm 6 huyện phía Đông có bờ biển Vùng này, năm 2019, chiếm 79% GRDP của tỉnh và chiếm 78% doanh nghiệp, 73% tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp, 83% lao động Vì vậy vùng này như động lực chính cho sự phát triển.
3.2.1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế a Cơ cấu ngành của nền kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP tỉnh Quảng Nam nhưng không tính phần Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm được thể hiện trong Bảng 3.2 Năm
2020, tỷ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng hiện đang chiếm hơn 40% GRDP, tỷ trọng của dịch vụ là 42,3% và tỷ trọng của NLTS chỉ là 17,6% Xu hướng chuyển dịch rất rõ nét trong 10 năm qua, tỷ trọng của NLTS giảm gần 4,4%, trong đó giai đoạn 2010-2015 giảm đến 2,51%; tỷ trọng của CN-XD tăng hơn 10,34% trong 10 năm qua, trong đó giai đoạn 2010-2015 tăng hơn 6%; tỷ trọng của dịch vụ giảm gần 6% trong thời kỳ này Chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng cho thấy giai đoạn 2010-2015 có chất lượng CDCC tốt hơn Xu thế này phản ảnh kết quả những nỗ lực của địa phương thúc đẩy phát triển công nghiệp.
Bảng 3.2: Cơ cấu ngành GRDP không bao gồm cả thuế trừ trợ cấp sản phẩm (Đvt: %)
Nông lâm thủy sản 22,01 19,50 17,60 -2,51 -1,89 -4,40 Công nghiệp, xây dựng 29,76 35,79 40,10 6,03 4,31 10,34
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK Tỉnh Quảng Nam, Cục
Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Với việc tính cả thuế trừ trợ cấp sản phầm như trong Bảng 3.3 thì trong giai đoạn 2010-2020, tỷ trọng của NLTS chỉ còn 14,5% và chỉ giảm gần 4%, tỷ trọng của CN-XD năm 2020 là 32,9%, tăng 8,3%.
Bảng 3.3: Cơ cấu ngành GRDP bao gồm cả thuế trừ trợ cấp sản phẩm
Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 17,4 16,7 17,9 -0,7 1,2 0,5
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK Tỉnh Quảng Nam, Cục
Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Tỷ trọng của ngành dịch vụ chỉ chiếm gần 34,7% năm 2020 và giảm 5,1% Tỷ trọng giữa 2 bảng trong thời kỳ 2010-2020 cho thấy mức giảm gần 7,2% của CN-XD và mức giảm gần 7,6% của dịch vụ Khoảng chênh lệch này chính là giá trị của thuế trừ trợ cấp Cơ cấu GRDP của tỉnh trong giai đoạn 2010-2020 cũng cho thấy tỷ trọng của khoản thuế trừ trợ cấp đã tăng dần và chiếm khoảng gần 18% Điều này cũng hàm ý rằng sản lượng của tỉnh khá nhạy cảm với chính sách thuế của Việt Nam Trong cơ cấu của ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, hiện vẫn chiếm86,7% năm 2020.
Hình 3.4 Vị thế theo cấu trúc kinh tế của tỉnh Quảng Nam ở vùng DHMT
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK Tỉnh Quảng Nam và các tỉnh
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC FDI Ở TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1 Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam
Quy mô vốn và dự án đầu tư
6 Báo cáo số 52-BC/TU ngày 05/05/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 27/4/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 trên địa bàn tỉnh
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 tống vốn đăng ký (tr USD)
Số dự án (Dự án)
Tổng vốn thực hiện (Tr.USD)
Hình 3.9 Thu hút FDI của tỉnh Quảng Nam
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK tỉnh Quảng Nam, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Trong hơn 10 năm qua, Quảng Nam đã nỗ lực thu hút FDI vào tỉnh, tổng số vốn đăng ký cho đến ngày 31/12/2020 là 5,8 tỷ USD, chiếm 0,014% tổng vốn đăng ký của Việt Nam.
Xét về số dự án, xu hướng tăng dần trong 10 năm qua, giai đoạn 2010-
2015 thấp hơn và giai đoạn 2015-2020 tăng và cao hơn.
Số vốn đăng ký hàng năm cũng rất biến động, năm nhiều nhất là năm
2010 đạt hơn 4,2 tỷ USD, năm thấp nhất là năm 2012 chỉ có gần 10 triệu USD Trong giai đoạn 2010-2014, trừ năm 2010 thu hút nhiều, các năm sau đều rất thấp Giai đoạn 2015-2020 mức vốn đăng ký đều đặn hơn.
Bảng 3.10 Số lượng dự án và vốn FDI bị thu hồi giấy phép
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK tỉnh Quảng Nam,
Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Chỉ số thực hiện FDI năm cao nhất là 2011 chiếm hơn 81%, năm thấp nhất là năm 2010 chỉ chiếm 8,1% Giai đoạn 2010-2014 chỉ số này tốt hơn nhưng giai đoạn sau giảm dần Tất cả tạo ra xu hướng giảm dần Điều này cũng hàm ý các chính sách thu hút FDI hiệu quả hơn ở giai đoạn đầu và kém hơn giai đoạn sau.
Hệ số ICOR của khu vực FDI trong giai đoạn 2010-2020 là khoảng 6,4, cao hơn mức chung của tỉnh là 4 và thấp hơn so với khu vực FDI ở Việt Nam. Tuy quy mô vốn và số dự án FDI trong thời gian hơn 10 năm qua có xu hướng tăng nhưng chính sách thu hút FDI thực sự hiệu quả hơn nếu cải thiện được tình trạng phải thu hồi giấy phép đăng ký như thể hiện trên Bảng 3.10 về số lượng dự án và vốn đăng ký FDI Mỗi năm tỉnh đều phải thu hồi ít nhất 1 dự án và nhiều nhất là 6 dự án, với số vốn từ gần 4 triệu USD đến 138 triệu USD.
Có những năm số vốn FDI bị thu hồi giấy phép nhiều hơn số đăng ký như năm 2016.
Quốc gia đầu tư chủ yếu
Vốn FDI vào tỉnh Quảng Nam chủ yếu đến từ châu Á như ASEAN và Đông á.
Bảng 3.11 Các quốc gia FDI chủ yếu được cấp giấy phép của tỉnh Quảng Nam
Số dự án Vốn đăng ký (tr.USD) Tỷ lệ (%)
Số dự án Vốn đăng ký (tr.USD) Tỷ lệ (%) Đài Loan 17 94,82 1,6
(Nguồn: Xử lý từ số liệu thống kê Niêm giám TK tỉnh Quảng Nam,
Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam)
Sing-ga-po là quốc gia đầu tư vào Quảng Nam nhiều nhất, tuy chỉ chiến gần 5% dự án (có 10 dự án) nhưng chiếm hơn 4,1 tỷ USD và hơn 70% tổng vốn Tiếp đó là Hàn Quốc chiếm gần 10% dự án (9/197) và hơn 10% số vốn đăng ký Nhóm quốc gia có tỷ lệ vốn đăng ký trên 2% là Vương quốc Anh, CHLB Đức, Hồng Kông, Nhật Bản và Trung Quốc.
Nếu theo khu vực thì dòng FDI vào Quảng Nam chủ yếu từ ASEAN và Đông Á.
3.2.2 Phân bố FDI ở tỉnh Quảng Nam
FDI phân bổ chủ yếu vào vùng Đông và vào công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ lưu trú ăn uống (du lịch) Phân bổ theo lựa chọn của nhà đầu tư thay vì định hướng đầu tư của tỉnh.
Bảng 3.12 Phân bổ FDI theo địa bàn của tỉnh Quảng Nam (tính đến 31/12/2020) Địa điểm
Số dự án Tổng vốn đầu tư
Tỷ trọng (%) Điện Bàn 46 23,4 585,15 10,0 Đại Lộc 3 1,5 415,75 7,1
(Nguồn: Xử lý từ số liệu FDI của Sở KH và ĐT tỉnh Quảng Nam)
Số liệu bảng 3.12 cho thấy, đa phần FDI đều lựa chọn các huyện phía Đông để đầu tư Đây là địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng, lao động, thị trường và chính sách… tốt hơn so với vùng Tây.
Theo số lượng dự án Điện Bàn và Hội An chiếm lần lượt 23,4 và 23,9%, tiếp đến là Núi Thành và Tam Kỳ đều là 15,2% Duy Xuyên chiếm hơn 6% dự án và Đại Lộc là 1,5%.
Theo số lượng vốn đăng ký, Duy Xuyên là địa bàn có số vốn đăng ký cao nhất, chiếm 35%; tiếp đó là Núi Thành và Tam Kỳ chiếm 18 và 17%,Điện Bàn là 10% và Hội An là 9,5%.
Bảng 3.13 Phân bổ FDI theo ngành của tỉnh Quảng Nam (tính đến 31/12/2020)
Số dự án Tổng vốn đầu tư lượngSố Tỷ trọng
C CN chế biến, chế tạo 127 64,47 1.462,01 25,02
D Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí 1 0,51 3,55
E Cung cấp nước; hoạt động 0,06 quản lý và xử lý rác thải, nước thải 2 1,02 24,63
G Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác 5 2,54 10,12
I Dịch vụ lưu trú và ăn uống 50 25,38 4.213,64 72,120,17
K Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 2 1,02 25 0,43
L Hoạt động KD bất động sản 3 1,52 16 0,27
(Nguồn: Xử lý từ số liệu FDI của Sở KH và ĐT Tỉnh Quảng Nam)
Phần lớn dự án và vốn đầu tư tập trung vào ngành lưu trú và ăn uống (du lịch), chiếm 25,28% dự án nhưng chiếm hơn 72% số vốn Tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chiếm gần 64,5% số dự án nhưng chỉ hơn 25% số vốn Còn lại các ngành khác chỉ chiếm nhiều nhất 2,5% và gần 0,9% số vốn.
Quảng Nam đã định hướng ưu tiên phát triển và thu hút đầu tư “phát triển trung tâm cơ khí công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp khí - điện, hóa dầu, công nghiệp - dịch vụ hậu cần cảng biển, sân bay Thúc đẩy phát triển khu phức hợp ô tô Chu Lai - Trường Hải tại Khu công nghiệp Tam
Hiệp, Tam Anh có quy mô ngang tầm khu vực, tạo ra sản phẩm ô tô có công nghệ phù hợp, đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, gắn với phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ, nhất là ngành nghề cơ khí hỗ trợ nông nghiệp, xây dựng và thiết bị công nghiệp; tiến đến hình thành Trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia, làm động lực lan tỏa cho cả Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Phát triển công nghiệp dệt may và hỗ trợ ngành dệt may theo chiều sâu gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ Mở rộng diện tích Khu công nghiệp Đông Nam Thăng Bình theo quy hoạch, thu hút phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao Thúc đẩy sớm hình thành khu công nghiệp chuyên nông, lâm nghiệp nhằm thu hút các dự án công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm phục vụ xuất khẩu quy mô lớn” Đồng thời theo vùng tỉnh chủ trương “Phát triển mạnh kinh tế biển và vùng đồng bằng ven biển của tỉnh; tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du, miền núi”
Tình hình trên cho thấy việc phân bổ FDI vẫn chưa thực hiện theo những định hướng đề ra.
3.2.3 Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp FDI ở tỉnh Quảng Nam cũng như tình hình chung ở Việt Nam, số lượng doanh nghiệp lỗ chiếm khoảng 22-25%, doanh thu tăng dần và lợi nhuận sau thuế có xu hướng ổn định Tình hình này tạo điều kiện để tỉnh thu hút thêm các doanh nghiệp FDI vào tỉnh.
Số liệu thống kê trên Bảng 3.14, kinh doanh của doanh nghiệp FDI ở tỉnh Quảng Nam cho thấy số doanh nghiệp có lãi cao nhất chỉ 55 và thấp nhất là 34 doanh nghiệp, trong khi số lỗ cao nhất là 61 và thấp nhất là 42 doanh nghiệp Tỷ lệ doanh nghiệp có lợi nhuận dương chỉ khoảng 25%, thấp hơn mức của Việt Nam là khoảng hơn 50% Về cơ bản số doanh nghiệp lỗ nhiều hơn số có lãi; số còn lại không lỗ và lãi Tính chung thì số doanh nghiệp kinh doanh có lãi vẫn thấp và đúng với tình hình chung của Việt Nam Nhưng cũng đặt ra cho các nhà quản lý phải có những điều chỉnh các biện pháp quản lý để hạn chế tình trạng trốn thuế, chuyển giá,… tạo lỗ.
Bảng 3.14 Kinh doanh của doanh nghiệp FDI ở tỉnh Quảng Nam
Doanh thu (tỷ đồng) 9.548,5 11.058,2 14.120,6 15.770,0 14.221,1 Lợi nhuận sau thuế
(Nguồn: Xử lý từ số liệu FDI của Sở KH và ĐT tỉnh Quảng Nam)
KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN PHÁT TRIỂN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIA TĂNG SẢN LƯỢNG
4.1.1 Mô hình và phương pháp ước lượng
Với số liệu của các địa phương tỉnh Quảng Nam, nên luận án sẽ sử dụng phương trình (3) đã nêu ở chương 2 theo địa phương cấp huyện và theo thời gian. gyit = β0 + β1gfit + β2gdomit+ β3glabit + β4ghit + εit (3) Các biến trong mô hình (3) được định nghĩa trong Bảng 4.1 dưới đây. Phương pháp ước lượng được sử dụng là phương pháp hồi quy OLS, dữ liệu bảng ngẫu nhiên - REM và cố định – FEM cho phương trình (3) Kiểm định Hausman test gợi ý chọn REM cho cả hồi quy dữ liệu bảng và hồi quy dữ liệu bảng 2SLS Dù trong phương pháp hồi quy dữ liệu bảng đã sử dụng phương pháp hồi quy 2 bước để khắc phục hiện tượng nội sinh của biến gfi nhưng ở đây sẽ sử dụng thêm phương pháp 3SLS – GMM để so sánh kết quả. Nhưng để áp dụng phương pháp này cần xây dựng thêm phương trình (3A), do FDI phụ thuộc vào chất lượng thể chế (TN Kiên, NTT Huyền (2020)) và quy mô kinh tế nên phương trình (3A) như sau: gf = β0 + β1lnYit + β3ddciit + uit (3A)
Trong đó Y là giá trị GRDP của tỉnh và ddci là chất lượng thể chế(Mức điểm năng lực cạnh tranh cấp huyện của tỉnh, mà trong này có các tiêu chí đánh giá chất lượng chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của môi trường kinh doanh và nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền huyện).
Hệ hai phương trình (3) và (3A) tạo thành hệ phương trình đồng thời Ở đây biến nội sinh gf được giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (3A) Trong trường hợp này theo Zellner, A & Theil.H (1962) có thể áp dụng phương pháp ước lượng 3SLS.
4.1.2 Số liệu và các biến
Nguồn gốc số liệu và định nghĩa các biến được trình bày trong Bảng 4.1 như sau.
Bảng 4.1: Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình
Tên biến Định nghĩa Nguồn dữ liệu gy Gia tăng sản lượng Tỷ lệ tăng giá trị sản xuất của các huyện, Giá trị sản xuất tính theo giá
2010, do Cục Thống kê tỉnh tỉnh Quảng Nam cung cấp gf Vốn sản suất của khu vực FDI
Tỷ lệ tăng lượng vốn sản xuất của khu vực FDI vào các huyện tỉnh Quảng Nam; Lượng FDI tính bằng tỷ đồng theo giá 2010, do Cục Thống kê tỉnh và
Sở KH – ĐT tỉnh Quảng Nam cung cấp gdom Vốn sản xuất trong nước
Vốn sản xuất trong nước theo huyện, tính theo giá 2010, do Cục Thống kê tỉnh và Sở KH – ĐT cung cấp. glab Lao động trong nền kinh tế
Tỷ lệ tăng của số lao động làm việc trong nền kinh tế các huyện tính bằng
%, do Cục Thống kê tỉnh và Sở LĐ và TBXH cung cấp gh Vốn con người
Tỷ lệ tăng vốn con người; thay đổi tỷ lệ lao động đào tạo các huyện của tỉnh; doCục Thống kê tỉnh và Sở LĐ và TBXH cung cấp
Tên biến Định nghĩa Nguồn dữ liệu ddci Chất lượng thể chế
Mức điểm năng lực cạnh tranh cấp huyện của tỉnh, do Sở nội vụ và Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp
Y Quy mô nền kinh tế GRDP của tỉnh, theo giá 2010, do Cục
Thống kê tỉnh cung cấp
Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất gy 8.3 1.0 5.1 10.2 gf 7.58 0.70 3.17 8.97 gdom 11.8 1.3 9.2 14.9 glab 1.24 0.37 0.66 2.59 gh 1.15 0.33 0.30 1.80 ddci 61.92 4.27 53.33 70.00
(Nguồn: Xử lý từ số liệu do Cục Thống kê Quảng Nam và số liệu của các Sở ngành của tỉnh Quảng Nam)
Số liệu Bảng 4.2 cho thấy giá trị trung bình của biến phụ thuộc – đại diện gia tăng sản lượng - gy là 8.3, giá trị nhỏ nhất là 5.1 và giá trị lớn nhất là 10.2 Các thống kê của các biến khác được thể hiện trên bảng 4.2 Với thống kê mô tả các biến này có thể thấy số liệu về cơ bản là không có sự phân tán hay hội tụ Có thể sử dụng số liệu này cho phân tích.
Tuy số liệu khoảng thời gian ngắn như trong nghiên cứu này độ trễ vẫn được kiểm tra khi sử dụng kiểm định Dfuller kết quả các biến có tính dừng với độ trễ là không hay dừng tại giá trị ban đầu (đơn vị gốc) của biến (kết quả kiểm định trong phụ lục 3 cho phần 4.1).
4.1.3 Kết quả ước lượng và bàn luận
Bảng 4.3 cho thấy các kiểm định theo các phương pháp đều có ý nghĩa thống kê và có thể sử dụng kết quả này để phân tích.
Bảng 4.3: Kết quả ước lượng
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, *** **,* là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% (Nguồn: Xử lý từ số liệu do Cục Thống kê Quảng Nam và số liệu của các Sở ngành của tỉnh Quảng Nam)
Thứ nhất, Hệ số hồi quy của biến độc lập gf – đại diện cho FDI có giá trị dương cho hàm ý rằng vốn sản cuất của khu vực FDI tăng sẽ tác động tích cực đến gia tăng sản lượng khi các nhân tố khác không đổi Kết quả này cũng tương đồng như kết quả nghiên cứu của Thu Thi Hoang, Paitoon Wiboonchutikula, Bangorn Tubtimtong (2010).
Thứ hai, Biến vốn sản xuất trong nước cũng có giá trị dương và hàm ý rằng đầu tư trong nước được mở rộng thúc đẩy gia tăng sản lượng Điều này cũng đúng với thực tế khi đầu tư vẫn đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Kết quả này cũng cho thấy đầu tư trong nước và FDI có tác động bổ sung (không có hiệu ứng lấn át của FDI), chẳng hạn nguồn đầu tư trong nước những năm qua đã được sử dụng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, khu công nghiệp, cung cấp điện nước…và hạ tầng xã hội, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút và hoạt động của doanh nghiệp FDI.
Thứ ba, Yếu tố lao động cũng có dấu dương, nghĩa là lao động cũng ảnh hưởng tích cực đến gia tăng sản lượng của tỉnh Lao động vẫn là một lợi thế của tỉnh Quảng Nam trong phát triển nói chung và thu hút FDI vào tỉnh nói riêng Bởi các nhà đầu tư FDI chọn Việt Nam và Quảng Nam vì chính nguồn lực này dễ tìm kiếm và tiền lương chưa cao.
Thứ tư, Vốn con người – gh có dấu dương và hàm ý rằng chất lượng lao động có tác động tích cực đến tăng trưởng, đúng với lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã khẳng định Trong trường hợp này còn cho thấy, chất lượng lao động cũng hấp dẫn các doanh nghiệp FDI khi họ ít phải tổ chức và bỏ ra chi phí đào tạo lao động.
4.1.4 Kết quả đánh giá của chuyên gia Để bổ sung cho kết quả phân tích định lượng, trong nghiên cứu này sẽ sử dụng kết quả đánh giá của các chuyên gia về những ảnh hưởng vốn sản xuất của khu vực FDI với gia tăng sản lượng của tỉnh Quảng Nam.
Bảng 4.4: Kết quả đánh giá của chuyên gia
Tiêu chí Tỷ lệ số chuyên gia đánh giá tác động lớn và rất lớn (%)
Tạo ra gia tăng sản lượng của tỉnh 83
Thúc đẩy kinh tế tư nhân của tỉnh 88
Thúc đẩy và phát huy đầu tư trong nước 76 Đóng góp vào tích lũy vốn sản xuất 80
Phát huy lợi thế lao động của tỉnh 92
Cải thiện hoạt động xuất khẩu 52
Tạo nguồn thu ngân sách 44
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Theo các chuyên gia, FDI có vai trò khá quan trọng với gia tăng sản lượng của tỉnh Quảng Nam Trong 7 câu hỏi thì có 4/7 câu hỏi được chuyên gia đánh giá tác động của FDI lớn và rất lớn từ 80% số ý kiến Đó là tạo ra gia tăng sản lượng, thúc đẩy kinh tế tư nhân, phát huy lợi thế lao động và đóng góp vào tích lũy vốn sản xuất của tỉnh, trong đó mức cao nhất đối với phát huy lợi thế lao động (92%) Có 2/7 nhận định chỉ ở mức tác động kém và trung bình là tạo nguồn thu ngân sách (44%) và cải thiện hoạt động xuất khẩu (52%), trong đó tạo nguồn thu ngân sách được đánh giá ảnh hưởng kém nhất.Điều này cũng phù hợp với thực tiễn hiện nay.
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP – TFP
4.2.1 Tình hình năng suất tổng hợp của tỉnh Quảng Nam
Năng suất tổng hợp - TFP của tỉnh Quảng Nam có sự cải thiện nhất định trong những năm qua, các doanh nghiệp cũng đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, tiềm năng đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng kinh tế còn rất lớn.
Tốc độ tăng TFP của tỉnh trung bình giai đoạn 2010-2015 là 3,23 % hàng năm và đóng góp 24,63% cho tăng trưởng Mức tăng TFP trong giai đoạn này bị chi phối bởi tốc độ TFP tăng năm 2015 khi GRDP của tăng tốc năm 2015. Giai đoạn 2016-2020 cho bức tranh kém khả quan hơn nhiều so với giai đoạn 2010-2015 với tốc độ tăng TFP trung bình hàng năm chỉ đạt 1%, nhưng mức đóng góp vào tăng trưởng lại tăng cao hơn 37% Do giai đoạn 2017-2020, nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ sự suy giảm tăng trưởng ngành công nghiệp nhất là doanh nghiệp Trường Hải và đại dịch Covid-19 năm 2020, nên dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng GRDP Suy giảm tỷ lệ tăng trưởng GRDP là do tỷ phần đóng góp của vốn và lao động giảm sút, trong khi những chú trọng cải thiện công nghệ của tỉnh được quan tâm.
Kết quả chung của chỉ tiêu TFP cho giai đoạn 2010-2020 đóng góp cho tăng trưởng thấp hơn cả hai giai đoạn 2010-2015 và 2015-2020 Theo đó tốc độ tăng TFP trung bình hàng năm đạt 1,67%, đã gia tăng sự đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn này lên 23,91% Từ kết quả phân tích này cho thấy tăng trưởng kinh tế của tỉnh cũng như của cả nước dựa chủ yếu vào nhân tố chiều rộng (hơn 70%), nhân tố chiều sâu TFP tuy đóng góp đang tăng nhưng còn hạn chế.
Tình trạng này có nguyên nhân bởi:
(i) Máy móc thiết bị lạc hậu về thời gian: Số liệu khảo sát công nghệ doanh nghiệp của Sở Khoa học công nghệ tỉnh Quảng Nam cho thấy tuổi của công nghệ/máy móc giữa hai loại máy móc không khác nhau nhiều Công nghệ/máy móc thứ nhất có 32% ở tuổi từ 1-5 năm, 53,5% ở tuổi 5-10 năm và trên 10 năm là 14,5% Công nghệ/máy móc thứ hai có tuổi đời theo 3 nhóm lần lượt là 27,5%, 60,5% và 12% Như vậy, công nghệ/máy móc của các doanh nghiệp tư nhân tương đối cũ theo năm sản xuất;
(ii) Xuất sứ từ các nước phát triển chưa nhiều: Theo nguồn gốc xuất sứ của công nghệ/máy móc của các doanh nghiệp, tỷ lệ nội địa là 32% với loại thứ nhất và 29% với loại thứ 2, từ Trung Quốc là 29% với loại thứ nhất và 30% với loại thứ 2, từ ASEAN lần lượt là 22% và 24% và từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu là 17% và 19% Như vậy xuất sứ chủ yếu từ nội địa và Trung Quốc chiếm gần 60%;
(iii) Nghiên cứu và phát triển chưa được quan tâm đúng mức: Trình độ công nghệ của doanh nghiệp tùy thuộc rất nhiều vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Đây cũng là điều kiện bảo đảm sức cạnh tranh và quyết định thành công của doanh nghiệp Số liệu cho thấy chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh có hoạt động này Trong số này, chỉ có 12,5% doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) và chỉ có 5% doanh nghiệp có phòng hay ban nghiên cứu và phát triển (R&D) Những thông tin này cho thấy các doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động này Có nhiều lý do khác nhau, có thể do năng lực quản trị và tài chính, có thể sợ rủi ro rất cao hay không có khả năng thực hiện.
4.2.2 Mô hình và phương pháp ước lượng
Với số liệu của các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nên luận án sẽ sử dụng phương trình (5) đã nêu ở chương 2 theo địa phương cấp huyện và theo thời gian. gtfpit = β0 + β1gfit + β2lnggit + β3gyit + β4gexit + εi (5)
Các biến trong mô hình (5) được định nghĩa trong Bảng 4.5 dưới đây.
Nguồn số liệu cho phân tích như đã giới thiệu trên có thể áp dụng Hồi quy gộp (Pooled OLS) Nhưng khi sử dụng số liệu các biến trên theo chuỗi thời gian sẽ xuất hiện vấn đề như độ trễ của biến theo thời gian Tuy nhiên khoảng thời gian ngắn nhưng nghiên cứu vẫn sử dụng kiểm định Dfuller kết quả các biến có tính dừng với độ trễ là không, nghĩa là số liệu bảo đảm tính dừng (kết quả kiểm định trong phụ lục 3 cho phần 4.2) Với phương pháp này, sẽ bỏ qua yếu tố thời gian mà chỉ là các quan sát dữ liệu thuần túy hay sử dụng số liệu chéo Ước lượng thô là ước lượng OLS trên tập dữ liệu thu được của các đối tượng theo không gian, do vậy, khi đó xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tượng khác nhau và không thay đổi theo thời gian Chính vì thế nghiên cứu sử dụng thêm ước lượng dữ liệu bảng ngẫu nhiên - REM và cố định – FEM cho phương trình (5) Kiểm định Hausman test gợi ý chọn REM cho cả hồi quy dữ liệu bảng Đây cũng là hạn chế của phương pháp này là có thể gặp hiện tượng nội sinh từ biến đại diện FDI Để giải quyết vấn đề, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp hồi quy 2SLS với biến nội sinh là vốn sản xuất của khu vực FDI Lượng vốn sản xuất của khu vực FDI phụ thuộc vào chất lượng thể chế (Kiên, T N., & Huyền, N T T (2020) và chất lượng nhân lực có thể xây dựng phương trình phụ 3AA. gfit = β0 + β1ddciit + β2ghit + αi (3AA).
Kết quả sẽ trình bày ở phần dưới.
4.2.3 Số liệu và các biến
Nguồn gốc số liệu và định nghĩa các biến được trình bày trong Bảng 4.5 như sau.
Bảng 4.5: Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình
Tên biến Định nghĩa Nguồn dữ liệu gtfp Năng suất tổng hợp - tốc độ tăng TFP
TFP là nhân tố năng suất tổng hợp của các huyện ở Quảng Nam và được tính toán dựa vào phương pháp và kế thừa kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2015) gf Vốn sản xuất của khu vực FDI
Tỷ lệ tăng lượng Vốn sản xuất của khu vực FDI vào các huyện tỉnh Quảng Nam; Lượng này được tính bằng tỷ
Tên biến Định nghĩa Nguồn dữ liệu đồng theo giá 2010, do Cục Thống kê tỉnh và Sở KH – ĐT tỉnh Quảng Nam cung cấp
Chi tiêu ngân sách hay chi tiêu công của huyện
Giá trị chi tiêu ngân sách huyện theo giá
2010 và dưới dạng logarit, do Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam cung cấp gy Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất nền kinh tế cấp huyện GTSX theo huyện thuộc tỉnh theo giá 2010; do Cục Thống kê tỉnh và Sở KH – ĐT cung cấp gex Độ mở nền kinh tế
Tỷ lệ tăng kim ngạch xuất khẩu theo huyện 7 ; giá trị kim ngạch xuất khẩu theo huyện của tỉnh, tính bằng tỷ đồng theo giá 2010; do Cục Thống kê tỉnh cung cấp gh Vốn con người
Tỷ lệ tăng vốn con người; thay đổi tỷ lệ lao động đào tạo các huyện của tỉnh; do Cục Thống kê tỉnh và Sở LĐ và TBXH cung cấp ddci Chất lượng thể chế
Mức điểm năng lực cạnh tranh cấp huyện của tỉnh; do Sở nội vụ và Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp
Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.6 thống kê mô tả các biến trong mô hình Giá trị trung bình của biến phụ thuộc – đại diện cho năng suất - gtfp là 2.19, giá trị nhỏ nhất là 0.94 và giá trị lớn nhất là 2.4 Các thống kê của các biến khác được thể hiện trên
7 Như cách xác định của các nghiên cứu Lê Thanh Tùng (2014), Antwi, S., (2013), Sichei, M., Kinyondo, G.,
(2012), Yasmin at al (2003), Asiedu, E., (2002). bảng 4.6 Với thống kê mô tả các biến này có thể thấy số liệu về cơ bản là không có sự phân tán hay hội tụ Có thể sử dụng số liệu này cho phân tích.
Bảng 4.6 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất gtfp 2.19 0.11 0.94 2.40 gf 7.58 0.70 3.17 8.97 lngg 10.5 0.4 9.5 11.1 gy 8.3 1.0 5.1 10.2 gex 6.25 1.75 1.82 7.85 ddci 61.92 4.27 53.33 70.00 gh 1.15 0.33 0.30 1.80
(Nguồn: Xử lý từ số liệu do Cục Thống kê Quảng Nam và số liệu của các Sở ngành của tỉnh Quảng Nam)
4.2.4 Kết quả ước lượng và bàn luận
Bảng 4.7 cho thấy các kiểm định theo cả ba phương pháp đều có ý nghĩa thống kê và có thể sử dụng kết quả này để phân tích.
Thứ nhất, Hệ số hồi quy của biến độc lập Vốn sản xuất của khu vực
FDI có giá trị dương cho hàm ý rằng FDI tăng sẽ tác động tích cực đến năng suất tổng hợp (TFP) của tỉnh khi các nhân tố khác không đổi.
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN GIẢM NGHÈO
4.3.1 Tình hình bất bình đẳng và nghèo ở tỉnh Quảng Nam
Thu nhập bình quân đầu người của dân cư Quảng Nam tăng nhanh trong hơn 10 năm qua, thu hẹp khoảng cách so với mức thu nhập trung bình vùng DHMT Thu nhập của người dân thành thị cao hơn gần 2 lần so với nông thôn.
Năm 2010 thu nhập bình quân 1 người 1 tháng là 935 ngàn đồng (của DHMT là 1.162 ngàn đồng, cao hơn Quảng Nam 24%), năm 2015 đạt 1.985,7 ngàn đồng tháng, tăng gấp 2 lần so với 2010 (của DHMT là 2.503 ngàn đồng, cao hơn 26%) Năm 2020, chỉ tiêu này của Quảng Nam là 3.859,1 ngàn đồng tháng (của DHMT là 4.007 ngàn đồng tháng, cao hơn Quảng Nam chỉ 3,8%), tăng hơn 2 lần so với 2015 và 4 lần so với 2010 Thu nhập bình quân trung bình 1 người 1 tháng của dân cư thành thị gấp 2 lần so với dân cư nông thôn năm 2010, và 1,9 lần năm 2015 và 1,75 lần năm 2020 Thu nhập của nữ cao hơn nam giới khoảng 10 -15%.
Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng liên tục hơn 10 năm qua, nhưng bất bình đẳng thu nhập ở Quảng Nam có xu hướng được cải thiện rõ và tốt hơn so với DHMT.
GINI năm 2010 của Quảng Nam là 0,328 (của DHMT là 0,361, cao hơn của Quảng Nam 0,029), mức này xa với mức bất bình đẳng trầm trọng 0,38- 0,4 Năm 2016 GINI của Quảng Nam đạt đỉnh cao nhất thời kỳ này là 0,342 (của DHMT là 0,363 cũng là đỉnh, cao hơn của Quảng Nam 0,021) Năm
2020, GINI của tỉnh là 0,303 thấp nhất (của DHMT là 0,340, cao hơn của Quảng Nam là 0,037) Đường xu thế dốc lên giai đoạn 2010-2016 và giảm dần xuống từ 2017-2020.
Nếu theo chỉ số khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập của nhóm 20% giàu nhất so với nhóm 20% nghèo nhất, chỉ số này củaQuảng Nam năm 2010 là 6,0 (của DHMT là 7,23, cao hơn 1,23 điểm), năm 2015 là 6,66 tăng 0,66 điểm (của DHMT là 7,67, cao hơn của Quảng Nam là 1 điểm), năm 2020 chỉ tiêu này của Quảng Nam là 7,98 (trong khi của DHMT là 8,09, chỉ cao hơn 0,11 điểm), tăng gần 2 điểm so với 2010 Như vậy nhóm 20% nghèo nhất đang có thu nhập tăng chậm hơn so với nhóm 20% giàu nhất Chỉ số này chỉ xét chênh lệch 2 nhóm chính nên chưa phản ánh chính xác mức độ bất bình đẳng.
Tình trạng nghèo ở Quảng Nam đã được cải thiện đáng kể trong giai đoạn hơn 10 năm vừa qua, nhưng tình trạng nghèo ở vùng phía Tây vẫn khá cao và đáng quan tâm giải quyết.
Bảng 4.9 Tình trạng nghèo ở tỉnh Quảng Nam
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung
(*Từ 2015 là theo chuẩn nghèo đa chiều)
Tỷ lệ nghèo của tỉnh Quảng Nam đã giảm dần, nhất là từ 2015 khi xác định theo chuẩn nghèo đa chiều Nhưng so với mặt bằng chung của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thì tỷ lệ nghèo của Quảng Nam cao hơn một chút Thành quả phát triển kinh tế đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.
4.3.2 Mô hình và phương pháp ước lượng
Với số liệu của các địa phương của tỉnh Quảng Nam, nên luận án sẽ sử dụng phương trình (6) đã nêu ở chương 2 theo địa phương cấp huyện và theo thời gian. gpovertyit = β0 + β1gfit + β2lnGgit-1 + β3ghit + β4gurbanit + εit (6)
Các biến trong mô hình (6) được định nghĩa trong Bảng 4.10 dưới đây.
Nguồn số liệu cho phân tích như đã giới thiệu trên có thể áp dụng Hồi quy gộp (Pooled OLS) Nhưng khi sử dụng số liệu các biến trên theo chuỗi thời gian sẽ xuất hiện vấn đề như độ trễ của biến theo thời gian Tuy nhiên khoảng thời gian ngắn như nghiên cứu này độ trễ không phải là vấn đề, dù vậy khi sử dụng kiểm định Dfuller kết quả các biến có tính dừng với độ trễ là không, nghĩa là số liệu bảo đảm tính dừng (kết quả kiểm định trong phụ lục 3 cho phần 4.3) Để giải quyết nhược điểm của phương pháp Pooled OLS như đã trình bày ở trên, trong nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng với tác động ngẫu nhiên (REM) Khi ước lượng REM theo mô hình (6) có thể gặp hiện tượng nội sinh từ biến đại diện FDI Để giải quyết vấn đề, nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp ước lượng hồi quy 2 bước - 2SLSL với dữ liệu bảng Sau đó kiểm định Hausman test lựa chọn REM và FEM Kết quả lựa chọn cho REM ở cả ước lượng thường và 2 bước với dữ liệu bảng Đồng thời nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp hồi quy 3SLS với biến nội sinh là FDI để so sánh Ở đây vẫn dùng lại phương trình (3A). Các phương trình (6), (3A) tạo thành hệ phương trình đồng thời Ở đây biến nội sinh gf giải quyết thông qua các biến ngoại sinh ở trong phương trình (6) và (3A) Trong trường hợp này theo Zellner, A & Theil.H (1962) có thể áp dụng phương pháp ước lượng 3SLS.
4.3.3 Số liệu và các biến
Nguồn gốc số liệu và định nghĩa các biến được trình bày trong Bảng4.10 như sau.
Bảng 4.10: Định nghĩa các biến sử dụng trong mô hình
Tên biến Định nghĩa Nguồn dữ liệu gpoverty Tình trạng nghèo Tỷ lệ nghèo về thu nhập theo địa phương cấp huyện, tính bằng %, do Sở
LĐ và TBXH cung cấp gf
Vốn sản xuất của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tỷ lệ tăng lượng Vốn sản xuất của khu vực FDI vào các huyện; lượng vốn này được tính bằng tỷ đồng theo giá 2010, do Cục Thống kê tỉnh và Sở KH – ĐT tỉnh Quảng Nam cung cấp
LnGgt-1 Chi tiêu công của huyện năm trước
Giá trị chi tiêu công của huyện (chi tiêu ngân sách) theo giá 2010 và dưới dạng logarit, do Cục Thống kê, Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam cung cấp gh Vốn con người
Tỷ lệ tăng lao động qua đào tạo; tỷ lệ lao động đào tạo các huyện của tỉnh; do Cục Thống kê tỉnh cung cấp gurban Mức đô thị hóa
Thay đổi tỷ lệ dân số đô thị; tỷ lệ dân số đô thị của các địa phương cấp huyện tính bằng %, do Cục Thống kê tỉnh cung cấp ddci Chất lượng thể chế
Mức điểm năng lực cạnh tranh cấp huyện của tỉnh, do Sở nội vụ và Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp
Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.11: Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn
Giá trị lớn nhất gpoverty 0.019 0.387 -1.08 0.78 gf 7.58 0.70 3.17 8.97 lnGgt-1 10.293 0.407 9.711 11.253 gh 1.15 0.33 0.30 1.80 gurban 0.133 0.086 -0.010 0.373 ddci 61.92 4.27 53.33 70.00
(Nguồn: Xử lý từ số liệu do Cục Thống kê Quảng Nam và số liệu của các Sở ngành của tỉnh Quảng Nam)
Bảng 4.11 thống kê mô tả các biến trong mô hình Giá trị trung bình của biến phụ thuộc – đại diện cho tình trạng nghèo - gpoverty là 0.019, giá trị nhỏ nhất là -1.08 và giá trị lớn nhất là 0.78 Các thống kê của các biến khác được thể hiện trên bảng 4.11 Với thống kê mô tả các biến này có thể thấy số liệu về cơ bản là không có sự phân tán hay hội tụ Có thể sử dụng số liệu này cho phân tích.
4.3.4 Kết quả ước lượng và bàn luận
Bảng 4.12: Kết quả ước lượng
3SLS - GMM Biến phụ thuộc- gpoverty gf -0.259*** (0.038) -0.263*** (0.043) -0.231*** (0.078) -0.230*** (0.089) Lnggt-1 -0.388*** (0.061) (0.059) -0.392*** -0.427*** (0.093) -0.411*** (0.124) gh -0.132***
Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
Ghi chú: trong () là độ lệch chuẩn, *** *** là mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% (Nguồn: Xử lý từ số liệu do Cục Thống kê Quảng Nam và số liệu của các Sở ngành của tỉnh Quảng Nam)
Kết quả các phương pháp ước lượng như trên bảng 4.12 Từ đây có thể thấy:
Thứ nhất, Hệ số ước lượng của biến đại diện Vốn sản xuất của khu vực
HÀM Ý VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam chất lượng, hiệu quả và công bằng xã hội để đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của Việt Nam Phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh Phát huy tối đa lợi thế của tỉnh; phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số.
5.1.1 Điều chỉnh cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế
Thay đổi cách thức tạo ra tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế để duy trì năng lực sản xuất mở rộng không ngừng của nền kinh tế đạt trình độ CNH và phân bổ nguồn lực cho các ngành, vùng và thành phần kinh tế hiệu quả Tỉnh cần tập trung cải cách cơ chế chính sách như nhiệm vụ cốt lõi Đó là (i) Cải thiện cơ chế chính sách phát triển kinh tế bảo đảm tính khách quan, lấy mục tiêu bảm đảm vận hành thông suốt quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường tham vấn ý kiến của người dân và doanh nghiệp vào quá trình hoạch định chính sách; (ii) Bảo đảm tính nhất quán trong cơ chế chính sách; (iii)Quá trình hoạch định cần bảo đảm điều kiện và công cụ hỗ trợ thực thi chính sách; (iv) Cải cách hành chính mạnh mẽ nhằm giảm chi phí xã hội.
5.1.2 Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp và tạo động lực phát triển
5.1.2.1 Cơ cấu ngành kinh tế
Thay đổi cách thức tạo ra cơ cấu ngành kinh tế truyền thống sang cơ cấu ngành kinh tế hiện đại, chủ yếu dựa vào lợi thế động, công nghệ thân thiện môi trường, ít hao tốn tài nguyên, năng suất và giá trị gia tăng cao Vì thế, các ngành kinh tế cần được phát triển theo định hướng sau:
Thứ nhất, phát triển các ngành công nghiệp có nhiều lợi thế, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tác, chế biến tài nguyên, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của tỉnh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từng bước thay đổi chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng từ ngành có tốc độ tăng năng suất thấp sang ngành có tốc độ tăng năng suất cao Tập trung thu hút cho được một số nhà đầu tư lớn hay thương hiệu toàn cầu vào tỉnh như động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp Trong đó tập trung: (i) phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên như công nghiệp chế biến và chế tạo (nhất là chế biến nông sản và tài nguyên), chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng; (ii) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, dệt may, sản phẩm da và giả da gắn với áp dụng công nghệ cao và bảo vệ mội trường.
Thứ hai, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung, quy mô lớn Đảm bảo nhu cầu lương thực nội bộ tỉnh, tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho công nghiệp chế biến như dược liệu, mía, mì, điều và một số nông sản khác.
Thứ ba, phát triển các dịch vụ logistics, tài chính, ngân hàng, bưu chính,phục vụ cho sản xuất Phát triển các loại hình du lịch, chú ý du lịch văn hóa,sinh thái.
5.1.2.2 Cơ cấu thành phần kinh tế
Tạo điều kiện thuận lợi để huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế. Hoàn thiện cơ chế chính sách, môi trường đầu tư để khu vực kinh tế tư nhân đầu tư phát triển sản xuất theo hướng nâng cao công nghệ và năng suất Kinh tế nhà nước chỉ đảm bảo hiệu quả và hiệu suất trong cung cấp các dịch vụ công và cơ sở hạ tầng Đầu tư công cần phải tập trung vào phát triển dịch vụ và cơ sở hạ tầng có ưu tiên cao Các cơ hội cho hợp tác công tư (PPP) nên được tìm hiểu nhằm giảm bớt gánh nặng cho các nguồn đầu tư công hạn chế.
5.1.2.3 Cơ cấu vùng lãnh thổ
Duy trì sự phát triển hai vùng kinh tế trên địa bàn Vùng Đông là vùng động lực của tỉnh Quảng Nam, tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp chế biến và du lịch Vùng Tây phát triển các khu, cụm công nghiệp sản xuất các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu. Tạo sự lan tỏa phát triển của vùng Đông thúc đẩy vùng Tây phát triển Trong dài hạn từng bước tăng dần đầu tư cho Vùng Tây để giảm dần khoảng cách phát triển giữa 2 vùng.
5.1.3 Hoàn thiện cơ chế chính sách
Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ cải cách hành chính; công khai, minh bạch tất cả thông tin, thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ chi phí không chính thức; tạo môi trường đầu tư thật sự thông thoáng, hấp dẫn Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư chiến lược Đẩy mạnh thu hút,mời gọi nhà đầu tư có quy mô lớn, thương hiệu để đầu tư dự án then chốt trên các lĩnh vực với công nghệ hiện đại, hàm lượng trí tuệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh cao, có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; đồng thời, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Ưu tiên khuyến khích các dự án phát triển năng lượng tái tạo; có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn, miền núi.Tích cực tham gia vào liên kết phát triển vùng theo quy hoạch nhằm khai thác tối đa lợi thế của từng địa phương, chia sẻ lợi ích lâu dài, chia sẻ hạ tầng chung, cùng nâng cao vị thế vùng Liên kết trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, nâng cao chất lượng thương mại, du lịch và dịch vụ,khoa học và công nghệ của vùng nhằm thúc đẩy phát triển đối với từng địa phương trong vùng; đặc biệt, đẩy mạnh liên kết và hợp tác với thành phố ĐàNẵng để trong tương lai trở thành một trong những trung tâm quan trọng,động lực thúc đẩy phát triển của miền Trung - Tây Nguyên và cả nước về du lịch, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp chất lượng cao
HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN
Thứ nhất, tỉnh Quảng Nam cần phải khẳng định quan điểm rõ ràng và nhất quán về vai trò của FDI như một bộ phận của kinh tế tỉnh Quảng Nam trong các định hướng và chính sách phát triển của tỉnh Trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam, vai trò của khu vực FDI ngày càng tăng tuy rằng chưa bằng các tỉnh hay khu vực khác của Việt Nam FDI không chỉ đóng góp trực tiếp vào GRDP của tỉnh, mà thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động hay thúc đẩy cải cách chính sách của tỉnh nói chung và các địa phương cấp huyện nói riêng.
Thứ hai, tỉnh cần chú trọng và ưu tiên thu hút doanh nghiệp FDI lớn có tiềm lực tài chính và công nghệ Với kết quả ước lượng ở tất cả các phương pháp đều cho thấy FDI tác động tích cực đến gia tăng sản lượng Trong điều kiện hiện nay, chính sách thu hút FDI của các địa phương cần xác định mục tiêu trung và dài hạn gắn với các giải pháp kết hợp và kế tiếp nhau Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài những năm đến không chỉ chú trọng thu hút về số lượng mà cần quan tâm đến tác động bổ sung của nó với các nhân tố sản xuất khác để tạo ra tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của các địa phương cấp huyện nói riêng và tỉnh nói chung, tăng sự hấp dẫn các nhà đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh thu hút FDI Tạo môi trường cạnh tranh thực sự bình đẳng; coi trọng tất cả các thành phần kinh tế đặc biệt là kinh tế tư nhân, xác định hợp lý chức năng và vai trò của kinh tế nhà nước; tạo dựng hành lang pháp lý cho sản xuất kinh doanh của mọi khu vực kinh tế; xây dựng đồng bộ các chính sách khai thác huy động và sử dụng nguồn lực đối với các khu vực kinh tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính công sẽ là một trong các giải pháp quan trọng làm cho môi trường kinh doanh thông thoáng hơn.
Thứ tư, tiếp tục huy động có hiệu quả nguồn vốn trong nước cho tăng trưởng kinh tế Do hạn chế khả năng tích lũy nội tại và khả năng tài trợ từ trung ương giảm thì nguồn bên ngoài khu vực sẽ là nguồn tài trợ lớn Ngoài việc hoàn thiện môi trường kinh doanh thì các chính sách thu hút đầu tư cũng cần phải tính đến những bất lợi và khó khăn của các nhà đầu tư Cần chú trọng đến các giải pháp hỗ trợ trước, trong và cả sau đầu tư.
Thứ năm, huy động tối đa nguồn lực lao động của các địa phương trong tỉnh và tập trung ưu tiên phát triển đào tạo nghề cho lao động Hàm ý này cần bảo đảm huy động tỷ lệ tham gia vào hoạt động kinh tế theo hướng toàn dụng.Tạo việc làm và giảm thất nghiệp là những giải pháp cơ bản Việc đào tạo lao động ở những năm đầu cần tiếp tục khai thác các ngành nghề sử dụng nhiều lao động đồng thời tập trung đào tạo lao động có trình độ phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nhu cầu của các nhà đầu tư.
HÀM Ý CHÍNH SÁCH PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG CỦA FDI ĐẾN CẢI THIỆN NĂNG SUẤT TỔNG HỢP - TFP
Thứ nhất, để phát huy vai trò của FDI trong nâng cao năng suất tổng hợp
– TFP, tỉnh Quảng Nam cần (i) chủ động thu hút, hợp tác đầu tư FDI có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan toả, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư trong các lĩnh vực: công nghiệp hỗ trợ; cơ khí chế tạo máy móc thiết bị; sản xuất lắp ráp ô tô, phương tiện vận tải, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng giá trị gia tăng (dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng ); công nghiệp môi trường; dự án sản xuất năng lượng sạch, ưu tiên thu hút và ưu đãi đầu tư các dự án thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác (ii) Khuyến khích các doanh nghiệp FDI sử dụng và tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tỉnh tham gia vào cung cấp đầu vào cũng như chuỗi sản xuất của họ (iii) Kết nối và tạo điều kiện để doanh nghiệp FDI chia sẻ kinh nghiệm quản lý và đào tạo lao động cho doanh nghiệp trong nước.
Thứ hai, phân bổ và sử dụng thành quả của tăng trưởng kinh tế cho đầu tư phát triển theo chiều sâu Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả của nền kinh tế.
Thứ ba, sử dụng đầu tư phát triển hợp lý và hiệu quả Theo đó, (i) Đầu tư công cần có định hướng đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư theo hướng giúp họ cải tiến, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cũng như nâng cao công nghệ, thực hiện nghiên cứu phát triển Có thể cung cấp hỗ trợ các hợp đồng, những ưu đãi thuế và các cơ chế khác nhằm khuyến khích các công ty tư nhân tìm kiếm lợi ích từ các hoạt động đổi mới của mình (ii) Cần có định hướng chính sách khuyến khích khu vực này đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển, ứng dụng hay tiếp nhận công nghệ mới Cụ thể, tỉnh đã tạo điều kiện và cơ chế để công ty ô tô Trường Hải đầu tư tiếp nhận chuyển giao và tự phát triển sản xuất máy nông nghiệp cho Việt Nam Trường Hải cũng hỗ trợ các doanh nghiệp vệ tinh phát triển công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ô tô Với đặc thù là một tỉnh mà nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng thì nâng cao trình độ công nghệ các doanh nghiệp ngành này rất quan trọng Theo đó tập trung nỗ lực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thứ tư, tận dụng lợi thế quy mô gắn với nâng cao và cải thiện trình độ lao động của tỉnh Ngoài việc cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông và dạy nghề ở tỉnh thì cũng cần nâng cao hiệu quả các chương trình hiện có như đào tạo nghề cho lao động nông thôn, cho thanh niên và các dự án chương trình khác Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng cách đẩy mạnh xã hội hóa đào tạo nghề tại địa phương Đồng thời thực hiện liên kết vùng trong phát triển nguồn nhân lực với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Thứ năm, mở rộng và tái cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu như nhóm hàng nông, thủy sản, dệt may; giày dép; đồ gỗ; linh kiện sản phẩm điện tử, hàng cơ khí ô tô và điện tử…; tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu, trong đó, đối với nông sản, chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ; đối với sản phẩm công nghiệp, chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa Tiếp đó cần chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao; nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khẩu; tăng cường vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam; củng cố và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu; tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu tỉnh,thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp.