MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 2.1 Định nghĩa Nhóm và Đội 3 2.2 Phân loại nhóm 3 2.2.1 Nhóm chính thức 3 2.2.2 Nhóm không chính thức 3 2.2.3 So sánh nhóm chính thức và không chính thức 3 2.3 Các kỹ năng hoạt động nhóm 4 2.3.1 Truyền thông – giao tiếp trong nhóm 4 2.3.2 Văn hóa trong nhóm 4 2.3.3 Lãnh đạo nhóm 5 2.3.4 Giá trị và mâu thuẫn vai trò 5 2.3.5 Bất hòa thái độ 6 2.3.6 Động viên và chia sẽ 6 2.3.7 Xung động trong nhóm 6 2.4 Quá trình xây dựng nhóm 7 2.5 Tầm quan trọng của team building: 8 CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 10 3.1 Mô tả tình huống 10 3.2 Xác định các vấn đề 10 3.3 Giải quyết vấn đề và thảo luận 10 3.3.1 Vấn đề: Xung đột vai trò của người trưởng nhóm 10 3.3.2 Vấn đề: Lãnh đạo 12 3.3.3 Giao việc trong nhóm 13 3.3.4 Truyền thông trong nhóm 14 CHƯƠNG IV - KẾT LUẬN BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16 CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển kéo theo những yêu cầu khắc khe hơn trong công việc thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết trong các hoạt động. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo và cũng không ai có thể làm tất cả mọi việc, sự cố gắng của cá nhân riêng lẻ khó có thể đạt được sự hoàn chỉnh trong giải quyết công việc, một cái nhìn riêng lẻ khó có thể bao quát tất cả các khía cạnh của một vấn đề. Chính vì thế làm việc nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng cá nhân và bổ sung cho nhau mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc. Đồng thời làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên hỗ trợ, giúp đỡ nhau không chỉ trong công việc mà còn chia sẽ cả tinh thần. Đó là một chất keo vô hình gắn kết tất cả mọi người lại với nhau để tạo ra sức mạnh của tinh thần đồng đội mà ông cha ta thường hay nói: “Một cây làm chẳng nên non Ba cạnh chụm lại nên hòn núi cao” Ngay từ ghế giảng đường đại học, chúng ta đã có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc nhóm đó là hình thức học nhóm, báo cáo nhóm, đồ án, thuyết trình nhóm.. Trong học tập, hoạt động nhóm là một cách để chia sẽ các kiến thức, bài tập trong một học kỳ, là cách để tiếp cận với các thành viên trong lớp, để hòa mình vào tập thể. Ngày nay, trong công việc, mỗi cá nhân đều hoạt động trong một số nhóm. Các tổ chức cũng tìm cách huy động tối đa khả năng làm việc và sáng tạo của các nhóm trong tổ chức. Vì thế các nhóm dự án được thành lập nhằm phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong sản xuất, sáng tạo sản phẩm mới, mẫu mã mới. Các quản lý coi các nhóm làm việc là nhân tố cơ bản làm nên vốn nhân lực trong một tổ chức. Tuy nhiên nhóm là sự tập hợp của nhiều cá nhân riêng lẻ, đồng nghĩa với việc tập hợp các tính cách, quan điểm khác nhau để tạo nên sự đồng thuận đại diện chung cho tất cả thành viên. Đồng thời cũng chính tính cách, sở thích, quan điểm cá nhân khác nhau đó đã làm xuất hiện vô số rắc rối khi làm việc chung với nhau, dẫn đến mất đi hiệu quả mong muốn của làm việc nhóm: đó là tình trạng chia rẻ, bất đồng quan điểm, trì tuệ, kéo mọi người trong nhóm lùi về phía sau do thái độ đố kỵ.. Nhưng khi vượt qua những đặc tính cá nhân đó, thực hiện chia sẽ sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm thì làm việc nhóm sẽ giúp tạo ra sự công hưởng trong suy nghĩ, hành động và năng suất công việc. Từ nhỏ chúng ta đã sống trong gia đình, nhóm bạn bè cùng xóm, cùng lớp học, cùng lứa tuổi…cho đến khi trưởng thành học tập và làm việc chúng ta đã vô tình hay có ý thức tham gia vào rất nhiều nhóm. Chỉ có điều chúng ta chưa tự hỏi vậy thì ta sẽ hòa mình vào nhóm như thế nào để làm việc hiệu quả nhất. Và nhóm cũng đã làm gì giúp cho chúng ta và giúp nhóm hoạt động hiệu quả. Có thể làm việc nhóm đã rất quen thuộc với mỗi chúng ta hiện nay nhưng những kỹ năng chúng ta đang thực hiên trong quá trình làm việc nhóm có thực phù hợp hay chưa? Có giúp chúng ta tạo sự cộng hưởng năng suất làm việc không? Hoạt động nhóm có giúp ta hiểu và chia sẻ với các thành viên của nhóm hay không?...Hay chẳng qua đó chỉ là cách để ta chia sẽ đơn thuần các công việc mà một cá nhân không thể cáng đáng hết… Nhóm được xem là một “ hệ thống xã hội” do có sự tương tác qua lại giữa các thành viên trong quá trình làm việc để được mục đích chung. Chính vì thế các kiến thức OB sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề của nhóm một cách hiệu quả nhất và đó cũng là nội dung nghiên cứu mà nhóm đưa ra cho bài tập với chủ đề “GROUP and TEAM”
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
BÀI TẬP NHÓM HÀNH VI TỔ CHỨC
GVHD: TS Trương Thị Lan Anh HVTH: Nhóm 3 – Lớp học tối thứ 6
Thành viên nhóm:
1 Bùi Tuấn Anh 12170846
2 Lê Quốc Phú Bảo 12170850
3 Tô Huỳnh Quốc Cường 12170856
4 Trần Thái Hòa 12170888
5 Huỳnh Quốc Khanh 12170901
6 Nguyễn Minh Long 12170919
7 Võ Văn Thanh 12170957
8 Lê Văn Hảo 12170881
9 Dương Tấn Hưng 12170891
10 Đỗ Quốc Hưng 12170892
11 Nguyễn Thị Liễu 12170914
12 Trần Hải Linh 12170916
13 Nguyễn Thành Nam 12170926
14 Lý Tài Nam 12170924
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 Định nghĩa Nhóm và Đội 3
2.2 Phân loại nhóm 3
2.2.1 Nhóm chính thức 3
2.2.2 Nhóm không chính thức 3
2.2.3 So sánh nhóm chính thức và không chính thức 3
2.3 Các kỹ năng hoạt động nhóm 4
2.3.1 Truyền thông – giao tiếp trong nhóm 4
2.3.2 Văn hóa trong nhóm 4
2.3.3 Lãnh đạo nhóm 5
2.3.4 Giá trị và mâu thuẫn vai trò 5
2.3.5 Bất hòa thái độ 6
2.3.6 Động viên và chia sẽ 6
2.3.7 Xung động trong nhóm 6
2.4 Quá trình xây dựng nhóm 7
2.5 Tầm quan trọng của team building: 8
CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 10
3.1 Mô tả tình huống 10
3.2 Xác định các vấn đề 10
3.3 Giải quyết vấn đề và thảo luận 10
3.3.1 Vấn đề: Xung đột vai trò của người trưởng nhóm 10
3.3.2 Vấn đề: Lãnh đạo 12
3.3.3 Giao việc trong nhóm 13
3.3.4 Truyền thông trong nhóm 14
Trang 3CHƯƠNG IV - KẾT LUẬN BÀI HỌC KINH NGHIỆM 16
Trang 4CHƯƠNG 1 - ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển kéo theo những yêu cầu khắc khe hơn trong công việc thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết trong các hoạt động Đơn giản vì không ai là hoàn hảo và cũng không ai có thể làm tất cả mọi việc, sự cố gắng của cá nhân riêng lẻ khó có thể đạt được sự hoàn chỉnh trong giải quyết công việc, một cái nhìn riêng lẻ khó có thể bao quát tất cả các khía cạnh của một vấn đề Chính vì thế làm việc nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng
cá nhân và bổ sung cho nhau mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc Đồng thời làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên hỗ trợ, giúp đỡ nhau không chỉ trong công việc mà còn chia sẽ cả tinh thần Đó là một chất keo vô hình gắn kết tất cả mọi người lại với nhau để tạo ra sức mạnh của tinh thần đồng đội mà ông cha ta thường hay nói:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cạnh chụm lại nên hòn núi cao”
Ngay từ ghế giảng đường đại học, chúng ta đã có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc nhóm đó là hình thức học nhóm, báo cáo nhóm, đồ án, thuyết trình nhóm Trong học tập, hoạt động nhóm là một cách để chia sẽ các kiến thức, bài tập trong một học kỳ, là cách để tiếp cận với các thành viên trong lớp, để hòa mình vào tập thể
Ngày nay, trong công việc, mỗi cá nhân đều hoạt động trong một số nhóm Các tổ chức cũng tìm cách huy động tối đa khả năng làm việc và sáng tạo của các nhóm trong tổ chức Vì thế các nhóm dự án được thành lập nhằm phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong sản xuất, sáng tạo sản phẩm mới, mẫu mã mới Các quản lý coi các nhóm làm việc
là nhân tố cơ bản làm nên vốn nhân lực trong một tổ chức
Tuy nhiên nhóm là sự tập hợp của nhiều cá nhân riêng lẻ, đồng nghĩa với việc tập hợp các tính cách, quan điểm khác nhau để tạo nên sự đồng thuận đại diện chung cho tất cả thành viên Đồng thời cũng chính tính cách, sở thích, quan điểm cá nhân khác nhau đó đã làm xuất hiện vô số rắc rối khi làm việc chung với nhau, dẫn đến mất đi hiệu quả mong muốn của làm việc nhóm: đó là tình trạng chia rẻ, bất đồng quan điểm, trì tuệ, kéo mọi người trong nhóm lùi về phía sau do thái độ đố kỵ Nhưng khi vượt qua những đặc tính
cá nhân đó, thực hiện chia sẽ sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm thì làm việc nhóm sẽ giúp tạo ra sự công hưởng trong suy nghĩ, hành động và năng suất công việc
Trang 5Từ nhỏ chúng ta đã sống trong gia đình, nhóm bạn bè cùng xóm, cùng lớp học, cùng lứa tuổi…cho đến khi trưởng thành học tập và làm việc chúng ta đã vô tình hay có ý thức tham gia vào rất nhiều nhóm Chỉ có điều chúng ta chưa tự hỏi vậy thì ta sẽ hòa mình vào nhóm như thế nào để làm việc hiệu quả nhất Và nhóm cũng đã làm gì giúp cho chúng ta
và giúp nhóm hoạt động hiệu quả Có thể làm việc nhóm đã rất quen thuộc với mỗi chúng
ta hiện nay nhưng những kỹ năng chúng ta đang thực hiên trong quá trình làm việc nhóm
có thực phù hợp hay chưa? Có giúp chúng ta tạo sự cộng hưởng năng suất làm việc không? Hoạt động nhóm có giúp ta hiểu và chia sẻ với các thành viên của nhóm hay không? Hay chẳng qua đó chỉ là cách để ta chia sẽ đơn thuần các công việc mà một cá nhân không thể cáng đáng hết…
Nhóm được xem là một “ hệ thống xã hội” do có sự tương tác qua lại giữa các thành viên trong quá trình làm việc để được mục đích chung Chính vì thế các kiến thức OB sẽ được áp dụng để giải quyết các vấn đề của nhóm một cách hiệu quả nhất và đó cũng là nội dung nghiên cứu mà nhóm đưa ra cho bài tập với chủ đề “GROUP and TEAM”
Trang 6CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Định nghĩa Nhóm và Đội
Nhóm (group) là hai hay nhiều cá nhân có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau, những người này đến với nhau để đạt những mục đích cụ thể
Đội (team) bao gồm một nhóm người được liên kết trong một mục đích chung Đội phù hợp để thực hiện nhiệm vụ cao về độ phức tạp và có nhiều nhiệm vụ phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình làm việc để đạt được mục tiêu chung
Đội là sự phát triển cao hơn của nhóm, trong Đội có sự chia sẻ các giá trị vật chất lẫn tinh thần Đội không mất đi khi hoàn thành xong mục tiêu công việc như nhóm Đội sẽ tìm và xây dựng một mục tiêu mới để tiếp tục hoạt động khi công việc đã được thực hiện
2.2 Phân loại nhóm
2.2.1 Nhóm chính thức
Các nhóm chính thức là những nhóm có tổ chức Chúng thường cố định, thực hiện công việc có tính thi đua, và có phân công rõ ràng Họ có cùng chung tay nghề chuyên môn để giải quyết các vấn đề và điều hành các đề án
Các nhóm ở mọi cấp độ được tổ chức theo chuyên môn và mang tính chất lâu dài để đảm đương các mục tiêu chuyên biệt Các nhóm chức năng chính thức thường đưa ra những ý kiến chuyên môn theo các lĩnh vực riêng của họ
2.2.2 Nhóm không chính thức
Những nhóm người nhóm lại với nhau thất thường để làm việc theo vụ việc có tính chất đặc biệt nhằm giải quyết nhiều nhu cầu, như: các nhóm thực hiện theo dự án theo thời vụ, các nhóm linh động bàn thảo chiến lược hay cần dàn xếp từng vụ việc, các nhóm nóng cần vận dụng trí tuệ cho những đề án cần nhiều sáng tạo, chững lực lượng đặc nhiệm tạm thời giải quyết gấp rút những vấn đề đặc biệt trong thời gian ngắn
2.2.3 So sánh nhóm chính thức và không chính thức
Nhóm càng chính thức càng cần được huấn luyện về khả năng lãnh đạo của nó về các mặt như: các quy tắc của công ty và các quy trình phải tuân theo, thực hiện các báo cáo,
ghi chép tiến độ, và các kết quả đạt được trên cơ sở thông lệ
Trang 7Cũng thế, các nhóm không chính thức tuân theo những quy trình thất thường Những ý kiến và những giải pháp có thể được phát sinh trên cơ sở tùy thời và các quy trình quản lý nghiêm ngặt hơn
Tuy nhiên, cần nhớ là, dù chính thức hay không chính thức, việc lãnh đạo nhóm luôn phải hướng về các thành quả và có sự phối hợp giữa các nhóm với nhau
2.3 Các kỹ năng hoạt động nhóm
2.3.1 Truyền thông – giao tiếp trong nhóm
Truyền thông (giao tiếp) là quá trình chuyển giao và hiểu thông tin từ người này sang người khác
Mạng thông tin là dạng của kênh thông tin giữa các thành viên trong nhóm hoặc giữa các vị trí của các thành viên trong tổ chức Các tổ chức có thể tạo ra mạng thông tin chính thức bằng việc đòi hỏi các thành viên tuân thủ những kênh truyền thông tin quy định Nhiệm vụ của nhóm đòi hỏi các thành viên chia sẻ thông tin cho việc giải quyết vấn
đề Năm loại mạng thông tin được nghiên cứu nhiều nhất là vòng, bánh xe, dây chuyền, chữ Y và tất cả các kênh Trong đó mạng bánh xe là tập trung cao nhất khi tất cả thông tin đi qua vị trí trung tâm, mỗi mạng đều có những ưu và nhược điểm riêng
Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thông tin trong nhóm với sự hỗ trợ của máy tính và các ứng dụng của nó như e-mail, chat voice, webcam …
2.3.2 Văn hóa trong nhóm
Văn hóa là các chương trình tập hợp trong tiềm thức con người để phân biệt các thành
viên của nhóm này với các thành viên của nhóm khác (theo Hofstede) hay văn hóa là
cách một nhóm người giải quyết các vấn đề và nhất trí trong tình huống khó xử Không
thể đưa ra một định nghĩa chắc chắn cho văn hóa (theo Trompenaars)
Văn hóa của nhóm làm việc thể hiện ở các quy định, luật lệ trong quá trình làm việc nhóm như thảo luận, thống nhất ý kiến, thời gian họp nhóm Bồi dưỡng làm việc theo nhóm tạo ra một nền văn hóa hợp tác giá trị công việc Trong một môi trường làm việc theo nhóm, mọi người nhận ra, và thậm chí cả đồng hóa, niềm tin rằng (High Five)
“không ai trong chúng ta là tốt như tất cả chúng ta.” Văn hóa nhóm giúp tạo lòng tin, sự
chia sẻ giữa các thành viên và vượt qua các khó khăn
Trang 8Xây dựng văn hóa nhóm chủ yếu thông qua sự chia sẻ và xây dựng từ các thành viên của nhóm Khi mọi người hiểu nhau, thông cảm những sự khác biệt cá nhân của nhau từ
đó dẫn đến hình thành các quy luật và quy định mà tất cả mọi người trong nhóm đều phải tuân theo khi đó văn hóa nhóm sẽ được hình thành
2.3.3 Lãnh đạo nhóm
Mỗi nhóm khi hoạt động cần phải có một nhóm trưởng để lãnh đạo, truyền cảm hứng, phân công công việc… và dẫn dắt hoạt động của nhóm để đạt được mục tiêu nhóm đề ra Người lãnh đạo trong nhóm ta thường hay gọi là “trưởng nhóm”
Trong từng giai đoạn hình thành nhóm thì nhóm trưởng có vai trò khác nhau Trong giai đoạn hình thành nhóm thì trưởng nhóm sẽ thúc đẩy các thành viên cởi mở, giao tiếp với nhau, sau đó cùng phối hợp xây dựng định hướng hoạt động của nhóm hoặc mục tiêu hoạt động nhóm Ở giai đoạn hỗn loạn/bão táp thì nhóm trưởng phải là người cứng rắn gương mẫu, gần gũi, tăng cường giao tiếp giữa các thành viên để tránh xảy ra căng thẳng,
tổ chức tốt và làm cho công việc bắt đầu có hiệu quả Chuyển các công việc do thành tích
cá nhân sang thành tích chung của nhóm Trong giai đoạn ổn định người lãnh đạo nhóm tạo điều kiện để các thành viên hỗ trợ nhau, đảm bảo các kênh thông tin trong nhóm được thông suốt, xây dựng cơ chế phản hồi tích cực Giai đoạn hoạt động trưởng nhóm phải tạo điều kiện cho các thành viên hoàn thiện mình, thích ứng với thay đổi, chấp nhận khác biệt, hướng vào mục tiêu chung Ở giai đoạn kết thúc thực hiện đánh giá nhóm và rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau
2.3.4 Giá trị và mâu thuẫn vai trò
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân sẽ theo đuổi một giá trị sống khác nhau Từ giá trị sống sau cùng đó sẽ là động lực để mỗi cá nhân lựa chọn vai trò của mình trong các giai đoạn sống, vì chúng ta sẽ giữ nhiều vai trò trong cùng một con người ở những thời điểm khác nhau
Hoạt động nhóm là sự tập nhóm và chia sẻ các giá trị cá nhân để đạt được giá trị chung cho toàn tập thể Đôi khi chính các giá trị cá nhân đó sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn trong vai trò khi tham gia vào hoạt động nhóm Giải quyết mâu thuẫn vai trò đó không còn cách nào khác là quy lại giá trị cá nhân mà mỗi thành viên mong muốn khi tham gia vào nhóm như tham gia nhóm để sự an toàn trong công việc, sự thăng cấp, hay là do bắt buộc…
Trang 92.3.5 Bất hòa thái độ
Bất hóa thái độ là trạng thái trái ngược giữa thái độ trong nhận thức và hành động thực
tế của một cá nhân Bất hòa thái độ xảy ra khi có sự bất đồng quan điểm, không đồng thuận nhưng không thể hiện được ra bên ngoài do các điều kiện khách quan hay chủ quan quyết định
Trong quá trình làm việc nhóm, trạng thái bất hòa thái độ đôi lúc cũng xảy ra nhưng cần phải ngăn cản lai lang của trạng thái này vì ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của nhóm
Sự chia sẽ giá trị, cảm thông và thấu hiểu, hỗ trợ lẫn nhau là một trong số những biện pháp giải quyết hiệu quả trạng thái trên
2.3.6 Động viên và chia sẽ
Động viên và chia sẽ là điều quan trọng nhất ở tất cả các nhóm làm việc Động viên, chia sẽ không chỉ ở vật chất, công việc mà đôi khi còn ở giá trị tinh thần đó là sự hiểu nhau giữa các thành viên trong nhóm
Động viên nhóm sẽ giúp tạo sự công hưởng và tăng năng suất làm việc nhóm Chia sẽ trong nhóm sẽ giúp giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng dẫn đến chia rẻ nhóm
Để thực hiện động viên và chia sẽ thì người trưởng nhóm cần phải có phong cách lãnh đạo quan tâm đến con người bên cạnh mối quan tâm đến công việc Bên cạnh đó các cá nhân trong nhóm nên thường xuyên trao đổi thông tin và chia sẽ lẫn nhau
2.3.7 Xung động trong nhóm
Xung đột xảy ra khi một bên nhận thức rằng phía bên kia phá hủy, chống lại nổ lực của họ trong việc đạt tới kết quả mong muốn
Các mức độ của xung đột trong làm việc nhóm:
Intrapersonal confilct: xung đột vai trò một cá nhân là xung đột giữa hai hay nhiều vai trò của một cá nhân nào đó
Interpersonal conflict: xung đột giữa các cá nhân với nhau trong một nhóm, một đội hay một tổ chức
Intergroup conflict: xung đột giữa các nhóm với nhau trong một đội, một tổ chức
Trang 10Nhiều người tin rằng tất cả các xung đột là không tốt, nó tạo ra tình trạng căng thẳng, phá hủy các mối quan hệ hợp tác và làm giảm năng suất Vì vậy phải cố gắng mọi nỗ lực
để loại trừ nó Hiểu biết này là không đúng, một số xung đột là không thể tránh trong tất
cả các tổ chức vì nó gắn liền với cuộc đấu tranh cho sự tồn tại và phát triển của tổ chức
Vì vậy có sự phân biệt giữa xung đột có tính xây dựng (constructive conflict) và xung đột không mang tính xây dựng (deconstrcutive conflict)
Sự năng động của các nhóm tương tác lẫn nhau là xung đột tạo ra xung đột Nếu không làm gì để thay đổi quá trình này thì các nhóm sẽ trở thành nạn nhân của sự leo thang trong vòng xoáy của sự xung đột Xung đột tạo cho mỗi nhóm trở nên vững chắc hơn và định hướng nhiệm vụ nhiều hơn Những sở thích cá nhân được thay thế bằng sự trung thành và định hướng nhiệm vụ trong nhóm tạo thêm những nhận thức thiên vị, khái quát hóa tiêu cực, thù địch và gây hấn giữa các nhóm trong hoạt động để đạt được mục tiêu đề ra
Do xung đột là tự nhiên trong các tổ chức phức tạp, các nhà quản lý phải có khả năng giải quyết nó trước khi những kết quả không mang tính xây dựng tàn phá hiệu quả của tổ chức Năng lực giải quyết xung đột là một kỹ năng quản lý có giá trị Những chiến lược phổ biến để giải quyết xung đột có thể là: đối đầu (competing), né tránh (avoiding), thỏa hiệp (compromising), cộng tác (collaborating), thích nghi (accomdating)
2.4 Quá trình xây dựng nhóm
Giai đoạn 1: Hình thành nhóm
Giai đoạn này các thành viên nhóm bắt đầu tập hợp lại Họ mang đến nhóm nhiều điểm khác biệt nhau từ tính cách đến cách làm việc, kiến thức và kỹ năng Họ cần có thời gian tìm hiểu, thăm dò lẫn nhau để có thể thể hiện vai trò của họ hoặc không thể trong nhóm Đây là giai đoạn hình thành các mục tiêu của nhóm Nếu nhóm không xây dựng được mục tiêu hoặc các thành viên không hiểu rõ mục tiêu của nhóm thì nhóm không thể hoàn thành công việc hoặc sớm tan rã
Giai đoạn 2: Hỗn loạn/ bão táp
Giai đoạn này xảy ra khi các thành viên xung đột nhau về cách làm việc, phân công công việc và chia sẻ trách nhiệm Mới hình thành nhóm nên có một số thành viên tỏ ra