Khái niệm nghiên cứu chính: Nhà ở xã hội: là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54 của L
Trang 1KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH DOANH
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA
NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD : PGS.TS Hoàng Thị Phương Thảo
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1 Phạm vi nghiên cứu 2
2 Đối tượng nghiên cứu: 2
IV GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2
1 Tổng quan về thị trường, sản phẩm/dịch vụ 2
1.1 Tổng quan về thị trường bất động sản 2
1.2 Giới thiệu về nhà ở xã hội 3
2 Xây dựng cơ sở lý thuyết 4
2.1 Khái niệm nghiên cứu chính: 4
2.2 Trình bày nghiên cứu trước có liên quan 5
2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị 10
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
1 Thiết kế nghiên cứu định tính 13
1.1 Xác định loại nghiên cứu: 13
1.2 Qui mô mẫu: 13
1.3 Đối tượng nghiên cứu: 13
1.4 Thiết kế bản câu hỏi định tính: 13
2 Thiết kế nghiên cứu định lượng 13
2.1 Qui mô mẫu 13
2.2 Phương pháp chọn mẫu 13
2.3 Phương pháp phỏng vấn 13
2.4 Thiết kế bản câu hỏi định lượng: 13
2.5 Phương pháp xử lý dữ liệu 13
Trang 3PHỤ LỤC 1 17 PHỤ LỤC 2: 20
Trang 4I ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ông cha ta đã có câu như: “An cư mới lập nghiệp”; “Tậu trâu, cưới vợ, xây
nhà”… để thể hiện tầm quan trọng của việc sở hữu một căn nhà để ở và đó cũng là
mong ước của rất nhiều người nhất là đối với những người là công nhân, viên chức
có thu nhập thấp tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố lớn nhất cả nước về kinh tế
cũng như số lượng dân cư sinh sống
Những năm 2007, 2008 có thể coi là thời kỳ hoàng kim của bất động sản, rất
nhiều những doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của nền
kinh tế đều nhảy vào lĩnh vực kinh doanh này, mặc dù có những doanh nghiệp
không có chút kinh nghiệm về bất động sản Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, chỉ một vài năm sau bất động
sản tồn kho lên tới cả trăm ngàn tỷ đồng Theo Bộ trưởng bộ xây dựng Trịnh Đình
Dũng tính đến tháng 11/2013 tồn kho bất động sản cả nước là 96.805 tỷ đồng
(Nguồn: www.cafeland.vn, 2013)
Có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia đưa ra phân tích thực trạng trên và
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là giá bất động sản chưa thực sự phù
hợp với thu nhập của một bộ phận lớn người dân Không phải công nhân, viên chức
nghèo nào cũng có đủ tiền để mua một căn hộ đáp ứng đầy đủ các điều kiện như:
giá cả, địa điểm, diện tích… Do vậy tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng hưởng tới
quyết định mua nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu mua nhà ở cho các đối tượng
trên Từ đó đưa ra những giải pháp, tư vấn cho các nhà quản trị để đầu tư, kinh
doanh hiệu quả loại hình nhà ở này, góp phần giải quyết vấn đề nhà ở cho người
dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu nhu cầu nhà ở xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhận biết được những nguyên nhân các đối tượng có nhu cầu mua nhà lại khó
tiếp cận với loại hình nhà ở xã hội Qua đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua nhà ở xã hội
- Đề xuất các giải pháp để thu hút khách hàng quan tâm đến loại hình nhà ở xã
hội
Trang 5Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, có thể phát biểu dưới dạng câu hỏi nghiên cứu
như sau:
- Nhu cầu nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến các đối tượng khách hàng có nhu cầu khó tiếp
cận với loại hình nhà ở xã hội? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định
mua nhà ở xã hội?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định mua nhà ở xã hội như thế nào?
- Cần đưa ra giải pháp gì để thu hút khách hàng quan tâm đến loại hình nhà ở xã
hội?
III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh
- Thời gian: 4 tháng (từ tháng 08 đến tháng 12 năm 2013)
- Các yếu tố nghiên cứu:
Sự mong đợi của khách hàng: thủ tục pháp lý, diện tích căn hộ
Chất lượng sản phẩm: chất lượng căn hộ, thiết kế, địa điểm
Giá cả: giá nhà, giá đất, chi phí dịch vụ đi kèm
Thu nhập của khách hàng
2 Đối tượng nghiên cứu: công nhân và viên chức.
IV GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1 Tổng quan về thị trường, sản phẩm/dịch vụ
1.1 Tổng quan về thị trường bất động sản
Theo Bộ Xây dựng (2013), từ nay đến năm 2015 các khu vực đô thị cả nước
có hơn 1,7 triệu người khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5 m2/người) và
1,7 triệu công nhân có nhu cầu ổn định chỗ ở, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cần phải
xây dựng khoảng 700.000 căn hộ
Đến nay cả nước có 84 dự án nhà ở xã hội (NƠXH) đang được triển khai xây
dựng với quy mô gần 52.000 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 23.800 tỷ đồng; 39
dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp đang triển khai thực hiện với quy mô
xây dựng trên 26.800 căn hộ, tổng mức đầu tư trên 6.800 tỷ đồng
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, từ khi luật Nhà ở có hiệu lực thi hành đến
nay, thành phố đã chấp thuận đầu tư 26 dự án nhà ở xã hội, tổng diện tích đất 86,7
Trang 6ha với khoảng 22.950 căn nhà ở xã hội Tuy nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có
4 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố xây dựng hoàn thành, với quy mô 294
căn, trong khi đó nhu cầu NƠXH tại Thành phố Hồ Chí Minh cần khoảng 134.000
căn (Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn, 2013)
Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh đã lập kế hoạch phát triển cho giai đoạn
2012-2015 đưa chỉ tiêu phấn đấu xây dựng tối thiểu khoảng 2,7 triệu m2 sàn (mỗi
năm khoảng 675.000m2 sàn), tương đương với khoảng 67.000 căn hộ Chỉ tính
riêng từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 15 dự án NƠXH được triển khai xây dựng
mới Ngoài ra, nhiều dự án NƠXH đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục chuẩn bị
đầu tư để triển khai trong thời gian tới (Nguồn: http://www.baomoi.com, 2013)
Đồng thời, việc xây nhà ở xã hội là góp phần thực hiện chính sách lớn của
Chính phủ về phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị Là chung
sức với người thu nhập thấp, tạo dựng cuộc sống ổn định Với mục tiêu góp phần
tăng quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp, đáp ứng nhu cầu nhà ở đang rất thiếu cho
các đối tượng khó khăn về nhà ở, đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho người lao
động và doanh nghiệp, việc thực hiện dự án là rất có ý nghĩa
1.2 Giới thiệu về nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội (NƠXH) là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều 54
của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP này mua, thuê hoặc
thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định;
Theo Luật nhà ở Việt Nam, nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được
thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng
theo quy định sau đây:
Tại đô thị loại đặc biệt phải là nhà năm hoặc sáu tầng
Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá
sáu tầng
Diện tích mỗi căn hộ không quá 60m² sàn và được hoàn thiện theo cấp,
hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m² sàn
Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội theo quy định của từng loại đô thị
Trang 7Việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội được Chính phủ quy định tại Nghị định số
188/2013/NĐ-CP Trong đó có một số cơ chế hỗ trợ, ưu đãi phát triển nhà ở xã hội
được quy định tại điều 12 của nghị định nên giá nhà ở xã hội thấp hơn các nhà ở
thương mại Tuy nhiên, cũng có một số quy định về việc quản lý, sử dụng nhà ở xã
hội được quy định chi tiết tại điều 13 của nghị định này làm hạn chế đối tượng được
mua và giảm sức hấp dẫn đối với người mua
Với mong muốn xác định được các yếu tố ảnh hưởng quyết định chọn mua nhà
ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó giúp cho việc quản trị, kinh doanh đạt
hiệu quả cao, nhóm quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
quyết định mua nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh”
2 Xây dựng cơ sở lý thuyết
2.1 Khái niệm nghiên cứu chính:
Nhà ở xã hội: là nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân thuộc các thành
phần kinh tế đầu tư xây dựng cho các đối tượng quy định tại Điều 53, Điều
54 của Luật Nhà ở và quy định tại Nghị định số 71/2010/NĐ-CP này mua,
thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định
Sự thỏa mãn của khách hàng: Sự thoả mãn của khách hàng có thể được mô tả
là sự đánh giá là sự đánh giá về sự đánh giá một sản phẩm hay dịch vụ đang
diễn ra khi mua so với sự mong đợi đã có trước khi mua Nếu cảm nhận
không như mong đợi, khách hàng sẽ cảm thấy không thoả mãn; nếu cảm
nhận như mong đợi, khách hàng sẽ thoả mãn; nếu cảm nhận vượt quá mong
đợi, khách hàng sẽ thoả mãn với mức độ cao (Parasuraman" et al 1988)
Chất lượng sản phẩm: là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận
hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu
của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm (Feigenbaum)
Chất lượng sản phẩm (chất lượng khách quan), được định nghĩa là các đặc đi
ểm vượt
trội của một sản phẩm có thể đo lường và kiểm chứng trên một số tiêu chuẩn
lý tưởng định trước (Zeithaml (1991), Dawar (1999) trích dẫn từ Alhabeed
(2002))
Trang 8 Chất lượng sản phẩm được cảm nhận bởi khách hàng qua 3 yếu tố chính (Ols
on &
Jacoby (1972), Olson (1977) (trích dẫn từ Alhabeed (2002)):
o Yếu tố bên trong là những đặc trưng cố hữu hình thành nên cấu trúc vật lý
của sản phẩm mà khách hàng không thể thay đổi bản chất của sản phẩm
Việc tiêu thụ sản phẩm gắn liền với việc tiêu thụ đặc trưng bản chất của
sản phẩm đó
o Yếu tố bên ngoài: là những nhân tố nằm ngoài sản phẩm, nó không phải là
phần hợp thành cấu trúc vật lý của sản phẩm Nhưng nó là yếu tố quan
trọng làm tăng giá trị của sản phẩm
o Yếu tố lưỡng tính bao gồm những điểm chung giữa yếu tố bên trong và
yếu tố bên ngoài
Giá cả: là cái mà người tiêu dùng trả tiền cho việc mua bán được, một cách
kỹ thuật, những gì họ bỏ hoặc hy sinh, được đo bằng một thuật ngữ tiền tệ,
để có được những mong muốn hàng hoá và dịch vụ (Ahtola (1984) Monroe
và Krishman (1985) Chapman (1986) Maxundar (1986), Zeithaml (1991),
trích dẫn từ Alhabeed (2002))
Giá cả được khách hàng cảm nhận dựa trên hai tiêu chí: chi phí bằng tiền
phải trả cho sản phẩm và chi phí cơ hội phải hy sinh đối với những gì có thể
mua bằng số tiền đó Cũng cần lưu ý ở đây, người tiêu dùng có thể không
phải luôn luôn được hiểu biết hay sắc sảo trong việc so sánh của họ khi họ
mã hóa giá trong một cơ sở hằng ngày Họ chỉ làm theo những cách có ý
nghĩa đối với họ nhất (Zeithaml 1983, 1991, Dickson và Sawyer 1985)
Sự mong đợi của khách hàng: sự mong đợi phản ánh ước lượng của khách
hàng trước khi sử dụng sản phẩm
2.2 Trình bày nghiên cứu trước có liên quan
2.2.1 Quá trình thông qua quyết định mua sắm:
Theo Philip Kotler, quá trình thông qua quyết định mua sắm của người tiêu
dùng diễn ra qua các giai đoạn sau:
Trang 9Mô hình các giai đoạn của quá trình thông qua quyết định mua sắm
(Nguồn: Philip Kotler, 2007)
a Nhận biết nhu cầu:
Theo Philip Kotler, quá trình mua sắm bắt đầu xảy ra khi người tiêu dùng ý thức
được nhu cầu của bản thân họ và nhu cầu của người tiêu dùng phát sinh do những
kích thích bên trong (như: đói, khát, yêu, ghét…) và kích thích bên ngoài (như: sự
thay đổi môi trường)
b Tìm kiếm thông tin
Theo Philip Kotler, khi nhu cầu của người tiêu dùng đủ mạnh sẽ tạo thành động cơ
thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm thông tin để hiểu biết rõ hơn về sản phẩm Các
nguồn thông tin về sản phẩm tùy thuộc vào sản phẩm mà người tiêu dùng muốn
mua và đối tượng mua Nguồn thông tin có thể được phân chia thành bốn nhóm:
- Nguồn thông tin cá nhân
- Nguồn thông tin thương mại
- Nguồn thông tin công cộng
- Nguồn thông tin kinh nghiệm
Mỗi nguồn thông tin có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quyết định mua sắm
của người tiêu dùng
c Đánh giá các phương án lựa chọn
Theo Philip Kotler, trước khi đưa ra quyết định mua sắm, người tiêu dùng xử lý
thông tin thu được rồi đưa ra đánh giá của các nhãn hiệu cạnh tranh Tiến trình đánh
giá thông thường được thực hiện theo trình tự sau:
- Thứ nhất, người tiêu dùng coi mỗi một sản phẩm bao gồm một tập hợp các thuộc
tính Trong đó, mỗi thuộc tính được gán cho một chức năng hữu ích mà sản phẩm
đó có thể đem lại sự thỏa mãn cho người tiêu dùng khi sở hữu nó Thuộc tính của
+ Đặc tính kết hợp: giá cả, nhãn hiệu, đóng gói
- Thứ hai, người tiêu dùng có khuynh hướng phân loại các thuộc tính theo mức độ
Trang 10quan trọng khác nhau dựa trên nhu cầu được thỏa mãn.
- Thứ ba, người tiêu dùng cho khuynh hướng xây dựng cho bản thân một tập hợp
những niềm tin vào các nhãn hiệu làm cơ sở để đánh giá các thuộc tính của sản
phẩm
d Quyết định mua sắm
Ở giai đoạn đánh giá phương án, người tiêu dùng đã hình thành ý định mua nhãn
hiệu trong các phương án lựa chọn, nhưng giữa ý định mua và quyết định mua có
thể bị hai yếu tố xen vào Khi đó, quyết định của người tiêu dùng có thể bị trì hoãn
hoặc hủy bỏ quyết định mua hàng Đặc biệt đối với nhưng món hàng có giá trị cao
làm người tiêu dùng không chắc chắn về quyết định mua của chính họ và để giảm
bớt rủi ro, họ có thể thu thập thông tin từ bạn bè, gia đình, người tiêu dùng khác…
trước khi ra quyết định mua
e Hành vi sau khi mua
Theo Philip Kotler, sau khi mua người tiêu dùng có thể cảm thấy hài lòng hay
không hài lòng ở một mức độ nào đó về sản phẩm và sau đó có các hành động sau
khi mua
Nếu tính năng và công dụng của sản phẩm đáp ứng một cách tốt nhất sự mong
đợi của người tiêu dùng thì họ sẽ hài lòng Hệ quả là hành vi mua sắm sẽ được lặp
lại khi họ có nhu cầu hoặc sẽ giới thiệu cho người khác
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm
Theo Philip Kotler, khách hàng sẽ chọn mua hàng của những doanh nghiệp nào
mà họ có thể nhận được giá trị dành cho họ là cao nhất và nếu sản phẩm, dịch vụ
đáp ứng được những mông muốn của khách hàng thì họ trung thành mà hệ quả là họ
sẽ mua lại ở những lần sau và mua nhiều hơn, đồng thời sẽ giới thiệu hộ công ty đến
người tiêu dùng khác Vì vậy, để thu hút và giữ chân khách hàng, công ty cần nắm
vững các yếu tố quyết định sự thỏa mãn của khách hàng
Sự thỏa mãn là trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết
quả thu được từ sản phẩm, dịch vụ với những kỳ vọng của người đó
Theo Philip Kotler, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng
cũng chính là các yếu tố quyết định sự thỏa mãn của khách hàng là: chất lượng sản
phẩm, giá cả, giá trị nhân sự, giá trị hình ảnh Bên cạnh đó, đặc tính cá nhân của
Trang 11khách hàng (tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập) là những yếu tố chính
ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng
2.2.3 Các mô hình nghiên cứu tham khảo
Mô hình chỉ số thoả mãn khách hàng cho thị trường bất động sản Trung
Quốc (Nguồn: Yujie Qi 2005)
Mô hình chỉ số thoả mãn khách hàng cho thị trường bất động sản Trung Quốc
(Nguồn: Yujie Qi, 2005)Ứng dụng mô hình ACSI, Yujie Qi (2005) đã đưa ra mô hình khái niệm sự thoả
mãn của khách hàng trong thị trường bất động sản Trung Quốc bằng nghiên cứu
bốn công ty bất động sản ở Hebei Mô hình cho thấy 4 nhân tố: chất lượng cảm
nhận, giá cảm nhận, chất lượng dịch vụ cảm nhận và sự mong đợi của khách hàng
ảnh hưởng lên giá trị cảm nhận & sự thoả mãn của khách hàng Hai kết quả của sự
thoả mãn là: hoặc lòng trung thành, hoặc sự không thoả mãn
Trang 12- Chất lượng cảm nhận: cảm nhận của khách hàng về chất lượng của sản phẩm đó.
Nhà ở là một hàng hoá có giá trị cao, thời hạn sử dụng lâu bền nên sự đánh giá càng
khắt khe Chất lượng sản phẩm bao gồm: quy hoạch chung, vị trí, quy mô cộng
đồng, khu vực gia đình, điều kiện giao thông, môi trường, thiết kế xây dựng,
nguyên vật liệu, thiết bị và chất lượng xây dựng
- Chất lượng dịch vụ cảm nhận: là cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ
đi kèm sản phẩm, đến từ: chiến lược dịch vụ, hệ thống dịch vụ & nhân viên dịch vụ
- Giá cả cảm nhận: giá sẳn lòng trả của khách hàng cho sản phẩm Giá cao hơn
cũng bao hàm một yêu cầu chất lượng cao hơn
- Sự mong đợi của khách hàng: sự mong đợi phản ánh ước lượng của khách hàng
trước khi sử dụng sản phẩm
Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng của các
căn hộ chung cư trên thị trường Khánh Hòa (Nguồn: Huỳnh Đoàn Thu Thảo,
2010)
Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách hàng
của các căn hộ chung cư trên thị trường Khánh Hòa (Nguồn: Huỳnh Đoàn Thu Thảo, 2010)
Sự hài lòng của khách hàng
Giá (giá căn hộ, chi phí dịch vụ)
Mong đợi của khách hàng
Chất lượng dịch vụ (Tình hình an ninh, dịch vụ công cộng, thái độ phục vụ của nhân viên)
Thương hiệu, vị trí địa lý
Chất lượng căn hộ (Diện tích căn
hộ, thiết kế căn hộ, chất lượng vật
tư)
Hạ tầng kỹ thuật (Các dịch vụ điện, nước; giao thông thuận tiện)
Trang 13Mô hình đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua căn hộ
chung cư cao cấp của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Phạm
Thị Vân Trinh, 2011)
Mô hình đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua căn hộ chung
cư cao cấp của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: Phạm Thị Vân Trinh, 2011)
2.3 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị
2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào các nghiên cứu quá trình mua hàng và những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua sắm của Philip Kotler và mô hình chỉ số thỏa mãn khách hàng cho thị
trường bất động sản Trung Quốc của Yujie Qi,cùng với mô hình đo lường những
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua căn hộ chung cư cao cấp của khách
hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với các yếu tố đặc trưng của thị trường
bất động sản ở Thành phố Hồ Chí Minh và đặc tính sản phẩm nhà ở xã hội Nhóm
Quyết định mua căn hộ chung cư
Các yếu tố gây ảnh hưởng (hỗ trợ vốn vay của ngân hàng, tiến độ thanh
toán)
Yếu tố cá nhân (Thu nhập của
khách hàng)
Các yếu tố marketing (Quảng cáo,
khuyến mãi, giá cả)
Các yếu tố thuộc tính sản phẩm(Hướng, tiện ích xung quanh, chấtlượng căn hộ, thiết kế)
Các yếu tố xã hội