1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ngôn ngữ lập luận của chủ tịch hồ chí minh ( trên tư liệu cuốn danh ngôn hồ chí minh

168 571 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 2,79 MB

Nội dung

Tuy nhiên, đa số các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc xem xét mặt cấu trúc bề nổi của lập luận chứ chưa xét đến lập luận với tư cách là một vấn đề thuộc khung phân tích diễn ngôn,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN HOÀNG ANH

PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ LẬP LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (TRÊN TƯ LIỆU CUỐN “DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH”)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

NGUYỄN HOÀNG ANH

PHÂN TÍCH NGÔN NGỮ LẬP LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (TRÊN TƯ LIỆU CUỐN “DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH”)

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch

Hồ Chí Minh (trên tư liệu cuốn “Danh ngôn Hồ Chí Minh”) là công trình

nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn và góp ý của GS.TS Đinh Văn

Đức Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Hà Nội, tháng 11 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngôn ngữ học, phòng Quản lý Khoa học và Sau đại học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trường

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS TS Đinh Văn Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành luận văn của mình

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cơ quan tôi đang công tác, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và các học viên đã cùng chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Anh

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do lựa chọn đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu 6

4 Ý nghĩa của đề tài 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Bố cục của luận văn 8

NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Lý thuyết về diễn ngôn 9

1.1.1 Một số quan điểm về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn 9

1.1.2 “Diễn ngôn” và “văn bản” 10

1.1.3 Mạch lạc của diễn ngôn 13

1.1.3.1 Mạch lạc trong liên kết 14

1.1.3.2 Mạch lạc trong cấu trúc 15

1.1.4 Một số vấn đề về “phân tích diễn ngôn phê phán”

(Critical Discourse Analysis – CDA) 17

1.2 Lý thuyết về lập luận 18

1.2.1 Khái niệm “lập luận” 18

1.2.2 Cấu trúc của lập luận 20

1.2.2.1 Luận cứ của lập luận 20

1.2.2.2 Kết luận của lập luận 23

1.2.2.3 Quan hệ lập luận 24

1.2.3 Tính phức hợp của tổ chức lập luận 29

1.2.4 Lẽ thường - cơ sở của lập luận 31

1.2.5 Sự xuất hiện của lập luận trong loại hình diễn ngôn 33

1.3 Tiểu kết 36

CHƯƠNG 2 CÁC KIỂU LẬP LUẬN TRONG CUỐN

“DANH NGÔN HỒ CHÍ MINH” 37

Trang 6

2.1 Cơ sở phân loại các kiểu lập luận 37

2.1.1 Lập luận theo phương thức trực chỉ 38

2.1.1.1 Tiêu chí nhận diện 38

2.1.1.2 Ví dụ 39

2.1.2 Lập luận theo phương thức hàm ẩn 40

2.1.2.1 Tiêu chí nhận diện 40

2.1.2.2 Ví dụ 42

2.1.3 Lập luận ngữ cảnh 42

2.1.3.1 Tiêu chí nhận diện 42

2.1.3.2 Ví dụ 44

2.2 Các kiểu lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng trong cuốn

“Danh ngôn Hồ Chí Minh” 45

2.2.1 Lập luận theo phương thức trực chỉ 45

2.2.1.1 Lập luận trực chỉ có mô hình P R đơn giản: 45

2.2.1.2.Lập luận trực chỉ theo mô hình “tam đoạn luận” (tam đoạn luận trực chỉ) 47 2.2.1.3.Lập luận trực chỉ theo mô hình “hình vuông lập luận” 49

2.2.1.4.Lập luận trực chỉ theo mô hình “tổng phân hợp” 53

2.2.1.5 Lập luận trực chỉ theo mô hình “P R (như P)” 55

2.2.1.6 Mạng lập luận trực chỉ 58

2.2.1.7.Nhận xét 60

2.2.2 Lập luận theo phương thức hàm ẩn 62

2.2.2.1 Lập luận hàm ẩn theo mô hình P R đơn giản 62

2.2.2.2 Lập luận hàm ẩn mô hình “tam đoạn luận” (tam đoạn luận hàm ẩn) 64

2.2.2.3 Lập luận hàm ẩn mô hình “hình vuông lập luận” 67

2.2.2.4 Lập luận hàm ẩn có mô hình “tổng phân hợp” 68

2.2.2.5 Lập luận hàm ẩn mô hình “P R (như P)” 71

2.2.2.6 Mạng lập luận hàm ẩn 72

2.2.2.7 Nhận xét 74

2.2.3 Lập luận ngữ cảnh 76

2.2.3.1 Một vài trường hợp 76

2.2.3.2 Nhận xét 78

Trang 7

2.3 Tiểu kết 79

CHƯƠNG 3 BIỂU HIỆN QUYỀN LỰC TRONG LẬP LUẬN CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 83

3.1 Diễn ngôn và quyền lực 83

3.1.1 Khái niệm “quyền lực” 83

3.1.2 Biểu hiện của quyền lực trong diễn ngôn 84

3.2 Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh 85

3.2.1 Biểu hiện thông qua phương diện từ vựng: Hệ thống từ xưng hô 88

3.2.1.1 Vài nét về hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt 88

3.2.1.2 Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua hệ thống từ xưng hô 91

3.2.1.3 Nhận xét 97

3.2.2 Biểu hiện của quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua phương diện ngữ pháp: Động từ ngữ vi 99

3.2.2.1 Vài nét về động từ ngữ vi trong tiếng Việt 99

3.2.2.2 Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua việc sử dụng động từ ngữ vi 101

3.2.2.3 Nhận xét 104

3.2.3 Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua phép lịch sự 107

3.2.3.1 Vài nét về “lịch sự” 107

3.2.3.2 Những biểu hiện ngôn ngữ của chiến lược lịch sự âm tính và chiến lược lịch sự dương tính 109

3.2.3.3 Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua việc sử dụng chiến lược lịch sự 110

3.2.3.4 Nhận xét 120

3.3 Tiểu kết 121

KẾT LUẬN 124

TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIẺU

Bảng 2.1: Thống kê các kiểu lập luận được sử dụng trong cuốn

Danh ngôn Hồ Chí Minh 79

Bảng 3.1: Thống kê các kết hợp của đại từ nhân xưng “tôi” với từ xưng hô ngôi thứ hai biểu hiện vị thế và chiến lược giao tiếp 98

Bảng 3.2: Thống kê các động từ ngữ vi/ biểu thức ngữ vi biểu hiện vị thế

và chiến lược giao tiếp trong cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh 106

Bảng 3.3: Thống kê việc sử dụng chiến lược lịch sự biểu hiện vị thế

và chiến lược giao tiếp trong cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh 120

Bảng 3.4: Thống kê vị thế và chiến lược giao tiếp được Chủ tịch Hồ Chí Minh

sử dụng ở các lập luận trong cuốn Danh ngôn Hồ Chí Minh 122

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Lập luận là một vấn đề ngày càng giành được sự quan tâm chú ý từ nhiều nhà nghiên cứu Trước đây, lập luận thuộc về phạm trù của Logic học và Tu từ học Nhưng ngày nay, lập luận đã trở thành một vấn đề thời sự trong nghiên cứu ngôn ngữ

Cho đến nay, đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lập luận Tuy nhiên, đa số các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc xem xét mặt cấu trúc bề nổi của lập luận chứ chưa xét đến lập luận với tư cách là một vấn đề thuộc khung phân tích diễn ngôn, với những dấu hiệu đi kèm nằm ngoài văn bản có ảnh hưởng đến việc phân tích lập luận Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân

và Diệp Quang Ban là những tác giả có nghiên cứu sâu về lập luận ở Việt Nam, và cũng đã có đề cập đến lập luận trong diễn ngôn, nhưng chủ yếu kết quả nghiên cứu của các tác giả này là những kết quả về mặt lý thuyết Thiết nghĩ, cần làm phong phú thêm cho lý thuyết về lập luận bằng việc bổ sung những ngữ liệu thực tế từ việc nghiên cứu ngôn ngữ lập luận của một đối tượng cụ thể

Chủ tịch Hồ Chí Minh là chính trị gia xuất sắc và cũng có thể coi là bậc thầy

về việc sử dụng ngôn từ như một công cụ, vũ khí để đạt tới mục đích chính trị Một trong những công cụ cụ thể của ngôn ngữ thường xuyên được Người sử dụng trong các bài nói, bài viết của mình chính là lập luận Hồ Chủ tịch vốn nổi tiếng với những lập luận sắc sảo, đanh thép tuyên bố về chủ quyền, độc lập tự do của dân tộc

và những vấn đề khác Nghiên cứu ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một việc làm cần thiết để bổ sung thêm nguồn tư liệu mới cho phân tích lập luận, đồng thời giúp hiểu thêm về phong cách sử dụng ngôn ngữ và tư tưởng chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài:

Phân tích ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh (trên tư liệu cuốn “Danh

ngôn Hồ Chí Minh”)

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn này được tiến hành với mục đích tìm hiểu các đặc trưng trong ngôn ngữ lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt phương thức cấu thành lập luận và biểu hiện quyền lực trong lập luận Từ đó đưa ra một số nhận xét về việc sử dụng ngôn ngữ trong lập luận của Hồ Chủ tịch

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích như vậy, chúng tôi hướng tới nhiệm vụ cụ thể là tìm ra một số kiểu mô hình thường gặp trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặc trưng sử dụng của mỗi kiểu mô hình lập luận đó Dựa trên việc phân tích lập luận, chúng tôi

sẽ đưa ra một số nhận xét bước đầu về tác động, ảnh hưởng của việc sử dụng những

mô hình lập luận đối với đối tượng tiếp nhận (người đọc, người nghe) Đồng thời, luận văn cũng hướng đến nhiệm vụ tìm hiểu những biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua sự phân tích một số đặc điểm trong việc

sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong lập luận

3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi tƣ liệu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là ngôn ngữ trong các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi tƣ liệu

Với đối tượng nghiên cứu như vậy, chúng tôi xác định phạm vi tư liệu

nghiên cứu là các lập luận được thống kê trong cuốn “Danh ngôn Hồ Chí Minh”

(DNHCM) do PGS.TS Thành Duy biên soạn (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2011) Đây là cuốn sách tập hợp những đoạn trích tiêu biểu trong các bài viết, bài

phát biểu, thư từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được in trong bộ sách “Hồ Chí

Minh toàn tập” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995)

Các lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh được chúng tôi thống kê ở đây tồn tại trong diễn ngôn ở cả dạng nói và viết, dưới các hình thức độc thoại, đơn thoại,

Trang 11

hội thoại, song các lập luận xuất hiện trong diễn ngôn độc thoại, đơn thoại vẫn chiếm đa số trong khối ngữ liệu

Tuy mẫu lập luận để nghiên cứu trong luận văn này chỉ là những lập luận được thống kê từ cuốn DNHCM nhưng với định hướng nghiên cứu là xem xét lập luận trong khung phân tích diễn ngôn, nên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vẫn tham

khảo các văn bản gốc được in trong bộ sách “Hồ Chí Minh toàn tập” để hiểu thêm về

ngữ cảnh và các yếu tố chi phối bên ngoài lập luận cần nghiên cứu

4 Ý nghĩa của đề tài

4.1 Ý nghĩa lý luận

Bằng việc phân tích các mẫu lập luận trong cuốn DNHCM, luận văn là sự thể nghiệm việc vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu lập luận và phân tích diễn ngôn phê phán vào nghiên cứu vấn đề quyền thế trong lập luận Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn đóng góp thêm một cách phân loại lập luận căn cứ vào phương thức cấu thành lập luận Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm phong phú thêm lý thuyết về lập luận bằng việc xem xét các trường hợp thực tế của lập luận trong diễn ngôn

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa thực tiễn của luận văn được thể hiện ở chỗ: Từ việc thống kê và phân tích lập luận trong nhiều diễn ngôn đa dạng về hình thức, có tính chất và mục đích sử dụng khác nhau của Chủ tịch Hồ Chí Minh, luận văn đưa ra những nhận xét

về đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong lập luận của Hồ Chủ tịch, đóng góp thêm vào việc tìm hiểu phong cách sử dụng ngôn ngữ trong lập luận của Bác Đồng thời, từ việc tìm ra những đặc điểm trong việc sử dụng ngôn ngữ, luận văn giúp người đọc

có được cái nhìn phần nào về những tư tưởng về chính trị và văn hóa của Chủ tịch

Hồ Chí Minh được truyền tải thông qua ngôn ngữ của Người

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích diễn ngôn và phương pháp phân tích văn bản Đây là hai phương pháp được vận dụng trong quá trình phân tích lập luận, xử lý những mẫu lập luận nằm ở đơn vị ngôn ngữ bậc câu và trên câu

Trang 12

Phương pháp phân tích diễn ngôn còn đặc biệt hữu ích đối với những mẫu lập luận không đầy đủ thành phần luận cứ/ kết luận

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thủ pháp định tính và định lượng, tiến hành theo các thao tác sau:

- Thống kê, phân loại: Thao tác này được vận dụng trong quá trình khảo sát tư

liệu, là cơ sở để rút ra những đánh giá, nhận xét khoa học về đối tượng

- So sánh, đối chiếu: Là thao tác được sử dụng để rút ra những đặc điểm

chung của cả nhóm lớn cũng như đặc điểm riêng của từng tiểu loại lập luận

- Phân tích, tổng hợp: Từ kết quả đã thu được sau thao tác thống kê và so

sánh, đối chiếu, tiến hành phân tích, tổng hợp những đặc điểm của việc sử dụng ngôn ngữ trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận - trình bày các vấn đề lý luận về diễn ngôn và lập luận Chương 2: Các kiểu lập luận được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng (trên tư

liệu cuốn “DNHCM”) Chương này sẽ trình bày kết quả thống kê, miêu tả và phân tích các mẫu lập luận theo từng phương thức cấu thành cụ thể

Chương 3: Biểu hiện quyền lực trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu và phân tích các biểu hiện của quyền lực trong lập luận của Hồ Chủ tịch thông qua các phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ vựng, ngữ pháp và phép lịch sự

Ngoài ra, luận văn còn có phần tài liệu tham khảo, các bảng thống kê và phụ lục kèm theo

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý thuyết về diễn ngôn

1.1.1 Một số quan điểm về diễn ngôn và phân tích diễn ngôn

Nghiên cứu diễn ngôn có thể quy về hai trường phái chính là trường phái cấu

trúc luận (hay còn gọi là hệ cấu trúc luận (hình thức luận) và trường phái chức năng luận (hay còn gọi là hệ chức năng luận) Theo đó, hệ cấu trúc luận thường coi diễn

ngôn như một loại đơn vị nào đó, mà trong đó có thể có các đơn vị thành phần nhỏ hơn, và mạng lưới quan hệ giữa các đơn vị này Trong khi đó, hệ chức năng luận lại xem xét vấn đề mang tính tổng thể hơn: ngôn ngữ hành chức, ngôn ngữ hoạt động, tương tác xã hội, hay việc sử dụng ngôn ngữ

Phân tích diễn ngôn theo đường hướng cấu trúc luận tất yếu sẽ dẫn đến việc xem xét diễn ngôn như một đơn vị trên câu Paxpelốp viết về “Chỉnh thể cú pháp phức hợp”, O.C.Akhmanova đề cập đến cái gọi là “chỉnh thể trên câu”, Harriz (1952) là người đầu tiên nói về phương pháp “phân tích diễn ngôn – Discourse analysis” áp dụng cho các chuỗi câu liên kết gọi là Discourse (Diễn ngôn) Ông coi phân tích diễn ngôn như là một hệ phương pháp hình thức phân tích văn bản thành các đơn vị nhỏ hơn Chẳng hạn như một cuộc hội thoại sẽ bao gồm các lượt (turn), hành động nói và sự kiện ngôn ngữ Harriz đối lập giữa cái tập hợp câu là diễn ngôn

với cái gọi là một tập hợp ngẫu nhiên không có tính mạch lạc (Theo Nguyễn Hòa

[12, tr 23])

Hệ chức năng luận có mục đích nghiên cứu là ngôn ngữ hành chức Do đó, các nhà ngôn ngữ học thuộc hệ chức năng luận khi đề cập đến diễn ngôn và phân tích diễn ngôn đều gắn liền nó với ngôn ngữ hành chức Theo quan điểm của Fasold

(1990) thì: “Nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu mọi khía cạnh sử dụng của ngôn

ngữ” Còn Brown và Yule trong cuốn “Discourse analysis” (Phân tích diễn ngôn)

thì cho rằng: “Phân tích diễn ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức”

Trang 14

Cũng theo Nguyễn Hòa, cách định nghĩa diễn ngôn như là việc sử dụng ngôn ngữ cũng nhất quán với hệ chức năng luận, theo đó, ngôn ngữ được nhìn nhận như

là một hệ thống, ở đó các chức năng được hiện thực hóa Việc nhìn nhận diễn ngôn theo hệ chức năng luận đã giả thiết có một mối quan hệ qua lại giữa ngôn ngữ và ngữ cảnh Như vậy, việc phân tích diễn ngôn khó có thể tách khỏi việc phân tích ngữ cảnh hay mối quan hệ giữa diễn ngôn và ngữ cảnh Cuối cùng, tác giả cho rằng, cần thiết phải kết hợp giữa cấu trúc luận và chức năng luận trong phân tích diễn ngôn Với hệ cấu trúc luận, nhiệm vụ của phân tích diễn ngôn sẽ là xác định và phân tích các thành tố cấu thành diễn ngôn (phát ngôn), xác định vị trí của các yếu tố cấu thành, và xem xét các cách thức tổ chức của diễn ngôn cho phù hợp với mục đích giao tiếp Với hệ chức năng luận, phân tích diễn ngôn có nhiệm vụ xác định và phân tích các hành động nói do người nói thực hiện nhằm thực hiện các mục đích nhất định cũng như hiểu các ý nghĩa xã hội, văn hóa hay cá nhân

1.1.2 “Diễn ngôn” và “văn bản”

“Diễn ngôn” và “văn bản” là hai khái niệm cơ bản trong lý luận phân tích diễn ngôn Nhiều tác giả sử dụng “diễn ngôn” cũng như là “văn bản” Văn bản cũng

có khi được hiểu theo hai phương diện: sản phẩm và quá trình Với tư cách là sản phẩm, văn bản là một thực thể có thể ghi nhận lại được, và có một cấu trúc nhất định Với tư cách là một quá trình, văn bản là sự lựa chọn nghĩa liên tục, một quá trình vận động qua các ngữ vực, trong đó, mỗi loạt lựa chọn lại có thể tạo ra môi trường cho các loạt lựa chọn khác

Theo Diệp Quang Ban [2, tr 212], tên gọi “diễn ngôn” và “văn bản” đã được

sử dụng qua ba giai đoạn và với các cách sử dụng khác nhau tùy theo đặc trưng của từng giai đoạn:

- Giai đoạn đầu, việc nghiên cứu tập trung vào sự kiện nói bằng chữ viết Do

đó, tên gọi “văn bản” được dùng để chỉ chung những sự kiện nói bằng chữ viết và

sự kiện nói miệng có mạch lạc và liên kết

- Giai đoạn hai, ngôn ngữ nói được quan tâm nhiều hơn, tạo thế cân bằng với ngôn ngữ viết Vì vậy, hai thuật ngữ “diễn ngôn” và “văn bản” được sử dụng song

Trang 15

song Tuy nhiên, có xu hướng dùng “văn bản” để chỉ sự kiện nói bằng chữ viết (lời chữ), còn “diễn ngôn” để chỉ sự kiện nói bằng miệng (lời âm)

- Giai đoạn ba, do nảy sinh khó khăn trong việc xác định sự khác biệt rạch ròi giữa dạng nói và dạng viết nên đến giai đoạn này, “diễn ngôn” được dùng như

“văn bản” ở giai đoạn đầu, tức dùng để chỉ chung cả sự kiện nói miệng lẫn sự kiện nói bằng chữ viết

Các nhà nghiên cứu dựa theo quan điểm khác nhau mà sử dụng thuật ngữ

“diễn ngôn” hay “văn bản” Halliday và Hasan theo quan điểm của giai đoạn đầu,

theo đó hai tác giả này cho rằng “văn bản có thể là bất kỳ đoạn văn nào, viết hay nói,

dài hay ngắn, tạo nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh.”… “Văn bản là một đơn

vị ngôn ngữ hành chức”, và “Văn bản là một đơn vị ngữ nghĩa – semantic unit”

Tác giả Hồ Lê lại theo quan điểm của giai đoạn hai Ông nêu khái niệm “văn

bản là chỉnh thể của một sản phẩm – viết để diễn đạt trọn vẹn một ý kiến về một vấn

đề hoặc một hệ thống vấn đề Ngôn bản là chỉnh thể của một sản phẩm – nói để diễn đạt trọn vẹn ý kiến về một vấn đề hoặc hệ thống vấn đề.”

Xu hướng chung hiện nay là phân biệt giữa “diễn ngôn” và “văn bản” Crystal

(1992) cho rằng: “Diễn ngôn là một chuỗi ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói) liên

tục lớn hơn câu, thường tạo nên một đơn vị có mạch lạc, như bài truyền giáo, một lý

lẽ, một câu chuyện tiếu lâm hay chuyện kể”, và “Văn bản là một đoạn diễn ngôn nói hay viết, hoặc thể hiện ở dạng kí hiệu sử dụng tự nhiên, được xác định để phân tích Đây thường là một đơn vị ngôn ngữ có một chức năng giao tiếp có thể xác định được như một cuộc hội thoại hay tấm áp phích.”

Cook (1989) đã coi diễn ngôn như là “các chuỗi ngôn ngữ được cảm nhận

như có ý nghĩa, thống nhất và có mục đích” và văn bản như là “một chuỗi ngôn ngữ được hiểu theo một cách hình thức, nằm ngoài ngữ cảnh”

Brown & Yule (1983) thì quan niệm “văn bản là sự thể hiện ngôn từ của một

hành động giao tiếp”, ở chỗ khác hai tác giả lại cho rằng “văn bản là sự thể hiện của diễn ngôn”

Trang 16

Widdowson (1984) cũng có cùng quan điểm giống Brown & Yule trong các

phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản Theo tác giả, “diễn ngôn là một quá trình giao

tiếp Kết quả về mặt tình huống của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể: thông tin được chuyển tải, các ý định được làm rõ, và sản phẩm của quá trình này là Văn bản.”

Với các quan điểm về diễn ngôn và văn bản như vậy, Nguyễn Hòa [12, tr 32] đã nhận xét: “Trên một phương diện nhất định, diễn ngôn hay văn bản có thể coi là hai mặt của một sự vật, tuy ngoại diên của diễn ngôn rộng hơn so với văn bản, bởi lẽ với tư cách là một quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp, nó còn bao hàm

cả các yếu tố ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học, và tác động của các chiến lược văn hóa ở người sử dụng ngôn ngữ.” Theo đó, Nguyễn Hòa phân biệt “văn bản” và “diễn ngôn” như sau:

“Văn bản như là sản phẩm ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự

kiện giao tiếp nói và viết trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể.”

“Diễn ngôn là sự kiện hay quá trình giao tiếp hoàn chỉnh thống nhất có mục

đích không có giới hạn được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể.”

Như vậy, với tư cách là “một sự kiện giao tiếp hoàn chỉnh”, diễn ngôn “phải

có tính chủ đề từ chủ đề bộ phận đến chủ đề chung, có mạch lạc” Để tạo nên mạch lạc, diễn ngôn không những phải thể hiện sự liên kết trên nhiều phương diện mà còn

là sự tổ chức một cách hợp lý của các yếu tố quan yếu (có giá trị giao tiếp) tuân theo các quy tắc cần và đủ [12, tr 33]

Tuy phân biệt khái niệm “diễn ngôn” và “văn bản” nhưng Nguyễn Hòa cũng nhận định rằng, trên thực tế, rất khó có thể phân biệt rạch ròi giữa diễn ngôn và văn bản; bởi lẽ trong văn bản sẽ có cái diễn ngôn, trong diễn ngôn sẽ có cái văn bản Đây không phải là hai thực thể tách biệt mà chỉ là một thực thể biểu hiện của ngôn ngữ hành chức trong bối cảnh giao tiếp xã hội

Sự phân biệt “diễn ngôn” và “văn bản” như trên dẫn tới sự phân biệt giữa

“phân tích diễn ngôn” và phân tích văn bản” Theo Nunan, phân tích văn bản xem xét các đặc điểm hình thức của văn bản tách rời ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ; còn phân tích diễn ngôn sẽ quan tâm tới mặt chức năng Tuy vậy, cũng như “văn bản” và

Trang 17

“diễn ngôn” khó có sự phân định rạch ròi, “phân tích diễn ngôn” và “phân tích văn bản” cũng không phải là hai bộ môn khác biệt, mà chỉ là hai mặt của phân tích ngôn ngữ hành chức trong hoàn cảnh giao tiếp xã hội Và Nguyễn Hòa cho rằng, với ý nghĩa như vậy, các khía cạnh của văn bản sẽ bao gồm các yếu tố như liên kết, cấu trúc đề - thuyết, cấu trúc thông tin, kiểu loại diễn ngôn, cấu trúc diễn ngôn Còn các khía cạnh của diễn ngôn sẽ bao gồm mạch lạc, các hành động nói, sử dụng kiến thức nền trong quá trình sản sinh và hiểu diễn ngôn, cách thức xử lý từ trên xuống, cách thức xử lý từ dưới lên, xử lý tương tác và thương lượng nghĩa

Và theo cách phân loại các khía cạnh diễn ngôn như vậy, vấn đề lập luận mà luận văn này đề cập tới cũng là một trong những vấn đề thuộc mạch lạc, nằm trong khung phân tích diễn ngôn

1.1.3 Mạch lạc của diễn ngôn

Mạch lạc là một vấn đề cốt yếu của lý luận phân tích diễn ngôn Vai trò của

mạch lạc đối với diễn ngôn và văn bản đã được Nguyễn Thiện Giáp nhận xét: “Cái

quyết định để một sản phẩm ngôn ngữ trở thành một diễn ngôn hay văn bản chính

là mạch lạc”

Diệp Quang Ban [2, tr 297] đã đưa ra một định nghĩa về mạch lạc trong

phạm vi trường học như sau: “Mạch lạc là sự nối kết có tính chất hợp lý về mặt

nghĩa và về mặt chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…), nhằm tạo ra những

sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết với câu”

Mạch lạc được tạo ra không chỉ bởi trên căn cứ ngôn ngữ mà còn trên cả những căn cứ ngoài ngôn ngữ Nó có căn cứ ngôn ngữ khi được tạo ra trên sự phát triển mệnh đề, liên kết, hay tổ chức được khuôn mẫu; song khi thông tin ngữ cảnh được đưa vào, hoặc các nguyên tắc hiểu nội bộ và loại suy được áp dụng để hiểu nội dung diễn ngôn thì mạch lạc lại mang tính văn hóa – xã hội nằm ngoài ngôn ngữ Theo tác giả Nguyễn Hòa [12] thì mạch lạc trong diễn ngôn được tạo bởi 2 khía cạnh chính: mạch lạc trong liên kết và mạch lạc trong cấu trúc

Trang 18

Nunan (1993) đã định nghĩa mạch lạc như sau: “Mạch lạc là cái mức độ

phạm vi qua đó diễn ngôn được nhận biết là có mắc vào nhau chứ không phải là một tập hợp các câu hay phát ngôn không có quan hệ với nhau” Và liên kết là “các mối liên hệ hình thức thể hiện các mối quan hệ giữa các mệnh đề và giữa các câu trong diễn ngôn” (Dẫn theo Nguyễn Hòa [12, tr 49])

Theo quan điểm của Nguyễn Hòa, không nên cho rằng mạch lạc là các phương tiện liên kết hay là nội dung của văn bản Liên kết chỉ là phương tiện để tạo mạch lạc Trên thực tế, hoàn toàn có các văn bản không thể hiện tính liên kết, song vẫn được coi là văn bản do có mạch lạc Ví dụ dưới đây cho ta thấy rõ điều đó:

A: Cậu làm bài hôm qua cô giao chưa?

B: Tối qua nhà tớ mất điện

Câu hỏi của A thường dẫn tới câu trả lời ở dạng khẳng định hay phủ định (Ở đây là “Rồi” hay “Chưa”) Tuy nhiên, câu trả lời của B trong ví dụ trên lại là một câu trần thuật có vẻ không liên quan gì đến câu hỏi Thực chất, câu trả lời của B đã chứa một hàm ngôn là “Tối qua nhà tớ mất điện nên tớ chưa làm bài tập” Người nghe hoàn toàn có thể nhận biết được ngay mối quan hệ nguyên nhân ở đây, và đối thoại giữa A và B ở ví dụ trên hoàn toàn có mạch lạc Theo Nguyễn Hòa thì đây chính là

“mạch lạc theo hành động nói”

Theo Diệp Quang Ban, “mạch lạc là „sợi dây nối‟ nối các yếu tố mang nghĩa trong văn bản, kể cả bên trong một câu, nối từ ngữ trong văn bản với tình huống hữu quan, và gắn văn bản với cách dùng văn bản Liên kết là một bộ phận trong hệ thống của một ngôn ngữ với chức năng nối nghĩa của câu với câu trong văn bản, theo những cấu hình nghĩa xác định” Tác giả đã hệ thống hóa mối quan hệ giữa liên kết và mạch lạc như sau:

Trang 19

PHI VĂN BẢN VĂN BẢN

Ông cũng khái quát sự hiện thực hóa của mạch lạc lại thành 3 phạm vi:

- Mạch lạc trong quan hệ nghĩa – logic giữa các từ ngữ trong văn bản

- Mạch lạc trong quan hệ giữa từ ngữ trong văn bản với cái được nói tới trong tình huống từ bên ngoài

- Mạch lạc trong quan hệ thích hợp giữa các hành động nói

1.1.3.2 Mạch lạc trong cấu trúc

Mạch lạc không những được thể hiện trong liên kết mà còn thể hiện trong cấu trúc của diễn ngôn, hay cách thức tổ chức diễn ngôn Các nhà phân tích diễn ngôn đều thừa nhận cấu trúc hay còn gọi là cách thức tổ chức các yếu tố quan yếu

có một vai trò quan trọng trong việc tạo nên mạch lạc Cấu trúc diễn ngôn bao hàm

sự hiện diện của các yếu tố phát triển nội dung Và nó ngày càng được quan tâm

trong lý thuyết phân tích diễn ngôn Moskaskja (1981) đã nhận xét: “Thật vậy, trước

hết nó (cấu trúc) được sử dụng trong lý thuyết nói chung về văn bản, lý thuyết này

đã đưa ra dấu hiệu tính định hình kết cấu như là một trong những tiêu chí khu biệt văn bản với những chuỗi câu ngẫu nhiên không tạo thành văn bản: trong khi văn bản có một kết cấu nhất định thì chuỗi câu ngẫu nhiên không được định hình về mặt kết cấu.” (Dẫn theo Nguyễn Hòa [12, tr 55])

Cấu trúc diễn ngôn bao gồm hai khía cạnh có liên quan chặt chẽ với nhau và

bổ sung cho nhau, đó là cách thức tổ chức và mạch lạc Đỗ Hữu Châu đã nhận xét

Mạch lạc trong triển khai mệnh đề

Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác

Mạch lạc trong chức năng

Trang 20

rằng sự sắp xếp ý trong văn bản còn được gọi là bố cục hay kết cấu theo một trật tự nhất định Cần hiểu trình tự kết cấu trước hết như là sự thể hiện các quan hệ nội dung trong văn bản Tác giả cũng cho rằng: “kết cấu còn là một nghệ thuật trình bày các yếu tố nội dung mang tính chủ quan của người viết Trong kết cấu, người viết

có thể thay đổi trật tự…”

Nhiều nhà nghiên cứu diễn ngôn đều đưa ra các thuật ngữ khác nhau để nói

về cấu trúc của văn bản Halliday và Hassan (1976) sử dụng thuật ngữ “cấu trúc vĩ

mô – macro structure” và cho rằng, nhờ các cấu trúc vĩ mô này mà các văn bản mới

là văn bản Van Dijk (1977) thì đưa ra khái niệm tương tự là “siêu cấu trúc sơ đồ - schematic superstructures” để nói về “dạng thức chung của diễn ngôn và các quy ước mà theo đó người ta có thể tạo lập ra một loại văn bản nào đó, và nhờ vậy mà người đọc có được sự chỉ dẫn khi xử lý văn bản” Rosalin Horowitz (1977) thì sử dụng thuật ngữ “cấu trúc hùng biện”, theo bà, đây là các khuôn mẫu tổ chức bậc cao

về trật tự thông tin trong văn bản Một số tác giả khác như Grosz, Sidner (1986), Mann và Thompson (1987) đã tìm cách xác lập mối quan hệ giữa cấu trúc của văn bản và các mục đích hay ý định của người nói trong quá trình giao tiếp, và đưa ra cách thức phân tích cấu trúc trên cơ sở các mối quan hệ giữa các bộ phận của văn

bản (Dẫn theo Nguyễn Hòa [12, tr 56])

Theo Nguyễn Hòa [12, tr 58] thì về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận là các loại văn bản, mặc dù nhìn có vẻ “hỗn độn”, đều có một cấu trúc riêng của mình Đây chính là cách thức tổ chức văn bản, và có thể mô hình hóa chúng lại

ở các mức độ khác nhau từ “nghiêm ngặt” đến mức độ “thường xuyên” và cuối cùng là “tự do” Shaughnessy (1977) đã đưa ra 5 kiểu tổ chức văn bản theo các mục đích tương ứng như sau:

a Sự kiện xảy ra (tổ chức theo thời gian, tường thuật)

b Đây là diện mạo, âm thanh, mùi vị của một sự vật nào đó (miêu tả)

c Cái này giống/ khác cái khác (so sánh, đối lập)

d Cái này (có thể) là nguyên nhân của cái kia (nguyên nhân và đánh giá)

e Đây là việc cần phải thực hiện (giải quyết vấn đề bao gồm kết quả, nguyên nhân, giải pháp có thể có, đánh giá giải pháp, tiên đoán phản ứng phụ, gợi ý một hay một loạt các yếu tố làm giải pháp tốt nhất)

Trang 21

Còn theo Hatch (1978), tương ứng với các chức năng, và loại tổ chức văn bản trên có thể có 4 thể loại được nhiều người thừa nhận là: tường thuật, miêu tả, quy trình và thuyết phục

Như vậy, theo nhận định của Nguyễn Hòa [12, tr 59] thì qua nhận xét của các nhà nghiên cứu diễn ngôn, đều thấy rằng “cấu trúc diễn ngôn là sự tổ chức các yếu tố nội dung/ quan yếu theo những cách thức hay trật tự nhất định Cấu trúc cũng

mà đồng thời còn là sự phản ánh thực tiễn đó (Theo Nguyễn Hòa [12, tr 126]) Bên

cạnh đó, mặt phê phán của ngôn ngữ ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Chouliaraki và Fairclough (1999) coi CDA là một bộ phận của khoa học xã hội phê phán

Thuật ngữ “phê phán - critical” trong CDA được hiểu theo nhiều trường phái khác nhau Một số nhà nghiên cứu cho rằng “phê phán” được hiểu theo truyền thống phê bình văn học; còn một số khác hiểu theo tư tưởng của chủ nghĩa Mác về vai trò của ngôn ngữ như một hiện tượng xã hội và đồng thời là sự phản ánh của hiện tượng này “Phê phán” làm cho phân tích diễn ngôn trở nên có thái độ Và về thực chất, “phê phán” bao hàm việc phải bộc lộ bản chất mang tính hệ tư tưởng hay các quan hệ xã hội không bình đẳng được thể hiện trong diễn ngôn [12, tr 128]

CDA cũng thừa nhận vai trò của ngôn ngữ trong việc tổ chức quan hệ quyền – thế (power) xã hội và vấn đề quyền – thế (còn được gọi là quyền lực) bắt đầu nổi lên như một đường hướng phân tích diễn ngôn mới vào những năm 70 của thế kỷ

XX Một số nhà phân tích CDA coi đối tượng của CDA là quan hệ quyền - thế được thể hiện trong diễn ngôn Tuy nhiên, theo Nguyễn Hòa thì cách nhìn nhận như vậy

có thể còn hẹp Cần mở rộng thêm phạm vi CDA sang nghiên cứu mối quan hệ xã

Trang 22

hội là thường không bình đẳng như sự phân biệt chủng tộc, giới tính, quan hệ giữa các tầng lớp xã hội

Nếu diễn ngôn được hiểu là ngôn ngữ hành chức thì CDA có thể hiểu như là phân tích ngôn ngữ hành chức trong mối quan hệ với quyền - thế, hệ tư tưởng, và các mối quan hệ xã hội khác Theo đó, các quan điểm chủ yếu của CDA là:

- Diễn ngôn là tập quán và hành động xã hội (tức là đời sống xã hội) Nói cách khác, CDA chấp nhận ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

- Diễn ngôn là sự thể hiện đời sống xã hội, là tri thức, là những điều nói về thực tiễn hay tập quán xã hội

- Các điều kiện xã hội (ngữ cảnh) có một vai trò quan trọng đối với sự kiến tạo, hiểu và hoạt động của diễn ngôn

- Các cá nhân hay tổ chức và các nhóm xã hội sử dụng ngôn ngữ để thể hiện

hệ thống giá trị, hay ý nghĩa của mình Như vậy, bản thân ngôn ngữ không có quyền lực, mà chính là những người sử dụng có quyền lực, và do vậy, ngôn ngữ trở nên một công cụ quyền lực

- Nhiệm vụ của CDA là không những bộc lộ các giá trị và ý nghĩa đó, mà còn phải phân tích, tìm hiểu xem ngôn ngữ đã được sử dụng như thế nào

Cùng với đó, cho đến hiện nay, CDA trên thế giới đã hình thành và phát triển theo một số xu hướng chính:

- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo quan điểm lịch sử

- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo ngữ pháp chức năng hệ thống

- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo quan điểm nhận thức – xã hội

- Đường hướng phân tích diễn ngôn theo lý thuyết hoạt động

1.2 Lý thuyết về lập luận

1.2.1 Khái niệm “lập luận”

Lập luận đã từng là phạm trù nghiên cứu trong tu từ học và logic học, sau đó mới trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học Cho đến nay, quá trình nghiên cứu lập luận đã trải qua hai cách nhìn nhận khác nhau Điều này dẫn đến sự khác biệt trong đường hướng nghiên cứu Đối với thuật hùng biện cổ điển, lập luận

Trang 23

được coi như là có tác dụng làm tăng thêm giá trị thông tin miêu tả của ngôn ngữ Còn đối với một số nhà ngôn ngữ học hiện đại như Oswal Ducrot và Jean Claude Anscombre thì lập luận lại được nghiên cứu dưới góc độ dụng học, nó được coi như

là yếu tố thứ nhất trong sự nói năng Theo đó, “mọi cứ liệu mang tin đều là biến tướng của giá trị lập luận của phát ngôn, cũng có nghĩa là phát ngôn nào cũng mang

giá trị lập luận” [2, tr 488]

Cùng với lịch sử nghiên cứu và cách nhìn nhận lập luận khác nhau, đã có nhiều định nghĩa, khái niệm không giống nhau về lập luận

Theo hai nhà ngôn ngữ học Pháp Ducrot và Anscombre (1983) thì “một

người nói thực hiện một hành động lập luận khi người đó trình bày một phát ngôn E1 (hoặc một tập hợp phát ngôn) nhằm mục đích làm cho người nghe chấp nhận một phát ngôn E2 khác (hoặc một tập hợp phát ngôn khác).” (Dẫn theo [13])

Van Eemere, Grootendorst và Henkeman - ba tác giả của cuốn “Fundamentals

of Argumentation Theory” (1996) thì cho rằng: “Lập luận là một hành động trí tuệ có

tính xã hội và được thể hiện bằng ngôn ngữ nhằm mục đích làm tăng (hoặc giảm) khả năng người nghe (người đọc) chấp nhận một quan điểm gây tranh cãi trên cơ sở đưa ra một tập hợp những mệnh đề để chứng minh (hoặc bác bỏ) quan điểm đó trước một người có khả năng đánh giá sáng suốt” (Dẫn theo [13])

Ở Việt Nam, lý thuyết lập luận và những vấn đề liên quan đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học như Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Diệp Quang Ban…

Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ

Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó” [7; tr 165] Ông cũng cho rằng, lập luận phân biệt trên hai

phương diện: lập luận theo diễn từ chuẩn và lập luận trong ngôn ngữ Theo đó, lập luận theo diễn từ chuẩn có đặc trưng là chính các sự kiện, cứ liệu làm nên những luận cứ cho sự lập luận theo quy tắc logic Còn lập luận trong ngôn ngữ có những quy tắc ngôn từ, những biểu thức ngôn ngữ định hướng cho một kết luận nào đó,

Trang 24

chúng tạo tiềm năng cho những lập luận Đó là chức năng ngữ dụng của những biểu thức ngôn ngữ định hướng cho một kết luận

Còn theo quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu thì “lập luận là đưa ra những lí

lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới” [6, tr 155] Cũng theo tác giả thì thuật ngữ “lập luận” được

hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, nó chỉ sự lập luận, tức hành vi lập luận Thứ hai, nó chỉ sản phẩm của hành vi lập luận, tức toàn bộ cấu trúc của lập luận, cả về nội dung và hình thức Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “lập luận” với nghĩa thứ hai, tức là sản phẩm của hành vi lập luận, bao gồm cấu trúc, nội dung và hình thức mà

sẽ được trình bày trong những phần sau đây Ngoài ra, Đỗ Hữu Châu còn đề cập đến thuật ngữ “quan hệ lập luận”, dùng để chỉ quan hệ giữa các thành phần của một lập luận với nhau

Định nghĩa lập luận theo quan điểm của Nguyễn Đức Dân và Đỗ Hữu Châu

có sự tương đồng đáng kể, đó là đều thống nhất lập luận là một dạng hành động ngôn từ, theo đó người nói đưa ra các lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận nào đó Ở đây, chúng tôi xin sử dụng định nghĩa về lập luận của tác giả Đỗ Hữu Châu để làm cơ sở xác định, nhận diện lập luận phục vụ cho việc nghiên cứu

đề tài

1.2.2 Cấu trúc của lập luận

Với tư cách là một cấu trúc ngôn ngữ, lập luận bao gồm các lí lẽ và một hay nhiều kết luận Quan hệ lập luận giữa nội dung các phát ngôn được biểu diễn như sau:

P R Trong đó: P là lí lẽ, R là kết luận

Trong quan hệ lập luận, lí lẽ được gọi là luận cứ (argument)

1.2.2.1 Luận cứ của lập luận

Luận cứ là những căn cứ để từ đó rút ra kết luận

Diệp Quang Ban [2] phân chia luận cứ thành hai loại: luận cứ là bằng chứng (vật chứng, nhân chứng) và luận cứ là lí lẽ, tức là điều suy luận hay một luận điểm,

Trang 25

một nguyên tắc đã được chứng minh Còn Đỗ Hữu Châu [6] lại cho rằng luận cứ có thể là thông tin miêu tả hay một định luật, một nguyên lý xử thế nào đấy

Luận cứ có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, với mỗi khía cạnh ấy, luận cứ lại có những hình thức thể hiện khác nhau Về mặt cấu trúc hình thức, luận cứ là những câu hoặc vế câu được liên kết với nhau theo những nguyên tắc cú pháp nhất định Về mặt logic ngữ nghĩa, luận cứ là những mệnh đề chứa đựng nội dung được tạo nên bởi ý nghĩa của các từ ngữ tương ứng với các sự vật trong thế giới hiện hữu Về mặt ngữ dụng, luận cứ là những hành động phát ngôn ở lời, những giá trị lập luận đích thực của các luận cứ được hình thành từ những ngữ cảnh nhất định phù hợp với ý định của người sử dụng [13, tr 7]

Tuy nhiên, luận cứ đều thống nhất ở mục đích nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói đưa ra, hoặc muốn đạt tới Chính mục đích này góp phần khiến cho một sự kiện có thể được nhìn nhận như

là một luận cứ hay không Hãy cùng xem xét ví dụ sau:

(1) Tủ lạnh hãng này tốt

(2) Tủ lạnh hãng này được nhiều người dùng

Đặt hai câu này cạnh nhau, chưa thể kết luận chúng có tạo thành lập luận hay không:

(3) Tủ lạnh hãng này tốt Nó được nhiều người dùng

(4) Tủ lạnh hãng này được nhiều người dùng Nó tốt

Nếu người nói chỉ đơn thuần là mô tả sự kiện, không có chính kiến gì, thì đây là hai câu miêu tả Nhưng chỉ cần ý định và quan điểm của người nói thay đổi, thì hai câu này có thể dễ dàng trở thành một lập luận

- Trường hợp người nói có quan điểm cho rằng: “cái gì tốt thì được nhiều người dùng” thì (1), (2) sẽ trở thành một lập luận mà (1) là luận cứ, (2) là kết luận Chuỗi câu

(3) được hiểu là: “Tủ lạnh hãng này tốt Vì vậy nó được nhiều người dùng”

- Trường hợp người nói có quan điểm cho rằng “cái gì được nhiều người dùng thì tốt”: lúc đó (1), (2) sẽ trở thành một lập luận mà (2) là luận cứ, (1) là kết luận

Chuỗi câu (4) được hiểu là: “Tủ lạnh hãng này nhiều người dùng Nó hẳn là tốt”

Trang 26

Về mặt vị trí, luận cứ có thể đứng đầu, giữa, hoặc cuối lập luận, tức là có thể đứng trước kết luận, giữa hai kết luận, hoặc sau kết luận Ví dụ:

- Luận cứ đứng trước kết luận:

(5) “Thuế thân, thuế chợ, thuế đò, là một lối bóc lột vô nhân đạo (P) Tôi đề

nghị bỏ ngay ba thứ ấy (R)”

(Những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa –

DNHCM – tr.74)

- Luận cứ đứng giữa hai kết luận:

(6) “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt (R1); nó khéo dỗ

dành người ta đi xuống dốc Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc (P)

Vì thế mà càng nguy hiểm (R2)”

(Đạo đức cách mạng – DNHCM – tr.161)

- Luận cứ đứng sau kết luận:

(7) “Cách mạng ở đâu thành công cũng phải đổ máu nhiều (R) Có nước phải

chặt đầu vua Có nước đồng bào chia đảng phái, chém giết nhau liên tiếp trong bao nhiêu năm (P)”

(Nói chuyện với đại biểu các báo chí về nội trị, ngoại giao nước nhà

Trong một lập luận thì luận cứ có thể tường minh, tức là có thể nói rõ ra, cũng có thể hàm ẩn, người lập luận không nói ra mà người nghe phải tự mình suy

ra Ta có thể xem xét ví dụ mà Diệp Quang Ban [2, tr 333] đã nêu về luận cứ hàm

ẩn như sau:

(8) “Vợ hắn (tức là vợ đội Tảo), thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu và biết rõ đầu đuôi món nợ, lấy năm mươi đồng giấu chồng đưa cho người nhà đi theo Chí Phèo Đàn bà vốn chuộng hòa bình: họ muốn yên chuyện thì thôi, gai ngạnh làm gì cho sinh sự Vả lại bà đội cũng nghĩ rằng: chồng mình đang ốm… chồng mình có nợ người ta hẳn hoi… Và năm chục đồng bạc với nhà mình là mấy, lôi thôi lại chả tốn đến ba lần năm chục đồng!”

(Chí Phèo - Nam Cao)

Có thể ghi lại lập luận trong đoạn trích này như sau:

Trang 27

Luận cứ 1: Đội Tảo có nợ

Luận cứ 2 (hàm ẩn): Người có nợ phải trả nợ

Kết luận: Đội Tảo phải trả nợ

Luận cứ 2 không xuất hiện trong văn bản, nhưng người đọc hoàn toàn có thể ngầm hiểu được

1.2.2.2 Kết luận của lập luận

Theo định nghĩa của Diệp Quang Ban thì “kết luận là cái mệnh đề hay lý thuyết cụ thể được lấy làm đúng và được đưa ra để bênh vực bằng các luận cứ”

Về mặt vị trí trong lập luận, cũng như luận cứ, kết luận có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối lập luận Có thể xem xét các ví dụ (5), (6), (7) để thấy các biểu hiện vị trí của kết luận Trường hợp kết luận đứng giữa hai luận cứ, ta có ví dụ:

(9) Cái áo này kiểu dáng chả ra làm sao (p1) Thôi đừng mua (R)! Giá lại còn

cắt cổ nữa (p2)

Qua các ví dụ, có thể thấy rằng, trường hợp kết luận đứng cuối lập luận (ví

dụ 5) thì kết luận thường được hiểu là kết quả được rút ra từ những luận cứ đã nêu phía trước Trường hợp kết luận đứng đầu lập luận (ví dụ 7) thì kết luận đó thường

là những nhận xét, đánh giá khái quát về vấn đề sẽ được giải thích trong luận cứ tiếp theo sau đó Trường hợp kết luận đứng giữa lập luận, kẹp giữa các luận cứ (ví dụ 9) thì kết luận thường là một nhận xét, đánh giá, đề nghị… bộc lộ thái độ nảy sinh từ những luận cứ đã nêu trước đó và được bổ sung thêm bằng những luận cứ phía sau

nó Trường hợp kết luận đứng cả đầu và cuối lập luận (ví dụ 6) thì kết luận trước thường đóng vai trò nêu ra nhận xét, đánh giá, nhận định bước đầu, còn kết luận sau giữ vai trò tổng kết, nhấn mạnh, làm sâu sắc thêm nhận định của người nói, tăng hiệu lực lập luận (đây là dạng lập luận tổng phân hợp mà chúng tôi sẽ trình bày kĩ hơn trong chương 2)

Kết luận có thể tường minh, có thể hàm ẩn Ví dụ về kết luận hàm ẩn:

(10) SP1: Tối nay đi xem phim “The Hobbit” với tao nhé?

SP2: Tối nay tao phải viết nốt báo cáo rồi

Câu trả lời của SP2 có thể coi là một luận cứ có kết luận hàm ẩn được người

nghe ngầm hiểu là: “Tối nay SP2 không đi xem phim với SP1 được”

Trang 28

Giữa các luận cứ có quan hệ định hướng lập luận, có nghĩa là các luận cứ được đưa ra để hướng tới một kết luận nào đấy Các luận cứ trong lập luận có thể quan hệ với nhau theo hai cách là đồng hướng và nghịch hướng, trừ quan hệ trong tam đoạn luận mà chúng tôi sẽ đề cập phía sau

 Luận cứ đồng hướng là trường hợp lập luận có từ hai luận cứ trở lên mà

các luận cứ hướng tới cùng chấp nhận một kết luận chung Ví dụ:

(11) Đây là chuyện ảnh hưởng đến tương lai của nó (p1), vả lại nó cũng lớn

rồi (p2), nên hãy để cho nó tự quyết định chuyện này đi (R)

Hai luận cứ (p1), (p2) đồng hướng, và bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa, và cùng cộng hưởng để tăng lực lập luận

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [6, tr 177], các luận cứ đồng hướng có quan hệ tương hợp với nhau, có nghĩa là chúng làm nên một nhóm luận cứ thuộc cùng một phạm trù Tác giả đưa ra ví dụ:

p: Chiếc xe này rẻ

q: Chiếc xe này mới chạy được 9000 km

Ta có lập luận:

Chiếc xe này rẻ, lại mới chạy được 9000 km, mua đi

Các luận cứ cũng có thể độc lập với nhau:

p: Chiếc xe này rẻ

q: Anh vừa nhận được tiền nhuận bút

Luận cứ “nhận được tiền nhuận bút” không cùng phạm trù với những đặc tính của chiếc xe, tuy nhiên, chúng có thể đồng hướng lập luận Chúng ta có lập luận:

Trang 29

Chiếc xe này rẻ, anh lại vừa nhận được tiền nhuận bút, mua đi

 Luận cứ nghịch hướng là trường hợp một lập luận có từ hai luận cứ trở lên,

mà trong đó, một (hoặc một số) luận cứ hướng đến chấp nhận kết luận, còn một (hoặc một số) luận cứ khác thì hướng đến phía không chấp nhận kết luận Các luận

cứ đi theo hai hướng trái ngược nhau trong quan hệ đối với kết luận như vậy gọi là luận cứ nghịch hướng Ví dụ:

(12) Liên rất giỏi chuyên môn (p1), nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm (p2)

Vì vậy, cô ấy không đảm đương được công việc này (R)

Trong hai luận cứ (p1), (p2) thì luận cứ (p2) hướng tới chấp nhận kết luận, luận cứ (p1) hướng tới không chấp nhận kết luận Do đó, (p1) và (p2) nghịch hướng với nhau xét trong quan hệ với kết luận (R)

Đối với các luận cứ nghịch hướng, cần chú ý hai vấn đề:

- Vai trò quyết định của luận cứ có lực lập luận trong các luận cứ nghịch hướng với nhau

- Vai trò của các tác tử và kết tử lập luận đối với việc xác định luận cứ, kết luận Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày rõ hơn trong phần sau về tác tử và kết

tử lập luận

Trước hết, ta xét đến khái niệm “luận cứ có lực lập luận” và vai trò của nó Trong số hai (hay nhiều) luận cứ nghịch hướng nhau, luận cứ nào thuận hướng với kết luận thì là luận cứ có lực lập luận, còn gọi là luận cứ có tác dụng lập luận Trở

lại với ví dụ (12), ta thấy rằng, luận cứ (p2) “vẫn còn thiếu kinh nghiệm” là luận cứ

có lực lập luận Nhưng ví dụ trên chỉ cần thay đổi một chút là hướng của kết luận đã khác, và kéo theo đó, luận cứ có lực lập luận cũng thay đổi:

(13) Tuy Liên thiếu kinh nghiệm (p1), nhưng lại rất giỏi chuyên môn (p2) Vì vậy cô ấy có thể đảm đương được công việc này (R)

Trong ví dụ này, luận cứ có lực lập luận lại là (p2) “rất giỏi chuyên môn”

Về vị trí của luận cứ có lực lập luận, theo Đỗ Hữu Châu nhận xét, luận cứ có hiệu quả lập luận mạnh hơn thường được đặt ở sau luận cứ có hiệu lực lập luận yếu hơn Ta có thể thấy điểm này qua việc so sánh hai lập luận (12) và (13)

Trang 30

(12) Liên rất giỏi chuyên môn (p1), nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm (p2) Vì vậy, cô ấy không đảm đương được công việc này (R)

(13) Tuy Liên thiếu kinh nghiệm (p1), nhưng lại rất giỏi chuyên môn (p2) Vì vậy cô ấy có thể đảm đương được công việc này (R)

Hai lập luận trên đều sử dụng hai luận cứ như nhau là “giỏi chuyên môn” và

“thiếu kinh nghiệm”, nhưng vì vị trí trước sau khác nhau nên dẫn đến kết luận khác nhau Như vậy vị trí của luận cứ cũng là chỉ dẫn lập luận

Đỗ Hữu Châu [6, tr.179] đã đưa ra hai sơ đồ biểu diễn hai đặc tính: có hiệu lực lập luận và đặc tính hướng về lập luận của luận cứ như sau:

Đặc tính hiệu lực lập luận:

r

q

p (Trong đó: p, q là hai luận cứ r là kết luận Đọc: q có hiệu lực lập luận mạnh hơn p đối với kết luận r)

ta được mô hình “hình vuông lập luận” có luận cứ và kết luận ở 4 “góc” như sau: Liên thiếu kinh nghiệm Không thể đảm đương được công việc (r)

NHƯNG

Liên rất giỏi chuyên môn Liên có thể đảm đương được công việc (R)

Trang 31

Mũi tên liền là chỉ quan hệ trực tiếp giữa luận cứ và kết luận trong lập luận Mũi tên gạch đứt chỉ sự chuyển hướng lập luận với sự trợ giúp của kết tử lập luận

“nhưng” Như vậy, ví dụ trên có mô hình “hình vuông lập luận” thiếu một “góc” là

vị trí của kết luận vắng mặt (r) Mô hình này chúng tôi sẽ quay lại phân tích kĩ hơn

ở chương 2

 Quan hệ giữa các tiền đề (luận cứ) với nhau và giữa tiền đề (luận cứ) với

kết luận trong tam đoạn luận:

Tam đoạn luận là hình thức tiêu biểu của lập luận, nhất là lập luận khoa học Quan hệ trong tam đoạn luận cũng là loại quan hệ đặc biệt, không giống như quan

hệ đồng hướng hay nghịch hướng trong các loại lập luận khác Trong lập luận tam đoạn luận, có hai mệnh đề làm luận cứ là đại tiền đề và tiểu tiền đề, và một mệnh đề làm kết luận

Đại tiền đề (còn gọi là tiền đề lớn) nêu cái chung, khái quát mọi trường hợp (hoặc khái quát đại đa số trường hợp trong lập luận đời thường) Tiểu tiền đề (còn gọi là tiền đề nhỏ) nêu cái riêng, cái bộ phận so với cái chung nêu ở đại tiền đề Kết luận trong tam đoạn luận có quan hệ đến cái riêng, cái bộ phận nêu ở tiểu tiền đề Vì vậy, quan hệ giữa hai tiền đề và giữa tiền đề với kết luận trong tam đoạn luận rất chặt chẽ

Tam đoạn luận thường có trật tự “chuẩn” là Đại tiền đề - Tiểu tiền đề - Kết luận Tuy nhiên trong thực tế sử dụng, dù trật tự giữa ba thành phần này có sự thay đổi thì điều đó cũng không làm ảnh hưởng đến bản chất suy lý của tam đoạn luận,

đó là đi từ cái chung đến kết luận về cái riêng Tức là dù tam đoạn luận được trình bày theo trật tự nào thì nó vẫn là suy lý diễn dịch

Một ví dụ kinh điển về tam đoạn luận:

Đại tiền đề: Mọi người đều phải chết

Tiểu tiền đề: Socrate là người

Kết luận: Socrate phải chết."

Có thể thay đổi vị trí của các thành phần trong lập luận này theo nhiều cách:

Trang 32

Cách 1: Tiểu tiền đề: Socrate là người

Đại tiền đề: Mọi người đều phải chết

Kết luận: Socrate phải chết

Cách 2: Kết luận: Socrate phải chết

Tiểu tiền đề: (Vì) Socrate là người

Đại tiền đề: (Mà) Mọi người đều phải chết

Ta thấy rằng, dù trật tự vị trí của các tiền đề và kết luận trong tam đoạn luận thay đổi nhưng bản chất của lập luận tam đoạn luận vẫn giữ nguyên

 Phân biệt quan hệ lập luận với quan hệ nguyên nhân:

Có thể nhận thấy, một số lập luận giống với mệnh đề chỉ nguyên nhân – kết quả Quan hệ lập luận cũng có bề ngoài giống với quan hệ nguyên nhân Một số kết tử dùng trong lập luận cũng giống với quan hệ từ trong mệnh đề nguyên nhân Tuy nhiên, Diệp Quang Ban [2] cho rằng, quan hệ lập luận và quan hệ nguyên nhân là hai kiểu quan hệ khác nhau Ông đưa ra các lý do như sau:

- Nhìn khái quát, quan hệ lập luận diễn ra trong quá trình suy nghĩ, quan hệ nguyên nhân diễn ra giữa các sự việc Cho nên những câu (mệnh đề) nêu những sự việc giống nhau có thể có quan hệ lập luận hoặc quan hệ nguyên nhân với nhau, tùy theo cách sử dụng Ví dụ:

Trời mưa to dài ngày như thế, làm sao tránh được lụt

Trường hợp 1: Nếu đã có “mưa” và đang có “lụt” thì “mưa to và dài ngày” chỉ nguyên nhân, “lụt” chỉ hệ quả => Câu có quan hệ nguyên nhân

Trường hợp 2: Nếu đã có “mưa” nhưng chưa có “lụt”, “lụt” chỉ là điều dự đoán sẽ đến trong nay mai, lúc này câu có quan hệ lập luận: “mưa to và dài ngày” là luận cứ, “lụt” là kết luận Lập luận này sẽ “đúng” nếu trong mấy ngày sau có lụt, và

nó là “sai” nếu trong mấy ngày sau đó lụt không xảy ra

- Quan hệ lập luận là quan hệ giữa các luận cứ với nhau hay giữa luận cứ với kết luận Quan hệ này tuân theo các quy tắc suy lý như diễn dịch, quy nạp, những luật như luật đồng nhất, luận không mâu thuẫn… Một lập luận sai có thể sai ở luận

cứ, ở kết luận, ở quan hệ lập luận

Trang 33

Quan hệ nguyên nhân là quan hệ giữa hai loại sự việc thỏa mãn 4 điều kiện:

+ Tính ưu tiên về thời gian: Chẳng hạn E1 là sự kiện nguyên nhân, E2 là sự kiện hệ quả, thì: E1 phải xảy ra trước E2

+ Tính còn hiệu lực: E1 phải còn hiệu lực cho đến khi E2 xuất hiện

+ Tính cần: E1 phải là cần có để cho E2 xuất hiện (tức là E2 không thể xuất hiệ một cách bình thường nếu không có E1)

+ Tính đủ: Hoàn cảnh xung quanh cho thấy rằng E1 là đủ để E2 xuất hiện Trước một sự việc là hệ quả, có thể xác định nguyên nhân, các nguyên nhân xác định được là đúng hay không đúng có thể thẩm định theo 4 điều kiện đã nêu

Để tìm nguyên nhân của một sự việc, người ta có thể dùng suy lý lập luận và thẩm tra tính đúng của suy lý bằng hiện thực

Ở đây, chúng tôi theo quan điểm của Diệp Quang Ban về sự phân biệt quan

hệ lập luận và quan hệ nguyên nhân Do đó, những mệnh đề giống lập luận nhưng thực chất lại là mệnh đề nguyên nhân không nằm trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của luận văn này

1.2.3 Tính phức hợp của tổ chức lập luận

Theo tính phức hợp của tổ chức lập luận, Đỗ Hữu Châu [6] chia thành hai

loại là lập luận đơn và lập luận phức hợp Theo đó, lập luận đơn là lập luận chỉ có

một kết luận, các thành phần còn lại đều là luận cứ Còn lập luận phức hợp thường

gặp hơn, có hai dạng chính, bao gồm:

Trang 34

Trong mô hình này, R là kết luận chung, r1, r2, r3… là những kết luận bộ phận Mô hình thứ nhất có nghĩa là từ luận cứ p1, q1 ta có kết luận r1; r1 đóng vai trò luận cứ để có kết luận r2; r2 đóng vai trò luận cứ để có kết luận r3, cứ thế tiếp tục cho đến khi ta có kết luận chung, tổng thể R Mô hình thứ hai là mô hình bao gồm nhiều lập luận bộ phận, kết luận của mỗi lập luận bộ phận đó lại là luận cứ của kết luận chung R

Diệp Quang Ban [2] cũng căn cứ trên cơ sở sự khác nhau về độ phức tạp của lập luận để phân chia lập luận thành hai kiểu mà ông gọi là “hai kiểu lập luận khái quát thường gặp”, đó là lập luận giản đơn và lập luận phức tạp Về lập luận giản đơn, Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu [6] đều nhất trí ở điểm, đó là kiểu lập luận

có một kết luận Ngoài ra, Diệp Quang Ban có phân biệt cụ thể và mở rộng khái

niệm lập luận giản đơn “là lập luận trong đó chỉ có một luận cứ hay có một số luận

cứ đồng hạng với nhau (không phân biệt lớn hay nhỏ), và một kết luận”

Cũng theo tác giả này thì trong lập luận giản đơn cũng gặp trường hợp kết luận trái với luận cứ Đó là trường hợp lập luận có mô hình “hình vuông lập luận” như đã trình bày ở trên Mô hình này thực chất có hai kết luận, nhưng thường chỉ có một luận cứ và một kết luận xuất hiện trên bề mặt lập luận, còn một luận cứ và một kết luận khác hàm ẩn Và tác giả vẫn coi kiểu lập luận có mô hình “hình vuông lập luận” là kiểu tiêu biểu đối với loại lập luận giản đơn, “tiêu biểu cho thực chất „kép‟

mà thể hiện đơn nhất của nó”

Lập luận phức tạp theo Diệp Quang Ban là lập luận trong đó có hai luận cứ không ngang nhau về tính khái quát: một luận cứ chỉ cái chung làm tiền đề lớn (đại tiền đề), một luận cứ chỉ cái riêng làm tiền đề nhỏ (tiểu tiền đề) và một kết luận (về cái riêng) Lập luận phức tạp chỉ có một loại lập luận duy nhất, đó chính là loại lập

luận “tam đoạn luận” đã được trình bày ở trên

Tóm lại, Diệp Quang Ban và Đỗ Hữu Châu đều có đồng quan điểm về sự phân chia lập luận theo độ phức tạp, đều đưa đến kết quả phân chia là hai kiểu lập luận đơn (giản đơn) và phức hợp (phức tạp) Tuy nhiên, trong khi Đỗ Hữu Châu cho rằng lập luận phức hợp có từ hai kết luận trở lên và thường có hai dạng chính (sơ đồ

Trang 35

phía trên) thì Diệp Quang Ban lại quan niệm lập luận phức hợp chỉ có một loại là tam đoạn luận và quan hệ lập luận trong lập luận phức hợp là quan hệ giữa hai luận

cứ không ngang nhau về tính khái quát

Ở đây, chúng tôi sử dụng mô hình biểu diễn lập luận của Đỗ Hữu Châu trong phân tích lập luận ở chương 2

1.2.4 Lẽ thường - cơ sở của lập luận

Khác với lập luận logic có cơ sở là các tiền đề logic và thao tác logic, lập luận đời thường có cở sở là các lẽ thường

Lẽ thường là những chân lý thông thường có tính kinh nghiệm, không có tính tất yếu, bắt buộc như các tiên đề logic Có những lẽ thường phổ quát, chung cho toàn nhân loại hay một số dân tộc có cùng một nền văn hóa Ví dụ như đối với các nước theo Thiên chúa giáo, trong dịp lễ Noel nhiều cửa hàng, trường học, cơ quan đóng cửa nghỉ lễ Khi đó, trường hợp sau đây hoàn toàn có thể coi là lẽ thường và hợp lý:

A: Sao hôm nay nhà hàng này đóng cửa sớm thế?

B: Anh biết đấy, đêm nay là đêm Noel mà

Bên cạnh đó, cũng có những lẽ thường riêng cho một quốc gia, thậm chí một địa phương trong một quốc gia Ví dụ người Việt Nam kiêng ăn mực vào đầu tháng, đầu năm vì cho là ăn mực sẽ mang lại đen đủi Do đó, khi ở Việt Nam, người ta hoàn toàn có thể có cơ sở để lập luận: “Mới đầu tháng mà nhà nó đã ăn mực.” Nhưng khi sang các nước khác thì điều này sẽ hoàn toàn trở nên vô lý

Theo Oswald Ducrot, lẽ thường có những tính chất như sau: khái quát, chung

và có thang độ (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [6, tr 194])

- Tính khái quát của lẽ thường thể hiện ở chỗ mỗi lẽ thường là cơ sở để xây dựng nên những lẽ thường riêng, những lập luận cụ thể về những sự vật, người, sự kiện cụ thể Đối với lập luận:

Bây giờ là tám giờ

lẽ thường khái quát là: “càng có thì giờ thì chúng ta càng không phải vội vã” và ngược lại, “càng không có thì giờ thì càng phải vội vã” Từ kẽ thường này chúng ta

Trang 36

có thể giục giã nhau (hoặc khuyên nhau không cần vội vàng) trong những trường hợp cụ thể

- Lẽ thường có tính chung có nghĩa là lẽ thường đó được mọi người công nhận Mọi người ở đây không nhất thiết là toàn nhân loại hoặc toàn thể nhân dân một nước, toàn thể thành viên của một dân tộc Chung ở đây chỉ có nghĩa là được một cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận, cộng đồng này có thể lớn bé khác nhau

- Đặc tính có thang độ được Ducrot cho là đặc tính quan trọng nhất của các

lẽ thường Có thể biểu diễn tính chất có thang độ của lẽ thường: “Càng có thì giờ thì chúng ta càng không phải vội vã” như sau:

Thang độ của lẽ thường: “Càng không có thì giờ thì chúng ta càng phải vội vã” được biểu diễn như sau:

Trang 37

1.2.5 Sự xuất hiện của lập luận trong loại hình diễn ngôn

Diễn ngôn có nhiều hình thức khác nhau Đỗ Hữu Châu [6, tr 156] nêu khái niệm về 3 loại hình diễn ngôn: diễn ngôn độc thoại (monologic), diễn ngôn đơn thoại (monologal) và diễn ngôn song thoại (dialogal) Theo đó:

- Diễn ngôn độc thoại tức diễn ngôn do một người nói ra (hoặc viết ra) người tiếp nhận không được đáp lại

- Diễn ngôn đơn thoại do một người nói ra (hoặc viết ra) trong một cuộc hội thoại, người tiếp nhận có thể đáp lại

- Diễn ngôn song thoại tức diễn ngôn của những người đối thoại nói qua lại với nhau trong một cuộc hội thoại

Lập luận có thể xuất hiện trong cả ba loại hình diễn ngôn độc thoại, đơn thoại

và song thoại Trong diễn ngôn song thoại, biểu hiện của lập luận thường tồn tại dưới hai dạng Dạng thứ nhất là những cuộc hội thoại tranh luận ý kiến giữa SP1 và SP2, trong đó SP1 và SP2 đưa ra những luận cứ dẫn tới những kết luận khác nhau nhằm

giành phần thắng cho mình Trong tác phẩm “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng có cuộc

đối thoại giữa nhân vật Tú Anh và vợ chưa cưới, đây là một ví dụ về cuộc hội thoại tranh luận ý kiến (SP1 là nhân vật vợ chưa cưới, SP2 là nhân vật Tú Anh):

SP1: Nếu việc đôi ta được thì hay lắm Tôi không hề dám nghĩ đến thế đấy

SP2: Chắc hẳn là duyên trời…

SP1: Tôi chỉ còn hơi bất mãn là việc chúng ta lại do cụ Nghị chứ không phải

do anh mà nên Như vậy chúng ta lấy nhau không phải vì ái tình mà là vì bổn phận…

SP2: Thì cũng phải do ý muốn của tôi thì mới xong chứ?

SP1: Người ta đồn cụ Nghị phải ép anh, anh mới nghe Tôi cứ phải nghĩ đến

điều ấy thì tôi bực lắm

SP2: Nếu tôi yêu cô thì cô biết à? Một người như tôi có yêu ai thì yêu cho kín

đáo chứ?

Trang 38

SP1: Tôi muốn rõ điều ấy lắm mà không biết được! Tôi muốn lấy chồng vì

tình ái, chứ không muốn lấy chồng vì bổn phận! Tôi muốn rằng anh lấy tôi thì ít cũng phải vì… yêu

SP2: Nói dở lắm, không yêu thì ai lại lấy

(Giông tố - Vũ Trọng Phụng)

Dạng thứ hai là những phát ngôn trong hội thoại tuy cũng do hai người hoặc nhiều người nói ra nhưng tất cả các ý kiến (luận cứ) đều hướng tới cùng một kết luận Ví dụ:

SP1: Mọi người thấy thuê phòng này được không? Tớ thấy cũng rộng rãi

SP2: Ừ, được đấy Chỗ này gần trường mình, đi học cho tiện

SP3: Nghe nói ở đây an ninh cũng tốt

SP4: Mà quan trọng nhất là giá thuê chỗ này cũng hợp lý

SP1: Thế quyết định thuê căn phòng này nhé!

Ở đoạn hội thoại này, 4 người nêu ra 4 loạt luận cứ và tất cả đều dẫn đến kết luận “quyết định thuê căn phòng (được đề cập đến trong đoạn hội thoại)”

Theo Đỗ Hữu Châu [6, tr 157], những cuộc hội thoại trong đó các nhân vật cùng hỗ trợ nhau dẫn tới cùng một kết luận được gọi là những cuộc hội thoại đồng hướng Bên cạnh đó, có những cuộc tranh luận mà các nhân vật đưa ra những lập luận dẫn tới những kết luận ngược nhau, đó là những lập luận nghịch hướng nhau Mỗi lập luận nghịch hướng là một phản lập luận đối với nhau

Diễn ngôn độc thoại hay song thoại không phải chỉ có một lập luận mà thường là sự phối hợp của một số lập luận (và phản lập luận), các lập luận đó diễn tiến để dẫn đến kết luận cuối cùng, đích của toàn bộ diễn ngôn

Lập luận thường vận động trong diễn ngôn Biểu hiện của sự vận động này là trong diễn ngôn có các lập luận bộ phận, các lập luận này liên kết với nhau, lập luận trước dẫn đến lập luận sau, tất cả tạo nên một vận động đi tới kết luận cuối cùng Nhất là trong diễn ngôn hội thoại, sự vận động của lập luận rất rõ ràng và có vai trò quan trọng, lập luận có vận động thì cuộc hội thoại mới không giẫm chân tại chỗ, mới có tính năng động Ví dụ:

Trang 39

“Để Xuân cứ ngồi ngáp dài, Văn Minh còn cãi nhau với ông nhà báo đã VM1: Thưa ông, nếu ông tăng tiền quảng cáo thì quá lắm

NB1: Thưa bà, ấy là bà nhầm Báo của tôi mỗi ngày một tăng độc giả, cái

danh giá của chúng tôi mỗi ngày bị bọn bảo thủ làm cho tiêu đi mất một tị, thế là chỉ lợi cho bà Vả lại số người theo mới cứ tăng…

VM 2: Thưa ông, đó là sự tự nhiên, mà có lợi thì lợi cho các ông chứ cho gì

riêng tôi mà ông lại

NB 2: Không! Lợi nhất cho bà và những ai cùng nghề với bà!

VM 3: Ông hô hào đổi mới, người ta theo mới thì lợi cho các ông đã chứ?

NB 3: Không, lợi nhất cho bà, tôi đã nói thế

VM 4: Ông tưởng thế, chứ báo của ông đã có ảnh hưởng gì? Chắc đâu

Nhà viết báo đến đây, sùi bọt mép ra vì tức giận:

NB 4: Không có ảnh hưởng, bà bảo? Thế bà xem xã hội bây giờ tiến hoá đến

đâu? Bà có đọc báo hàng ngày đó không? Bao nhiêu vụ ly dị! Bao nhiêu cuộc ngoại tình? Con gái theo giai đùng đùng đàn ông chê vợ hàng lũ, lại vừa có cả một ông huyện treo ấn từ quan để theo một cô gái tân thời, như thế, tôi tưởng là báo chúng tôi có ảnh hưởng quá nữa! Ngày nào cũng có một tiệm khiêu vũ mới mở

Đến đây thì bà Phó Đoan vừa lúc bước vào Xuân Tóc Đỏ cũng đứng lên Văn Minh cũng mặc ông nhà báo đứng đấy với mọi cái ảnh hưởng của tờ báo.”

(Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)

Trong cuộc đối thoại này, lời thoại của nhân vật bà Văn Minh được kí hiệu là

VM 1, VM 2, VM 3, VM 4; lời thoại của nhân vật nhà báo được kí hiệu là NB 1,

NB 2, NB 3, NB 4 Trong đó, từ VM 1 – VM 4, từ NB 1 – NB 4 là từng đôi lời thoại lập thành từng cặp lập luận – phản lập luận Lập luận ở đây vận động liên tục, khiến cho cuộc hội thoại có thể tiếp tục duy trì và phát triển Trong tình huống ở ví

dụ trên, cuộc tranh luận rất có thể sẽ tiếp diễn nếu không có yếu tố ngoại cảnh xen vào (việc bà Phó Đoan bước vào)

Thông thường, lập luận sẽ liên tục vận động và cuộc thoại tiếp diễn cho đến khi

cả hai bên đi đến cùng một kết luận cuối cùng, hoặc một bên không tiếp tục duy trì cuộc hội thoại, hoặc có yếu tố ngoại cảnh tác động xen vào chấm dứt cuộc hội thoại

Trang 40

1.3 Tiểu kết

Như vậy, trong chương thứ nhất, chúng tôi đã trình bày những vấn đề lý thuyết về diễn ngôn và lập luận Những lý thuyết này đã và đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và phát triển, tuy nhiên ở đây, chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận văn Những trình bày ở trên cũng mới chỉ mang tính chất như sự tổng kết các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, trên cơ sở tham khảo tài liệu và sự tiếp thu kiến thức của bản thân người nghiên cứu Các lý thuyết đã nêu sẽ được vận dụng để phân tích lập luận trong chương 2 và chương 3 của luận văn này

Ngày đăng: 02/11/2016, 10:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. G. Brown & G. Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn
Tác giả: G. Brown & G. Yule
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
2. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
3. Diệp Quang Ban (2013), Ngôn ngữ và Quyền lực, Kỉ yếu Hội thảo Ngôn ngữ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và Quyền lực
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 2013
4. Thái Duy Bảo, Đinh Kiều Châu (2012), Diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội nguồn (Nghiên cứu trường hợp ở lớp học tiếng Việt tại Đại học Quốc gia Australia), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn số 28, tr.1 - 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diễn ngôn và quyền lực của sinh viên cội nguồn (Nghiên cứu trường hợp ở lớp học tiếng Việt tại Đại học Quốc gia Australia)
Tác giả: Thái Duy Bảo, Đinh Kiều Châu
Năm: 2012
5. Đặng Văn Bẩy (2001), Bước đầu tìm hiểu câu phức biểu hiện lập luận trong văn chính luận của Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu câu phức biểu hiện lập luận trong văn chính luận của Hồ Chí Minh
Tác giả: Đặng Văn Bẩy
Năm: 2001
6. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2 – Ngữ dụng học (tái bản lần thứ ba), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2 – Ngữ dụng học (tái bản lần thứ ba)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
7. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học, Tập 1
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Lý thuyết lập luận, Tạp chí Ngôn ngữ, số 5, tr. 33 - 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết lập luận
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1998
9. Hữu Đạt (2000), Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
10. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại)
Tác giả: Đinh Văn Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
11. Nguyễn Thiện Giáp (2007), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
12. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn – Một số vấn đề lí luận và phương pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn – Một số vấn đề lí luận và phương pháp
Tác giả: Nguyễn Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2008
13. Phạm Thị Thanh Huyền (2008), Các lối diễn đạt thế đối lập trong tiếng Pháp (trên cơ sở đối chiếu với tiếng Việt), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các lối diễn đạt thế đối lập trong tiếng Pháp (trên cơ sở đối chiếu với tiếng Việt)
Tác giả: Phạm Thị Thanh Huyền
Năm: 2008
14. Nguyễn Thị Hương (2011), Kiểu lập luận trong diễn ngôn nghị luận báo chí tiếng Anh và tiếng Việt - Ứng dụng trong dịch thuật, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr. 48 - 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểu lập luận trong diễn ngôn nghị luận báo chí tiếng Anh và tiếng Việt - Ứng dụng trong dịch thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2011
15. Nguyễn Thị Ly Kha (2007), Từ xưng hô thuộc hệ thống nào?, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ xưng hô thuộc hệ thống nào
Tác giả: Nguyễn Thị Ly Kha
Năm: 2007
16. Trần Thị Thùy Linh (2011), Mô hình lập luận ưa dùng trong các diễn ngôn quảng cáo, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 8 – 2011, tr. 7 - 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình lập luận ưa dùng trong các diễn ngôn quảng cáo
Tác giả: Trần Thị Thùy Linh
Năm: 2011
17. Đặng Chinh Ngọc (2010), Phân tích diễn ngôn xã luận (trên tư liệu báo Nhân dân năm 2009), Khóa luận tốt nghiệp Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích diễn ngôn xã luận (trên tư liệu báo Nhân dân năm 2009)
Tác giả: Đặng Chinh Ngọc
Năm: 2010
18. David Nunan (1998), Nhập môn phân tích diễn ngôn, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích diễn ngôn
Tác giả: David Nunan
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
19. Nguyễn Thị Trung Thành (2007), Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô
Tác giả: Nguyễn Thị Trung Thành
Năm: 2007
20. Đinh Thị Thanh Thảo (2009), Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng: Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ngôn ngữ quan hệ công chúng: Bước đầu nhận xét ngôn ngữ các bài diễn văn ngắn (trên tư liệu các lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Tác giả: Đinh Thị Thanh Thảo
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w