Những vẫn đề còn tồn tại của hệ thống ngân hàng trong năm 2013, hoạt động ngân hàng trong quí I năm 2014, giải pháp và dự báo cho cả năm 2014
[Type text] 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Đề tài Đánh giá hoạt động ngân hàng quý I/2014 Nhóm sinh viên thực hiện: Lê Kim Oanh Lê Thuỳ Nhung Đỗ Khánh Linh Nguyễn Thị Ngân Lớp: NHTMH Khóa: 14 Khoa: Ngân hàng SĐT: Email: [Type text] Mục lục: 2 [Type text] Lý do chọn đề tài: Thứ nhất, về mặt lý luận: Việc theo dõi tình hình hoạt động ngân hàng là rất cần thiết và cần theo dõi thường xuyên để kịp thời nhận ra sự thay đổi trong ngân hàng theo diễn biến tốt hay xấu để NHNN cũng như chính mỗi ngân hàng có những biện pháp thay đổi kịp thời. Ngoài ra, nếu biết được tình hình hoạt động thì có thể nắm bắt được xu hướng của nền kinh tế và dự đoán được diễn biến về các chỉ số kinh tế và hoạt động ngân hàng trong tương lai gần. Thứ hai, về mặt thực tiễn: Sau 2 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và 2011,nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo và đặc biệt là hệ thống ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn. Từ năm 2009, khó khăn bắt đầu xảy ra trên toàn thế giới nhưng sự ảnh hưởng tại Việt Nam chưa nhiều và không trực tiếp. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mức độ hội nhập khi đó chưa cao. Quan trọng hơn, các ngân hàng lúc ấy mới bước vào giai đoạn tăng trưởng "nóng". 2009 là thời điểm cực "thịnh" của ngân hàng. Tuy nhiên, đến nay khi thế giới đi qua khủng hoảng được 5 năm thì hệ thống ngân hàng Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn và có thể nói là gần chạm đáy. Khó khăn thực ra đã bắt đầu lộ dần từ năm 2010, 2011, ngân hàng vẫn tăng trưởng "nóng" nhưng nhiều vấn đề khác đã xấu đi, nợ dưới chuẩn cũng tăng lên, tỷ lệ nợ xấu tăng. Đặc biệt gần đây, trong hệ thống ngân hàng xảy ra khá nhiều vụ lừa đảo ngân hàng mà người thực hiện hành vi này lại chính là những nhân viên, cán bộ ngân hàng. Điều này cho thấy sự đi xuống về công tác quản lý rủi ro đạo đức trong hệ thống ngân hàng. Nhận thấy những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống ngân hàng những năm gần đây, nhóm đã lựa chọn tìm hiểu về tình hình hoạt động ngân hàng trong quý I năm 2014 để thấy được những gì hệ thống ngân hàng đã làm được và chưa làm được để ổn định hoạt động ngân hàng cũng như ổn định nền kinh tế. Từ đó, nhóm nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cũng như dự báo gần cho hệ thống ngân hàng. 3 [Type text] Đặt vấn đề: Vấn đề cần nghiên cứu: Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng quý I năm 2014. Mục đích nghiên cứu: • Đưa ra những số liệu chính xác về các hoạt động của ngân hàng trong 3 tháng đầu năm 2014 để so sánh với năm 2013, từ đó nhóm đánh giá kết quả hệ thống ngân hàng đã đạt được. • Đưa ra những diễn biến tình hình hoạt động ngân hàng quý I/ 2014 để thấy được sự thay đổi ngay trong quý, từ đó nhóm đánh giá những thay đổi đó theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực để có các giải pháp phù hợp. • Từ đó, Nhóm nghiên cứu và nêu ra dự báo về tình hình hoạt động ngân hàng trong các quý tiếp theo sẽ diễn ra theo chiều hướng nào. I. Khái quát hoạt động ngân hàng năm 2013 4 [Type text] Năm 2013 là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của hệ thống ngân hàng bởi những bất ổn nội tại của ngành và nền kinh tế cùng với những tàn dư tích tụ của những năm trước đây. Tuy nhiên, đây cũng là năm ngành ngân hàng có nhiều biến đổi tích cực trong cơ chế quản lý, điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. 1. Thực trạng hoạt động ngân hàng năm 2013 Lãi suất Lãi suất được điều chỉnh giảm: lãi suất điều hành giảm 2%, lãi suất huy động bằng VNĐ giảm 2-3%/năm, đồng thời mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm 3-4%/năm. Tình hình lãi suất năm 2013 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Dù lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lượng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tiếp tục tăng bởi đây vẫn được coi là kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Đến cuối năm 2013, lượng tiền gửi bằng VNĐ tăng 15,61% so với cuối năm 2012. Lãi suất cho vay điều chỉnh giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản suất kinh doanh. Tuy nhiên, quy trình tín dụng được thắt chặt đảm bảo vốn vay được sử dụng hiệu quả, giảm nợ xấu cho ngân hàng. Tỷ giá Thị trường ngoại hối năm 2013 khá ổn định, tỷ giá chỉ tăng 1,3% theo cam kết của NHNN ổn định tỷ giá USD/VND tăng không quá 2-3%. Trước những biến động của thị 5 [Type text] trường, NHNN đã thực hiện mua bán ngoại tệ, can thiệp và điều tiết nhằm ổn định thị trường. Nhờ tỷ giá ổn định, NHNN đã mua vào số lượng lớn ngoại tệ khiến dự trữ ngoại hối năm 2013 là khoảng 30 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2012. Bình ổn thị trường vàng Chủ trương bóc tách vàng ra khỏi hệ thống ngân hàng được đưa ra vào năm 2011, tuy nhiên bị trì hoãn tới năm 2012 và phải đến tháng 6/2013, các tổ chức tín dụng mới hoàn thành việc tất toán trạng thái vàng. Trong năm NHNN đã tổ chức 76 phiên đấu thầu vàng miếng với khoảng 69 tấn vàng được bán ra thành công. Từ động thái quyết liệt này, giá vàng trong nước cuối năm chỉ còn 35 triệu đồng/lượng, giảm 11 triệu đồng/lượng so với cuối năm 2012. Tuy giá vàng trong nước vẫn cao hơn so với thế giới nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng đây vẫn là một thành công khá lớn của NHNN trong bình ổn thị trường này, bởi thị trường vàng đã dần ổn định, đẩy lùi tình trạng vàng hoá và người dân không phải chen lấn khi đi mua vàng như trước đây. Xử lý nợ xấu Năm 2013 nổi bật với sự ra đời của Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), chính thức hoạt động vào 1/10 với việc mua nợ xấu của Agribank. Chỉ sau 3 tháng triển khai, VAMC đã mua được 36.00 tỷ đồng nợ xấu của gần 30 tổ chức tín dụng. Nhờ vậy, tỷ lệ nợ xấu đã giảm mạnh từ 8,86% tổng dư nợ cuối năm 2012 xuống 4,73% vào tháng 10 và 4,55% ở tháng 11. Sự ra đời của VAMC từng là chủ đề nóng với nhiều tranh cãi trái chiều của cả chuyên gia và người dân, tuy vậy cho đến nay có thể thấy được nét tích cực mà công ty này mang lại trong bước đầu xử lý nợ xấu và tạo lòng tin cho nhân dân. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Năm 2013 là năm thứ hai hệ thống ngân hàng thực hiện tái cơ cấu. Trong năm, 9 ngân hàng yếu kém đã có phương án xử lý, đồng thời NHNN xác định thêm 8 tổ chức tín dụng xếp loại thấp để tiếp tục thực hiện tái cơ cấu vào năm sau. 6 [Type text] Trong năm có 2 thương vụ sáp nhập lớn là việc Western Bank sáp nhập với PVFC thành PVcomBank và HDBank mua công ty tài chính SGVF của Pháp và sáp nhập DaiABank vào HDBank Sau 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trật tự và kỷ cương hệ thống đã được củng cố, tạo ra làn sóng chủ động sáp nhập hình thành nên những tổ chức tín dụng lớn mạnh, hoạt động hiệu quả. 2. Những vấn đề còn tồn tại Tổng cầu giảm Tăng trưởng tín dụng năm 2013 tuy tăng đều qua các tháng nhưng thực tế các ngân hàng lớn có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hẳn so với các ngân hàng nhỏ, kéo theo sự tăng lên của mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ vốn thấp nên dù lãi suất cho vay hiện nay đã giảm nhiều nhưng dòng vốn vẫn chưa thể luân chuyển thông suốt. Nguyên nhân là kinh tế khó khăn, nợ xấu còn tồn đọng nên các ngân hàng vẫn còn dè chừng trong việc cho vay. Bên cạnh đó, các DN gặp nhiều khó khăn nên nhu cầu vay vốn cũng giảm đi. Bởi vậy, dù lãi suất đã nhiều lần giảm nhưng việc mở rộng tín dụng cùng với nâng cao chất lượng khoản vay vẫn rất khó khăn để thực hiện. Thất bại của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2013, các ngân hàng thương mại mới chỉ giải ngân 758,7 tỷ đồng, tương ứng với 2,5% giá trị gói hỗ trợ. Trước đó, gói này được kì vọng sẽ giải ngân khoảng 15.000-17.000 tỷ đồng trong năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đồng thời hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, với tiến độ giải ngân 2,5% sau hơn nửa năm triển khai, có thể thấy sự thất bại của gói hỗ trợ này. Nhà ở cho người thu nhập thấp nhưng lãi suất cao, thủ tục rắc rối khiến người dân e ngại trong việc xin vay. Bên cạnh đó, sự phối hợp không đồng bộ giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng cùng những quy đinh khắt khe trong cho vay làm cho gói này giải ngân một cách ì ạch và bế tắc. Hi vọng về sự thành công của gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng trong năm 2014 là rất ít nếu như không có sự nới lỏng điều kiện vay và sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan. 7 [Type text] Gian lận và rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngân hàng. Năm 2013 là một năm đáng báo động về rủi ro đạo đức đối với cán bộ ngân hàng, khi mà hàng loạt các vụ nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tài sản bị phanh phui và đưa ra pháp luật. Điển hình là vụ tham nhũng tại công ty cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) làm thất thoát gần 532 tỷ đồng, được xét xử với 2 án tử hình. Gây chấn động dư luận là vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng, Huỳnh Thị Huyền Như và 22 đồng phạm chiếm đoạt tài sản lên tới 4.000 tỷ đồng. Hay vụ bầu Kiên và 6 đồng phạm gây thiệt hại 1.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan điều tra Bộ công an cũng đã bắt giữ hàng loạt các cán bộ ngân hàng vì chiếm đoạt tài sản, lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm đối với lãnh đạo chi nhánh của các ngân hàng Agribank, ABBank, VDB, LienVietPostBank, Vietcombank, Sacombank… vì liên quan đến công ty Phương Nam, hay một loạt cán bộ của Agribank vì làm giả hồ sơ, làm chứng từ khống chiếm đoạt tài sản… Từ đây có thể thấy rằng vấn đề đạo đức nghề nghiệp đang ngay càng trở nên nhức nhối trong nội bộ ngân hàng, khi mà chính lãnh đạo và cán bộ ngân hàng câu kết với nhau để tham ô, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và khách hàng, gây mất uy tín và ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thống. Tín nhiệm của nhân dân đối với nhà quản lý Ngày 11/6/2013, lần đầu tiên Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Với 209 phiếu “tín nhiệm thấp”, 194 phiếu “tín nhiệm” và 88 phiếu “tín nhiệm cao”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là người có nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” nhất trong số 47 chức danh được lấy phiếu. Kết quả này phần nào cho thấy sự thiếu tin tưởng của các đại biểu Quốc hội, đại diện cho nhân dân cả nước, vào sự điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. 8 [Type text] Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn đánh giá cao những chính sách điều hành của Thống đốc Nguyễn Văn Bình và NHNN trong năm 2013. Trong 2 năm đảm nhiệm chức vụ Thống đốc, các chính sách của ông đã góp phần kiểm chế lạm phát, bình ổn tỷ quá, giảm lãi suất, ổn định thị trường vàng từ đó ổn định kinh tế vĩ mô. Dù còn có nhiều ý kiến trái chiều về kết quả của chính sách, nhưng có thể thấy việc bình ổn thị trường đã bước đầu thành công, điều mà những vị Thống đốc trước đó loay hoay mà chưa thể thực hiện được. II. Hoạt động ngân hàng quý I/2014 1. Lãi suất huy động tiền gửi và cho vay Nhìn chung, lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng trong quý I năm 2014 tương đối ổn định và có thể chia thành 2 giai đoạn mà thấy rõ sự thay đổi về mặt bằng lãi suất. Đó là giai đoạn trước thời điểm 18/03 và giai đoạn sau thời điểm 18/03/2014. Lý do là vì thời điểm này, NHNN ra quyết định điều chỉnh giảm lãi suất huy động tiền gửi bẳng VND, USD cũng như giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên. Trước ngày 18/3/2014 Lãi suất huy động tiền gửi Về lãi suất huy động tiền gửi bằng VND, trong hơn 2 tháng đầu năm, các mức lãi suất tương đối ổn định, mặt bằng các mức lãi suất huy động tiếp tục giữ ổn định trong dịp trước Tết, sau Tết tiền gửi quay trở lại hệ thống ngân hàng nên mặt bằng lãi suất huy động VND kỳ hạn ngắn (1-2 tháng) giảm 0,2-0,5%/năm. Cụ thể: Lãi suất không kì hạn và có kì hạn dưới 1 tháng: 1-1,2%/ năm Lãi suất kì hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng: 5-7%/ năm Lãi suất kì hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 6,5-7,5%/ năm Lãi suất kì hạn trên 12 tháng: 7,5-8,5%/ năm Về lãi suất huy động tiền gửi bằng USD khá ổn định, lãi suất huy động bằng USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/ năm đối với tổ chức và 1,25%/ năm đối với tiền gửi của dân cư. Lãi suất cho vay 9 [Type text] Toàn bộ hệ thống ngân hàng giữ nguyên mứclãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của các TCTD đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND và USD của tổ chức, cá nhân tại TCTD; tiếp tục yêu cầu các TCTD giảm lãi suất cho vay (kể cả các khoản cho vay cũ) về mức dưới 13%/năm; điều chỉnh giảm 1%/năm mức lãi suất của NHTM Nhà nước áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở từ mức 6%/năm của năm 2013 xuống 5%/năm Về lãi suất cho vay bằng VND: tương đối ổn định.Lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức thấp 7-9%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9-11,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn; 11,5- 13%/năm đối với cho vay trung và dài hạn; trong đó, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các NHTM cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm. Về lãi suất cho vay USD: phổ biến 4-7%/năm; trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 4-6%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 6-7%/năm Bảng : Lãi suất cho vay phổ biến của TCTD đối với khách hàng cụ thể như sau: Đơn vị: %/năm Nhóm NHTM Đối tượng Ngắn hạn Trung, dài hạn NHTM Nhà nước VND: - Sản xuất kinh doanh thông thường 9,0-10,5 11,5-12,8 - Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao 7,0-9,0 11,0-12,0 USD: 4,0-5,0 6,0-7,0 10 [...]... họat động của hệ thống ngân hàng trong quí I /2 014 Trong đó bài thảo luận nêu lên 1 số vấn đề còn tồn tại ở cuối năm 2 013 và tình hình hoạt động của các ngân hàng trong quí I Bên cạnh đó, bài thảo luận cũng đã phân tích, đánh giá một số giải pháp để nâng cao chất lượng hệ thống ngân hàng và dự báo tình hình họat động quí II thông qua các số liệu đưa ra của Ngân hàng Nhà nước Qua bài thảo luận, chúng... mức tháng 1, 2 với tỷ giá gdtb vào ngày 31/ 3 là 21. 096/ 21. 098 Tỷ giá trên thị trường phi chính thức có xu hướng giảm nhanh hơn tỷ giá trên thị trường chính thức Tháng 1 tỷ giá phổ biến ở mức 211 00/ 211 670, tháng 2 ở mức 211 10/ 211 70, tháng 3 ở mức 211 05/ 211 20 16 [Type text] Một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định đến sự ổn định của tỷ giá trong quý 1 là từ dự cam kết mạnh mẽ của thống đốc NHNN... suốt cả năm 2 014 theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN thông báo Đến ngày 20/2/2 014 , tín dụng toàn hệ thống các TCTD đối với nền kinh tế giảm 1, 66% so với cuối năm 2 013 , phù hợp với tính quy luật của những năm gần đây tín dụng thường giảm hoặc tăng chậm trong những tháng đầu năm (2T/2 012 giảm 1, 88%, 2T /2 013 giảm 0,23%); trong đó, tín dụng bằng VND giảm 1, 94%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 0 ,11 % ... trong quý II/2 014 để thúc đẩy khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng Huy động vốn từ nền kinh tế dự báo tiếp tục thuận lợi hơn trong thời gian tới, với mức tăng trưởng phổ biến dưới 10 % trong quý II/2 014 và 10 – 20% trong cả năm 2 014 ; trong đó, huy động vốn bằng VND tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng cao hơn rõ rệt so với huy động vốn bằng ngoại tệ 21 [Type text] Thanh khỏan ngân hàng tiếp tục...[Type text] VND: - Sản xuất kinh 9,5 -11 ,5 12 ,0 -13 ,0 8,0-9,0 11 ,0 -12 ,0 5,0-6,0 6,5-7,0 doanh thông thường NHTM cổ phần - Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao USD: Tình hình tăng trưởng tín dụng Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống cả năm 2 014 khoảng 12 -14 % và tình hình hoạt động tín dụng, khả năng tăng trưởng... dưới 10 % Chỉ có 8,9% TCTD dự báo dư nợ tín dụng của đơn vị mình không đổi hoặc giảm trong năm 2 014 Bên cạnh năng lực tài chính nội tại của các TCTD được tăng cường, các TCTD cũng nhận định mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng hiện đang ở mức bình thường và kỳ vọng có thể tiếp tục điều chỉnh giảm trong năm 2 014 so với năm 2 013 Theo đánh giá của các TCTD, trong số các nhóm khách hàng của hệ thống ngân hàng. .. giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 10 8.970 tỷ đồng, bình quân khoảng 21. 794 tỷ đồng/ngày, thấp hơn 5.878 tỷ đồng/ngày so với bình quân của tuần từ 30 /12 /2 013 – 03/ 01/ 2 014 ; bằng USD quy đổi ra VND đạt 55.855 tỷ đồng, bình quân khoảng 11 .17 1 tỷ đồng/ngày, giảm 3. 815 tỷ đồng/ngày so với bình quân tuần trước đó Lãi suất bình quân liên ngân hàng Đối với các giao dịch bằng... cho vay phổ biến của TCTD đối với khách hàng cụ thể như sau Đơn vị: % /năm Nhóm Ngắn hạn VND: - Sản xuất kinh NHTM Đối tượng 9,0 -10 ,0 Trung, dài hạn 10 ,5 -11 ,5 doanh thông thường - Nông nghiệp, NHTM Nhà nước nông thôn, xuất khẩu, DN nhỏ và vừa, công 7,0-8,0 10 ,0 -11 ,0 nghiệp hỗ trợ, DN ứng dụng công nghệ cao USD: 4,0-5,0 6,0-6,5 VND: - Sản xuất kinh 9,5 -11 ,0 11 ,0 -12 ,5 doanh thông thường NHTM cổ phần -... khoảng 44 ,1% /năm Trong tháng 2, thị trường ngoại hối tiếp tục giữ ổn định với tỷ giá mua/bán VND/USD phổ biến quanh mức 21. 085/ 21. 125 VND/USD Đến tháng 3, tỷ giá duy trì ở mức thấp với tỷ giá mua/bán VND/USD của các ngân hàng thương mại phổ biến quanh mức 21. 080/ 21. 120 VND/USD Tuy nhiên thời điểm cuối tháng 2 do có một số nhu cầu nguồn USD lớn từ khách hàng, tỷ giá được đẩy lên ở mức 21. 106/ 21. 108(ngày... đêm, 1 tuần và 1 tháng với tỷ trọng lần lượt chiếm 51% , 18 % và 9% tổng doanh số giao dịch bằng USD Trong tuần đầu tiên của quý I tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VNĐ đạt xấp xỉ 11 0,689 tỷ đồng, giảm 14 % so với tuần trước đó trong khi giao dịch bằng USD tăng nhẹ lên 59,946 tỷ đồng Theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, . 211 00/ 211 670, tháng 2 ở mức 211 10/ 211 70, tháng 3 ở mức 211 05/ 211 20. 16 [Type text] Một trong nh ng nguyên nh n quan trọng quyết đ nh đến sự ổn đ nh của tỷ giá trong quý 1 là từ dự cam kết m nh. đ nh các ch nh sách của NHNN và Ch nh phủ đã và đang tiếp tục tạo nhiều thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của TCTD trong quý I và cả năm 2 014 . Nh đó, nền kinh tế sẽ có nh ng phục hồi nh t. vay l nh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9 -11 ,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn; 11 ,5- 13 %/năm đối với cho vay trung và dài hạn; trong đó, một số doanh nghiệp có t nh h nh tài ch nh l nh m nh,