biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty cscl

71 418 0
biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty cscl

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL MỤC LỤC CHƯƠNG I - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 5 1.1-KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 5 1.1.1-Khái niệm về vận tải Container: 5 1.1.2-Phân loại một số loại Container: 5 1.1.3-Khái niệm dịch vụ Logistics: 6 1.2-CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP : 7 1.2.1-Khái niệm về chiến lược: 7 1.2.2-Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp: 8 1.3-CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: 10 1.3.1-Môi trường bên ngoài: 10 1.3.2-Môi trường bên trong: 16 1.4-CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: 20 1.4.1-Quy trình kiểm tra chiến lược: 20 1.4.2-Các phương pháp đánh giá hiệu quả chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp: 21 CHƯƠNG 2- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHINA SHIPPING CONTAINER LINES 24 2.1-ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHINA SHIPPING CONTAINER LINES: 24 2.1.1-Giới thiệu về tập đoàn China Shipping: 24 2.1.2-Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 26 2.1.3-Cơ sở vật chất: 27 2.1.4-Lực lượng lao động: 27 2.1.5-Cơ cấu tổ chức: 29 2.1.6-Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu: 32 Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 1 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL 2.2-ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CHINA SHIPPING CONTAINER LINES TẠI HẢI PHÒNG : 40 2.2.1-Chiến lược cạnh tranh của công ty China Shipping Container Lines: 40 2.2.2-Đánh giá hiệu quả thực hiện chiến lược cạnh tranh của công ty: 41 2.2.3-Những ưu điểm, nhược điểm của chiến lược cạnh tranh của công ty: 45 CHƯƠNG 3 - BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CHINA SHIPPING CONTAINER LINES HẢI PHÒNG. 48 3.1-PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHINA SHIPPING CONTAINER LINES HẢI PHÒNG NĂM 2010: 48 3.1.1-Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2010:48 3.1.2-Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010: 52 3.2-MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHINA SHIPPING CONTAINER LINES HẢI PHÒNG NĂM 2010 : 53 3.3-MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHINA SHIPPING CONTAINER LINES HẢI PHÒNG NĂM 2010: 54 3.3.1-Biện pháp về nhân sự: 54 3.3.2-Biện pháp về quản lý hàng lên xuống tàu: 56 3.3.3-Biện pháp quản lý kho bãi: 62 3.3.4-Biện pháp về Marketing: 64 3.3.5-Các biện pháp về tài chính: 64 Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 2 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL LỜI MỞ ĐẦU   Ngày này, trên thế giới, vận tải biển đã trở thành phương thức vận chuyển chủ đạo trong nền kinh tế toàn cầu, chiếm hơn 80% khối lượng hàng hoá trên thế giới và 90% lượng hàng vận chuyển là Container. Những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới và tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển ngành vận tải biển. Với đường bờ biển chạy dài từ Bắc tới Nam, có nhiều các cảng biển và vịnh. Việt Nam có cơ hội cũng như khả năng rất lớn giao thương vận tải biển hàng hoá trong nước và quốc tế. Nếu như năm 1986, tổng khối lượng hàng hoá thông qua trong nước mới đạt 13,9 triệu tấn thì năm 1997 đã đạt 45,7 triệu tấn, tăng bình quân 10% năm. Riêng hãng Container thông qua cảng giai đoạn 1991-2005 tăng với nhịp độ 30-35%/năm. Trong khi đó, sự phát triển của vận tải Container hàng hoá trong vận tải biển được coi là cuộc cách mạng lớn trên thế giới chỉ sau cuộc cách mạng thông tin. Ngay sau khi xuất hiện năm 1956, vận tải Container đã có sự phát triển thần kỳ. Giai đoạn 1975-2004, số lượng Container được xếp dỡ tăng từ 17,4 triệu lên 226,6 triệu TEU. Đi sau sự phát triển của ngành vận tải Container, các dịch vụ vận tải biển Logistics ra đời như là một bước tiến mới cho sự phát triển của ngành vận tải biển thế giới. Tại Việt Nam, tiếp theo tiến trình phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng Container đã tăng mạnh, tuy vậy Việt Nam hiện nay chưa có chủ tàu kinh doanh đích thực vận tải Container trong khi phần lớn trong số 20 hãng tàu Container lớn nhất thế giới có mặt tại Việt Nam, dưới hình thức liên doanh hay văn phòng đại diện. Công ty TNHH China Shipping Container Lines Việt Nam là một trong những công ty như vậy. Ra đời từ tháng 8 năm 2004, công ty CSCL Việt Nam được thành lập với 2 thành viên là công ty cổ phần đại lý vận tải Việt Nam và tập đoàn China Shipping Regional Holding với lĩnh vực hoạt động kinh doanh là Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 3 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL dịch vụ vận tải biển Logistics, khai thác các tuyến tàu quốc tế của hãng tàu China Shipping, công ty đang ngày một khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong phạm vi của một khoá luận tốt nghiệp, em xin được trình bày đôi nét về tình hình quản trị chiến lược cạnh tranh tại doanh nghiệp và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược cạnh tranh của công ty vận tải biển China Shipping Container Lines Hải Phòng. Khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2 : Đánh giá thực trạng chiến lược cạnh tranh của công ty China Shipping Container Lines. Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả chiển lược cạnh tranh tại công ty China Shipping Container Lines Hải Phòng. Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 4 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.   1.1-KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 1.1.1-Khái niệm về vận tải Container: Tháng 6 năm 1964, Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã đưa ra định nghĩa tổng quát về Container. Từ đó đến nay, các nước trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO. Theo định nghĩa này, Container là một công cụ vận tải có các đặc điểm sau: -Có hình dáng cố định, bền chắc để có thể sử dụng được nhiều lần. -Có cầu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hoá không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường. -Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc bốc, dỡ và chuyển tải. -Có dung tích bên trong không ít hơn 1m 3 . Như vậy, một cách chung nhất có thể hiểu Container là một công cụ chứa hàng, có hình dạng hộp, được làm bằng gỗ hay kim loại, có kích thước tiêu chuẩn hoá, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn, có thể tách biệt khỏi phương tiện vận tải, bốc xếp như một đơn vị trọng tải và chuyển tải mà không phải bốc xếp lại bên trong. 1.1.2-Phận loại một số loại Container: Có nhiều cách phân loại Container, phân loại theo kích thước, chia thành: -Container loại nhỏ: là các Container có trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m 3. -Container loại trung bình: là loại Container có trọng lượng 5-8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m 3 Trong các Container này, loại có chiệu dài 20 feet, chiều rộng và chiều cao 8 feet(20x8x8) được coi là đơn vị chuẩn, gọi là đơn vị tương đương với container 20 Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 5 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL feet, hay còn được gọi là TEU (twenty foot equivalent unit) để đo lường trong vận tải Container. Ký hiệu Chiều cao Chiều rộng Chiều dài feet mm feet mm feet mm 1.A 8 2.435 8 2.435 40,0 12.190 30 27,0 61,0 1A.A 8 2.435 8 2.435 40,0 12.190 30 27,0 61,0 1.B 8 2.435 8 2.435 29,1 9.125 25 23,0 45,5 1.C 8 2.435 8 2.435 19,1 6.055 20 18,0 30,5 1.D 8 2.435 8 2.435 9,9 2.990 10 8,7 14,3 1.E 8 2.435 8 2.435 6,5 1.965 7 6,1 9,1 1.F 8 2.435 8 2.435 4,9 1.460 5 4,0 7,0 Bảng 1-Tham số kỹ thuật của 7 loại Container thuộc Seri 1 theo tiêu chuẩn ISO . Nguồn: Tiêu chuẩn hoá Container của uỷ ban kỹ thuật thuộc ISO (năm 1967). 1.1.3-Khái niệm dịch vụ Logistics: Căn cứ vào quy định tại Điều 133 Luật Thương Mại, dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Như vậy theo quy định của Luật Thương Mại, thì dịch vụ Logistics bao gồm các dịch vụ chủ yếu như: -Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp Container. -Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi Container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị. -Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạc bốc dỡ hàng hoá. Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 6 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL -Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi Logistic, hoạt động xử lý lại hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó, hoạt động cho thuê và thuê mua Container. Ngoài ra còn có các dịch vụ khác như: -Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật. -Dịch vụ bưu chính. -Dịch vụ thương mại bán buôn. -Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng tồn kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá, phân phối lại và giao hàng. -Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác. 1.2-CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP : 1.2.1-Khái niệm về chiến lược: Theo Michael Porter, chiến lược của doanh nghiệp là tổng thể các sự lựa chọn có gắn bó chặt chẽ với nhau và các biện pháp cần thiết nhằm thực hiện một tầm nhìn của doanh nghiệp và tạo ra giá trị kinh tế bến vững trong một bối cảnh thị trường nhất định. Tầm nhìn là một hình ảnh, hình tượng lý tưởng và độc đáo trong tương lai. Xác định được tầm nhìn chính xác, doanh nghiệp mới có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Công ty xác định trở thành một công ty kinh doanh các dịch vụ vận tải biển quốc tế Logistics hàng đầu Việt Nam. Sứ mạng là lý do tồn tại, ý nghĩa của sự tồn tại và các hoạt động của tổ chức. China Shipping Việt Nam, là một bộ phận của China Shipping thế giới với đội tàu lớn mạnh hoạt động trên rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Do đó CS Việt Nam tồn tại là để trở thành một kênh tìm kiếm các nguồn hàng cho hãng tàu China Shipping. Đồng thời, tiếp nhận các hàng hoá của khách hàng từ các nước đến Việt Nam bằng các dịch vụ Logistics mà doanh nghiệp cung cấp như: đại lý tàu biển, bến bãi, kho vận, cho thuê và sửa chữa Container hàng hoá 1.2.2-Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp: Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 7 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL Theo M.Porter, ở cấp kinh doanh các công ty có thể theo đuổi ba chiến lược cạnh tranh tổng quát: Chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược tập trung. Kết hợp các chiến lược cạnh tranh tổng quát này với các phạm vi chiến lược chúng ta sẽ có các phương án chiến lược khác nhau. Chỉ tiêu Chi phí thấp nhất Khác biệt hoá Tập trung Phạm vi sản phẩm (khác biệt hoá) Hẹp Rộng Hẹp đến rộng Phạm vi thị trường (phân khúc). Rộng (thị trường đại trà) Hẹp (nhiều phân đoạn) Hẹp và ít phân khúc (một hay vài phân đoạn) Phạm vi địa lý (phân vùng) Rộng Hẹp (nhiều vùng) Hẹp đến rộng Phạm vi năng lực (năng lực phân biệt) Sản xuất hoặc quản trị vật tư, kiểm soát chi phí Nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và bán hàng Bất kỳ năng lực phân biệt nào Bảng 2-Kết hợp giữa sản phẩm, thị trường, địa lý và năng lực phân biệt với các chiến lược cạnh tranh tổng quát. Nguồn : Chiến lược cạnh tranh của M.Porter Mỗi chiến lược cạnh trạnh đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh, năng lực cạnh tranh, khả năng phân biệt của doanh nghiệp, đối với các đồi thủ cạnh tranh, hay trong một thời kỳ nhất định. Trong những giai đoạn khác nhau trong một thời kỳ, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có thể được điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tế. Gọi là chiến lược thực hiện. Công ty CSCL Hải Phòng với những ưu thế của mình, đã xác định cho mình chiến lược cạnh tranh tập trung, nhằm thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp. Theo Michael Porter, chiến lược tập trung chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho một phân khúc thị trường nào đó, được xác định thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản phẩm. Nếu như chiến lược chi phí thấp nhất có phạm vi khác biệt hoá sản phẩm hẹp, chiến lược khác biệt hoá thì phạm vi khác biệt hoá sản phẩm lại rộng nhất, Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 8 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL trong khi đó chiến lược tập trung vào sản phẩm có mức độ từ hẹp đến rộng. Phạm vi thị trường thì hẹp và ít phân khúc, phạm vi địa lý từ hẹp đến rộng, phạm vi năng lực là bất cứ năng lực phân biệt nào. Hay nói cách khác, chiến lược cạnh tranh tập trung là chiến lược sử dụng đồng thời hai chiến lược, chiến lược chi phí thấp nhất và chiến lược khác biệt hoá sản phẩm. Tuy nhiên mức độ phạm vi thị trường của chiến lược này là nhằm tập trung cho một vài phân khúc nhỏ mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Việc lựa chọn chiến lược tập trung này cũng cho doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn trong các giai đoạn khác nhau tuỳ vào tình hình thị trường khách hàng mà có thể nhấn mạnh vào chiến lược chi phí thấp hay khác biệt hoá sản phẩm. Để có được sự linh hoạt như vậy trong hành động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biển pháp quản lý thật hiệu quả, nhằm có những chính sách hợp lý và những dịch vụ phù hợp, giúp doanh nghiệp có thể đừng vững và tồn tại trong những giai đoạn nền kinh tế khó khăn nhất. Ưu điểm của chiến lược cạnh tranh tập trung này là: -Lợi thế cạnh tranh từ chính năng lực cạnh tranh của công ty, khả năng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh khác không làm được. Doanh nghiệp có đội tàu chuyên nghiệp với nhiều loại tàu có trọng tải lớn, từ1000-9000 TEU, với số tuổi tàu trung bình thấp (11 tuổi), hầu hết các tàu mới được đóng mới và đưa vào khai thác vận hành được nhiều năm nay. Các tàu này hiện hoạt động liên tục với mạng lưới phủ kín trên 120 quốc gia trên thế giới, với hơn 200 cảng lớn nhỏ khắp nơi trên thế giới, các Container mà doanh nghiệp đang sử dụng cũng hầu hết được đóng mới tại Trung Quốc, với chất lượng cao, thời gian mới đưa vào sử dụng được 3-5 năm. Nhiều tuyến Trung Đông và Nam Mỹ, Địa Trung Hải hiện doanh nghiệp đang khai thác hoạt động mà nhiều doanh nghiệp trong nước khác đang hoạt động không có. Đây là một lợi thế rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. -Hiện doanh nghiệp cũng đang có mối quan hệ tốt với các bạn hàng là các doanh nghiệp chuyên xuất, nhập khẩu trên địa bàn thành phố, và các bạn hàng trong và ngoài nước khác.Các công ty doanh nghiệp và các cá nhân này hiện đang có nhu Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 9 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL cầu nhập, xuất khẩu hàng hoá đều đặn. Điều này giúp cho doanh nghiệp có các mối hàng liên tục, giúp hoạt động của doanh nghiệp không bị ngắt quãng. -Uy tín nhãn hiệu, sự trung thành với nhãn hiệu của khách hàng. -Sắp tới Công ty tiếp tục đưa vào khai thác thêm các tuyến vận tải mới. Hiện đang có một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước có nhu cầu với các tuyến này tuy nhiên hiện tại Hải Phòng và miền Bắc Việt Nam chưa có, do đó việc đưa vào hoạt động các tuyến mới này sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh 1.3-CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: 1.3.1-Môi trường bên ngoài: 1.3.1.1-Môi trường vĩ mô: Môi trường vĩ mô là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của tất cả các tổ chức. Nó được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô như: các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, tự nhiên, dân số và kỹ thuật công nghệ: khi nghiên cứu môi trường vĩ mô các nhà quả trị cần chú ý các đặc điểm sau đây: -Môi trường vĩ mô có ảnh hưởng lâu dài đến các doanh nghiệp. Công ty khó có thể ảnh hưởng hoặc kiểm soát được nó-khó có thể điều chỉnh được nó, trái lại phụ thuộc vào nó. Mức độ tác động và tính chất tác động của loại môi trường này khác nhau theo từng ngành, theo từng doanh nghiệp, thậm chí khác nhau trong từng hoạt động của từng doanh nghiệp. -Sự thay đổi của môi trường vĩ mô có tác động làm thay đổi cục diện của môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ. Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập trong mối liên kết với các yếu tố khác. Trong năm 2008-2009 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế toàn cầu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2008 đạt khoảng 2,5% giảm mạnh so với mức 3,8% năm 2007 và tiếp tục giảm xuống mức 0,5% vào năm 2009. Mỹ nền kinh tế lớn nhất thế giới lầm vào cuộc khủng hoảng và tăng trưởng âm 1,6% năm 2009. Trung Quốc, một nền kinh tế lớn và luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những năm vừa qua thì nay cũng không còn duy trì nhịp độ như trước. Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 10 [...]... xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán trong công ty Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 31 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL 2.1.6-Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu: 2.1.6.1-Chỉ tiêu về số lượng hàng hoá vận chuyển theo Container: Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 32 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL BẢNG TÌNH HÌNH VỀ SỐ LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH... sản phẩm và Cao Cao Thấp hơn Cao hơn Cao Ít Thấp Cao Cao Thấp Thấp Cao Cao Ít Ít Cao Cao Cao dịch vụ được cung cấp đối với chất Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 18 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL lượng sản phẩm và dịch vụ của người mua Chi phí chuyển đổi của người mua Mức độ phụ thuộc của nhà cung cấp đối với người mua Mức độ phục thuộc của người mua đối Cao Cao với người... Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 19 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL hỏi Theo đó doanh nghiệp cần phải cải tiến đáng kể thị phần tương đối và sau đó theo chiến lược ngôi sao 1.4-CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: 1.4.1-Quy trình kiểm tra chiến lược: Tầm nhìn Sứ mạng Mục tiêu Phân tích môi trường Các chiến lược Thực hiện Kiểm tra Nội... Có Mục tiêu đề ra có hợp lý không? Có Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 Có Cơ cấu tổ chức, các hệ thống và chiến lược có thích hợp không? Không 20 Không Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL Hình 4-Quy trình kiểm tra chiến lược 1.4.2-Các phương pháp đánh giá hiệu quả chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp: 1.4.2.1-Đánh giá theo các chỉ tiêu Marketing: -Phân tích doanh số bán... Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 Thấp Thấp Thấp Thấp Thấp Dễ Thấp Thấp Lớn Trì trệ Cao Tồn tại Tồn tại Cao Cao Cao 17 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL kinh doanh chiến lược Sự đặt cược vào ngành của các đối thủ cạnh tranh Chi phí rút khỏi thị trường 3-Áp lực từ các sản phẩm thay thế Hiệu quả hoạt động của các ấn phẩm và dịch vụ thay thế Chi phí của các sản phẩm và dịch... Ngọc Anh – QTKD K7 Quản lý bãi Công nhân Công nhân Công nhân 43.796.000 27 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL Bảng 5-Bảng lương CSCL Hải Phòng tháng 2 năm 2010 Số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp là 14 người, bao gồm bảo vệ, nhân viên, công nhân Với tổng quỹ lương là 43.796.000 VNĐ, mức lương trung bình ở văn phòng là 7.800.000 VNĐ, lương quản lý là 8.000.000... Ngọc Anh – QTKD K7 22 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHINA SHIPPING CONTAINER LINES -  2.1-ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHINA SHIPPING CONTAINER LINES: 2.1.1-Giới thiệu về tập đoàn China Shipping: China Shipping (CS) thành lập năm 1997 tại Thượng Hải Chỉ trong... Nguyễn Quang Tân Bảo vệ X Bảo vệ X 3 Bùi Văn Hiệp 4 Vũ Xuân Hải 5 10 11 12 13 14 X X Quản lý bãi X Công nhân Công nhân X X Công nhân X Bảng 6-Bảng đánh giá trình độ cán bộ công nhân viên CSCL Hải Phòng Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 28 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL Trong đó các cán bộ quản lý có độ tuổi trung bình 42 tuổi Là cán bộ lâu năm có kinh nghiệm làm việc trong... hành khảo sát khách mua hàng -Phân tích hiệu quả: bao gồm chỉ số hiệu quả của lực lượng bán hàng số lần bán hàng trung bình trong một ngày, thời gian trung bình của mỗi lần bán ra và chi phí bình quân của mỗi lần bán hàng Chỉ số hiệu quả của công tác quảng cáo bao Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 21 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL gồm chi phí bình quân tính trên 1000... tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác -Các xu hướng chính trị và đối ngoại: chứa đựng những tín hiệu và mầm mống cho sự thay đổi của môi trường kinh doanh Do vậy các nhà quản trị cần phải Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 13 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL nhạy cảm với những thay đổi này Những biến động phức tạp trong môi trường chính trịpháp luật sẽ tạo ra những . K7 1 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL 2.2-ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CHINA SHIPPING CONTAINER LINES TẠI HẢI. 1.2.2 -Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp: Vũ Ngọc Anh – QTKD K7 7 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL Theo M.Porter, ở cấp kinh doanh các công ty có. 17 Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị chiến lược cạnh tranh tại công ty CSCL kinh doanh chiến lược Sự đặt cược vào ngành của các đối thủ cạnh tranh Cao Chi phí rút khỏi thị trường Cao 3-Áp

Ngày đăng: 10/05/2014, 07:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ký hiệu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan