1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền

76 612 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên em chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đứng trước xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới,nước ta đang nỗ lực để có thể tham gia vào các tổ chức kinh tế như AFTA và WTO Điều nàycũng có nghĩa là đặt Việt Nam trước thách thức phải mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào một sốngành nhất định Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và khuvực đầy những khó khăn và thách thức như vậy, các doanh nghiệp đã cạnh tranh với nhau rấtkhốc liệt Trước thực trạng ngày càng có nhiều doanh nghiệp ra đời, một câu hỏi đặt ra màkhông một doanh nghiệp nào khi bước chân vào thị trường mà không suy nghĩ đó là làm thếnào để đứng vững và phát triển Các doanh nghiệp sẽ trả lời câu hỏi đó thông qua hoạt độngsản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không?

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt,việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho aidựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác Các doanh nghiệp phải tự

ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lãi lỗ, lãi nhiều hưởng nhiều, lãi ít hưởng

ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản Lúc này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mụctiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh Đồng thời, các doanhnghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về đất đai, lao động, vốn Ngoài ra, các doanhnghiệp cũng cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ mục tiêu lợi nhuận Do vậy, đạt hiệu quả kinhdoanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của doanh nghiệp và trởthành điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh nên em chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Thương Mại vận tải Đức Hiền “.

Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương:

Trang 2

Chương I: Cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp vận tải và hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh.

Chương II: Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHHThương Mại và Vận tải Đức Hiền

Chương III: Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công tyTNHH Thương Mại và Vận tải Đức Hiền

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểubản chất từng khoản mục như doanh thu, chi phí, lợi nhuận …Trên cơ sở đó, tìm kiếm những

gì đạt được và chưa đạt được để có giải pháp cải thiện hợp lý Đồng thời, so sánh và phân tíchbiến động của các khoản mục năm nay với các khoản mục năm trước, tìm ra những nguyênnhân gây nên sự chênh lệch đó để có hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty

- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu hiệuquả, so sánh sự biến động của các khoản mục trong Bảng báo cáo kết quả kinh doanh, Bảngcân đối kế toán cũng như đánh giá tình hình tài chính của công ty

- Xác định nguyên nhân làm tăng, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

3 Phương pháp nghiên cứu

- Tìm hiểu, thu thập số liệu thực tế từ Phòng kế toán của công ty Sau đó tiến hành nghiêncứu, phân loại và xử lý…để từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xác thựchơn

- Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, sơ đồ, biểu bảngđể bài viết thêm sinh động

4 Phạm vi nghiên cứu

- Sử dụng các số liệu từ Báo cáo tài chính , bảng cân đối kế toán và các tài liệu khác phục

vụ cho việc phân tích

Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu:

+ Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm (2008-2010)

+ Phân tích biến động doanh thu

Trang 3

+ Phân tích biến động chi phí

+ Phân tích biến động lợi nhuận

+ Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả

+ Phân tích các chỉ số tài chính

+ Từ đó xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và

đề ra một số biện pháp cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong quá trình tìm hiểu và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công

ty TNHH Thương mại vận tải Đức Hiền còn nhiều hạn chế về số liệu, thời gian và trình độhiểu biết nên chưa thể hiểu sâu từng mặt hoạt động của công ty Vì vậy, đề tài không tránhkhỏi những thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và đóng góp của các thầy cô

Trang 4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Khái niệm về doanh nghiệp , doanh nghiệp vận tải.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nói chung là một đơn vị sản xuất kinh doanh được tổ chức, nhằm tạo rasản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, thông qua đó để tối đa hóa lợinhuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp của nhà nước và quyền lợi chính đáng của người tiêudùng

Những đặc điểm họat động của doanh nghiệp nói chung:

- Mang chức năng sản xuất kinh doanh

- Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản bên cạnh các mục tiêu xã hội

- Phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển

1.1 2 Khái niệm, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải.

* Khái niệm về hoạt động vận tải.

Trong xã hội có rất nhiều ngành sản xuất phục vụ cho cuộc sống con người, mỗi ngànhmỗi lĩnh vực đóng vai trò và tầm quan trọng riêng Chúng ta khó có thể khẳng định đượcngành sản xuất nào quan trọng hơn ngành sản xuất nà vì rằng cuộc sống của con người của xãhội ra sao khi thiếu vắng đi một lĩnh vực sản xuất nào Nhìn chung, các ngành sản xuất, cáclĩnh vực sản xuất trên một góc độ nào đó thì chúng có thể tồn tại một cách độc lập nhưng đisâu nghiên cứu thì chúng luôn luôn có mối liên hệ mật thiết lẫn nhau cùng bổ trợ cho nhau.Ngành sản xuất vận tải là một sự cần thiết nhất định trong sự tồn tại và phát triển của xã hội.Khi nghiên cứu kinh tế người ta đã đưa ra nhiều khái niệm về vận tải, mỗi khái niệm xem xétmột góc độ hay một nội dung nào đó

Trên góc độ không gian, người ta cho rằng: Vận tải là một hoạt động nhằm thay đổi vịtrí của hàng hóa và hành khách trong không gian, sự thay đổi vị trí này sẽ thỏa mãn nhu cầucủa hành khách và chủ hàng Tuy nhiên các hoạt động này thường có cử dụng bằng một loạiphương tiện vận tải nào đó chẳng hạn ô tô , máy bay, tàu hỏa hay các súc vật có khả năngnhư ngựa , trâu, bò

Trang 5

Trên góc độ kỹ thuật của hoạt động thì vận tải xuất hiện khi có sự kết hợp và sử dụngphương tiện chuyên chở, tuyến đường, ga,cảng, thiết bị động lực, đối tượng vận chuyển, khi

đó vận tải sẽ thực hiện được một khoảng cách nào đó

Trên góc độ xem xét về mặt kinh tế thì vạn tải là một động tìm kiếm lợi nhuận từ việcbán sản phẩm phục vụ của mình, vận tải sử dụng hệ thống giá cả riêng , tuy nhiên quy luậtcung cầu, quy luật giá trị vẫn chi phối mạnh đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vậntải

Trên góc độ xem xét về công nghệ sản xuất thì người ta cho rằng vận tải là một quá trìnhthực hiện một số giai đoạn theo một trình tự và nội dung nhất định và bao gồm :

- Giai đoạn chuẩn bị

- Giai đoạn bố trí phương tiện vận tải và nhận hàng (khách)

- Giai đoạn xếp hàng lên phương tiện

- Giai đoạn lập đoàn phương tiện

- Giai đoạn vận chuyển

- Giai đoạn nhận phương tiện tại nơi đến

- Giai đoạn giải thể đoàn phương tiện

- Giai đoạn dỡ hàng

- Giai đoạn đưa phương tiện đến nơi chạy rỗng hàng tiếp theo

Về nguyên tắc thì quá trình vận tải luôn thực hiện đầy đủ các giai đoạn trên theo trình tự

từ trên xuống dưới Tuy nhiên tùy thuộc vào phương tiện vận tải là gì mà quá trình vận tải cóthể bỏ qua hoặc tiến hành đồng thời một vài giai đơạn ở trên Mỗi giai đoạn chứa đựng nhiềunội dung cụ thể, chiếm một khoảng thời gian nhất định trong toàn bộ thời gian của quá trìnhvận tải

* Đặc điểm của hoạt động vận tải.

Mỗi loại sản phẩm thường có quy trình công nghệ sản xuất khác nhau, chính quy trình

công nghệ sản xuất nó quyếtđịnh đặc điểm của bản thân các ngành sản xuất Xuất phát từnhững đặc điểm này mà người sản xuất cũng như người tiêu dùng có cơ sở lựa chọn phương

án sản xuất và tiêu dùng sao cho có lợi nhất

Trang 6

Khi nghiên cứu quá trình sản xuất vận tải các nhà kinh tế đưa ra các đặc điểm cơ bảncủa nó đó là:

Vận tải là quá trình sản xuất vật chất

Ngành sản xuất vận tải xảy ra hiện tượng quá trình sản xuất diễn ra đồng thời với quátrình tiêu thụ sản phẩm vận tải Snar xuất vận tải chính là sự dịch chuyển hàng hóa, hànhkhách trong không gian còn tiêu thụ sản phẩm vận tải chính là sự thừa nhận về sự thay đổi vịtrí của hàng hóa , hành khách của chủ hàng đối với các hoạt động cụ thể của chủ phươngtiện(Người sản xuất) Khi chủ phương tiện làm thay đổi vị trí của đối tượng vận chuyển đếnđâu thì đồng thời chủ hàng( hoặc hành khách) thừa nhận về sự thay đổi vị trí đến đó Chính vìvậy không có sản phẩm vận tải nào không được tiêu thụ hay nói khác đi một quá trình tiêu thụluôn gắn liền với quá trình sản xuất Trong sản xuất vận tải không có sự tách biệt vể khônggian và thời gian giũa sản xuất và tiêu thụ Khi quá trình vận tải kết thúc thì đối tượng laođộng ( đối tượng vận chuyển) là hàng hóa và hành khách không có sự thay đổi nào về hình tháivật chất, tính chất cơ lý hóa mà chỉ có sự thay đổi vị trí trong không gian Trong thành phầncủa tư liệu sản xuất được sử dụng để thực hiện quá trình sản xuất vận tải không có yếu tốnguyên vật liệu chính vì thế cơ cấu giá thành sản phẩm vận tải không có khoản mục chi phínguyên vật liệu chính mà thay vào đó là chi phí nhiên liệu, chi phí phương tiện chiếm đa số.Sản phẩm của ngành vận tải phải xét đến 2 yếu tố : Khối lượng vận chuyển và khoảng cáchvận chuyển

Vì sản phẩm vận tải là vô hình nên nó không dự trữ được, không có sản phẩm dở dang,không có thành phẩm Để thỏa mãn nhu cầu của xã hội khi ít khi nhiều, nơi ít nơi nhiều thì bảnthân vận tải phải dự trữ năng lực vận chuyển, việc dự trữ này thể qua dự trữ về phương tiệnđảm bảo kỹ thuật, đội ngũ lao động đủ sức khỏe và năng lực phục vụ nhu cầu xã hôi

Chu trình luân chuyển vốn trong sản xuất vận tải và tiêu thụ có thể mô tả theo côngthức T – H – SXVT – T Đầu tiên với một lượng tiền vốn ban đầu người ta tiến hành sử dụng

nó để mua các yếu tố cần thiết như : phương tiện, nhiên liệu, dầu mỡ Sau đó quá trình vận tảiđược tiến hành, song song với nó là quá trình tiêu thụ cũng diễn ra, người sản xuất sẽ thu đượctiền của người mua sản phẩm những đặc điểm lý giải cho sự khẳng định ban đầu: “ Vận tải làngành sản xuất đặc biệt”

Trang 7

1.2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau, các nhà kinh tế cónhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả Trước đây người ta coi kết quả đạt được trong hoạtđộng kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hoá, như vậy hiệu quả đồng nhất với kếtquả Ngày nay quan điểm này không còn phù hợp khi đề cập đến hiệu quả thi người ta vẫnchưa có khái niệm thống nhất, bởi vì mỗi lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khácnhau thì có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả

Hiệu quả kinh doanh.

Do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau, các nhà kinh tế cónhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả Trước đây người ta coi kết quả đạt được trong hoạtđộng kinh tế, là doanh thu trong tiêu thụ hàng hoá, như vậy hiệu quả đồng nhất với kếtquả Ngày nay quan điểm này không còn phù hợp khi đề cập đến hiệu quả thi người ta vẫnchưa có khái niệm thống nhất, bởi vì mỗi lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khácnhau thì có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả

Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trongquá trình sản xuất Nói một cách khác, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt định lượng vàđịnh tính trong sự phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ,hiệu quả kinh

tế được hiểu qua phạm trù hiệu quả kinh doanh.Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánhđầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp cụ thể là :

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích thu được từ các hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ

ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Dưới góc độ này thì chúng ta coa thểxác định hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu quảkinh doanh là phạm trù cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện cụ trực tiếp của lợi nhuận , doanhthu

Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghịêp theo chiều sâu phản ánh trình

độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinhdoanh.Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là phạm trù trừu tượng và nó phải được định

Trang 8

tính bằng mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Nói mộtcách khác, ta có thể hiểu hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanhnghiệp Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lí doanh nghiệp Dưới góc

độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trongquá trình sản xuất

Từ nhiều cách hiểu, ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả kinh doanh

“Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triểnkinh tế theo chiều sâu, phản ánh các trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí cácnguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”

Tóm lại : Hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được kếtquả cao nhất với chi phí nguồn lực thấp nhất và nó là số tương đối

Hiệu quả = Kết quả đầu ra

Nguồn lực đầu vào

1.2.2 Bản chất của hiệu quả

Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm laođộng xã hội Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh Chínhviệc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhucầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác , tận dụng triệt để và tiết kiệm cácnguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điềukiện nội tại, phát huy tối đa năng lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí

Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế xã hội biểuhiện trong mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Xét về tổng lượng thì hiệuquả thu đựơc khi kết quả kinh tế đạt được lớn hơn chi phí sự chênh lệch này càng lớn thì hiệuquả càng cao

Về mặt định tính: Hiệu quả kinh tế thu được là mức độ phản ánh sự nỗ lực ở mỗi khâumỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý kinh tế và sự giải quyếtnhững nhu cầu và mục tiêu chính trị xã hội Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinhdoanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối hiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phínhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối hiểu

Trang 9

1.2.3.Phân biệt hiệu quả, kết quả, hiệu quả, hiệu suất.

Kết quả là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của snar xuất kinh doanh như lợi nhuận,tổng sản phẩm làm ra

Hiệu quả là số tương đối phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các kếtquả cao nhất với nguồn chi phí thấp nhất bỏ ra

Hiệu suất là sự so sánh giữa kết quả trung gian và chi phí từng yếu tố sản xuất như laođộng, TSCĐ, TSLĐ

Về bản chất hiệu quả và kết quả khác nhau ở chỗ kết quả phản ánh mức độ quy mô là cáidoanh nghiệp đạt đướcau mỗi kỳ kinh doanh, có kết quả thì mới tính được hiệu quả, đó là sự

so sánh giữa kết quả là khoản thu về với khoản bỏ ra chính là nguồn lực đầu vào

Như vậy kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng có khái niệm khác

Có thể nói kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh còn hiệu quả là phuong tiện

để đạt được mục tiêu đó

1.2.4 Vai trò của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp Đó là một trong những công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả mà cácdoanh nghiệp đã sử dụng từ trước tới nay Tuy nhiên, trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích hiệuquả hoạt động kinh doanh chưa phát huy đầy đủ tính tích cực của nó vì các doanh nghiệp hoạtđộng trong sự đùm bọc, che chở của Nhà nước Từ khâu mua nguyên liệu, sản xuất, xác địnhgiá cả đến việc lựa chọn địa điểm tiêu thụ sản phẩm đều được Nhà nước lo Nếu hoạt độngkinh doanh thua lỗ thì Nhà nước sẽ gánh hết, còn doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm

mà vẫn ung dung tồn tại

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã được chuyển hướng sang cơ chế thị trường, vấn đềđặt ra hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, có hiệu quả kinh tế mới có thểđứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các đơn vị khác Để làm được điều đó, doanhnghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến trong hoạt độngcủa mình: những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xungquanh và tìm những biện pháp không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế

Trang 10

Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh

tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra thực hiện đến đâu, rút ra những tồn tại, tìm ra nguyênnhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục để tận dụng một cách triệt để thếmạnh của doanh nghiệp

Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và cótác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh Thông qua phântích từng mặt hoạt động của doanh nghiệp như công tác chỉ đạo sản xuất, công tác tổ chức laođộng tiền lương, công tác mua bán, công tác quản lý, công tác tài chính giúp doanh nghiệpđiều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng phòng ban chức năng,từng bộ phận đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp

1.2.5 Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích hiệu quả

- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tìnhhình thực hiện kế hoạch

- Phân tích hiệu quả phương án đầu tư hiện tại và các dự án đầu tư dàihạn

- Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích

- Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên cácmặt hoạt động của doanh nghiệp

Trang 11

- Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biệnpháp quản trị các báo cáo được thể hiện thành lời văn, biểu bảng vàbằng các loại đồ thị hình tượng thuyết phục.

1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.3.1 Các khái niệm

1 Khái niệm doanh thu

Doanh thu bán hàng: là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ mà doanh nghiệpthực hiện trong kỳ, doanh thu bán hàng phản ánh con số thực tế hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.Doanh thu thuần: là doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ, chiết khấuhàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanh thu thực hiệntrong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu…

2 Khái niệm chi phí

Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tronghoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí bao gồm:

Giá vốn hàng bán: là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm hàng hóa đã được xác định làtiêu thụ

Chi phí thời kỳ (còn gọi là chi phí hoạt động): là những chi phí làm giảm lợi tức trongmột kỳ nào đó Nó bao gồm chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp

3 Khái niệm lợi nhuận

Lợi nhuận: là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí Tổng lợi nhuận củamột doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tàichính, lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận trước thuế: là khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động

Lợi nhuận sau thuế: là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chonhà nước

Lợi nhuận giữ lại: là phần còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập Lợi nhuận giữ lại được bổsung cho nguồn vốn sản xuất kinh doanh, lợi nhuận giữ lại còn gọi là lợi nhuận chưa phânphối

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Trang 12

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

a Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu, nó được tính bằng quan

hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =

Sự thay đổi trong mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối sản phẩmhoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ

b Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này cho biết vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh đem lạihiệu quả như thế nào

Lợi tức sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh doanh cuối kỳ

Vốn kinh doanh bình quân=

2

c Sức sản xuất của 1 đồng vốn.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra như thế nào

Sức sản xuất của 1 đồng vốn =

Vốn kinh doanh bình quân

d Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinhlời đầu tư của vốn chủ sở hữu, được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế vàvốn chủ sở hữu

Trang 13

Lợi tức sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu

Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này bởi vì họ quan tâm đến khả năng thu

nhận được từ lợi nhuận so với vốn họ bỏ ra để đầu tư

2 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

a Vòng quay toàn bộ tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của doanhnghiệp, nghĩa là trong một năm tài sản của doanh nghiệp quay bao nhiêu lần

Vòng quay toàn bộ tài sản =

Tổng tài sản bình quân

Tài sản đầu kỳ+ Tài sản cuối kỳ Tổng tài sản bình quân=

2

b Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của cáctài sản được đầu tư

Lợi tức sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản =

Tổng tài sản

3 Hiệu quả sử dụng chi phí

a Sức sản xuất của chi ph.í

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Doanh thu thuần

Sức sản xuất của chi phí =

Trang 14

b Sức sinh lời của chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để thực hiện quá trình luân chuyển hàng hóathu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi trên chi phí =

4 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh cần các chỉ tiêusau:

b Sức sinh lời của vốn lưu động.

Chỉ tiêu này cho biết một lượng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinhdoanh đã đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho đơn vị

Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lời của vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

5 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là giá trị ứng trước về tài sản cốđịnh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Đặc điểm của nó làtham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cốđịnh hết thời hạn sử dụng Quá trình tuần hoàn của nhóm cố định được thể hiện qua các giai

Trang 15

đoạn tính khấu hao lập qũy khấu hao cho sửa chữa lớn và đầu tư cho việc tái sản xuất tài sản

cố định

a Sức sản xuất của vốn cố định.

Chỉ tiêu này biểu hiện cứ 100đ vốn cố định bình quân tham gia sản xuất sẽ tạo ra đượcbao nhiêu đồng doanh thu Doanh thu tạo ra càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càngcao

Doanh thu thuần

Sức sản xuất của vốn cố định =

Vốn cố định bình quân

b Sức sinh lời của vốn cố định.

Chỉ tiêu này biển hiện cứ 100đ vốn cố định tham gia sản xuất thì tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận Lợi nhuận tạo ra càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao

Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lời của vốn cố định =

6 Hiệu quả sử dụng lao động

a Sức sản xuất của lao động.

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp nếu chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động

Doanh thu thuần

Sức sản xuất của lao động =

Số lao động bình quân

b Sức sinh lời của lao động

Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động sẽ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêunày cao hay thấp phụ thuộc vào tay nghề công nhân, nghiệp vụ chuyên môn trọng doanhnghiệp

Lợi nhuận sau thuế

Sức sinh lời của lao động =

Số lao động bình quân

Trang 16

7. Nhóm chỉ tiêu các chỉ số tài chính

a.Khả năng thanh toán ngắn hạn.

- Tỷ lệ thanh toán hiện hành

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và cáckhoản nợ ngắn hạn

Tỉ lệ thanh toán Tài sản lưu động

hiện hành =

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ đếnhạn Nó chỉ ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng những tài sảnlưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với thời hạn trả nợ Nguyên tắc cơbản cho rằng tỉ số này là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắnhạn, tình hình tài chính là bình thường Tuy nhiên tỉ số này còn tùy thuộc vào loại hình kinhdoanh và chu kỳ hoạt động của từng đơn vị Một tỉ số thanh toán hiện thời quá thấp sẽ trởthành nguyên nhân lo âu bởi vì các vấn đề rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện Một

tỉ số thanh toán hiện thời quá cao có thể nói rằng doanh nghiệp không quản lý được các tài sảnlưu động của mình

- Tỷ lệ thanh toán nhanh:

Tỉ số này thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và các khoản tương đương tiền vớicác khoản nợ ngắn hạn Được coi là tương đương tiền là những tài sản quay vòng nhanh, cóthể chuyển đổi thành tiền mặt như: đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu

Tài sản lưu động – Hàng tồn kho

Tỉ lệ thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Tỉ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn so với tỉ số thanh toán hiện thời Nguyên tắc cơ bản đưa ra tỉ số thanh toán nhanh

là 1:1

Trang 17

b Khả năng thanh toán dài hạn.

cơ khuyến khích sự vô trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thểnhân, họ có thể đưa ra những quyết định liều lĩnh, có nhiều rủi ro như đầu cơ, kinh doanh tráiphép để có thể sinh lợi thật lớn Nếu có thất bại họ sẽ mất mát rất ít vì sự góp phần của họ quánhỏ

1.4 Phương pháp phân tích hiệu quả của doanh nghiệp

Cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như : phương pháp so sánh, phương phápthay thế liên hoàn,phương pháp chi tiết, phương pháp liên hệ ( cân đối, trực tuyến, phi tuyến ),phương pháp đồ thị Trong thực tế tại các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp so sánh

và phương pháp thay thế liên hoàn

1.4.1 Phương pháp so sánh.

Trang 18

Là phương pháp lâu đời nhất được sử dụng rộng rãi nhất trong phân tích, so sánh phântích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu , các hiện tượng kinh tế đã được lược hóa cùng một nộidung, một tính chất tương tự nhau Mục đích của phương pháp này để biết được độ biến động,phương pháp này cho phép tách ra được những nét chung, nét riêng của từng hiện tượng được

so sánh Trên cơ sở đó đánh giá được mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệuquả để tìm ra giải pháp quản lý hợp lý và tối ưu trong trường hợp cụ thể

Các loại số tương đối được sử dụng trong phân tích:

Số tương đối kế hoạch: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu kinh tế

Mức biến động tương đối = y1 - yKH * Chỉ số liên hệ

Hệ số tính chuyển = Mức độ của chỉ tiêu liên hệ kỳ thực hiện

Mức độ của chỉ tiêu liên hệ kỳ kế hoạch

kkh = Y1

100 (%)

Ykh hệ số chỉ tiêu liên hệ

Trang 19

 Số tương đối động thái: Phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện

tượng qua thời gian : t = *100(%)

0

1

y y

y1: Mức độ chỉ tiêu kỳ nghiên cứu

y0: Mức độ chỉ tiêu kỳ gốc

Số tương đối kết cấu

Số tương đối kết cấu xác định tỉ trọng của từng bộ phận trong tổng thể hay trong toàn

ngành d = * 100 (%)

y

ytt bp

ybp: Mức độ của bộ phận

ytt : Mức độ của tổng thể

Số tương đối cường độ:

Phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu

NSLĐ = Sản lượngSố lượng lao động

 So sánh bằng số bình quân

Cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình quân chung của tổng thể của ngành

1.4.2 Các phương pháp chi tiết.

Phương pháp chi tiết theo thời gian.

Nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích trong một thời kỳ dài nhất định sẽđược chia nhỏ theo từng giai đoạn, từng thành phần thời gian nhỏ hơn Việc nghiên cứu phântích chỉ tiêu được thực hiện qua việc nghiên cứu, phân tích các giai đoạn, thời gian nhỏ hơn

Cơ sở lý luận: Trong quá trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp ta thấy có những chỉ tiêu phản ánh điều kiện và kết quả sản xuất kinh doanh trong mộtthời kỳ dài là được hình thành trên cơ sở tích luỹ về mặt lượng của các giai đoạn, các thời kỳngắn hơn theo thời gian ở mỗi giai đoạn thời gian ấy thì các điều kiện của sản xuất là khácnhau, sự cố gắng của doanh nghiệp cũng khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên

Trang 20

trong và bên ngoài cũng khác nhau Đặc biệt có những nguyên nhân lớn xuất hiện có tính quiluật theo thời gian thường ổn định về xu hướng tác động theo thời gian Chính vì vậy cần phảichi tiết phân tích theo thời gian để nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về chỉ tiêu và về doanhnghiệp

Mục đích phân tích: Khi phân tích chi tiết theo thời gian ngoài mục đích chung củaphân tích hoạt động kinh tế còn có mục đích riêng:

Đánh giá biến động của chỉ tiêu phân tích theo các thành phần thời gian, qua đó để nhậnthức về tính ổn định trong việc thực hiện chỉ tiêu cũng như nhận thức về vai trò của mỗi giaiđoạn ấy theo thời gian

Thấy được nguyên nhân chủ yếu ở mỗi giai đoạn, tiềm năng chủ yếu của doanh nghiệp

ở mỗi giai đoạn ấy Trong đó đặc biệt phải xác định tính mùa vụ của sản xuất, các nguyênnhân có tính qui luật theo thời gian ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

Đề xuất các biện pháp phù hợp, khả thi cho mỗi giai đoạn theo hướng khai thác tốt nhấttiềm năng ở từng giai đoạn, phù hợp hơn với các điều kiện, những qui luật khách quan Tậptrung nguồn lực sản xuất cho các giai đoạn được coi là tính mùa vụ

Phương pháp chi tiết theo không gian (địa điểm).

Nội dung: theo phương pháp này chỉ tiêu phân tích sẽ được chia nhỏ thành các bộ phậnkhác nhau theo không gian, lĩnh vực, chủng loại Việc nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu đượcthực hiện qua việc nghiên cứu, phân tích các thành phần, bộ phận nhỏ hơn theo không gian,chủng loại lĩnh vực

Cơ sở lý luận: Trong quá trính phân tích ta thấy có nhiều chỉ tiêu là kết quả được tổng hợpbởi các thành phần nhỏ hơn theo không gian chủng loại ở mỗi thành phần hay bộ phận nhỏhơn ấy có sự khác nhau về vai trò đối với chỉ tiêu, khác nhau về các điều kiện sản xuất kinhdoanh; có sự cố gắng, nỗ lực khác nhau, những kinh nghiệm sản xuất khác nhau Đồng thời ởmỗi bộ phận, không gian khác nhau ấy thì các quyết định quản lý của doanh nghiệp cũng cótính phù hợp và hiệu quả khác nhau Vì vậy cần phải phân tích theo không gian để nhận thứcđược đầy đủ và sâu sắc hơn về chỉ tiêu và về doanh nghiệp

Trang 21

Mục đích phân tích: Khi chi tiết phân tích theo không gian ngoài mục đích chung của phântích hoạt động kinh tế còn có các mục đích riêng sau:

Đánh giá biến động chỉ tiêu phân tích theo từng bộ phận không gian, qua đó nhận thức vềvai trò, tầm quan trọng của mỗi bộ phận chủng loại sản xuất

Phân tích chi tiết các bộ phận không gian để nhận thức về năng lực của từng bộ phậnkhông gian, nhận thức về kinh nghiệm sản xuất về tính phù hợp, hiệu quả của các quyết địnhquản lý

Đề xuất các biện pháp theo hướng khai thác tốt nhất các tiềm năng ở các bộ phận ấy, nângcao tính hiệu quả của các quyết định quản lý đối với từng bộ phận

Phương pháp chi tiết theo các nhân tố cấu thành.

Giúp ta biết được mối quan hệ cấu thành của các hiện tượng và kết quả kinh tế, nhận thứcđược bản chất của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đánh giá kết quả kinh doanh được chính xác, cụthể, xác định được nguyên nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý

1.4.3 Phương pháp thay thế liên hoàn.

Phương pháp này dùng để xác định mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉtiêu phân tích khi giữa chúng có mối quan hệ tích số (thương số, hoặc tích số thương số kếthợp với tổng số, hiệu số)

Phương pháp này biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố dưới dạngmột phương trình kinh tế có mối quan hệ tích số trong đó cần đặc biệt chú trọng đến trình tựsắp xếp các nhân tố, các nhân tố phải được sắp xếp theo nguyên tắc nhân tố số lượng đứngtrước, nhân tố chất lượng đứng sau Các nhân tố đứng liền kề nhau có mối quan hệ nhân quả

và cùng nhau phản ánh nội dung kinh tế nhất định

Phương pháp này thực hiện thay thế liên hoàn các nhân tố, tính toán ảnh hưởng của cácnhân tố: ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích được tính bằng cách lấytrị số của chỉ tiêu ở lần thay thế đến nhân tố nào đó trừ đi trị số của chỉ tiêu ở lần thay thế liền

kề trước đó Khái quát:

- Giả sử chỉ tiêu nghiên cứu là Y, các nhân tố ảnh hưởng là a, b, c

c b a

Trang 22

- Xác định giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc: Y0 a0 b0c0

- Xác định giá trị của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu: Y1  a1 b1 c1

- Xác định đối tượng phân tích:

0 0 0 1 1 1 0

Y

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

+ ảnh hưởng của nhân tố a đến Y:

ảnh hưởng tuyệt đối: Y aa1b0c0  a0b0c0

ảnh hưởng tương đối:

ảnh hưởng tuyệt đối: Y aa1b1c0  a1b0c0

ảnh hưởng tương đối:

0

Y

Y

Y b b

+ ảnh hưởng của nhân tố c đến Y:

ảnh hưởng tuyệt đối: Y aa1b1c1 a1b1c0

ảnh hưởng tương đối:

Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của một nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được tính bằng cáchlấy chênh lệch của nhân tố đó trị số kỳ nghiên cứu của các nhân tố đứng trước và trị số kỳ gốccủa các nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế

Điều kiện vận dụng của phương pháp này giống như của phương pháp thay thế liên hoàn.Xét về mặt toán học phương pháp số chênh lệch được coi là hệ quả của phương pháp thay thếliên hoàn thông qua việc nhóm các số hạng chung nhưng xét về dặc điểm vận dụng và ý nghĩa

Trang 23

kinh tế thì nó vẫn được coi là một phương pháp độc lập cần linh hoạt, tuỳ theo từng trườnghợp cụ thể Khái quát:

- Giả sử chỉ tiêu nghiên cứu là Y, các nhân tố ảnh hưởng là a, b, c

c b a

- Xác định giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc: Y0 a0b0 c0

- Xác định giá trị của chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu: Y1 a1b1c1

- Xác định đối tượng phân tích:  YY1  Y0

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

+ ảnh hưởng của nhân tố a đến Y:

ảnh hưởng tuyệt đối: Y a (a1 a0)b0c0

ảnh hưởng tương đối:

ảnh hưởng tuyệt đối:  Yba1 ( b1  b0)  c0

ảnh hưởng tương đối:

ảnh hưởng tuyệt đối: Y ca1b1(c1 c0)

ảnh hưởng tương đối:

Mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của một nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được tính bằng cách lấy tử số trừ đi mẫu số của chỉ tiêu nhân tố

Trang 24

1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

1.5.1 Nhóm nhân tố khách quan

- Đối thủ cạnh tranh : Bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp ( cùng tiêu thụ các sảnphẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp ( sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm cókhả năng thay thế) như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn tới việc nâng cao hiệuquả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo sự tiến bộ trong kinh doanh , tạo ra độnglực phát triển của doanh nghiệp Việc xuất hiện ngày càng nhiều đối cạnh tranh thì việc nângcao hiệu quả sản của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn

- Thị trường : Bao gồm thị trường đầu vào và đầu ra Nó là yếu tố quyết định quá trìnhtái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp

Thị trường đầu vào: Cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinhdoanh Thị trường có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất , giá thành sản phẩm

Thị trường đầu ra: Trên cơ sở chấp nhận hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp, thịtrường đầu ra sẽ quyết định doanh thu của doanh nghiệp Thị trường đầu ra cũng quyết địnhđến tốc độ , quy mô tiêu thụ, tốc đô vòng quay vốn, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư : Đây là một nhân tố quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng,chủng loại Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiên cứu làm sao cho phù hợp với sức mua,thói quen tiêu dùng, mức độ thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư Những yếu tố này tácđộng một cách gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing và cuối cùng làhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Mối quan hệ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Đây chính là tiềm lực vô hìnhcủa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, nó tác động rất lớn tới sự thành bạicủa việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Một hình ảnh, uy tín tốt

về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá , dịch vụ chất lượng sản phẩm, giá cả là cơ sở tạo ra

sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp , mặt khác tạo cho doanh nghiệpmột ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn hay mối quan hệ với bạn hàng

Trang 25

- Nhân tố môi trường tự nhiên: bao gồm thời tiết , khí hậu, mùa vụ, tài nguyên, thiênnhiên , địa lý các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.

- Môi trường chính trị pháp luật: Các yếu tố môi trường chính trị , pháp luật chi phốimạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sự ổn định chính trị được xác định làmột trong những tiền đề quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sự thayđổi môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lạkìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác

- Yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng: Như giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước lànhững nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nếu yếu tố nàytốt thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,tăng doanh thu, giảm chi phí nâng cao được hiệu quả kinh doanh

1 5.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp là thể hiện tiềm lực của doanh nghiệp, cơ hội ,chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phảnánh tiềm lực của doanh nghiệp cụ thể Tiềm lực của doanh nghiệp không phải là bất biến cóthể phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận Chính vì vậy trongquá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới nhân tố này nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa

- Nhân tố vốn: Đây là nhân tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khốilượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu

tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp Nó phản ánh

sự phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh doanh

- Nhân tố con người: Là nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công lực lượnglao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới đưa chúng vào sản xuất, sử dụngtạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

- Nhân tố quản trị doanh nghiệp : Đây là khâu chú trọng đến việc xác định cho doanhnghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động Đội

Trang 26

ngũ các nhà quản lý mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp có vai tròquan trọng trong chiến lược kinh doanh, có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TNHH THƯƠNG MẠI VẬN TẢI ĐỨC HIỀN 2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Thành phố Hải Phòng không chỉ là thành phố Cảng mà còn là một thành phố côngnghiệp phát triển có vai trò quan trọng trong miền Bắc cũng như trong cả nước Trong nhữngnăm gần đây với sự phát triển của đất nước thì Thành phố của chúng ta cũng không ngừngphát triển kinh tế Trong đó phải kể đến sự năng động của các doanh nghiệp trong quá trìnhhội nhập và phát triển kinh tế Dựa trên tình hình phát triển của đất nước và nhu cầu xây dựng,vận tải và dịch vụ ngày càng nhiều của xã hội Công ty TNHH Thương Mại và Vận tải ĐứcHiền đã được thành lập

Căn cứ vào luật doanh nghiệp số 13/1999/HQ10 ngày 12/6/1999, Nghị định số02/2000/NĐ- Cp ngày 02/03/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.Công ty TNHHThương Mại và Vận tải Đức Hiền được thành lập năm 2005.Những năm đầu mới thành lậpviệc tìm kiếm nguồn hàng và đối tác kinh doanh đối với công ty cũng tương đối khó khăn.Để

có được uy tín với khách hàng ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty đã phấnđấu không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành công việc ngày càngtốt hơn

Tên công ty : Công ty TNHH Thương Mại và Vận tải Đức Hiền

Địa chỉ : Thôn Kinh Giao, Xã Tân Tiến, huyện An Dương, TP Hải Phòng

Điện thoại : 031.3871694

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và san lấp mặt bằng

- Vận tải và dịch vụ hàng hóa thủy bộ - bốc xếp hàng hóa

- Kinh doanh vật liệu xây dựng

Trang 27

- Mua bán máy móc thiết bị xây dựng

- Cho thuê máy móc, thiết bị , máy công trình, xe động cơ

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty

 Chức năng các bộ phận trong công ty

- Giám đốc công ty

Là người đứng đầu công ty chỉ đạo , điều hành công tác sản xuất kinh doanh, công tác đầu

tư phát triển của toàn công ty , chịu trách nhiệm trước pháp luật , trước cơ quan chức năng vàtrước khách hàng về mọi mặt của công ty

- Phòng kế toán tổng hợp

Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tài chính của công ty, từ đơn giá , sản lượng, doanhthu, chi phí, các khoản nộp ngân sách, tài sản cố định thống kê, kế toán dự báo về tài chính củacông ty, tham mưu cho giám đốc đề ra những chính sách đúng đắn về tài chính của công ty

- Phòng kinh doanh

+) Đội bảo trì: chịu trách nhiệm về sự an toàn của các phương thiết bị của công ty, sửachữa bảo dưỡng xe định kỳ hay khi xe gặp sự cố

Phßng Gi¸m

Phßng

KÜ ThuËt

Phßng Nh©n sù

KÕ to¸n Thñ quü §éi b¸n hµng §éi vËt t §éi b¶o tr× §éi xe

Gi¸m s¸t c«ng tr×nh

Trang 28

+) Đội xe: đội lao động trực tiếp vận hành máy móc thiết bị phương tiện vậntải,lái xe, lái máy

+) Đội bán hàng: chịu trách nhiệm về vấn đề tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu tìm bạn hàngcho công ty

+) Đội vật tư: làm các công việc xuất nhập vật tư đáp ứng theo yêu cầu của công việc

- Phòng kĩ thuật thi công: giám sát các công trình, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chấtlượng các công trình cũng như hiệu quả của công trình

- Phòng nhân sự: chịu trách nhiệm quản lí các đội ngũ cán bộ công nhân viên trong côngty Ngoài ra công ty còn có các bộ phận bảo vệ, công nhân vệ sinh tạp vụ

2.1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty

Do đặc điểm sản phẩm dịch vụ công ty là vận tải, dịch vụ vận tải hàng hóa, chuyên sanlấp mặt bằng công trường , kinh doanh sắt thép vật liệu xây dựng Cơ sở vật chất thiết bị máymóc của công ty gồm có kho, bãi các phương tiện , máy móc, thiết bị như :

- Xe ô tô tải tự đổ Maz55102

- Xe ô tô Kamaz 16H – 6681

- Xe ô tô tải tự đổ 6 tấn

- Máy xúc đào bánh lốp Solar loại 50W và loại 200W

- Máy xúc đào bánh lốp Model WA100

- Máy xúc đào bánh xích Komatsu

- Máy đào Hyundai Robex 500W

- Máy đào Komatsu

- Cầu tàu

- Máy ủi bánh xích Komatsu

Trang 29

2.1.4 Tình hình lao động tiền lương

a Tình hình lao động

Bảng1 tình hình lao động của công ty

22

5050

11

Phòng kinh doanh : Đội bán hàng

: Đội vật tư

: Đội bảo trì

: Đội xe

85816

54614

602533,3314,28

3122

Trình độ chuyên môn :

- Đại học

- Cao đẳng

37

25

5040

12

b Tình hình tiền lương

Trang 30

Là một doanh nghiệp vận tải nên lao động của công ty có những đặc thù riêng Việc trảlương cho cán bộ công nhân viên là một việc rất quan trọngđược ban lãnh đạo công ty rất quantâm, lương đảm bảo cuộc sống cho người lao động, việc trả lương thỏa đáng với sức lao động

mà công nhân bỏ ra sẽ giúp họ yên tâm lao động khích lệ họ có tinh thần trách nhiệm với côngviệc luôn hết mình trong công việc

Lao động tại công ty có nhiều đối tượng và tính chất công việc cũng khác nhau vì vậy lươngcủa người công nhân được trả dựa trên hao phí sức lao động và khối lượng công việc tạo ra.Khoán quỹ lương: đây là hình thức trả lương được sự thỏa thuận giữa hai bên nhà tuyểndụng và người lao động.Người lao động khi kí kết hợp đồng tuyển dụng sẽ được biết mứclương mà mình sẽ nhận được hàng tháng, và công việc, nghĩa vụ trách nhiệm của mình vớicông ty Những điều này được ghi trong hợp đồng lao động Thường thì công ty áp dụng hìnhthức trả lương này với giám đốc, bộ phận quản lý, bộ phận bán hàng, kế toán, lái máy ủi

Ví dụ : Lương trả hàng tháng cho kế toán là 2.500.000đ, lương trả cho nhân viên bán hàng

Lương = Tiền cước + Tiền chi – Tạm ứng + Phụ cấp

2.1.5 Tình hình tài chính của công ty.

Bảng 1 Tình hình tài chính của công ty

Trang 31

2009(103đ) (1020103đ) % +/-

1 Tiền và các khoản tương

2 Đầu tư tài chính ngắn

(Nguồn : Phòng tài chính - kế toán)

Với số liệu bảng cân đối kế toán ta thấy biến động tài sản và nguồn vốn của công ty quacác năm như sau :

* Phần tài sản

* Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Năm 2010 so với năm 2009 tăng1.780.775 103 đồng (tỷ lệ tăng 166,8%) Nguyên nhân chủ yếu là do tiền và các khoản tươngđương với tiền và các khoản phải thu của khách hàng tăng Năm 2010 tiền và các khoảntương đương với tiền của công ty tăng một lượng khá lớn, tăng cao hơn năm 2009 là 574,6%;các khoản phải thu của khách hàng năm 2010 so với năm 2009cũng tăng cao Qua bảng tathấy, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn một lượng khá lớn vào năm 2010 Khoản phải

Trang 32

thu của khách hàng năm 2010 so với năm 2009 tăng 7335,9%.Do công ty dần đi vào hoạtđộng ổn định đã có thêm nhiều đối tăng làm ăn,vận tải hàng hóa,cung cấp vật liệu xây dưngcho một số khách hàng thanh toán chậm.Biểu hiện này không đáng lo ngại vì công ty đã cóthêm một lượng khách hàng không vì lợi ích trước mắt mà hướng đến khách hàng mục tiêulâu dài.

* Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: năm 2010 so với năm 2009 tăng 110,1% Qua số liệucho thấy tăng do tài sản cố định tăng.công ty đã chú trọng việc mở rộng quy mô bằng cáchđầu tư thêm máy móc thiết bị ,phương tiện vận tải song song với nó công ty đã đầu tư xâydựng nhà xưởng , nhà xe, kho bãi

Thực tế, để phản ảnh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị tài sản cố địnhhiện tại của công ty, tỷ trọng tài sản cố định đơn vị đang quản lý sử dụng so với toàn bộ tài sản

… ta phải xem xét “Tỷ suất đầu tư tài sản cố định” Mặt khác, để thấy được tỷ lệ về vốn chủ sởhữu dùng để trang bị cho tài sản cố định ta xem xét “ Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định”

Tỷ suất đầu tư tài sản cố định và Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của công ty qua 2 năm

như sau: Bảng 2 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định và Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

Trang 33

thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Trong tổng tài sản của công ty thì chủ yếu làtài sản cố định

Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 nhìn vào bảng ta thấy tỷsuất tự tài trợ tài sản cố định đang giảm dần đặc biệt năm 2010 giảm tới 25,4% so với năm

2009 đây là xu hướng xấu điều đó chứng tỏ tiền đầu tư mua tài sản cố định của công ty chủyếu là từ nguồn vốn vay Điều đó cho thấy khả năng tài chính của công ty là chưa vững vàng.Công ty phải dùng nguồn vốn vay để xây dựng mới, mua sắm tài sản cố định; trong khi đó, tàisản cố định thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh lâu dài nên không thể thu hồi nhanh chóngđược

* Phần nguồn vốn

* Nợ phải trả: năm 2010 so với năm 2009 tăng 5.374.485 103đ (tỷ lệ tăng 166,4%).Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng.Lý do là vì công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốnvay đăc biệt là vay ngắn hạn Tuy công ty chưa chủ động được các nguồn vốn nhưng điều nàyđồng nghĩa với việc công ty có thêm vốn hoạt động, mở rộng thêm quy mô, liên doanh liên kết

và phần lớn tài sản cố định tăng thêm được đầu tư bằng nguồn vốn vay ngắn hạn

* Vốn chủ sở hữu : năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.302.480 103đồng (tỷ lệ tăng 56,3%).Trong đó, sự tăng lên chủ yếu là của nguồn vốn kinh doanh Với số liệu trên cho thấy, công tyhoạt động có hiệu quả, tạo ra được lợi nhuận để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh của mình.Nhìn chung qua bảng cân đối kế toán ta thấy tài sản và nguồn vốn của công ty đều có xuhướng tăng lên theo từng năm chứng tỏ công ty đã và đang đầu tư đúng hướng

2.1.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty

+ Thuận lợi.

Trang 34

Với sự phấn đấu của cỏn bộ cụng nhõn viờn trong cụng ty đó khiến nhiều khú khănđược khắc phục rất nhiều Với chớnh sỏch tiền và tiền thưởng hợp lý cũng là một nhõn tốkhuyến khớch người lao động hăng say trong cụng việc là cơ sở để đảm bảo cho cụng ty đứngvững trong cơ chế thị trường.

Mặt khỏc cựng với sự đi lờn của đất nước ta trở thành một nước cụng nghiệp hiện đạithỡ nhu cầu xõy dựng cỏc cụng trỡnh ngày càng nhiều mà ngành nghề kinh doanh của cụng ty làmột ngành nghề mới cú ớt sự cạnh tranh ngoài ra do sự đảm bảo về chất lượng hàng húa nhữngkhỏch hàng thõn thiết của cụng ty cú số lượng tương đối nhiều khiến cho uy tớn của cụng tyngày một nõng lờn

2.2 Phõn tớch hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại cụng ty TNHH Thương mại

vận tải Đức Hiền.

2.2.1 Phõn tớch chung hoạt động kinh doanh thụng qua bỏo cỏo kết quả kinh doanh.

Bảng 2 Bỏo cỏo kết quả kinh doanh

3.Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 14.513.598 14.108.307 2,8 405.291

4 Giá vốn hàng bán 11 10.994.408 10.832.939 1,4 61.4695.Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ(20=10-11) 20 3.519.190 3.275.368 7,4 243.8226.Doanh thu hoạt động tài chính 21

Trang 35

3.Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 14.108.307 13.602.123 3,7 506.184

4 Giá vốn hàng bán 11 10.832.939 10.545.799 2,7 28.7145.Lợi nhuận gộp về bán hàng và

cung cấp dịch vụ(20=10-11) 20 3.275.368 3.056.324 7,1 219.0446.Doanh thu hoạt động tài chính 21

Trang 36

thể là năm 2009 tăng 506.184 103đ so với năm 2008, về số tương đối tăng là 3,7%; năm 2010

tăng 405.291 103đ so với năm 2009, về số tương đối tăng là 2,8 %

Qua bảng ta thấy mặc dù doanh thu qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng doanh thu

hàng năm đang giảm do sư biến động nền kinh tế vào năm 2009 đã có ảnh hưởng rất lớn đến

doanh thu của công ty

Nếu xét về % quy mô chung, dựa vào chỉ tiêu doanh thu thuần để so sánh với các chỉ tiêu

còn lại Chỉ tiêu doanh thu thuần lại là tổng hợp của hai chỉ tiêu giá vốn hàng bán và lợi nhuận

gộp Do đó, giá vốn hàng bán càng cao thì lợi nhuận gộp càng thấp và ngược lại, giá vốn hàng

bán càng thấp thì lợi nhuận gộp càng cao Trong 3 năm vừa qua,giá vốn hàng bán năm 2009

tăng 28.714 103đ so với năm 2008 tương ứng với tăng 2,7 % ;năm 2010 tăng 61.469 103đ

tương ứng tăng 1,4 % so với năm 2009.Ta thấy tốc độ tăng giá vốn hàng bán đang có xu

hướng giảm điều này rất tốt làm cho lợi nhuận gộp của công ty càng cao Riêng các chi phí

còn lại như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều có tỷ trọng

tăng qua các năm làm giảm tỷ trọng lợi nhuận tăng qua các năm.vì vậy công ty cần có chính

sách hợp lý cho các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tránh lãng phí

Tóm lại ta thấy mặc dù công ty kiểm soát được tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, tuy

nhiên tốc độ tăng cảu chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp lại cao hơn nhiều so với tốc độ

tăng của doanh thu điều này cho thấy công ty chưa kiểm soát được hai khoản chi phí đặc biệt

chi phí quản lý doanh nghiệp để đạt kết quả tốt hơn

Lợi nhuận của đơn vị tạo ra trong kỳ là tổng hợp của các hoạt động chính sau: hoạt động

cung cấp hàng hóa và dịch vụ, hoạt động tài chính và hoạt động khác Trong đó, lợi nhuận

chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại Tuy nhiên, hoạt động tài chính và hoạt

động khác cũng góp phần làm cho tổng lợi nhuận mỗi năm đều tăng

2.2.2 Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu.

Bảng 5 Tình hình doanh thu qua 3 năm

ĐVT: 10 3 đồng

Chênh lệch 2009/2008

Chênh lệch 2010/2009

Trang 37

ĐVT 10 3 đ

13607386

14551842 14133385

13000000 13500000 14000000 14500000 15000000

2008 2009 2010

Doanh thu

hgjujThông qua biểu đồ doanh thu ta thấy, tổng doanh thu của công ty luôn tăng qua các

năm Tốc độ tăng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 là 3.8%, cao hơn tốc độ tăng năm

2010 so với năm 2009.Tổng doanh thu bao gồm doanh thu từ bán hàng cung cấp dịch vụ,

doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ các khoản thu nhập khác mà trong đó doanh

thu chiếm chủ yếu trong tổng doanh thu là doanh thu từ cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch

vụ Sở dĩ tổng doanh thu năm 2010 lại có tốc độ thấp hơn so với năm 2009 là do tốc độ doanh

thu bán hàng và cung cấp hàng hóa dịch vụ năm 2010 thấp hơn so với năm 2009 Để đạt được

doanh thu như vậy, công ty đã không ngừng phấn đấu, phát huy thế mạnh sẵn có của mình

luôn tìm tòi đầu tư các dịch vụ mới Bên cạnh, còn hai khoản mục doanh thu hoạt động tài

chính và thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp phần làm tăng tổng doanh thu

Trang 38

Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty đạt được như vậy cho thấy công ty có những cố

gắng rất nhiều trong thị trường đầy biến động, đặc biệt sự cạnh tranh giữa các công ty vận tải

ngày càng khó khăn Vì thế, công ty cần phải duy trì và phát huy hơn nữa

Tổng doanh thu của công ty chủ yếu là doanh thu từ cung cấp hàng hóa và dịch vụ.Ngành

nghề kinh doanh chính mà công ty chủ yếu hoạt động đó là dịch vụ vận tải ,và cung cấp các

vật liệu phục vụ xây dựng và đó cũng là nguồn thu chính của công ty Ngoài ra góp phần làm

cho tổng doanh thu của công ty tăng lên là do công ty cũng có một số khoản thu nhập khác

như các hoạt động kinh doanh san lấp mặt bằng, cho thuê các phương tiện vận tải, cho thuê

văn phòng, thanh lý một số tài sản,phế liệu

2.2.3 Tình hình biến động của chi phí.

Bảng 6 Tình hình chi phí qua 3 năm

ĐVT: 10 3 đồng

Chênh lệch 2009/2008

Chênh lệch 2010/2009

Giá vốn hàng bán 10.545.799 10.832.939 10.994.408 28.714 2,7 61.469 1,4Chi phí bán hàng 165.635 185.230 250.350 19.595 11,8 65.120 35,1Chi phí QLDN 2.779.002 2.985.215 3.140.300 206.213 7,4 155.085 5,1Chi phí tài chính

(nguồn : Phòng kế toán)

Ngày đăng: 09/05/2014, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PTS Nguyễn Văn Công(1996), Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích báo cáo tài chính và hoạt động kinh doanh
Tác giả: PTS Nguyễn Văn Công
Năm: 1996
2. TS Lý Bách Chấn (1986), Phân tích hoạt động kinh tế công ty vận tải thủy nội địa, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh tế công ty vận tải thủy nội địa
Tác giả: TS Lý Bách Chấn
Nhà XB: Nhàxuất bản Giao thông vận tải
Năm: 1986
3. Lưu Thị Hương (1998), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
4. Giáo trình Kinh tế thương mại – NXB Hà Nội năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thương mại
Nhà XB: NXB Hà Nội năm 2005
5. TS Nguyễn Văn Sơn (2002), Thông tin kinh tế, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin kinh tế
Tác giả: TS Nguyễn Văn Sơn
Năm: 2002
6. GSTS Vương Toàn Thuyên (2000), Marketing, Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing
Tác giả: GSTS Vương Toàn Thuyên
Năm: 2000
7. PGS.TS Võ Thanh Thu (1997), Kinh tế và phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và phân tích hoạt động doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS Võ Thanh Thu
Nhà XB: Nhà xuấtbản Thống kê
Năm: 1997
8. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh – NXB Thống kê 2004 9. Quản trị kinh doanh – NXB Lao động , Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh" – NXB Thống kê 20049. "Quản trị kinh doanh
Nhà XB: NXB Thống kê 20049. "Quản trị kinh doanh "– NXB Lao động

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2 Báo cáo kết quả kinh doanh Năm 2010 - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 2 Báo cáo kết quả kinh doanh Năm 2010 (Trang 34)
Bảng 4 Báo cáo kết quả kinh doanh  năm 2009 - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 4 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 (Trang 35)
Bảng 5 Tình hình doanh thu qua 3 năm - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 5 Tình hình doanh thu qua 3 năm (Trang 37)
Bảng 7 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 7 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm (Trang 40)
Bảng 9 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 9 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận (Trang 43)
Bảng 8 Tình hình sản lượng tiêu thụ một số vật liệu chủ yếu - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 8 Tình hình sản lượng tiêu thụ một số vật liệu chủ yếu (Trang 46)
Bảng 9 Tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động tiền lương - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 9 Tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động tiền lương (Trang 47)
Bảng 11 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 11 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 51)
Bảng 12 Khả năng thanh toán ngắn hạn - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 12 Khả năng thanh toán ngắn hạn (Trang 52)
Bảng 13 Khả năng thanh toán dài hạn - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
Bảng 13 Khả năng thanh toán dài hạn (Trang 53)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 71)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh thương mại vận tải đức hiền
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w