1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 830 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cần thiết của đề tài (0)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 5. Kết cấu của luận văn (7)
  • CHƯƠNG I....................................................................................................................8 (8)
    • 1.1 Tổng quan về dự án đầu tư (8)
      • 1.1.1 Khái niệm đầu tư (8)
      • 1.1.2 Dự án đầu tư (9)
    • 1.2. Quản lý dự án đầu tư (14)
      • 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án (14)
      • 1.2.2. Mục đích của quản lý dự án (16)
      • 1.2.3. Quá trình quản lý dự án (17)
      • 1.2.4. Các hình thức quản lý dự án đầu tư (38)
  • CHƯƠNG II................................................................................................................41 (41)
    • 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay (41)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (41)
      • 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty (43)
      • 2.1.3 Kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian qua (44)
    • 2.2. Phân tích thực trạng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH Kỹ thuật quản lý bay (0)
      • 2.2.1 Giới thiệu các loại Dự án đầu tư xây dựng tại Công ty (47)
      • 2.2.2. Hình thức tổ chức quản lý dự án tại Công ty (49)
      • 2.2.3 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư của công ty trong thời gian qua (50)
      • 2.2.4 Đánh giá kết quả thực hiện các dự án đầu tư (51)
    • 2.3. Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty (54)
      • 2.3.1 Phân tích công tác quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư (54)
      • 2.3.2 Phân tích công tác quản lý dự án giai đoạn thực hiện đầu tư (58)
  • CHƯƠNG III...............................................................................................................74 (41)
    • 3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 (0)
      • 3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh (74)
      • 3.1.2. Kế hoạch đầu tư xây dựng giai đoạn 2012-2015 (76)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư (79)
      • 3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao năng lực Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án (80)
      • 3.2.2. Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (82)
      • 3.2.3. Hoàn thiện quy trình quản lý dự án đầu tư trong giai đoạn thực hiện đầu tư (88)
      • 3.2.4. Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn kết thúc đầu tư (92)
    • 3.3. Một số kiến nghị (96)
      • 3.3.1. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách (96)
      • 3.3.2. Đối với Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (98)
  • KẾT LUẬN (99)
  • PHỤ LỤC (100)

Nội dung

2 Đề tài Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLDA tại Công ty TNHH KTQLB LỜI CAM ĐOAN TC "LỜI CAM ĐOAN" \f C \l "1" Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu kh[.]

Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng nhằm định hướng cho việc hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tạiCông ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay.

Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH

Kỹ thuật Quản lý bay, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng này. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng lý luận kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn ở Công ty để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.

Kết cấu của luận văn

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư xây dựng

Chương II: Phân tích thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay.

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay

Tổng quan về dự án đầu tư

1.1 Tổng quan về dự án đầu tư

1.1.1 Khái niệm đầu tư Đầu tư là một phạm trù đặc biệt đối với phạm trù kinh tế, xã hội của đất nước Có nhiều cách hiểu về khái niệm này, theo nghĩa rộng nhất, có thể hiểu là quá trình bỏ vốn, bao gồm cả tiền, nguồn lực và công nghệ để đạt được những mục tiêu nhất định trong tương lai Trong hoạt động kinh tế, đầu tư mang bản chất kinh tế, đó là quá trình bỏ vốn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Cũng có thể hiểu đầu tư là việc đưa một lượng vốn nhất định vào quá trình hoạt động kinh tế nhằm thu lại lượng vốn lớn hơn sau một khoảng thời gian nhất định Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Luật đầu tư số 59/2005/QH11, ngày 29/11/2005).

Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư, chẳng hạn theo tiêu thức quan hệ hoạt động quản lý của chủ đầu tư, có hai loại: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Chẳng hạn như nhà đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán: Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể được hưởng các lợi ích như cổ tức, tiền lãi trái phiếu…nhưng không được tham gia quản lý trực tiếp tài sản mà mình bỏ vốn đầu tư. Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp, hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội Đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung Đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động xây dựng cơ bản, từ việc khảo sát và quy hoạch, thiết kế và sử dụng cho đến khi lắp đặt thiết bị hoàn thiện việc tạo ra cơ sở vật chất, nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ cho nền kinh tế quốc dân.

Như vậy, đầu tư XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tư nói chung, đó là việc chủ thể kinh tế bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội Đầu tư XDCB có tác động rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo hoạt động sản xuất và đời sống xã hội không ngừng phát triển Thực tế lịch sử đã cho thấy bất cứ một phương thức sản xuất xã hội nào cũng đều phải có sơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng.

Các hoạt động đầu tư thường được tiến hành theo dự án, vậy thế nào là một dự án, nên tiến hành quản lý dự án như thế nào

1.1.2.1 Khái niệm dự án đầu tư

Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định (Theo điều 3 - Luật đấu thầu ), hay nói cách khác dự án đầu tư là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thể thực mới.

“Dự án đầu tư” là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoản thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp) (Nghị định 52/1999/NĐ-CP, ngày 08/07/1999).

1.1.2.2 Sự cần thiết của dự án đầu tư Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: dự án đầu tư là cơ sở thẩm định và ra quyết định đầu tư.

Trên góc độ chủ đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ để xin phép đầu tư và giấy phép hoạt động, xin phép nhập khẩu máy móc vật tư kỹ thuật, xin hưởng các khoản ưu đãi đầu tư, xin gia nhập các khu chế xuất, khu công nghiệp, xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước, là căn cứ để kêu gọi góp vốn hoặc phát hành các cổ phiếu, trái phiếu…

Dự án đầu tư khi được xây dựng sẽ đem lại những kết quả kinh tế và xã hội to lớn:

Kết quả trực tiếp: công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tạo điều kiện giao thông thuận lợi, phát triển kinh tế, kéo theo hàng loạt những dự án đầu tư khác khiến bộ mặt kinh tế quanh khu vực có công trình thay đổi.

Kết quả gián tiếp: tạo công ăn việc làm, nhiều ngành nghề mới phát sinh trong khu vực có công trình xây dựng được tạo nên, tạo cảnh quan đô thị.

1.1.2.3 Đặc điểm của dự án đầu tư

Dự án có mục đích, kết quả xác định Điều này có thể hiện tất cả các dự án đều phải có kết quả được xác định rõ Kết quả này có thể là một tòa nhà, một con đường, một dây chuyền sản xuất….Mỗi dự án lại bao gồm một tập hợp nhiệm vụ cần thực hiện Mỗi dự án bao gồm một tập hợp nhiệm vụ cần thực hiện Mỗi nhiệm vụ lại có kết quả riêng, độc lập Tập hợp các kết quả cụ thể của các nhiệm vụ hình thành nên kết quả chung của dự án.

Dự án chu kỳ phát triển riêng và thời gian tồn tại hữu hạn Dự án là một sự sáng tạo, dự án không kéo dài mãi mãi Khi dự án kết thúc, kết quả dự án được chuyển giao cho bộ phận quản lý vận hành, nhóm quản lý dự án giải tán.

Dự án có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người hưởng từ dự án, các nhà tư vấn Nhà thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của chủ đầu tư mà sự tham gia của các thành phần trên cũng khác nhau.

Sản phẩm dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo Kết quả của dự án có tính khác biệt cao, sản phẩm và dịch vụ do dự án đem lại duy nhất.

Môi trường hoạt động “ va chạm” quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị… Trong quản lý, nhiều trường hợp, các thành viên ban quản lý dự án lại có “hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau…do đó, môi trường quản lý dự án có nhiều quan hệ phức tạp nhưng năng động.

Quản lý dự án đầu tư

1.2 Quản lý dự án đầu tư

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của quản lý dự án

Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

Quản lý dự án (Project Management – PM) là quá trình lập kế hoạch, theo dõi và kiểm soát tất cả những vấn đề của một dự án và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách được được duyệt với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt Nói cách khác QLDA là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án hay nói cách khác QLDA là việc huy động các nguồn lực và tổ chức các công nghệ để thực hiện được mục tiêu đề ra.

QLDA đầu tư xây dựng là một quá trình phức tạp nó mang tính duy nhất không có sự lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu về số lượng và chất lượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con người cũng khác nhau,…thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư Cho nên việc điều hành QLDA cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.

QLDA là một yếu tố quan trọng quyết định tồn tại của dự án QLDA là sự vận dụng lý luận, phương pháp quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc có liên quan tới dự án đầu tư dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn.

Theo Viện quản lý dự án (PMI): “Quản lý dự án là ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án để thỏa mãn các yêu cầu của dự án”.

Theo Giáo trình quản lý dự án của tác giả PGS.TS Từ Quang Phương:

“Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”.

Dù tiếp cận theo góc độ nào thì quản lý dự án cũng bao gồm ba giai đoạn chủ yếu Đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện và giám sát.

+ Lập kế hoạch Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.

+ Điều phối thực hiện dự án Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian Giai đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị cho phù hợp.

+ Giám sát Đây là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha của dự án.

Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:

1 Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.

2 Khách thể của QLDA liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án) Những công việc này tạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của dự án.

3 Mục đích của QLDA là để thể hiện được mục tiêu dự án, tức là sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Bản thân việc quản lý không phải mục đích mà là cách thực hiện mục đích.

4 Chức năng của QLDA có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án Nếu tách rời các chức năng này thì dự án không thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện Quá trình thực hiện mỗi dự án cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo.

1.2.2 Mục đích của quản lý dự án

1.2.2 Mục đích của quản lý dự án

QLDA đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như sự nỗ lực, tính tập thể, yêu cầu hợp tác…vì vậy nó có tác dụng rất lớn, dưới đây trình bày một số mục đích chủ yếu như sau:

- Liên kết tất cả các công việc, các hoạt động của dự án.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ thường xuyên, gắn bó giữa nhóm quản lý dự án với khách hàng và các nhà cung cấp đầu vào cho dự án.

- Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia dự án.

Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Năm 1986 trước yêu cầu phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, Xí nghiệp Điện tử hàng không ra đời với mục tiêu xây dựng một đơn vị làm kỹ thuật điện tử chung cho toàn ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.

Ngày 29/01/1989 thành lập Trung tâm Thông tin Hàng không trên cơ sở sát nhập Xí nghiệp điện tử hàng không và Đội khai thác thông tin C29, là đơn vị trực thuộc Công ty Quản lý bay, có chức năng khai thác và bảo đảm kỹ thuật thông tin điện tử của cơ quan Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Ngày 05/6/1998 Trung tâm Thông tin hàng không đổi tên thành Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Quản lý bay, là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, hạch toán phụ thuộc vào Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Trung tâm có chức năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành quản lý bay trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, góp phần đảm bảo hoạt động liên tục, an toàn và hiệu quả các hệ thống, phương tiện cung cấp dịch vụ không lưu và các dịch vụ khác của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam.

Năm 2008, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam chuyển đổi thành Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay với cơ chế hoạt động thông qua quan hệ kinh tế - tài chính giữa Tổng công ty với các công ty thành viên trên cơ sở sở hữu về vốn và phát huy quyền tự chủ của các doanh nghiệp thành viên Ngày 23/3/2009 thành lập Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật Quản lý bay (Quyết định 636/QĐ-HĐQT của Hội đồng Quản trị Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam), là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có nhiệm vụ là:

- Cung ứng dịch vụ dẫn đường hàng không;

- Cung cấp dịch vụ bay kiểm tra hiệu chuẩn các thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không;

- Cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu thiết bị hàng không;

- Cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công, sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các thiết bị, công trình hàng không;

- Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo đảm hoạt động bay;

- Huấn luyện, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho các đơn vị trong và ngoài nước, sản xuất và cung ứng các dịch vụ công ích khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng hoặc giao kế hoạch.

Năm 2010, thực hiện Luật Doanh nghiệp 2005; Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi Công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên, do nhà nước làm chủ sở hữu Ngày 22/7/2010 Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay, đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bảo đảm hoạt động bay Việt Nam Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam sở hữu 100% vốn Điều lệ, được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ kinh doanh, hạch toán độc lập, có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Bảo đảm hoạt động bay.

Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay

Tên giao dịch quốc tế: Air Traffic Technical Company Limited

Tên viết tắt: ATTECH CO.,LTD

Trụ sở chính: Số 5/200 Đường Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.38721514 Fax: 04.38730398

Email: attech@hn.vnn.vn Website: www.attech.com.vnVốn điều lệ: 230 tỷ đồng.

Các cơ sở khác của Công ty:

1 Xưởng Sản xuất thiết bị Hàng không Địa chỉ: Tổ 15, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.38759625 Fax: 04.38759625

2 Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 58 Trường Sơn – Quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84.8) 8456081 Fax: (84.8) 8456081

3 Các đài dẫn đường trên toàn quốc: Nội Bài, Đầu Tây Nội Bài, Điện

Biên, Cát Bi, Nam Định, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Phù Cát, Cam Ranh, Phan Thiết, Long Khánh, Tân Sơn Nhất, Buôn Mê Thuột, Liên Khương, Pleiku, Cần Thơ, Phú Quốc, Côn Sơn Các đài dẫn đường này trực thuộc Xưởng Dịch vụ kỹ thuật.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công tyCơ cấu tổ chức của Công ty

Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty

2.1.3 Kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian qua

2.1.3 Kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian qua

Những năm 1990, cùng với sự phát triển của ngành Hàng không, kỹ thuật công nghệ thông tin là nhu cầu thực tiễn đầu tư phát triển ngành Quản lý bay. Quá trình đổi mới công nghệ kỹ thuật và quản lý điều hành bay Việt Nam diễn ra nhanh chóng nhằm đảm bảo yêu cầu hội nhập của Hàng không quốc gia với quốc tế Khó khăn lúc này của đơn vị là các nguồn lực mỏng và yếu Lãnh đạo Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam và Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay có định hướng đúng đắn là: Chú trọng công tác khoa học kỹ thuật, coi khoa học kỹ thuật là nhiệm vụ chiến lược có tính sống còn của đơn vị Từ đó, nhiều biện pháp được đặt ra và thực hiện, tạo điều kiện cho các Phòng, Xưởng phát huy năng lực và tự chủ trong sản xuất; tích cực bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật trẻ có năng lực, tạo hạt nhân cho công tác phát triển khoa học kỹ thuật; phát huy trí tuệ tập thể Hàng loạt các hạng mục công trình chuyên ngành đã được cán bộ, nhân viên Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay thiết kế, thi công lắp đặt đạt hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Công ty Liên quan đến sự kiện nhận lại quyền hành ngành phía Nam FIR/HCM, Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay đã lắp đặt thành công nhiều công trình, đưa sân bay Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn quốc tế, dự định cho đường bay A1 trong FIR/HCM; Hệ thống điện, đèn đường băng, sân đỗ, hệ thống thiết bị hạ cánh ILS/DME, đài dẫn đường DVOR/DME, hệ thống thiết bị trạm nguồn điện ra-đa Sơn Trà, Quy Nhơn; Khụi phục đài CVOR Nội Bài giảm ẳ chi phớ đầu tư Trong 10 năm qua đơn vị đã triển khai lắp đặt hiệu chỉnh đưa vào hoạt động nhiều công trình kỹ thuật chuyên ngành công nghệ hiện đại yêu cầu độ chính xác cao mà không cần thuê chuyên gia nước ngoài như: DVOR, ILS,

NDB, thiết bị thông tin vệ tinh…

Năm 1998 khi công trình đài DVOR/DME Nội Bài được đầu tư, Công tyTNHH Kỹ thuật quản lý bay đề xuất phương án thiết kế, sản xuất lắp đặt dàn phản xạ thay thế nhập ngoại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, thích ứng với khí hậuViệt Nam Dàn phản xạ này được hội đồng thẩm định nhà cung cấp thiết bịASII ( Mỹ ) đánh giá cao và mở ra khả năng đầu tư dàn phản xạ trong tương lai theo hướng tự lực và tiết kiệm Đến năm 2000 tiếp tục thiết kế, lắp đặt 4 dàn phản xạ, 4 đài dẫn đường DVOR/DME tại các sân bay Vinh, Cát bi, Phú bài, Buôn ma thuột Công ty TNHH Kỹ thuật quản lý bay cũng sản xuất thành công máy thu kiểm tra hệ thống tín hiệu các đài dẫn đường NDB, được Trung tâm Đo lường chất lượng quốc gia kiểm định và cấp giấy chứng nhận Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay đã tự viết chương trình phần mềm, thiết kế lắp đặt trung tâm chuyển điện văn tự động AMSC; Hệ thống đồng hồ thời gian chuẩn bằng công nghệ vi xử lý đạt chất lượng về kỹ thuật và mỹ thuật được lắp đặt tại Gia Lâm, Nội Bài, Đà Nẵng ACC/HCM Đội ngũ kỹ thuật của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay tham gia ứng phó sự cố Y2K năm 2000.

Nhiều công trình trọng điểm trong những năm gần đây cũng được Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay thực hiện thành công như: Thiết kế thi công đài chỉ huy sân bay quốc tế Nội Bài; hệ thống nguồn điện, đèn hiệu sân bay Nội Bài, Phú Bài, Cát Bi, Tân Sơn Nhất, sản xuất hàng trăm cột anten, nhiều bàn điều khiển không lưu và tủ đặt thiết bị kỹ thuật Trình độ mỹ thuật, kỹ thuật của các thiết bị không thua kém ngoại nhập Đơn vị còn lắp đặt trạm liên lạc định vị tàu đo đạc trên trên biển cho Tổng cục địa chính Thiết kế chế tạo cột anten cao 65m, 45m cho Trung tâm Kiểm sóat không lưu đường dài, tiếp cận AACC/HCM Với kết quả đã làm được và uy tín của đơn vị một số cán bộ kỹ thuật lành nghề của Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay được mời đi lắp đặt hiệu chuẩn thiết bị chuyên ngành Bảo đảm hoạt động bay ở Hàn Quốc, Ru-ma- ni, Căm-pu-chia, Lào…Đặc biệt Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ, sản xuất được các sản phẩm thuộc

Hệ thống đèn hiệu sân bay (bao gồm các loại đèn lề đường lăn, đèn lề đường cất hạ cánh, đèn thềm, đèn tiếp cận, đèn chớp, đèn pha xoay, đèn chướng ngại vật, biển báo có chiếu sáng, tủ điều dòng và bàn điều khiển xa hệ thống đèn hiệu, cột gió có chiếu sáng…), một số vật tư lắp đặt hệ thống đèn hiệu như ống cổ cong, khớp dễ gãy, cáp sơ cấp, thùng đèn,… Ngoài ra ATTECH cũng giới thiệu các sản phẩm khác thuộc lĩnh vực CNTT như hệ thống chuyển tiếp điện văn tự động, bộ đồng hồ thời gian chuẩn GPS Tất cả các sản phẩm này đều hoạt động như trong điều kiện thực tế, đựoc lắp đặt tại sân bay Cam Ranh,

Pleiku Các sản phẩm trang thiết bị hàng không sản xuất do ATTECH sản xuất đã được Cục HKVN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đưa vào khai thác.

Nhiều sản phẩm của ATTECH được Cục sở hữu trí tuệ cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Đơn vị đã nghiên cứu, lắp đặt 12 trạm thông tin vệ tinh VSAT tại các sân bay địa phương trong cả nước để phục vụ công tác kiểm soát, chuyển giao điều hành bay trên 2 lĩnh vực liên lạc thoại và truyền số liệu; Triển khai mạng vệ tinh quốc tế cho Thái Lan, Lào, Cămpuchia, kết nối mạng trong khu vực phục vụ hiệp đồng chỉ huy điều hành bay an toàn, hiệu quả 100% các công trình được triển khai lắp đặt, hiệu chuẩn và đưa vào phục vụ bay đúng tiến độ, đạt chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật, không xảy ra sai sót ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng của công trình.

Ngoài những thành quả trên phải kể đến là Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay là chủ đầu tư các công trình Xây dựng đài dẫn đường DVOR/DME cho các sân bay như: Đầu Tây Nội Bài, Liên Khương, Phú Quốc, Phù Cát…tổ chức thực hiện thiết kế, thi công lắp đặt các công trình kỹ thuật quản lý bay.

Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty đã đạt những thành tựu quan trọng. Kết quả sản xuất kinh doanh của 4 năm tài chính gần đây được trình bày khái quát trong bảng sau:

Phân tích thực trạng thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH Kỹ thuật quản lý bay

2.2 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH

Kỹ thuật quản lý bay

Kỹ thuật quản lý bay

2.2.1 Giới thiệu các loại Dự án đầu tư xây dựng tại Công ty

2.2.1 Giới thiệu các loại Dự án đầu tư xây dựng tại Công ty

Trong thời gian qua, Công ty đã thực hiện các loại dự án như sau:

Bảng 2.2: Các loại dự án Công ty đã thực hiện trong các năm gần đây

STT Loại/tên các dự án Đặc điểm của dự án Quy mô của dự án Nguồn vốn

1 Dự án đầu tư xây dựng

- Các dự án XD đài dẫn đường

Xây dựng các đài dẫn đường để đảm bảo hoạt động bay, điều hành bay bằng vô tuyến hàng không

Vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty QLB Việt Nam

- Các dự án Cung cấp, lắp đặt hệ thống đèn hiệu hàng không –

Cung cấp và lắp đặt các thiết bị thuộc hệ thống đèn hiệu hàng không, đảm bảo cơ sở hạ tầng khu vực sân bay.

20-28tỷ/ gói thầu cung cấp, lắp đặt

2 Dự án sản xuất thiết bị dẫn đường hàng không

- Cung cấp, lắp đặt giàn phản xạ cho các đài dẫn đường , Cát bi,

Phú bài, Buôn ma thuột.

Giàn phản xạ là 1 kết cấu kim loại lắp đặt nổi trên mặt đất có các vị trí lắp đặt các anten và anten VOR được sử dụng để phản xạ sóng điện tư với phạm vi tần số cao rộng, cung cấp một mặt phẳng phản xạ sóng điện từ từ các an ten vị tinh đến 1 VOR

Khi chưa có dự án thì các giàn phải nhập ngoại, sau khi nghiên cứu và thiết kế thành công đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả cao cho đơn vị.

1 tỷ/giàn Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp

- Sản xuất các sản phẩm thuộc Hệ thống đèn hiệu sân bay bao

Các sản phẩm thuộc Hệ thống đèn hiệu sân bay gồm: các loại đèn lề đường lăn, đèn lề đường cất hạ cánh, đèn thềm, đèn tiếp cận, đèn chớp, đèn pha xoay, đèn chướng ngại vật, biển báo có chiếu sáng, tủ điều dòng và bàn điều khiển xa hệ thống đèn hiệu, cột gió có chiếu sáng…

3 Dự án đầu tư cung cấp dịch vụ bay hiệu chuẩn Đầu tư dịch vụ bay kiểm tra các thiết bị phụ trợ dẫn đường vệ tinh và thiết bị giám sát phụ thuộc ADS-B, Bay Kiểm tra các phương thức dẫn đường PBN (phương thức dẫn đường GNSS và DME/DME)

Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp

4 Các dự án kinh doanh khác

- Dự án đầu tư phát triển công nghiệp hàng không Đầu tư hoàn thiện các phòng đo lường, thử nghiệm trên các lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí, ánh sáng, môi trường…phục vụ công tác nghiên cứu , phát triển và đánh giá chất lượng sản phẩm công nghiệp HK

- Dự án lắp đặt các trạm thông tin vệ tinh

- Triển khai mạng vệ tinh quốc tế cho Thái

Kết nối mạng trong khu vực phục vụ hiệp đồng chỉ huy điều hành bay an toàn, hiệu quả.

Nắm bắt được xu thế và các cơ hội đầu tư Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay đã có những chuyển mình mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực đầu tư xây dựng công trình Hàng loạt các dự án đầu tư đã được triển khai và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Trong đó gồm các dự án:

- Đầu tư và xây dựng các đài dẫn đường DVOR/DME, đài kiểm soát không lưu.

- Đầu tư và khái thác các trạm ADS-B và trạm VHF/VSAT.

- Cung cấp, lắp đặt hệ thống đèn hiệu sân bay

- Đầu tư các dự án sản xuất thiết bị dẫn đường hàng không

2.2.2 Hình thức tổ chức quản lý dự án tại Công ty

2.2.2 Hình thức tổ chức quản lý dự án tại Công ty

Hiện nay, Công ty TNHH Kỹ thuật Quản lý bay đang áp dụng hình thức tổ chức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Đây là hình thức tổ chức quản lý dự án tương đối hợp lý đối với chủ đầu tư có hoạt động đầu tư với quy mô tương đối nhỏ, đa dạng và có địa bàn phân bố các dự án tương đối rộng.

Theo mô hình tổ chức quản lý dự án này, Giám đốc thay mặt Chủ đầu tư quản lý và điều hành toàn bộ các dự án đầu tư xây dựng do Công ty làm Chủ đầu tư Để giúp việc cho mình, Giám đốc ủy quyền, phân công trách nhiệm cho các Phó giám đốc giúp đỡ Giám đốc quản lý theo lĩnh vực của Dự án Các phòng chức năng thay mặt Công ty theo dõi, giám sát các hoạt động của Ban quản lý dự án theo chức năng chuyên môn và nhiệm vụ được giao.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức quản lý dự án của Công ty

PGĐ KỸ THUẬT PGĐ KINH DOANH

BAN QLDA 1 BAN QLDA 1 BAN QLDA

2.2.3 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư của công ty trong thời gian

2.2.3 Kết quả thực hiện các dự án đầu tư của công ty trong thời gian quaqua

Trong những năm qua, công tác QLĐT xây dựng của Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc Nhiều dự án đầu tư, công trình xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đã góp phần phát triển ngành hàng không đưa hệ thống các đài dẫn đường mới vào hoạt động góp phần bảo đảm hoạt động bay ngày càng có hiệu quả:

Bảng 2.3: DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2007-2012 ĐVT: triệu đồng

STT Nội dung Địa điểm xây dựng Tổng mức đầu tư Tiến độ thực hiện

I Các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ CNS cho VATM và dự án xây dựng hệ thống đèn hiệu cho Cảng hàng không

1 Đài DVOR/DME Phú Quốc Sân bay Phú Quốc - Tỉnh

Khương Sân bay Liên Khương -

3 Đài DVOR/DME Đầu Tây Nội

Bài Tỉnh Vĩnh Phúc 11,050 2007- 2009

4 Cung cấp, lắp đặt hệ thống đèn hiệu hàng không – Cảng hàng không Cam Ranh Tỉnh Khánh Hòa 27,000 2007-2010

5 Đài DVOR/DME Cần Thơ Tỉnh Cần Thơ 14,649 2008-2010

Xây dựng sân thể dục thể thao ngoài trời tại Xưởng Sản xuất thiết bị Hàng Không Đầu Đông sân bay Gia Lâm

Sân Bay Gia Lâm – Hà

7 Cung cấp, lắp đặt hệ thống đèn hiệu hàng không – Cảng hàng không Đà Nẵng Sân bay Quốc tế Đà Nẵng 21,9 2008-2012

Xây dựng Trung tâm Huấn luyện – Đào tạo nghiệp vụ nhân viên Hàng không chuyên ngành Thông tin, dẫn đường, giám sát

Sân Bay Gia Lâm – Hà

9 Đài dẫn đường DVOR/DME

Phù Cát Sân Bay Phù Cát – Tỉnh

11 Đài dẫn đường DVOR/DME

Phú Quốc mới Sân bay Quốc tế Phú

12 Đài kiểm soát không lưu CHK

Quốc Tế Phú Quốc Sân bay Quốc tế Phú

Quốc – Tỉnh Kiên Giang 58,613 2010-2012 Kết quả các dự án đầu tư xây dựng từ năm 2007-2012 như sau:

Năm 2007-2008, Công ty đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác được các dự án như: Xây dựng đài dẫn đường DVOR/DME Phú Quốc, đài dẫn đường DVOR/DME Liên Khương, Đầu tây Nội Bài và dự án Xây dựng, cung cấp lắp đặt hệ thống đèn hiệu hàng không Cam Ranh với tổng vốn đầu tư 42 tỷ đồng.

Năm 2009-2010, các dự án đầu tư tiếp tục là các dự án xây dựng đài dẫn đường DVOR/DME Cần Thơ và dự án cung cấp lắp đặt hệ thống đèn hiệu hàng không Quốc tế Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư là 48 tỷ.

Riêng năm 2010 là năm công ty chuyển đổi mô hình hoạt động từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập nên tập trung ít nguồn lực cho đầu tư xây dựng cơ bản mà tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh khác Tập trung thay đổi mô hình và cơ cấu hoạt động của công ty để đi vào hoạt động theo mô hình mới Trong năm thực hiện tiếp các dự án đầu tư xây dựng còn đang dang dở như công trình đài dẫn đường DVOR/DME Pleiku.

Năm 2011-2012, Công ty tiếp tục hoạt động kinh doanh trên cơ sở vốn điều lệ do Tổng công ty giao và hoạt động độc lập, các dự án do công ty làm chủ đầu tư ngày càng nhiều, ngoài các dự án đầu tư truyền thống như đài dẫn đường DVOR/DME Cảng hàng không Phú Quốc mới, đài kiểm soát không lưu Cảng hàng không Phú Quốc mới, dự án xây dựng hệ thống đèn hiệu hàng không Phù Cát – Tỉnh Bình Định thì Công ty đã tìm được khách hàng trong lĩnh vực mới và dự án Đầu tư và khai thác các trạm ADS-B Công ty tập trung cho đầu tư, tích cực phấn đấu tăng doanh thu dành cho đầu tư nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.4 Đánh giá kết quả thực hiện các dự án đầu tư

2.2.4 Đánh giá kết quả thực hiện các dự án đầu tư

Mặc dù có thể khẳng định kết quả công tác QLDA tại Công ty TNHH kỹ thuật Quản lý bay là đáng khích lệ, bằng kết quả đã đạt được mang lại nhiều đổi mới cho công tác quản lý dự án của Công ty, rất nhiều công trình được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới góp phần đáng kể cho việc phát triển nghành hàng không dân dụng Việt Nam. Đạt được những thành công trên là do nhiều nguyên nhân nhưng tập trung lại bao gồm những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hàng năm đều giành

1 khoản đáng kế cho lĩnh vực đầu tư xây dựng

- Hàng năm Tổng công ty luôn cơ chế phân công phân cấp, quản lý và điều hành nguồn vốn tập trung cho đầu tư phát triển Chính sách khuyến khích phát triển nghành hàng không dựa trên đầu tư xây dựng đài trạm mới đảm bảo cho hoạt động điều hành bay ngày càng được chú trọng.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư

Như tác giả đã trình bày trong chương 2, công tác QLDA đầu tư xây dựng tại Công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay những năm gần đây đạt được những kết quả đáng mừng song bên cạnh đó ban QLDA, Chủ đầu tư còn nhiều thiếu sót cần phải khắc phục để thực hiện được những định hướng trên có hiệu quả nghĩa là mục đích cuối cùng của công tác QLDA là làm sao thu được sản phẩm tốt nhất với giá cả hợp lý Nội hàm của QLDA là một phạm vi rộng và thực sự đổi mới thực hiện các biện pháp chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao công tác QLDA nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty đã có những định hướng nhằm phát triển năng lực quản lý dự án, cụ thể như sau:

- Nâng cao năng lực tổ chức, thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty theo hướng ngày một hoàn thiện và chuyên nghiêp, đủ sức quản lý tất cả các dự án do Công ty làm Chủ đầu tư.

- Hoàn thiện cơ cấu, tổ chức của các Ban quản lý dự án nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Tập trung hoàn thiện các cơ chế, quy chế quản lý dự án nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hoạt động quản lý dự án của Công ty.

- Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty.

- Quản lý dự án phải đóng vai trò là tham mưu cho các cấp lãnh đạo trong việc đưa ra quyết định đầu tư và thiết lập quy trình triển khai, kế hoạch khai thác, kinh doanh dự án nhằm thu được kết quả đầu tư cao nhất.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các công cụ nhằm nâng cao hiệu quản và chuyên nghiệp hóa công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.

3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao năng lực Chủ đầu tư và Ban quản lý dự

3.2.1 Hoàn thiện và nâng cao năng lực Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án án

3.2.1.1 Sự cần thiết thực hiện giải pháp

Con người luôn luôn xác định là nhân tố quan trọng và quyết định Đảng và Nhà nước ta chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý và thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong thời gian qua đã có thay đổi.Khi luật xây dựng, luật đấu thầu, luật đầu tư được ban hành và có hiệu lực thì việc tổ chức triển khai thực hiện là một công việc cực kỳ quan trọng, cần được các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở nghiêm túc quán triệt và thi hành để các điều khoản cụ thể của các Luật thật sự được đi vào cuộc sống Thạc sỹNguyễn Hồng Phong đã nêu rõ “ Một số chuyên gia có lý luận bàn về sự thành công của một văn bản quy phạm pháp luật với đại ý như sau: Một văn bản dù được chuẩn bị tốt mấy đi nữa thì cũng chỉ mới đảm bảo thành công 50%, phần50% còn lại là tùy thuộc vào quá trình tổ chức thực hiện, nghĩa là tùy thuộc vào người thực hiện và cơ quan quản lý các cấp” Như vậy năng lực của Chủ đầu tư,ban QLDA là yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm xây dựng có chất lượng đảm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật, khai thác có hiệu quả Chủ đầu tư , Ban QLDA có lượng công trình, quy trình quản lý dự án, hợp lý các thủ tục đảm bảo cơ sở pháp lý theo quy định Để có đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm QLDA thì phải tuân theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành thì phải thành lập Ban QLDA có đủ năng lực và nghiệp vụ, chuyên môn Giám đốc, các chức danh chuyên trách trong ban QLDA có trình độ đào tạo phù hợp với từng dự án, có như thế mới am hiểu chuyên sâu về công tác chuyên môn, tránh gây những hậu quả không đáng có khi thực hiện dự án Do đó Chủ đầu tư dứt khoát phải thành lập Ban QLDA với đội ngũ cán bộ đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện quản lý các dự án đầu tư.

3.2.1.2 Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện Một là, Cụ thể hóa tiêu chuẩn và quy định trách nhiệm của chủ đầu tư.

Một thực tế cho thấy rằng cán bộ quản lý dự án của chủ đầu tư còn tỏ ra nhiều yếu kém, không đủ trình độ ngành nghề không phù hợp, thiếu trách nhiệm v.v….Tiêu chuẩn của chủ đầu tư và ban quản lý dự án phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên môn của dự án

Hai là, Thường xuyên đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý về đầu tư

XDCB Công tác QLDA đầu tư cần được coi là một nghề và vì vậy phải có những các bộ chuyên nghiệp Chương trình đào tạo phân ra nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để các chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn khác nhau để các chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực nào thì được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đó.

Ba là, Chủ đầu tư phải nâng cao trách nhiệm trong việc lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật, thực hiện chọn thầu theo đúng quy định Thường xuyên kiểm tra đôn đốc đơn vị tư vấn, tuyệt đối nghiêm cấm việc bắt ép các đơn vị tư vấn làm theo ý chủ quan không có cơ sở khoa học.

Bốn là, Tăng cường quyền hạn trách nhiệm chủ đầu tư, theo quy định của điều lệ, chủ đầu tư là người trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư, có thể là người quản lý sử dụng tài sản sau đầu tư nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm từ khâu dự án đến quá trình khai thác sử dụng Để tăng cường quyền hạn và trách nhiệm chủ đầu tư, ngăn ngừa thất thoát lãng phí cần chấn chỉnh khâu này theo hướng sau:

- Xác định rõ trách nhiệm tác nhân của chủ đầu tư đối với hoạt động đầu tư Quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập Ban quản lý dự án, trong việc lựa chọn nhà thầu, trong đấu thầu và chỉ định thầu, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán, việc quản lý giá cả và thời gian xây dựng Ban hành cơ chế kiểm tra và ràng buộc Chủ đầu tư nhằm hạn chế sự chi phối các hoạt động đấu thầu, lựa chọn Nhà thầu theo luật đấu thầu và thanh quyết toán công trình Đây là khâu quan trọng để hạn chế thất thoát kém hiệu quả.

3.2.2 Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

3.2.2 Hoàn thiện quản lý dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

3.2.2.1 Giải pháp trong công tác khảo sát a) Sự cần thực hiện giải pháp

Sau khi có kế hoạch được duyệt, công tác khảo sát cũng được quan tâm ngay Công tác khảo sát là công việc ban đầu, là giai đoạn công trình còn hoang sơ, tiến hành gặp rất nhiều khó khăn vì vậy nếu chủ động được công tác kế hoạch đồng nghĩa với việc chủ động công tác khảo sát.

- Về phía đơn vị Tư vấn khảo sát, thiết kế phải được thực hiện nghiêm túc công tác khảo sát phục vụ lập dự án đầu tư và thiết kế bản vẽ thi công, bởi vì kết quả khảo sát là đầu vào cho quá trình thiết kế, số liệu đầu vào không chính xác tất yếu dẫn đến đề án thiết kế sẽ bị thay đổi trong quá trình tổ chức thực hiện dự án, phải xử lý hiện trường quá nhiều, gây khó khăn cho công tác QLDA và chậm tiến độ công trình.

Một số kiến nghị

3.3.1 Về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách 3.3.1 Về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách

Quy định về đấu thầu tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 và các Mẫu hồ sơ mời thầu quy định chung cho các loại công trình, tương đối phù hợp với các công trình quy mô lớn, có độ phức tạp, yêu cầu cao về kỹ thuật. Song trên thực tế, phần lớn các công trình có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản đã bị ràng buộc bởi các yêu cầu quá cao, làm hạn chế hoặc triệt tiêu khả năng tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp mới Công tác đấu thầu tuy đã thực hiện đầy đủ các quy trình, nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu; song hiệu quả mang lại còn rất hạn chế, không tương xứng với chi phí, thời gian bỏ ra Vì vậy, cần thiết phải đưa ra một số tiêu chí cơ bản để xác định quy mô gói thầu, yêu cầu kỹ thuật của gói thầu Đối với gói thầu quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản chỉ cần yêu cầu về năng lực kỹ thuật và khả năng về vốn để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới tham gia đấu thầu, xem xét sửa đổi theo hướng áp dụng hình thức chào giá cạnh tranh để tiết kiệm chi phí cho công tác đấu thầu và thời gian thực hiện

Luật Đấu thầu đã quy định: Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quyết định tại Điều 1 của Luật (sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên) phải áp dụng đấu thầu rộng rãi (Khoản 1, Điều 18) Tuy nhiên, nhằm hạn chế, làm giảm hiệu quả của đấu thầu Hình thức chỉ định thầu cần được quy định chặt chẽ đối với các gói thầu cụ thể theo hướng: làm rõ quy trình được thu hẹp tới mức tối thiểu Những trường hợp chỉ định thầu cần được công khai hoá các điều kiện và phải do một hội đồng (mang tính chất tư vấn) xem xét và đầu tư là người quy định lựa chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó. Để bảo đảm tính minh bạch, công khai trong đấu thầu, cần quy định chi tiết việc đăng tải công khai các thông tin về đấu thầu trong hệ thống thông tin về đấu thầu do Nhà nước quản lý (Báo đấu thầu và trang tin điện tử về đấu định cụ thể về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm Việc quy định các hành vi bị cấm trong đấu thầu đã được Luật Đấu thầu và xử lý vi phạm (Điều 12), song cần được xác định rất cụ thể trong các thông tư hướng dẫn thực hiện Luật và phải có cơ chế để thu thập thông tin, phát hiện vi phạm của các chủ thể tham gia đấu thầu.

Mặt khác, theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành, việc đấu thầu EPC (tổng thầu) hoặc từng gói thầu của các dự án đầu tư xây dựng được chia làm hai giai đoạn Giai đoạn sơ tuyển về năng lực, kinh nghiệm và giai đoạn đấu thầu thương mại và giá Theo phương thức lựa chọn này thì hầu hết các nhà thầu đều vượt qua giai đoạn 1, vì các nhà thầu có thể thuê các nhà tư vấn có kinh nghiệm làm bài Giai đoạn 2 là đấu giá Thực chất đấu thầu ở Việt Nam hiện nay là đấu về giá

Hiện chúng ta đang vận dụng một cách cứng nhắc và máy móc Luật Đấu thầu của các nước và ngân hàng tư bản mà chúng ta quên rằng hình thức sở hữu của các nước này so với nước ta đang hoàn toàn khác Các nhà đầu tư của các nước tư bản là các nhà đầu tư tư nhân Nhà máy, dự án là sở hữu riêng của họ, trong khi ở nước ta tài sản, của cải, nhà máy, dự án là của Nhà nước Khi chúng ta chưa đa dạng và thay đổi hình thức sở hữu mà lại áp dụng vội vàng và cứng nhắc Luật Đấu thầu của nước ngoài sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi quốc gia, cản trở quá trình công nghiệp hóa và xây dựng các tập đoàn công nghiệp trong nước

Vì vậy, Nhà nước cần sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu thầu Một trong những bất cập của Luật Đấu thầu là việc chúng ta bãi bỏ điều khoản nêu xuất xứ thiết bị trong hồ sơ mời thầu Chúng ta phải có những quy định cụ thể cho các yêu cầu tối thiểu về cấp độ tiên tiến và hiện đại của thiết bị công nghệ cho từng lĩnh vực công nghiệp như năng lượng, thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng,thép, lọc, hoá dầu , đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ban,ngành để quản lý, giám sát việc thực hiện các yêu cầu này Nghĩa là trong Luật đấu thầu và hồ sơ mời thầu cần đưa hệ số tính điểm về xuất xứ thiết bị vào để xét thầu

3.3.2 Đối với Tổng công ty quản lý bay Việt Nam

3.3.2 Đối với Tổng công ty quản lý bay Việt Nam

Chỉ đạo các đơn vị thẩm định các sản phẩm tư vấn: Tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, kiên quyết không quyết định đầu tư dự án không có trong quy hoạch và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, đúng đắn của các báo cáo thẩm định, thẩm tra và chất lượng của sản phẩm tư vấn trình duyệt Chấm dứt hợp đồng và phạt đơn vị tư vấn có sản phẩm tư vấn có chất lượng thấp.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc QLDA đầu tư Xây dựng đồng bộ các chính sách liên quan đến việc quản lý dự án để áp dụng đồng bộ trong Tổng Công ty đối với những dự án khác nhau Cải cách thủ tục hành chính theo hướng phân cấp mạnh, rõ trách nhiệm, giảm thời gian, của các khâu trong quá trình đầu tư và xây dựng.

Chương 3 đã nêu lên định hướng phát triển của Công ty TNHH Kỹ thuật quản lý bay và kế hoạch đầu tư giai đoạn 2012 -2015 Để thực hiện các dự án một cách có hiệu quả, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, đó là các giải pháp:

- Hoàn thiện và nâng cao năng lực Chủ đầu tư của BQLDA

- Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Giải pháp về công tác khảo sát, lập dự án đầu tư, thẩm định trình phê duyệt.

- Trong giai đoạn thực hiện đầu tư: Giải pháp về công tác đấu thầu, đền bù GPMB, giám sát thi công, quản lý tiến độ thi công, lập biện pháp tổ chức thi công công trình.

- Trong giai đoạn kết thúc đầu tư: Giải pháp về công tác nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng.

Các giải pháp đưa ra có cơ sở khoa học và thực tiễn, đúng hướng và có tính khả thi Đồng thời chương 3 cũng đề xuất một số kiến nghị để thực hiện tốt công tác quản lý dự án.

Ngày đăng: 09/04/2023, 21:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w