1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh đầu từ thương mại và vận tải anh minh thực hiện

65 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 898,64 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ĐẦU TỪ THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ANH[.]

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ĐẦU TỪ THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ANH MINH THỰC HIỆN 3

1.1 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH đầu từ thương mại và vận tải Anh Minh thực hiện 3

1.1.1 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính 3

1.1.2 Tổ chức kế toán khoản mục tài sản cố định 6

1.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH đầu từ thương mại và vận tải Anh Minh thực hiện 15

1.3 Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH đầu tư thương mại và vận tải Anh Minh thực hiện 16

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán 17

1.3.2 Thực hiện kiểm toán 21

1.3.3 Kết thúc kiểm toán 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ANH MINH THỰC HIỆN 30

2.1 Chuẩn bị kiểm toán 30

2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 30

2.1.2 Thiết kế chương trình kiểm toán 34

2.2 Thực hiện kiểm toán 41

2.3 Kết thúc kiểm toán 50

Soát xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính: 50 2.4 Giám sát triển khai kết quả, thực hiện khuyến nghị kiểm toán năm 2019 51

Trang 2

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO KIỂM TOÁN NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU

TƯ THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI ANH MINH THỰC HIỆN 52

3.1 Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Vận tải Anh Minh thực hiện 52

3.1.1 Ưu điểm 52

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 52

3.2 Đề xuất hoàn thiện kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Vận tải Anh Minh thực hiện 53

3.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 53

3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 53

3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 54

3.2.4 Một số giải pháp khác 55

KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 3

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1 Mục tiêu của kiểm toán TSCĐ 16

Bảng 1.2 Các thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ 22

Bảng 1.3 Các khảo sát chi tiết số dư tài khoản 25

Bảng 1.4 Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản 26

Bảng 2.1 Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về thu thập thông tin về đơn vị 31

Bảng 2.2: Bảng câu hỏi về KSNB đối với Công ty 33

Bảng 2.5 Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra số liệu tổng hợp TSCĐ .43 Bảng 2.7 Trích giấy tờ làm việc KTV – Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ 45

Bảng 2.8 Trích giấy tờ làm việc KTV – Kiểm tra nghiệp vụ giảm TSCĐ 46

Bảng 2.9 Trích giấy tờ làm việc KTV – Kiểm tra khoản mục khấu hao TSCĐ 47

Bảng 2.10 Kiểm tra tài khoản hao mòn TSCĐ 48

Bảng 2.11 Tổng hợp bút toán điều chỉnh phần hành TSCĐ 49

Sơ đồ 1.1 Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ 6

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình 9

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ vô hình 10

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ thuê tài chính 10

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ 11

Sơ đồ 1.2 Quy trình chung của kiểm toán khoản mục TSCĐ 17

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và sự phát triển không ngừng củanền kinh tế thị trường có định hướng như ngày nay, nhu cầu về sự minh bạchđối với các thông tin tài chính ngày càng trở nên quan trọng đối với các thôngtin nhà nước, các nhà đầu tư, người lao động và đặc biệt là chủ sở hữu doanhnghiệp

Trước nhu cầu đó, ngành kiểm toán nói chung và kiểm toán nội bộ nóiriêng ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh thế Trong số các chứcnăng nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ thì kiểm toán báo cáo tài chính luôn chiếm

tỷ trọng lớn tạo được niềm tin cho người sử dụng thông qua thông tin trên BCTC

Để đạt được mục đích kiểm toán BCTC, các Kiểm toán viên cần phải xem xétkiểm tra tính riêng biệt các khoản mục trên BCTC để xác minh và bày tỏ ý kiến

về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính Tài sản cố định (TSCĐ) vàkhấu hao tài sản cố định là một bộ phận không thể thiếu đối với bất cứ doanhnghiệp nào và đồng thời là một bộ phận quan trọng của BCTC, chiếm giá trị lớntrong tổng tài sản của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sảnxuất kinh doanh Do đó khoản mục này cũng chứa đựng nhiểu rủi ro kiểm toán.Mỗi sai sót đối với khoản mục này có thể gây ra những ảnh hưởng trọng yếu đếnBCTC của doanh nghiệp Vì vậy mà việc đưa ra kết luận kiểm toán về TSCĐ cóảnh hưởng lớn đến kết luận kiểm toán BCTC

Nhận thức được tính cấp thiết, sự quan trọng của TSCĐ trong mỗi DN vàtrong quá trình thực tập tại Công ty TNHH đầu từ thương mại và vận tải AnhMinh nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kiểm toán nội bộ cùngvới sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn Thạc sỹ Nguyễn Phi Long em đã chọn

đề tài cho khóa luận tốt nghiệp là: “Thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH đầu từ thương mại và vận tải Anh Minh thực hiện”

Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 3 chương như sau:

+ Chương 1: Đặc điểm kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của công ty tnhh đầu từ thương mại và vận tải anh minh thực hiện

+ Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH đầu từ thương mại

và vận tải Anh Minh thực hiện.

Trang 6

+ Chương 3: Một số giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH đầu từ thương mại và vận tải Anh Minh thực hiện

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận, do năng lực bản thân cònhạn chế cũng như chưa có nhiều kiến thức thực tế nên bài viết của em còn nhiềuthiếu sót, mong các thầy cô quan tâm, góp ý để em hoàn thiện bài khóa luận này

Trang 7

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH ĐẦU TỪ THƯƠNG MẠI VÀ

VẬN TẢI ANH MINH THỰC HIỆN

1.1 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định có ảnh hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH đầu từ thương mại và vận tải Anh Minh thực hiện

1.1.1 Đặc điểm khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn và có thời gian sửdụng lâu dài Theo thông lệ quốc tế thì TSCĐ là những tài sản có thời gian hữuích ít nhất là một năm, được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và không có ý định bán lại Phải phân biệt rõ TSCĐ sử dụng phục

vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh và đầu tư dài hạn: đó là các khoản đầu tưbất động sản – các khoản đầu tư xây dựng công trình nhà cửa để bán, đó là đấtđai mua về với mục đích bán lại để kiếm lợi nhuận trong tương lai… TSCĐ cóthể được tính riêng biệt từng tài sản hoặc gộp chung một nhóm tài sản đồng bộgọi là đơn vị TSCĐ

Việc tính riêng hay gộp chung tuỳ thuộc vào đặc tính của TSCĐ và yêu cầuquản lý tài sản của từng hoạt động Chẳng hạn, trong một đơn vị sản xuất kinhdoanh hay thương mại thì nhà cửa (nhà xưởng, nhà làm việc, nhà kho…) và máymóc, thiết bị… được tính riêng Trong khi đó, trong các kinh doanh khách sạn,một phòng ngủ được tính chung với các thiết bị nội thất khác… Đặc điểm cơ bảnnhất của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Khi tham giavào quá trình sản xuất – kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nóđược chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh Khác với đối tượng laođộng, TSCĐ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng Nhữngđặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch toán TSCĐ từ khâu tínhgiá tới khâu hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp

Dựa theo các tiêu chí xác định, TSCĐ được chia ra thành nhiều nhóm đểgiúp công tác hạch toán và quản lý TSCĐ có hiệu quả hơn và được chia thành

3 loại:

 TSCĐ hữu hình

 TSCĐ vô hình

 TSCĐ thuê tài chính

Trang 8

- TSCĐ hữu hình:

TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏamãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinhdoanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiếntrúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 về Hướng dẫn chế độ quản

lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ do Bộ tài chính ban hành: “ Tư liệu lao động

là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộphận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chứcnăng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thểhoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi

ü Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc

ü Loại 2: Máy móc, thiết bị

ü Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn

ü Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý

ü Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm

ü Loại 6: Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tưxây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý, khaithác, sử dụng

ü Loại 7: Các loại tài sản cố định khác là toàn bộ các tài sản cố định khácchưa liệt kê vào sáu loại trên

- TSCĐ vô hình:

TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện mộtlượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình,tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tớiđất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bảnquyền tác giả

Riêng các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận

là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thỏa mãn đồng thời bảy điềukiện sau:

Trang 9

ü Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản

vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

ü Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc đểbán;

ü Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

ü Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

ü Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác đểhoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

ü Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạntriển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

ü Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy địnhcho tài sản cố định vô hình

- TSCĐ thuê tài chính:

Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê củacông ty cho thuê tài chính Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựachọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuậntrong hợp đồng thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợpđồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thờiđiểm ký hợp đồng

Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi làtài sản cố định thuê hoạt động

Việc kiểm toán khoản mục tài sản cố định sẽ góp phần phát hiện ra các saisót trong việc xác định chi phí cấu thành nguyên giá tài sản cố định, chi phí sửachữa, chi phí khấu hao tài sản Những sai sót trong việc tính chi phí này thườngdẫn đến những sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính

Chẳng hạn như việc trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí thường bịtrích cao hơn (hoặc thấp hơn) thực tế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu chi phí và lợinhuận của doanh nghiệp Việc không phân biệt loại chi phí sửa chữa được ghităng nguyên giá tài sản cố định với chi phí sửa chữa được tính vào chi phí sảnxuất kinh doanh trong kỳ cũng dẫn đến những sai lệch trong khoản mục tài sản

cố định và khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh

Các khoản đầu tư cho tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất, giá trịbằng phát minh sáng chế, chi phí nghiên cứu khoa học thường có nhiều sai sót,gian lận và rất khó tập hợp chi phí cũng như đánh giá chính xác giá trị Vì thế,khoản mục tài sản cố định thường được quan tâm đến trong các cuộc kiểm toán

Trang 10

1.1.2 Tổ chức kế toán khoản mục tài sản cố định

Để theo dõi và hạc toán TSCĐ của doanh nghiệp, kế toán sử dụng hệthống các tài liệu, chứng từ sau: Quyết định tăng (giảm) TSCĐ, Tờ trình muasắm có phê duyệt của cấp có thẩm quyền, Hợp đồng khung, Đơn đặt hàng, Hợpđồng mua bán, hóa đơn, Bảng tổng hợp chi phí, Biên bản bàn giao hàng hóa,Biên bản nghiệm thu tạm thời, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Biên bản thanh lýTSCĐ,…Và cũng tùy thuộc vào loại hình và quy mô của doanh nghiệp mà mức

độ đầy đủ và phức tạp của hệ thống chứng từ kế toán về TSCĐ được áp dụng và

Hợp đồng thanh lý, bàn giao TSCĐ

Quyết định tăng,

giảm TSCĐ

Chứng từ tăng, giảm TSCĐ: Hóa đơn, biên bản bàn

giao

Lập (hủy) thẻ TSCĐ, ghi sổ theo dõi TSCĐ

Trang 11

 Hệ thống taì khoản kế toán về TSCĐ:

Theo chế độ kế toán hiện hành, kế toán TSCĐ theo dõi trên các tài khoản sau:

- Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình

ü Tài khoản 2111 - Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị các công trìnhXDCB như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các côngtrình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường sá,cầu cống, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng

ü Tài khoản 2112 - Máy móc thiết bị: Phản ánh giá trị các loại máy móc,thiết bị dùng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những máymóc chuyên dùng, máy móc, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ và nhữngmáy móc đơn lẻ

ü Tài khoản 2113 - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Phản ánh giá trị cácloại phương tiện vận tải, gồm phương tiện vận tải đường bộ, sắt, thuỷ, sông, hàngkhông, đường ống và các thiết bị truyền dẫn

ü Tài khoản 2114 - Thiết bị, dụng cụ quản lý: Phản ánh giá trị các loại thiết

bị, dụng cụ sử dụng trong quản lý, kinh doanh, quản lý hành chính

ü Tài khoản 2115 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Phảnánh giá trị các loại TSCĐ là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật nuôi

để lấy sản phẩm

ü Tài khoản 2118 - TSCĐ khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ khác chưaphản ánh ở các tài khoản nêu trên

- Tài khoản 213 – Tài sản cố định vô hình:

ü Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Chỉ phản ánh vào tài khoản nàyquyền sử dụng đất được coi là tài sản cố định vô hình theo quy định của phápluật

ü Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình làtoàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành

ü Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vôhình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế

ü Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu, tên thương mại: Phản ánh giá trị TSCĐ vôhình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá

ü Tài khoản 2135 - Chương trình phần mềm: Phản ánh giá trị TSCĐ vôhình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có chương trìnhphần mềm

ü Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giátrị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép hoặc

Trang 12

giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: Giấy phép khai thác, giấyphép sản xuất loại sản phẩm mới,

ü Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vôhình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên

- Tài khoản 212 – Tài sản cố định cho thuê tài chính:

ü Tài khoản 2121 - TSCĐ hữu hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giátrị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuê tàichính của doanh nghiệp;

ü Tài khoản 2122 - TSCĐ vô hình thuê tài chính: Dùng để phản ánh giá trịhiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ TSCĐ vô hình thuê tàichính của doanh nghiệp

- Tài khoản 214 – Hao mòn tài sản cố định :

ü Tài khoản 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình: Phản ánh giá trị hao mòncủa TSCĐ hữu hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và nhữngkhoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ hữu hình

ü Tài khoản 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính: Phản ánh giá trị haomòn của TSCĐ thuê tài chính trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐthuê tài chính và những khoản tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ thuê tàichính

ü Tài khoản 2143 - Hao mòn TSCĐ vô hình: Phản ánh giá trị hao mòn củaTSCĐ vô hình trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ vô hình vànhững khoản làm tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ vô hình

ü Tài khoản 2147 - Hao mòn BĐSĐT: Tài khoản này phản ánh giá trị haomòn BĐSĐT dùng để cho thuê hoạt động của doanh nghiệp

 Hệ thống sổ sách kế toán về TSCĐ:

Để theo dõi kịp thời và chính xác thông tin về TSCĐ, doanh nghiệp thường

sử dụng hệ thống sổ sách như: Sổ tổng hợp, Sổ chi tiết TSCĐ, thẻ TSCĐ

 Trình tự hạch toán TSCĐ:

Trang 13

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình

Trang 14

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ vô hình

Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ thuê tài chính

Trang 15

Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán khấu hao TSCĐ

Tài khoản 211,212,213 Tài khoản 214 Tài khoản 627,641,642

Khấu hao TSCĐ trích vào chi phí

Kinh doanh trong kỳ

Hao mòn lũy kế TSCĐ thanh lý,

nhượng bán, thiếu hụt

Tài khoàn 2141 Tài khoản 3533, 466

Kết chuyển tăng GTHM của Xác định GTHM của TSCĐ

TSCĐ khi sở hữu TSCĐ hình thành từ quỹ phúc lợi

thuê ngoài hoặc nguồn kinh phí cuối niên độ

1.1.3 Một số sai phạm thường gặp đối với khoản mục tài sản cố định ảnh

hưởng đến kiểm toán báo cáo tài chính

- Các sai sót

Đối với khoản mục TSCĐ nói riêng và toàn bộ báo cáo tài chính nói chungluôn chứa đựng nhiều sai phạm tiềm tàng dẫn đến việc phản ánh sai lệch các thôngtin tài chính của đơn vị, trong thực tế liên quan đến khoản mục TSCĐ có rất nhiềuloại sai phạm có thể xảy ra trong đó có một số hình thức phổ biến sau:

Nhầm lẫn khi hạch toán TSCĐ vô hình và TSCĐ hữu hình: trong nhiềutrường hợp dây truyền công nghệ vừa bao gồm cả TSCĐ cố định là máy mócthiết bị vừa bao gồm TSCĐ vô hình là bản quyền công nghệ nhưng kế toán hạchtoán toàn bộ giá trị của dây truyền vào TSCĐ hữu hình

Hạch toán tăng TSCĐ nhưng không hạch toán bút toán kết chuyển nguồnhình thành TSCĐ

Nhầm lẫn khi hạch toán vào các tiểu khoản, trong một số trường hợp dokhông có sự phân định rõ ràng về mục đích sử dụng TSCĐ nên kế toán viên cóthể hạch toán sai vào các tài khoản chi tiết như: hạch toán thiết bị dụng cụ quản

lý vào tài khoản: “Máy móc, thiết bị”

Sai sót mang tính cơ học như: viết sai, viết lộn số trong quá trình chuyển sổ

Do công tác tổ chức phân công nhiệm vụ không rõ ràng dẫn đến trườnghợp một nghiệp vụ bị ghi chép trùng lắp như một nghiệp vụ thanh lý TSCĐ vừađược ghi vào sổ Nhật ký chung vừa ghi vào sổ Nhật ký thu tiền

Trang 16

Có một số trường hợp do hiểu sai bản chất nghiệp vụ nên dẫn đến việchạch toán sai đặc biệt trong trường hợp sửa chữa TSCĐ, kế toán hạch toán chiphí sửa chữa nhỏ TSCĐ vào nguyên giá TSCĐ trong khi chi phí này phải đượchạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ Bút toán này sẽlàm tăng nguyên giá TSCĐ trên bản cân đối kế toán và làm giảm chi phí sản xuấtkinh doanh, tăng lợi nhuận trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại một số đơn vị do kế toán không nắm vững chế độ kế toán nên dẫnđến việc áp dụng sai các qui định hiện hành như: áp dụng không nhất quánphương pháp tính khấu hao, hạch toán tài sản thuê hoạt động vào tài sản cốđịnh thuê tài chính

Trong thực tế nguyên nhân dẫn đến các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ bịphản ánh sai lệch không chỉ do vô ý mà còn rất nhiều trường hợp do người hạchtoán cố tình nhằm nhiều mục đích khác nhau Xét về khía cạnh bản chất nghiệp

vụ các sai phạm do cố ý luôn có tính chất trọng yếu, các gian lận thường có sựgiàn xếp kĩ lưỡng do đó kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán khoản mụcTSCĐ cần đặc biệt chú ý Một số gian lận thường xảy ra trong thực tế như:

Ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến TSCĐ, khả năng nàyđặc biệt dễ xảy ra trong trường hợp các TSCĐ hữu hình hình thành từ hoạt độngnghiên cứu triển khai, do các loại TSCĐ này thưòng mang đặc thù riêng và việcđánh giá giá trị gặp nhiểu khó khăn nên các chi phí bị ghi khống nhằm mục đíchbiển thủ công quĩ

Các hành vi gian lận nhằm tham ô chiếm đoạt giá trị chênh lệch giữa hoáđơn chứng từ và thực tế phát sinh như: ghi tăng nguyên giá TSCĐ bằng cách làmgiả hoá đơn khi mua sắm, ghi giảm giá trị khi thanh lý bằng cách thông đồng vớibên thứ ba

Biển thủ công quĩ bằng cách cố tình không ghi nhận giá trị còn lại củaTSCĐ khi thanh lý

Cố tình áp dụng sai chế độ kế toán như áp dụng tỷ lệ khấu hao nhanh hơnqui định, trích khấu hao đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhằm mục đíchtăng chi phí phát sinh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước,ghi tăng nguyên giá TSCĐ chưa đưa vào sử dụng

Nắm bắt được tầm quan trọng của TSCĐ trong báo cáo tài chính và cácsai phạm tiềm tàng có thể xảy ra liên quan đến TSCĐ sẽ giúp kiểm toán viên

có định hướng tốt trong quá trình kiểm toán, tiết kiệm thời gian và chi phíkiểm toán nhờ việc xây dựng chương trình và thiết kế các thủ tục kiểm toánhợp lý, khoa học

Trang 17

1.1.4 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tài sản cố định

TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Vớinhững loại tài sản này cần có chế độ bảo quản và quản lý riêng để sử dụng cóhiệu quả đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản hết giá trị sử dụng

TSCĐ là cơ sở vật chất kĩ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình

độ ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào hoạt động của đơn vị TSCĐ là mộttrong những yếu tố quan trọng tạo khả năng tăng trưởng bền vững, tăng năng suấtlao động từ đó giảm chi phí và hạ giá thành các sản phẩm dịch vụ Trong điềukiện hiện nay, để sản xuất ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng,doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại đồng thời cầnquản lý và sử dụng TSCĐ tốt Ngoài việc sử dụng hợp lý công suất để phát triểnsản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh nhằm tái sản xuất, doanh nghiệp cũng cầnphải tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa đổi mới TSCĐ

Về nguyên tắc quản lý tài sản cố định

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng

và trích khấu hao TSCĐ, mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng(bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ vàcác chứng từ khác có liên quan) TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh số,

có thẻ riêng, theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánhtrong sổ theo dõi TSCĐ

Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giátrị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế

Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những TSCĐ đã khấuhao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ bìnhthường

Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kêTSCĐ Mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ đều phải lập biên bản, tìmnguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp

Về việc thực hiện quản lý TSCĐ

Trong công tác quản lý TSCĐ, các đơn vị cần theo dõi cả về mặt hiện vật

và giá trị của TSCĐ

Trang 18

Về mặt hiện vật, cần quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ Về số

lượng, bộ phận quản lý TSCĐ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về côngsuất, đáp ứng yêu cầu SXKD của đơn vị Về mặt chất lượng, công tác bảo quảnbảo đảm phải tránh được hỏng hóc, mất mát các bộ phận chi tiết làm giảm giá trịTSCĐ Để thực hiện tốt công việc, mỗi đơn vị cần xây dựng nội qui bảo quảnTSCĐ và sử dụng một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của mình.Đồng thời để sử dụng có hiệu quả TSCĐ, các đơn vị cần xây dựng các định mứckinh tế kỹ thuật đối với từng loại, từng nhóm TSCĐ sử dụng Trên cơ sở đó, giao

kế hoạch hợp lý, cụ thể cho các bộ phận và từng nhân viên quản lý TSCĐ phùhợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm của đơn vị Với đơn vị có quy mô lớn, cóthể lựa chọn mô hình quản lý tập trung TSCĐ và khi cần có thể điều động tới các

bộ phận Với đơn vị có quy mô nhỏ thường áp dụng mô hình quản lý phân tán,theo đó TSCĐ được giao cho từng bộ phận để bảo quản và sử dụng Với đơn vị

có quy mô vừa, mô hình quản lý TSCĐ kết hợp giữa tập trung và phân tánthường thích hợp hơn Trong trường hợp này, những TSCĐ là máy móc thiết bị

có giá trị lớn, sử dụng ở nhiều bộ phận khác nhau được quản lý ở kho chung cònnhững TSCĐ có đặc thù riêng phù hợp với hoạt động ở các bộ phận thì được giaotrực tiếp cho các bộ phận quản lý Tổ chức quản lý TSCĐ phù hợp với yêu cầuquản lý và đặc điểm hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hợp lý hóa hoạtđộng, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp

Về mặt giá trị, đơn vị cần xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại

của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển Đơn vị phải tính toán chính xác, đầy

đủ chi phí khấu hao của TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao hợp lý vào giáthành sản phẩm Đồng thời, đơn vị phải theo dõi chặt chẽ tình hình tăng, giảmgiá trị TSCĐ khi tiến hành sửa chữa, tháo dỡ, nâng cấp, cải tiến và đánh giálại TSCĐ Trên cơ sở quản lý về mặt giá trị của TSCĐ, đơn vị sẽ có kế hoạchđiều chỉnh TSCĐ (tăng hoặc giảm TSCĐ) theo loại tài sản phù hợp với yêucầu hoạt động của đơn vị

Để quản lý tốt TSCĐ, mỗi đơn vị đều xây dựng các quy định, nguyêntắc và thủ tục bảo quản TSCĐ Mọi bộ phận trong đơn vị phải tôn trọng vàthực hiện nghiêm túc các quy định đó Một số nguyên tắc và quy định các đơn

vị thường đặt ra gồm:

Thứ nhất, về phân công phân nhiệm, cần có sự tách biệt giữa công tác bảo

quản, trông coi với công việc ghi chép các nghiệp vụ Theo đó, người quản lýTSCĐ không được đồng thời là kế toán TSCĐ Nếu không tách rời hai loạinghiệp vụ này sẽ dễ dàng xảy ra các sai phạm hay khả năng kiểm soát bị hạn chế

Trang 19

Thứ hai, cần qui định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý đối với việc

phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan tới TSCĐ như mua mới, điềuchuyển, thanh lý hay nhượng bán TSCĐ Do TSCĐ có giá trị lớn nên nguyêntắc này cần được đặc biệt coi trọng

Thứ ba, có sự phân tách quyền phê chuẩn với việc bảo quản TSCĐ Tránh

tình trạng người bảo quản sử dụng TSCĐ cũng chính là người quyết định việcmua bán, thuyên chuyển tài sản, dễ dẫn tới thất thoát tài sản do lạm dụng quyềnhành tự do mua bán, thuyên chuyển hoặc thanh lý TSCĐ

Thứ tư, xây dựng hệ thống bảo quản TSCĐ như kho bãi, hàng rào bảo vệ;

phân định trách nhiệm bảo vệ TSCĐ, quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưaTSCĐ ra khỏi đơn vị

Do TSCĐ có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài nên việc quản lý TSCĐ đòi hỏi phải chặt chẽ ngay từ khâu mua sắm, chuyển giao đến thanh lý TSCĐ Trong kỳ kế toán thực hiện chặt chẽ quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát TSCĐ

cáo tài chính do Kiểm toán nội bộ của Công ty TNHH đầu từ thương mại và vận tải Anh Minh thực hiện

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 thì mục tiêu kiểm toán tổngthể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toánViệt Nam là đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trênphương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn haykhông, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính cóđược lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được ápdụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không; lập báo cáo kiểm toán về báo cáotài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam,phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên

Mục tiêu kiểm toán tài chính gồm có 7 mục tiêu chung Đối với khoảnmục TSCĐ trên BCTC, 7 mục tiêu chung này đựơc cụ thể hoá thành các mục tiêuđặc thù

Trang 20

Bảng 1.1 Mục tiêu của kiểm toán TSCĐ

3 Tính đầy đủ Các nghiệp vụ và số tiền phát sinh liên quan đến TSCĐ

đều được hạch toán đầy đủ

4 Quyền và nghĩa

vụ

Các TSCĐ được phản ánh trên bảng cân đối kế toán đều thuộc quyến sở hữu của đơn vị hoặc đơn vị có quyền kiểm soát lâu dài

5 Tính định giá và

phân bổ

Nguyên giá và giá trị còn lại được đánh giá đúng theo chế

độ kế toán hiện hànhKhấu hao TSCĐ được tính toán đúng và nhất quán giữa các kỳ và phân bổ hợp lý vào các chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp với qui định hiện hành

Kiểm toán báo cáo tài chính là một quá trình mang tính hệ thống nhằm thuthập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực và thực hiện chức năng “xácminh và bày tỏ ý kiến”, để đạt được mục tiêu đó các cuộc kiểm toán báo cáo tài

Trang 21

chính thường được thực hiện theo trình tự bao gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn

bị kiểm toán, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc kiểm toán

Kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng như các khoản mục khác trên bảng cânđối kế toán tuân thủ theo qui trình chung của mọi cuộc kiểm toán báo cáo tàichính bao gồm ba giai đoạn như trên, trong đó nội dung khái quát cần thực hiện ởtừng giai đoạn được trình bày như sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Quy trình chung của kiểm toán khoản mục TSCĐ

Giai đoạn I Chuẩn bị kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán Thiết kế chương trình kiểm toán

Giai đoạn II Thực hiện kiểm toán

Thực hiện các thử nghiệm tuân thủ Thực hiện các thử nghiệm cơ bản

Giai đoạn III Kết thúc kiểm toán

Hoàn thành kiểm toán Công bố báo cáo kiểm toán

Giai đoạn IV Giám sát kết quả và thực hiện khuyến

nghị kiểm toán

1.3.1 Chuẩn bị kiểm toán

Chuẩn bị kiểm toán là giai đoạn quan trọng đối với việc quyết định chất lượng của cuộc kiểm toán Tronggiai đoạn này gồm có: lập kế hoạc kiểm toán và thiết

kế chương trình kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán:

Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên đóng vai trò quyết định tớichất lượng của cuộc kiểm toán, chuẩn mực đầu tiên trong “mười chuẩn mực kiểm

Trang 22

toán được chấp nhận rộng rãi” có nêu rõ: “phải lập kế hoạch chu đáo cho côngviệc kiểm toán”

Lập kế hoach kiểm toán một cách kỹ lưỡng là điều kiện cho phép kiểmtoán viên thu thập được đầy đủ bằng chứng có hiệu lực, giảm được chi phí kiểmtoán và giảm thiểu những bất đồng với khách thể kiểm toán trong quá trình tiếnhành công việc

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 có quy định: “Kế hoạch kiểm toánphải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát được hết các khía cạnhtrọng yếu của cuộc kiểm toán, đảm bảơ phát hiện những vấn đề tiềm ẩn và theo

đó cuộc kiểm toán hoàn thành đúng hạn”

Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện những bước côngviệc sau:

Thu thập thông tin cơ sở: sự hiểu biết toàn diện về tình hình kinh doanh,

lĩnh vực hoạt động của công ty là rất cần thiết để thực hiện một cuộc kiểm toán

có hiệu quả Dựa trên những hiểu biết thu thập được kiểm toán viên có thể nhậndiện được các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, xác định trọng tâm của cuộc kiểmtoán Đây cũng là nội dung của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315: “Hiểubiết về tình hình kinh doanh”

Riêng đối với khoản mục TSCĐ, những hiểu biết về tình hình hoạt động,lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đơn vị sẽ cho phép kiểm toán viên xác địnhđược mức độ trọng yếu của khoản mục TSCĐ đối với báo cáo tài chính thôngqua tỉ trọng hợp lý của khoản mục TSCĐ trên tổng tài sản của đơn vị, xác địnhnhững rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối với các nghiệp vụ có thể liên quan đếnTSCĐ thông qua việc thăm quan nhà xưởng, tìm hiểu vể cơ cấu tổ chức, quản lýTSCĐ, việc phân công phân nhiệm trong đơn vị để thực hiện các nghiệp vụ vềTSCĐ Kiểm toán viên cũng có thể tìm hiểu và đưa ra được mức độ hợp lý đốivới hoạt động đầu tư, mua sắm và thanh lý TSCĐ hàng năm của đơn vị

Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của đơn vị: mọi thực thể kinh

doanh đều có mối quan hệ với rất nhiều cá nhân tổ chức khác, các mối quan hệnày có ảnh hưỏng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh do bị ràng buộcbởi các trách nhiệm và quyền lợi pháp lý phát sinh

Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán khoảnmục TSCĐ nói riêng, kiểm toán viên cần nắm bắt được các trách nhiệm pháp lý

mà đơn vị có liên quan, trong nhiều trường hợp các đơn vị có thể tham gia vàocác hoạt động liên doanh liên kết đầu tư bằng TSCĐ hữu hình hay vô hình, cáchoạt động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khoản mục TSCĐ của đơn vị

Trang 23

Thực hiện các thủ tục phân tích:

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 – thủ tục phân tích: " Cácthủ tục phân tích bao gồm việc so sánh các thông tin tài chính của đơn vị với:

(1) Thông tin có thể so sánh của các kỳ trước;

(2) Các kết quả dự tính của đơn vị, như kế hoạch hoặc dự toán, hoặc cácước tính của kiểm toán viên, như ước tính chi phí khấu hao ;

(3) Các thông tin tương tự của ngành, như so sánh tỷ suất doanh thu bánhang trên các khoản phải thu của đơn vị được kiểm toán với số liệu trung bìnhcủa ngành, hoặc với các đơn vị khác trong cùng ngành có cùng quy mô hoạtđộng.”

Đối với khoản mục TSCĐ kiểm toán viên có thể áp dụng 2 loại thủ tụcphân tích thường dùng như:

- Phân tích dọc hay phân tích tỷ suất: là cơ sở so sánh các tỷ lệ tương đối của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC như tỷ suất đầu tư, vòng quay tổng tài sản,…

- Phân tích ngang hay phân tích xu hướng: hướng tới việc so sánh chỉ số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC:

ü So sánh số liệu của đơn vị với số liệu trung bình ngành

ü So sánh số liệu các năm trước với năm nay để thấy được sự thay đổi

Đánh giá trọng yếu và rủi ro

- Đánh giá trọng yếu cho khoản mục TSCĐ:

KTV đưa ra mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính của doanhnghiệp trên cơ sở những thông tin đã có và sự xét đoán nghề nghiệp của KTV.Mức trọng yếu này sẽ giúp KTV lập kế hoạch cụ thể trong việc thu thập bằngchứng kiểm toán Mức trọng yếu này sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từngtình huống cụ thể trong quá trình kiểm toán Với kiểm toán Báo cáo tài chính tạicông ty TNHH đầu tư thương mại và vận tải Anh Minh, mức trọng yếu toàn bộhay nói cách khác là chỉ tiêu để tính mức trọng yếu từng phần và mức trọng yếu

để đưa ra bút toán điều chỉnh Tất cả những chỉ tiêu trọng yếu đó đều được tínhtheo một tỷ lệ nhất định, đã được thống nhất trong nội bộ KTV của đơn vị Trong

đó, mức trọng yếu toàn bộ sẽ ≤ 10% chỉ tiêu nào đó trên BCTC (có thể là tổng tàisản, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế nhưng thông thường sẽ lấy chỉ tiêulợi nhuận trước thuế để tính), mức trọng yếu từng phần ≤ 75% mức trọng yếutoàn bộ và mức trọng yếu đưa ra bút toán điều chỉnh cũng là mức sai sót có thểchấp nhận được ≤ 5% mức trọng yếu toàn bộ

Trang 24

- Đánh giá rủi ro liên quan đến khoản mục TSCĐ:

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – “Đánh giá rủi ro và kiểmsoát nội bộ”: “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa

ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn cónhững sai sót trọng yếu” Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận rủi ro tiềm tàng, rủi

ro kiểm soát và rủi ro phát hiện Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán kiểm toánviên phải tiến hành đánh giá rủi ro tiềm tàng và đưa ra những đánh giá ban đầu vềrủi ro kiểm soát

+ Rủi ro tiềm tàng: theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – “Đánhgiá rủi ro và kiểm soát nội bộ”: “Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khảnăng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sóttrọng yếu khi tính riêng hoặc khi tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thốngkiểm soát nội bộ.”

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra với khoản mục TSCĐ kiểm toánviên có thể dựa vào các yếu tố như: tính liêm chính của Ban giám đốc; bản chấtkinh doanh của đơn vị; kết quả các lần kiểm toán trước; số lượng và qui mô củacác nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ; các nghiệp vụ không thường xuyên đối vớiTSCĐ như nghiệp vụ trao đổi TSCĐ, thuê tài chính …;

+ Rủi ro kiểm soát: trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kết hợp vớiviệc đánh giá rủi ro kiếm soát đối với các khoản mục khác kiểm toán viên sẽ tiếnhành xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với TSCĐ trên hai khíacạnh là sự tồn tại của các thủ tục kiểm soát đối với các nghiệp vụ liên quan đếnTSCĐ và sự hoạt động liên tục, hữu hiệu của các thủ tục đó

Kiểm toán viên nhận diện các mục tiêu kiểm soát đối với TSCĐ, các thủtục được thiết kế để đạt được mục tiêu đó và nhận diện các yếu kém của hệ thốngkiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra đối với cácnghiệp vụ liên quan đến TSCĐ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều cách thức để thu thập được nhữngthông tin trên như: phỏng vấn, xem xét kiểm tra các sổ sách kế toán…Dựa trêncác thông tin thu thập được kiểm toán viên đưa ra đánh giá ban đầu về rủi rokiểm soát đối với khoản mục TSCĐ của đơn vị được kiểm toán

Thiết kế chương trình kiểm toán

Dựa theo kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV tiến hành lập Chương trình kiểm toán,bao gồm dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gianhoàn thành và sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên và dự kiến về tưliệu, thông tin cần sử dụng và thu thập Chương trình kiểm toán khoản mục

Trang 25

TSCĐ do Kiểm toán nội bộ của công ty đầu tư thương mại và vận tải Anh Minhthực hiện gồm ba phần:

ü Thiết kế trắc nghiệm công việc

ü Thiết kế tắc nghiệm phân tích

ü Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư

1.3.2 Thực hiện kiểm toán

Thực hiện thủ tục kiểm soát

Đối với TSCĐ, các thử nghiệm kiểm soát thực hiện nhằm mục đích chứngminh sự hữu hiệu của hệ thông kiểm soát nội bộ trong viêc ngăn chặn các saiphạm xảy ra đối với TSCĐ, như vậy các thử nghiệm kiểm soát chỉ được thựchiện khi đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục là không cao

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt nam số 500- “Bằng chứng kiểm toán”:

“Thử nghiệm kiếm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sựthiết kế và vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”

Kiểm toán viên sẽ căn cứ trên các mục tiêu kiểm soát để tiến hành các thửnghiệm kiểm soát như trong bảng sau:

Trang 26

Bảng 1.2 Các thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ

sự phối hợp của bên thứ ba: như

ban quản lý TSCĐ, ban kiểm kê

giám sát của bộ phận quản lý

- Quan sát sự phân công phân nhiệm trong việc sử dụng, quản

lý và hạch toán TSCĐ tại đơn vị

- Kiểm tra các hồ sơ chứng từ kèm theo để chứng minh tính hợp pháp, hợp lý hợp lệ các nghiệp vụ về TSCĐ như: hợp đồng mua, công văn uỷ quyền mua, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, công văn đề nghị mua

- Kiểm tra dấu hiệu của sự huỷ bỏ

Tính

trọn

vẹn

- Tất cả các TSCĐ tồn tại trong

đơn vị phải được quản lý bằng

một bộ hồ sơ riêng, có mã tài sản

- Kiểm tra một mẫu các hoá đơn được đánh số liên tục và đối chiếu với TSCĐ hiện hữu thực tếQuyền

nghĩa

vụ

- Trong mỗi hồ sơ TSCĐ phải

phân định rõ TSCĐ thuộc quyền

sở hữu của đơn vị và TSCĐ đi

thuê, đảm bảo những TSCĐ

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của TSCĐ và việc ghi nhận tương ứng các TSCĐ trong sổ sách

Trang 27

không thuộc quyền sở hữư của

đơn vị được ghi chép ngoài bảng

cân đối kế toán

Sự phê

chuẩn

- Tất cả các nghiệp vụ liên quan

đến TSCĐ bao gồm mua sắm,

thanh lý, trao đổi, điều chuyển

đều phải có sự phê chuẩn của

cấp quản lý nhất định được qui

định rõ trong qui chế quản lý và

sử dụng TSCĐ của đơn vị

- Các nghiệp vụ không có dấu

hiệu của sự phê chuẩn không

được phép thực hiện

- Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn bao gồm chứ ký, con dấu trên các hồ sơ chứng từ của TSCĐ

- Phỏng vấn những người thực hiện về qui trình tiến hành và các thủ tục đã áp dụng

toán lại theo trình tự phát sinh

- Việc ghi chép chuyển sổ phải

được kiểm tra sự khớp đúng

- Lựa chọn một mẫu chứng từ TSCĐ và tiến hành cộng lại để kiểm tra việc tính toán, kiểm tra lại sự khớp đúng giữa sổ sách vàchứng từ

- Kiểm tra dấu hiệu của hệ thốngkiểm tra nội bộ đối với tính chính xác của các con số

Tính

kịp thời

- Đơn vị có qui định rõ ràng về

thời gian ghi nhận các nghiệp vụ

phát sinh liên quan đến TSCĐ,

mọi trường hợp chậm chễ trong

việc ghi chép phải có sự giải

trình thích đáng

- Kiểm tra sự chênh lệch ngày hoá đơn và ngày ghi nhận trên sổsách của các nghiệp vụ phát sinh

- Phỏng vấn để tìm nguyên nhân đối với các trường hợp chậm trễPhân

loại và

trình

bày

- Đơn vị qui định rõ ràng về việc

phân loại chi tiết, trình tự hạch

toán TSCĐ phù hợp với yêu cầu

của quản lý và quy định hiện

- Quan sát trình tự ghi sổ đối vớicác nghiệp vụ TSCĐ

- Kiểm tra hệ thống tài khoản và

Trang 28

hành của Bộ tài chính sự phan loại sổ sách kế toán

Thực hiện thủ tục phân tích

KTV dựa vào Bảng cân đối kê toán và các tài liệu khác lấy số liệucho việc so sánh, rồi so sánh, chỉ ra các biến động của thông tin và đưa rađịnh hướng cho các kiểm tra chi tiết tiếp theo Kỹ thuật phân tích gồm:

+ So sánh giá trị còn lại của các loại TSCĐ với các kỳ trước

+ So sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ với các kỳ trước

+ Lập các bảng kê tăng, giảm từng loại TSCĐ so với các kỳ trước…Phân tích dọc:

+ So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước+ So sánh hệ số khấu hao bình quân của toàn bộ TSCĐ và từng loạiTSCĐ với các kỳ trước

+ So sánh tỷ suất giữa Tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với Tổngnguyên giá TSCĐ

Khi tiến hành so sánh, KTV cần phải xem xét ảnh hưởng củachính sách khấu hao, việc tăng giảm TSCĐ trong kỳ,… đến các số liệu sosánh để có kết luận cho phù hợp

Kiểm tra chi tiết tài sản cố định

Mục tiêu của kiểm tra chi tiết là giúp kiểm toán viên thu thập các bằngchứng kiểm toán về các sai phạm trực tiếp ảnh hưởng đến các thông tin tài chínhđược phản ánh trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán

Kiểm tra chi tiết bao gồm hai loại hình: kiểm tra chi tiết nghiệp vụ vàkiểm tra chi tiết số dư

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ TSCĐ tập trung vào tính chính xác đúng đắncủa nghiệp vụ kế toán liên quan đến TSCĐ bằng cách xem xét quá trình hạchtoán, ghi nhận, chuyển sổ và tổng hợp các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ Kiểm trachi tiết nghiệp vụ TSCĐ được minh hoạ trong bảng sau tương ứng với các mụctiêu kiểm toán cụ thể:

Trang 30

Bảng 1.3 Các khảo sát chi tiết số dư tài khoản

Mục tiêu kiểm toán

1 Mục tiêu hiệu lực:

Số liệu phản ánh giá trị TSCĐ hữu

hình, vô hình và khấu hao của TSCĐ là

có thật

Xem xét các chứng từ gốc, sổ Nhật ký

và sổ Cái các TK 211, 213 để kiểm tranhững TSCĐ có giá trị lớn và phát sinhkhông theo dự toán của đơn vị

- Đối chiếu giữa chứng từ gốc và các

Sổ kế toán

- Đối chiếu giữa các sổ TSCĐ và các sổkết toán của TK có liên quan

2 Mục tiêu trọn vẹn

Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao

TSCĐ đều được ghi sổ đầy đủ

- Đối chiếu giữa chứng từ gốc, hoáđơn, biên bản, hợp đồng với sổ Nhật ký

- Đối chiếu giữa sổ Nhật ký và sổ Cái

3 Quyền và nghĩa vụ:

Các TSCĐ ghi nhận trong sổ sách đều

thuộc quyền sở hữu của đơn vị

- Kiểm tra biên bản bàn giao TSCĐ,hợp đồng mua bán, góp vốn liêndoanh… của TSCĐ

4 Sự phê chuẩn:

Các nghiệp vụ mua, thanh lý, điều

chuyển TSCĐ đều được phê chuẩn

- Kiểm tra tính đúng đắn của chứng từphê chuẩn

- Xem xét xem việc phể chuẩn có phùhợp với chính sách của đơn vị haykhông

5 Tính chính xác cơ học:

Ngyên giá TSCĐ, giá trị khấu hao

TSCĐ đều được tính toán chính xác

- Xem xét chứng từ gốc có liên quanđến mua sắm, thanh lý, nhượng bán vàtrích khấu hao TSCĐ

- Đối chiếu chứng từ với sổ Cái tàikhoản có liên quan

6 Tính kịp thời:

Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ

được ghi nhận kịp thời, đúng lúc

So sánh ngày phát sinh nghiệp vụ trênhợp đồng, biên bản và các chứng từkhác có liên quan với ngày tháng ghinghiệp vụ vào sổ kế toán

7 Phân loại và trình bày:

- Đối chiếu chứng từ gốc với sổ Cáicủa từng tài khoản TSCĐ

- Xem xét tính chính xác trong côngviệc ghi sổ chi tiết, so sánh thông tinvới các sổ tổng hợp TSCĐ

Trang 31

Cùng nhằm mục tiêu thu thập các bằng chứng kiểm toán về các sai phạmtrực tiếp ảnh hưởng đến các thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị nhưngkiểm tra chi tiết nghiệp vụ thì tập trung vào tính chính xác đúng đắn của nghiệp

vụ còn kiểm tra chi tiết số dư tập trung vào tính chính xác tiền tệ của số dư cuối

kỳ của các khoản mục TSCĐ trên bảng cân đối kế toán của đơn vị

Bảng 1.4 Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản

- Đánh giá các khoản tăng TSCĐ( đặcbiệt là các nghiệp vụ có giá trị lớn) cóhợp lý hay không

- Đánh giá tổng các khoản mua vào, đầu

tư, tiếp nhận…có nhận xét biến động vềkinh doanh và các điều kiện kinh tế

- Kiểm toán viên phải

có những hiểu biết đầy

đủ và sâu sắc về côngviệc sản xuất kinhdoanh của đơn vị

- Đối chiếu trong trường hợp tăng với sổchi tiết

- Cần nắm vững cácquy định hiện hành vềđịnh giá TSCĐ

- Các cuộc khảo sátnày cần được cân nhắc

kỹ tùy thuộc vào mứcrủi ro kiểm soát củakhoản mục TSCĐ

- Kiểm kê cụ thể các TSCĐ hữu hình

- Kiểm tra quá trình mua sắm, chi phí đểhình thành TSCĐ

4 Tính đầy đủ - Xem xét tính các hóa đơn người bán của

người bán, các chứng từ tăng TSCĐ để

- Đây là mục tiêu quantrọng nhất của kiểm

Trang 32

Phát sinh tăng tài

hữu hoặc quyền

kiểm soát lâu dài

- Cần kiểm tra thườngxuyên đối với đất đai,nhà xưởng và TSCĐhữu hình

- Cộng bảng mua sắm đầu tư , cấp phát

- Đối chiếu số tổng trong sổ Cái tổng hợp

- Mức độ và phạm vikiểm tra phụ thuộcvào tính hiệu lực của

hệ thống kiểm soát nộibộ

- Mục tiêu này đượckết hợp chặt chẽ vớiviệc ghi sổ đầy đủ cáctrường hợp tăng vàcách tính giá TSCĐ.Khi thực hiện chú ýthời gian ghi sổ TSCĐ

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w