1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Phân tích hợp đồng mua bán quốc tế và các chứng từ liên quan giữa công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Công và công ty TNHH Longsun Global Logistics

66 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Thông qua bài tiểu luận “Phân tích hợp đồng mua bán quốc tế và các chứng từ liên quan giữa công ty Đầu Tư Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Công và công ty TNHH Longsun Global Logistic

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -

TIỂU LUẬN MÔN: GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài: Phân tích hợp đồng mua bán quốc tế và các chứng từ liên quan

giữa công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành

Công và công ty TNHH Longsun Global Logistics

Giảng viên hướng dẫn : TS Vũ Thị Hạnh

Nguyễn Thị Thanh Thúy 1917710146

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TÌM HIỂU THÔNG TIN DOANH NGHIỆP, TỔNG QUAN HÀNG HÓA VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 2

Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp 2

1.1 Công ty TNHH đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Thành Công (THANH CONG EXPORT IMPORT AND TRADING INVESTMENT LIMITED) 2

1.2 Công ty Longsun Global Logistics (LONGSUN GLOBAL LOGISTICS LIMITED) 2

Nghiên cứu mặt hàng giao dịch 3

2.1 Tổng quan 3

2.2 Đặc điểm 3

2.3 Ưu điểm 4

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu 6

3.1 Tình hình nhập khẩu gỗ ở Việt Nam 6

3.2 Các đối thủ trong ngành nhập khẩu gỗ ở Hải Phòng 6

Chính sách của nhà nước về mặt hàng giao dịch 6

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ 8

1 Cơ sở lý luận 8

1.1 Định nghĩa 8

1.2 Đặc điểm 8

1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng 9

2 Phân tích hợp đồng mua bán quốc tế giữa công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Công 12

2.1 Thông tin cơ bản 14

Trang 4

2.2 Phân tích các điều khoản trong hợp đồng 15

2.3 Nhận xét chung về hợp đồng 19

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN 22

1 Hóa đơn thương mại 22

1.1 Tổng quan về Hóa đơn thương mại 22

1.2 Phân tích Hóa đơn thương mại nghiên cứu 25

2 Phiếu đóng gói (Packing list) 28

2.1 Tổng quan về Phiếu đóng gói hàng hóa 28

2.2 Phân tích Phiếu đóng gói hàng hóa nghiên cứu 31

3 Vận đơn (Bill of lading – B/L) 34

3.1 Tổng quan về Vận đơn 34

3.2 Phân tích Vận đơn nghiên cứu 37

4 Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O) 40

4.1 Tổng quan về giấy Chứng nhận xuất xứ 40

4.2 Phân tích giấy Chứng nhận xuất xứ nghiên cứu 42

5 Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) 44

5.1 Tổng quan về Chứng nhận kiểm dịch thực vật 44

5.2 Phân tích Chứng nhận kiểm dich thực vật nghiên cứu 46

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NHẬP KHẨU LÔ HÀNG 49

1 Lựa chọn hình thức nhập khẩu 49

2 Xin giấy phép nhập khẩu 49

3 Ký kết hợp đồng 50

4 Thuê tàu và mua bảo hiểm 51

4.1 Thuê tàu 51

4.2 Mua bảo hiểm 52

Trang 5

5 Nhận hàng 52

6 Thông quan 54

6.1 Hồ sơ và quy trình kiểm dịch thực vật 54

6.2 Thông quan 55

7 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 55

7.1 Các trường hợp xảy ra tranh chấp 55

7.2 Hồ sơ khiếu nại 56

8 Kiện và bảo vệ quyền lợi 57

KẾT LUẬN: 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 7

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đã và đang trở thành xu thế mới, là nhân tố thúc đẩy các quốc gia mở cửa, phát triển quan hệ thương mại quốc tế giữa các nước Thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng hóa không chỉ gói gọn trong nội bộ quốc gia mà còn gắn liền với thị trường quốc tế Do đó, hoạt động giao dịch thương mại quốc tế ngày càng diễn ra sôi động

Trong các giao dịch thương mại quốc tế, hợp đồng được đánh giá là nhân tố quan trọng hàng đầu để nhằm đảm bảo sự thành công và tính ổn định của hoạt động kinh doanh Hiểu và nắm rõ được các nội dung, điều khoản của hợp đồng sẽ giúp việc giao kết hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh được các tranh chấp không đáng có cũng như giải quyết nhanh chóng các phát sinh bất lợi có thể xảy ra Đi kèm với hợp đồng thương mại quốc tế là bộ chứng từ liên quan nhằm đảm bảo giao dịch diễn ra thuận lợi, hợp pháp

và đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan

Thông qua bài tiểu luận “Phân tích hợp đồng mua bán quốc tế và các chứng từ liên quan giữa công ty Đầu Tư Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Công và công

ty TNHH Longsun Global Logistics”, nhóm sẽ trình bày cụ thể về các bộ phận của một

hợp đồng hoàn chỉnh hợp pháp, giải thích ý nghĩa của từng loại chứng từ, quy trình thực hiện hợp đồng, từ đó ra một số lưu ý khi giao kết hợp đồng

Bài tiểu luận của nhóm được chia làm 4 phần chính:

 Chương 1: Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp, tổng quan hàng hóa và nghiên cứu thị trường

 Chương 2: Phân tích hợp đồng mua bán quốc tế

 Chương 3: Phân tích các chứng từ liên quan

 Chương 4: Phân tích quy trình nhập khẩu lô hàng

Trong quá trình nghiên cứu, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, nhiều tài liệu, chứng từ liên quan bị công ty từ chối cung cấp nên bài tiểu luận không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, chưa được chuyên sâu, mong cô góp ý, bổ sung, sửa chữa cho chúng em

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

CHƯƠNG I TÌM HIỂU THÔNG TIN DOANH NGHIỆP, TỔNG QUAN HÀNG HÓA VÀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

Tìm hiểu thông tin doanh nghiệp

1.1 Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Công (THANH

CONG EXPORT IMPORT AND TRADING INVESTMENT LIMITED)

Tên giao dịch: THANH CONG EXPORT IMPORT AND TRADING INVESTMENT LIMITED

Tên đầy đủ: Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Công Loại hình hoạt động: Công ty TNHH một thành viên

Phân loại ngành: VSIC: 8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa

được phân vào đâu

Địa chỉ: Số 391 Lê Lợi, phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng

Điện thoại/Fax: 0913065551/0902047779

Mã số thuế: 0201715174

Đại diện pháp lý: Vũ Văn Thanh

Ngày hoạt động: 01/03/2016

1.2 Công ty Longsun Global Logistics (LONGSUN GLOBAL LOGISTICS LIMITED)

Tên giao dịch: LONGSUN GLOBAL LOGISTICS LIMITED

Loại hình hoạt động: Công ty TNHH tư nhân theo cổ phần

Phân loại ngành: Kỹ thuật nông nghiệp

Địa chỉ: 3B, M ko Abiola Garden Ikeja, Alausa, Oregun, Olusosun Ikeja Nigeria

Mã số thuế: RC 1488435

Đại diện pháp luật: ZengYan

Ngày đăng kí: 20/04/2018

Trang 9

Nghiên cứu mặt hàng giao dịch

2.1 Tổng quan

Gõ đỏ là loại gỗ tự nhiên được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất ở nước

ta Gõ đỏ ở một số địa phương còn gọi là hổ bì, cà te Tên khoa học là Afzelia xylocarpa, thuộc họ Đậu Tên tiếng anh của gõ đỏ là Doussie

Hình ảnh thực tế:

2.2 Đặc điểm

Cây gõ đỏ là loại cây gỗ lớn nhưng phân cành thấp, vỏ màu xám trắng, sần sùi nhiều Cây trưởng thành cao từ 25-30m, có thân thẳng tròn nên việc xẻ gỗ tận dụng được nhiều hơn Cây sinh trưởng chậm, ưa sáng và phân bố ở các khu rừng thường xanh hay rừng nửa rụng

lá Thường mọc trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng đất thấp, đất bằng hay sườn thoát nước, là loại cây ưa sáng

Màu sắc gỗ: Là một loại gỗ gõ, có tên gõ đỏ là bởi vì màu sắc của gỗ có xu hướng

đậm Thường sẽ có màu đỏ chuyển sang nâu thẫm hoặc nâu nhạt (đối với loại gõ đỏ Nam Phi)

Trang 10

Vân gỗ: Đường vân gỗ khá lớn, kích thước đường vân lớn hơn gỗ sồi hay gỗ xoan

thường thấy Để ý kỹ ta sẽ thấy các phần vân gỗ vàng xen kẽ những đường vân đen Tuy nhiên sự đan xen này không đồng đều hay có một trình tự nhất định Sự không đồng đều về giác gỗ và mặt vân do nguyên nhân chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện phát triển của cây gỗ trong năm đó

Trọng lượng gỗ: Cây gõ đỏ có tuổi đời lâu năm nên cho chất gỗ Trọng lượng gỗ:

Cây gõ đỏ có tuổi đời lâu năm nên cho chất gỗ khúc gỗ gõ đỏ trên tay ta sẽ có cảm giác đầm tay, và chắc chắn

2.3 Ưu điểm

Hình ảnh minh họa:

Trang 11

Gỗ cứng và có độ bền cao: Đây cũng là đặc tính chung cho các loại gỗ gõ, giúp

chúng có thể chịu được lực va đập Thớ gỗ dày nên có độ bền cao, dùng được lâu dài Ngoài ra, chất gỗ còn khá trơ nên hầu như không thấm nước

Gõ đỏ nói không với cong vênh, nứt nẻ: Ưu điểm lớn để gõ đỏ thường được chọn

đóng đồ gỗ mỹ nghệ Chất gỗ đanh cứng nên đồ gỗ hầu như không bị nứt nẻ, đảm bảo quá trình sử dụng luôn được an tâm

Gỗ có ưu điểm dễ chạm khắc, đục đẽo: Chất gỗ mượt nên người thợ mộc dễ dàng

thao tác trong quá trình sản xuất Khả năng bắt vít tốt cũng rất thuận tiện khi đóng

đồ nội thất

Tính thẩm mỹ: Như nhận xét ở trên thì có thể thấy cả vân và màu sắc gỗ gõ đỏ đều

được đánh giá cao Màu sắc gỗ đậm đà cộng thêm vân gỗ sắc nét nên được nhiều người ưa chuộng

Trang 12

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu

3.1 Tình hình nhập khẩu gỗ ở Việt Nam

Theo Tổ chức quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTO), châu Phi là một trong những nhà cung cấp

gỗ tròn và gỗ xẻ hàng đầu của Việt Nam Đến nay, lượng cung gỗ tròn và xẻ từ nguồn này chiếm gần 1/4 tổng lượng gỗ tròn và xẻ nhập khẩu vào Việt Nam mỗi năm Gỗ Doussie chủ yếu từ các nước : Nigeria, Ghana, Bờ Biển Ngà, Uganda, và một phần ở đất nước Cameroon Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, về lượng gỗ nhập khẩu từ châu lục này Nigeria là một trong những nước cung cấp

gỗ lớn cho Việt Nam

3.2 Các đối thủ trong ngành nhập khẩu gỗ ở Hải Phòng

Công Ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải Đông Phong là công ty chuyên nhập

khẩu gỗ thịt nguyên khối từ các nước châu Phi (gỗ lim, gỗ Tali, gô Gõ, gỗ Cẩm Lai,

gỗ Mun) cung cấp cho các công ty sản xuất gia công đồ gỗ

Công ty TNHH Nam Sơn Hà chuyên xuất nhập khẩu gỗ từ Nam Phi; sản xuất các

sản phẩm đồ gỗ nội thất xuất khẩu; chế biến kinh doanh gỗ và các chế phẩm từ gỗ;

tư vấn, thiết kế, lắp đặt đồ nội thất công trình; chế tạo, gia công theo đơn đặt hàng

Chính sách của nhà nước về mặt hàng giao dịch

Theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP:

 Gỗ hợp pháp là gỗ, sản phẩm gỗ (sau đây viết tắt là gỗ) được khai thác, nhập khẩu,

xử lý tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, các quy định liên quan của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ xuất khẩu vào Việt Nam

 Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan

Trang 13

 Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro

để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với

tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật

 Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro

Gỗ gõ đỏ xẻ hộp (tên thương mại là Doussie, tên khoa học: Afzelia SPP) không nằm trong danh mục kiểm tra CITES (Convention on International Trade in Endangered Species

of Wild Fauna and Flora - Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang

dã nguy cấp) Do vậy khi hàng về doanh nghiệp chỉ cần thực hiện kiểm dịch thực vật theo

đúng quy trình mà không cần xin giấy phép nhập khẩu

Mã HS code của gỗ Gõ Doussie là: 44039990, thuế nhập khẩu 0%, VAT là 10%

Giấy tờ quan trọng nhất Doanh nghiệp phải yêu cầu đơn vị xuất khẩu cung cấp được trước khi giao dịch là: Chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary) bản gốc Nếu không có Phytosanitary, doanh nghiệp không thể làm thủ tục nhập khẩu được

Trang 14

CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ

và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: là hợp đồng được kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam, một bên là thương nhân nước ngoài Điều 16 Luật Thương mại Việt Nam

2005, “thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của luật pháp nước ngoài hoặc được luật pháp nước ngoài công nhận” Trong khi đó Điều 1 Công ước Viên 1980 định nghĩa “hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên

có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”

1.2 Đặc điểm

Về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, có trụ sở

thương mại đặt ở các nước khác nhau Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định thêm: có thể giữa các bên có trụ sở cùng trên lãnh thổ Việt Nam nhưng một bên trong nội địa còn bên kia ở trong các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Về đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là

động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước

Trang 15

Về đồng tiền thanh toán: Đồng tiền dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có

thể là ngoại tệ đối với các bên Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, ví dụ các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung

Về cơ quan giải quyết tranh chấp: Có thể là toà án hoặc trọng tài của một trong

hai nước hoặc nước thứ ba

Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): Hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước

đó mà cả của luật nước ngoài, thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc

tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký

kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh

1.3 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng

 Chủ thể của hợp đồng có đầy đủ tư cách pháp lý

 Pháp nhân có đăng ký kinh doanh

 Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

 Đối tượng của hợp đồng hợp pháp, là hàng hóa được phép xuất nhập khẩu

 Hàng hóa XNK không thuộc danh mục hàng cấm (Nghị định 187 - 2013/NĐ-CP)

 Hàng hóa XNK theo giấy phép thuộc diện quản lý của Bộ Công thương và Bộ chuyên ngành

 Hàng hóa NK theo chế độ hạn ngạch (giấy phép nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch)

 Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp

 Có đủ 6 điều khoản bắt buộc:

o Điều khoản tên hàng

o Điều khoản phẩm chất

Điều khoản số lượng

Trang 16

o Điều khoản giá cả

o Điều khoản giao hàng

o Điều khoản thanh toán

o Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp, được ký kết bằng văn bản

Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ:

Là Hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu, hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ Hợp đồng

Khi có những căn cứ cho là toàn bộ điều khoản của Hợp đồng vô hiệu, thì Hợp đồng vô hiệu toàn bộ Căn cứ làm cho Hợp đồng vô hiệu có thể xuất phát từ sự vi phạm nội dung Hợp đồng, nhưng cũng có thể là những căn cứ khác như: mục đích, năng lực giao kết Hợp đồng, Hợp đồng giả tạo,…

Lưu ý: Có những Hợp đồng vô hiệu toàn bộ nhưng đối với một số điều khoản được các bên thỏa thuận ghi trong Hợp đồng có vai trò độc lập với Hợp đồng, thì khi Hợp đồng vô hiệu toàn bộ các điều khoản đó cũng có thể được công nhận có hiệu lực nếu đủ các điều kiện luật định mà không lệ thuộc vào hiệu lực của toàn bộ Hợp đồng

Hợp đồng vô hiệu từng phần ( vô hiệu một phần):

Là những Hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung của nó không có giá trị pháp

lý nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của Hợp đồng đó

Đối với một Hợp đồng vô hiệu từng phần, ngoài phần vô hiệu không được áp dụng, các phần còn lại vẫn có giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi phạm Hợp đồng vẫn còn hiệu lực

1.4 Bố cục của hợp đồng giao dịch thương mại quốc tế

Trang 17

(4) Các điều khoản thỏa thuận

Các điều khoản bắt buộc

Các điều khoản tùy ý

(5) Chữ ký (5) Chữ ký

(1) Tên hợp đồng

(2) Địa điểm, ngày tháng năm

(3) Phần mở đầu:

- Cơ sở ký kết hợp đồng

- Tên, địa chỉ, điện thoại, điện tín của các bên

- Tên, chức vụ của người đại diện

- Các định nghĩa có liên quan

Trang 18

2.2 Phân tích hợp đồng mua bán quốc tế giữa công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại

và Xuất Nhập Khẩu Thành Công

Trang 20

1.4 Thông tin cơ bản

1.4.1 Các bên tham gia

Bên bán: Công ty TNHH Longsun Global Logistics

Địa chỉ: 3B, M ko Abiola Gardan Ikeja, Alausa, Oregun, Olusosun Ikeja Nigeria

Người đại diện: ZENGYAN

Bên mua: Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Thành Công

Địa chỉ: Số 391 Lê Lợi, phường Lê Lợi, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Việt Nam Điện thoại: 0913065551/0902047779

Người đại diện: Vũ Văn Thanh

 Nhận xét: Chủ thể trong hợp đồng mua bán này là hợp pháp:

o Người mua là thương nhân Việt Nam

o Người bán là thương nhân nước ngoài (Nigeria)

o Hai thương nhân này có trụ sở thương mại ở 2 nước khác nhau là Việt Nam

 Đây là dạng hợp đồng dưới dạng văn bản ngắn hạn và là hợp đồng nhập khẩu

 Hợp đồng có đầy đủ thông tin cơ bản bao gồm tên công ty, địa chỉ, người đại diện giữa các bên tham gia Riêng số điện thoại/Fax bên xuất khẩu chưa nêu rõ

 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế này được ký kết giữa các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lý và có trụ sở ở hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (bên mua) và Nigeria (bên bán)

Trang 21

1.4.3 Mã số hợp đồng và ngày ký kết

 Mã hợp đồng: 03.2021/LSNG – TC

 Ngày ký kết: 28/01/2021

1.5 Phân tích các điều khoản trong hợp đồng

Điều khoản 1: Mô tả hàng hóa

 Tên hàng hóa: Gỗ gõ đỏ ( tên khoa học: Afzelia Africana )

 Số lượng: 100 m3

 Xuất xứ: Nigeria/Ghana/Mozambique

 Đơn giá: 250 USD/m3

 Tổng cộng: 25,000 USD

 Bằng chữ: Hai mươi lăm nghìn đô la mỹ

 Ghi chú: Gỗ không biến dạng, không mục nát, sạch sẽ

về mẫu mã của sản phẩm và chất lượng nên sẽ có rủi ro về kích thước của từng sản phầm trong lô hàng

o Mức giá của hàng hóa đã được quy định rõ ràng trên bảng mô tả với đơn vị tính là USD và đơn giá cố định là 250 USD/m3 Đây là mức giá chung cho sản phẩm bao gồm các sản phẩm có kích thước khác nhau, chính vì thế, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các rủi ro khi các sản phẩm này không đảm bảo được kích thước như doanh

Trang 22

nghiệp kỳ vọng Để có thể tối ưu hóa chi phí cho lô sản phẩm có kích thước khác nhau đảm bảo lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp

Điều khoản 2: Bộ chứng từ

 Người bán phải gửi cho người mua đầy đủ tài liệu sau đây trước khi hàng hóa đến bất kỳ cảng nào của Việt Nam:

o Hóa đơn thương mại đã được ký và đóng dấu

o Phiếu đóng gói hàng hóa đã được ký và đóng dấu

o Vận đơn đường biển

o Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

o Phiếu đóng gói hàng hóa là một yếu tố cực kì quan trọng trong trong vận chuyển hàng hóa số lượng lớn, vận chuyển hàng xuất khẩu; là hoạt động đóng và gói các món hàng, lô hàng khi hiểu rõ đặc tính của loại hàng hóa cũng như điều kiện tự nhiên mà nó phải chịu trong quá trình vận chuyển, vừa đảm bảo cho sự an toàn của hàng hóa nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất Việc đóng gói hàng hóa luôn gắn liền với bao bì và dụng cụ đóng gói Bao bì hàng hóa là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ

và tiêu thụ sản phẩm Bao bì đóng gói hàng hóa được sản xuất dựa trên những nghiên cứu về tính phù hợp cho từng món hàng, loại hàng, lô hàng

o Hóa đơn thương mại : Là một chứng từ quan trọng trong ngoại thương, và cũng quan trọng không kém trong bộ hồ sơ hải quan Thực ra, một trong những mục đích

Trang 23

chính của hóa đơn thương mại là để làm chứng từ thanh toán: người bán đòi tiền người mua Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) với Phiếu đóng gói (Packing List) thường hay bị nhầm lẫn, hay hai loại chứng từ này nhiều khi nhìn gần giống nhau và có nhiều thông tin trùng nhau, nhưng có chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng Hóa đơn là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền Còn phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…

o Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các giấy tờ cơ bản như: vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa, hóa đơn thương mại Giấy kiểm định thực vật và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mặt hàng này Vì hàng hóa vận chuyển

là loại mặt hàng thuộc nhóm thực vật nên phải được các đơn vị có cơ quan chức năng thẩm quyền kiểm định về mặt chất lượng, xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để đảm bảo hàng hóa khi nhập cảnh là hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng, có xuất

xứ rõ ràng và đảm bảo nguồn không có mầm bệnh lan truyền vào nước ta

Điều khoản 3: Điều kiện giao hàng

 Địa điểm giao hàng: Tại bất kỳ cảng nào của Việt Nam

 Cảng xếp hàng: Tại bất kỳ cảng nào trên thế giới

 Thời gian giao hàng: Trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng

 Người giao hàng: Do người bán chỉ định và điều này cũng được thể hiện trong hóa đơn và phiếu đóng gói

 Nhận xét:

o Có thể thấy rằng trên bản hợp đồng này, điều khoản về điều kiện giao hàng chưa thể hiện được cụ thể địa điểm giao hàng và địa điểm xếp hàng, điều này có thể là do hai bên vẫn đang trong quá trình trao đổi thống nhất về địa điểm giao nhận, có thể sẽ

bổ sung thông qua phụ lục hợp đồng sau khi cả hai bên đã thống nhất được về nơi giao nhận hàng hóa, đảm bảo tối ưu hóa và tiết kiệm chi phí cho chuyến hàng

Trang 24

o Do đặc điểm trọng tải tối đa tại các cảng ở Việt Nam có thể tiếp nhận thường không lớn (ví dụ như Cảng Hải Phòng chỉ tiếp nhận tàu dưới 10,000MT, tàu trên 10,000MT thì phải dỡ hàng tại Cảng Cái Lân rồi chuyển hàng lên xà lan để vận chuyển về cảng nội địa đảm bảo đủ độ sâu, tàu không bị mắc cạn) Vì vậy, khi đưa ra địa điểm giao hàng thì nên đi kèm quy định cụ thể về trọng tải tàu để bên thuê tàu nhanh chóng thuê tàu phù hợp và giảm thiểu rủi ro khi tàu cập cảng đến, dỡ hàng

Điều khoản 4: Điều khoản thanh toán

 Người mua có nghĩa vụ chuyển tổng số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng qua số tài khoản ngân hàng cho người bán theo phương thức thanh toán TTR

 Thời gian thanh toán: Trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng

 Thông tin ngân hàng thụ hưởng:

o Ngân hàng thụ hưởng: Zenithbank

o Địa chỉ: Chi nhánh ngân hàng Zenith plc sagamu

o Tên tài khoản: longsun global logistics limited

o Địa chỉ: 3B, M ko Abiol Garden Ikeja, Alausa/Oregun/Olusosun Ikeja Nigeria

o Số tài khoản: 5070821553

o Mã định dạng: ZEIBNGLA

o Mã phân loại: 057170035

 Nhận xét:

o Hợp đồng đã quy định đầy đủ và rõ ràng về cách thức và thời gian thanh toán

o Ngân hàng bên thụ hưởng có thông tin đầy đủ về tên, địa chỉ, số tài khoản giúp dễ dàng thực hiện thanh toán

o Thanh toán được thực hiện cho ngân hàng đại diện của người bán khi xuất trình hóa đơn với số lượng hàng đã giao thực tế Việc thanh toán bằng phương pháp TTR cũng tạo lợi thế cho doanh nghiệp ở 1 số điểm như sau: thứ nhất, việc thanh toán sau khi nhận được hàng sẽ giúp doanh nghiệp giữ được lượng tiền dự trữ và đầu tư cho các hàng mục kinh doanh khác, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh

Trang 25

nghiệp Thứ hai, việc thanh toán sau khi nhận hàng cũng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình thanh toán, trong những trường hợp rủi ro như chất lượng sản phẩm không đảm bảo như trong hợp đồng hay thiếu hụt hàng hóa Tuy nhiên, hợp đồng chưa cung cấp thông tin về ngân hàng phát hành Ngân hàng phát hành là ngân hàng đứng ra mở thư tín dụng cho người nhập khẩu, tức là ngân hàng đó sẽ cam kết trả tiền cho người xuất khẩu với điều kiện người xuất khẩu xuất trình 1 bộ chứng từ phù hợp Vai trò của ngân hàng này là quan trọng, phải được sự chấp thuận của 2 bên Tuy nhiên trong hợp đồng chưa nêu ra thông tin về ngân hàng phát hành,

có thể 2 bên đã thống nhất về ngân hàng phát hành trong lúc order, song vẫn nên nêu lại trong hợp đồng

Điều khoản 5: Giá trị pháp lý

 Hợp đồng này được ký kết qua email hoặc fax và có giá trị vào ngày ký Bất kỳ thay đổi và/hoặc sửa đổi nào đối với phạm vi cung cấp đã nêu ở trên phải được thực hiện bởi Phụ lục hợp đồng về thỏa thuận chung

 Sau khi hai bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, hợp đồng

tự động được thanh lý

 Nhận xét:

o Hợp đồng vẫn đảm bảo được về pháp lý khi được ký kết qua email hoặc fax, quy định rõ ràng về thời gian có bắt đầu có hiệu lực và thời gian thanh lý hợp đồng Bên cạnh đó, cũng đảm bảo quy định rõ ràng về các điều khoản bổ sung sẽ được sự thống nhất của cả hai bên thông qua phụ lục hợp đồng Đó là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền cho cả hai bên khi có xảy ra tranh chấp hoặc mâu thuẫn

1.6 Nhận xét chung về hợp đồng

Trang 26

Mã hợp đồng 03.2021/LSNG - TC

Ngày ký kết 28/01/2021

Chủ thể ký kết

hợp đồng Công ty TNHH Longsun Global Logistics và Công ty TNHH

thương mại và xuất nhập khẩu Thành Công Đối tượng của

do và tự nguyện giữa hai bên mua và bán, đồng thời đáp ứng đủ 4 điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Điều 81 của Bộ Luật Thương mại Việt Nam:

Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý

Đối tượng của hợp đồng hợp pháp

Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp

Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp

Hợp đồng đã quy định rõ ràng về các điều khoản của một bản hợp đồng chính thống, hợp pháp Cả hai bên đã quy định với nhau và thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng

Trang 27

Bản hợp đồng này có tính pháp lý cao, được soạn bằng tiếng Anh Hợp đồng có hiệu lực

kể từ ngày ký

Ngoài ra, bên cạnh những phần đã quy định chi tiết, đầy đủ ở trên, bản hợp đồng còn một

số điểm thiết sót nên bổ sung, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thông tin về hàng hóa chưa quy định rõ về phẩm chất của sản phẩm như màu sắc, kích thước, chưa phân loại rõ ràng hàng hóa mà chỉ mới nêu chung về mẫu mã của hàng hóa

Thứ hai, do chưa phân loại các sản phẩm nên chỉ có 1 mức giá chung cho cả lô hàng hóa, điều này sẽ dẫn đến khó kiểm soát về mặt chất lượng khi nghiệm thu

Thứ ba, về điều khoản vận chuyển, chưa thiết lập cụ thể về điều khoản vận chuyển, chỉ mới nêu chung chung, chưa có địa chỉ nhận hàng cụ thể và lịch trình giao hàng cụ thể Điều này có thể dẫn đến rủi ro như hàng hóa được vận chuyển chậm so với thời gian dự tính Bên cạnh đó, cũng chưa quy định các phí phạt khi vận chuyển chậm so với kế hoạch của công ty

Nguyên nhân có thể do hai bên đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài, đã thực hiện nhiều giao dịch từ trước nên những thiếu sót không gây ảnh hưởng đến giao dịch lần này và hợp đồng chỉ mang tính pháp lý Hợp đồng không quy định điều khoản về khiếu nại

Điều khoản về khiếu nại: Khiếu nại là việc giải quyết tranh chấp giữa các bên bằng con đường thương lượng hoặc hòa giải, trong đó một bên yêu cầu đối tác giải quyết những tổn thất, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng Vì không có điều khoản này nên khi xảy ra tranh chấp giữa các bên, bên bị vi phạm sẽ không biết phải đi kiện ở đâu hoặc có đi kiện thì cũng sẽ bị trả lại đơn kiện do không đủ điều kiện thụ lý

Điều khoản khiếu nại thường gồm các nội dung: Thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên, cách thức giải quyết khiếu nại

Trang 28

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN

1 Hóa đơn thương mại

1.1 Tổng quan về Hóa đơn thương mại

1.1.1 Khái niệm

Hóa đơn thương mại có tên quốc tế là Commercial Invoice – viết tắt CI, là một tài liệu

trò của hóa đơn chứng từ thương mại cơ bản do người bán phát hành cho người mua, trong

đó bao gồm chi phí người mua/nhà nhập khẩu phải trả cho nhà cung cấp/xuất khẩu Hóa đơn thương mại thông thường ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán hay phương thức vận chuyển…

1.1.2 Vai trò

Hóa đơn thương mại có những vai trò chính như sau:

 Thứ nhất, hóa đơn thương mại có chức năng cung cấp những thông tin chi tiết về hàng hóa, cần thiết cho việc thống kê, đối chiếu hàng hóa với hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng

 Thứ hai, khi thanh toán, hóa đơn thương mại là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán Trong trường hợp bộ chứng từ có kèm theo hối phiếu, dựa vào hóa đơn, người mua có thể kiểm tra lệnh đòi tiền trong nội dung của tờ hối phiếu Nếu số tiền ghi trên hối phiếu không đúng với hóa đơn thì hóa đơn thương mại có tác dụng thay thế hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền

 Thứ ba, khi khai báo thủ tục hải quan, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị của hàng hóa và là minh chứng cho sự mua bán giữa hai bên và là cơ sở để kiểm tra, tính các loại tiền thuế

 Thứ tư, với nghiệp vụ tín dụng, hóa đơn thương mại có chữ ký chấp nhận trả tiền của người mua có thể tương đương với vai trò của chứng từ đảm bảo cho việc vay mượn

Trang 29

 Cuối cùng, trong một số trường hợp, bản sao của hóa đơn thương mại được dùng như một loại thư từ thông báo kết quả giao hàng của người bán, để người mua có thể chuẩn bị nhập hàng và chuẩn bị trả tiền hàng trong thời gian sớm nhất

1.1.3 Nội dung của Hóa đơn thương mại

 Dưới đây là một số thông tin cần có trong hóa đơn thương mại:

o Số hóa đơn thương mại

o Ngày tháng năm lập hóa đơn

o Người bán hàng/nhà xuất khẩu gửi hàng đi nước ngoài: bao gồm tên, địa chỉ, quốc gia sở tại

o Tên và địa chỉ đầy đủ của người nhận hàng

o Tiền tệ thanh toán

o Điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán

o Ngày mà hàng hoá bắt đầu chuyến đi liên tục đến nước ngoài

o Số tham chiếu (số đặt hàng của người mua)

o Giấy phép nhập khẩu (nếu có)

o Phí vận chuyển / bảo hiểm

 Lưu ý các thông tin cơ bản của một hóa đơn thương mại cần thể hiện thông tin thống nhất giữa hóa đơn thương mại với các chứng từ khác, bao gồm:

o Đối với Phiếu đóng gói (Packing list): Cần thể hiện thống nhất về số lượng, trọng lượng nếu có

o Đối với hợp đồng thương mại: Cần thể hiện thống nhất về đơn giá, số

Trang 30

o Cần thể hiện tên hàng và mô tả (nếu có) thống nhất trên các chứng từ tránh tình trạng dùng từ khác nhau (mặc dù là cùng nghĩa)

không thể gặp nhau trực tiếp để thực hiện thanh toán nên hóa đơn thương mại quốc tế

có một số điểm lưu ý như sau:

o Hóa đơn thương mại quốc tế thông thường được lập với đơn vị tiền tệ

là đồng tiền đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, có các điều kiện giao hàng chi tiết, thanh toán phù hợp với quy định trong hợp đồng

và đảm bảo tuân thủ luật pháp hay các tập quán quốc tế trong thương mại quốc tế

o Trường hợp giữa người bán và người mua không có quy định cụ thể về ngôn ngữ sử dụng trong việc lập hóa đơn thương mại thì ngôn ngữ thường được sử dụng là Tiếng Anh

hành (trừ trường hợp đã quy định tại điều 38 về Thư tín dụng có thể chuyển nhượng)

o Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong điều 38)

o Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ đã đề cập đến trong thư tín dụng

o Không cần phải ký

Trang 31

1.2 Phân tích Hóa đơn thương mại nghiên cứu

1.2.1 Nội dung

Trang 32

Hóa đơn thương mại số: 03.2021-4/LSNG-TC\

Ngày lập hóa đơn: 28/05/2021

Xuất xứ: Nigeria

Thông tin bên bán và bên mua:

 Bên bán (The Seller):

o Công ty: CÔNG TY TNHH LONGSUN GLOBAL

o Địa chỉ: 3B, M ko Abiola Garden Ikeja, Alausa, Oregun, Olusosun Ikeja Nigeria

 Cảng đi: Apapa, Nigeria

 Đơn vị trung gian:

 Địa chỉ: Số 16 đường Burma, đối diện Apapa Lagos, Nigeria

 Thông tin hàng hóa, mô tả hàng hóa:

Trang 33

 Hóa đơn thương mại ghi đúng tên và địa chỉ của bên xuất khẩu và bên nhập khẩu

có trong hợp đồng Hóa đơn do bên xuất khẩu phát hành

 Hóa đơn thương mại đã thể hiện rõ đơn giá, số lượng hàng và giá trị hàng thực giao Phần số lượng và xuất xứ của sản phẩm so với Hợp đồng (Số lượng trong Hợp đồng

là 100.00 CBM và gỗ sẽ có xuất xứ là Nigeria, Ghana, Mozambique) Từ đó có thể thấy hóa đơn thương mại này thể hiện cho lượng hàng hóa đã được giao trước một phần gỗ có xuất xứ từ Nigeria với số lượng 20 CBM => thông tin được cung cấp rõ ràng và chi tiết

 Đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại trùng khớp với hợp đồng (đồng Đô la Mỹ) Đây là đồng tiền mạnh, tự do di chuyển thỏa mãn các yếu tố cần có của đồng tiền trong giao dịch thương mại quốc tế

 Có thông tin của đơn vị trung gian

 Hóa đơn thương mại này có chữ kí (đóng dấu) của người bán

 Có số tiền thanh toán bằng chữ để tránh nhầm lẫn

 Đã ghi rõ phương thức thanh toán

Ngày đăng: 17/08/2021, 06:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w