1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay

39 843 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Tìm hiểu những biến động của thị tường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay. PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong năm 2012, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn được khởi đầu từ các năm trước. Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi đợt suy thoái kép, tăng trưởng kinh tế đang diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011. Khủng hoảng nợ Châu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường là mối đe dọa lớn nhất hiện nay. Bất chấp những khó khăn của nền

Trang 1

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong năm 2012, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục đối mặt với những khó khănđược khởi đầu từ các năm trước Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi đợt suy thoái kép,tăng trưởng kinh tế đang diễn ra chậm hơn so với cuối năm 2011 Khủng hoảng nợChâu Âu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường là mối đe dọa lớn nhất hiện nay Bấtchấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới suy thoái, thị trường chứng khoán thếgiới hầu hết đều tăng điểm, trong đó một số nước có mức tăng rất mạnh

Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam tăngtrưởng chậm lại trong năm 2012 Lạm phát, lãi suất cao, sản xuất suy giảm do tiêu thụhàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanhnghiệp vừa và nhỏ Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 2 thế giới ngay

từ những tháng đầu năm và đột ngột giảm điểm mạnh trong 7 tháng sau cùng vớinhững “cú sốc” liên quan đến ngành ngân hàng Cuối cùng, thị trường chứng khoánViệt Nam khép lại với chỉ số VN-Index ở mốc 494,03 điểm, tăng 12,87%; HNX-Index

đã liên tục phá đáy lịch sử trong những phiên giao dịch cuối năm Nhâm Thìn, với đáy

kỷ luật là 66,21 điểm, giảm khoảng 7,89% Dự báo tình hình kinh tế vẫn tiếp tục đốimặt không ít khó khăn, xuất phát từ nhiều khía cạnh như: Vẫn chịu tác động bởi sự khókhăn chung của kinh tế cả nước và thế giới, hay do chính từ vấn đề nội tại là những bấtcập của thị trường chứng khoán Việt Nam Nhưng với quan điểm của các cơ quan quản

lý Nhà nước thì thị trường chứng khoán vẫn được xem là kênh dẫn vốn trung và dàihạn quan trọng cho nền kinh tế nước ta Do đó, nhiệm vụ cần phải đề ra trong thời giantới là “vực dậy”, tiếp tục thúc đẩy phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán ViệtNam

Chính vì vậy, việc tiếp cận đến vấn đề “ Tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2006 đến nay” sẽ giúp cho các nhà kinh tế có

được một số giải pháp nhằm “vực dậy” và phát triển thị trường chứng khoán cũng nhưphát triển được kinh tế nước nhà

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu.

2.1 Mục tiêu chung.

Tìm hiểu những biến động thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, qua đóđưa những đánh giá và khuyến nghị nhằm giúp các nhà đầu tư kinh tế Cũng như “vựcdậy” và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể.

- Mục tiêu cụ thể 1: Tìm hiểu tình hình chứng khoán Việt Nam hiện nay

- Mục tiêu cụ thể 2: Tìm hiểu những bất cập đang tồn tại trong thị trường chứngkhoán Đồng thời, chứng minh thị trường chứng khoán có sự tác động mạnh đến nềnkinh tế của đất nước

- Mục tiêu cụ thể 3: Đề ra giải pháp kiện toàn để giải quyết những bất cập đangtồn tại, nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam “vực dậy” và phát triển trong thờigian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam(cụ thể là những biến động của VN-Index ở sàn HOSE và HNX-Index ở sàn HNX)

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phương pháp thu thập số liệu.

Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp qua Internet, các báo cáo bán niên và tạp chí,

… có liên quan đến đề tài Sau đó, xử lý các thông tin để có cái nhìn toàn cảnh về vấn

đề nghiên cứu

4.2 Phương pháp phân tích số liệu.

- Mục tiêu 1: Sử dụng kỷ năng tìm kiếm, chọn lọc thông tin, số liệu thứ cấp, từ

đó đưa ra mô tả bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay

- Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá các thông tin, số liệuthứ cấp tìm được để xác định các bất cập thực tế tác động đến sự biến động của thịtrường chứng khoán ở Việt Nam Đồng thời, chứng minh sự biến động cung – cầuchứng khoán Việt, cung – cầu nguồn vốn trung và dài hạn sẽ tác động đến các chỉ sốphát triển kinh tế

- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận diển giải, tổng hợp để đề ra cácgiải pháp kiện toàn nhằm giúp thị trường chứng khoán Việt Nam “vực dậy” và pháttriển

Trang 4

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở hình thành thị trường chứng khoán.

Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trởnên đa dạng, phong phú, người thì cần vốn cho mục tiêu dung hay đầu tư, người thì cóvốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sởquen biết Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay,cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được Vậy cần phải có mộtthị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thịtrường tài chính

Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêudung, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn,thị trường tài chính bao gồm:

- Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dưới mộtnăm

- Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn

1.2 Khái niệm, bản chất, cơ cấu tổ chức và vai trò của thị trường chứng khoán.

1.2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán.

TTCK là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổichứng khoán, các giấy ghi nợ trung và dài hạn (thường từ 1 năm trở lên) nhằm mụcđích kiếm lời

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được quan niệm là một thịtrường có tổ chức và hoạt động có điều khiển, là nơi diễn ra mua – bán các loại chứngkhoán trung và dài hạn giữa những người phát hành chứng khoán và mua chứng khoánhoặc kinh doanh chứng khoán Chứng khoán là chứng thư hoặc bút toán ghi sổ xácnhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu và có thể mua bán, chuyển nhượngtrên thị trường

Trang 5

1.2.2 Bản chất của thị trường chứng khoán.

Bản chất của TTCK là nơi phân phối lại các nguồn vốn tiết kiệm từ chủ thể thặng

dư vốn sang chủ thể thiều vốn Là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung cầu củavốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá

cả của vốn đầu tư TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thônghàng hóa

1.2.3 Cơ cấu tổ chức của thị trường chứng khoán.

Bất cứ một TTCK nào của bất cứ nước nào, dù mới thành lập hay đã phát triển,điều cấu thành bởi một hai bộ phận thị trường có thổ chức khác nhau:

- Thị trường sơ cấp (primary market) còn gọi là thị trường phát hành chứng

khoán, là giai đoạn khởi đầu của TTCK Đây là nơi mua – bán những chứng khoán mớiphát hành Nguồn vốn chủ yếu của thị trường này là nguồn vốn tiết kiệm của côngchúng cũng như một số tổ chức phi tài chính Như vậy, thị trường sơ cấp thực hiệnchức năng là chức năng kinh tế: mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần sử dụng,đưa nguồn tiền tiết kiệm vào công cuộc đầu tư

- Thị trường thứ cấp (secondary market) còn được gọi là thị trường thứ hai, là nơi

giao dịch mua – bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp và làmột bộ phận quan trọng của TTCK, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp Nhữngchứng khoán giao dịch ở đây có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cả cao thấpkhác nhau Thị trường thứ cấp thực hiện các chức năng: tạo dễ dàng để bán những công

cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, lấy ngân quỹ, tức là tạo cho các công cụ tài chính tăngcao tính thanh khoản; kiếm lời từ việc nắm giữa chứng khoán; xác định giá chứngkhoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do (cạnh tranh hoàn hảo); giá hợp lý trên thị trườngthứ cấp ảnh hưởng đến giá phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp

1.2.4 Vai trò của thị trường chứng khoán.

TTCK có vai trò góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện thuhút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài, kích thích các doanh nghiệp kinh doanh cóhiệu quả hơn và lành mạnh hơn TTCK là hình tức huy động vốn mà không gây ảnhhưởng đến lạm pháp và thực thi chính sách tiền tệ, là công cụ đánh giá hoạt động kinhdoanh, là phong vũ biểu của nền kinh tế

Trang 6

1.3 Phân loại thị trường chứng khoán.

1.3.1 Căn cứ về phương diện pháp lý, thị trường chứng khoán được chia làm các loại sau.

- Thị trường sàn giao dịch hay Sở giao dịch hoặc thị trường niêm yết tập trung: thị

trường sàn giao dịch là một thị trường được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cốđịnh Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở giao dịch, việc muabán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện người mua và đạidiện người bán Các mô giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẻ thực hiệngiao dịch khi đạt được giá thỏa đáng nhất cho khách hàng đầu tư

- Thị trường phi tập trung – Thị trường OTC: Thị trường phi tập trung được tổ chức

không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như sàn giao dịch, mà dựa vào một hệthống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng giữa các công tychứng khoán với nhau, thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạtđộng, đó là phương diện thông tin Thị trường OTC là nơi ít “kén” chứng khoán giaodịch hơn thị trường sàn giao dịch Tuy nhiên, chứng khoán giao dịch vẫn phải là loạiđáp ứng các chuẩn mực và được phép giao dịch đại chúng

- Thị trường thứ ba: đây là thị trường giao dịch các chứng khoán đã niêm yết tại Sở

giao dịch nhưng theo cơ chế OTC Ở Mỹ thị trường này được lập ra do yêu cầu của cácnhà đầu tư cần mua bán với số lượng lớn, có thể gọi là “mua sỉ” chứng khoán niêm yếtthông qua thương lượng Các thương vụ được thu xếp bởi các công ty chứng khoán lànhà tạo giá của thị trường OTC, các công ty này phải đăng ký và được phép mua bán lôlớn chứng khoán niêm yết

- Thị trường thứ tư: để tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp có

điều kiện trực tiếp mua bán chứng khoán cho tổ chức của mình, các thị trường lớn cólập ra một mạng giao dịch nội bộ gọi là “ISNTINET” phục vụ cho việc giao dịch cáckhối lượng lớn chứng khoán giữa họ với nhau Cả loại niêm yết trên sàn hoặc loại muabán OTC đều có thể đem ra giao dịch Các tổ chức tham gia vào mạng này thường làcác ngân hàng, các quỹ hỗ tương đầu tư, các đại diện quản lý quỹ hưu trí và nhiều tổchức khác tùy theo quy định

Trang 7

1.3.2 Căn cứ vào địa điểm phát hành, thị trường chứng khoán được chia làm hai loại:

- TTCK chính thức – Sở giao dịch chứng khoán còn gọi là TTCK tập trung như đã

- Thị trường giao ngay: còn gọi là thị trường thời điểm, có nghĩa là thị trường giao

dịch mua bán theo giá cả của ngày hôm đó Còn việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ratiếp theo sau đó vài ngày tùy theo mỗi TTCK quy định riêng số ngày này

- Thị trường tương lai: là thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp đồng

mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giaohoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định ở tương lai (có thể là 1 tháng, 6 tháng hay 1năm …)

1.3.4 Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán chia làm 3 loại:

- Thị trường cổ phiếu: giao dịch mua bán những cổ phiếu thường và những cổ

phiếu ưu đãi

- Thị trường trái phiếu: giao dịch mua bán trái phiếu dài hạn kho bạc, trái phiếu đô

thị, công trái nhà nước, trái phiếu công ty, trái phiếu cầm cố

- Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán: giao dịch mua bán những hợp

đồng về quyền lựa chọn, những giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu …

1.4 Các chủ thể hoạt động trên thị trường chứng khoán:

Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: nhàphát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có lien quan đến chứng khoán

Trang 8

1.4.1 Chủ thể phát hành:

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK Chủ thểphát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa của TTCK Chủ thể pháthành gồm có:

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếuChính phủ và trái phiếu địa phương, trái phiếu kho bạc, nhằm tìm kiếm nguồn tài trợcho những công trình lớn thuộc cơ sở hạ tầng, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, y

tế hoặc bù đắp thiếu hụt ngân sách;

- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty;

- Các tổ chức tài chính như là nhà phát hành các công cụ tài chính như cáctrái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng … phục vụ cho hoạt động của họ

1.4.2 Nhà đầu tư.

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK Nhà đầu

tư có thể được chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức

- Các nhà đầu tư cá nhân: nhà đầu tư cá nhân là các hộ gia đình, nhữngngười có vốn nhàn rỗi tạm thời tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếmlợi nhuận;

- Các nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế tài chính thường xuyên muabán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Một số nhà đầu tư chuyên nghiệptrên thị trường các loại ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, công ty đầu

tư, các công ty bảo hiểm, quỷ tương hỗ …

1.4.3 Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán:

- Công ty chứng khoán: là các doanh nghiệp hoạt động theo quy định củapháp luật hoạt động trên TTCK Tùy theo số vốn điều lệ và nội dung trong đăng kýkinh doanh mà công ty chứng khoán có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinhdoanh chứng khoán như: mô giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư, bảolãnh phát hành, tư vấn đầu tư và lưu ký chứng khoán

- Các ngân hàng thương mại: ở một số nước các ngân hàng thương mại có

Trang 9

khoán Ở Việt Nam, các ngân hàng thương mại thành lập các công ty con chuyêndoanh trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

- Các trung gian tài chính khác như quỹ đầu tư …

1.4.4 Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

- Cơ quan quản lý Nhà nước: nhận thấy cần thiết phải có một cơ quan bảo vệlợi ích của các nhà đầu tư và đảm bảo cho TTCK hoạt động một cách thông suốt cũngnhư việc thanh tra giám sát hoạt động của các chủ thể trên thị trường chính là việc cầnthiết phải có một cơ quan thực hiện các nhiệm vụ trên Ở Việt Nam có Ủy ban chứngkhoán nhà nước thuộc Bộ Tài Chính

- Sở giao dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán thực hiện việc vậnhành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụcho các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch Ngoài ra, Sở giao dịch cũng ban hànhnhững quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch trên Sở giao dịch phù hợp với quyđịnh của Pháp luật

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là một tổ chức tự quản vàthường thực hiện một số chức năng chính sau: khuyến khích hoạt động đầu tư và kinhdoanh chứng khoán, ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở củaPháp luật về chứng khoán, điều tra và giải quyết các tranh chấp giữa các thành viêntrong thẩm quyền, hợp tác với các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác để giải quyếtcác vấn đề có liên quan đến hoạt động chứng khoán

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu giữcác chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứngkhoán

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là các công ty chuên cung cấp dịch vụđánh giá năng lực thanh toán vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đãcam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể Các mức hệ số tínnhiệm vì thế thường gắn với một đợt phát hành cụ thể chứ không phải cho công ty

Ngoài ra, chủ thể hoạt động trên TTCK còn có các công ty dịch vụ máy tínhchứng khoán, các tổ chức tài trợ chứng khoán …

1.5 Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán:

Trang 10

1.5.1 Nguyên tắc trung gian:

Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thựchiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà mô giới Các nhà môi giới thựchiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng Ngoài ra, nhà môi giớicòn có thể cung cấp các dịch vụ khác nhu cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàngtrong việc đầu tư …

Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thỏa thuậnvới nhau để mua bán chứng khoán Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình

để đặt lệnh Các nhà môi giới sẽ nhập kệnh vào hệ thống để khớp lệnh

1.5.2 Nguyên tắc đấu giá:

Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua

và các lệnh bán Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vàoviệc xác định giá này Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động:

- Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch vàtrực tiếp đấu giá

- Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà mô giới được nhậpvào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán Hệ thống máy chủ này sẽ xácđịnh mức giá cao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất

1.5.3 Nguyên tắc công khai.

Tất cả các hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai Sở giaodịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường Các

tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hằng năm của công

ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc,người quản lý, cổ đông đa số Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch,thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào TTCK

Trang 11

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam:

Đối với các nước phát triển, các chỉ báo của TTCK được xem như là một công cụphản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhay bén và khá chính xác nhất Chính vìvậy, TTCK luôn được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế

TTCK Việt Nam trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển (từ năm 2000 đến năm

2012 ) đã từng bước khẳng định vai trò của nó như là kênh huy động vốn dài hạn chonền kinh tế bổ sung cho hệ thống ngân hàng Có thể sơ lược lịch sử hình thành TTCKViệt Nam như sau:

2.1.1 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2000 -2005.

Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc vận hành Trungtâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và ngày thực hiện phiêngiao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000

Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 02 doanh nghiệp niêm yết 02 lại cổ phiếu(REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yếtgiao dịch Từ đó cho đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, ngoại trừcơn sốt vào năm 2001: TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hànghóa khan hiếm, chỉ số VN – Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểmngày 25/06/2001

Năm 2005, sau khi Thị trường giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạtđộng , tổng số cấc công ty niêm yết trên cả 02 sàn là 44 công ty với tổng giá trị niêmyết là 4.94 nghìn tỷ đồng

Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2000 – 2005 được coi là giai đoạn màTTCK chập chững biết đi hay là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam

Trang 12

2.1.2 Diễn biến thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 – 2008:

TTCK Việt Nam giai đoạn cuối năm 2006 và đầu năm 2007 chính là giaiđoạn mà thị trường bùng nổ nhất Năm 2006 chỉ số VN – Index đã tăng tới 146% vàtrong 03 tháng đầu năm 2007, chỉ số này tiếp tục tăng thêm 46% đạt mức đỉnh 1.170vào ngày 12/03 Biến động của thị trường này có thể được chia làm 03 giai đoạn:

1 Giai đoạn chuẩn bị bức phá do Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO

2 Giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh

3 Giai đoạn điều chỉnh

Trong 02 giai đoạn đầu, những sự kiện kinh tế chính trị tích cực của quốc gianhư: Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức thành công hội nghị APEC đã tạo hình ảnh ViệtNam hấp dẫn các nhà đầu tư Từ tháng 12/2006, sự bùng nổ về số lượng các công tyniêm yết cộng với kết quả kinh doanh tốt tạo ra một sự bùng nổ cho thụ trường cho đếntháng 02/2007 Những tháng cuối năm 2008, thị trường giảm điểm và kéo dài cho đếnđầu năm 2009

Hình 2.1a Diễn biến chỉ số VN-Index và các sự kiện quan trọng giai đoạn từ

tháng 06/2006 đến tháng 07/2007

(Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn)

Trang 13

Hình 2.1b Diễn biến 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index và các thông tin quan

trọng giai đoạn từ tháng 12/2007 đến tháng 7/2008.

(Nguồn: Công ty cổ phần Chứng Khoán Bảo Việt)

2.1.3 Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2009:

Mặc dù về những tháng cuối năm TTCK Việt Nam đã có điều chỉnh giảm dotác động của chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ nhưng nhìn chung với một chu

kỳ tăng điểm kéo dài hơn 08 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCKViệt Nam có một năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng

Nếu tính từ ngày 01/01/2009 đến 31/12/2009 thì VN – Index đã tăng thêm171,96 điểm từ 312,49 điểm lên đến 494,77 điểm tương đương với mức tăng là 58%.Nếu tính từ đáy thấp nhất trong năm khi VN – Index ở mốc 234,66 điểm vào ngày24/02/2009 và đỉnh cao nhất là 633,21 điểm vào ngày 23/10/2009 thì VN – Index đãtăng 2,69 lần

Trang 14

Hình 2.2a Diễn biến của VN – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt)

Hình 2.2b Các sự kiện tác động đến diễn biến của VN – Index trong năm 2009

(Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt)

Trang 15

Tương tự ở sàn HNX mức tăng trưởng trong năm 2009 của HNX-Index là60,9%; và nếu so từ đáy thấp nhất 78,06 điểm lên đỉnh cao nhất trong năm 218,38 điểmthì HNX-Index đã tăng 2,79 lần

Hình 2.2c Diễn biến của HNX – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt)

Điều đặc biệt của TTCK Việt Nam năm 2009 là giai đoạn thị trường hồiphục từ đáy 234,66 điểm (VN – Index) chủ yếu được dẫn dắt nhờ khối nhà đầu tư cánhân Sau đó nhà đầu tư tổ chức mới bắt đầu tham gia thị trường Thị trường hình thành

02 đợt sóng tăng lớn là từ đầu tháng 03 đến đầu tháng o6 và từ đầu tháng 08 đến cuốitháng 08 Sóng giảm là từ đầu năm đến cuối tháng 02, trong tháng 07 và từ cuối tháng

10 đến giữa tháng 12

Tính đến cuối năm 2009, đã có 541 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên cảhai sàn giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trịniêm yết đạt 127,489 nghìn tỷ đồng, tăng 66,5 lần so với cuối năm 2005 Tổng giá trịvốn hóa thị trường tính từ thời điểm ngày 31/12/2009 ước đạt 620,551 nghìn tỷ đồngtương đương với gần 38% GDP cả năm 2009

Trang 16

2.1.4 Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2010.

Năm 2010, thị trường đã suy giảm sau khi tăng mạnh tù 235 điểm lên 630điểm Sự suy giảm và tích lũy của thị trường đã khiến cả năm 2010, thị trường hầu nhưchỉ biến động trong khoản 485 +/- 65 điểm Kết thúc năm tại mức 484,66 điểm, VN –Index đã giảm 10,11 điểm, tương đương 2% so với mức 494,77 điểm tại ngày31/12/2009

Về cơ bản, biến động TTCK nói chung có xu hướng thị trường được chialàm 04 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1 (từ 01/10-04/11): giảm nhẹ, đi ngang xen kẽ các đợt tăng

nhẹ TTCK mở cửa năm 2010, với liên tiếp các phiên giảm điểm ảnh hưởng bởi thôngtin không chính thức từ việc tăng lãi suất cơ bản, VN-Index rơi mạnh từ 530 xuống còn

478 điểm Tiếp đó, VN-Index tăng quay lại ngưỡng 530 do được hỗ trợ bởi thông tinlãi suất cơ bản vẫn được giữ ở mức 8% và việc phát hành thành công 1 tỷ USD tráiphiếu chính phủ tại thị trường Mỹ Kỳ vọng về kết quả kinh quý I của các doanhnghiệp khiến VN-Index tăng nhẹ trở lại vào cuối tháng tư

- Giai đoạn 2 (từ 05/11-08/11): giảm, đi ngang và giảm mạnh Đầu tháng

5, VN-Index đột ngột quay đầu giảm điểm do ảnh hưởng từ khủng khoảng nợ châu Âulan rộng mà khơi ngòi là Hy Lạp Tiếp đó, tin đồn về thông tư 13 ra đời đã kiến choVN-Index tiếp tục rơi Từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7, VN-Index lình xình đi ngang,một phần bị ảnh hưởng lớn bởi số lượng cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới.Trong giai đoạn này có khoảng 3.058.308.677 cổ phiếu được đưa vào giao dịch chiếmkhoảng 43% tổng số cổ phiếu niêm yết bổ sung và niêm yết mới năm 2010 Vào cuốitháng 7, VN-Index tiếp tục bị giáng một đòn khá mạnh từ thông tin chính phủ quyếtđịnh tái cơ cấu tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin Với khoản nợ là 4,5 tỷ USD.Việc rơi tự do của VN-Index, còn được củng cố thêm bằng việc bán giải chấp của hầuhết các mã chứng khoán do dùng đòn bẩy tài chính Cuối tháng 8, VN-Index tạo đáy tạivùng 420-424

- Giai đoạn 3: tăng nhẹ và đi ngang rồi giảm nhẹ Sau một quá trình tăng

mạnh ngắn ngủi, VN-Index có một khoảng đi ngang khá dài do không có tin tức vĩ mô

gì đột biến hỗ trợ Đồng thời, với lực cung cổ phiếu khá mạnh trong thời điểm từ đầu

Trang 17

tháng 9 đến đầu tháng 11 (chỉ trong vòng 2 tháng đã có khoảng 1.830.529.826 cổphiếu, chiếm khoảng 25% tổng số lượng cổ phiếu niêm yết mới và niêm yết bổ xung cảnăm 2010) là một yếu tố cơ bản ngăn cản sự tăng giá của VN-Index Giữa tháng 11,VN-Index giảm nhẹ do dòng tiền đã ra khỏi thị trường, để tìm kiếm lợi nhuận ở kênhđầu tư khác như vàng, USD Đây là thời điểm vàng và USD tăng khá mạnh.

- Giai đoạn 4: tăng trưởng bắt đầu cuối tháng 11 đến gần cuối năm Sau

một thời gian dài đi ngang và giảm vào cuối tháng 11, khi mà tất các các tin tức vĩ môảnh hưởng xấu đến thị trường đều đạt đến đỉnh điểm, như lãi suất cơ bản tăng từ 8%lên 9%, vàng và USD đều có một giai đoạn tăng nóng Dòng tiền bắt đầu chảy vàochứng khoán khi nhận thấy kênh này có thể đem lại được lợi nhuận cao Các cổ phiếuchứng khoán, tài chính, bất động sản lần lượt là điểm sáng kéo thị trường tăng mạnh từ

421 đến 495 vào thời điểm gần cuối năm Tại thời điểm này thanh khoản của thị trườngtăng mạnh, bình quân khoảng trên 100 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng mỗi phiêncho cả hai sàn

Tóm lại xu thế chủ đạo của năm 2010 là đi ngang và giảm mạnh Thị trườngđón nhận một khối lượng niêm yết mới và niêm yết bổ sung cổ phiếu kỷ lục

2.1.5 Diễn biến thị trường chứng khoán 2011.

Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới,

nó đã tác động tiêu cực đến TTCK Việt Nam theo đó Trong cả năm, thị trường chỉ cóđược hiếm hoi hai đợt phục hồi ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng giữa tháng 8, toàn bộkhoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và mệt mỏi củacác nhà đầu tư Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX Index lần lượt đóngcửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn Hồ Chí Minh đã giảmmạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48,6% Thanh khoản của TTCKcũng giảm mạnh, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình của mỗi phiên giaodịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%

Trang 18

Hình 2.3 Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2011

(Nguồn: VCBS tổng hợp)

Phần đông các công ty chứng khoán (CTCK) gặp khó khăn và chịu thua

lỗ trong năm 2011: cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của TTCKViệt Nam thì, theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2011, số lượng công ty chứngkhoán chịu thua lỗ chiếm ưu thế áp đảo Trong số hiếm hoi những công ty có lợi nhuậnthì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ môi giới cũngnhư tự doanh

Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 105 CTCK đang hoạt động thì hơn80% con số này phải đối diện với Báo cáo tài chính lợi nhuận âm khi doanh thu sụtgiảm trong khi chi phí lại đội lên cao 1.400 tỷ đồng là số tiền mà 18/27 CTCK niêmyết ghi lỗ trong 09 tháng đầu năm 2011 Để tiếp tục tồn tại, một số công ty đã phải cắtgiảm nhân sự thậm chí là loại bỏ một số nghiệp vụ, trong đó có môi giới cụ thể nhưtrường hợp của CTCK SME, chứng khoán Gia Anh, chứng khoán Đông Dương, chứngkhoán Hà Nội… và lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, như CTCK Kim Long (KLS),CTCK Sài Gòn (SSI)… hoặc chuyển tiền gửi tiết kiệm ngân hàng

Các CTCK không kiểm soát chặt chẽ quy trình nội bộ và quản lý rủi ro, dẫn

Trang 19

hiện tượng này trong thời gian qua là vụ việc của CTCK SME, TAS Bên cạnh đó hiệntượng cắt giảm nhân sự cũng diễn ra trên diện rộng Với hơn 100 CTCK hoạt độngtrong khi thị trường diễn biến ảm đảm, thị phần của từng công ty bị thu hẹp lại, hoạtđộng môi giới, tư vấn trở nên khó khăn hơn rất nhiều Nhiều CTCK phải cắt giảm từ15% - 20% nhân sự

Các doanh nghiệp niêm yết: năm 2011 vừa qua là một năm đầy khó khăn vàthử thách với các doanh nghiệp, trong khi phải đối mặt với lạm phát cao khiến chi phíđầu vào tăng mạnh thì việc tiếp cận vốn vay cũng không dễ dàng khi mặt bằng lãi suấtliên tục ở mức cao Sự suy giảm của TTCK kéo theo hơn 50% số cổ phiếu niêm yết cóthị giá rơi xuống dưới mệnh giá (10.000 đồng) và thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổcủa doanh nghiệp Kết thúc quý III/2011, theo báo cáo tài chính của các doanh nghiệpniêm yết, có tới 14 doanh nghiệp có Tổng nợ/Tổng tài sản lớn hơn 90%, hơn 50 doanhnghiệp có hệ số nợ từ 80%-90%, hơn 80 doanh nghiệp từ 70%-80% Đòn bẩy vốn củadoanh nghiệp lên tới 9 lần Mức đòn bẩy tài chính này kéo theo không ít rủi ro trongbối cảnh kinh tế khó khăn và nguồn lợi tạo ra từ vay nợ không đủ bù đắp chi phí vốnphải trả Số dư hàng tồn kho cuối quý III/2011 của các doanh nghiệp niêm yết tăng hơn30% so với cùng kỳ

2.1.6 Diễn biến thị trường chứng năm 2012.

Năm 2012, TTCK trải qua 2 cung bật rõ nét: thời kỳ hy vọng đầu năm đếnđầu tháng 5 và sau đó là thời kỳ suy giảm kéo dài hơn 7 tháng cho đến gần cuối năm.Tuy nhiên, đợt tăng điểm trọn vẹn trong tháng 12 đa giúp cho VN-Index kết thúc năm

2012 ở mức 413,73 điểm, tăng 17,69% so với cuối năm 2011; ngược lại, HNIndex chốtnăm giảm nhẹ 2,81% so với cuối năm 2011, còn 57,09 điểm

Ngày đăng: 24/05/2014, 18:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Văn Lương (2012), Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam và các giải pháp trong giai đoạn 2000 – 2010, Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam và các giải pháptrong giai đoạn 2000 – 2010
Tác giả: Bùi Văn Lương
Năm: 2012
2. GS – TS. Dương Thị Bình Minh, TS. Sử Đình Thành (2004), Lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê.II. Trang web tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tài chính tiềntệ
Tác giả: GS – TS. Dương Thị Bình Minh, TS. Sử Đình Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê.II. Trang web tham khảo
Năm: 2004
1. TS. Hạ Thị Diệu Dao, Kinh tế vĩ mô Việt Nam và xu hướng năm 2013, http://vietstock.vn/2013/03/kinh-te-vi-mo-viet-nam-nam-2012-va-xu-huong-nam-2013-761-262544.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô Việt Nam và xu hướng năm 2013
2. Nguyễn Đức Hải (29/12/2009), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán, http://www.vcbs.com.vn/Uploads/Reports/MacroEconReports/2009/BAO%20CAO%20VI%20MO%20QIV_2009.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán
3. Nguyễn Đức Hải (29/12/2010), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán, http://www.stockbiz.vn/Reports/3476/bao-cao-vi-mo-va-thi-truong-chung-khoan-2010-2011.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán
4. Lê Văn Khánh (2012), Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, http://thuvien24.com/book/44146/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-hien-nay.html.5. Thị trường chứng khoán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay",http://thuvien24.com/book/44146/thi-truong-chung-khoan-viet-nam-hien-nay.html.5
Tác giả: Lê Văn Khánh
Năm: 2012
6. Trần Anh Thư (29/09/2012), Báo cáo thị trường chứng khoán quí III/ 2012, http://m.vietinbankcapital.vn/Content/Upload/NewsContent/Files/BC%20V%C4%A8%20M%C3%94%20QU%C3%9D%20III.2012.pdf, Công ty TNHH-MTV quản lý quỹ VietinBank-VietinBank Capital Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thị trường chứng khoán quí III/ 2012
7. Ban nghiên cứu và phát triển (08/2012), Thị trường chứng khoán quí 2/2012, http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%208%20n%C4%83m%202012/Bantin-NDT-T08_Page_22-23.pdf, Thông tin thị trường, Ngân hàng Saccombank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán quí 2/2012
8. Ban nghiên cứu và phát triển (11/2012), Thị trường chứng khoán quí 3/2012, http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%2011%20n%C4%83m%202012/Bantin-NDT-T11_Final_Page_18-19.pdf, Thông tin thị trường, Ngân hàng Saccombank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán quí 3/2012
9. Ban nghiên cứu và phát triển (04/2012), Thị trường chứng khoán quí 1/2012, http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%204%20n%C4%83m%202012/18-19.pdf, Thông tin thị trường, Ngân hàng Saccombank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán quí 1/2012
10. Ban nghiên cứu và phát triển (11/2012), Thị trường chứng khoán quí 1/2012, http://www.sacombank.com.vn/nhadautu/bantinnhadautu/Th%C3%A1ng%204%20n%C4%83m%202012/18-19.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chứng khoán quí 1/2012

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1a. Diễn biến chỉ số VN-Index và các sự kiện quan trọng giai đoạn từ tháng - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.1a. Diễn biến chỉ số VN-Index và các sự kiện quan trọng giai đoạn từ tháng (Trang 12)
Hình 2.1b. Diễn biến 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index và các thông tin quan - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.1b. Diễn biến 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index và các thông tin quan (Trang 13)
Hình 2.2b. Các sự kiện tác động đến diễn biến của VN – Index trong năm 2009 - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.2b. Các sự kiện tác động đến diễn biến của VN – Index trong năm 2009 (Trang 14)
Hình 2.2a  Diễn biến của VN – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt) - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.2a Diễn biến của VN – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt) (Trang 14)
Hình 2.2c. Diễn biến của HNX – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt) - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.2c. Diễn biến của HNX – Index trong năm 2009 (Nguồn Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Âu Việt) (Trang 15)
Hình 2.3. Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2011 - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.3. Diễn biến VN-Index và HNX-Index trong năm 2011 (Trang 18)
Hình 2.4.a. Biến động các chỉ số chứng khoán trong năm 2012 - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.4.a. Biến động các chỉ số chứng khoán trong năm 2012 (Trang 20)
Hình 2.4b. Biến động VN – Index, HNX – Index trong giai đoạn 07/2012 – - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.4b. Biến động VN – Index, HNX – Index trong giai đoạn 07/2012 – (Trang 21)
Hình 2.4c. Diễn biến chứng khoán tháng 11/2012. - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.4c. Diễn biến chứng khoán tháng 11/2012 (Trang 22)
Hình 2.5 : Phần trăm (%) thay đổi. - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.5 Phần trăm (%) thay đổi (Trang 24)
Hình 2.7. Biến động CPI trong năm 2012. (Nguồn:Tổng hợp) - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.7. Biến động CPI trong năm 2012. (Nguồn:Tổng hợp) (Trang 27)
Hình 2.8. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) trong năm 2012. - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.8. Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) trong năm 2012 (Trang 28)
Hình 2.9. Cán cân thương mại trong năm 2012. - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.9. Cán cân thương mại trong năm 2012 (Trang 29)
Hình 2.10. Tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2001 – 2012. - tìm hiểu những biến động của thị trường chứng khoán việt nam từ năm 2006 đến nay
Hình 2.10. Tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2001 – 2012 (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w