Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối.. Đối với người được cấp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-* -
BÁO CÁO MÔN PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ VÀ LINUX
ĐỀ TÀI 27 Tìm hiểu, cài đặt, thử nghiệm Xmind và tìm hiểu licence của Xmind và Xmind Pro Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12 Nguyễn Hoàng Anh MSSV:20110025 CNTT-TT 2.4 Khương Đình Tuấn MSSV:20112420 CNTT-TT 2.4 Đặng Đình Tuấn MSSV:20112708 CNTT-TT 2.4 Lại Văn Dũng MSSV:20111271 CNTT-TT 2.4 Trần Xuân Thư MSSV:20112251 CNTT-TT 2.4
Mã Lớp:61637
Giảng viên hướng dẫn: T.s Trương Thị Diệu Linh
Trang 2Lời nói đầu
Đầu tiên nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Cô đã tân tình hướng dẫn chúng em cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng em có thể hoàn thành đề tài này
Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau Nó giúp liên kết các ý tưởng
và tạo các kết nối với các ý khác
Đề tài này giúp ta hiểu được cơ bản về sơ đồ tư duy, và cách thiết kế sơ đồ tư duy trên máy tính một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua phần mềm mã nguồn mở XMind Nội dung chính của đề tài:
Chương 1: Tìm hiểu về sơ đồ tư duy
Chương 2: Tìm hiểu cài đặt, cấu hình, thử nghiệm, license của XMind và XMind pro
Trang 3Mục lục
1.1 1.2 1.3 1.4
Giới thiệu
Vận dụng sơ đồ tư duy
Ưu điểm
Phương thức tiến hành
4 5 5 5 2 Phần mềm XMind 7 2.1 License 7
2.1.1 2.1.2 XMind
XMind Plus/Pro
7 7 2.2 Cài đặt 8
2.2.1 2.2.2 Cài đặt từ file exe
Cài đặt bằng cách biên dịch mã nguồn
9 9 2.3 2.4 Sử dụng 10
Cấu hình 13
3
Trang 4Chương 1
Sơ đồ tư duy
1.1 Giới thiệu
Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra vào cuối thập niên 60 của thế kỉ
20 bởi Tony Buzan, là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề
ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não
Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối Với cách thức
đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn
Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn
Trang 51.2 Vận dụng sơ đồ tư duy
· Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo
· Tổng kết dữ liệu
· Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau
· Động não về một vấn đề phức tạp
· Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng
· Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện )
· Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay
từ kép)
· Toàn bộ ý của sơ đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh - Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo
· Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật
· Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện
Với sơ đồ tư duy, người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ Điều này biến phương pháp này trở thành công cụ mạnh để soạn các bài viết và tường thuật, khi mà những ý kiến cần phải được ghi nhanh xuống Sau đó tùy theo các từ khóa (ý chính) thì các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng ra
1.3 Ưu điểm
So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau:
· Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng
· Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính
· Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác
· Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn
· Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ
· Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ
· Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ
tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ
· Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
1.4 Phương thức tiến hành
· Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó Việc
sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn)
· Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát
từ hình trung tâm (xem hình ví dụ) và nối với một ý phụ
· Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó
Trang 6· Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý
· Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc)
Lưu ý: Khi tiến hành một sơ đồ tư duy nên:
· Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý
· Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn
· Tư tưởng nên được để tự do tối đa Bạn có thể nảy sinh ý tưởng nhanh hơn là khi viết
ra
· Các kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giản đồ sống động hơn
· Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ giữa các ý
· Các kí tự đặc biệt sẽ tăng chất lượng cô đọng của ý và làm rõ nghĩa cho giản đồ
· Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị các kiểu lời giải
· Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng (Thí dụ khi muốn dùng phương pháp hóa học thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình búa kềm, sinh học thì vẽ cây, )
· Sử dụng nhiều màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn
Trang 7Chương 2 Phần mềm XMind
2.1
2.1.1
License
XMind
XMind được cấp 2 giấy phép, Eclipse Public License v1.0, có tại http://www.eclipse org/legal/epl-v10.html (EPL) và GNU Lesser General Public License v3 (LGPL), có tại http://www.gnu.org/licenses/lgpl.html
Đối với người được cấp phép có nhu cầu phân phối XMind 3, sửa đổi các mã nguồn, và/hoặc xây dựng phần mở rộng, EPL có thể được sử dụng để duy trì bản sao lại nguyên gốc mã ban đầu trong khi khuyến khích cải tiến bản thương mại và mã nguồn mở khác tích hợp dịch vụ XMind
Đồng thời, với người được cấp phép mà có quan tâm đến sự mâu thuẫn giữa EPL và GPL, chúng tôi có cung cấp LGPL như một tùy chọn để cấp giấy phép XMind
Xin lưu ý rằng chúng tôi không cung cấp tư vấn pháp lý ở đây và do đó bạn không nên dựa vào các điều khoản trên
Đối với một sự hiểu biết đầy đủ về quyền của bạn và nghĩa vụ theo các giấy phép, xin tham khảo văn bản đầy đủ EPL và/hoặc LGPL, và chọn tư vấn pháp lý của bạn cho phù hợp
2.1.2 XMind Plus/Pro
XMind Plus/Pro phát hành theo các điều khoản của thỏa thuận cấp phép sở hữu XMind Bản dịch:
Giấy phép Điều khoản:
Các phần mềm đi kèm với Giấy phép này, bao gồm cả các clip nghệ thuật, hình ảnh, các mẫu và bản mẫu (gọi chung là "Phần mềm"), là tài sản của người cấp giấy phép, và được bảo vệ bởi luật bản quyền và luật sở hữu trí tuệ
1 Người cấp giấy phép trợ cấp để người được cấp giấy phép không độc quyền, không thể chuyển nhượng giấy phép để cài đặt và sử dụng phần mềm, theo quy định đăng ký, tải
về, thanh toán XMind và các điều khoản quy định đăng ký trên trang web XMind tại
http://www.xmind.net/, và các điều khoản của giấy phép này
Trang 82 Người được cấp phép có thể sử dụng clip, hình ảnh, các mẫu và bản mẫu trong phần mềm chỉ trong sự kết hợp với phần mềm
3 Người được cấp phép có thể cho phép phần mềm được truy cập thông qua mạng điện
tử nội bộ của người được cấp phép cung cấp mà mỗi người đang truy cập phần mềm thông qua mạng phải có một phần mềm trả tiền tương ứng được chỉ định cho người đó
4 Người được cấp phép không thể cho thuê, sao chép, phân phối giấy phép, chuyển nhượng hoặc chuyển giao phần mềm cho bất kỳ bên nào
5 Người được cấp phép không thể thiết kế bản đối chiếu, dịch ngược, hay tháo rời phần mềm
6 Người cấp phép đảm bảo rằng phần mềm về thực chất sẽ thực hiện như được mô tả trong tài liệu của nó trong thời gian sáu mươi (60) ngày kể từ ngày đầu tiên mua phần mềm
Người cấp phép không đảm bảo rằng hoạt động của phần mềm sẽ không bị gián đoạn hoặc các phần mềm sẽ không có lỗi
Biện pháp duy nhất của người được cấp phép dưới sự bảo hành phần mềm đối với người cấp phép, tùy theo lựa chọn của người cấp phép, hoặc là: a) sửa chữa hoặc thay thế các phần mềm không đáp ứng được nếu một yêu cầu kịp thời được đưa ra trong thời hạn bảo hành, hoặc b) khoản tiền hoàn lại đầy đủ giá trị phần mềm thanh toán
Trong phạm vi pháp luật cho phép áp dụng, thời hạn bảo hành nói trên là thay cho tất
cả bảo hành hoặc điều kiện, thể hiện hay ngụ ý, và người cấp phép từ chối bất cứ và tất
cả các điều kiện đảm bảo hoặc ngụ ý, bao gồm bất kỳ sự bảo đảm nào về tiêu đề, không
vi phạm, thương mại hay phù hợp cho mục đích cụ thể, bất kể người cấp phép biết hoặc
có lý do để biết nhu cầu cụ thể của người được cấp phép
7 Không có việc người cấp phép phải chịu trách nhiệm với người được cấp phép vì bất
kỳ thiệt hại nào liên quan đến hoặc do kết quả của giấy phép hoặc việc sử dụng phần mềm của người được cấp phép
8 Người được cấp phép đồng ý bảo vệ, bồi thường cho người cấp phép, và giữ vô hại cho người cấp phép khỏi sự chống lại của bất kỳ và tất cả tuyên bố của bên thứ ba có thể chống lại người cấp phép vì lý do hoặc như là một hệ quả của việc sử dụng phần mềm của người được cấp phép
9 Người cấp phép có quyền chấm dứt giấy phép và quền sử dụng phần mềm của người được cấp phép do bấy kỳ vi phạm nghiêm trọng nào bởi người được cấp phép
10 Giấy phép này là thỏa thuận toàn bộ và duy nhất giữa người cấp phép và người được cấp phép liên quan đến phần mềm này Thỏa thuận giấy phép này thay thế tất cả các đàm phán, giao dịch và thỏa thuận giữa người cấp phép và người được cấp phép liên quan đến phần mềm này
2.2 Cài đặt
Yêu cầu:
Phần cứng:
CPU 800Mhz hoặc cao hơn
256M Ram hoặc cao hơn, nên sử dụng 512M hoặc cao hơn
100MB bộ nhớ trống để tài về và cài đặt
Với người dùng Windows:
Trang 9Windows XP hoặc cao hơn
Microsoft Word/Powerpoint
Với người dùng Mac:
Mac OS X 10.4 hoặc cao hơn
Với người dùng Linux:
GTK
lame (http://lame.sourceforge.net/)
2.2.1 Cài đặt từ file exe
Tải XMind tại http://www.xmind.net/download/win/ Click vào file exe để cài đặt
2.2.2 Cài đặt bằng cách biên dịch mã nguồn
Bước 1:
Tải các thành phần cần thiết sau:
Gói mã nguồn Xmind: http://code.google.com/p/xmind3/downloads/ Elipse IDE: http://www.eclipse.org/downloads/
Một số file bổ trợ: https://www.dropbox.com/s/3994ok948ie147i/plugins.rar Sau khi tải về, giải nén thư mục plugins, copy các file net.sourceforge.jazzy_0.5.0, org.bouncycastle_1.4.7, org.json_1.0.0 vào elipse/plugins
Bước 2:
Khởi động elipse
Vào menu File->Import, trong ô Select an import source gõ Existing Projects into Workspace, nhấp đúp chọn rồi chọn Next để tiếp tục
Tích chọn mục Select archive file, tìm đường dẫn đến file mã nguồn tải về ở trên, chọn Select All, chọn Finish
Đợi khi tiến trình nhập kết thúc, vào menu File->Restart
Bước 3:
Sau khi elipse khởi động lại, vào menu Run->Run Configurations Nhấp chuột phải vào Elipse Application, chọn New
Tại nhãn Main, mục Program to Run->Run a product chọn org.xmind.cathy.product Tại nhãn Plug-ins, mục Launch with chọn plug-ins selected below only
Nhấp Deselect All, Add Required Plug-ins, Apply rồi chọn Run để khởi chạy chương trình
Trang 102.3 Sử dụng
Giao diện khởi động phần mềm:
Mục Templates chứa sẵn các mẫu sơ đồ thường được sử dụng, như sơ đồ cho kế hoặc dự
án, sơ đồ báo cáo tình trạng dự án, sơ đồ về cuộc họp ngắn,
Để thiết kế theo mặc định chọn File/New Blank Map hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+N
Ở màn hình thiết kế chỉ tồn tại ý trung tâm, từ đây có thể thiết kế theo ý muốn Các tùy chọn trên thanh menu:
- Tại menu File:
New: Tạo file mới
New Blank Map: Mở trang thiết kế mặc định
Open: Mở file đã lưu
Open Home Map: Mở Home map
Open Recent: Mở các file được sử dụng gần đây
Close: Đóng file hiện tại
Close All: Đóng tất cả file
Save New Revision: Lưu lại thay đổi
Save As: Lưu lại vào nơi khác
Save All: Lưu lại tất cả
Save Sheet As: Lưu lại trang hiện tại
Save As Template: Lưu thành mẫu
Editing History: Chỉnh sửa lịch sử
Encrypt With Password: Mã hóa bằng mật khẩu
Print: In ra giấy
Import: Nhập
Export: Xuất
Share: Chia sẻ lên mạng
Exit: Thoát
- Tại menu Edit:
Undo: Hủy thao tác trước đó
Redo: Phục hồi thao tác bị hủy
Cut: Di chuyển ý
Trang 11Copy: Sao chép ý
Paste: Chọn vị trí mới cho ý
Delete: Xóa ý
Go Home: Trở về ý chính
Select All: Chọn tất cả
Select Brothers: Chọn tất cả ý cùng cấp với nó
Select Children: Chọn tất cả ý con của nó
Check Spelling: Kiểm tra
Find/Replace: Tìm kiếm
Preferences: Cấu hình
- Tại menu view:
Start Presentation: Khởi động chế độ thuyết trình
Start Brainstorming: Khởi động ý tưởng
Actual Size: Về kích thước mặc định
Zoom Out: Thu nhỏ
Zoom In: Phóng to
Fit Map: Kích thước phù hợp với sơ đồ
Fit Selection: Kích thước phù hợp với lựa chọn
Advanced Filter: Bộ lọc nâng cao
Show All: Hiển thị toàn bộ
Show Task Info: Hiển thị thông tin tác vụ
Show Gantt chart: Hiển thị sơ đồ Gant
Filter: Lọc
Markers: Các hình đánh dấu
Notes: Các ghi chú
Outline: Phác thảo khung
Overview: Hiển thị tổng quan
Properties: Thay đổi hình, màu nền, màu sắc, kích cỡ các đường nối
Styles: Thay đổi cách màu sắc khung của ý
Themes: Thay dổi hình dáng khung của ý
Web Browers: Mở trình duyệt
Other: Thêm các tùy chọn khác
- Tại menu Insert:
Topic: Thêm ý chính nếu đang ở ý trung tâm, thêm ý cùng bậc với ý hiện tại nếu không ở ý trung tâm
Subtopic: Thêm ý con từ ý hiện tại
Topic before: Thêm ý anh em với nó nhưng có độ ưu tiên nhỏ hơn, không sử dụng được với ý trung tâm
Parent Topic: Thêm ý song song với ý hiện tại, không sử dụng được với ý trung tâm Floating Topic: Thêm ý trôi nổi
Floating Central Topic: Thêm ý trung tâm trôi nổi
Markers: Đánh dấu vào ô chứa ý hiện tại như độ ưu tiên, mặt cười, mức độ hoàn thành, cờ, ngôi sao,
Image: Đổi ảnh nền cho ô chứa ý hiện tại
Relationship: Thiết lập quan hệ giữa ý hiện tại vớiý khác
Attachment: Thêm nhánh chứa tập tin đính kèm từ ý hiện tại
Boundary: Vẽ đường bao xung quanh ô chứa ý hiện tại và tất cả ý hậu duệ của nó Summary: Tóm lược
Attachment: Đính kèm file vào ý con của ý hiện tại
Audio Notes: Đính kèm file âm thanh