1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyễn thanh trà 1324010721 một số biện pháp thúc đẩy tình hình tiêu thụ gạch tuynel của công ty tnhh tùng phương

113 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 344,95 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG (6)
    • 1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương (8)
      • 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương (8)
      • 1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh (8)
    • 1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty TNHH Tùng Phương (8)
      • 1.2.1. Điều kiện địa lý, khí hậu (8)
      • 1.2.2. Điều kiện về lao động, dân số (9)
      • 1.2.3. Điều kiện kinh tế (9)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Tùng Phương (10)
      • 1.3.1. Công nghệ sản xuất (10)
      • 1.3.2. Trang thiết bị chủ yếu (11)
    • 1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động (12)
      • 1.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý (12)
      • 1.4.2. Tổ chức bộ máy sản xuất (14)
      • 1.4.3. Tình hình sử dụng lao động (15)
      • 1.4.4. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi của lao động (16)
    • 1.5. Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai (16)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2016 CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG (20)
    • 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương (21)
    • 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (24)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất (24)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo sản phẩm (26)
      • 2.2.3. Phân tích tính nhịp nhàng trong quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ sản phẩm (34)
    • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) (40)
      • 2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (40)
      • 2.3.2. Phân tích kết cấu TSCĐ (42)
      • 2.3.4. Phân tích mức độ hao mòn của TSCĐ (46)
    • 2.4. Phân tích tình hình lao động tiền lương (48)
      • 2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động (48)
      • 2.4.2. Phân tích chất lượng lao động (50)
      • 2.4.3. Phân tích năng suất lao động (51)
      • 2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương (53)
    • 2.5. Phân tích giá thành (56)
      • 2.5.1. Phân tích giá thành (56)
      • 2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành (58)
      • 2.5.3. Phân tích chi phí kinh doanh trên 1000 đồng doanh thu (59)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính (60)
      • 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính (61)
      • 2.6.2. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh (67)
      • 2.6.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán (69)
      • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (76)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠCH (6)
    • 3.1. Căn cứ lựa chọn đề tài (83)
      • 3.1.1. Sự cần thiết của đề tài (83)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đề tài (84)
    • 3.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài (85)
      • 3.2.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm (85)
      • 3.2.2. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm (86)
      • 3.2.3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm (86)
      • 3.2.4. Mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm (87)
      • 3.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm (87)
    • 3.3. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel của Công ty (90)
      • 3.3.1. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng (90)
      • 3.3.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng (93)
      • 3.3.3. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo thị trường (97)
      • 3.3.4. Thực trạng về giá bán sản phẩm (99)
      • 3.3.5. Thực trạng về bộ máy sản xuất tiêu thụ (100)
      • 3.3.6. Thực trạng về công tác nghiên cứu thị trường (101)
      • 3.3.7. Thực trạng về hoạt động quảng bá, tuyên truyền sản phẩm (101)
    • 3.4. Một số biện pháp thúc đẩy tình hình tiêu thụ gạch Tuynel của Công ty (103)
      • 3.4.1. Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm (103)
      • 3.4.2. Xây dựng chính sách giá bán linh hoạt (104)
      • 3.4.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức tiêu thụ (105)
      • 3.4.4. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường (107)
      • 3.4.5. Chú trọng quảng bá, tuyên truyền sản phẩm (108)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (113)

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 LỜI NÓI ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG 7 1 1 Sự hình thành và phát triển của Công ty[.]

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG

Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương

Công ty TNHH Tùng Phương được thành lập ngày 15/09/2000 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1902000028 được ccaasp bởi Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.

 Trụ sở của Công ty: Tân Phong – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.

 Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng

 Tài khoản số : 42610000000544 tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên.

 Người đại diện: Nguyễn Thị Phương.

 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất gạch Tuynel.

Năm 2002 Công ty đầu tư xây nhà máy gạch TUYNEL công suất 10 triệu viên/năm Năm 2008, Công ty đầu tư xây dựng nhà máy thứ 3 công suất 120 triệu viên/năm Năm 2009, Công ty đầu tư xây dựng khu nhà ở Tùng Phương với tổng số vốn đầu tư 374.264.999.364 đồng.

 Sản xuất kinh doanh gạch đất sét nung, sản xuất gạch Tuynel, gạch xi măng, xi măng.

 Thi công công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi Xây dựng công trình đường dây điện và trạm biến áp điện đến 35KV.

 Kinh doanh bất động sản.

 Mua bán vật liệu xây dựng.

 Đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển nhà ở, khu đô thị, xây dựng hạ tầng khu đô thị.

Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty TNHH Tùng Phương

1.2.1 Điều kiện địa lý, khí hậu

Công ty TNHH Tùng Phương nằm trên địa phận xã Tân Phong - Huyện BìnhXuyên - Vĩnh Phúc, phía bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện MêLinh, phía tây giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, phía nam giáp huyện Yên Lạc Nơi đây có nguồn đất sét dồi dào, dễ khai thác qua đó giúp Công ty giảm chi phí đầu vào Nhà máy gạch Đại Thịnh được xây dựng tại xã Đại Thịnh -Huyện Mê Linh - Tỉnh Vĩnh Phúc Nhà máy gạch Đại Thịnh gần với khu công nghiệp Kim Hoa, Quang Minh, Đông Anh, Thăng Long, Nội Bài Trụ sở Công ty gần Hà Nội, thủ đô cũng đồng thời là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị cả nước, điều này rất thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa và ký kết các hợp đồng kinh doanh.

1.2.2 Điều kiện về lao động, dân số

Công ty có trụ sở đặt tại Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có mật độ dân cư đông đúc, là nơi cư trú của các dân tộc như: Kinh, Sán Dìu, Tày, dân cư trong vùng chủ yếu là làm nông nghiệp Trong vùng các có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí khá cao Đây là điều kiện tốt cho Công ty tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu của Công ty.

Mức độ phát triển kinh tế của vùng: Với việc nằm gần các trung tâm lớn nhất cả nước có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, trình độ dân trí cao, lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kí kết các hợp đồng kinh tế Với việc lạm phát trong năm 2016 giảm, tỉ giá ổn định, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng như sự hồi phục của các thị trường nước ngoài dự báo kinh tế năm 2016 sẽ bớt ảm đạm hơn năm 2015.

Nguồn cung cấp điện:Công ty đã lắp đặt đường điện cao thế từ quốc lộ 70 vào nhà máy là 500m và một trạm điện 1000KVA.

Nguồn cung cấp nước: Gần Công ty có trạm bơm nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp Tuy nhiên , việc này cũng khiến Công ty phải có những biện pháp xử lý nước thải để không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trong vùng.

Về giao thông: Công ty TNHH Tùng Phương có trụ sở đặt tại xã Tân Phong - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc nằm sát quốc lộ 23B từ Hà Nội đi Vĩnh Yên và Cách đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài 6 km, cách thị xã Phúc Yên là 8km Đây là những con đường huyết mạch quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Về thông tin liên lạc: Gần trụ sở Công ty có bưu điện huyện Mê Linh thuận lợi cho việc kết nối internet, đặt các ấn phẩm báo chí và lắp đặt các thiết bị thông tin phục vụ cho sản xuất.

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy là các mỏ đất nguyên liệu ở khu vực lân cận và từ các khu đầm, ruộng sát với khu vực đặt nhà máy Trữ lượng khai thác từ 8 đến 20 năm đảm bảo cung cấp nguyên liệu đất cho nhà máy ổn định. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất và giảm tác động đối với môi trường, lựa chọn nhiên liệu để đốt lò là than cám 5 Nhiên liệu than cám dự kiến sẽ mua của Công ty than Miền Bắc, được vận chuyển về nhà máy bằng phương tiện

Công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Tùng Phương

Sản phẩm chủ yếu của Công ty là gạch Tuynel được sản xuất tại nhà máy gạch Đại Thịnh III Công nghệ sản xuất được thể hiện ở sơ đồ (Hình 1-1).

Nước Nhà chứa đất Nhà chứa than

Máy cấp liệu thùng Máy cán thô Máy cán mịn

Máy nhào đùn ép liên hợp Máy cắt gạch tự động Băng tải ra gạch Xếp xe vận chuyển Sân phơi Sấy Tuynel Nhập kho thành phẩm

Lò nung Phân loại sản phẩm

Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch Tuynel

Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của Italia, Công ty tổ chức sản xuất theo kiểu hàng loạt, chu kỳ ngắn và xen kẽ Mỗi ngày Công ty có thể sản xuất ra khoảng 150.000 đến 180.000 viên gạch các loại.

Quy trình sản xuất gạch của Công ty được chia làm 2 khâu chính.

- Khâu chế biến tạo hình: Đất mua về nhập tại kho để phong hóa từ 2 đến 3 tháng, (càng lâu càng tốt) Sau đó đất được đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã được nghiền mịn Xuống máy cán thô, máy cán mịn, máy nhào hai trục, máy đùn ép l và bàn cắt tự động tạo thành gạch mộc Công nhân vận chuyển gạch mộc ra phơi trong nhà kính Gạch được phơi đảo theo đúng tiêu chuẩn quy định, đạt độ ẩm từ 10 đến 15% rồi được tiếp tục xếp lên các xe goòng

- Khâu nung: xe goòng chứa gạch đưa vào hầm sấy tuynel rồi qua lò nung. cứ một xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác lại tiếp tục đưa vào hầm sấy Khi gạch chín ra lò, được phân thành các thứ hạng phẩm cấp khác nhau, xếp thành các kiêu gạch, Cuối cùng thủ kho và ban kiểm nghiệm sản phẩm kiểm tra, làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

1.3.2 Trang thiết bị chủ yếu

Bảng trang thiết bị chủ yếu

STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Công suất Nơi sản xuất

1 Dây truyền sx gạch mộc Cái 30 triệu viên/năm Italy 4 Loại B

- Máy cấp liệu Cái 17 ÷ 100 tấn/giờ Italy 4 Loại A

- Máy cán thô Cái 50 tấn/giờ Italy 4 Loại A

- Máy cán mịn Cái 50 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy nhào trộn 2 trục Cái 45 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy đùn hút chân không Cái 50,5 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy cắt gạch Cái 9000 viên/giờ Italy 4 Loại A

(kiểu đường hầm) Cái 30 triệu viên/năm Italy 4 Loại B

3 Máy ủi KOMASU Cái Nhật 1 Loại B

4 Máy hàn Cái 2,2 kw/h V.Nam 1 Loại A

5 Máy hàn Cái 2,2 kw/h V.Nam 2 Loại B

6 Máy cắt thép Cái 2,2 kw/h Nhật 2 Loại A

7 Máy phát điện Cái 7,5 kw/h Nhật 1 Loại A

HONDA Cái 600 lít/phút Nhật 1 Loại A

9 Xe nâng Cái 1,3 ÷ 1,5 T Nhật 5 Loại A

10 Xe Toyota camry Cái 4 chỗ Nhật 1 Loại A

11 Xe Toyota Cái 4 chỗ Nhật 1 Loại B

16 Máy in canon Cái Nhật 2 Loại A

17 Máy fax Cái Nhật 1 Loại A

18 Máy photo Cái Nhật 1 Loại B

Số lượng máy móc, trang thiết bị của Công ty đã phần nào đáp ứng được cho quá trình sản xuất Tuy nhiên để cho quá trình sản xuất được thuận lợi hơn và năng suất lao động tăng cao hơn thì Công ty cần thay mới những máy móc đã cũ đồng thời trang bị thêm máy móc cho những bộ phận còn thiếu máy móc trong quá trình làm việc.

Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động

1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tùng Phương

Bộ máy quản lí của Công ty TNHH Tùng Phương được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, đảm bảo sự thống nhất chỉ huy của Ban Giám đốc và sự bổ trợ của bộ phận chức năng, thể hiện qua Hình 1-2.

Hình 1-2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Tùng Phương b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong Công ty thực hiện chức năng trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất thông qua hệ thống tổ chức trong Công ty. Đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm về quyết định của mình về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chịu trách nhiệm điều hành về mặt kỹ thuật, kinh doanh

Do giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về mọi công tác tài chính của Công ty Tham mưu và giúp ban giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán.

Giúp ban giám đốc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Xây dựng các dự án đầu tư mới phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của

Phòng vật tư- vận tải

Nhà máy gạch Đại Thịnh III

Phòng kỹ thuật sản xuất-an toàn-chất lượng

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế hoạch đầu tư

Phòng thương mại hợp đồng

Phòng tài chính kế toán

- Bộ phận kế hoạch đầu tư:

+ Tham mưu giúp ban giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cho từng giai đoạn bao gồm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển mặt hàng, kế hoạch giá thành.

+ Tổng hợp tình hình đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên mọi lĩnh vực theo từng tháng, từng quý, từng năm.

- Bộ phận thương mại hợp đồng:

Xây dựng các kế hoạch và tổ chức tiếp thị các sản phẩm của Công ty trong khu vực Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận Cộng tác kinh doanh, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận tổ chức hành chính:

Có trách nhiệm tham mưu giúp ban giám đốc Công ty tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, các đơn vị trong Công ty.

- Bộ phận kỹ thuật sản xuất - an toàn - chất lượng:

Phòng có chức năng chủ trì xây dựng, hướng dẫn, điều chỉnh các quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng các sản phẩm của Công ty cũng như các sản phẩm thiết bị máy móc Công ty mua đảm bảo yêu cầu đặt ra Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và công tác y tế nhằm đảm bảo an toàn về con người, thiết bị, tăng cường sức khoẻ cho CBCNV toàn Công ty.

- Bộ phận vật tư - vận tải:

Giúp ban giám đốc Công ty tổ chức công tác vật tư, kế hoạch vận tải đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận tài chính kế toán:

Tham mưu và giúp ban giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê, cân đối thu chi, nộp ngân sách nhà nước, kiểm tra các hoạt động tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước.

1.4.2 Tổ chức bộ máy sản xuất

- Tổ đội sản xuất 1: Tổ tạo hình: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm mộc, cung cấp cho phân xưởng lò nung, được chia làm 4 tổ nhỏ:

+ Tổ tạo hình gạch Tuynel: Sản xuất trên dây chuyền Tuynel

+ Tổ tạo hình gạch EGS: Sản xuất gạch trên máy đùn EGS

+ Tổ gộp lò: Có nhiệm vụ gộp gạch vào kho gạch mộc

+ Tổ cơ điện: Bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy móc thiết bị

- Tổ đội sản xuất 2: Tổ nung gạch: có nhiệm vụ sấy, nung sản phẩm gạch mộc để tạo ra thành phẩm Gồm 3 tổ nhỏ sau:

+ Tổ xếp goong để đưa vào lò nung

+ Kỹ thuật đốt lò: Vận hành lò nung đốt sản phẩm

+ Tổ ra lò: Đưa sản phẩm từ lò nung ra khỏi lò

- Tổ đội sản xuất 3: Tổ xuất hàng: gồm 2 tổ:

+ Tổ kiểm tra: Kiểm tra chất lượng, mẫu mã, phân loại gạch trước khi xuất

+ Tổ bốc xếp: sau khi kiểm tra, sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn thì sẽ được công nhân tổ bốc xếp xuất hàng và đưa ra thị trường tiêu thụ.

1.4.3 Tình hình sử dụng lao động

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty năm 2016 là 421 người được thống kê trong Bảng 1-2 và 1-3.

Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động cũng như tới hiệu quả kinh doanh của một tổ chức kinh doanh Nhằm nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý điều hành trong những năm qua của Công ty TNHH Tùng Phương đã thực thi những bước quan trọng trong việc củng cố bộ máy, cải tiến bộ máy sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất Song song với việc mở rộng sản xuất, lực lượng lao động cũng không ngừng được bổ xung và hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng với những đòi hỏi cấp thiết của việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty Công ty TNHH Tùng Phương luôn chú trọng tới công tác đào tạo từ mấy năm gần đây Công ty đã tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi đào tạo ngoài Cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật thường xuyên được cho đi đào tạo để nâng cao trình độ.

Bảng thống kê số lượng lao động của Công ty TNHH Tùng Phương phân theo trình độ năm 2016

STT Trình độ Số lượng Tỷ trọng (%)

Bảng phân loại lao động theo hợp đồng lao động của Công ty TNHH Tùng

STT Hợp đồng Số lượng Tỷ trọng (%)

1.4.4 Chế độ làm việc, nghỉ ngơi của lao động a Chế độ làm việc

Bộ máy điều hành: Gồm ban giám đốc, các phòng hành chính làm việc theo giờ hành chính ngày làm 8 tiếng, làm việc tất cả các ngày trong tuần.

Công nhân trực tiếp sản xuất thì làm việc theo ca, ba ca một ngày mỗi ca 8 tiếng Ca 1 từ 7h - 15h, ca 2 từ 15h - 23h, ca 3 từ 23h -7h, và lịch sản xuất được bố trí theo chế độ đảo ngược mỗi tuần một lần. b Chế độ nghỉ ngơi Đối với bộ phận quản lý và một số lao động trực tiếp thì chế độ nghỉ ngơi thai sản và các loại bồi dưỡng phụ cấp khác được hưởng theo chế độ hiện hành của luật lao động. Đối với đa số lao động trực tiếp khác đó là tù nhân cải tạo của trại giamNgọc Lý thì gần như không thời gian nghỉ ngơi chỉ được nghỉ duy nhất ngày mùng một tết Nguyên Đán.

Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai

Căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương với các nguồn lực, lợi thế, cơ hội thị trường hiện có, lãnh đạo Công ty đưa ra các mục tiêu như sau: a Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển trở thành một Công ty mạnh trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng.

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu hàng năm trên 15%, hoạt động hiệu quả, có xu thế phát triển tốt, bền vững

 Đảm bảo an toàn nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

 Duy trì và củng cố văn phòng ứng phó tình huống khẩn cấp để đảm bảo xử lý tất cả các trường hợp ứng cứu khẩn cấp cho con người và trang thiết bị trên mọi địa bàn hoạt động. b Chiến lược phát triển các nguồn lực

Phát triển các nguồn lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút, đào tạo,phân phối và sử dụng một cách có hiệu quả; xây dựng một cơ chế lãnh đạo, quản lý mới một cách hệ thống, bài bản, tiếp thu các tri thức kinh doanh hiện đại, nâng cao năng lực quản trị, đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới vào đầu tư,sản xuất kinh doanh, tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác nhà đầu tư, các đơn vị có tiềm năng trong nước và ngoài nước… để tận dụng các cơ hội kinh doanh,xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.

Qua phân tích tình hình chung và các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Tùng Phương nhận thấy Công ty có những thuận lợi khó khăn sau:

 Công ty TNHH Tùng Phương là một trong những Công ty hàng đầu trong khu vực cung cấp các loại gạch chất lượng cao phục vụ cho ngành xây dựng trong vùng.

 Đã có kinh nghiệm 12 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng Doanh thu và lợi nhuận ổn định và đảm bảo phát triển bền vững.

 Ban lãnh đạo Công ty năng động, sáng tạo, tận tụy, bản lĩnh và trách nhiệm cao, có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi về tay nghề.

 Công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn, chiến lược xây dựng các nguồn lực đủ mạnh để phát triển Công ty (con người, cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ…) Công ty cam kết cung cấp các sản phẩm đạt chất lượng cao và luôn luôn ổn định làm vừa lòng khách hàng Thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1450-98).

 Các mặt hàng chủ yếu của Công ty như: gạch đất sét nung, gạch Tuynel 2 lỗ là các mặt hàng truyền thống của Công ty Với các loại sản phẩm này thương hiệu của Công ty TNHH Tùng Phương đã có mặt không những trong khu vực tỉnh Vĩnh Phúc mà sản phẩm của Công ty đã có mặt tại thị trường Hà Nội, một thị trường có mức tiêu thụ vật liệu xây dựng lớn nhất miền Bắc.

 Vật liệu sản xuất gạch đảm bảo chất lượng tốt.

 Do sử dụng được lực lượng lao động giá rẻ nên sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh với sản phẩm của Công ty khác bằng giá thành sản phẩm.

 Công ty sử dụng công nghệ sản xuất tự động cho ra các sản phẩm mới chất lượng hơn giá thành cạnh tranh để phục vụ các thị trường tiềm năng.

 Công ty có quan hệ tốt với các ngân hàng trong vùng giúp cho Công ty huy động vốn sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn.

 Sản phẩm của Công ty đơn giản khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho người lao động xung quanh.

 Khách hàng của Công ty rất đa dạng phong phú như các khu công nghiệp đến nhân dân từ nông thôn đến thành thị.

 Công ty đang bị các đối thủ cạnh tranh rất gay gắt cả về giá cả và chất lượng sản phẩm.

 Lực lượng lao động phổ thông của Công ty chiếm tới 92,47% tổng số người trong Công ty mà gần như đa số lực lượng này là tù nhân cải tạo. Lực lượng này không có lợi ích gắn với Công ty cho nên rất khó khăn trong việc quản lý về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm, rất khó khăn trong việc điều hành cũng như việc thực hiện kế hoạch đặt ra. Một điểm nữa đó là có thời gian số lượng lao động này hết hạn thì sẽ phải mất 1 thời gian khá dài để đào tạo lực lượng lao động mới vào làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại đôi chút.

 Đa số máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất đã cũ và thường xuyên bị hỏng hóc dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa được cao.

Từ thuận lợi và khó khăn trên, muốn đứng vững và phát triển Công ty cần phải tăng cường hiệu quả quản lý điều hành, sắp xếp bộ máy, đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cũng như kiến thức cho cán bộ quản lý của mình Hoàn thiện hệ thống phòng ban và hoàn thiện công tác lập định mức trong sản xuất Đầu tư có hiệu quả giữ vững và tích cực mở rộng thị trường, giảm chi phí sản xuất, quản lý, thực hành tiết kiệm, phòng và chống lãng phí tiêu cực nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập cho người lao động.

Trên đây mới chỉ là những nét chung nhất của Công ty Để tìm hiểu về mọi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong chương 2 để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra chiến lược nhằm phát huy các điểm mạnh và hạn chế điểm yếu tận dụng hết các nguồn lực để Công ty ngày càng phát triển.

PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2016 CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG

Đánh giá chung hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương

Tùng Phương Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh là việc hết sức quan trọng đối với Công ty, giúp công ty nhìn nhận được thực trạng hoạt động kinh doanh hiện tại, chỉ ra những ưu và nhược điểm, làm cơ sở cho việc hoạch định chất lượng đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và xã hội của quá trình kinh doanh.

Việc đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương được trình bày trong bảng 2-1 Cụ thể:

Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2016 đạt 74.621.425 viên, giảm 12,01% so với năm 2015, giảm 4,44% so với kế hoạch Nguyên nhân là do trong năm 2016 có nhiều đợt mưa hơn năm 2015 Mưa nhiều làm gián đoạn công việc sản xuất Ngoài nguyên nhân về thời tiết ra còn do nguyên nhân về lao động.

Số lao động năm 2016 là 421 người, giảm 4 người so với năm 2015.

Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2016 là 68.585.138 viên, tăng 2,62% so với năm 2015 và giảm 20,11% so với kế hoạch Đồng thời doanh thu năm 2016 tăng 1,88% so với năm 2015 Ta thấy, cả sản lượng tiêu thụ lẫn doanh thu trong năm

2016 đều tăng lên mặc dù sản lượng sản xuất giảm đi Nguyên nhân là do đơn giá sản phẩm năm 2016 tăng cao Điều này cũng dẫn đến việc năng suất lao động theo giá trị năm 2016 tăng 2,85% so với năm 2015.

Tài sản bình quân năm 2016 là 482.694.864 nghìn đồng, giảm 0,17% so với năm 2015 và giảm 4,38% so với kế hoạch Ta có thể thấy trong năm 2016, Công ty đã thanh lý đi một số tài sản, trong đó có máy móc hư hỏng.

Tổng quỹ lương năm 2016 là 3.791.275 nghìn đồng, tăng 18,95% so với năm

2015 Việc tổng quỹ lương tăng lên là do hệ số lương dành cho lao động đã được Nhà nước điều chỉnh trong năm 2016.

Việc nhà nước điều chỉnh hệ số lương cũng giải thích cho việc tiền lương bình quân dành cho lao động tăng lên Cụ thể, tiền lương bình quân dành cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) năm 2016 là 4.051 ngàn đồng/người-tháng, tăng 20,48% so với năm 2015; tiền lương bình quân dành cho phạm nhân năm 2016 là 921 ngàn đồng/người-tháng, tăng 19,99% so với năm 2015 Tuy nhiên, tốc độ tăng liền lương của cả CBCNV lẫn phạm nhân đều chưa hợp lý vì tăng cao hơn so với tốc độ tăng của tổng quỹ lương.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 là 3.841.597 nghìn đồng, tăng30,24% so với năm 2015 Lợi nhuận sau thuế tăng là do thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm giảm.

Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2016 của Công ty TNHH Tùng Phương

STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện

Tổng sản lượng gạch sản xuất

Tổng sản lượng gạch tiêu thụ

3 Tổng doanh thu Ng.đồng 175.587.874 184.570.921 178.886.623 3.298.749 101,88 -5.684.298 96,92

4 Tài sản bình quân Ng.Đồng 483.538.702 504.805.953 482.694.864 -843.838 99,83 -22.111.089 95,62

6 Tổng quỹ lương Ng.Đồng 3.187.235 3.982.319 3.791.275 604.040 118,95 -191.044 95,20

NSLĐ bình quân (Theo giá trị)

- CBCNV Ng.Đồng/người-tháng 3.362 4.148 4.051 688 120,48 -98 97,64

- Phạm nhân Ng.Đồng/người-tháng 768 948 921 153 119,99 -27 97,15

Qua phân tích các chỉ tiêu ở trên thì ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương năm 2016 chưa đạt hiệu quả cao Nhiều chỉ tiêu đều không đạt kế hoạch đề ra trước đó.

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện các mặt của hoạt động sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và các nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra Từ đó doanh nghiệp đưa ra các kết luận về quy mô sản xuất, tính nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ Ngoài ra, qua việc phân tích này doanh nghiệp có thể đánh giá được tiềm năng sẵn có và đưa ra chiến lược kinh doanh mới về sản xuất như: Phương án sản xuất mặt hàng, khối lượng, quy cách phẩm cấp

2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất Đây là chỉ tiêu phân tích sản lượng, xem xét sự biến động về sản lượng thực tế sản xuất ra so với kế hoạch nhằm khái quát được tình hình thực hiện kế hoạch của Công ty Phân tích tình hình sản xuất bao gồm: Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất bằng cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị, phân tích mặt hàng và chất lượng sản phẩm

Với hai dây chuyền sản xuất gạch Tuynel của Italia, các loại sản phẩm của Công ty gồm có: gạch đặc A1, gạch đặc A2, gạch 2 lỗ A1, gạch 2 lỗ A2, gạch 2 lỗ A3, gạch 4 lỗ và gạch 6 lỗ hiện đang được Công ty sản xuất và tiêu thụ trên thị trường và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường khu vực và từng bước gây dựng hình ảnh của Công ty trong lòng khách hàng.

Tình hình sản xuất gạch Tuynel của Công ty TNHH Tùng Phương nằm trong Bảng 2-2 Một cách tổng quát, ta có thể thấy Gạch 2 lỗ A1 (R60) là loại gạch được sản xuất nhiều nhất trong cả năm 2015 lẫn năm 2016 Ưu điểm của loại gạch này là nhẹ nhưng lại bền và chắc Thích hợp cho nhiều công trình dân dụng

Tổng sản lượng sản xuất gạch Tuynel năm 2016 đạt 74.621.425 viên, giảm 12,01% so với năm 2015, giảm 4,44% so với kế hoạch Nguyên nhân cụ thể:

Trong năm 2016, gạch đặc A1 và gạch đặc A2 đều có sản lượng vượt mức so với năm 2015 Cụ thể, gạch đặc A1 đạt 9.562.512 viên, tăng 32,74% so với năm 2015; gạch đặc A2 đạt 6.829.474, tăng 19,13% so với năm 2015 Tuy nhiên cả 2 loại gạch này đều không đạt sản lượng đề ra trong kế hoạch.

Nhóm gạch đặc có sản lượng vượt mức nhưng các loại gạch còn lại như:gạch 2 lỗ A1 (R60), gạch 2 lỗ A2 (R60), gạch 2 lỗ A3 (R60), gạch 4 lỗ và gạch 6 lỗ lại có sản lượng thấp hơn năm 2015 và không đạt sản lượng kế hoạch đề ra Sản lượng giảm nhiều nhất thuộc về gạch 2 lỗ A2 (R60) với mức giảm 56,38%.

Bảng tình hình sản xuất sản phẩm theo mặt hàng

STT Tên sản phẩm ĐVT Thực hiện

8 Phế phẩm các loại Viên 1.160.997 892.800 742.018 -418.979 63,91 -150.782 83,11

Lượng mưa năm 2016 nhiều hơn 2015 nên đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất gạch Tuynel của Công ty Máy móc thiết bị cũ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình hình này.

2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo sản phẩm

Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện được giá trị sử dụng của sản phẩm và giá trị lao động thặng dư kết tinh trong sản phẩm Nó là điều kiện đẻ doanh nghiệp thu hồi các khoản chi phí sản xuất và có lợi nhuận, từ đó làm nghĩa vụ nộp thuế nhà nước, tái sản xuất cũng như tạo thu nhập cho người lao động.

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm dựa trên tính cân đối giữa sản xuất với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng, số lượng và chất lượng sản phẩm. a Phân tích tình hình tiêu thụ theo khối lượng sản phẩm

Việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm cho ta biết số lượng sản phẩm đã được tiêu thụ trong năm, kết cấu của từng mặt hàng nhằm mục đích giúp cho nhà quản lý biết được xu hướng từ đó để tìm ra biện pháp điều chỉnh kết cấu sản phẩm trong những năm tiếp theo cho hợp lý.

Bảng 2-3 cho ta thấy tổng sản lượng gạch tiêu thụ năm 2016 là 68.585.138 viên, tăng 2,62% so với năm 2015, giảm 20,11% so với kế hoạch Nguyên nhân do:

Những loại gạch được tiêu thụ nhiều nhất trong năm 2016 là gạch 6 lỗ, gạch đặc A2, gạch 4 lỗ và gạch 2 lỗ A1 (R60) Trong đó, sản lượng tiêu thụ tăng mạnh nhất thuộc về gạch 6 lỗ với mức tăng 121,94% so với năm 2015; sản lượng tiêu thụ nhiều nhất thuộc về gạch 2 lỗ A1 (R60) với số lượng 40.918.365 viên, tăng 29,41% so với năm 2015.Đây là mặt hàng chủ lực của Công ty trong các năm qua, được rất nhiều khác hàng ưa chuộng vì giá cả hợp lí và chất lượng sản phẩm tốt.

Những loại gạch có mức tiêu thụ thấp hơn năm 2015 là gạch đặc A1, gạch 2 lỗ A2 (R60), gạch 2 lỗ A3 (R60) Gạch 2 lỗ A2 (R60) có mức tiêu thụ thấp nhất là 1.847.294 viên, giảm 76,58% so với năm 2015.

Gạch phế phẩm tiêu thụ năm 2016 là 582.758 viên, giảm 41,83% so với năm

2015 và giảm 27,47% so với kế hoạch.

Nguyên nhân dẫn đến việc một số sản phẩm thực tế tăng lên nhưng lại giảm đi so với kế hoạch là do các doanh nghiệp xây dựng trong năm 2016 thiếu vốn dẫn đến đình trệ sản xuất làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp buôn bán và phân phối vật liệu xây dựng khiến cho nhu cầu về vật liệu nói chúng và gạch Tuynel nói riêng giảm.

Bảng tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng ĐVT: Viên Bảng 2-3

T Tên sản phẩm Thực hiện 2015 Kế hoạch 2016 Thực hiện 2016 TH2016/TH2015 TH2016/KH2016

Tổng 66.835.728 85.854.369 68.585.138 1.749.410 102,62 -17.269.231 79,89 b Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị sản phẩm

Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị và kết cấu để xem xét sự thay đổi khối lượng mặt hàng tiêu thụ theo chỉ tiêu hiện vật sẽ ảnh hưởng đến doanh thu chung của Công ty như thế nào.

* Phân tích tình hình tiêu thụ theo giá trị sản phẩm năm thực hiện 2016 so với năm thực hiện 2015

Bảng 2-4 cho ta thấy tổng doanh thu sản phẩm năm 2016 là 78.931.306 ngàn đồng, tăng 9,34% so với năm 2015 Nguyên nhân do:

Doanh thu gạch đặc A2, gạch 2 lỗ A1 (R60), gạch 4 lỗ và gạch 6 lỗ tăng cao. Doanh thu tăng lên nhiều nhất thuộc về gạch 2 lỗ A1 (R60) với 40.099.997 ngàn đồng, tăng 40,91% so với năm 2015.

Doanh thu gạch đặc A1, gạch 2 lỗ A2 (R60) và gạch 2 lỗ A3 (R60) giảm xuống Doanh thu nhỏ nhất là của gạch 2 lỗ A2 (R60) với 1.878.697 ngàn đồng, giảm 70,23% so với năm 2015.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

2.3.1 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng, theo quy định của nhà nước cùng với sự phát triển sản xuất, quy mô trang thiết bị tài sản cố định cho công ty ngày càng được tăng cường Thực tế đã tạo ra khả năng tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và khả năng ấy có thể trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định. a Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào làm bao nhiêu sản phẩm (tính theo hiện vật hoặc giá trị).

 H hs : Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

 Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ.

 V bq : Giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích. b Hệ số huy động tài sản cố định

Là chỉ tiêu nghịch đảo của H hs:

Ý nghĩa của H hđ cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ (hiện vật và giá trị) cần một lượng giá trị tài sản cố định là bao nhiêu H hđ càng nhỏ càng tốt. c Giá trị tài sản cố định bình quân Được tính bằng tổng bình quân giữa nguyên giá tài sản cố định đầu kỳ và nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ.

Giá trị bình quân tài sản cố định = NG TSCĐ đầu kì + NG TSCĐ cuối kỳ

Bảng đánh giá chung hiệu suất sử dụng TSCĐ

TT Chỉ Tiêu ĐVT TH2015 TH2016

1 Sản phẩm sản xuất Viên 84.805.887 74.621.425 -10.184.462 87,99

2 Giá trị tổng sản lượng sản xuất Ng.Đ 81.140.429 73.887.388 -7.253.041 91,06

3 Giá trị bình quân NG

4 Hệ số hiệu suất sử dụng

- Theo hiện vật Viên/Ng.Đ 0,26 0,22 -0,04 85,35

- Theo giá trị Ngđồng/Ng.Đ 0,25 0,22 -0,03 88,33

5 Hệ số huy động TSCĐ

- Theo hiện vật Ng.Đ/Viên 3,88 4,55 0,67 117,16

- Theo giá trị Ng.Đ/Ng.Đ 4,06 4,60 0,54 113,21

Trong năm 2016, hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ (theo hiện vật) của công ty là 0,22 Viên/Ng.Đ, điều này có nghĩa, cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,22 viên gạch Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ (theo giá trị) là 0,22 Ng.Đ/Ng.Đ, điều này có nghĩa cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,22 đồng giá trị tổng sản lượng.

Năm 2016, hệ số huy động TSCĐ (theo hiện vật) là 4,55 Ng.Đ/Viên, điều này có nghĩa công ty phải bỏ ra 4,55 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ để tạo ra 1 viên gạch Hệ số huy động TSCĐ (theo giá trị) là 4,6 Ng.Đ/Ng.Đ, điều này có nghĩa công ty phải bỏ ra 4,6 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ để tạo ra 1 đồng giá trị tổng sản lượng.

Từ các hệ số trên, có thể thấy công ty đang sử dụng TSCĐ một cách lãng phí, không có hiệu quả làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.2 Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định: là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Bảng phân tích kết cấu TSCĐ năm 2016 ĐVT: Ng.Đ Bảng 2-11

Số đầu năm Số cuối năm So sánh CN/ĐN

Nguyên giá trọng Tỷ Nguyên giá trọng Tỷ ± %

4 Nhà cửa vật kiến trúc 81.833.628 45,79 82.019.282 45,04 185.654 100,23

Bảng 2-11 cho ta thấy kết cấu TSCĐ của công ty tương đối phù hợp với đặc thù của ngành nghề lao động Trong đó phải kể đến:

Nhóm máy móc, thiết bị có tỷ trọng đầu năm là 10,29%, đến cuối năm là 11,11% Tỷ trọng tăng chứng tỏ Công ty đã mua thêm máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất.

Nhóm phương tiện vận tải có tỷ trọng đầu năm là 39,57%, đến cuối năm còn 39,44% nhằm phục vụ vận chuyển kịp thời theo nhu cầu của khách đến tận chân công trình và cửa hàng vật liệu xây dựng.

Nhóm dụng cụ quản lý có tỷ trọng đầu năm là 4,35%, đến cuối năm là 4,40% Công ty cũng mua thêm dụng cụ quản lý để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhóm nhà cửa vật kiến trúc có tỷ trọng đầu năm là 45,79%, đến cuối năm còn 45,04%.

Tỷ trọng các nhóm trên giảm còn do một lý do nữa, đó là Công ty đầu tư vào tài sản cố định vô hình 540.453 ngàn đồng cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang.

2.3.3 Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ

Số tài sản cố định tăng là số tài sản cố định được bổ xung thêm trong năm để thay thế hoặc mở rộng công nghệ sản xuất kinh doanh.

Số tài sản cố định giảm là số tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng chuyển đi nơi khác.

Trong năm 2016 tổng giá trị TSCĐ tăng một lượng là 21.025.166 ngàn đồng. Lượng tăng lên là do Công ty mua sắm mới thiết bị và đầu tư vào TSCĐ vô hình.

Phân tích tình hình lao động tiền lương

Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh Đây cũng là một yếu tố đặc biệt liên quan đến con người và là yếu tố quyết định năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Do vậy việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội Việc phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến kế hoạch sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó xác định số lượng lao động cần thiết cho các năm tiếp theo để nâng cao công tác này cho kế hoạch năm sau.

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động

Số lượng và cơ cấu lao động là một yếu tố cơ bản quyết định quy mô, kết quả lao động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy việc tổ chức, sắp xếp lao động hợp lý là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách suôn sẻ.

Bảng 2-14 cho ta thấy, Công ty chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra về lao động cũng như sản lượng sản xuất Số lao động và mức sản lượng làm ra trong năm 2016 cũng thấp hơn 2015 Cụ thể hơn, ta xem xét các chỉ tiêu:

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động

Mức lãng phí lao động TH2016 so với TH2015 là:

∆T = 421 - (420 × 74.621.425 84.805.887 ) = 51 (người) Mức lãng phí lao động TH2016 so với KH2016 là:

78.090.000 ) = 20 (người) Vậy là trong năm 2016, công ty đã sử dụng lãng phí 51 lao động so với năm

2015 và sử dụng lãng phí 20 lao động so với kế hoạch.

Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động

TT Chỉ tiêu ĐVT TH

2 Tổng số lao động Người 425 430 421 -4 99,06 -9 97,91

2.4.2 Phân tích chất lượng lao động

Chất lượng lao động của mỗi doanh nghiệp được đánh giá qua tỷ lệ số lượng lao động ở các cấp độ học vấn khác nhau Để phân tích chất lượng lao động của Công ty ta sử dụng số liệu ở bảng sau:

Bảng phân tích chất lượng lao động

Năm 2016, cơ cấu lao động của công ty là tương đối trẻ, lượng lao động dưới

30 tuổi chiếm 73,63% tổng số lao động của công ty, tăng 3,68% so với năm 2015.Đặc thù là công ty sản xuất yêu cầu lao động có sức khỏe, nên lao động trực tiếp công ty thuê chủ yếu là trẻ.

Về trình độ lao động, năm 2016, lao động là phạm nhân chiếm đa số 81,47%, lao động đại học và cao đẳng có tỷ trọng thấp nhất, chiếm 6,18% Điều này là hợp lý bởi Công ty sản xuất không cần nhiều lao động có trình độ học vấn cao.

Trong thời gian tới Công ty phải có kế hoạch đào tạo nhiều hơn nữa để tạo điều kiện nâng cao năng suất, hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường tạo đà phát triển cho Công ty trong tương lai.

2.4.3 Phân tích năng suất lao động

NSLĐ là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động có ích của người lao động trong sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian NSLĐ là thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động được tính theo công thức:

NSLĐ (hiện vật) = Tổng sản lượng sản xuất

NSLĐ (giá trị) = Giá trị tổng sản lượng sản xuất Tổng số lao động (2.10)

Trong năm 2016, năng suất lao động theo hiện vật là 177.248 viên/người- năm, giảm 11,17% so với năm 2015, giảm 2,4% so với kế hoạch Năng suất lao động theo giá trị là 187.485 ngàn đồng/người-năm, tăng 10,38% so với năm 2015, giảm 15,06% so với kế hoạch Năng suất lao động theo hiện vật giảm là do thời tiết năm 2016 mưa nhiều hơn năm 2015, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất Năng suất lao động theo giá trị tăng là do đơn giá năm 2016 lớn hơn năm 2015 Tuy nhiên, cả hai chỉ tiêu năng suất đều không đạt kế hoạch đề ra. Để xem xét quan hệ giữa NSLĐ tăng do giá trị sản lượng ta sử dụng công thức:

 Q là sản lượng sản xuất (viên)

 N là số CNV toàn công ty (người)

 W là NSLĐ bình quân 1 CNV toàn công ty (viên/ng- năm)

- Phân tích ảnh hưởng của 2 yếu tố lao động và NSLĐ đến sản lượng:

Số lao động giảm làm giá trị sản lượng giảm một lượng là: ΔQ1 = (421 - 425) x 199.543 = -798.172 (viên) ΔQ2 = 421 x (177.248 - 199.543) = -9.386.195 (viên)

Hai yếu tố trên thay đổi làm cho sản lượng thay đổi 1 lượng so với năm 2015 ΔQ = ΔQ1 + ΔQ2 = -798.172 - 9.386.195 = -10.184.367 (viên)

Sản lượng thay đổi do số lao động giảm: ΔQ1’ = (421 - 430) x 181.605 = -1.634.445 (viên)

NSLĐ thay đổi làm ảnh hưởng đến sản lượng: ΔQ2’ = 421 x (177.248 - 181.605) = -1.834.297 (viên)

Do ảnh hưởng của 2 yếu tố trên làm sản lượng gạch thay đổi 1 lượng so với kế hoạch là: ΔQ= ΔQ1’+ΔQ2’= -1.634.445 - 1.834.297 = -3.468.742 (viên)

Bảng phân tích năng suất lao động

Chỉ tiêu ĐVT TH2015 2016 TH16/TH15 TH16/KH16

Tổng sản lượng gạch sản xuất

Tổng doanh thu về gạch

Tổng số lao động Người 425 430 421 -4 99,0

Năng suất lao động/1 công nhân trực tiếp

Cả khi so sánh với năm 2015 hay với kế hoạch đề ra thì sự thay đổi năng suất lao động đều làm tổng sản lượng giảm mạnh.

2.4.4 Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương

Tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động của người lao động dùng để trả cho người lao động nhằm bù đắp lại những hao phí sức lao động mà người lao động bỏ ra và tái sản xuất sức lao động Công tác trả lương tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao vì tiền lương là đòn bẩy kinh tế, tăng sản lượng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Mặt khác, tiền lương đảm bảo thu nhập cho người lao động tái sản xuất sức lao động và nâng cao mức sống cho người lao động.

Bảng 2-17 cho ta thấy, tổng quỹ lương năm 2016 là 3.791 triệu đồng, tăng 18,95% so với năm 2015, giảm 4,8% so với kế hoạch Tổng quỹ lương tăng lên là do trong năm 2016, Nhà nước đã điều chỉnh hệ số lương Lương của người lao động vì vậy mà tăng lên, dẫn đến tổng quỹ lương tăng theo.

Tiền lương bình quân tháng trong năm 2016 của CBCNV là 4,05 Tr.Đ/Ng-Tháng, tăng 20,48% so với năm 2015 và giảm 2,36% so với kế hoạch Tiền lương bình quân tháng trong năm 2016 của phạm nhân là 0,92 Tr.Đ/Ng-Tháng, tăng 19,99% so với năm 2015 và giảm 2,85% so với kế hoạch.

* Để xác định xem công ty đã lãng phí hay tiết kiệm tổng quỹ tiền lương Ta sử dụng công thức sau:

 ∆F : Mức tiết kiệm hay lãng phí tổng quỹ tiền lương.

Thay số liệu vào công thức (2.12), ta có :

Vậy trong năm 2016, công ty đã lãng phí 544 Tr.Đ tổng quỹ lương so với năm 2015.

Bảng phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương

TT Chỉ tiêu ĐVT TH 2015 2016 TH16/TH15 TH16/KH16

2 Tổng số lao động Người 425 430 421 -4 99,06 -9 97,91

- Phạm nhân Tr.Đ/Ng-Th 0,77 0,95 0,92 0,15 119,99 -0,03 97,15

Phân tích giá thành

Bảng phân tích giá thành toàn bộ theo khoản mục chi phí ĐVT: Ng.Đ Bảng 2-18

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Giá thành toàn bộ năm 2016 tăng 9,77% so với năm 2015 và tăng4,16% so với kế hoạch Nguyên nhân do sự tăng lên của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Do giá thành có quan hệ mật thiết với kết quả sản xuất nên để đánh giá hợp lý của giá thành ta phải liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch về kế hoạch sản xuất về mặt quy mô.

* So với năm kế hoạch 2016:

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành trong quan hệ với kết quả sản xuất

Giá thành toàn bộ thực tế x 100 (2.13)

Giá thành toàn bộ kế hoạch x tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất

Mức tiết kiệm hay vượt chi tương đối giá thành toàn bộ

Giá thành toàn bộ thực tế

Giá thành toàn bộ kế hoạch x tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất

= 58.194.175 - 55.869.342 x 95,56% = 4.805.431 (ngàn đồng) Vậy công ty đã sử dụng lãng phí một lượng tiền là 4.805.431 ngàn đồng so với kế hoạch 2016.

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành trong quan hệ với kết quả sản xuất

Mức vượt chi tương đối giá thành toàn bộ

(ngàn đồng)Vậy công ty đã sử dụng lãng phí một lượng tiền là 11.548.101 ngàn đồng so với năm 2015.

2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành

Kết cấu giá thành là tỷ lệ phần trăm của từng loại chi phí chiếm trong giá thành toàn bộ Kết cấu giá thành là một tập hợp các con số tương đối do đó nó không cho biết mức độ tiết kiệm các chi phí để hạ giá thành

Tuy nhiên kết cấu giá thành lại biểu thị sự thay đổi tỷ trọng của từng chi phí trong giá thành Thông qua việc phân tích kết cấu giá thành có thể thấy được tỷ lệ hợp lý của từng loại chi phí.

Bảng phân tích kết cấu giá thành ĐVT: Ng.Đ Bảng 2-19

Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung 28.454.847 53,68 30.296.989 52,06

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trong năm 2016 và năm 2015, chi phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất chung, chiếm tỷ trọng 52,06% trong năm 2016 và 53,68% trong năm 2015 Kế đến là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chiếm tỷ trọng 39,02% trong năm 2016 và 38,53% trong năm 2015 Cả hai loại chi phí này cộng lại chiếm hơn 90% tỷ trọng trong giá thành Vì vậy muốn hạ giá thành triệt để thì phải tìm cách giảm được chi phí trong hai khoản mục này Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung là những chi phí chiếm tỉ trọng cao nhất Tuy nhiên do tận dụng được nguồn nhân lực giá rẻ là phạm nhân nên chi phí nhân công của công ty chỉ chiếm 5,54% trong giá thành.

Chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất trong giá thành sản phẩm là chi phí bán hàng, chỉ chiếm 1,49% trong năm 2016 và 0,73% trong năm 2015 Khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm đã buộc Công ty phải đầu tư vào bán hàng và làm gia tăng chi phí tại công đoạn này Tuy nhiên đây cũng là một việc làm hợp lí và tuân theo xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay khi sử dụng các hình thức quảng bá sản phẩm, khuyến mại, dịch vụ hậu mãi tốt sẽ giúp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.

Chi phí quản lí doanh nghiệp trong năm 2016 chiếm 1,89% tỷ trọng trong kết cấu giá thành, giảm 0,06% so với năm 2015 Trong thời kì khó khăn về kinh tế thì việc cắt giảm chi phí qua đó hạ giá thành sản phẩm là cần thiết Do vậy, Công ty đã có các biện pháp để tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.5.3 Phân tích chi phí kinh doanh trên 1000 đồng doanh thu

Bảng 2-20 cho ta thấy, chi phí trên 1000 đồng doanh thu trong năm

2016 là 918,82 giảm 4,76 so với năm 2015 Nguyên nhân do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 tăng 1,88% so với năm 2015 trong khi chi phí chỉ tăng 1,35% so với năm 2015 Trong những năm tới, công ty cần tiếp tục tìm cách hạ thấp các khoản chi phí xuống để chỉ tiêu chi phí kinh doanh trên 1000 đồng doanh thu giảm nhiều hơn Cụ thể, chi phí giá vốn hàng bán là chỉ tiêu cần triệt giảm đầu tiên, bởi vì đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty Ngoài ra, công ty cũng nên kiểm soát chi phí bán hàng, mặc dù chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng tốc độ tăng so với năm trước lại cao nhất, tăng tới 121,99%.

Bảng phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh 16/15 ± %

I Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

1 Giá vốn hàng bán Ng.Đ 160.746.975 162.399.237 1.652.262 101,03

2 Chi phí quản lý doanh nghiệp Ng.Đ 1.033.792 1.101.929 68.137 106,59

3 Chi phí bán hàng Ng.Đ 389.303 864.221 474.918 221,99

III Chi phí trên 1000 đồng doanh thu Đ/Đ 923,58 918,82 -4,76 99,48

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GẠCH

Căn cứ lựa chọn đề tài

3.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Tiêu thụ sản phẩm không phải là vấn đề mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng quyết liệt, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những biện pháp quản trị, tổ chức doanh nghiệp phù hợp Với vị trí là khâu cuối cùng kết thúc một chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng, thực hiện thu hồi vốn tiền tệ về doanh nghiệp để chuẩn bị cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh mới Song thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, nhất là khi tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn do tác động của môi trường cạnh tranh Do đó việc làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi để tồn tại và phát triển là nhiệm vụ ngày càng phức tạp và nặng nề. Để làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì trước hết doanh nghiệp phải đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm Nhưng làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đó cả là một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, phân tích và đánh giá mọi mặt của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường, khách hàng kết hợp với năng lực, sự sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp để tìm hướng đi đúng đắn. Đối với các doanh nghiệp sản xuất chỉ có thể và phải bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà doanh nghiệp có Việc xác định cái mà thị trường cần là một bước rất quan trọng trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục phát triển vươn lên, đạt được những mục tiêu, chính sách mà doanh nghiệp đã đặt ra Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt thì doanh nghiệp sẽ bị mất đi thị phần, dần dần loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng như vậy của tiêu thụ nên nhiều doanh nghiệp hiện nay đã không ngừng chú trọng đến khâu tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ lại hoàn toàn không giống nhau ở các doanh nghiệp Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đặc điểm của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, các điều kiện hiện có của doanh nghiệp, nền kinh tế… Doanh nghiệp phải biết lựa chọn các biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới nâng cao và giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu đề ra.

Công ty TNHH Tùng Phương là một doanh nghiệp sản xuất gạch Do vậy việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm rất quan trọng Những năm qua, quá trình sản xuất trong cơ chế thị trường Nhưng bên cạnh đó, hoạt động của công ty cũng bộc lộ những tồn tại nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, thích hợp sẽ làm giảm sự cạnh tranh, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty Chính vì những thiếu sót và bất cập trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp thúc đẩy tình hình tiêu thụ gạch Tuynel của Công ty TNHH Tùng Phương” để làm đề tài tốt nghiệp của mình với hi vọng có thể đề xuất một số giải pháp để giải quyết các tồn tại và giúp Công ty phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đề tài a Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về tiêu thụ, phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm gạch từ đó tìm ra những biện pháp để khắc phục những bất cập và tồn tại trong quá tình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Tùng Phương Phải luôn tìm cách giữ chân khách hàng đáp ứng tốt thị trường mục tiêu, mở rộng hơn nữa thị trường tiềm năng, làm cho sản phẩm của Công ty được nhiều khách hàng biết đến hơn Nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời khẳng định vị trí của Công ty trên thị trường. b Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel tại công ty TNHH Tùng Phương Đứng trên góc độ của người phân tích để đề xuất các biện pháp, các ý kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại công ty.

 Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty TNHH Tùng Phương.

 Về thời gian: Số liệu được nghiên cứu lấy từ năm 2012 - 2016 c Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

 Hệ thống lý thuyết về tiêu thụ

 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Tùng Phương.

 Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel tại Công ty

 Đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm d Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp hệ thống, phương pháp tỷ lệ… nhằm xem xét toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân, yếu kém để có biện pháp tăng cường tiêu thụ sản phẩm gạch tại Công ty.

Cơ sở lý thuyết của đề tài

3.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm là những vật phẩm của quá trình sản xuất nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó.

Hàng hóa là những sản phẩm đã qua ít nhất một lần mua bán.

Tiêu thụ sản phẩm (theo nghĩa rộng) là một quá trình hay tổng thể các biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm đưa sản phẩm trở thành hàng hóa trên thị trường.

Tiêu thụ sản phẩm (theo nghĩa hẹp) là việc chuyển hóa hình thái giá trị và quyền sở hữu sản phẩm nhằm đáp ứng hiệu quả của sản xuất Theo phạm vi này thì tiêu thụ sản phẩm đồng nghĩa với bán hàng, ứng với mỗi cơ chế quản lý kinh tế công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bởi các hình thức khác.

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ba vấn đề trung tâm của quá trình sản xuất là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? đều do nhà nước quyết định do đó tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước.

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm đó nên việc tiêu thụ sản phẩm cần phải hiểu theo nghĩa rộng hơn, đó là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường xác định nhu cầu của khách hàng, tổ chức sản xuất đến việc xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiểu quả cao nhất.

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các doanh nghiệp chỉ sau khi tiêu thụ được sản phẩm mới có thể thu hồi vốn tiếp tục tái sản xuất kinh doanh bởi vậy tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện giữa hai khâu này có sự khác nhau Nó quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động đầu ra của doanh nghiệp.

Như vậy khi phân tích tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích: đánh giá sự biến động của kết quả tiêu thụ sản phẩm giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc để xác định xu hướng phát triển của doanh nghiệp Nghiên cứu các nhân tố để tìm ra nguyên nhân gây ra sự biến động của hiện tượng, xác định các khả năng xuất hiện và tác động của các nhân tố trong tương lai, xác định các tiềm năng chưa khai thác hoặc khai thác chưa hết.

3.2.2 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Nhằm thực hiện các mục tiêu hiệu quả đã định trước đó là:

* Thứ nhất là mục tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp hạch toán kinh doanh:

∑Lợi nhuận = ∑Doanh thu- ∑Chi phí

Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Tiêu thụ sản phẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ được hoặc ít tiêu thụ được thì lợi nhuận sẽ thấp hoặc có thể hòa vốn hoặc lỗ.

* Thứ hai là mục tiêu vị thế của doanh nghiệp:

Vị thế của doanh nghiệp biểu hiện ở phần trăm doanh số hoặc số lượng hàng hóa được bán ra so với toàn bộ thị trường Tiêu thụ sàn phẩm có ý nghĩa quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp sẽ không có vị thế trên thị trường nếu như sản phẩm của doanh ngiệp không tiêu thụ được.

* Thứ ba là mục tiêu an toàn: Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường và thu hồi vốn để tái sản xuất, quá trình này phải được diễn ra liên tục có hiệu quả nhằm đảm bảo sự an toàn cho doanh nghiệp Do vậy, thị trường đảm bảo sự an toàn trong sản xuất kinh doanh.

Thứ tư là mục tiêu đảm bảo tái sản xuất:

Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất Do đó, thị trường có ý nghĩa quan trọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy.

3.2.3 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm góp phần củng cố vị trí, thế lực doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức giao dịch mua bán thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt

Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và người sản xuất gần gũi nhau hơn, tìm ra được cách đi đáp ứng nhu cầu tốt hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn.

Tóm lại: Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng Nếu thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để củng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước Nó tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao uy tín hàng nội địa.

3.2.4 Mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm

Mục tiêu của tiêu thụ sản phẩm ở bất kỳ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường đều có các mục tiêu sau:

 Đạt được lợi nhuận cao

 Tiêu thụ được nhiều sản phẩm

 Duy trì và phát triển doanh nghiệp

 Lấy được uy tín của khách hàng

 Rút ngắn chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh

 Tăng năng lực sản xuất

 Thâm nhập thị trường mới

 Cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác

Trong các mục tiêu trên mục đích là thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng nó là cái đích mà doanh nghiệp theo đuổi trong việc tổ chức quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả.

3.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm a Nhân tố bên ngoài

+ Các nhân tố về mặt kinh tế:

Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel của Công ty

3.3.1 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng

Bảng 3-1 và Hình 3-1 cho ta thấy, tổng sản lượng gạch tiêu thụ của công ty có xu hướng tăng, từ năm 2012 đạt 43.269.225 viên tăng mạnh đến năm 2016 đạt 68.585.138 viên Chỉ số định gốc liên tục tăng theo các năm, đến năm 2016 đạt 158,51% Bên cạnh đó, chỉ số liên hoàn lại liên tục giảm Cụ thể:

+ Gạch 2 lỗ A1 (R60) có sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng cao nhất, sản lượng tiêu thụ đạt 15.910.978 viên trong năm 2012 và lên tới hơn 40.918.365 năm

2016 Đây là mặt hàng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các công trình hiện nay Do nhu cầu sử dụng cao nên đây được coi như là mặt hàng chủ lực của công ty.

So với năm gốc 2012 thì các năm sau sản lượng tiêu thụ đều tăng hơn, tốc độ tăng đạt 257,17% năm 2016 Trên cơ sở tăng trưởng này, công ty nên chú trọng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gạch 2 lỗ A1 (R60) nhiều hơn.

+ Gạch đặc A2 là loại gạch có tốc độ tiêu thụ tăng cao thứ hai trong giai đoạn 2012 - 2016 Gạch đặc có ưu điểm chắc chắn, vững chãi, khả năng chống thấm tốt và khả năng chịu lực cao nên được nhiều khách hàng tin dùng Đây là loại gạch tiềm năng mà Công ty nên đầu tư phát triển để sản lượng tiêu thụ tăng cao hơn nữa.

+ Bên cạnh những mặt hàng có xu hướng tiêu thụ tăng mạnh thì vẫn có một số mặt hàng tăng nhưng không đáng kể, như gạch 6 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 2 lỗ A3(R60) Ba loại gạch này tuy giá thành rẻ nhưng lại có nhiều nhược điểm nên quá trình tiêu thụ kém hơn những mặt hàng còn lại của Công ty Cụ thể, gạch 6 lỗ và 4 lỗ có khả năng chịu lực kém, gạch 2 lỗ A3 (R60) không chống thấm tốt.

Bảng tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của Công ty TNHH Tùng Phương giai đoạn 2012-2016

TT Sản phẩm Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

8 Phế phẩm các loại Viên 411.879 601.879 801.877 1.001.877 582.758

A3 (R60) Gạch 6 lỗ Gạch 4 lỗ Phế phẩm 000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hình 3-1: Biểu đồ tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng giai đoạn 2012-2016

3.3.2 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng

Bảng 3-2 và Hình 3-2 cho ta thấy, trong giai đoạn 2012-2016, tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty có xu hướng tăng và tăng mạnh từ 50.442.643 nghìn đồng năm

2012 lên 78.931.306 nghìn đồng năm 2016 Cụ thể:

+ Công ty thương mại VLXD Duy Anh chiếm tỷ trọng tiêu thụ nhiều nhất. Đây là khách hàng lớn, mang lại nguồn thu chủ yếu cho doanh nghiệp trong suốt giai đoạn phân tích Năm 2012 là 10.283.869 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 20,39% trong tổng doanh thu của Công ty, sang năm 2016 tăng lên thành 14.937.213 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 18,92% trong tổng doanh thu Đây là đối tác gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập, hai bên đã tạo mối quan hệ mật thiết với nhau.

Công ty cũng có nhiều chính sách ưu đãi với những khách hàng quen để xây dựng mối quan hệ tốt hơn trong tương lai.

+ Tiếp đến, đó là Công ty TNHH Yên Minh, đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các công trình từ lớn tới bé của công ty hầu hết đều ký kết hợp đồng với Tùng Phương, 7.183.358 nghìn đồng là con số doanh thu mà Yên Minh mang về cho Công ty Tùng Phương năm 2012, chiếm tỷ trọng 14,24% tổng doanh thu của doanh nghiệp, con số này tăng lên 12.923.929 nghìn đồng năm 2016, tương ứng chiếm tỷ trọng 16,37% trong tổng doanh thu Công ty Tùng Phương vẫn luôn thực hiện tốt các mối quan hệ xã giao cũng như các chế độ ưu đãi đối với Công ty, song do mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hơn các công trình xây dựng… Do đó mà Công ty Yên Minh cần nhiều hơn các nguồn cung cấp cũng như chủng loại các mặt hàng để đảm bảo quá trình hoạt động diễn ra thuận lợi.

+ Ngoài ra, Công ty còn rất nhiều các khách hàng khác, các công ty nhỏ, các đại lý đều mang lại nguồn thu tương đối lớn cho Công ty.

Bảng phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo khách hàng trong giai đoạn 2012 - 2016 ĐVT: Ng.Đ Bảng 3-2

STT Tên khách hàng Năm

C.t y T NH H H oà ng Lo ng

C.t y P hú Cư ờn g C.t y T NH H Y ên M inh Đạ i lý an h L ộc Đạ i lý an h T hắ ng Đạ i lý ôn g V ươ ng Đạ i lý an h H òa Đạ i lý ôn g T iến Đạ i lý ôn g N hu Đạ i lý an h Đ ồn g

Cá c k há ch hà ng kh ác

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Hình 3-2: Biểu đồ tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng giai đoạn 2012-2016

3.3.3 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm theo thị trường

Bảng 3-3 và Hình 3-3, Hình 3-4 cho ta thấy:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel của Công ty TNHH Tùng Phương chủ yếu là thị trường Vĩnh Phúc Trong giai đoạn 2012-2016, thị phần tiêu thụ của công ty tại thị trường Vĩnh Phúc luôn lớn hơn các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành như Công ty TNHH Quang Minh và Công ty TNHH Yên Thạch

Ngoài thị trường Vĩnh Phúc, Công ty cũng mở rộng hoạt động tiêu thụ ra thị trường Hà Nội Trong giai đoạn 2012-2016, thị phần của công ty tại Hà Nội luôn ở mức thấp Nguyên nhân vì môi trường cạnh tranh tại Hà Nội rất khốc liệt Hơn nữa, thị trường Hà Nội đang dần không còn ưu ái với sản phẩm gạch nung Tuynel Việc sử dụng gạch nung đã tạo nên nhiều hệ quả ô nhiễm môi trường Hiện nay, nhiều công trình tại Hà Nội đã chuyển sang sử dụng gạch không nung

Vì vậy, mặc dù Hà Nội là thị trường tiêu thụ màu mỡ nhưng công ty cũng không nên lấn quá sâu vào thị trường này mà phải chú tâm nâng cao thị phần của mình tại thị trường Vĩnh Phúc.

Bảng thị phần gạch Tuynel giai đoạn 2012 - 2016

Bảng 3-3 Thị trường Công ty

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Sản lượng (Viên) phần Thị (%)

Sản lượng (Viên) phần Thị (%)

Sản lượng (Viên) phần Thị (%)

Sản lượng (Viên) phần Thị (%)

Sản lượng (Viên) phần Thị (%)

TNHH Tùng Phương 38.250.644 37,03 48.767.764 38,70 58.966.827 42,30 60.285.827 38,46 61.952.955 38,16 TNHH Quang

Thạch 21.837.509 21,14 27.401.875 21,75 26.195.727 18,79 35.729.910 22,79 37.196.728 22,91 Các công ty khác 13.059.372 12,64 14.819.572 11,76 14.037.272 10,07 17.928.524 11,44 20.185.771 12,43

TNHH Tùng Phương TNHH Yên Thạch TNHH Quang Minh Các công ty khác

Hình 3-3: Thị phần gạch tại thị trường Vĩnh Phúc

TNHH Tùng Phương Các công ty khác

Hình 3-4: Thị phần gạch tại thị trường Hà Nội

3.3.4 Thực trạng về giá bán sản phẩm

Trong nền kinh tế hiện nay, nhất là đối với nước ta giá bán sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của người tiêu dùng Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng càng cao, sức mua càng lớn Họ có thể bỏ ra một khoản tiền rất lớn để mua những sản phẩm họ cần, phù hợp với họ

Bảng 3-4 cho ta thấy, trong giai đoạn 2012-2016, giá sản phẩm gạch củaCông ty TNHH Tùng Phương luôn cao hơn giá sản phẩm gạch của một số đối thủ cạnh tranh như Công ty TNHH Quang Minh và Công ty TNHH Yên Thạch Vì vậy trong năm 2017, công ty cần làm thế nào để tiết kiệm các chi phí đầu vào để hạ giá bán sản phẩm tăng doanh thu tiêu thụ.

Bảng giá bán bình quân sản phẩm gạch Tuynel ĐVT: Đồng/Viên Bảng 3-4

Công ty TNHH Tùng Phương

STT Tên sản phẩm Năm

Công ty TNHH Quang Minh

STT Tên sản phẩm Năm

Công ty TNHH Yên Thạch

STT Tên sản phẩm Năm

3.3.5 Thực trạng về bộ máy sản xuất tiêu thụ

Theo Hình 3-5, ta thấy hiện tại bộ máy tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Tùng Phương khá đơn giản, được hoạt động theo nguyên tắc: giám đốc giao nhiệm vụ cho phòng kinh doanh, phòng kinh doanh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ, các kênh phân phối sẽ trực tiếp bán hàng cho khách hàng

Chức năng của phòng kinh doanh ở đây là vừa làm công việc tìm hiểu thị trường, lập kế hoạch, theo dõi tình hình lập kế hoạch, vừa ký hợp đồng kinh doanh, giới thiệu sản phẩm ở cả hai mảng gas dân dụng thương mại và gas công nghiệp. Như vậy Công ty chưa có bộ phận làm chức năng riêng về nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng Nhiệm vụ này hiện tại được phòng kinh doanh đảm nhận

Hình 3-5: Sơ đồ bộ máy tiêu thụ của Công ty

3.3.6 Thực trạng về công tác nghiên cứu thị trường

Một số biện pháp thúc đẩy tình hình tiêu thụ gạch Tuynel của Công ty

3.4.1 Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Sản phẩm là đối tượng của hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp Doanh nghiệp và người tiêu dùng quan hệ với nhau thông qua sản phẩm do đó sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và nó đặc biệt quan trọng trong khâu tiêu thụ Muốn tác động đến khâu tiêu thụ thì trước hết phải hoạch định các giải pháp nhằm vào sản phẩm Trong sản phẩm thì yếu tố có thể coi là quan trọng hàng đầu đó là chất lượng sản phẩm Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao thì yếu tố chất lượng ngày càng được coi trọng Nâng cao chất lượng của sản phẩm còn là một cách hữu hiệu để công ty nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình, khách hàng sẽ tự tìm đến sản phẩm của công ty nếu chất lượng sản phẩm của công ty đáp ứng tốt nhất được những yêu cầu của họ Do vậy nâng cao chất lượng sản phẩm là một việc làm cần thiết đặt ra đối với công ty TNHH Tùng Phương.

- Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm:

 Tìm nguồn đất tốt, đảm bảo thời gian phong hóa từ 4-12 tháng

 Xử lý tạp chất trong đất trước khi đưa vào sản xuất.

 Nâng cao tay nghề của công nhân đốt lò, để điều chỉnh công suất sao cho lượng nhiệt tỏa ra đều khắp.

 Mua thêm máy biến tần giúp Công ty giảm được số lượng gạch bị cong vênh, vỡ khi ra lò (giảm từ 5% xuống còn 2%).

Bảng dự toán chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm ĐVT: Triệu Đồng Bảng 3-5

STT Dự toán chi phí Số tiền

2 Chi phí thuê người đi tìm nguồn đất tốt 10

3 Chi phí xử lý tạp chất trong đất 40

4 Chi phí đào tạo cho công nhân đốt lò (3 tháng) 12

 Đối với Công ty, việc nâng cao chất lượng sản phẩm cho phép nâng cao uy tín, góp phần mở rộng thị trường trong nước, tăng thu nhập và tạo tích luỹ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống

 Đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng, tạo niềm tin đối với khách hàng, thoả mãn ngày càng tốt hơn yêu cầu của họ.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm giúp Công ty giảm được số lượng gạch bị cong vênh, vỡ khi ra lò (giảm từ 5% xuống còn 2%).

+ Xét trong năm 2016 Đơn giá bình quân cả năm = (1.580 + 1.188 + 980 + 1.017 + 856 + 2.150 + 1.520 + 430)/8 = 1.215 (Đồng/Viên)

 Trước khi nâng cao chất lượng sản phẩm:

Tổng chi phí do gạch vỡ = Tỷ lệ gạch vỡ x Khối lượng gạch sản xuất x Đơn giá bình quân cả năm = 5% x 74.621.425 x 1.215 = 4.533.251.569 (đồng)

 Sau khi nâng cao chất lượng sản phẩm

Tổng chi phí do gạch vỡ = Tỷ lệ gạch vỡ x Khối lượng gạch sản xuất x Đơn giá bình quân cả năm = 2% x 74.621.425 x 1.215 = 1.813.300.628 (đồng)

= 2.567.950.941 (đồng) Với việc đầu tư thêm máy biến tần và các chi phí khác, Công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm, làm giảm sản phẩm sai hỏng, tiết kiệm được 2.567.950.941 đồng chi phí sai hỏng.

3.4.2 Xây dựng chính sách giá bán linh hoạt

Giá bán sản phẩm là tín hiệu trao đổi giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Giá bán sản phẩm của Công ty quá cao thì khách hàng sẽ tìm đến các Công ty khác có giá bán thấp hơn Tuy nhiên, việc hạ giá bán sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty Vì vậy cách tốt nhất là Công ty nên xây dựng chính sách giá bán linh hoạt cho từng đối tượng khách hàng.

+ Đối với thị trường mới, công ty nên áp dụng chính sách khuyến mại nhất định là hạ giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh một cách rõ rệt để khách hàng chú ý đến, tiêu dùng sản phẩm của công ty, từng bước chiếm lĩnh thị trường và phát triển ở thị trường này Khi ổn định thì công ty sẽ đưa về mức giá ban đầu Mức khuyến mại như thế nào cán bộ phòng kinh doanh sẽ tính toán và báo cáo lên ban giám đốc của công ty.

+ Đối với khách hàng truyền thống như đại lý, cửa hàng, công ty cũng nên tạo sự ưu đãi cùng giảm giá thay vì khung giá quy định chung để duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài, giữ chặt khách hàng Điều này chỉ cho hai bên biết không nên tuyên truyền rộng rãi tránh sự so sánh giữa các khách hàng với nhau.

Bộ phận tìm hiểu thị trường

Kênh phân phối Bộ phận chăm sóc khách hàng

+ Đối với khách hàng là chủ đầu tư, nhà thầu, công ty nên giảm giá sản phẩm theo từng đợt khối lượng hợp đồng cụ thể.

Một chính sách giá mềm dẻo, linh hoạt sẽ khuyến khích được khách hàng mới, khách hàng triển vọng tiêu thụ sản phẩm của công ty tạo được sự đãi ngộ của bạn hàng truyền thống, giữ vững được khách hàng trước đối thủ cạnh tranh, đồng thời khuyến khích được khách hàng tập trung mua hàng của công ty với khối lượng lớn.

Khuyến khích lợi ích vật chất là đòn bẩy kinh tế quan trọng kích thích tiêu thụ tại công ty, việc áp dụng chính sách này như sau:

+ Đối với khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty, bên cạnh việc giảm giá

% theo khối lượng tiêu thụ, để khuyến khích tiêu thụ, công ty nên đưa ra quy định thưởng ngoài hợp đồng đối với một số đối tượng như sau:

+ Đối với các đơn vị trước đây chỉ mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chuyển sang mua sản phẩm của công ty thì công ty có thể thưởng một tỷ lệ % giá trị tùy theo khối lượng sản phẩm khách hàng mua.

+ Đối với khách hàng truyền thống, nếu trong năm họ thực hiện tiêu thụ sản phẩm cho công ty với khối lượng hàng lớn, thanh toán đúng thời hạn thì công ty nên thưởng cho họ một phần lợi nhuận.

- Hiệu quả đạt được: Thực hiện chính sách khuyến khích lợi ích vật chất này, công ty phải trích bớt một phần lợi nhuận của mình, tuy nhiên, tổng lợi nhuận của công ty vẫn tăng cao do mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm.

3.4.3 Hoàn thiện bộ máy tổ chức tiêu thụ

Hình 3-6: Sơ đồ bộ máy tiêu thụ mới

Phòng kinh doanhGiám đốc

Với sơ đồ tổ chức như trên thì phòng kinh doanh chỉ làm chức năng quản lý, lập kế hoạch và ký hợp đồng, phòng kinh doanh không trực tiếp tìm hiểu thị trường.

Tiếp theo thành lập hai bộ phận là bộ phận tìm hiểu thị trường và bộ phận chăm sóc khách hàng.

* Bộ phận tìm hiểu thị trường:

- Yêu cầu nhân viên của bộ phận này là phải năng động hiểu biết về thị trường, không ngại đi công tác xa.

- Nhiệm vụ của họ là:

+ Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng: nghiên cứu về thái độ của khách hàng, tìm hiểu xem họ đang dùng sản phẩm của hãng nào, phản ứng với sản phẩm của mình như thế nào, cụ thể về chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng ra sao.

+ Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh: nắm rõ các vấn đề những ai là đối thủ cạnh tranh với mình; các điểm mạnh, điểm yếu của họ ra sao, chiến lược của họ như thế nào,

Dự tính bổ sung thêm 2 người cùng với 1 nhân viên cũ của phòng lập thành bộ phận nghiên cứu thị trường Bộ phận này làm làm nhiệm vụ tìm hiểu về nhu cầu khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh, sau đó viết báo cáo gửi trưởng phòng kinh doanh.

* Bộ phận chăm sóc khách hàng:

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay thì một sản phẩm có thể có chỗ đứng trên thị trường ngoài việc sản phẩm phải có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh thì các doanh nghiệp vẫn không thể thiếu được dịch vụ chăm sóc khách hàng vì dịch vụ này tốt thì khách hàng mới quay lại để mua sản phẩm của mình vào lần sau

Ngày đăng: 07/04/2023, 10:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w