1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vũ thị thảo 1324010687 lập kh sxtt sản phẩm năm 2017 của công ty tnhh tùng phương

126 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 562,82 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1................................................................................................................6 (6)
    • 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương (7)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương (7)
      • 1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh (7)
    • 1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty TNHH Tùng Phương (8)
      • 1.2.1. Điều kiện địa lý, khí hậu (8)
      • 1.2.2. Điều kiện về lao động - dân số (8)
      • 1.2.3. Điều kiện kinh tế (8)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của công ty (10)
      • 1.3.1. Công nghệ sản xuất (10)
      • 1.3.2. Những trang thiết bị chủ yếu của Công ty TNHH Tùng Phương (12)
    • 1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của công ty (13)
      • 1.4.1 Tổ chức tổ chức bộ máy quản lý của công ty (13)
      • 1.4.2. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty (16)
      • 1.4.3. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, lương thưởng của lao động (17)
    • 1.5. Phương hướng phát triển Công ty trong tương lai (17)
      • 1.5.1. Phương hướng phát triển Công ty trong giai đoạn 2015 – 2020 (17)
      • 1.5.2. Chương trình mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 (18)
  • CHƯƠNG 2..............................................................................................................21 (21)
    • 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương. 22 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (22)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất của Công ty (27)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm (29)
      • 2.2.3. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty (40)
    • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) (44)
      • 2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (44)
      • 2.3.2. Phân tích kết cấu TSCĐ (47)
      • 2.3.3. Phân tích tăng giảm của TSCĐ (48)
      • 2.3.4. Phân tích mức độ hao mòn của TSCĐ (51)
    • 2.4. Phân tích tình hình lao động tiền lương (52)
      • 2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo số lượng lao động (52)
      • 2.4.2. Phân tích chất lượng lao động (55)
      • 2.4.3. Phân tích năng suất lao động (56)
      • 2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương (59)
    • 2.5. Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm (61)
      • 2.5.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí (61)
      • 2.5.2. Phân tích chi phí trên 1000đ doanh thu (66)
      • 2.5.3. Phân tích kết cấu chi phí trong giá thành (64)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Tùng Phương năm 2016 (66)
      • 2.6.1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty (67)
      • 2.6.2. Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương (73)
      • 2.6.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán năm 2016 của Công ty TNHH Tùng Phương (77)
      • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh (84)
  • Chương 3:.................................................................................................................87 (90)
    • 3.1. Căn cứ lựa chọn đề tài (91)
      • 3.1.1. Sự cần thiết của đề tài (91)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu đề tài (92)
    • 3.2. Cơ sở lý luận của đề tài (93)
      • 3.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của lập kế hoạch trong doanh nghiệp (93)
      • 3.2.2. Nội dung của kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các chỉ tiêu kế hoạch (95)
      • 3.2.3. Trình tự và phương pháp lập kế hoạch sản xuất - tiêu thụ sản phẩm (97)
    • 3.3. Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel năm 2017 của Công (102)
      • 3.3.1. Trình tự lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel năm (102)
      • 3.3.2. Các căn cứ xác định sản lượng sản xuất và tiêu thụ kế hoạch năm 2017 sản phẩm gạch Tuynel của Công ty TNHH Tùng Phương (104)
      • 3.3.3. Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ chi tiết năm 2017 (111)
      • 3.4.1. Đánh giá tính hiện thực, tính tiên tiến và khoa học của kế hoạch (122)
      • 3.4.2. Các giải pháp hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch (123)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (126)

Nội dung

Luận văn tốt nghiệp Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG 1 6 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG 6 1 1 Khái quát lịch sử hình thành và[.]

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương

Công ty TNHH Tùng Phương được thành lập ngày 15/09/2000 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1902000028 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp.

 Trụ sở của Công ty: Tân Phong – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc.

 Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng

 Tài khoản số : 42610000000544 tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên.

 Người đại diện: Nguyễn Thị Phương.

 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất gạch Tuynel.

Năm 2002 Công ty đầu tư xây nhà máy gạch TUYNEL công suất 10 triệu viên QTC/năm Năm 2004 xây dựng nhà máy gạch TUYNEL thứ 2 công nghệ ITALIA công suất 20 triệu viên QTC/năm Năm 2006 Công ty đã mở rộng sản xuất xây dựng thêm dây truyền thứ 3 công suất 30 triệu viên QTC/năm tại xã Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội Năm 2008, Công ty đầu tư xây dựng nhà máy thứ 3 công suất 120 triệu viên QTC/năm Năm 2009, Công ty đầu tư xây dựng khu nhà ở Tùng Phương với tổng số vốn đầu tư 374.264.999.364 đồng.

Hiện nay Công ty TNHH Tùng Phương có nhà máy gạch Đại Thịnh III ở xã Tân Phong - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc

 Sản xuất kinh doanh gạch đất sét nung, sản xuất gạch Tuynel, gạch xi măng, xi măng.

 Thi công công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi Xây dựng công trình đường dây điện và trạm biến áp điện đến 35KV.

 Kinh doanh bất động sản.

 Mua bán vật liệu xây dựng.

 Đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển nhà ở, khu đô thị, xây dựng hạ tầng khu đô thị.

 Mua bán vàng bạc, đá quý.

 Gia công chế tác các sản phẩm vàng bạc, đá quý.

 Lắp đặt điện trong công trình xây dựng, lắp đặt điện đô thị.

 Mua bán, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định hiện hành củaNhà nước.

Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty TNHH Tùng Phương

1.2.1 Điều kiện địa lý, khí hậu

Công ty TNHH Tùng Phương nằm trên địa phận huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Mê Linh, phía tây giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, phía nam giáp huyện Yên Lạc Nhà máy gạch Đại Thịnh được xây dựng tại xã Đại Thịnh – Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc, nơi đây có nguồn đất sét dồi dào, dễ khai thác qua đó giúp Công ty giảm chi phí đầu vào Nhà máy gạch Đại Thịnh gần với khu công nghiệp Kim Hoa, Quang Minh, Đông Anh, Thăng Long, Nội Bài Trụ sở của Công ty đặt gần Hà Nội - Thủ đô cũng đồng thời là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị cả nước, điều này rất thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa và ký kết các hợp đồng kinh doanh

Cơ sở sản xuất của Công ty mang đặc trưng khí hậu chung của các tỉnh đồng bằng phía Bắc – khí hậu nhiệt đới gió mùa Chính vì thế mà tại đây nhiệt độ, lượng mưa hay độ ẩm cũng mang đặc trưng từng tháng Tháng giêng là tháng có nhiệt độ thấp nhất nhiệt độ trung bình là 16 độ, cao nhất là 21 độ thấp nhất là 8 độ Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ cao nhất là 39 độ thấp nhất là 24 độ Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thường có rét đột ngột trong thời gian ngắn và kèm theo gió mùa đông bắc Độ ẩm khá cao, mùa khô 80% - 85%, và mùa mưa 90% Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa trung bình hàng năm 2724mm Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa thay đổi liên tục theo mùa là một yếu tố tác động vô cùng to lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bởi hoạt động sản xuất gạch còn phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết do phải phơi khô gạch mộc.

1.2.2 Điều kiện về lao động - dân số

Công ty có trụ sở đặt tại Huyện Mê Linh – Tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có mật độ dân cư đông đúc, dân cư trong vùng chủ yếu là làm nông nghiệp Tuy nhiên, trong vùng các có các ngành công nghiệp, khu công nghiệp đang dần phát triển, trình độ dân trí dần được cải tạo Đây là điều kiện tốt cho Công ty tuyển dụng lao động phù hợp cả về chân tay và trí óc.

Mức độ phát triển kinh tế của vùng: Với việc nằm gần các trung tâm lớn nhất cả nước có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, trình độ dân trí cao, lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kí kết các hợp đồng kinh tế Năm 2016, bối cảnh kinh tế thế giới có những diễn biến khó lường, kinh tế trong nước gặp nhiều thách thức nhưng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được Có thể nói, 2017 là năm quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 Chính vì vậy, Quốc hội, Chính phủ đã quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 Nếu như năm 2017 không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,5 - 6,7% của cả giai đoạn 2016-2020 sẽ rất khó khăn Tuy nhiên, áp lực lạm phát năm

2017 nhiều khả năng sẽ gia tăng do cộng hưởng nhiều nhân tố, nhất là áp lực lạm phát chi phí đẩy gắn với gia tăng giá xăng dầu, thuế môi trường các loại phí dịch vụ công và tăng lương, cũng như áp lực lạm phát tiền tệ do mở rộng dư nợ tín dụng, tăng các công cụ thanh toán và điều chỉnh tỷ giá trung tâm theo đà tăng lãi suất đồng USD.

Nguồn cung cấp điện: Công ty đã lắp đặt đường điện cao thế từ quốc lộ 70 vào nhà máy là 500m và một trạm điện 1000KVA.

Nguồn cung cấp nước: Gần Công ty có trạm bơm nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp Tuy nhiên, việc này cũng khiến Công ty phải có những biện pháp xử lý nước thải để không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trong vùng

Về giao thông : Công ty TNHH Tùng Phương có trụ sở đặt tại xã Tân Phong – Huyện Bình Xuyên – Tỉnh Vĩnh Phúc nằm sát quốc lộ 23B từ Hà Nội đi Vĩnh Yên và cách đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài 6 km, cách thị xã Phúc Yên là 8km Đây là những con đường huyết mạch quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Về thông tin liên lạc: Gần trụ sở Công ty có bưu điện huyện Mê Linh thuận lợi cho việc kết nối internet, đặt các ấn phẩm báo chí và lắp đặt các thiết bị thông tin phục vụ cho sản xuất.

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy là các mỏ đất nguyên liệu ở khu vực lân cận và từ các khu đầm, ruộng sát với khu vực đặt nhà máy Trữ lượng khai thác từ 8-20 năm đảm bảo cung cấp nguyên liệu đất cho nhà máy ổn định. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất và giảm tác động đối với môi đường, lựa chọn nhiên liệu để đốt lò là than cám 5 Nhiên liệu than cám dự kiến sẽ mua của Công ty than Miền Bắc, được vận chuyển về nhà máy bằng phương tiện đường bộ.

Công nghệ sản xuất của công ty

Sản phẩm chủ yếu của Công ty là gạch Tuynel được sản xuất tại nhà máy gạch Đại Thịnh III.

Đặc điểm quy trình công nghệ

Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của Italia, Công ty tổ chức sản xuất theo kiểu hàng loạt, chu kỳ ngắn và xen kẽ Mỗi ngày Công ty có thể sản xuất ra khoảng 150.000 đến 180.000 viên gạch các loại QTC.

Quy trình sản xuất gạch của Công ty được chia làm 2 khâu chính.

- Khâu chế biến tạo hình: Đất mua về nhập tại kho để phong hóa từ 2 đến 3 tháng, (càng lâu càng tốt) Sau đó đất được đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã được nghiền mịn Xuống máy cán thô, máy cán mịn, máy nhào hai trục, máy đùn ép l và bàn cắt tự động tạo thành gạch mộc Công nhân vận chuyển gạch mộc ra phơi trong nhà kính Gạch được phơi đảo theo đúng tiêu chuẩn quy định, đạt độ ẩm từ 10 đến 15% rồi được tiếp tục xếp lên các xe goòng

- Khâu nung: xe goòng chứa gạch đưa vào hầm sấy tuynel rồi qua lò nung.

Cứ một xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác lại tiếp tục đưa vào hầm sấy Khi gạch chín ra lò, được phân thành các thứ hạng phẩm cấp khác nhau, xếp thành các kiêu gạch Cuối cùng thủ kho cùng ban kiểm nghiệm sản phẩm kiểm tra và làm thủ tục nhập kho thành phẩm

Quy trình công nghệ sản xuất gạch của Công ty TNHH Tùng Phương được thể hiện ở hình 1-1 dưới đây:

Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch Tuynel

Máy cấp liệu thùng Máy cán thô Máy cán mịn Máy nhào 2 trục

Máy nhào đùn ép liên hợp Máy cắt gạch tự động Băng tải ra gạch Xếp xe vận chuyển Sân phơi

Phân loại sản phẩm Than nghiền mịn nungLò

1.3.2.Những trang thiết bị chủ yếu của Công ty TNHH Tùng Phương

Ngoài một số mặt hàng đã được sử dụng khá lâu, Công ty cũng đã nhập về một số mặt hàng mới nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng trên thị trường Dưới đây là bảng trang thiết bị chủ yếu cảu Công ty.

Bảng trang thiết bị chủ yếu

STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Công suất Nơi sản xuất

1 Dây truyền sx gạch mộc Cái 30 triệu viên/năm Italy 4 Loại B

- Máy cấp liệu Cái 17 ÷ 100 tấn/giờ Italy 4 Loại A

- Máy cán thô Cái 50 tấn/giờ Italy 4 Loại A

- Máy cán mịn Cái 50 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy nhào trộn 2 trục Cái 45 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy đùn hút chân không Cái 50,5 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy cắt gạch Cái 9000 viên/giờ Italy 4 Loại A

(kiểu đường hầm) Cái 30 triệu viên/năm Italy 4 Loại B

3 Máy ủi KOMASU Cái Nhật 1 Loại B

4 Máy hàn Cái 2,2 kw/h V.Nam 1 Loại A

5 Máy hàn Cái 2,2 kw/h V.Nam 2 Loại B

6 Máy cắt thép Cái 2,2 kw/h Nhật 2 Loại A

7 Máy phát điện Cái 7,5 kw/h Nhật 1 Loại A

STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Công suất Nơi sản xuất

HONDA Cái 600 lít/phút Nhật 1 Loại A

9 Xe nâng Cái 1,3 ÷ 1,5 T Nhật 5 Loại A

10 Xe Toyota camry Cái 4 chỗ Nhật 1 Loại A

11 Xe Toyota Cái 4 chỗ Nhật 1 Loại B

16 Máy in canon Cái Nhật 2 Loại A

17 Máy fax Cái Nhật 1 Loại A

18 Máy photo Cái Nhật 1 Loại B

Số lượng cũng như chất lượng công nghệ máy móc, trang thiết bị của Công ty đã đáp ứng được một cách tương đối cho quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, để cạnh tranh được với các Công ty sản xuất gạch khác, Công ty cần thường xuyên bảo dưỡng hoặc thay mới cũng như cái tiến công nghệ hơn nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của công ty

1.4.1 Tổ chức tổ chức bộ máy quản lý của công ty a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tùng Phương

Bộ máy quản lí của Công ty TNHH Tùng Phương được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng

Hình 1-2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Tùng Phương b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong Công ty thực hiện chức năng trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất thông qua hệ thống tổ chức trong Công ty. Đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm về quyết định của mình về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chịu trách nhiệm điều hành về mặt kỹ thuật, kinh doanh… Và trợ giúp giám đốc trong việc điều hành Công ty.

Bộ phận vật tư- vận tải

Nhà máy gạch Đại thịnh

Bộ phận kỹ thuật sản xuất- an toàn- chất lượng

Bộ phận tổ chức hành chính

Bộ phận kế hoạch đầu tư

Bộ phận thương mại hợp đồng

Bộ phận tài chính kế toán

Do giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về mọi công tác tài chính của Công ty Tham mưu và giúp ban giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán.

Giúp ban giám đốc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Xây dựng các dự án đầu tư mới phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận kế hoạch đầu tư

 Tham mưu giúp ban giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cho từng giai đoạn bao gồm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển mặt hàng, kế hoạch giá thành.

 Tổng hợp tình hình đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên mọi lĩnh vực theo từng tháng, từng quý, từng năm.

- Bộ phận thương mại hợp đồng

Xây dựng các kế hoạch và tổ chức tiếp thị các sản phẩm của Công ty trong khu vực Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận Cộng tác kinh doanh, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận tổ chức hành chính

Có trách nhiệm tham mưu giúp ban giám đốc Công ty tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, các đơn vị trong Công ty.

- Bộ phận kỹ thuật sản xuất - an toàn - chất lượng

Phòng có chức năng chủ trì xây dựng, hướng dẫn, điều chỉnh các quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng các sản phẩm của Công ty cũng như các sản phẩm thiết bị máy móc Công ty mua đảm bảo yêu cầu đặt ra Quản lý hướng dẫn thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường và công tác y tế nhằm đảm bảo an toàn về con người, thiết bị, tăng cường sức khoẻ cho CBCNV toàn Công ty.

- Bộ phận vật tư – vận tải

Giúp ban giám đốc Công ty tổ chức công tác vật tư, kế hoạch vận tải đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận tài chính kế toán

Tham mưc và giúp ban giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê, cân đối thu chi, nộp ngân sách nhà nước, kiểm tra các hoạt động tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước

1.4.2 Tình hình sử dụng lao động trong Công ty

Trong bất kỳ một tổ chức hay loại hình kinh doanh nào, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, nó quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Biết được điều đó nên Công ty TNHH Tùng Phương rất chú trọng đến việc tuyển chọn cũng như nâng cao trình độ năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty Song song với việc mở rộng sản xuất, Công ty cũng không ngừng tổ chức, đào tạo năng lực cho nhân viên đồng thời liên tục bổ sung cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng mọi yêu cầu, bắt kịp xu hướng của thị trường

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty năm 2016 là 421 người được thống kê trong bảng 1-2 và 1-3

Bảng thống kê số lượng lao động của Công ty TNHH Tùng Phương phân theo trình độ năm 2016

STT Trình độ Số lượng Tỷ trọng (%)

Bảng phân loại lao động theo hợp đồng lao động của Công ty TNHH Tùng

STT Hợp đồng Số lượng Tỷ trọng (%)

1.4.3 Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, lương thưởng của lao động

Bộ máy điều hành: Gồm ban giám đốc, các phòng hành chính làm việc theo giờ hành chính 8h/ngày, làm việc tất cả các ngày trong tuần.

Công nhân trực tiếp sản xuất thì làm việc theo ca, ba ca một ngày mỗi ca 8 tiếng Ca 1 từ 7h - 15h, ca 2 từ 15h - 23h, ca 3 từ 23h -7h, và lịch sản xuất được bố trí theo chế độ đảo ngược mỗi tuần một lần.

1.4.3.2 Chế độ nghỉ ngơi Đối với bộ phận quản lý và một số lao động trực tiếp thì chế độ nghỉ được hưởng theo chế độ hiện hành của luật lao động Cụ thể, do tính chất sản xuất liên tục của Công ty nên nhân viên không được nghỉ cố định một ngày cuối tuần mà thay vào đó là 4 ngày trong một tháng Nghỉ giữa ca 30 phút Cán bộ công nhân viên được đảm bảo nghỉ các ngày lễ theo quy định hiện hành. Đối với đa số lao động trực tiếp khác đó là tù nhân cải tạo của trại giam Ngọc

Lý thì gần như không thời gian nghỉ ngơi chỉ được nghỉ giữa ca làm việc 30 phút và duy nhất ngày mùng một tết Nguyên Đán.

1.4.3.2 Chế độ lương thưởng Đối với bộ phận quản lý và một số lao động trực tiếp thì được đảm bảo mức lương cơ bản theo quy định của Luật lao động đồng thời được tăng lương 3 tháng một lần Nhân viên được đảm bảo tăng lương nếu làm việc vào các ngày lễ, tết, tăng ca Đặc biệt, với bộ phận quản lý, nhân viên được sắp xếp chỗ ăn, ở miễn phí tại công ty nếu có nhu cầu.

Phương hướng phát triển Công ty trong tương lai

1.5.1 Phương hướng phát triển Công ty trong giai đoạn 2015 – 2020

Ngay từ năm 2015, Công ty đã đề ra phương hướng phát triển giai đoạn 5 năm và năm 2017 là năm quan trọng trong giai đoạn này Căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương với các nguồn lực, lợi thế, cơ hội thị trường hiện có, lãnh đạo Công ty đưa ra các mục tiêu như sau :

Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh

 Tiếp tục hoàn thiện và phát triển trở thành một Công ty mạnh trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng.

 Đảm bảo tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu hàng năm trên 15%, hoạt động hiệu quả, có xu thế phát triển tốt, bền vững.

Chiến lược phát triển các nguồn lực

Phát triển các nguồn lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút, đào tạo, phân phối và sử dụng một cách có hiệu quả; xây dựng một cơ chế lãnh đạo, quản lý mới một cách hệ thống, bài bản, tiếp thu các tri thức kinh doanh hiện đại, nâng cao năng lực quản trị, đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới vào đầu tư, sản xuất kinh doanh, tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác nhà đầu tư, các đơn vị có tiềm năng trong nước và ngoài nước… để tận dụng các cơ hội kinh doanh, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.

1.5.2 Chương trình mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017

- Công ty TNHH Tùng Phương kiên trì thực hiện các mục tiêu theo định hướng của Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2011 – 2015, tuy nhiên có xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế Năm 2017, toàn hệ thống lấy việc duy trì, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo mức lợi nhuận hợp lý là mục tiêu xuyên suốt trong năm, với các chỉ tiêu chính: doanh thu 74 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3 tỷ đồng.

- Đảm bảo công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm về kĩ – mĩ thuật.

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản.

- Đảm bảo tài chính lành mạnh, trả kịp thời các nghĩa vụ thuế, tiền lương, cổ tức, bảo hiểm, các khoản công nợ, quan hệ tín dụng tốt.

- Tăng cường đánh giá chất lượng lao động trong toàn hệ thống.

- Kiểm soát chặt chẽ, tăng cường quản lý để hạ giá thành sản xuất kinh doanh, tiết giảm 5-10% chi phí quản lý.

Qua phân tích tình hình chung và các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Tùng Phương nhận thấy Công ty có những thuận lợi khó khăn sau:

 Tính đến nay, Công ty đã hoạt động được 17 năm nên đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường cũng như khách hàng Uy tín lâu năm là một lợi thế cảu công ty so với các đối thủ cạnh tranh mới khác.

 Với 17 năm kinh nghiệm về sản xuất kinh doanh, Công ty đang đạt doanh thu và lợi nhuận ổn định, đảm bảo phát triển bền vững.

 Vị trí địa lý cũng là một lợi thế khi Nhà máy sản xuất được đặt tách biệt với khu dân cư nhưng lại không quá xa trục đường chính giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân mà vẫn đảm bảo thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu.

 Ban lãnh đạo Công ty năng động, sáng tạo, tận tụy, bản lĩnh và trách nhiệm cao, có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi về tay nghề.

 Công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn, chiến lược xây dựng các nguồn lực đủ mạnh để phát triển Công ty (con người, cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ…) Công ty cam kết cung cấp các sản phẩm đạt chất lượng cao và luôn luôn ổn định làm vừa lòng khách hàng Thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1450-98).

 Các mặt hàng chủ yếu của Công ty như: gạch đất sét nung, gạch Tuynel 2 lỗ là các mặt hàng truyền thống của Công ty Với các loại sản phẩm này thương hiệu của Công ty TNHH Tùng Phương đã có mặt không những trong khu vực tỉnh Vĩnh Phúc mà sản phẩm của Công ty đã có mặt tại thị trường Hà Nội, một thị trường có mức tiêu thụ vật liệu xây dựng lớn nhất miền Bắc.

 Vật liệu sản xuất gạch đảm bảo chất lượng tốt.

 Do sử dụng được lực lượng lao động giá rẻ nên sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh với sản phẩm của Công ty khác bằng giá thành sản phẩm.

 Công ty sử dụng công nghệ sản xuất tự động cho ra các sản phẩm mới chất lượng hơn giá thành cạnh tranh để phục vụ các thị trường tiềm năng.

 Công ty có quan hệ tốt với các ngân hàng trong vùng giúp cho Công ty huy động vốn sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn.

 Sản phẩm của Công ty đơn giản khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo công ăn việc làm cho người lao động xung quanh.

 Khách hàng của Công ty rất đa dạng phong phú như các khu công nghiệp đến nhân dân từ nông thôn đến thành thị.

 Công ty đang bị các đối thủ cạnh tranh rất gay gắt cả về giá cả và chất lượng sản phẩm.

 Lực lượng lao động phổ thông của Công ty chiếm tới 92,47% tổng số người trong Công ty mà gần như đa số lực lượng này là tù nhân cải tạo Lực lượng này không có lợi ích gắn với Công ty cho nên rất khó khăn trong việc quản lý về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm, rất khó khăn trong việc điều hành cũng như việc thực hiện kế hoạch đặt ra Một điểm nữa đó là có thời gian số lượng lao động này hết hạn thì sẽ phải mất 1 thời gian khá dài để đào tạo lực lượng lao động mới vào làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại đôi chút.

 Đa số máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất đã cũ và thường xuyên bị hỏng hóc dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa được cao.

Từ thuận lợi và khó khăn trên, muốn đứng vững và phát triển Công ty cần phải tăng cường hiệu quả quản lý điều hành, sắp xếp bộ máy, đặc biệt chú trọng đến công tác bồi dưỡng năng lực quản lý cũng như kiến thức cho cán bộ quản lý của mình Hoàn thiện hệ thống phòng ban và hoàn thiện công tác lập định mức trong sản xuất Đầu tư có hiệu quả giữ vững và tích cực mở rộng thị trường, giảm chi phí sản xuất, quản lý, thực hành tiết kiệm, phòng và chống lãng phí tiêu cực nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thu nhập cho người lao động.

Trên đây mới chỉ là những nét chung nhất của Công ty Để tìm hiểu về mọi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong chương 2 để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra chiến lược nhằm phát huy các điểm mạnh và hạn chế điểm yếu tận dụng hết các nguồn lực để Công ty ngày càng phát triển

Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương 22 2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là một nội dung quan trọng, là công cụ đắc lực trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh tế của doanh nghiệp nói riêng Trong cơ chế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở lên gay gắt do vậy việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết Thông qua việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tìm ra những lợi thế cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác đồng thời có thể lấy đó là cơ sở cho hoạch định chiến lược kinh doanh và xây dựng kế hoạch sản xuất, tổ chức sắp xếp đổi mới lại cơ cấu lao động Các nội dung chính trong việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương gồm:

- Phân tích chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

- Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất

- Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

- Phân tích giá thành sản phẩm

- Phân tích tình hình tài chính của công ty

Việc đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương được trình bày trong Bảng 2-1.

Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2016 của Công ty TNHH Tùng Phương

STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện

1 Tổng sản lượng gạch sản xuất Viên 84.805.887 78.090.000 74.621.425 -10.184.462 87,99 -3.468.575 95,56

2 Tổng sản lượng gạch tiêu thụ Viên 66.835.728 85.854.369 68.585.138 1.749.410 102,62 -17.269.231 79,89

3 Tổng doanh thu Ng.đồng 175.587.874 177.543.654 178.886.623 3.298.749 101,88 1.342.969 100,76

4 Tài sản bình quân Ng.Đồng 483.538.702 504.805.953 482.694.864 -843.838 99,83 -22.111.089 95,62

6 Tổng quỹ lương Ng.Đồng 3.187.235 3.982.319 3.791.275 604.040 118,95 -191.044 95,2

7 NSLĐ bình quân (Theo giá trị) Ng.Đồng/người- năm 413.148 412.892 424.909 11.761 102,85 12.017 102,91

- CBCNV Ng.Đồng/người- tháng 3.362 4.148 4.051 688 120,48 -98 97,64

10 Các khoản nộp NSNN Ng.Đồng 831.925 1.085.729 801.477 -30.448 96,34 -284.252 73,82

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy: tổng số lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2016 đạt 74.621.425 viên giảm 10.184.462 viên tương ứng giảm 12,01% so với năm 2015, giảm 3.468.575 viên so với kế hoạch tương ứng giảm 4,44% Nguyên nhân sản lượng năm 2016 giảm cả kế hoạch và thực hiện năm 2015 có thể là do yếu tố thời tiết, đầu năm 2016 mưa khá nhiều, lượng mưa lớn làm gián đoạn sản xuất và ản hưởng lớn đến sản lượng cũng như chất lượng của gạch và một phần là do số lượng lao động trong năm 2016 giảm đi so với năm 2015. Điều quan trọng là tổng sản lượng tiêu thụ năm 2016 tăng 1.749.410 viên so với năm 2015 tăng tương ứng 2,62%.Tuy nhiên lại giảm 20,11% so với kế hoạch đặt ra trong năm Sản lượng sản phẩm sản xuất giảm nhưng sản lượng tiêu thụ laị tăng cho thấy Công ty cần có phương án sản xuất thích hợp đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Tổng doanh thu năm 2016 của Công ty là 178.543.654 nghìn đồng tăng 3.298.749 nghìn đồng so với năm 2015 tăng tương ứng 1,88% , đồng thời tăng 1.342.969 tương ứng tăng 0,76% so với kế hoạch Nguyên nhân do đơn giá sản phẩm tăng lên dẫn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm cũng tăng lên.

Tổng tài sản năm 2016 là 482.694.864 nghìn đồng giảm 843.838 nghìn đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 0,17% Nguyên nhân là do Công ty thanh lý một số tài sản cũ hoặc máy móc đã hư hỏng và cũng chưa bổ sung trang thiết bị nào mới.

Năm 2016, Công ty có 421 lao động, giảm 4 người so với năm 2015, tương ứng giảm 0,04% và giảm đi so với kế hoạch 9 người, tương ứng giảm 2% Số lượng lao động giảm do nhu cầu sản xuất của Công ty giảm.

Trong năm 2016, năng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá trị tăng lên Cụ thể như sau : năng suất lao động tính theo giá trị năm 2016 là 141.628 nghìn đồng/người–năm, tăng 11.761 nghìn đồng/người-năm tương ứng 2,85% so với năm

2015 và tăng 12.017 nghìn đồng tương ứng 2,91% so với kế hoạch Nguyên nhân là do đơn giá sản phẩm năm 2016 tăng nên năng suất lao động tính theo giá trị tăng.

Tổng quỹ lương năm 2016 là 3.791.275 nghìn đồng tăng 604.040 nghìn đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 18,95%, tuy nhiên lại giảm so với kế hoạch 4,8% Nguyên nhân là do lương của công nhân sản xuất trực tiếp phụ thuộc vào sản lượng sản xuất mà sản lượng sản xuất của Công ty không đạt được theo kế hoạch đề ra dẫn đến quỹ lương giảm.

Tiền lương bình quân năm 2016 cho CBCNV là 4.051 ngìn đồng/người- tháng tăng so với năm 2015 là 688 nghìn đồng tương ứng 20,48% nhưng lại giảm so với kế hoạch 98 nghìn đồng tương ứng 2,36% Tiền lương bình quân năm 2016 cho phạm nhân là 768 nghìn đồng/người-tháng tăng 153 nghìn đồng/người-tháng tương ứng 19,99% so với năm 2015 nhưng lại giảm so với kế hoạch 2,85% Nguyên nhân là do sự mất giá của đồng tiền cũng như chính sách khuyến khích lao động của công ty Tuy nhiên vẫn chưa đạt được kế hoạch đã đề ra.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 là 3.841.597 nghìn đồng tăng so với năm 2015 là 892.042 nghìn đồng tương đương tăng 30,24%, tăng so với kế hoạch là 123.024 nghìn đồng tương ứng tăng 3,31% Nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào giảm hoặc do sản phẩm sai hỏng giảm dẫn đến lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng lên.

Năm 2016 số tiền Công ty nộp cho ngân sách nhà nước giảm tương đối so với kế hoạch cùng năm và thực hiện 2015 cụ thể là giảm 3,66% so với năm 2015 và giảm 26,13% so với kế hoạch Nguyên nhân của sự giảm đó là sang năm 2016 Nhà nước cũng có những chính sách cắt – miễn – giảm một số loại thuế nhằm chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.

Qua phân tích các chỉ tiêu ở trên thì ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương năm 2016 chưa đạt hiệu quả cao so với kế hoạch đề ra Tuy nhiên, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có nhiều khởi sắc hơn so với năm 2015, đây là tín hiệu đáng mừng. Để có được những chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất kinh doanh một cách chính xác và hợp lý, Công ty cần đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu kinh tế.

2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào Nó giúp doanh nghiệp đánh giá một cách toàn diện các mặt của hoạt động sản xuất, tiêu thụ cảu doanh nghiệp cũng như thị trường giúp doanh nghiệp có cái nhìn chính xác để cân đối phù hợp nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ Không những thế, việc phân tích này còn giúp doanh nghiệp đánh giá được tiềm năng cũng như đưa ra những chiến lược kinh doanh mới để kịp thời điều chỉnh theo xu thế thị trường.

2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất của Công ty

Phân tích tình hình sản xuất của Công ty hay nói cách khác là phân tích,xem xét sự biến động về sản lượng sản xuất thực tế so với kế hoạch nhằm khái quát,đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp Phân tích tình hình sản xuất bao gồm: Phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất bằng cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị, phân tích mặt hàng và chất lượng sản phẩm

Nhà máy gạch Đại Thịnh III của Công ty TNHH Tùng Phương đang được vận hành với hai dây chuyền sản xuất gạch Tuynel của Italya có công suất 120 triệu viên

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

2.3.1 Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp.

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng, theo quy định của nhà nước cùng với sự phát triển sản xuất, quy mô trang thiết bị tài sản cố định ngày càng được tăng cường Thực tế đã tạo ra khả năng tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và khả năng ấy có thể trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định. a Hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào làm bao nhiêu sản phẩm ( tinh bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị).

Q: Khối lượng sản phẩm làm trong kỳ.

V bq : Giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích ( đ ).

Vbq = NG TSCĐ đầu kỳ + NGTSCĐ cuối kỳ

2 (2-4) b Hệ số huy động tài sản cố định.

Là chỉ tiêu nghịch đảo của H hs :

Ýnghĩa của H hd cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ ( hiện vật và giá trị) cần một lượng giá trị tài sản cố định là bao nhiêu H hd càng nhỏ càng tốt.

Bảng đánh giá chung hiệu suất sử dụng Tài sản cố định

TT Chỉ Tiêu ĐVT TH2015 TH2016 TH2016/TH2015 ± %

1 Sản phẩm sản xuất Viên 84.805.887 74,621,425 -10,184,462 87.99

2 Giá trị tổng sản lượng sản xuất gạch Ng.Đ 81.140.429 73,887,388 -7,253,041 91.06

- Gía trị NG TSCĐ đầu năm Ng.Đ 321.173.945 337.623.757 16.449.812 105,12

- Gía trị NG TSCĐ cuối năm Ng.Đ 337.623.757 341.532.775 3.909.018 101,16

4 Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ

- Theo hiệu vật Viên/Ng.Đ 0,257 0,220 -0,038 85,35

- Theo hiện vật Viên/Ng.Đ 3,88 4,55 0,67 117,16

Qua bảng số liệu có thể rút ra một số nhận định:

Gía trị nguyên giá TSCĐ bình quân năm 2016 của Công ty đã tăng ở mức khá đạt hơn 10.179.415 nghìn đồng tương ứng tăng 3,9% so với năm 2015 Song các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ lại giảm cả theo hiện vật và giá trị Cụ thể:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ theo chỉ tiêu hiện vật năm 2016 giảm 0,038 viên/ng.đ tương ứng 14,65% so với năm 2015 và theo chỉ tiêu giá trị thì hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2016 giảm 0,03 đ/đ so với năm 2015 tương ứng giảm 11,67%. Như vậy, có thể thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty đã giảm đi một chút Do những nguyên nhân sau:

+ Máy móc thiết bị của Công ty có nhiều chủng loại và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau nên thiếu sự đồng bộ, thiếu sự thích ứng với điều kiện sản xuất ở doanh nghiệp.

+ Vì nguồn gốc của máy móc thiết bị như vậy nên gây trở ngại trong việc thay thế phụ tùng khi cần thiết, do đó nhiều khi TSCĐ không được sử dụng tốt.

+ Trình độ người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật nên dẫn đến việc sử dụng TSCĐ chưa tốt gây ra việc hư hỏng, giảm giá trị TSCĐ.

+ Đội ngũ sửa chữa của Công ty còn hạn chế và chưa linh hoạt để kịp thời sửa chữa TSCĐ hư hỏng dẫn đến việc khó sửa chữa, tăng chi phí sửa chữa cũng như làm gián đoạn công việc sản xuất.

Hệ số huy động TSCĐ: Xem xét theo cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị thì thấy được hệ số huy động TSCĐ đều có sự biến động.

Theo chỉ tiêu giá trị: Trong năm 2016 để tạo ra 1 đồng doanh thu Công ty đã huy động 4,6 đồng TSCĐ, tăng 0,54 đồng tương ứng tăng 13,21% so với năm 2015.

Vì hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số huy động TSCĐ là 2 chỉ tiêu nghịch đảo của nhau nên khi hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm đi thì hệ số huy động TSCĐ tăng lên Để sản xuất ra 1 viên gạch, năm 2016 Công ty phải huy động 4,55 nghìn đồng TSCĐ, trong khi đó năm 2015 sản xuất 1 viên gạch Công ty chỉ phải huy động 3,88 nghìn đồng TSCĐ Theo chỉ tiêu này thì năm nay hệ số huy động TSCĐ đã tăng 17,16% so với năm trước Tài sản cố định cũ dần theo theo thời gian, năng suất sản xuất sẽ không còn cao như năm trước nữa nên mức độ huy động tăng lên, mức tăng không quá nhiều cho thấy công ty sử dụng TSCĐ khá hiệu quả.

Trên đây là những đánh giá chung về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH Tùng Phương năm 2016 Để có những đánh giá cụ thể và chính xác về tình hình sử dụng TSCĐ cũng như sự biến động của TSCĐ ta cần đi phân tích tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty.

2.3.2 Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định: là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Bảng phân tích kết cấu TSCĐ năm 2016 ĐVT:đồng Bảng 2-11

Số đầu năm Số cuối năm So sánh CN/ĐN Nguyên giá trọng Tỷ Nguyên giá trọng Tỷ ± %

4 Nhà cửa vật kiến trúc 81.833.628 45,79 82.019.282 45,04 185.654 100,23

Qua bảng phân tích cho thấy kết cấu TSCĐ của công ty tương đối phù hợp với đặc thù của ngành nghề lao động Trong đó, nhóm máy móc thiết bị tỷ trọng đầu năm 1,29%, cuối năm là 11,11%, do trong năm công ty có đầu tư thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất Nhóm phương tiện vận tải có tỷ trọng 39,57% đầu năm và 39,44% vào cuối năm, Công ty vẫn duy trì số phương tiện vận tải nhằm phục vụ vận chuyển kịp thời theo nhu cầu của khách đến tận chân công trình và cửa hàng vật liệu xây dựng Nhóm nhà cửa vật kiến trúc gồm nhà điều hành, nhà kho, kho bãi bảo quản vật liệu, phơi sản phẩm tỷ trọng đầu năm là 45,79% nhưng cuối năm là 45,04% Nhóm dụng cụ quản lý có tỷ trọng 4,35% đầu năm và 4,4% vào cuối năm Đối với các Công ty sản xuất sản phẩm thì thông thường kết cấu của máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải thưởng chiếm tỷ trọng rất lớn, ta thấy tỷ trọng của các loại tài sản cố định của Công ty trong năm 2016 có thay đổi một chút so với năm 2015 nhưng nói chung là hợp lý.

2.3.3 Phân tích tăng giảm của TSCĐ

Ta thấy tài sản cố định luôn biến đổi hàng năm.Số tài sản cố định tăng là số tài sản cố định được bổ sung thêm trong năm để thay thế hoặc mở rộng công nghệ sản xuất kinh doanh Số tài sản cố định giảm là số tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng chuyển đi nơi khác.

Bảng tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm 2016 ĐVT: Ng.Đ Bảng 2-12

Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc

Thiết bị quản lý TSCĐ vô hình Tổng

Do mua sắm mới 865.835 7.243.585 4.372.321 1.427.263 0 13.909.004 Đầu tư XDCB 5.145.775 87.262 92.827 393.736 0 5.719.600

II Nguyên giá cuối năm 82.019.282 71.828.326 20.233.503 8.018.373 159.433.290 341.532.774

Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

TSCĐ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ

Phân tích tình hình lao động tiền lương

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo số lượng lao động

Phân tích lao động nhằm mục đích xem số lượng lao động của Công ty có đủ đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, việc tăng hay giảm lao động có đem lại hiệu quả hay không.

Số lượng lao động sản xuất chính của Công ty năm 2016 giảm so với năm

2014 và chưa đạt được thoe kế hoạch đề ra Cụ thể là:

Tổng số lao động năm 2016 của Công ty TNHH Tùng Phương là 421 người, tăng giảm 4 người (0,9%) so với năm 2015 và giảm so với kế hoạch 9 người (tương đương 2,09%) Để xác minh xem việc giảm số lượng lao động có hợp lý hay không cần tiến hành so sánh liên hệ đến sản lượng gạch sản xuất.

Giả định, nếu NSLĐ bình quân của 1 người lao động năm 2016 không đổi so với năm 2015 thì: Để sản xuất ra 74.621.425 viên gạch, Công ty cần số lao động là:

Song, trên thực tế Công ty sử dụng 421 người, như vậy thực hiện 2016 đã vị lãng phí số lao động là:

Tương tự, giả định nếu NSLĐ không có biến đổi gì so với kế hoạch năm

2016 thì để sản xuất 74.621.425 viên gạch, Công ty cần sử dụng:

Như vậy Công ty cũng đã sử dụng lao động nhiều hơn so với thực hiện năm

Từ kết quả tính toán cho thấy, mức tăng số lượng lao động năm 2016 củaCông ty là chưa phù hợp, cần có sự điều chỉnh.

Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động

TT Chỉ tiêu ĐVT TH

2 Tổng số lao động Người 425 430 421 -4 99,06 -9 97,91

2.4.2 Phân tích chất lượng lao động

Chất lượng lao động của mỗi doanh nghiệp được đánh giá qua tỷ lệ số lượng lao động ở các cấp độ học vấn khác nhau Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp Để phân tích chất lượng lao động của Công ty ta sử dụng số liệu ở bảng sau:

Bảng phân tích chất lượng lao động

(người) trọngTỷ (%) lượngSố (người) trọngTỷ

- Năm 2016 cơ cấu lao động của công ty là tương đối trẻ, lượng lao động dưới 30 tuổi chiếm 73.63% tổng số lao động của công ty Đặc thù là công ty sản xuất yêu cầu lao động có sức khỏe, nên lao động trực tiếp công ty thuê chủ yếu là trẻ.

- Về trình độ của lao động, năm 2016 số lao động đại học là 14 người chiếm 3.33%, năm 2015 là 12 người chiếm tỷ trọng là 2,82% So với năm 2015 thì tăng 2 người, tương ứng với 9,1% Số lao động cao đẳng, trung cấp năm 2016 là 12 người, chiếm 2.85%, năm 2015 là 20 người chiếm 4.71% So với năm 2015 thì đã giảm 8 người tương ứng với 40 %

- Lượng lao động phổ thông tăng lên 5 người so với 2015.

.- Ta có thể thấy trong năm 2016 Công ty đã đầu tư đào tạo trình độ cho người lao động vì vậy số lượng lao động có trình độ trong Công ty ngày càng tăng, nhưng tỷ lệ lao động có trình độ trong Công ty vẫn còn thấp cho nên trong thời gian tới Công ty phải có kế hoạch đào tạo nhiều hơn nữa để tạo điều kiện nâng cao năng suất, hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường tạo đà phát triển cho Công ty trong tương lai.

2.4.3 Phân tích năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả sử dụng sức lao động Phân tích năng suất lao động dựa trên cơ sở lý luận là các doanh nghiệp phải phấn đấu không ngừng tăng năng suất lao động, lấy đó là biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, và tạo ra tích luỹ để vừa tăng cường sản xuất vừa đảm bảo thu nhập cho người lao động. Để phân tích năng suất lao động cần tính năng suất lao động bình quân theo từng cách phân loại lao động, cũng tính năng suất lao động cho từng loại lao động cụ thể Khi phân tích năng suất lao động bình quân cho một CNV của Công ty để phản ánh một cách chính xác về năng suất lao động theo chỉ tiêu hiện vật và năng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá trị để xác định rõ được nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến năng suất lao động

Kết quả tính toán thể hiện qua bảng 2-16:

Qua bảng số liệu, cho thấy:

Về giá trị: Năng suất lao động về giá trị năm 2016 là 220.735 ngđ/ngđ-năm tăng so với năm 2015 17.636 ngđ/ngđ-năm tương ứng 10,38% nhưng lại giảm so với kế hoạch 33.250 ngđ/ngđ-năm tương đương 15,06%.

Về hiện vật: Năng suất lao động về hiện vật so với năm 2015 hay kế hoạch đều có xu hướng giảm Cụ thể là, năng suất lao động về hiện vật năm 2016 giảm 22.295 viên/người-năm tương ứng 11,17%, và giảm so vưới kế hoạch đề ra 4.357 viên/người-năm tương ứng 12,4%.

Năng suất lao động giảm cũng là một nguyên nhân khiến Công ty phải tăng số lượng lao động để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bảng phân tích năng suất lao động

Chỉ tiêu ĐVT TH2015 2016 TH16/TH15 TH16/KH16

Tổng sản lượng gạch sản xuất

Tổng doanh thu về gạch Ng.Đ 72.185.900 94.916.004 78.931.306 6.745.406 109,34 -15.984.698 83,16

Tổng số lao động Người 425 430 421 -4 99,06 -9 97,91

NSLĐ (giá trị) Ng.Đ/Ng- năm 169.849 220.735 187.485 17.636 110,38 -33.250 84,94 Để đánh giá tác động của NSLĐ và số lượng lao động đến sản lượng sản xuất, Tác giả sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:

Với: W0, W1: Năng suất lao động tính bằng đơn vị hiện vật năm 2015 và năm 2016, viên/người - năm

Q0, Q1: sản lượng sản xuất trong năm 2015 và 2016 (viên)

N0, N1: số lao động bình quân trong năm 2015 và 2016; người

1 = 421 x 177.248 = 74.621.408 (viên) Ảnh hưởng của số lao động tới sự thay đổi Q:

Thay số: ∆QN = ( 421 – 425)* 199.543 = -798.172 (viên) Ảnh hưởng của năng suất lao động tới sự thay đổi Q :

∆QW = N1 *(W1 – W0) = 421 *(177.248 - 199.543) = -9.386.195 ( viên) Cộng ảnh hưởng của các nhân tố đến tổng sản lượng sản xuất:

Qua phân tích trên cho thấy :

Năng suất lao động giảm đi 11,17% làm cho sản lượng sản xuất giảm 9.386.195 viên

Khi số lượng lao động giảm đi 0,94% (4 người) thì sản lượng sản xuất giảm 789.712 viên.

Kết hợp lại khi năng suất lao động và số lượng lao động giảm làm cho sản lượng sản xuất của toàn Công ty giảm đi 10.184.367 viên.

Trong đó nhân tố số lượng lao động là nhân tố chủ yếu tác động tới sự tăng lên của tổng sản lượng sản xuất.

2.4.4 Phân tích tình hình sử dụng quỹ lương

Tiền lương là khoản thù lao mà doanh nghiệp trả cho người lao động để tái sản xuất sức lao động Đối với mỗi doanh nghiệp tiền lương không chỉ là một yếu tố chi phí quan trọng trong cơ cấu giá thành sản phẩm mà nó còn được coi là công cụ, là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích việc tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.Tiền lương phải đảm bảo thu nhập cho cuộc sống của người lao động, tái sản xuất sức lao động, ổn định công ăn việc làm và nâng cao dần mức sống từ công việc

Trong nền kinh tế thị trường lao động là hàng hóa đặc biệt nên tiền lương là giá cả của sức lao động.

Các chỉ tiêu, tình hình sử dụng quỹ lương và tiền lương bình quân trong năm

2016 của công nhân viên Công ty được tập hợp qua bảng 2-18.

Tổng quỹ lương năm 2016 là 3.791 triệu đồng tăng 604 triệu đồng so với năm

2015 tương ứng 18,95%, nhưng lại giảm 191 triệu đồng so với kế hoạc tương ứng 4,8%.

Tiền lương bình quân của 1 CBVNV năm 2016 là 4,05 triệu đồng tăng

0,69/trđ.ng-tháng, tương ứng tăng 20,48% so với năm 2015 Tiền lương của tù nhân cũng tăng nhưng nhỏ hơn so với CBCNV cụ thể chỉ tăng 0,15 trđ/ng-tháng so với năm 2015 tương ứng tăng 19,99% nhưng vẫn ở mức độ được tăng cao.

Khi so sánh với năm 2015 và kế hoạch 2016 ta thấy tốc độ tăng tiền lương lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động, không đảm bảo được nguyên tắc trả lương, không hiệu quả kinh tế với Công ty Tốc độ tăng tiền lương > 1 chứng tỏ tiền lương đảm bảo được đời sống cho người lao động

Như vậy so với năm 2015 và kế hoạch 2016 thì công tác trả lương chưa đảm bảo được nguyên tắc kinh tế nhưng đã đảm bảo được nguyên tắc xã hội.

Bảng phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương

TT chỉ tiêu ĐVT TH

2 Tổng số lao động Người 425 430 421 -4 99,06 -9 97,91

- Phạm nhân Tr.Đ/Ng-th 0,77 0,95 0,92 0,15 119,99 -0.03 97,15

Phân tích chi phí và giá thành sản phẩm

Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành luôn là mục tiêu quan trọng nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tăng khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất, nâng cao lợi nhuận, đóng góp cho xã hội, nâng cao đời sống cho người lao động…

2.5.1 Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố khoản mục

Giá thành sản phẩm của Công ty được hợp bởi: chi phí nguyên nhiên vật liệu, động lực, chi phí nhân công, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền Trong đó yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu và chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Bảng kết quả phân tích trình bày ở bảng 2-18

Qua bảng 2-18 cho thấy: Giá thành toàn bộ thực hiện năm 2016 là 58.194.175 nghìn đồng tăng so với năm 2015 là 5.181.249 nghìn đồng tức tăng lên 9,77% và tăng so với kế hoạch năm 2016 là 2.324.833 nghìn đồng tương ứng với 4,16% Tổng giá thành tăng do một số yếu tố chi phí tăng lên trong năm, cũng có một số yếu tố giảm:

Trong năm chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng 2.282.618 nghìn đồng tăng tương ứng 11,18%% so với năm 2015 và tăng 1.144.048 nghìn đồng tương ứng 5,31% so với kế hoạch Nguyên nhân là do năm 2016 sản lượng sản xuất tăng so với năm trước, nguyên nhiên vật liệu sử dụng nhiều hơn.

Chi phí nhân công tăng lên 513.434 nghìn đồng tương ứng tăng 18,95% so với năm 2015 nhưng lại giảm 162.387 tương ứng 4,8 % so với kế hoạch.

Chi phí bán hàng là tăng mạnh nhất trong các khoản mục chi phí, so với năm

2015 tăng 474.918 nghìn đồng tương ứng 121,99% tương ứng với 121,99%, so với kế hoạch tăng 73.539 nghìn đồng tương ứng 9,3% Nguyên nhân là do Công ty đã chú trọng hơn vào công tác marketing.

Chi phí sản xuất chung năm 2016 tăng 1.842.141.517 đồng tăng tương ứng 6,47% so với năm 2015, tăng 1.226.357.773 đồng tương ứng tăng 4,22% so với kế hoạch Chi phí sản xuất chung tăng chủ yếu là do giá dầu và điện tăng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 68.137 nghìn đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 6,59%, tăng so với kế hoạch là 43.275 nghìn đồng tương ứng tăng 4,09%. Để xem xét tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty ta phải gắn kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất với tình hình giá thành của Công ty.

Bảng phân tích giá thành toàn bộ theo khoản mục chi phí ĐVT: Nghìn đồng Bảng 2-18

STT Khoản mục chi phí TH 2015 KH 2016 TH 2016 TH2016/TH2015 TH2016/KH2016 ± % ± %

1 Chi phí NVL trực tiếp 20.425.834 21.564.404 22.708.452 2.282.618 111,18 1.144.048 105,31

2 Chi phí nhân công trựctiếp 2.709.150 3.384.971 3.222.584 513.434 118,95 -162.387 95,20

3 Chi phí sản xuất chung 28.454.847 29.070.631 30.296.989 1.842.142 106,47 1.226.358 104,22

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.033.792 1.058.654 1.101.929 68.137 106,59 43.275 104,09

Từ bảng trên ta thấy giá thành sản phẩm năm 2016 đạt 104,06% so với kế hoạch tức là Công ty đã hoàn thành kế hoạch về giá thành toàn bộ Do giá thành có quan hệ mật thiết với kết quả sản xuất nên để đánh giá hợp lý của giá thành ta phải liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch về kế hoạch sản xuất về mặt quy mô.

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành trong quan hệ với kết quả sản xuất

= Giá thành toàn bộ thực tế x 100 (2-7)

Giá thành toàn bộ kế hoạch x tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất

Mức tiết kiệm hay vượt chi tương đối giá thành toàn bộ

Giá thành toàn bộ thực tế

Giá thành toàn bộ kế hoạch x tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất

Từ công thức (2-7) ta có:

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá thành trong quan hệ với kết quả sản xuất

Do tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về giá thành trong mối quan hệ với kết quả sản xuất là 100,1% > 100% cho nên Công ty đã lãng phí một lượng tiền là:

Mức tiết kiệm hay vượt chi tương đối giá thành toàn bộ

Như vậy so với kế hoạch năm 2016 Công ty đã lãng phí một lượng tiền là

2.5.3 Phân tích kết cấu chi phí trong giá thành

Cơ cấu giá thành là tỷ trọng của từng loại chi phí trong giá thành so với giá thành toàn bộ Phân tích cơ cấu giá thành nhằm chỉ ra chi phí chưa hợp lý trong giá thành, từ đó có điều chỉnh để có được cơ cấu hợp lý.

Kết quả tính toán thể hiện ở bảng 2-19.

Sự thay đổi, chuyển dịch tỷ trọng chi phí trong năm 2016 so với năm 2015 và kế hoạch không chênh lệch quá cao Chiếm tỷ trọng cao nhất của yếu tố chi phí năm 2016 là chi phí sản xuất chung chiếm 52,06%, nhưng lại giảm so với năm 2015 là 3,01% ; Sau đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm 39,02% tăng 1,28% so với năm 2015 và tăng 1,1% so với kế hoạch 2016 Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là khi phí bán hàng với mức 0,73% nhưng đây lại là chi phí tăng mạnh nhất trong cơ cấu chi phí (tăng 102,23%) so với năm 2015 nhưng lại không có sự chênh lệch nhiều so với kế hoạch 2016 (tăng 4,93% so với kế hoạch 2016).

Trong năm 2016 yếu tố chi phí có kết cấu tăng lên nhiều nhất là chi phí bán hàng, tăng 102,23% nguyên nhân là do Công ty đã được thành lập lâu đời, có chỗ đứng nhất định trong thị trường nên không chú trọng đến vấn đề marketing, nhưng thời gian gần đây, với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường cũng như kế hoạch mở rộng thị trường nên công ty đã đầu tư hơn và vần đề marketing Trong kết cấu giá thành năm 2016 so với năm 2015 hầu hết các chi phí có tỉ trọng tăng Một số yếu tố có kết cấu giảm: chi phí sản xuất chung giảm 13,01% so với năm 2015 tiếp đến là chi phí quan lý doanh nghiệp giảm 0,06% so với năm 2015.

Bảng phân tích kết cấu chi phí sản phẩm ĐVT: % Bảng 2-19

Năm 2016 TH 2016/ TH 2015 TH 2016/ KH 2016

KH TH Chênh lệch % Chênh lệch %

1 Chi phí NVL trực tiếp 38,53 38,60 39,02 0,49 101,28 0,42 101,10

2 Chi phí nhân công trực tiếp 5,11 6,06 5,54 0,43 108,36 -0,52 91,40

3 Chi phí sản xuất chung 53,68 52,03 52,06 -1,61 96,99 0,03 100,06

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,95 1,89 1,89 -0,06 97,10 0,00 99,93

2.5.2 Phân tích chi phí trên 1000đ doanh thu

Bảng phân tích chi phí trên 1000 đồng doanh thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh 16/15 ± %

I Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ Ng.Đ 175.587.874 178.886.623 3.298.749 101,88

1 Giá vốn hàng bán Ng.Đ 160.746.975 162.399.237 1.652.262 101,03

2 Chi phí quản lý doanh nghiệp Ng.Đ 1.033.792 1.101.929 68.137 106,59

3 Chi phí bán hàng Ng.Đ 389.303 864.221 474.918 221,99

III Chi phí trên 1000 đồng doanh thu Đ/Đ 923,58 918,82 -4,76 99,48

- Tổng doanh thu năm 2016 là 178.886.623 ng.đồng cao hơn năm 2015 là 3.298.749 ng.đồng tương ứng tăng 1,88%

- Tổng chi phí năm 2016 là 164.365.387 ng.đồng cao hơn năm 2015 là 2.195.317 ng.đồng tương ứng tăng 1,35%.

- Chi phí /1000 đồng doanh thu năm 2016 là 918,82 đồng/1000 đồng doanh thu giảm 4,76 đồng/1000 đồng doanh thu, tương ứng giảm 0,52% so với năm 2015.

Có nghĩa, để tạo ra 1000 đồng doanh thu năm 2016 cần ít hơn 4,76 đồng chi phí so với năm 2015 Điều này chứng tỏ trong năm 2016 Công ty đã tiết kiệm được chi phí tham gia vào quá trình kinh doanh nhưng mức tiết kiệm này còn rất thấp.

Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Tùng Phương năm 2016

Phân tích tình hình tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm giải quyết những mối quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới dạng tiền tệ Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với hoạt động tài chính nên một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt thì doanh nghiệp đó sẽ hoạt động tài chính tốt Phân tích tình hình tài chính là việc cần thiết vì thông qua đó ta có thể đánh giá được tiềm lực, sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của Công ty Từ đó Công ty sẽ có những biện pháp cụ thể nhằm ổn định tình hình tài chính của Công ty.

Tài chính là khâu hoạt động rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì tái chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc sử dụng vốn, huy động vốn và làm thế nào để dồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả. Để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động của Công ty một cách ổn định đòi hỏi Công ty phải có một cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán.

2.6.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty

Nhiệm vụ của phân tích chung tình hình tài chính là đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và số tương đối, liên hệ với các chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để có các kết luận tổng quát đồng phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn.

Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính của Công ty là các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh a Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty TNHH Tùng Phương năm

2016 qua Bảng cân đối kế toán

Bảng đánh giá chung tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán ĐVT: Đồng Bảng 2-21

TÀI SẢN Mã số Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch CN/ĐN

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 6.023.848.582 5.930.282.521 93.566.061 101,58

II Các khoản phải thu 130 56.109.952.069 59.967.273.974 -3.857.321.905 93,57

1 Phải thu của khách hàng 131 55.529.398.210 59.366.024.295 -3.836.626.085 93,54

2 Trả trước cho người bán 132 580.553.859 601.249.679 -20.695.820 96,56

IV Tài sản ngắn hạn khác 150 550.984.254 650.175.266 -99.191.012 84,74

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 60.129.433 65.659.618 -5.530.185 91,58

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 490.854.821 584.515.648 -93.660.827 83,98

I Các khoản phải thu dài hạn 210

II Tài sản cố định 220 293.571.048.466 292.218.778.107 1.352.270.359 100,46

1 Tài sản cố định hữu hình 221 134.137.758.417 133.325.941.065 811.817.352 100,61

- Giá trị hao mòn lũy kế 223 -47.961.726.339 -45.404.979.397 -2.556.746.942 105,63

2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 159.433.290.049 158.892.837.042 540.453.007 100,34

III Bất động sản đầu tư 240 49.048.575.912 50.335.728.532 -1.287.152.620 97,44

IV Tài sản dài hạn khác 260 24.087.642.278 22.128.029.944 1.959.612.334 108,86

Bảng đánh giá chung tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán ĐVT: Đồng Bảng 2-21

1 Vay và nợ ngắn hạn 311 76.465.169.038 79.438.306.661 -2.973.137.623 96,26

2 Phải trả cho người bán 312 22.165.436.543 19.336.645.902 2.828.790.641 114,63

3 Người mua trả tiền trước 313 12.677.900.436 13.823.108.200 -1.145.207.764 91,72

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 80.764.320 113.715.667 -32.951.347 71,02

5 Phải trả công nhân viên 315 387.632.172 250.747.062 136.885.110 154,59

1 Vay và nợ dài hạn 334 17.500.000.000 17.500.000.000 0 100,00

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411

2 Vốn khác của chủ sở hữu 413 248.437.345.665 239.085.209.752 9.352.135.913 103,91

3 Quỹ đầu tư phát triển 417 135.497.532 66.474.743 69.022.789 203,83

4 Lợi nhuận chưa phân phối 420 13.743.237.899 15.182.537.040 -1.439.299.141 90,52

5 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421

Qua bảng đánh giá chung tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán ta thấy sự thay đổi của tài sản và nguồn vốn Từ bảng cho thấy sự giảm đi về tổng vốn kinh doanh của Công ty cuối năm 2015 so với đầu năm là: 4.203.761.422 đồng, tương đương 0,87%.

Tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2016 giảm đi so với đầu năm do các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản cố đinh, nợ ngắn hạn, vốn chủ sở hữu giảm đáng kể so với cuối năm 2015.

Tài sản của doanh nghiệp năm 2016 giảm đi so với năm 2015 và giảm do giảm về tài sản ngắn.Tài sản ngắn hạn giảm chủ yếu do giảm về hàng tồn kho, các khoanrphair thu ngắn hạn,thuế và tài sản ngắn hạn khác.Trong mục hàng tồn kho có sự giảm đi, chủ yếu là do hàng tồn kho giảm Điều này thể hiện, Công ty đang gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

Tài sản ngắn hạn giảm 6.228.491.495 đồng tương ứng giảm 5,19% Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 93.566.061 đồng tăng 1,58% so với đầu năm cho thấy cuối năm 2016 Công ty có lượng tiền mặt khá dồi dào Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 3.857.321.905 đồng giảm 6,43% so với năm 2015 Trong đó phải thu của khách hàng giảm tới 6,46% cho thấy trong năm 2016 Công ty đã cho khách hàng mua chịu sản phẩm ít hơn.Nhưng Công ty cũng cần đảm bảo khả năng thu hồi nợ để không mất vốn Hàng tồn kho có mức giảm 2.365.544.639 đồng tương ứng giảm 4,48% so với năm 2015.

Tài sản dài hạn cuối năm 2016 của Công ty tăng lên Cụ thể, tài sản dài hạn vào thời điểm cuối năm là 366.707.266.656 đồng, tăng 2.024.730.073 đồng, tương ứng tăng 0,56% so với đầu năm Tài sản dài hạn tăng là do tài sản cố định trong năm tăng tới 1.352.270.359 đồng ứng với mức tăng 0,46% và tài sản dài hạn khác cũng tăng 8,86% so với năm 2015.Bất động sản đầu tư ghi nhận giảm Bất động sản đầu tư có mức giảm nhẹ so với đầu năm với mức giảm 2,56% so với đầu năm.

Nguồn vốn của Công ty năm 2016 giảm so với năm 2015, mà chủ yếu giảm là do vốn chủ sở hữu và nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn giảm 1.185.620.983 đồng

Các khoản phải trả người lao động năm 2016 cũng tăng cao với giá trị tăng là: 136.885.110 đồng so với năm 2015 như vậy Công ty đang chiếm dụng lương của công nhân viên làm vốn kinh doanh Công ty nên hạn chế bớt tình trạng trên vì có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của công nhân viên gây giảm năng suất lao động làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2016 giảm đi 3.018.140.439 đồng so với năm

2015 trong đó giảm nguồn vốn chủ sở hữu chính là giảm đi của vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu giảm chính là do lợi nhuận chưa phân phối giảm đi 1.439.299.141 đồng, trong khi đó vốn khác của chủ sở hữu lại tăng Do đó, tỷ trọng của lợi nhuận chưa phân phối năm 2016 giảm đi 9,48% so với năm 2015 và tỉ trọng của khoản mục vốn khác của chủ sở hữu lại tăng thêm 3,91% so với năm 2015.

Nhìn chung sự thay đổi trên của bảng cân đối kế toán của Công ty cuối năm

2016 so với đầu năm 2016 cho thấy tình trạng sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2016 có nhiều bất ổn. b Đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất năm

2016 của Công ty TNHH Tùng Phương

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở một kỳ kế toán nhất định Để đánh giá khái quát tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta đi xem xét sự biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Về cơ bản, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thường được sử dụng để đo lường các khả năng sinh lợi của Công ty trong một thời kỳ, đạt được một mức lợi nhuận hợp lý là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển.

Bảng đánh phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 ĐVT: Đồng Bảng 2-22

Mã số Chỉ tiêu Thuyết minh Năm 2016 Năm 2015 Chênh lệch 16/15

10 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) VI.28 178.886.623.145 175.587.874.589 3.298.748.556 101,88

11 4 Giá vốn hàng bán VI.29 162.399.237.300 160.746.975.711 1.652.261.589 101,03

20 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 16.487.385.845 14.840.898.878 1.646.486.967 111,09

21 6 Doanh thu hoạt động tài chính VI.28 9.734.802 8.547.311 1.187.491 113,89

22 7 Chi phí tài chính VI.30 10.750.249.583 10.029.111.082 721.138.501 107,19

23 Trong đó: Chi phí lãi vay 10.750.249.583 10.029.111.082 721.138.501 107,19

25 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.101.929.385 1.033.792.487 68.136.898 106,59

30 10 Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)] 3.780.719.957 3.397.239.249 383.480.708 111,29

50 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 3.778.852.535 3.392.177.442 386.675.093 111,4

51 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành VI.32 801.476.337 831.925.779 -30.449.442 96,34

52 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

60 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 2.977.376.198 2.560.251.663 417.124.535 116,29

70 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Qua bảng phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 và năm 2015 của Công ty TNHH Tùng Phương ta thấy tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1,88%, tương ứng với con số tuyệt đối là 3.298.748.556 đồng Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm nay so với năm trước tăng 1,88%.Như vậy là kết quả đạt được tương xứng với vốn mà Công ty đã đầu tư Giá vốn hàng bán năm nay so với năm trước tăng 1,03% tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu điều này làm lợi nhuận trước thuế năm 2016 tăng lên so với năm 2015 Chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 721.138.501 đồng và 68.136.898 đồng so với năm 2015 tương ứng với các con số tương đối là tăng 7,19% và 6,59% Đây là dấu hiệu không tốt trong việc quản lý về chi phí và giá thành sản xuất Do vậy trong năm tới Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý chi phí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.6.2 Phân tích mức độ đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương

2.6.2.1 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ

Tính ổn định của nguồn tài trợ, nguồn vốn của DN bao gồm:

 Nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên)

 Nguồn vốn ngắn hạn (nguồn vốn tạm thời)

Nguồn vốn dài hạn bao gồm:

Nguồn vốn ngắn hạn chính là nợ ngắn hạn.

Căn cứ lựa chọn đề tài

3.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện nền kinh tế mở Sự chuyển mình sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ Cùng với sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp không còn giữ được thế độc quyền như trước, mà để tồn tại cũng như khẳng định được vị thế cả bản thân trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp phải xác định được chỗ đứng của mình, nắm bắt được tác động của môi trường kinh doanh và mọi thời cơ để kinh doanh có hiệu quả. Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải giải đáp được 3 vấn đề kinh tế lớn đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Sao cho phù hợp với năng lực và ngành nghề của doanh nghiệp Điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường – đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp và cũng là lý do tại sao mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một phương án sản xuất và tiêu thụ tối ưu.

Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác như kế hoạch vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sửa chữa lớn thiết bị, kế hoạch giá thành, kế hoạch tài chính Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm kế hoạch Dựa vào kế hoạch này mà Công ty sẽ chỉ đạo cho từng đơn vị, phân xưởng sản xuất bố trí máy móc thiết bị cho phù hợp, tổ chức sản xuất và lao động hợp lý sao cho hiệu quả đem lại là cao nhất và từng bước đạt tới mục tiêu chiến lược kinh doanh Chính vì vậy mà các doanh nghiệp hàng năm luôn phải lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho mình.

Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, hiện nay đang đứng trước nhiều biến động thị trường, mặc dù thị trường vật liệu xây dựng trong thời gian qua có nhiều bước phát triển khá ấn tượng nhưng thách thức vẫn còn rất nhiều Xuất phát từ thực tế trên, hàng năm công ty TNHH Tùng Phương đều đặt ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm tạo mục tiêu phấn đấu và ngày càng phát triển Nhiệm vụ đặt ra cho công ty là phải hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nằm tối đa hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, cung cấp đầy đủ cho khách hàng. Công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng có thể coi là một trong những kế hoạch mũi nhọn của Công ty, kế hoạch càng đều đặn, càng thực tế thì càng tốt cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Vì vậy đề tài: “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2017 tại công ty TNHH Tùng Phương” có ý nghĩa rất thiết thực nhằm góp phần vào việc giải quyết các tồn tại trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu đề tài a Mục đích nghiên cứu của đề tài

Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ song song để có thể cân đối nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ giúp doanh nghiệp có thể vừa tận dụng được năng lực sản xuất, vừa tăng doanh thu và cuối cùng nâng cao hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh. b Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty Tùng Phương năm 2017, trên cơ sở thoả mãn các cân đối: giữa sản xuất- tiêu thụ; giữa sản xuất - chuẩn bị sản xuất và giữa sản xuất- với các hoạt động khác của Công ty Như vậy đối tượng cụ thể cần hướng tới nghiên cứu chủ yếu là: sản lượng gạch sản xuất và sản lượng gạch tiêu thụ theo chất lượng chủng loại sản phẩm và một số chỉ tiêu khác c Nhiệm vụ của đề tài Để đạt được mục tiêu trong nghiên cứu, chuyên đề cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Xác định các căn cứ để lập kế hoạch năm 2017 của Công ty: năng lực sản xuất, khả năng đáp ứng về vật tư, vốn và lao động, các mức kinh tế kỹ thuật, khả năng tiêu thụ của thị trường…

- Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm theo chất lượng, chủng loại sản phẩm, theo thời gian…

- Lập kế hoạch khối lượng tiêu thụ theo mặt hàng, khách hàng, theo thời gian.

- Lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm sản xuất.

- Các biện pháp đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2017 của Công ty.

Cơ sở lý luận của đề tài

3.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của lập kế hoạch trong doanh nghiệp a Các khái niệm cơ bản

Kế hoạch là dự định của nhà quản trị cho công việc tương lai của tổ chức về mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý và các nguồn lực được chương trình hóa.

Kế hoạch trả lời các câu hỏi: Cần phải làm được gì (mục tiêu), làm như thế nào (giải pháp), làm bằng cái gì (công cụ).

Kế hoạch vừa là công cụ vừa là mục tiêu của nhà quản trị Chính vì vậy, người quản lý cừa phải biết sử dụng kế hoạch một cách hiệu quả, vừa phải biết tạo lập những kế hoạch mới để đáp ứng sự phát triển của tổ chức Việc tạo lập kế hoạch là vấn đề liên quan tới công việc của quản lý chiến lược.

Lập kế hoạch là tổng thể các hoạt động liên quan tới đánh giá, dự đoán – dự báo và huy động các nguồn lực để xây dựng chương trình hành động tương lai cho tổ chức.

• Lập kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất là nhằm tối ưu hóa việc sử dụng các yếu tố sẵn có để sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm đã định Thực tế luôn có sự chênh lệch giữa dự báo và thị trường mà doanh nghiệp có mặt, vì vậy kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lực sản xuất và các phân tích đánh giá nhu cầu của sản phẩm trên thị trường Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt, sao cho thích ứng với mọi biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động của nhu cầu.

• Lập kế hoạch tiêu thụ

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là kế hoạch cơ bản và là một bộ phận hợp thành kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Nó có mối quan hệ mật thiết và còn là cơ sở để lập các kế hoạch khác trong doanh nghiệp như: kế hoạch sản xuất, nhập, lao động… b Ý nghĩa của lập kế hoạch trong doanh nghiệp

Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trong những công cụ điều tiết chủ yếu của Nhà nước Còn trong phạm vi một doanh nghiệp hay một tổ chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá trình quản lý và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiêụ quả cao, đạt được mục tiêu đề ra.

Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra Hiện nay, trong cơ chế thị trường có thể thấy lập kế hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp Bao gồm:

- Lập kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Khi tất cả nhân viên trong cùng một doanh nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì để đạt được mục tiêu đó, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có tổ chức Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là đường ziczăc phi hiệu quả.

- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổ chức Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trở thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý Lập kế hoạch buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.

- Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định, những phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, tối thiểu hoá chi phí bởi vì nó chủ động vào các hoạt động hiệu quả và phù hợp.

- Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao Một khi doanh nghiệp không xác định được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào, thì đương nhiên sẽ không thể xác định đựợc liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa , và cũng không thể có được những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra Do vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra.

Như vậy, lập kế hoạch quả thật là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý Nếu không có kế hoạch thì nhà quản lý có thể không biết tổ chức, khai thác con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp một cách có hiệu quả, thậm chí sẽ không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần tổ chức và khai thác Không có kế hoạch, nhà quản lý và các nhân viên của họ sẽ rất khó đạt được mục tiêu của mình, họ không biết khi nào và ở đâu mình cần phải làm gì.

3.2.2.Nội dung của kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm và các chỉ tiêu kế hoạch a) Nội dung của kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Nội dung của kế hoạch bao gồm:

-Lập các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

-Phân phối nhiệm vụ sản xuất cho từng tháng, quý trong năm.

- Phân phối nhiệm vụ sản xuất cho từng đơn vị. b) Các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất tiêu thụ

Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được xây dựng trên hai chỉ tiêu chủ yếu là:

Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ

Hình 3-1: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trên 2 chỉ tiêu giá trị và hiện vật

Kế hoạch sản xuất Kế hoạch tiêu thụ

- Sản lượng gạch sản xuất:

+ Sản lượng sản xuất theo mặt hàng

+ Sản xuất theo thời gian.

- Giá trị tổng sản lượng

- Giá trị sản lượng hàng hoá

- Sản lượng gạch tiêu thụ trong kỳ.

+ Theo mặt hàng + Theo thời gian.

Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện hoặc doanh thu tiêu thụ

3.2.3 Trình tự và phương pháp lập kế hoạch sản xuất - tiêu thụ sản phẩm a) Trình tự lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Bước 1: Nhận thức cơ hội Đây là công việc trước khi lập kế hoạch Ta nên tìm hiểu sơ bộ cơ hội có thể có trong tương lai và xem xét chúng một cách toàn diện, rõ ràng, cần phải biết ta đang ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu của mình, hiểu rõ tại sao bản thân doanh nghiệp phải giải quyết những điều không chắc chắn và dự kiến sẽ thu được những gì? Việc đưa ra các mục tiêu thực hiện ta đều phải phụ thuộc vào nhận thức đấy Vì vậy việc lập kế hoạch phải có sự dự đoán thực tế cơ hội.

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Xác định mục tiêu là xác định các kết quả cuối cùng thu được và chỉ ra các kết quả sau khi các công việc đã hoàn thành, nơi nào cần được chú trọng, ưu tiên và cần hoàn chỉnh cái gì để có được một mạng lưới hoạt động hiệu quả.

Bước 3: Phát triển tiền đề

Các tiền đề để lập kế hoạch là các dự báo về thị trường và điều kiện kinh tế xã hội trong năm tới, các chính sách của Nhà nước, các chỉ tiêu và khả năng sản xuất của đơn vị mình về vốn, công nghệ kĩ thuật, lao động, trình độ quản lý.

Bước 4: Xác định phương án

Tìm ra phương án có nhiều triển vọng nhất để để giải quyết các mục tiêu:

- Tối đa hoá lợi nhuận trong kỳ.

- Tối đa hoá doanh thu trong kỳ.

- Lấn át đối thủ cạnh tranh.

- Ổn định sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống người lao động.

- Đảm bảo mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel năm 2017 của Công

3.3.1 Trình tự lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạch Tuynel năm

2017 của Công ty TNHH Tùng Phương

Trình tự lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ gạch Tuynel năm 2017 của Công ty được thể hiện trong hình 3-2:

Hình 3-2 : Lưu đồ kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH

Thu thập dữ liệu để làm căn cứ lập kế hoạch (Thông tin thị trường, chiến lược kinh doanh, khả năng sản xuất của công ty…)

Tính toán, xác định các chỉ tiêu kế hoạch 2017

Kế hoạch sản xuất Kế hoạch tiêu thụ

Theo số lượng và chủng loại

Theo chất lượng sản phẩm

Theo số lượng và chủng loại

Các giải pháp thực hiện

Cân đối các chỉ tiêu

3.3.2 Các căn cứ xác định sản lượng sản xuất và tiêu thụ kế hoạch năm 2017 sản phẩm gạch Tuynel của Công ty TNHH Tùng Phương

3.3.2.1 Dự báo nhu cầu thị trường gạch trong những năm tới

Những năm gần đây, thị trường bất động sản đang ấm dần lên, theo nhận định của các chuyên gia thì thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn hấp dẫn sau khi vừa “chạm đáy” và có những dấu hiệu phục hồi đáng khích lệ, các dự án công trình xây dựng đang phê duyệt và thi công đều tăng lên, nhu cầu nguyên vật liệu nói chung, trong đó nhu cầu gạch cũng tăng theo Năm 2016 và đầu năm 2017, thị trường BĐS – Xây dựng đón nhận nhiều tín hiệu lạc quan với các gói hỗ trợ tài chính cũng như việc thi công dự án mới, cũ khởi sắc khiến nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao Theo quyết định số 1469/2014/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó gạch đất sét nung qui chuẩn có nhu cầu là 18 tỷ viên/năm chiếm 60% nhu cầu vật liệu xây, như vậy qui mô thị trường gạch xây bằng đất sét nung là không hề nhỏ Nếu như năm 2010 nhu cầu thị trường khoảng 15 tỷ viên thì năm 2015 đã tăng lên gấp đôi (khoảng 30 tỷ viên) và dự báo tới năm 2017 là 37 tỷ viên, năm 2020 là 42 tỷ viên.

Tuy nhiên, đây là nhu cầu của toàn quốc, để kế hoạch sản xuất và tiêu thụ gạch năm 2017 của Công ty TNHH Tùng Phương được lập một cách xác thực, tác giả tìm hiểu nhu cầu về gạch của khu vực mà Công ty phân phối là Vĩnh Phúc và

Hà Nội Theo “ quyết định số 4524/QĐ-UBND ngày 22/08/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và “quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” thì dự báo nhu cầu thị trường gạch ở khu vực Vĩnh Phúc và Hà Nội được thể hiện ở bảng 3-1:

Bảng số liệu dự báo nhu cầu gạch Tuynel tới năm 2020 ĐVT: viên Bảng 3-1

Thị trường Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Hình 3-3: Dự báo nhu cầu tiêu thụ gạch Tuynel 2017 – 2020 Để xác định sản lượng tiêu thụ kế hoạch 2017, tác giả dựa vào thị phần mà Công ty đang chiếm trên địa bàn Vĩnh Phúc và Hà Nội

Bảng thị phần gạch Tuynel giai đoạn 2012 - 2016

Bảng 3-2 trường Thị Công ty

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Thị phần TB(%)

Sản lượng (Viên) phần Thị (%)

Sản lượng (viên) phần Thị (%)

Sản lượng (viên) phần Thị (%)

TNHH Tùng Phương TNHH Quang Minh TNHH Yên Thạch Các công ty khác

Hình 3 – 3: Thị phần gạch bình quân của Công ty TNHH Tùng Phương tại Vĩnh

TNHH Tùng Phương Các công ty khác

Hình 3-4: Thị phần gạch bình quân của Công ty TNHH Tùng Phương tại Hà

Thị phần tiêu thụ bình quân giai đoạn 2014 – 2016 của Công ty chiếm 39,64% so với thị trường Vĩnh Phúc và 2,4% so với thị trường Hà Nội , dựa theo dự báo về nhu cầu gạch Tuynel trong năm 2017 ở bảng 3-1, tác giả xác định sản lượng tiêu thụ kế hoạch 2017 của Công ty TNHH Tùng Phương là:

3.3.2.2 Khả năng huy động sức lao động

Lao động là một trong những yếu tố quyết định của quá trình sản xuất Kế hoạch lao động được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo số lượng lao động, cần cân đối với số lượng lao động và năng suất lao động có thể đáp ứng để thực hiện kế hoạch sản xuất đó, tức là sản lượng kế hoạch không vượt quá sản lượng kế hoạch lao động theo số lượng lao động trong năm kế hoạch và năng suất lao động (có thể đáp ứng được để thực hiện kế hoạch sản xuất đó) của công nhân viên trong Công ty

Bảng tình hình năng suất lao động của công ty những năm gần đây (2014-2016)

Chỉ tiêu Đvt Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Năng suất lao động Viên/người - năm 194.009 199.543 177.248

Từ bảng trên ta có Năng suất lao động bình quân năm 2016 là 177.248 viên/người - năm Tốc độ tăng giảm suất lao động là 4,16%.

Như vậy, năng suất lao động năm kế hoạch 2017 là:

Theo kế hoạch lao động và tiền lương năm 2017, Công ty xác định số lượng lao động năm 2017 là 421 người

Do đó, ta có sản lượng sản xuất năm kế hoạch 2017 là:

3.3.2.3 Khả năng đáp ứng về vật tư

Cũng như các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khác, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương, vật tư - kỹ thuật luôn là yếu tố quan trọng không thể thiếu, là yếu tố đảm bảo cho quá trình sản xuất của Công ty luôn diễn ra liên tục và nhịp nhàng Vật tư chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất của Công ty đó là đất sét và than Nhà máy sản xuất gạch Đại Thịnh III nằm tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc nơi đây có nguồn đất sét dồi dào, dễ khai thác qua đó giúp Công ty giảm chi phí đầu vào Cùng với đó, từ khi thành lập cho tới nay Công ty đã tạo mối quan hệ làm ăn thân thiết với các nhà cung cấp, khả năng đáp ứng vật tư về cơ bản là luôn sẵn sàng Như vậy, khả năng đáp ứng về vật tư được tác giả giả định đáp ứng được sản lượng sản xuất theo kế hoạch năm 2017.

3.3.2.4 Năng lực sản xuất của máy móc thiết bị

Với hai dây chuyền sản xuất gạch Tuynel của ITALIA có công suất 120 triệu viên 1 năm và cho ra lò nhiều loại gạch với chất lượng và phẩm cấp khác nhau. Các loại sản phẩm của Công ty gồm có gạch đặc A1, gạch đặc A2, gạch 2 lỗ A1, gạch 2 lỗ A2, gạch 2 lỗ A3, gạch 4 lỗ và gạch 6 lỗ hiện đang được Công ty sản xuất và tiêu thụ trên thị trường và đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường khu vực và từng bước gây dựng hình ảnh của Công ty trong lòng khách hàng So với nhiều doanh nghiệp trong ngành, Công ty TNHH Tùng Phương có thời gian hoạt động cũng tương đối lâu, hơn 10 năm trong ngành Máy móc thiết bị hàng năm vẫn có tu sửa bổ sung mới, tuy nhiên công suất làm việc chắc chắn không còn đảm bảo như ban đầu Qua những đánh giá về máy móc cùng với nghiên cứu điều kiện khai thác làm việc thực tế tại nhà máy, Công ty xác định năng lực sản xuất của máy móc thiết bị thời điểm cuối năm 2016 còn lại là 70-80% công suất thiết kế ban đầu Để loại trừ những rủi ro có thể xảy ra đồng thời tránh việc lãng phí do không tận dụng hợp lí công suất làm việc của máy móc tác giả chọn mức công suất làm việc của máy móc thiết bị cho năm 2016 là 75% Vậy dự kiến sản lượng sản xuất theo năng lực của máy móc thiết bị năm 2016 là:

3.3.2.5 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm năm 2016 của Công ty

Kết quả phân tích giai đoạn tình hình thực hiện sản xuất và tiêu thụ được trình bày qua bảng 3-4:

Bảng phân tích tình hình thực hiện sản xuất và tiêu thụ gạch giai đoạn

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Sản lượng sản xuất Viên 81.483.639 84.805.887 74.621.425

2 Sản lượng tiêu thụ Viên 65.385.728 66.835.728 68.585.138

Từ bảng 3- 4 ta có sản lượng tiêu thụ bình quân năm 2016 là 68.585.138 viên. Tốc độ tăng bình quân là 2,42%

Như vậy sản lượng tiêu thụ năm kế hoạch 2017 là:

Sản lượng sản xuất năm 2016 là 74.621.425 viên, tốc độ giảm bình quân là 3,97% Như vậy sản lượng sản xuất năm kế hoạch 2017 là:

3.3.2.7 Một số căn cứ khác

Cùng với những căn cứ chủ yếu trên đây, trong khi lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, còn phải dựa vào kết quả và kinh nghiệm sản xuất của năm trước, dựa vào các hồ sơ thiết kế dự án của từng công trình để tính toán.

Khi dựa vào kết quả sản xuất và kinh nghiệm của năm trước cần đặc biệt chú ý tới khối lượng dở dang từ năm trước chuyển sang Khối lượng này bằng lượng chênh lệch giữa tổng giá trị dự toán với tổng giá trị đã thực hiện. Đối với các công trình khởi công mới và khối lượng thi công lớn phải thi công trong nhiều năm thì việc lập kế hoạch sản xuất phải căn cứ vào kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp, thời hạn huy động các hạng mục và sử dụng, thời hạn xây dựng khống chế hoặc định mức % khối lượng công tác gối đầu của từng loại công trình mà tính ra được khối lượng công tác gối đầu năm kế hoạch.

3.3.2.8 Cân đối sản lượng tiêu thụ theo điều kiện trên

Qua tính toán các sản lượng theo lưu đồ, tác giả xây dựng được bảng cân đối sản lượng theo các điều kiện sản xuất Số liệu được tập hợp trong bảng 3-6

Bảng tổng hợp sản lượng tiêu thụ theo các căn cứ ĐVT: viên Bảng 3-5

STT Căn cứ Khối lượng tiêu thụ Khối lượng sản xuất

Kí hiệu Sản lượng Kí hiệu Sản lượng

1 Theo dự báo nhu cầu của thị trường Q1 tt 74.001.400 74.001.400

2 Theo khả năng huy động sức lao động Q1 sx 71.658.157

3 Theo năng lực sản xuất của máy móc thiết bị Q2 sx 90.000.000

4 Theo tình hình thực hiện sản xuất và tiêu thụ giai đoạn

Qua đánh giá cân đối các chỉ tiêu, tác giả nhận thấy phương án xác định sản lượng kế hoạch năm 2017 theo cân đối với tình hình thực hiện sản xuất và tiêu thụ gạch giai đoạn 2014-2016 là hợp lý nhất Đảm bảo theo xu hướng thực hiện giai đoạn trước và dự báo thị trường đã tìm hiểu ở trên đồng thời hoàn toàn phù hợp với khả năng huy động sức lao động cũng như năng lực sản xuất của Công ty Như vậy, sản lượng tiêu thụ gạch Tuynel kế hoạch tác giả lập cho năm 2017 là:

Q 2017 tt = 70.244.898 viên. Áp dụng công thức: Q SX = QTT –Tck + Tđk

QTT : Khối lượng tiêu thụ hàng hóa theo kế hoạch , viên

Tđk: Khối lượng hàng hóa tồn đầu kỳ , viên

Qsx: Khối lượng hàng hóa cung ứng kế hoạch trong kỳ, viên

Tck : Khối lượng hàng hóa tồn cuối kỳ, viên

Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016, lượng hàng tồn kho cuối năm 2016 là 14.263.100 (viên) (Tđk = 14.263.100) Theo phân tích ở chương 2, trong năm tới cần giảm lượng hàng tồn kho để tránh ứ đọng vốn, theo dự kiến và tính toán, năm 2017 sản lượng hàng hóa tồn kho cuối năm 2016 là 7.426.310 viên (Tck = 7.426.310).

Như vậy lượng hàng hóa sản xuất kế hoạch năm 2017 sẽ được xác định: Q2017sx = 70.244.898 – 7.426.310 + 14.263.100 = 77.082.688 (viên)

Sản lượng sản xuất kế hoạch 2017 là 77.082.688 viên so với năng lực sản xuất của máy móc thiết bị hay khả năng huy động sức lao động của Công ty đều có thể thực hiện được Vậy tác giả xác định sản lượng sản xuất kế hoạch năm 2017 của Công ty TNHH Tùng Phương là:

3.3.3 Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ chi tiết năm 2017

Dựa vào sản lượng sản xuất và tiêu thụ kế hoạch năm 2017 vừa lập ở trên, tác giả đưa ra kế hoạch sản xuất và tiêu thụ chi tiết theo thời gian, theo khách hàng và theo sản phẩm.

3.3.3.1 Lập kế hoạch sản xuất chi tiết năm 2017 a Lập kế hoạch sản xuất theo mặt hàng

Ngày đăng: 07/04/2023, 11:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w