1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phùng thị hương 1324010541 lập kế hoạch cung ứng vật tư của công ty tnhh một thành viên thuốc lá thanh hóa

111 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập kế hoạch cung ứng vật tư của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa
Tác giả Phùng Thị Hương
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 489,14 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1................................................................................................................5 (7)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Thuốc Lá (8)
      • 1.1.1. Giới thiệu về Công ty (8)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (8)
      • 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu (9)
    • 1.2. Điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế - nhân văn của Công ty (9)
      • 1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên (9)
      • 1.2.2. Điều kiện địa lý kinh tế - nhân văn (10)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa (11)
      • 1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất (11)
      • 1.3.2. Trang thiết bị kỹ thuật trong Công ty (14)
    • 1.4. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty (15)
      • 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (15)
      • 1.4.2. Tổ chức sản xuất của Công ty (18)
      • 1.4.3. Chế độ làm việc của Công ty (18)
      • 1.4.4. Tình hình sử dụng lao động trong Công ty (20)
    • 1.5. Phương hướng phát triển Công ty trong năm 2017 và trong giai đoạn 5 năm 2016-2020 (21)
  • CHƯƠNG 2..............................................................................................................20 (24)
    • 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa năm 2016 (25)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty (28)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty (31)
      • 2.2.3. Tính nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ của Công ty (37)
    • 2.3. Tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa (40)
      • 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2016 của Công ty (40)
      • 2.3.2. Phân tích kết cấu TSCĐ, sự tăng giảm của TSCĐ nói chung và các bộ phận chủ yếu (43)
      • 2.3.3. Phân tích tình hình hao mòn TSCĐ năm 2016 của Công ty (46)
    • 2.4. Tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Công ty TNHH MTV Thuốc lá (48)
      • 2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động của Công ty (48)
      • 2.4.2. Phân tích năng suất lao động của công nhân trong Công ty (51)
      • 2.4.3. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương của Công ty (55)
    • 2.5. Phân tích chi phí, giá thành sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thuốc lá (57)
      • 2.5.1 Phân tích chung giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí (57)
      • 2.5.2. Phân tích kết cấu giá thành (60)
      • 2.5.3. Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành (62)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa (63)
      • 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty (63)
      • 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa năm 2016 (66)
      • 2.6.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty (67)
      • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng và sức sinh lời của VKD của Công ty (75)
  • CHƯƠNG 3..............................................................................................................72 (78)
    • 3.1. Căn cứ chọn đề tài (79)
      • 3.1.1. Sự cần thiết của đề tài (79)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài (79)
      • 3.1.3. Nhiệm vụ của chuyên đề (80)
      • 3.1.4. Nội dung của chuyên đề (81)
    • 3.2. Cơ sở lý luận của đề tài (81)
      • 3.2.1. Khái niệm và vai trò của vật tư trong doanh nghiệp (81)
      • 3.2.2. Khái niệm và nội dung của việc lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật.76 3.2.3. Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật (82)
      • 3.2.4. Các phương pháp phân loại vật tư kỹ thuật (84)
    • 3.3. Thực trạng công tác quản lý cung ứng vật tư kỹ thuật của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa năm 2016 (85)
      • 3.3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2016 của Công ty (85)
      • 3.3.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện công tác cung ứng vật tư (86)
      • 3.3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vật tư hiện nay trong Công ty (93)
    • 3.4. Lập kế hoạch cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2017 của Công ty (94)
      • 3.4.1. Trình tự lập kế hoạch cung ứng vật tư và các căn cứ cho việc lập kế hoạch cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty năm 2017 (94)
      • 3.4.2. Lập kế hoạch cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2017 của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa (97)
      • 3.4.3. So sánh đề tài tác giả lập kế hoạch năm 2017 và kế hoạch của Công ty (104)
      • 3.4.4. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết thực hiện kế hoạch cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty năm 2017 (106)

Nội dung

Trường Đại học Mỏ Địa chất Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1 5 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THANH HÓA 5 1 1 Quá trình hình[.]

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Thuốc Lá

1.1.1 Giới thiệu về Công ty

Tên đầy đủ: CÔNG TY TMHH MTV THUỐC LÁ THANH HÓA

Tên viết tắt: CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HOÁ

Tên Tiếng anh: Thanh Hoa Tobacco Company LTD

Người đại diện pháp lý: NGUYỄN DUY PHAN Địa chỉ: Thị trấn Hà Trung , Huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam

Tên gọi Công ty Thuốc lá Thanh Hoá qua các thời kỳ:

 Xí nghiệp Thuốc lá Cẩm Lệ: từ 06/1966 đến 07/1979.

 Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá: từ 08/1979 đến 03/1985.

 Xí nghiệp liên hiệp Thuốc lá Thanh Hoá: từ 04/1985 đến 11/1992.

 Công ty Thuốc lá Thanh Hoá: từ 12/1992 đến 05/1996.

 Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá: từ 06/1996 đến 12/2005.

 Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hoá: từ 01/2006 đến nay.

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.

Vào giữa năm 1965 khi cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc

Mỹ đã lan rộng trên toàn miền Bắc, thực hiện chủ trương của Đảng về việc phát triển công nghiệp địa phương trong điều kiện cả nước có chiến tranh để cung cấp hậu cần tại chỗ, UBNN tỉnh Thanh Hoá quyết định thành lập Xí nghiệp thuốc lá

Cẩm Lệ – Tiền thân của nhà máy thuốc lá Thanh Hoá ngay tại vùng nguyên liệu truyền thống của huyện Vĩnh Lộc.

Ngày 12 tháng 6 năm 1966 tại xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc Tỉnh Thanh Hoá,

Xí nghiệp Thuốc lá Cẩm Lệ tiền thân của Công ty Thuốc lá Thanh Hoá được thành lập Nguồn lực ban đầu chỉ có hơn 100 CBCNV, thiết bị không có, nhà xưởng làm tạm bằng tranh, tre, nứa, lá Năm 1977 Công ty chuyển về Đò lèn, Hà Trung, Thanh Hoá Hiện nay nguồn lực Công ty đã có hơn 600 lao động, máy móc, thiết bị, nhà xưởng tương đối hiện đại với tổng số vốn kinh doanh hàng trăm tỷ đồng

Năm 1996, Công ty gia nhập Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam Hiện nay, Công ty cung cấp cho thị trường trên 100 triệu bao thuốc lá các loại, nộp ngân sách trên

200 tỷ đồng mỗi năm, đồng thời Công ty đã góp phần tích cực vào việc phát triển vùng kinh tế Bắc Thanh Hoá, thắt chặt mối quan hệ liên minh công nông

Tháng 12 năm 2005 thực hiện chủ trương của Thủ Tướng Chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp theo cơ chế Công ty mẹ - Công ty con, Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam chuyển thành Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hoá và Điều lệ tổ chức hoạt động theo Quyết định số 441QĐ-TLVN, ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Ngày 11 tháng 12 năm 2015, Công ty TNHH Một TV Thuốc lá Thanh Hóa Chính thức trở thành con của Công ty TNHH Một TV thuốc lá Thăng Long.

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu a Về sản phẩm :

Kết cấu sản phẩm không quá phức tạp, thuốc lá điếu đầu lọc có bốn thành phần chính là sợi thuốc, giấy cuộn bao quanh sợi thuốc, phần lõi lọc và giấy cuốn bao quanh lõi lọc Hiện nay, Công ty đang sản xuất và kinh doanh gần 50 mác thuốc khác nhau Một số mác thuốc tiêu thụ mạnh như: Vinataba, Goldfish bao cứng, Hồng Hà bao cứng, Thăng Long, Tam Đảo, Hoàn Kiếm, Viland đỏ bao cứng, b Về thị trường tiêu thụ :

Sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ trên thị trường nội địa còn lại một bộ phận được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia và một số nước Đông Âu Một số nhãn hiệu sản phẩm mạnh của Công ty như Vinataba, Hoàn Kiếm bạc hà, Thăng Long, Hồng Hà…(chiếm hơn 80% doanh thu) thường xuyên phải chạy đua với các sản phẩm tương tự của các Công ty khác Thị trường tiêu thụ trong nước của Công ty hiện nay phân bố khắp cả nước, trong đó tập trung chủ yếu ở miền Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ, một số các tỉnh Vùng Tây Bắc.

Điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế - nhân văn của Công ty

1.2.1 Điều kiện địa lý tự nhiên

Công ty TNHH MTV Thuốc Lá Thanh Hóa nằm trên địa phận huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa Đây là vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ hằng năm có 3 mùa gió: Gió Bắc ( không khí lạnh), Gió Tây Nam ( gió rất nóng) và Gió Đông Nam ( thổi từ biển vào đem theo khí hậu mát mẻ).

Mùa nóng bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu, mùa này nắng, mưa nhiều thường hay có lụt, bão, hạn hán, gặp những ngày có gió Lào nhiệt độ lên tới

39 - 40°C Mùa lạnh thì bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730 – 1980 mm, mưa nhiều tập trung vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa chỉ dưới 15% Nhiệt độ không khí có tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000°C, nhiệt độ trung bình từ 23,3°C đến 23,6°C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40°C, nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5°C đến 6°C

Vị trí Công ty chỉ cách bờ biển Sầm Sơn 10 km đường chim bay, vì thế nó nằm vào tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, chính nhờ có gió biển mà những ngày có gió Lào, thời gian không khí bị hun nóng chỉ xảy ra từ 10 giờ sáng đến 12 giờ đêm là cùng Do chịu ảnh hưởng của khí hậu như vậy nên có những thuận lợi và khó khăn như sau:

Thuận lợi: Cán bộ công nhân viên của Công ty yên tâm làm việc không phải lo đến sự tàn phá của các cơn bão hay động đất, do sự ổn định của các mùa nên cũng nắm được quy luật của để thích ứng với nó.

Khó khăn: Do sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm giữa các mùa, nhiệt độ mùa Đông có thể xuống tới 7°C, còn mùa hè nhiệt độ tới 37-38°C nên nó ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe nhân viên, gây trở ngại cho việc đi lại, làm giảm tuổi thọ của tài sản cố định như nhà cửa máy móc thiết bị văn phòng, đặc biệt với đặc thù là công nhân làm việc ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết Ảnh hưởng này có thể làm giảm tốc độ sản xuất của Công ty.

1.2.2 Điều kiện địa lý kinh tế - nhân văn

Công ty nằm gần với trung tâm thành phố Thanh Hóa, nơi có mật độ dân cư đông đúc, là trung tâm kinh tế có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, các trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu tập trung nhiều Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát triển và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu, thu hút nhiều lao động có trình độ.

Thanh Hóa có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh là điều kiện tốt cho giao dịch, buôn bán, kí kết các hợp đồng với khách hàng của Công ty Đây là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng đến quá trình hoạt động đất nước Trong những năm gần đây các vành đai xanh đã phát triển ở xung quanh các thành phố lớn Về công nghiệp, sản phẩm tiờu dựng chiếm ẵ tổng giỏ trị sản phẩm, ngành cơ khớ, điện tử phỏt triển,

Phùng Thị Hương 10 trình đồ dân trí và thu nhập người dân từng bước được cải thiện và nâng cao Đây là điều kiện thuận lợi để thị trường về các sản phẩm của Công ty được mở rộng.

Thông tin liên lạc: Công ty sử dụng mạng điện thoại cố định và di động của Việt Nam, ngoài ra Công ty sử dụng hệ thống thông tin vệ tinh liên lạc thông qua mạng thông tin liên lạc của Bộ Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam đảm bảo suốt 24/24 giờ.

Giao thông vận tải: Công ty nằm ở vị trí giao thông ngay cạnh bên tuyến đường lớn, thuận lợi cho việc vận chuyển đi lại của người lao động.

Công nghệ sản xuất của của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa

1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất Để có thể hoàn thiện 1 bao thuốc lá hoàn chỉnh, công ty phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất Điều đó được thể hiện qua sơ đồ hình 1.1:

Chế biến Sợi Cuốn điếu Đóng bao

Hình 1.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc lá điếu của Công ty TNHH

MTV Thuốc lá Thanh Hóa.

1.3.1.1 Công đoạn chế biến sợi thuốc lá a Quy định chung:

- Áp suất ( còn gọi là áp lực) hơi nước bão hòa cung cấp cho các thiết bị sử dụng hơi nước trong quá trình chế biến sợi thuốc lá đảm bảo ≥ 7 atm (kg/cm2 ).

- Áp lực khí nén cung cấp cho các thiết bị sử dụng khí nén trong quá trình chế biến sợi thuốc lá đảm bảo ≥ 6 atm ( kg/cm2 ).

- Phần lá thuốc lá nguyên liệu chưa được tách cuộng nếu có trong công thức phối chế được áp dụng theo Quy trình chế biến thuốc lá mảnh và cọng từ 5.2.3 đến 5.2.7 để chế biến thành lá mảnh ngay trước khi sản xuất Phần mảnh lá này được phối đều vào dòng chính trước khi phun gia liệu.

- Các thông số đo độ ẩm trong qui trình được đo theo máy EM 10 F1 OVEN của Công ty. b Các bước chế biến sợi thuốc lá:

Bước 1: Phối trộn trên băng tải.

Bước 3: Phun liệu (gia liệu).

Bước 7: Sấy sợi / sấy cọng.

Bước 9: Phối sợi cuộng vào sợi.

Bước 10: Phun hương (gia hương).

Bước 11: Trộn đều sợi sau khi phun hương.

Bước 13: Vận chuyển các thùng sợi đến kho sợi.

1.3.1.2 Công đoạn cuốn điếu : a Mục đích:

Cuốn sợi thuốc thành điếu thuốc đảm bảo các thông số theo yêu cầu kỹ thuật. b Nhiệm vụ:

- Công nhân nạp sợi: Kiểm tra chất lượng sợi: thủy phần sợi, chủng loại sợi, hạn bảo quản, Làm tơi các cục sợi, đưa sợi nhẹ nhàng vào hòm sợi máy cuốn để hạn chế nát vụn Không để sót sợi trong túi đựng sợi

- Công nhân vận hành máy cuốn điếu: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật quy định cho mác thuốc sản xuất để điều chỉnh thiết bị sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn.

- Công nhân nạp điếu vào khay: Bốc nạp những điếu đúng qui cách vào khay thuốc Mỗi khay xếp khoảng 4000 điếu thuốc Sau đó kiểm tra loại bỏ những điếu thuốc sai quy cách, thao tác nhẹ nhàng tránh gây ra nhăn điếu Xếp khay thuốc lên xe chứa, mỗi xe thuốc phải gắn tờ “ Phiếu xác nhận chất lượng công đoạn cuốn điếu” theo fom : QT 09.02.QTCN.F04.Nội dung ghi đầy đủ thông tin: Mác thuốc, ký mã hiệu sợi, số lô sợi, số lượng khay, xe số, thời gian cuốn điếu và ca máy. Tiêu chuẩn điếu thuốc:

- Đối với mác Vinataba: áp dụng theo tiêu chuẩn hiện hành của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam

- Đối với các sản phẩm của Công ty áp dụng theo “ Hướng dẫn sản xuất cuốn điếu và đóng bao - QT.09.02.QTCN.F02” cho từng mác thuốc.

1.3.1.3 Công đoạn đóng bao a Mục đích:

- Bao gói thuốc điếu thành các đơn vị sản phẩm dễ bảo quản và thuận tiện cho người sử dụng.

- Hoàn thiện sản phẩm của quá trình sản xuất thuận tiện cho bảo quản và vận chuyển. b Nhiệm vụ:

- Công nhân nạp điếu: Kiểm tra quy cách, tiêu chuẩn, thủy phần thuốc điếu trước khi nạp vào máy đóng bao Loại bỏ những điếu thuốc không đạt tiêu chuẩn Nạp điếu vào bộ phận chứa điếu của máy bao Nhặt các điếu bị ngược đầu điếu.

- Công nhân vận hành máy trên dây chuyền đóng bao ( máy đóng bao, máy dán tem, máy dán bóng kính bao, máy đóng tút, máy dán bóng kính tút): Kiểm tra các loại vật tư được chỉ định dùng cho mác sản phẩm sẽ sản xuất Lắp, nạp các loại vật tư vào vị trí trên máy đóng bao Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật quy định cho mác thuốc sản xuất để điều chỉnh thiết bị sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Công nhân chọn bao, chọn tút: Loại bỏ các bán sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

- Công nhân đóng thùng: Hoàn thiện sản phẩm, đóng gói các tút thuốc vào thùng theo quy định Xếp các thùng thuốc đã hoàn thiện lên palet gỗ (24 thùng/palet), mỗi

Lớp : QTKD C – K58 palet phải gắn tờ “ Phiếu xác nhận chất lượng thuốc lá thành phẩm” theo QT 09.02.QTCN.F05 Nội dung ghi đầy đủ thông tin: Mác thuốc, số lô sợi, số lượng thùng, thời gian đóng bao và ca máy.

1.3.1.4 Vận chuyển và bảo quản: a Vận chuyển:

- Dùng xe sạch và khô ráo, không mùi lạ để chuyên chở sản phẩm.

- Bốc xếp phải nhẹ nhàng, không được làm rách, bẹp thùng, không vận chuyển dưới trời mưa

- Không vận chuyển chung với các sản phẩm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng điếu thuốc.

- Chỉ vận chuyển xuống kho thành phẩm những palet thuốc/thùng có phiếu xác nhận chất lượng thuốc lá thành phẩm. b Bảo quản:

- Thực hiện theo “Hướng dẫn bảo quản nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm và thành phẩm HD.03.03.KTCN ”

- Thuốc được bảo quản trong kho ít nhất 01 tuần rồi mới xuất bán trên thị trường.

1.3.2 Trang thiết bị kỹ thuật trong Công ty Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa đã huy động và sử dụng những trang thiết bị trong quá trình sản xuất như sau:

Qua các số liệu ở bảng 1- 1 có thể thấy tình trạng thiết bị cho dây chuyền sản xuất của Công ty về số lượng trang thiết bị đảm bảo phục vụ cho sản xuất, trình độ cơ giới hoá và đồng bộ hoá ở mức cao Với trang thiết bị trên đủ khả năng đáp ứng cho yêu cầu chiến lược phát triển của Công ty trong những năm sau này.

Bảng tình hình trang bị kỹ thuật.

( Trang thiết bị chính của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa.)

TT Tên thiết bị ĐVT Số lượng

1 DC cuốn điếu PROTOS Bộ 1

2 DC cuốn điếu Loga - mark Bộ 1

3 DC cuốn điếu ZJ15 Bộ 1

4 DC đóng bao NIEPMAN Bộ 1

5 DC đóng bao cứng HLP2R Bộ 1

6 DC đóng bao HHLP3 Bộ 1

8 Máy đóng tút + BK tút của DC NIEPMAN Cái 1

10 Máy đóng bóng kính bao Cái 4

12 DC chế biến sợi Bộ 1

13 Nồi hơi số 1-TQ Cái 1

14 Nồi hơi số 2-TQ Cái 1

15 Máy nén khí PISTON Cái 4

17 DC bung nở sợi sấy lá, cung ẩm Bộ 1

Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty

1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty a Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý :

Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Công ty theo hình thức trực tuyến – chức năng đảm bảo sự chỉ huy thống nhất, nhịp nhàng và hiệu quả Cơ cấu gồm: Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Giám đốc, các phó Giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc Nó được thể hiện rõ trong sơ đồ tổ chức ở hình 1.2. b Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.

Chủ tịch công ty là cán bộ chủ chốt từ Công ty mẹ (Tổng Công ty Thuốc lá

Việt Nam) cử xuống Là người kiểm tra, quyết định và định hướng chiến lược phát triển của Công ty theo sự chỉ đạo của Công ty mẹ

KIỂM SOÁT VIÊNBAN GIÁM ĐỐC

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên Thuốc Lá

Ban giám đốc Công ty ( gồm 3 người) là những người đứng đầu Công ty có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty trong đó: BGĐ Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa gồm một GĐ và hai PGĐ; GĐ Công ty là người tổ chức thực hiện các nghị quyết, và chủ động điều hành sản xuất kinh doanh; Các PGĐ là người giúp việc cho GĐ điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của GĐ và chịu trách nhiệm trước GĐ, HĐQT và trước pháp luật về nhiệm vụ được GĐ phân công thực hiện.

Tham mưu cho Chủ tịch HĐTV và Giám đốc Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các lĩnh vực đối ngoại, khánh tiết của Công ty, tổ chức phục vụ cơm ca Lưu trữ văn thư và quản lý bệnh xá, khu tập thể, phương tiện vận tải của Công ty…

* Phòng Tổ chức nhân sự :

Tham mưu cho Chủ tịch HĐTV và Giám đốc trong lĩnh vực điều hành tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, xây dựng lực lượng CBCNV theo yêu cầu nhiệm vụ,

Phòng Kỹ Thuật Cơ Điện Phòng Kế Hoạch Phòng Kế Toán Tài Chính Phòng Thị Trường Tiêu Thụ Phòng Quản Lý Chất Lượng Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ Phòng Hành Chính Phòng Tổ Chức Nhân Sự

Phân Xưởng Cuốn Điếu – Đóng Bao

Phân Xưởng Sản Xuất Nhãn Quốc

Phân XưởngSửa ChữaThiết Bị tổ chức và quản lý lao động, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong Công ty, công tác hành chính quản trị, công tác an ninh, quân sự.

Tham mưu cho Chủ tịch HĐTV và Giám đốc Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, quản lý các lĩnh vực công tác: nghiên cứu thị trường, tiếp thị và đấu thầu, kinh tế kế hoạch, lập và theo dõi các dự án đầu tư, tổ chức quản lý việc thực hiện các hợp đồng xây lắp về khối lượng, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh tế Quản lý và bố trí hợp lý cán bộ cho các Phòng, Đội sản xuất nhằm mục tiêu thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

* Phòng Thị trường - Tiêu thụ:

Tham mưu cho Chủ tịch HĐTV và Giám đốc Công ty đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức công tác thị trường của Công ty ; xây dựng chương trình đào tạo nhân viên tiếp thị, bán hàng ; tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm …

* Phòng Quản lý Chất lượng :

Tham mưu cho Chủ tịch HĐTV và Giám đốc Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức công tác quản lý chất lượng vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất Xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng …

* Phòng Kỹ thuật Công nghệ:

Tham mưu cho Chủ tịch HĐTV và Giám đốc Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức giám sát, đảm bảo quy trình công nghệ được chấp hành, bảo mật bí quyết công nghệ Xây dựng tiêu chuẩn nguyên vật liệu, bán thành phẩm, quyết định chủng loại nguyên phụ liệu sử dụng cho sản xuất Công ty.

* Phòng Kỹ thuật Cơ điện:

Tham mưu cho Chủ tịch HĐTV và Giám đốc Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức cơ chế quản lý, khai thác, sửa chữa, cải tạo đổi mới máy móc thiết bị, phụ tùng của Công ty.

* Phòng Kế toán Tài chính:

Chức năng của phòng này là tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, tổ chức hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Công ty và đơn vị trực thuộc Phòng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát công tác kế toán, xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn theo kế hoạch sản xuất của Công ty, trình giám đốc Công ty phê duyệt Phòng phối hợp với các phòng chức

Lớp : QTKD C – K58 năng khác của Công ty để xây dựng khoán, lập kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trên cơ sở kế hoạch sản lượng của Công ty gửi Phòng Kế hoạch để tổng hợp báo cáo.

* Phân xưởng Cuốn điếu – Đóng bao:

Phân xưởng có nhiệm vụ tổ chức sản xuất theo kế hoạch Giám đốc giao và quản lý lao động, vật tư, hàng hóa, sản phẩm, thiết bị, nhà xưởng, các tài sản khác được giao theo quy định.

Phân xưởng có nhiệm vụ tổ chức sản xuất theo kế hoạch Giám đốc giao và quản lý lao động, vật tư, hàng hóa, sản phẩm, thiết bị, nhà xưởng, các tài sản khác được giao theo quy định.

* Phân xưởng Sửa chữa thiết bị thuốc lá :

Phương hướng phát triển Công ty trong năm 2017 và trong giai đoạn 5 năm 2016-2020

- Hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Tập trung mạnh và đột phá vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ sản xuất hiện có cho ngang bằng trình độ với các công ty cùng ngành nghề trên địa bàn nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao chất lượng sản xuất

+ Tổ chức những chuyến tham quan, hợp tác, nghiên cứu học tập kinh nghiệm và chuyển giao những công nghệ, thiết bị thi công xây dựng mới cũng như áp dụng những vật liệu mới và biện pháp sản xuất tiên tiến

+ Đối với việc phát triển nguồn nhân lực: dựa trên lực lượng hiện có chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp tại các bộ phận sản xuất, các đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề.

+ Đề ra các biện pháp, phương pháp nhằm nâng cao, phát huy được khả năng làm việc của cán bộ Công ty.

+ Tiếp tục công tác đầu tư và phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện, đào tạo Hướng tới mục tiêu ngày càng chuyên môn hóa sâu hơn nữa trong sản xuất cho cả cán bộ quản lý và các lực lượng công nhân có tay nghề

+ Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo với các trường Đại học, trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân sự, bổ sung nhân lực cho Công ty từ nhân sự cấp cao đến những công nhân lành nghề.

+ Nghiên cứu cải tiến hình thức tổ chức sản xuất để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí mang lại hiệu quả cao nhất.

- Về môi trường và an ninh xã hội:

+ Tăng cường kiểm soát công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại các công trường.

+ Không để xảy ra sự cố ô nhiễm môi trường.

+ Làm tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.

+ Đảm bảo công ăn việc làm và điều kiện làm việc cho người lao động.

Trước tình hình nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam còn nhiều biến động, mặc dù còn tồn tại không ít khó khăn nhưng Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa cũng đã rất nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra Thông qua những nét giới thiệu cơ bản cho thấy Công ty có những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn. a Thuận lợi:

- Công ty được sự quan tâm chỉ đạo giúp đỡ của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long.

- Chính phủ đã triền khai chỉ thị chống buôn lậu quyết liệt Trong những năm qua tình hình buôn lậu thuốc lá đã giảm một cách rõ rệt, giúp tình hình tiêu thụ thuốc lá trong nước tăng cả về mặt chất lượng lẫn giá trị Tình hình tiêu thụ thuốc lá của Công ty cũng tăng lên khả quan.

- Người lao động trong công ty đoàn kết, tin tưởng vào lãnh đạo và phương hướng sản xuất kinh doanh Khiến năng suất lao động tăng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả hơn.

- Máy móc, thiết bị của Công ty luôn đảm bảo cho quá trình sản xuất. b Khó khăn:

- Cạnh tranh trong thị trường thuốc nội địa vẫn còn quyết liệt, sản lượng thuốc nội địa vẫn còn rất khó khăn tăng sản lượng Thị trường thuốc xuất hẩu còn nhỏ lẻ, chưa có hách hàng chiến lược và tính ổn định chưa cao Giá bán phải tăng do thuế TTĐB và phí PCTHTL tăng.

- Sản lượng thuốc lá nhãn quốc tế chưa có cơ sở chắc chắn, đặc biệt khi JTI đang chuẩn bị cho phương án liên doanh.

- Các quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá cùng với tuyên truyền của các tổ chức y tế, xã hội… ngày càng ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng Dẫn đến giảm sút tiêu thụ, đồng thời tạo áp lực với Tổng Công ty nói chung và Công ty nói riêng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm bớt tác hại của thuốc lá đối với người tiêu dùng.

- Thuốc lá nhập lậu tuy đã được ngăn chặn nhưng số lượng vẫn còn cao.

- Sự xuất hiện của các loại thuốc lá điện tử cũng là sự cạnh tranh đối với sản phẩm truyền thống của Công ty.

- Sản lượng khai thác chưa tối ưu do công suất máy bao thấp hơn máy cuốn Vì vậy việc đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu khá đạt tiến.

- Lực lượng lao động đã được trẻ hóa, tuy nhiên cần thời gian để tiếp cận và đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Để đánh giá tình hình thực hiện hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty được thể hiện qua chương 2.

Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa năm 2016

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty là nghiên cứu một cách toàn diện, có căn cứ khoa học tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm rút ra những kết luận tổng quát về các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ ra những ưu nhược điểm và đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại, đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả và phát triển bền vững. Để có các nhận định tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty TNHH MTV Thuốc Lá Thanh Hóa, ta tiến hành đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu được thể hiện trong bảng 2-1.

Năm 2016, Công ty sản xuất được 110.632.680 bao thuốc lá, tăng 19.486.160 bao so với năm 2015, tương ứng với tăng 21,38% và hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân do thị trường phát triển, nhu cầu tiêu thụ thuốc lá tăng vì vậy Công ty đã tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Nhu cầu thị trường tăng làm Công ty tăng sản lượng sản xuất cũng như sản lượng tiêu thụ cũng tăng theo Cụ thể là, năm 2016 sản lượng thuốc lá tiêu thụ của Công ty là 106.310.794 bao, tăng 13,45% so với năm 2015 và hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.

Sản lượng tiêu thụ tăng 13,45% làm cho doanh thu thuần của Công ty năm 2016 cũng tăng hơn so với năm 2015 Năm 2016, doanh thu thuần đạt 559.600 triệu đồng, tăng 7,66% so với năm trước và gần như hoàn thành 100% kế hoạch đặt ra. Trong khi đó, tuy sản lượng sản xuất tăng nhưng giá thành đơn vị sản phẩm sản xuất của Công ty năm 2016 lại giảm đi 11,42% so với năm 2015, cho thấy Công ty đã áp dụng tốt các biện pháp giảm chi phí giá thành Điều này dẫn đến lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2016 cũng tăng lên 3.253 triệu đồng (tương ứng 27,47%) so với năm 2015 Do thuế TNDN năm 2016 của Công ty tăng nên lợi nhuận sau thuế của Công ty năm nay chỉ tăng 1.122 triệu đồng (tương ứng 10,12%) so với năm trước.

Ngoài ra, trong một doanh nghiệp để tạo ra những giá trị thì yếu tố lao động là rất quan trọng Đó là lực lượng chính tạo ra những giá trị thặng dư cho doanh nghiệp Nắm bắt được điều đó nên trong năm 2016 Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa đã có những biện pháp cũng như những chính sách quản lý lao động tốt

Lớp : QTKD C – K58 nhất Điều đó được thể hiện ở số lao động của Công ty trong năm 2016 là 495 người, tăng 47 người so với năm 2015 (tương ứng 10,49%) Trong khi đó sản xuất tăng 21,38% nên việc sử dụng lao động trong Công ty là phù hợp với quy mô phát triển Năng suất lao động hiện vật của một công nhân viên là 223.500,36 bao/người- năm, của một công nhân sản xuất là 318.826,17 bao/người-năm, đều tăng lên so với năm 2015 lần lượt là 20.048,31 bao/người-năm (9,85%) và 36.638,80 bao/người- năm (12,98%) Năm 2016, Công ty đã sử dụng lao động hiệu quả tốt hơn năm 2015.

Và làm cho sản lượng sản xuất tăng cũng như hiệu quả kinh tế tăng lên.

Do doanh thu, năng suất lao động tăng, đơn giá tiền lương cũng tăng từ 57,73 đ/1000đ lên 69,16 đ/1000đ nên tổng quỹ lương của Công ty năm 2016 là 38.700 triệu đồng tăng lên 3.622 triệu (10,33%) so với năm 2015 Tổng quỹ lương tăng lên làm cho tiền lương bình quân của một công nhân viên cũng được cải thiện từ 5,58 tr.đ/người-tháng lên 6,52 tr.đ/người-tháng, tăng 0,93 tr.đ/người-tháng tương ứng tăng 16,73% so với năm 2015.

Tóm lại, qua phân tích đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty TNHH MTV thuốc lá Thanh Hóa năm 2016 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả Bên cạnh những chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với năm

2015 còn nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch đề ra.Vì vậy Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được những mục tiêu để ra.

Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty năm 2016.

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015

Năm 2016 So sánh TH năm 2016 với

Kế hoạch Thực hiện TH 2015 KH 2016

1 Thuốc lá sản xuất bao 91.146.520 110.633.000 110.632.680 19.486.160 121,38 -320 100,00

3 Thuốc lá tiêu thụ bao 93.705.785 106.311.000 106.310.794 12.605.009 113,45 -206 100,00

4 Doanh thu thuần tr.đồng 519.776 559.607 559.600 39.824 107,66 -7 100,00

5 Tổng tài sản bình quân tr.đồng 644.172 741.948 741.949 97.777 115,18 1 100,00 a Tài sản ngắn hạn tr.đồng 531.313 634.230 634.230 102.917 119,37 0 100,00 b Tài sản dài hạn tr.đồng 112.859 107.718 107.719 -5.140 95,45 1 100,00

6 Tổng số lao động Người 448 464 495 47 110,49 31 106,68 a Lao động trực tiếp Người 323 342 347 24 107,43 5 101,46 b Lao động gián tiếp Người 125 122 148 23 118,40 26 121,31

7 Tổng quỹ lương tr.đồng 30.005 35.078 38.700 8.695 128,98 3.622 110,33

8 Tiền lương bình quân tr.đ/ng-tháng 5,58 6,30 6,52 0,94 116,85 0,22 103,49

9 Giá thành đơn vị sp sản xuất đ/bao 5.434,11 4.813,31 4.813,28 -620,83 88,58 -0,03 100,00

Theo giá trị a Tính cho 1 CNV tr.đ/ng-n 1.160,21 1.206,05 1.130,51 -29,70 97,44 -75,54 93,74 b Tính cho 1 lao động chính tr.đ/ng-n 1.609,21 1.636,28 1.612,68 3,47 100,22 -23,60 98,56 Theo hiện vật a Tính cho 1 CNV bao/ng-n 203.452,05 238.433,19 223.500,36 20.048,31 109,85 -14.932,83 93,74 b Tính cho 1 lao động chính bao/ng-n 282.187,37 323.488,31 318.826,17 36.638,80 112,98 -4.662,14 98,56

11 Tổng lợi nhuận trước thuế tr.đ 11.844 15.097 15.097 3.253 127,47 0 100,00

13 Lợi nhuận sau thế TNDN tr.đồng 11.082 12.207 12.204 1.122 110,12 -3 99,98

2.2 Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa.

Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện mọi mặt của hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp, mối quan hệ cung - cầu của doanh nghiệp với thị trường và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được đặt ra như thế nào Từ đó, các kết luận về quy mô sản xuất và tiêu thụ, tính nhịp nhàng, cân đối và phù hợp với thực tế sản xuất được rút ra Dựa vào các kết luận đó, phương hướng chiến lược tiêu thụ sản phẩm sản xuất được xác định Nghĩa là có thị trường mới có kế hoạch sản xuất, doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển.

2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty

2.2.1.1 Phân tích sản lượng theo mặt hàng.

Do yêu cầu của khách hàng Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa đã sản xuất các loại thuốc lá khác nhau: thuốc lá bao cứng, thuốc lá bao mềm, các thuốc lá có nhãn quốc tế và thuốc xuất khẩu được tổng hợp tại bảng 2-2 Ngoài ra Công ty còn nhận gia công thuốc lá.

Sản lượng sản xuất thuốc lá năm 2016 của Công ty là 110.632.680 bao, tăng 19.486.160 bao so với năm 2015, tương ứng 21,38% và hoàn thành gần như 100% kế hoạch đặt ra.

Trong đó mặt hàng thuốc xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất 46,63%, Vinataba

SG chiếm 32.11%, nhãn quốc tế chiếm 11,31%, nhãn hàng của Công ty có tỷ trọng thấp nhất 9,95% trong tổng sản lượng sản xuất của Công ty Trong nhãn hàng của Công ty thì thuốc bao mềm chiếm chủ yếu (63,85%) còn lại là thuốc bao cứng. Sản lượng sản xuất thuốc lá của cả Công ty tăng 19.486.160 bao (21,38%) trong đó: thuốc bao mềm của công ty và nhãn hàng quốc tế năm 2016 giảm đi so với năm

2015 là 1.711.840 bao và 2.203.890 bao (tương ứng giảm 19,59% và 14,98%) và hoàn thành 87,20% và 89,59% so với kế hoạch đề ra Sản lượng sản xuất thuốc bao cứng, Vinataba SG và thuốc xuất khẩu năm 2016 tăng so với năm 2015 Thuốc bao cứng của công ty tăng 1.455.660 bao và hoàn thành 99,25% kế hoạch đặt ra, sản lượng sản xuất Vinataba SG năm 2016 tăng 510.930 bao tương ứng 1,46% và đạt 99,14% so với kế hoạch đặt ra, thuốc lá xuất khẩu tăng 21.435.300 bao (tăng 71,08%) và hoàn thành vượt mức kế hoạch 5,79% Công ty có sự thay đổi về sản lượng sản xuất là do:

- Công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu.

- Do quy định của Nhà nước ngày càng thắt chặt quản lý về tiêu dùng thuốc lá.

Bảng khối lượng sản phẩm theo mặt hàng.

TH 2015 KH 2016 TH 2016 So sánh TH 2016 với

Sản lượng (bao) Kết cấu

2.2.1.2 Phân tích sản lượng sản xuất theo thời gian.

Trong năm 2016, Công ty THNN MTV Thuốc lá Thanh Hóa đã phân bố chỉ tiêu sản xuất thuốc lá theo tháng, để từ đó làm cơ sở cho việc tổ chức chỉ đạo và quản lí kinh doanh

Bảng tình hình sản xuất thuốc lá theo thời gian trong năm của Công ty. ĐVT: bao Bảng 2-3

Tháng TH 2015 Năm 2016 So sánh TH 2016 với

Sản lượng sản xuất thuốc lá qua các tháng trong năm 2016 đều lớn hơn so với năm 2016 Chỉ có 3 tháng là tháng 1, tháng 2, tháng 3 là sản lượng sản xuất thuốc lá của Công ty thấp hơn so với năm 2015 Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do:

- Kế hoạch sản xuất thấp hơn so với thực hiện của năm 2015 Sự chênh lệch này làm cho sản lượng thực năm 2016 giảm theo và thấp hơn năm 2015.

Tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2016 của Công ty

Hiệu quả sử dụng của TSCĐ được đánh giá qua hai chỉ tiêu tổng hợp là hệ số hiệu suất tài sản cố định và hệ số huy động (còn gọi là hệ số đảm nhiệm) TSCĐ.

2.3.1.1 Hiệu suất tài sản cố định.

Cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm (tính bằng đơn vị hiện vật và giá trị).

Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ ; bao

G: Giá trị sản xuất trong kỳ; đồng

Vbq : Giá trị bình quân của tài sản cố định trong kỳ phân tích; đồng

Trong đó giá trị bình quân của TSCĐ được xác định theo công thức :

Vbq : Giá trị bình quân của TSCĐ trong kỳ, đồng

: Giá trị tài sản cố định đầu kỳ

Vi : Giá trị tài sản cố định bổ sung trong kỳ, đồng.

Vj : Giá trị tài sản cố định đã xuất ra khỏi sản xuất trong năm, đồng.

Ti : Số tháng mà TSCĐ bổ sung thêm phải tính khấu hao đến cuối năm, tháng.

Tj : Số tháng mà TSCĐ đã ra khỏi sản xuất không phải tính khấu hao đến cuối tháng, năm

Tuy nhiên do điều kiện khách quan không có được các số liệu cụ thể nên để tính toán Vbq tác giả xin sử dụng công thức gần đúng:

Vdk: Giá vốn cố định đầu năm, đồng.

Vck: Giá vốn cố định cuối năm, đồng.

2.3.1.2 Hệ số huy động tài sản cố định. Được coi là hệ số đảm nhiệm tài sản cố định, là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất TSCĐ.

Qua bảng 2-9 cho thấy rằng:

Hệ số hiệu suất theo hiện vật năm 2016 là 289,37 bao/tr.đồng có nghĩa là 1 triệu đồng nguyên giá bình quân TSCĐ trong năm làm ra 289,37 bao thuốc lá tăng 53,60 bao/tr.đ so với năm 2015(tương ứng tăng 22,73%) Hệ số hiệu suất theo giá trị của công ty năm 2016 là 1,46 tr.đ/tr.đ có nghĩa là 1 triệu đồng nguyên giá bình quân TSCĐ làm ra 1,46 triệu đồng doanh thu Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng tốt TSCĐ của mình, quản lý tốt và mang lại hiệu quả kinh tế.

Hệ số huy động TSCĐ của Công ty năm 2016 là 0.003 tr.đ/bao có nghĩa là để có 1 bao thuốc lá thì cần huy động 0.003 triệu đồng nguyên giá bình quân TSCĐ giảm 0.001 tr.đ/bao so với năm 2015 (tương ứng giảm 18,52%) Về mặt giá trị, hệ số huy động TSCĐ năm 2016 là 0,68 tr.đ/tr.đ nghĩa là để làm ra 1 triệu đồng doanh thu cần huy động 0,68 triệu đồng nguyên giá TSCĐ bình quân, giảm 8,14% so với năm 2015

Qua sự giảm hiệu suất TSCĐ đồng thời là sự tăng lên của hệ số huy động TSCĐ ở năm 2016 so với năm 2015 Công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ bằng cách ngoài việc nâng cao số lượng chất lượng thì Công ty cần phải nâng cao tỷ lệ thiết bị hoạt động, sử dụng thời gian hợp lý họat động của máy móc thiết bị.Công ty cần có chủ trương cung cấp thay thế phụ tùng sửa chữa đảm bảo khai thác hết công suất của máy móc thiết bị Đào tạo công nhân có tay nghề vận hành máy móc thiết bị một cách có hiệu quả Bên cạnh đó cần chú ý đến công tác quản lý tài chính đối với TSCĐ qua đó thấy rõ trách nhiệm từng cấp quản lý về bảo quản và sử dụng máy móc thiết bị nói chung.

Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tính hiệu quả sử dụng TSCĐ.

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015 ± %

1 Sản lượng thuốc lá sx bao 91.146.520 110.632.68

3 Nguyên giá TSCĐ đk tr.đồng 384.385,25 388.789,40 4.404,15 101,1

4 Nguyên giá TSCĐ ck tr.đồng 388.789,40 375.849,82 -12.939,57 96,67

5 Nguyên giá TSCĐ bq tr.đồng 386.587,32 382.319,61 -4.267,71 98,90

6 Hiệu suất TSCĐ a/ Theo hiện vât bao/ tr.đ 235,77 289,37 53,60 122,7

3 b/ Theo giá trị tr.đ/tr.đ 1,34 1,46 0,12 108,8

7 Hệ số huy động TSCĐ a/ Theo hiện vật tr.đ/ bao 0,004 0,003 -0,001 81,48 b/ Theo giá trị tr.đ/tr.đ 0,74 0,68 -0,06 91,86

2.3.2 Phân tích kết cấu TSCĐ, sự tăng giảm của TSCĐ nói chung và các bộ phận chủ yếu

2.3.2.1 Phân tích kết cấu TSCĐ năm 2016 của Công ty.

Phân tích kết cấu tài sản cố định là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại TSCĐ Mục đích của việc tăng giảm TSCĐ đó là đánh giá tình hình biến động TSCĐ trong kỳ, qua đó thấy được sự biến động đó là hợp lý với tình hình sản xuất để có phương hướng điều chỉnh cho thích hợp trong kỳ sau. TSCĐ của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh hóa bao gồm nhiều loại nhưng được chia làm các loại với kết cấu thể hiện dưới bảng 2-10.

TSCĐ hữu hình chiếm tỷ trọng tuyệt đối 100% trong kết cấu TSCĐ, điều này khá phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp nói chung và với Công ty nói riêng Các TSCĐ vô hình chưa được quan tâm Trong năm 2016 thì máy móc thiết bị của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 77,42% Sau đó đến nhà cửa và vật kiến trúc chiếm 16,01% Công ty là đơn vị sản xuất nên việc quan tâm đầu tư mua sắm máy móc thiết bị là cần thiết và hợp lý.

Các TSCĐ phục vụ quản lý, các phương tiện vận tải và TSCĐ khác chiếm tỷ trọng nhỏ là hợp lý.

Từ bảng (2-10) có thể nhận thấy: TSCĐ tăng trong năm chủ yếu do nhà cửa, vật kiến trúc tăng 2.016,64 triệu đồng và máy móc thiết bị tăng 1.654,41 triệu đồng. Các TSCĐ khác có tăng nhưng không đáng kể.

Loại tài sản giá trị giảm lớn nhất trong năm là máy móc thiết bị, giảm 15.604,45 triệu đồng chiếm 92,62%% tổng giá trị tài sản giảm trong năm Do trong năm một số thiết bị máy móc thuộc loại tài sản này đã không còn được sử dụng như các máy móc thiết bị đã hết thời hạn khấu hao.

Như vậy trong năm do các loại tài sản đều có giá trị tăng nhỏ hơn giá trị giảm nên tổng tài sản cuối năm giảm đi 12.939,57 triệu đồng.

2.3.2.2 Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ.

Mục đích của việc phân tích là nhằm đánh giá tình hình biến động tài sản trong

Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

Hệ số tăng TSCĐ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ

TSCĐ Hệ số giảm kỳ có liên hệ với tình hình sản xuất để thấy được sự biến động tài sản có hợp lý hay không, từ đó có phương hướng điều chỉnh cho thích hợp trong kỳ sau.

Qua bảng phân tích cho thấy, tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ là 3.908 triệu đồng, trong đó tăng trong nhóm nhà cửa vật kiến trúc là nhiều nhất là 2.016,64 triệu đồng là do trong năm Công ty đã nâng cấp đầu tư cho nhà xưởng và nhà kho để đảm bảo bảo quản sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng Tiếp đến nhóm tài sản máy móc thiết bị cũng được đầu tư, đổi mới với giá trị là 1.654,4 triệu đồng Tuy nhiên, tổng giá trị TSCĐ giảm khá lớn là 16.847,58 triệu đồng và chủ yếu là giảm máy móc thiết bị là 15.604,45 triệu đồng do Công ty đã thanh lý các thiết bị quá cũ, hết thời gian khấu hao.

+ Hệ số tăng tài sản cố định

+ Hệ số giảm tài sản cố định :

Qua bảng số liệu cho thấy: Nguyên giá và hệ số giảm TSCĐ lớn hơn nhiều so với nguyên giá và hệ số tăng TSCĐ cho thấy Công ty đã thanh lý hay một số TSCĐ đã hao mòn hết Đặc biệt, việc giảm TSCĐ lại diễn ra trong các nhóm TSCĐ dùng trong sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất như: máy móc thiết bị có H t = 0,006 và Hg = 0,051; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn có H t =0,01 và

Nhìn chung trong năm 2016, hầu hết các loại TSCĐ của Công ty đều có những biến đổi nhất định, nhưng với mức độ thay đổi là khác nhau TSCĐ giảm trong năm chủ yếu tập trung vào máy móc thiết bị, nguyên nhân là do các loại TSCĐ này đã cũ, hết khấu hao, năng lực sản xuất giảm sút nên đặt ra nhu cầu cần mua mới

Bảng phân tích tình hình tăng, giảm và kết cấu TSCĐ

Số đầu năm Số tăng trong năm Số giảm trong năm Số cuối năm

Hệ số tăng (Ht) Hệ số giảm

Nguyên giá (Hg) (tr.đ) Kết cấu

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 59.152,49 15,21 2.016,64 51,60 980,94 5,82 60.188,19 16,01 0,034 0,017

2.3.3 Phân tích tình hình hao mòn TSCĐ năm 2016 của Công ty

Trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần Phần giá trị hao mòn này tính dần vào giá trị sản phẩm làm ra dưới hình thức trích khấu hao Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ, còn khấu hao là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn TSCĐ.

Tình hình sử dụng lao động và tiền lương của Công ty TNHH MTV Thuốc lá

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bởi 3 yếu tố cơ bản là lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động Trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất vì lao động là nguồn đầu vào có tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và xã hội.

Việc phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương nhằm đánh giá mức lao động và độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu để tìm ra nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân viên trong toàn công ty và ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động của Công ty

2.4.1.1 Phân tích mức độ đảm bảo số lượng, cơ cấu lao động.

Số lượng lao động là một tiêu chí thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không Qua đó tìm ra biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động Phân tích tình hình sử dụng lao động về mặt số lượng của Công ty được thể hiện ở bảng sau:

Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động. ĐVT: người Bảng 2-12

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016 với

SL KC % SL KC % SL KC % ± % ± %

Từ bảng 2-12 cho thấy, số công nhân viên năm 2016 là 495 người, đã tăng lên

47 người so với năm 2015 Điều này là hợp lý khi Công ty đang tăng quy mô sản xuất nên cần huy động thêm số lao động sản xuất Tuy nhiên số lao động tăng đến 10,49% so với năm 2015 nhưng doanh thu năm 2016 chỉ tăng có 7,66% so với

2015, do vậy năm Công ty cần cân đối lại số lao động với quá trình hoạt động sao cho hiệu quả.

Cụ thể là: Tổng số lao động năm 2016 của Công ty là 495 người, tăng 47 người (tăng 10,49%) so với năm 2015 và tăng so với kế hoạch 31 người (tương đương 6,68%) Trong năm 2016 số công nhân sản xuất chính tăng 24 người (tương đương 7,43%) so với năm trước, đây là lực lượng lớn nhất trong Công ty và cũng là lực lượng tạo ra sản phẩm.

Tỷ lệ tăng số công nhân này nhỏ hơn tỷ lệ tăng sản lượng thuốc lá sản xuất Cụ thể thuốc lá sản xuất năm 2016 tăng 19.486.160 bao tương đương với 21,38% so với năm 2015, điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng số công nhân này hiệu quả. Để biết được việc tăng số lượng lao động có hợp lý hay không cần tiến hành so sánh liên hệ đến sản lượng thuốc lá sản xuất.

Giả định, nếu NSLĐ bình quân của 1 người lao động năm 2016 không đổi so với năm 2015 thì: Để sản xuất ra 110,632,680 bao thuốc lá sản xuất, Công ty cần số lao động là:

Song, trên thực tế công ty sử dụng 495 người, như vậy đã tiết kiệm tương đối so với thực hiện năm 2015 là: N = 544 - 495 = 49 (Người).

Tương tự, giả định nếu NSLĐ không có biến đổi gì so với kế hoạch năm 2016 thì để sản xuất 110,632,680 bao thuốc lá sản xuất, Công ty cần sử dụng:

Như vậy Công ty đã sử dụng lao động nhiều hơn so với kế hoạch năm 2016 là:

Từ kết quả tính toán cho thấy, mức tăng của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2016 là hợp lý.

Cơ cấu lao động của Công ty khá hợp lý khi mà số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ còn lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 29,9% và 70,1% trong năm 2016 So với năm 2015 thì tỷ trọng lao động gián tiếp tăng lên trong khi tỷ trọng của lao động trực tiếp lại giảm đi Nguyên nhân là do Công ty giảm quy mô trong lĩnh vực sản xuất và chú trọng tới lĩnh vực kinh doanh tài chính vào năm 2016.

2.4.1.2 Phân tích chất lượng lao động qua trình độ lao động.

Chất lượng lao động là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới. Chất lượng lao động cao là tiền đề cho việc tăng năng suất lao động Đồng thời, chất lượng lao động cao và cơ cấu lao động hợp lý góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh doanh Cơ cấu lao động của Công ty được trình bày ở bảng 2-13. Qua số liệu ở bảng 2-13 cho thấy:

Ta có thể thấy đội ngũ nhân lực trong Công ty có trình độ chuyên môn khá cao.

Cụ thể, năm 2016 số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học trở lên là 139 người với tỉ lệ chiếm 28,1% và tăng so với năm 2015 là 35 người tương ứng tăng 33,7%.

Số nhân viên có trình độ cao đẳng năm 2016 là 52 người (chiếm 10,5%) tăng gấp đôi so với năm 2015 Trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật chiếm tỉ trọng tương đương nhau năm 2016 lần lượt là 8,1% và 8,5% Trong đó lượng công nhân kỹ thuật giảm tới 20,8% so với năm 2015 Trình độ sơ cấp chiếm 1 lượng nhỏ không đáng kể Nhưng trình độ chưa qua đào tạo lại chiếm tỷ trọng lớn nhất là 44,2% năm 2016 Mặc dù đã giảm so với năm 2015 nhưng chỉ giảm có 1,8% Cơ cấu trình độ lao động chưa thực sự cao nhưng phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty Vì lực lượng lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khối quản lý gián tiếp thì không cần số lượng lớn, trong khi đó lực lượng lao động đông đảo nhất trong Công ty là công nhân sản xuất trực tiếp thì không đòi hỏi trình độ cao mà quan trọng hơn là kỹ năng, tay nghề trong quá trình hoạt động.

Hằng năm Công ty tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ, tổ chức tuyển dụng lao động có trình độ cao và tổ chức các hoạt đông thi tay nghề vào làm việc tại Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất Cơ cấu trình độ cán bộ công nhân viên của Công ty cho thấy trình độ của nhân viên là tương đối Tuy nhiên, về lâu dài vẫn đòi hỏi Công ty phải nỗ lực hơn nữa trong công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn phát triển, giá trị sản lượng và doanh thu của năm sau cao hơn năm trước, các công trình thi công đều đảm bảo chất lượng, tiến độ và mỹ thuật tạo được lòng tin cho chủ đầu tư và khách hàng.

Bảng phân tích chất lượng lao động qua trình độ của Công ty năm 2016. ĐVT: người Bảng 2-13

TT Chỉ tiêu TH 2015 KH 2016 TH2016 So sánh TH 2016 với

SL % SL % SL % SL % SL %

2.4.2 Phân tích năng suất lao động của công nhân trong Công ty

Năng suất lao động là một phạm trù kinh tế biểu thị mức độ hiệu quả của lao động, tức là đo lường mối quan hệ giữa tiêu hao sức lao động và kết quả lao động.

Phân tích năng suất lao động dựa trên cơ sở lý luận trên cơ sở lý luận là các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu để tăng năng suất lao động, lấy nó làm biện pháp chủ yếu để phát triển sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế và tạo ra tích lũy để tăng cường sản xuất vừa đảm bảo sản xuất, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Phân tích chi phí, giá thành sản phẩm của Công ty TNHH MTV Thuốc lá

Giá thành là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh Giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành luôn là mục tiêu quan trọng nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tăng khả năng cạnh tranh, phát triển sản xuất, nâng cao lợi nhuận, đóng góp cho xã hội, nâng cao đời sống cho người lao động…

2.5.1 Phân tích chung giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí

Qua bảng 2-16 ta thấy giá thành sản phẩm được hợp bởi các yếu tố: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí dịch sản xuất chung, chi phí khác bằng tiền Trong đó yếu tố chi phí nguyên nhiên vật liệu và chi phí nhân công chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Giá thành tổng sản lượng thực hiện năm 2016 là 546.640,067 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 36.745,960 triệu đồng tức tăng lên 7,21% và giảm so với kế hoạch năm 2016 là 4,555 triệu đồng tương ứng với 0,0008% do hầu hết các yếu tố chi phí đều tăng lên cho thấy trong năm Công ty chưa thực hiện tốt các biện pháp giảm giá thành Mặt khác cũng do sản lượng thuốc lá năm 2016 là 110.632.680 bao tăng lên 19.486.160 bao so với năm 2015 vì thế nên giá thành tổng sản lượng cũng tăng lên. Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp năm 2016 tăng 33.556,777 triệu đồng tương ứng 7,19% so với năm 2015, và giảm 0,09 % so với kế hoạch Nguyên nhân là do sản lượng thuốc lá sản xuất năm 2016 tăng so với năm 2015 cho nên nhu cầu về nguyên vật liệu trực tiếp cũng tăng lên tương ứng Trong đó chi phí nguyên vật liệu chính tăng 7,47% so với năm trước, chi phí nguyên vật liệu phụ tăng 6,43% so với năm trước Mặt khác giá cả nguyên vật liệu đầu vào trong năm không ổn định làm cho yếu tố này thay đổi theo.

Chi phí nhân công trực tiếp tăng lên 620,871 triệu đồng tương ứng tăng 4,04% so với năm 2015 Do biến động của các yếu tố sau:

Chi phí tiền lương tăng 807,597 triệu đồng tương đương 6,27%.

Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn giảm 8,604 triệu đồng tương đương 1,45%. Ăn ca giảm 178.121.833 đồng tương ứng với 9,46%.

Chi phí sản xuất chung là tăng mạnh, so với năm 2015 tăng 22,64% tương ứng với con số tuyệt đối là 3.028,077 triệu đồng, so với kế hoạch tăng 4,41% tươngứng với con số tuyệt đối là 692,123 triệu đồng Nguyên nhân là do năm 2016 có thêm nhiều máy móc thiết bị mới nên máy móc thiết bị chờ thanh lý còn nhiều Sự biến động đó là do :

Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng năm 2016 tăng 597,151 triệu đồng tương ứng với 26,21% so với năm 2015 và giảm 0,024 triệu đồng so với kế hoạch 2016.

Chi phí nhiên liệu, hương liệu,… tăng 86,968 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng với 3,38%.

Chi phí công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế,… thực hiện 2016 tăng 1.262,202 triệu đồng tương ứng với 48,08% so với năm 2015, so với kế hoạch đề ra năm 2016 giảm 0.033 triệu đồng.

Chi phí khấu hao TSCĐ tăng 196,260 triệu đồng so với năm trước Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 885,494 triệu đồng so với năm trước.

Ngoài ra các chi phí khác bằng tiền: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2016 của Công ty tăng 314,344 triệu đồng so với năm 2015, tương ứng 4,22% Chi phí bán hàng giảm 774,109 triệu đồng so với năm trước, tương ứng giảm 10,85%. Qua phân tích tác giả thấy giá thành toàn bộ của doanh nghiệp tăng hơn so với năm trước Để đánh giá mức độ thực hiện giá thành kế hoạch chung của doanh nghiệp, tác giả đánh giá thông qua hệ số hoàn thành kế hoạch giá thành: Kz TH

, % (2-12) Trong đó: Qtti - sản lượng thực tế của sản phẩm loại i

Ztti-ZKHi - tương ứng là giá thành công xưởng (giá thành sản xuất) một đơn vị sản phẩm loại thực tế và theo kế hoạch.

Do Công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất là thuốc lá Vậy ta có hệ số thực hiện kế hoạch giá thành của Công ty dựa vào giá thành đơn vị sản phẩm nên:

Kz < 1 chứng tỏ Công ty đã hoàn thành được kế hoạch giảm giá thành

So với kế hoạch đặt ra Công ty đã tổ chức tốt công tác quản trị chi phí nên tiết kiệm được so với kế hoạch là :

Vậy so với kế hoạch Công ty đã tiết kiệm được 2.974.320 đồng.

Nhìn chung các yếu tố chi phí đều tăng lên trong năm 2016 là điều không tốt,Công ty cần phải tính toán sao cho chi phí là nhỏ nhất, đặc biệt là chi phí về tiền lương, cần bố trí công việc phù hợp, giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, về nguyên vật liệu cần lập kế hoạch tổ chức cung ứng, dự trữ sao cho rõ ràng hợp lý,quản lý chặt chẽ tránh thất thoát lãng phí.

Bảng giá thành theo khoản mục chi phí

Stt Khoản mục chi phí

TH 2015 Năm 2016 So sánh giá thành 2016 với

Tổng số (tr.đ) Z đơn vị

Tổng số (tr.đ) Zđơn vị

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 466.572,843 5.118,93 500.559,907 4.524,51 500.129,621 4.520,63 33.556,777 7,19 -430,287 -0,09 a Chi phí nguyên vật liệu chính 343.986,029 3.773,99 369.562,315 3.340,43 369.665,654 3.341,38 25.679,625 7,47 103,340 0,03 b Chi phí nguyên vật liệu phụ 122.586,814 1.344,94 130.997,593 1.184,07 130.463,966 1.179,25 7.877,152 6,43 -533,626 -0,41

2 Chi phí nhân công trực tiếp 15.354,308 168,46 16.241,571 146,81 15.975,179 144,40 620,872 4,04 -266,392 -1,64 a Tiền lương khoán, lương ca 3 12.877,806 141,29 13.845,274 125,15 13.685,404 123,70 807,597 6,27 -159,870 -1,15 b Các khoản trích theo lương

( BHYT, BHXH,….) 594,360 6,52 532,510 4,81 585,756 5,29 -8,604 -1,45 53,246 10,00 c Các khoản phụ cấp, thưởng, ăn ca 1.882,141 20,65 1.863,787 16,85 1.704,019 15,40 -178,122 -9,46 -159,768 -8,57

3 Chi phí sản xuất chung 13.373,107 146,72 15.709,061 141,99 16.401,184 148,25 3.028,077 22,64 692,123 4,41 a lương nhân viên quản lý phân xưởng 2.278,381 25,00 2.875,557 25,99 2.875,532 25,99 597,151 26,21 -0,024 -0,0009 b Chi phí nhiên liệu, hương liệu,… 2.575,561 28,26 2.662,552 24,07 2.662,530 24,07 86,969 3,38 -0,022 -0,0009 c Chi phí công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế 2.625,091 28,80 3.887,327 35,14 3.887,294 35,14 1.262,202 48,08 -0,033 -0,0009 d Chi phí khấu hao TSCĐ 5.448,302 59,78 5.644,612 51,02 5.644,563 51,02 196,261 3,60 -0,048 -0,0009 e Chi phí dịch vụ mua ngoài 445,770 4,89 639,012 5,78 1.331,265 12,03 885,495 198,6 4 692,252 108,33

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm 495.300,256 5.434,11 532.510,540 4.813,31 532.505,984 4.813,28 37.205,725 7,51 -4,555 -0,0009

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.456,970 81,81 7 771,314 70,24 7.771,314 70,24 314,344 4,22 0 0

Tổng giá thành tổng sản lượng 509.894,106 5.594,22 546.644,623 4.941,06 546.640,067 4.941,04 36.745,961 7,21 -4,555 -0,0008 Sản lượng tính giá thành ( bao) 91.146.520 110.633.000 110.632.680 1,00 19.486.160 21,38 -320 -0,0003

2.5.2 Phân tích kết cấu giá thành

Cơ cấu giá thành là tỷ trọng của từng loại chi phí trong giá thành so với giá thành toàn bộ Phân tích cơ cấu giá thành nhằm chỉ ra chi phí chưa hợp lý trong giá thành, từ đó có điều chỉnh để có được cơ cấu hợp lý.

Cơ cấu chi phí giá thành của Công ty được thể hiện trong bảng 2-17.

Qua bảng 2-17 ta có nhận xét sau :

Sự thay đổi, chuyển dịch tỷ trọng chi phí trong năm 2016 so với năm 2015 và kế hoạch không chênh lệch quá cao Chiếm tỷ trọng cao nhất của yếu tố chi phí năm

2016 là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có giá trị 4.520,63 đ/bao và chiếm 93,92%, sau đó là chi phí sản xuất chung 3,08 và chi phí nhân công chiếm 3,00%

Trong năm 2016 có yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công là giảm đi, chi phí sản xuất chung kết cấu tăng lên so với năm 2015 Cụ thể, chi phí nguyên vật liệu có kết cấu giảm đi 0,28% (trong đó chi phí nguyên vật liệu chính giảm 0,03%, chi phí nguyên vật liệu phụ giảm 0,25%) Chi phí nhân công trực tiếp có kết cấu giảm 0,1% (các yếu tố chi phí trong nhóm này đều giảm) Chi phí sản xuất chung thì có kết cấu tăng lên 0,38% (trong đó tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng tăng 0,08%, chi phí phụ tùng thay thế tăng 0,20%, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 0,16%, còn lại hai yếu tố chi phí giảm 0,06%).

Trong cơ cấu giá thành thì các yếu tố Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỉ trọng cao nhất Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chiếm tỉ lệ ít hơn Nhìn chung, kết cấu giá thành như vậy là phù hợp với đặc thù của Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá cần một lượng nguyên liệu lớn, máy móc thiết bị và nhân hợp lý.

Về biến động trong cơ cấu, hầu hết các yếu tố chi phí đều giảm về cơ cấu.Trong doanh nghiệp sản xuất việc giảm đi như vậy cũng có phần hợp lý.

Bảng phân tích cơ cấu giá thành sản xuất sản phẩm của Công ty.

Stt Khoản mục chi phí

TH 2015 Năm 2016 So sánh K/C cấu

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 5.118,93 94,20 4.524,51 94,00 4.520,63 93,92 -0,28 -0,08 a Chi phí nguyên vật liệu chính 3.773,99 69,45 3.340,43 69,40 3.341,38 69,42 -0,03 0,02 b Chi phí nguyên vật liệu phụ 1.344,94 24,75 1.184,07 24,60 1.179,25 24,50 -0,25 -0,10

2 Chi phí nhân công trực tiếp 168,46 3,10 146,81 3,05 144,40 3,00 -0,10 -0,05 a Tiền lương khoán, lương ca 3 141,29 2,60 125,15 2,60 123,70 2,57 -0,03 -0,03 b Các khoản trích theo lương ( BHYT,

BHXH,….) 6,52 0,12 4,81 0,10 5,29 0,11 -0,01 0,01 c Các khoản phụ cấp, thưởng, ăn ca 20,65 0,38 16,85 0,35 15,40 0,32 -0,06 -0,03

3 Chi phí sản xuất chung 146,72 2,70 141,99 2,95 148,25 3,08 0,38 0,13 a Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng 25,00 0,46 25,99 0,54 25,99 0,54 0,08 0,00 b Chi phí nhiên liệu, hương liệu,… 28,26 0,52 24,07 0,50 24,07 0,50 -0,02 0,00 c Chi phí công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế 28,80 0,53

35,14 0,73 0,20 0,00 d Chi phí khấu hao TSCĐ 59,78 1,10 51,02 1,06 51,02 1,06 -0,04 0,00 e Chi phí dịch vụ mua ngoài 4,89 0,09 5,78 0,12 12,03 0,25 0,16 0,13

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm 5.434,11 100,00 4.813,31 100,00 4.813,28 100,00 0,00 0,00

2.5.3 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm nhiệm vụ giảm giá thành là nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Công ty luôn đặt ra và phấn đấu đạt được Để đánh giá được kế hoạch giảm giá thành người ta thường dùng 2 chỉ tiêu: mức giảm giá thành và tỷ lệ giảm giá thành Đây là 2 chỉ tiêu dùng để tính mức độ tiết kiệm của giá thành trong kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Bảng tập hợp các chỉ tiêu mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành

Chỉ tiêu Năm 2015 KH 2016 TH 2016

Sản lượng tính giá thành (bao) 91.146.520 110.633.000 110.632.680

Giá thành đơn vị ( đ/bao) 5.434,11 4.813,31 4.813,28

- Mức hạ giá thành sản phẩm thực tế :

- Tỷ kệ hạ giá thành sản phẩm:

Mtt : mức hạ giá thành thực tế năm 2016 so với năm 2015.

Ztti : giá thành đơn vị sản phẩm năm 2016.

Z0i: giá thành đơn vị sản phẩm năm 2015.

Qtt: tổng sản lượng sản xuất năm 2016.

Q0i: tổng sản lượng sản xuất năm 2015.

Ttt: tỷ lệ hạ giá thành thực tế năm 2016 so với năm 2015.

Thay số liệu có được từ phần trước vào công thức trên ta được:

- Mức hạ giá thành sản phẩm năm 2016:

- Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm:

Từ kết quả trên ta thấy, năm 2016 giá thành tổng sản phẩm giảm 68.684.086.724 đồng so với năm 2015 Tỷ lệ tăng giá thành thực tế năm 2016 là 13,87% so với năm

Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa

Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định, giữa chúng luôn có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho một tình hình tài chính tốt và ngược lại.

Phân tích tài chính giúp những người ra quyết định đánh giá đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm thấy được những nét cơ bản và khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.6.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (đầu năm và cuối năm) Các số liệu của bảng cân đối kế toán là số liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá và phân tích một cách tổng quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Sự biến động giá trị tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH MTV Thuốc láThanh Hóa năm 2016 được thể hiện trong bảng cân đối kế toán 2-19.

Bảng cân đối kế toán ĐVT: đồng Bảng 2-19

Chỉ tiêu Số cuối năm K/C

Chênh lệch cuối năm,đầu năm ± %

I Tiền và các khoản tương đương tiền 450.607.000.000 60,39 382.437.103.573 51,84 68.169.896.427 17,83

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 0,00

III Các khoản phải thu ngắn hạn 113.600.872.573 15,22 135.804.060.000 18,41 -22.203.187.427 -16,35

V Tài sản ngắn hạn khác 3.773.121.927 0,51 3.008.796.427 0,41 764.325.500 25,40

I Các khoản phải thu dài hạn 0 0,00 0 0,00 0

II Tài sản cố định 97.930.165.402 13,12 110.139.841.384 14,93 -12.209.675.982 -11,09 III Bất động sản đầu tư

IV Tài sản dở dang dài hạn

V Đầu tư tài chính dài hạn 4.230.450.000 0,57 3.136.780.000 0,43 1.093.670.000 34,87

VI Tài sản dài hạn khác 0 0,00 0 0,00 0

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 746.160.609.902 100,00 737.736.686.384 100,00 8.423.923.518 1,14 NGUỒN VỐN

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0,00 0 0,00 0

Thông qua bảng cân đối kế toán cho thấy:

Tài sản của Công ty tại thời điểm cuối năm 2016 là 746.160.609.902 đồng tăng 8.423.923.518 đồng so với đầu năm tương ứng là 1,14% Nguyên nhân tăng là do: TSNH tăng.

Tài sản ngắn hạn tăng 19.539.929.500 đồng so với thời điểm đầu năm tương ứng 3,13% là do: Tiền và các khoản tương đương tiền tăng, các khoản phải thu ngắn hạn,TSNH khác tăng Bên cạnh những chỉ tiêu tăng còn có chỉ tiêu giảm hàng tồn kho giảm Sự thay đổi trong tài sản ngắn hạn này là tốt vì các khoản phải thu đã giảm Công ty có thêm tiền luân chuyển vốn, mở rộng sản xuất, giảm hàng tồn kho.

Tài sản dài hạn cuối năm 2016 giảm 11.116.005.982 đồng so với đầu năm và tương ứng 9,81% chủ yếu là do TSCĐ hữu hình giảm, bên cạnh đó có chỉ tiêu đầu tư tài sản chính dài hạn tăng Sự thay đổi này là tốt Công ty đã thanh lý một có máy móc thiết bị máy móc và đầu tư thêm thiết bị máy móc mới.

Nguồn vốn của Công ty tăng là do: Nợ phải trả cuối năm tăng 12.626.405.518 đồng tương ứng 2% so với đầu năm, nguyên nhân là nợ ngắn hạn tăng Sự thay đổi này điểm đầu năm, nguyên nhân là do vốn chủ ở hữu giảm, sự thay đổi này là không tốt vì vậy Công ty cần chú trọng hơn về quản lý nguồn vốn hơn nữa.

Xét về kết cấu: Trong tổng tài sản: tài sản ngắn hạn cuối năm chiếm tỷ trọng lớn 86,31% tăng 1,66% so với đầu năm , tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ 13,69% giảm 1,66% so với đầu năm Kết cấu trong tài sản là hợp lý đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh thuốc lá của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa.

Trong nguồn vốn : Nợ phải trả cuối năm chiếm tỷ trọng lớn 86,20% tăng 0,73% so với thời điểm đầu năm, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ tọng ít 13,07% tại thời điểm cuối năm và giảm 0,73% so với đầu năm Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa để tăng vốn chủ sở hữu.

2.6.1.2 Đánh giá tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016.

Bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa được tập hợp để phân tích trong bảng 2-20.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016. ĐVT: đồng Bảng 2-20

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2015 So sánh 2016/2015 ± %

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 559.600.320.000 519.776.240.00

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 559.600.320.000 519.776.240.00

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 27.120.305.073 24.521.820.573 2.598.484.500 10,60

6 Doanh thu hoạt động tài chính 0 0 0

- Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 0

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7.771.314.120 7.456.969.818 314.344.302 4,22

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 +

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2.893.452.000 762.348.000 2.131.104.000 279,54

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 0 0 0

19 Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 0 0 0

Qua số liệu bảng 2-20 ta thấy tổng lợi nhuận sau thuế TNDN của Công ty năm

2016 là 12.203.387.708 đồng, tăng 1.122.118.000 đồng, tương đương 10,13% so với năm 2015, qua đây cho thấy trong năm chiến lược kinh doanh của Công ty có hiệu quả, mặt khác trong năm 2016 này do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng 39.824.080.000 đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 7,66%, doanh thu tăng do cả hai nhân tố cấu thành là giá bán thuốc lá và sản lượng thuốc lá tiêu thụ đều tăng so với năm 2015, điều này chứng tỏ rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty được mở rộng.

Năm 2016 chi phí bán hàng giảm 774.109.202 đồng, chi phí quản lí doanh nghiệp thì tăng 314.344.302 đồng so với năm 2015, sự thay đổi trong chi phí là do Công ty đã tuyển thêm lao động có trình độ cao.

Qua bảng cũng cho thấy năm 2016 Công ty làm ăn có hiệu quả tốt hơn so với năm

2015 điều này cho thấy Công ty đã biết cách bố trí hợp lý lao động, khâu tổ chức quản lý lao động tốt.

2.6.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa năm 2016

Xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, toàn bộ tài trợ tài sản (nguồn vốn) của doanh nghiệp được chia thành tài trợ thường xuyên và tài trợ tạm thời Nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn thanh toán trung hạn, dài hạn Nguồn tài trợ tạm thời của doanh nghiệp gồm các khoản vay ngắn hạn nợ ngắn hạn, các khoản vay – nợ qua hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động.

Trên thực tế nguồn vốn của Công ty được tài trợ bởi 2 nguồn:

Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay- nợ dài hạn.

Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn hạn- nợ quá hạn (kể cả vay- nợ dài hạn) các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động… Nguồn tài trợ thường xuyên = Nợ vay dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn tài trợ tạm thời = Nợ ngắn hạn + Các khoản chiếm dụng khác

Tính ổn định về các nguồn tài trợ được thể hiện qua 2 chỉ tiêu:

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên = Nguồn vốn thường xuyên

Tỷ suất nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn tạm thời

Bảng phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ. ĐVT: đồng Bảng 2-21

TT Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm So sánh ± %

1 Nguồn tài trợ thường xuyên 107.201.291.072 102.998.809.072 -4.202.482.000 -3,920

Vay và nợ dài hạn 0

2 Nguồn tài trợ tạm thời 630.535.395.312 643.161.800.830 12.626.405.518 2,002

B Các chỉ tiêu phân tích

2 Hệ số tài trợ thường xuyên 0,145 0,138 -0,007 -5,005

3 Hệ số tài trợ tạm thời 0,855 0,862 0,007 0,851

4 Hệ số nợ phải trả 0,855 0,862 0,007 0,851

5 Hệ số tự tài trợ 0,145 0,138 -0,007 -5,005

Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên (hệ số tài trợ thường xuyên) đang có xu hướng giảm đi 0,007 đồng so với đầu năm tương ứng tăng 5,005% Cho thấy khả năng huy động vốn của Công ty chưa cao, còn chịu áp lực thanh toán làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Căn cứ chọn đề tài

3.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Cung ứng vật tư là quá trình mua sắm và dự trữ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, các loại phụ tùng chi tiết cho dự trữ thay thế và sửa chữa.

Cung ứng vật tư gồm ba chức năng chủ yếu là mua, dự trữ và cung cấp vật tư. Chất lượng cung ứng là một trong các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh thông qua các tác động tới chi phí sản xuất và giá thành, cũng như đến khối lượng và chất lượng sản phẩm, để từ đó quyết định sản lượng tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp.

Cũng như mọi hoạt động kinh tế khác, quản trị cung ứng gắn liền với những lùa chọn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất Chẳng hạn doanh nghiệp luôn luôn phải giải đáp các câu hỏi mua gì? Mua của ai? Số lượng mỗi đợt là bao nhiêu? Và bao nhiêu đợt trong kỳ, dự trữ bao nhiêu vật tư ?

Lập kế hoạch cung ứng vật tư là khâu quan trọng quyết định đến giá thành, lợi nhuận, cũng như việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không hiệu quả của doanh nghiệp Chính vì vậy đối với doanh nghiệp kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật cần phải được đặt đúng vị trí, quan tâm và xây dựng trên cơ sở thực tiễn nhằm đảm bảo chất lượng công tác kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa là một doanh nghiệp công nghiệp, nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá cho các khách hàng trong và ngoài nước Vật tư kỹ thuật của Công ty sử dụng hàng năm với số lượng lớn, chiếm tỷ lệ đáng kể trong giá thành sản phẩm từ khâu sơ chế, chế biến, vận chuyển Để tạo cơ sở cho công tác lập kế hoạch giá thành cũng như mong muốn giảm được chi phí sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao Do sự nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật là cần thiết nên tác giả xin được lựa chọn đề tài: "Lập kế hoạch cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2017 của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa" làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

3.1.2 Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài a Mục đích của đề tài.

Mục đích của chuyên đề là xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch về cung ứng vật tư kỹ thuật một cách hợp lý, có căn cứ khoa học và mang tính thực tiễn nhằm đáp ứng nhu cầu vật tư cho kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục, tránh ứ đọng vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. b Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vật tư kỹ thuật chủ yếu phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của Công ty trong năm 2017 Đây là những loại vật tư sử dụng thường xuyên, liên tục và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị vật tư của Công ty. Bằng phương pháp phân loại và lựa chọn vật tư kết hợp với phân tích tình hình cung ứng vật tư năm 2016, tác giả đó lựa chọn được các loại vật tư kỹ thuật chủ yếu được xem xét ở Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa năm 2017 bao gồm:

- Đầu lọc 132mm. c Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Công tác cung ứng vật tư kĩ thuật chủ yếu trong năm kế hoạch 2017 cho các đơn vị trực tiếp sản xuất của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa. d Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề.

Cơ sở lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật là dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 và những điều kiện cơ bản liên quan đến cung ứng cũng như dự trữ vật tư của Công ty Trên cơ sở đó xác định khối lượng vật tư và kế hoạch mua vật tư cho năm kế hoạch 2017.

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 của Công ty:

+ Sản lượng thuốc lá sản xuất theo kế hoạch.

+ Mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm.

- Tình trạng thị trường của Công ty.

- Điều kiện vận chuyển và đặc điểm của vật tư.

Dựa trên những cơ sở đó mà phương pháp nghiên cứu của chuyên đề là bằng phương pháp thống kê để có được những đánh giá chính xác về số lượng cung cầu vật tư và dự trữ vật tư kỹ thuật trong Công ty Sau đó kết hợp với lý luận về tổ chức quản lý vật tư, tổ chức thu mua, cấp phát và tình hình công tác cung ứng và sử dụng vật tư trong những năm qua để tiến hành thiết kế phương án cho chuyên đề.

3.1.3 Nhiệm vụ của chuyên đề

Trong chuyên đề này, tác giả tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Rà soát lại hệ thống mức vật tư Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa.

- Tập hợp các căn cứ xây dựng kế hoạch vật tư cho năm 2017 của Công ty.

- Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa trong năm 2017:

+ Lập kế hoạch nhu cầu vật tư kỹ thuật chủ yếu dùng trong hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2017.

+ Lập kế hoạch dự trữ vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty năm 2017.

+ Xác định số lần cung ứng tối ưu.

+ Lập kế hoạch thu mua vật tư chủ yếu cần dùng của Công ty năm 2017.

- Phân tích kế hoạch và đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch.

3.1.4 Nội dung của chuyên đề

Chuyên đề thực hiện các nội dung khái quát:

- Cơ sở lý luận chung về lập kế hoạch cung ứng vật tư trong doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2016 của Công ty.

- Lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2017 của Công ty gồm: + Lập kế hoạch nhu cầu vật tư kỹ thuật chủ yếu cần sử dụng của Công ty trong năm 2017.

+ Lập kế hoạch thu mua vật tư kĩ thuật chủ yếu của Công ty năm 2017.

+ Lập kế hoạch dự trữ vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty năm 2017.

- Phân tích kế hoạch và đề xuất giải pháp thực hiện kế hoạch.

Cơ sở lý luận của đề tài

3.2.1 Khái niệm và vai trò của vật tư trong doanh nghiệp a Khái niệm :

Vật tư là tên gọi chung của nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm mua ngoài Nói cách khác, vật tư còn được định nghĩa là những đối tượng sản xuất dùng để sản xuất ra 1 loại sản phẩm, hàng hoá khác.

Trong doanh nghiệp công nghiệp sản xuất thuốc lá có rất nhiều loại vật tư như : lá, sợi, đầu lọc, …… b Vai trò :

Trong giai đoạn hiện nay, mỗi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản phẩm và hàng hoá khác nhau, và theo xu thế chung, những chủng loại hàng hoá của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú Để sản xuất ra các sản phẩm hóa đó, người ta phải sử dụng rất nhiều loại vật tư. Mỗi sản phẩm hàng hoá được cấu thành từ các loại vật tư theo một tỉ lệ nhất định. Cho dù là một vật tư nhỏ nhưng thiếu nó, sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hoặc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Trong doanh nghiệp công nghiệp, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm.

Vật tư chính là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới sự tác động của lao động, vật tư bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm Vật tư là yếu tố đầu tiên của quy trình sản xuất, nó ảnh hưởng và chi phối các hoạt động tiếp theo của quy trình sản xuất trong mỗi doanh nghiệp.

3.2.2 Khái niệm và nội dung của việc lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật a Khái niệm lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật.

Kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật là một bộ phận hợp thành của kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của doanh nghiệp Đó là phương án cung ứng vật tư kỹ thuật cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định thường là một năm nhằm đảm bảo cho sản xuất được liên tục, nhịp nhàng. b Nội dung công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật.

Nội dung của công tác lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật bao gồm:

- Lập bảng danh mục vật tư kỹ thuật trong năm kế hoạch.

- Rà soát lại các mức tiêu hao vật tư để loại trừ các định mức đã lạc hậu không còn thích hợp.

- Xác định nhu cầu vật tư kỹ thuật cần sử dụng, cần dự trữ và nhu cầu vật tư cần cung cấp trong năm kế hoạch.

3.2.3 Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật a Xác định lượng vật tư cần dùng trong năm kế hoạch (N CD ).

Là lượng vật tư được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong năm kế hoạch để phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp (bao gồm: Sản xuất công nghiệp, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản và áp dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật).

 Đối với loại vật tư có định mức :

Lượng vật tư có định mức theo nhu cầu được xác định vừa bằng chỉ tiêu hiện vật vừa bằng chỉ tiêu giá trị.

- Xác định lượng vật tư theo nhu cầu bằng chỉ tiêu hiện vật:

N\a\ac\vs0( = Q M ; đơn vị hiện vật (3-1)

- Xác định lượng vật tư theo nhu cầu bằng chỉ tiêu giá trị:

+ Q là khối lượng sản phẩm j được sản xuất trong năm thực hiện, đvsp.

+ M là định mức tiêu hao vật tư i cho một đơn vị sản phẩm, đvvt.

+ G là đơn giá của vật tư i, đồng.

+ N\a\ac\vs0( là nhu cầu vật tư i theo đơn vị hiện vật, đvvt.

+ N\a\ac\vs0( là nhu cầu vật tư theo đơn vị giá trị, đồng.

 Đối với vật tư không định mức:

Nvt =BBC KKH KTK (3-3) Trong đó:

BBC là nhu cầu vật tư thực tế dùng trong năm báo cáo.

KKH là hệ số phát triển (thu hẹp) SX năm kế hoạch so với năm báo cáo.

KTK là hệ số sử dụng tiết kiệm vật tư năm kế hoạch so với năm báo cáo. b Xác định lượng vật tư dự trữ trong năm kế hoạch ( N DT )

Dự trữ vật tư cho sản xuất nhằm bảo đảm cho sản xuất được liên tục, xác định dự trữ vật tư hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Có hai loại dự trữ vật tư, đó là dự trữ thường xuyên và dự trữ bảo hiểm.

 Lượng vật tư dự trữ thường xuyên (Dtx): Là lượng vật tư dự trữ cần thiết nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất bình thường giữa hai kì cung ứng Nó được tính toán trên cơ sở cường độ sản xuất, mức tiêu hao vật tư và thời gian cung ứng.

 Lượng vật tư dự trữ bảo hiểm (Dbh): Là lượng vật tư cần cung cấp để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường khi xảy ra những gián đoạn, rủi ro như: Tăng cường độ sản xuất so với dự kiến hoặc không đảm bảo về thời gian, số lượng, chất lượng vật tư cung ứng.

Dữ trữ chung = Dự trữ thường xuyên + Dự trữ bảo hiểm

D dt = D + D , đơn vị vật tư (3-4)

+ Ddt là lượng vật tư dự trữ của Công ty, đvvt.

+ D là lượng vật tư dự trữ thường xuyên, đvvt.

+ D là lượng vật tư dự trữ bảo hiểm, đvvt.

- Xác định lượng vật tư dự trữ thường xuyên:

V = T N vt k h ; đơn vị vật tư/ngày đêm (3-6) ttx ∑ i=1 n

+ V là khối lượng vật tư sử dụng trong một ngày đêm kỳ kế hoạch, đvvt/ngày đêm.

+ t là thời gian cần thiết cho dự trữ thường xuyên được tính bằng thời gian giãn cách bình quân giữa các lần cung cấp quy định trong hợp đồng, ngày.

+ N vt là nhu cầu sử dụng vật tư cần dùng trong năm kế hoạch, đvvt/năm.

+ T là số ngày làm việc trong kỳ kế hoạch, ngày.

+ V\a\ac\vs0( là lượng vật tư nhận được của lần giao hàng thứ i, đvvt.

+ t\a\ac\vs0( là thời gian quãng cách giữa các kỳ giao hàng kế tiếp nhau tính từ lần i đến ( i +1), ngày.

- Xác định lượng vật tư dự trữ bảo hiểm:

D = V t ; đơn vị hiện vật (3-8) t= \a\ac\vs0( \a\ac\vs0( \a\ac\vs0( \f(, ; ngày (3-9)

+ t là thời gian dự trữ bảo hiểm, ngày.

+ t*\a\ac\vs0( là thời gian giãn cách giữa hai lần cung cấp, có khoảng cách cao hơn giữa các lần cung cấp bình quân, ngày.

+ V*\a\ac\vs0( là khối lượng vật tư nhận được của hai lần cung cấp ứng với t*\a\ac\ vs0( , đvvt

+ tbq Thời gian bình quân giữa hai lần cung cấp : t = \f(, c Xác định số lượng vật tư cần mua năm kế hoạch.

Nhu cầu mua vật tư được tính theo công thức:

Ntn = Ndm+ Qck -Nđk (3-10) Trong đó :

Ntn : Nhu cầu vật tư cần mua năm kế hoạch.

Ndm : Nhu cầu vật tư theo định mức.

Qck : Lượng vật tư tồn cuối năm.

Nđk : Lượng vật tư tồn kho đầu năm KH.

3.2.4 Các phương pháp phân loại vật tư kỹ thuật

Các phương pháp phân loại vật tư kỹ thuật : Để lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật chủ yếu trước tiên phải xác định được các loại vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty sử dụng cho năm kế hoạch hay nói cách khác là phân loại các vật tư kỹ thuật của Công ty.

Những loại vật tư chủ yếu là những loại vật tư :

+ Về mặt lý thuyết nó có sự ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh. + Về mặt số lượng và giá trị nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị vật tư của Công ty.

Vật tư kỹ thuật chủ yếu lựa chọn theo các phương pháp khác nhau, song chủ yếu là ở 3 phương pháp sau:

Phương pháp lựa chọn vật tư kỹ thuật theo mức độ tập trung về cung cấp.

Phương pháp lựa chọn vật tư kỹ thuật theo phương pháp 20/80.

Phương pháp lựa chọn vật tư kỹ thuật theo phương pháp ABC.

- Phân loại vật tư kỹ thuật theo phương pháp tập trung về cung cấp:

Về giá trị, các loại vật tư khác nhau có mức độ tập trung cung cấp khác nhau. Mức độ tập trung về cung cấp của mỗi loại vật tư được đánh giá qua tỷ lệ giá trị của mỗi loại vật tư đó trong tổng giá trị vật tư tương ứng với tỷ lệ số lượng chủng loại vật tư.

- Phân loại vật tư kỹ thuật theo phương pháp 20/80:

Theo số liệu thống kê, thông thường thay đổi với một DN có khoảng 20% số chiếm 20% giá trị dự trữ Do vậy, đối tượng ưu tiên trong cung cấp là 20% số mặt hàng chiếm 80% giá trị dự trữ (con số 20 và 80 chỉ mang tính tương đối và nó có thể là 15/85, 10/90 hay 25/75 ) Cách phân loại này thường được áp dụng trong việc xác định các loại vật tư ưu tiên trong cung cấp và trong dự trữ.

- Phân loại vật tư kỹ thuật theo phương pháp ABC:

Theo kinh nghiệm về quản lý vật tư trong các DN, các vật tư kỹ thuật có thể chia làm 3 loại:

+ Loại A: chiếm 10 - 20% số lượng mặt hàng và chiếm 70 - 80% giá trị dự trữ. + Loại B: chiếm 20 - 30% số lượng mặt hàng và chiếm 10 - 20% giá trị dự trữ + Loại C: chiếm 50 - 60% số lượng mặt hàng và chiếm 5 - 10% giá trị dự trữ.

Từ đó, người ta có thể xác định được mức độ ưu tiên đối với từng loại vật tư như:

Thực trạng công tác quản lý cung ứng vật tư kỹ thuật của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa năm 2016

3.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2016 của Công ty

Hàng năm Công ty đều căn cứ vào nhu cầu vật tư trong năm để lập kế hoạch mua các loại vật tư chủ yếu Tình hình thực hiện kế hoạch mua các vật tư kỹ thuật chủ yếu được thể hiện trong bảng 3-1:

Tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm

Kế hoạch năm 2016 Thực hiện mức năm

TH2016/KH2016 Định mức Nhu cầu Định mức Nhu cầu Địn mức h Nhu cầu

Về mặt thực hiện định mức: Công ty đã thực hiện tốt so với định mức xây dựng.

Về mặt số lượng vật tư: nhu cầu một số vật tư chủ yếu sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 giữa thực hiện so với kế hoạch đặt ra là còn mất cân đối, có sự phát sinh giảm về lượng vật tư Điều này được thấy qua sự giảm về lượng vật tư thực hiện so với kế hoạch đặt ra Thực tế cả ba loại vật tư là sợi menthol, sợi thơm, đầu lọc 132mm đều giảm so với kế hoạch

Nguyên nhân dẫn tới sự giảm lượng vật tư này là do sản lượng thuốc lá sản xuất giảm đi 320 bao so với kế hoạch đặt ra trong khi định mức tiêu hao vật tư không thay đổi.

Nhìn chung công tác lập kế hoạch vật tư cung ứng cho Công ty đã đảm bảo vật tư cung ứng đầy đủ kịp thời tuy nhiên vẫn còn sự chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch do đó có sự chênh lệch giữa định mức, khối lượng công việc, đơn giá,… do đó trong thời gian tới Công ty nên chú trọng tới công tác lập kế hoạch hơn nữa để nhằm góp phần hoàn thiện cho công tác quản lý vật tư được tốt hơn nữa.

3.3.2 Thực trạng công tác tổ chức thực hiện công tác cung ứng vật tư

3.3.2.1 Phân tích tình hình mua sắm vật tư.

Công ty áp dụng kĩ thuật phân tích ABC (kĩ thuật Pareto) Theo đó Công ty phân loại nhóm nguyên vật liệu dựa trên giá trị và số lượng của từng loại nguyên vật liệu đó Dưới đây là bảng phân loại nhóm nguyên vật liệu của Công ty năm

Phân loại nhóm nguyên vật liệu của Công ty năm 2016.

Nhóm Chỉ tiêu Chủng loại

Các loại nguyên vật liệu này thường có định mức hao hụt lớn : các loại sợi, giấy nhôm, bóng kính bao tút, mực nhũ,…

- Số lượng 35% Bao gồm: giấy cuốn điếu, chỉ xé,……

- Số lượng 55% Bao gồm : nhãn bao, đầu lọc, tút,……

 Quy trình thu mua vật tư:

Quá trình mua vật tư thể hiện qua các bước sau:

Hình 3.1 Quy trình mua sắm vật tư tại Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa.

Trong kỳ dựa vào kỳ kế hoạch vật tư được xây dựng đầu tháng, những biên bản phát sinh trên tình hình thực tế sản xuất tại Công ty được Giám đốc và các phòng ban thông qua, phòng kế hoạch tổng hợp nhu cầu mua sắm, tìm hiểu mặt hàng và thị trường giá cả Phòng tập hợp các đơn hàng, báo cáo của các đơn vị chào bán (ít nhất phải có 3 bản chào hàng, báo giá của ba doanh nghiệp khác nhau) trình hội đồng duyệt giá Sau khi xem xét các báo giá, hội đồng giá sẽ lựa chọn một doanh nghiệp có tính tiên tiến nhất, hợp lý về giá, hội đồng giá sẽ lựa chọn một doanh nghiệp có tính tiên tiến nhất (hợp lý về giá, chất lượng tốt, điều kiện hậu mãi, thanh toán hợp lý…) tiến hành thương thảo Phòng kế hoạch sẽ soạn thảo hợp đồng mua bán và căn cứ vào hợp đồng tiến hành mua hàng (Riêng vật tư liên quan đến hương liệu trên tờ trình mua phải có ý kiến của Phòng Kỹ thuật Công nghệ Riêng vật tư cơ điện phòng Kỹ thuật Cơ điện chủ trì) Khi chuyển nhận vật tư mua về thì kèm theo biên bản kiểm nghiệm hàng hóa nhập kho sẽ thể hiện chủng loại, số lượng và chất lượng của hàng hóa Căn cứ vào hóa đơn hoặc biên bản theo quy trình quản lý vật tư, bộ phận quản lý vật tư lập phiếu nhập kho hoặc tạm nhập để hoàn tất hồ sơ mua bán vật tư Như vậy quy trình thủ tục mua vật tư tại Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thanh Hóa tương đối chặt chẽ và đúng quy định của Bộ tài chính, của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.

 Nguồn cung cấp vật tư:

Hàng năm lượng vật tư của Công ty được cung cấp từ các doanh nghiệp trong và ngoài Tập đoàn như sau:

- Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam.

Kế hoạch mua sắm vật tư

Tìm hiểu thị trường Lựa chọn nguồn cung cấp

Kiểm tra và nhận hàngNhập kho

- Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long (Vinataba Thăng Long).

- Công ty TNHH MTV Thuốc lá Sài Gòn (Vinataba Sài Gòn).

- Công ty Cổ phần Ngân Sơn.

3.3.2.2 Quản lý cấp phát và sử dụng vật tư.

 Quản lý cấp phát vật tư:

Hàng tháng căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất và định mức tiêu hao vật tư trong các phân xưởng, phòng Kế hoạch tổ chức cấp phát vật tư cho từng phân xưởng theo các đợt cung cấp Cụ thể đối với các loại vật tư như sau:

+ Đối với xuất kho vật tư hàng hóa:

- Căn cứ vào số lượng và giá trị vật tư trong kế hoạch giá thành công đoạn của Công ty.

- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất tháng của các phân xưởng mà Giám đốc đã có quyết định giao trên cơ sở các định mức tiêu hao chủ yếu của Công ty đã ban hành.

- Căn cứ vào kế hoạch vật tư phụ tùng thay thế sửa chữa thường xuyên đã được các phòng ban chức năng và Phó giám đốc phụ trách phê duyệt.

- Căn cứ vào lệnh sản xuất, phương án sản xuất, quyết định xuất kho và phiếu đặt làm đã được Giám đốc Công ty phê duyệt.

- Căn cứ vào danh sách duyệt chế độ bảo hộ lao động của phòng Lao động tiền lương và các quyết định có liên quan về chế độ bảo hộ lao động.

Với khối lượng công việc hàng ngày nhiều, Quản đốc hoặc phó Quản đốc phân xưởng phải viết phiếu lĩnh vật tư theo từng ca để phục vụ sản xuất Đối với vật tư kỹ thuật phụ tùng thay thế, thiết bị, phiếu lĩnh vật tư của phân xưởng phải được Phó giám đốc ký hoặc phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật Cơ điện ký duyệt.

Phiếu lĩnh vật tư phân xưởng phải được thể hiện đầy đủ như: ca, ngày tháng, năm, đơn vị lấy vật tư, người lĩnh vật tư, chủng loại vật tư, mã số danh điểm, đơn vị tính, số lượng, nội dung sử dụng, phải có đầy đủ chữ ký của Quản đốc hoặc phó Quản đốc, thống kê trên phiếu.

+ Đối với cấp phát vật tư phục hồi sửa chữa:

Các đơn vị được phân công sửa chữa phải viết phiếu lĩnh vật tư thiết bị hỏng ở kho vật tư về để sửa chữa.

Trường hợp giải quyết sự cố để phục vụ sản xuất ngay mà các đơn vị sửa chữa, đã sửa chữa xong chưa nộp kho vật tư đã phải xuất, thì đơn vị lấy vật tư sửa chữa đó và phân xưởng phải báo thủ kho vật tư biết để vào sổ sách và làm thủ tục nhập xuất kho.

+ Đối với cấp phát vật tư đưa vào gia công sản phẩm:

Tất cả các vật tư khi xuất ra để gia công sản phẩm phải thực hiện đúng theo các chỉ tiêu định mức và bản vẽ gia công đã được Công ty ban hành.

Các vật tư mà khi xuất ra để gia công sản phẩm sẽ còn một số đầu thừa kết cấu không đủ sản phẩm thì giá trị của vật tư đó được kết cấu hết vào sản phẩm, phần hiện vật còn lại đơn vị phải nộp kho, vật tư không giá trị để tận dụng và phục vụ cho các công việc khác.

+ Đối với vật tư hàng hóa xuất ra ngoài:

Lập kế hoạch cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2017 của Công ty

ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa.

3.4.1 Trình tự lập kế hoạch cung ứng vật tư và các căn cứ cho việc lập kế hoạch cung ứng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu của Công ty năm 2017

3.4.1.1 Trình tự lập kế hoạch cung ứng vật tư.

Trình tự các bước lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa năm 2017 được thể hiện qua lưu đồ hình 3.2.

Hình 3.2 Trình tự lập kế hoạch vật tư của Công ty năm 2017. Để giúp cho việc lập kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật một cách chính xác logic, có căn cứ khoa học cũng như có sức thuyết phục thì công tác lập kế hoạch sẽ tiến hành các nội dung sau.

Kế hoạch dự trữ vật tư: Trong kế hoạch dự trữ vật tư phải xác định được định lượng vật tư dự trữ thường xuyên và lượng vật tư dự trữ bảo hiểm cho mỗi loại vật tư về số lượng cũng như về giá trị.

Tổng hợp các căn cứ lập kế hoạch

Kết thúc Đánh giá và một số biện pháp thực hiện kế hoạch

Tối ưu hóa quá trình cung ứng vật tư Lập kế hoạch vật tư cần mua năm 2017 Lập kế hoạch dự trữ vật tư chủ yếu năm 2017 Lập kế hoạch nhu cầu vật tư cần dùng năm 2017

Bắt đầu lập kế hoạch

Xác định lượng vật tư cần mua: Lượng vật tư cần mua được xác định trên cơ sở số lượng vật tư cần dùng trong kỳ, số lượng vật tư tồn kho đầu kỳ và lượng vật tư tồn kho cuối kỳ dự kiến Xác định thời gian mua vật tư, số lượng cho mỗi lần mua trong kỳ.

Xác định nhu cầu vật tư cần dùng trong kỳ: Nhu cầu vật tư cần dùng trong kỳ được xác định bằng mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm và khối lượng công tác trong kỳ.

Kết thúc giai đoạn lập kế hoạch là đề ra phương pháp tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đảm bảo sao cho kế hoạch mang tính thực thi và hợp lý.

3.4.1.2 Các căn cứ lập kế hoạch. a Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 của Công ty.

Kế hoạch sản xuất năm 2017 của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa được tập hợp trong bảng 3-4 :

Kế hoạch sản xuất năm 2017 của Công ty.

STT Các chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch

Tổng Bao 100.806.000 b Kế hoạch định mức tiêu hao một số vật tư kỹ thuật chủ yếu năm 2017 của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa. Để xác định mức tiêu hao vật tư có định mức năm 2017 Công ty xây dựng dựa vào căn cứ sau: Công văn hướng dẫn về xây dựng định mức tiêu hao vật tư của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long; dựa vào phương pháp thống kê kinh nghiệm kết hợp với phương pháp phân tích rà soát lại các mức tiêu hao về các loại vât tư đã được phân tích trong các năm trước; dựa vào tình trạng kỹ thuật công nghệ Công ty đang áp dụng, tình trạng của máy móc thiết bị của Công ty để đưa ra một mức tiêu hao riêng cho Công ty (định mức tiêu hao này phải được Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và Công ty mẹ

- Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long thông qua) Qua quá trình tìm hiểu,theo dõi định mức tiêu hao vật tư chủ yếu nhiều năm trước của Công ty, tác giả điều chỉnh không đáng kể so với định mức tiêu hao của Công ty cho đề tài của mình.Mức tiêu hao vật tư cho từng loại thể hiện ở trong bản 3-5: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính của Công ty năm 2017.

STT Tên vật tư ĐVT Mức của

3 Đầu lọc 132mm Cây/1000bao 3.385 3.385 0 c Kế hoạch về đơn giá một số vật tư chủ yếu của Công ty năm 2017.

Dựa vào những căn cứ để phân loại vật tư và xác định vật tư chủ yếu như trên đã nói, trong bài luận văn tác giả đề cập 3 loại vật tư chủ yếu là: sợi menthol, sợi thơm và đầu lọc 132mm.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê thì giá cả loại mặt hàng đầu lọc 132mm năm 2017 trên thị trường tăng so với năm 2016 Ngoài ra, hai loại vật tư là sợi menthol và sợi thơm do Công ty sản xuất, với mục tiêu giảm giá thành sản xuất Vì vậy trong luận văn này, đơn giá của một số vật tư kỹ thuật chủ yếu được tác giả hiệu chỉnh so với đơn giá trong “Báo cáo thực hiện giá mua vật tư chủ yếu năm 2017” do Công ty lập ngày 31/12/2016.

Kế hoạch đơn giá vật tư chủ yếu của Công ty năm 2017.

TT Tên vật tư ĐVT Đơn giá của Công ty Đơn giá của tác giả

3 Đầu lọc 132mm đ/cây 161 162 d Tình hình thị trường cung ứng vật tư.

Trong doanh nghiệp công nghiệp có rất nhiều loại vật tư khác nhau, mỗi loại vật tư lại có rất nhiều nhà cung ứng Trong phạm vi của luận văn thì tác giả không thể phân tích tình hình thị trường của từng loại vật tư, nhưng theo cơ chế thị trường như hiện nay thì thị trường cung ứng rất phong phú về chất lượng cũng như chủng loại của vật tư và việc ký kết các hợp đồng mua bán với các đơn vị cung ứng rất thuận lợi có thể ký kết dài hạn theo nhu cầu và sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua. Trong năm vừa qua Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa không gặp khó khăn trong việc mua vật tư mặc dù năm 2016 là năm chịu nhiều biến động về giá cả, quá trình thu mua vật tư của Công ty luôn thuận lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất, không xảy ra trường hợp gián đoạn sản xuất do thiếu vật tư. e Điều kiện vận chuyển và biện pháp tiết kiệm vật tư.

Quá trình vận chuyển vật tư từ đơn vị cung ứng đến kho vật tư của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa rất thuận tiện và đa số các đơn vị cung ứng đều phục vụ tận tình trong việc vận chuyển vật tư đến kho bãi của Công ty nếu Công ty yêu cầu Hầu hết vật tư đều được Công ty vận chuyển bằng ô tô.

* Biện pháp tiết kiệm vật tư trong sản xuất : Để có thể tiết kiệm vật tư thì Công ty có thể:

- Tận dụng những phế liệu: Phế liệu sinh ra được phân ra nhiều loại, nói chung phải tích cực thu hồi và tận dụng Phế liệu còn sử dụng được, như dùng để chế tạo ngay loại sản phẩm đó hoặc dùng để sản xuất các mặt hàng khác.

Ngày đăng: 07/04/2023, 11:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] PGS.TS: Nguyễn Đức Thành - Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, Khoa Kinh tế- QTKD, Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Khác
[2] PGS.TS: PGS.TS Ngô Thế Bính, ThS Nguyễn Thị Hồng Loan (2004), Bài giảng Thống kê kinh tế, Khoa Kinh tế- QTKD, Trường ĐH Mỏ - Địa chất Khác
[3] PGS.TS Nguyễn Đức Thành (2000), Tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, Hà Nội, Khoa Kinh tế- QTKD, Trường ĐH Mỏ- Địa chất Khác
[4] Nhóm tác giả: TS Nguyễn Duy Lạc- Phí Thị Minh Thư- Lưu Thị Thu Hà, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Khoa Kinh tế- QTKD, Trường ĐH Mỏ - Địa Chất Khác
[5] Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2015-2016 Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[6] Báo cáo tài chính 2015, 2016 Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[7] Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2015, 2016 Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[8] Sổ tay chất lượng, chức năng các phòng ban, sơ đồ công nghệ Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[9] Báo cáo tình hình sản xuất tiêu thụ theo 2 chỉ tiêu năm 2015, 2016 Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[10] Báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2015, 2016, kế hoạch 2016 và 2017 Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[11] Báo cáo tổng hợp giá thành sản phẩm năm 2015, 2016 Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[12] Tài liệu kỹ thuật Phòng Kỹ thuật công nghệ Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[13] Báo cáo luân chuyển vật tư năm 2016 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 của Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[14] Quy chế trả quản lý vật tư của Công TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác
[15] Báo cáo phương hướng hoạt động 5 năm 2016-2021 của Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w