Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2, tên giao dịch quốc tế là DOPHARMA, là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế, Doanh nghiệp có trụ sở tại số 9 Trần Thánh Tông - Hà Nội, được xây dựng trên khu đất rộng 12.000m 2
Công ty được thành lập và cấp giấy kinh doanh số 0103006888, mã số thuế
0100109113 ngày 3/3/2005 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp và hoạt động theo luật Doanh nghiệp.
+ Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu hoá chất, tinh dầu, thuốc tân dược, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.
+ Kinh doanh : máy móc thiết bị y tế, máy móc, thiết bị, bao bì phục vụ sản xuất thuốc tân dược, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng.
+ Tư vấn khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dược.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 là một công ty cổ phần dưới hình thức cổ phần chi phối với 51% vốn nhà nước hoạt động theo các quy định, điều lệ, luật định về công ty cổ phần.
Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2, mà tiền thân của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 là một xưởng bào chế quân dược của Cục Quân y, thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ sản xuất thuốc phục vụ quân đội Thời gian này, thuốc tân dược từ nước ngoài tuy có chất lượng tốt nhưng lại rất khan hiếm Nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị trong giai đoạn này là nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc phục vụ chiến trường.
Năm 1954 đơn vị được chuyển về Hà Nội và tiếp tục được Đảng và Nhà nước đầu tư, lấy tên là Xí nghiệp Dược phẩm 6-1 (mùng Sáu tháng Giêng).
Năm 1960, Xí nghiệp Dược phẩm 6-1 được chuyển sang Bộ Y tế quản lý và đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm số 2.
Trong suốt những năm chiến tranh, Xí nghiệp Dược phẩm đã có những đóng góp to lớn trong việc sản xuất và cung cấp thuốc cho bộ đội cũng như nhân dân, phục vụ cho công cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Đầu năm 1985, công trình xây dựng Xí nghiệp Dược phẩm số 2 hoàn thành trên diện tích 12.000m 2 tại số 9 Trần Thánh Tông - Hà Nội Máy móc thiết bị và dụng cụ hóa chất của công ty do nhà máy Hóa dược phẩm số I - Matxcova và công ty Dược phẩm Leningrat giúp đỡ Năm 1985 Xí nghiệp được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Đơn vị anh hùng" do những đóng góp to lớn của đơn vị trong những năm đầu xây dựng đất nước từ sau khi giành được độc lập.
Ngày 7 tháng 5 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 338/QĐ- HĐBT công nhận Xí nghiệp Dược phẩm số 2 là doanh nghiệp Nhà nước và được phép hạch toán độc lập để tăng tính tự chủ về tài chính Từ đây Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 và cũng bước sang một giai đoạn phát triển mới , giai đoạn tự hạch toán kinh doanh trong thời kỳ đất nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường cạnh tranh.
Trong những năm đầu, Xí nghiệp chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ với máy móc thiết bị đơn sơ và số lượng công nhân vài chục người Xí nghiệp cũng đã gặp phải những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua trong những năm đầu hoạt động với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập Nhưng cho đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 đã vượt qua được những khó khăn và ngày càng vững mạnh, giành được uy tín trên thị trường.
Ngày nay, Xí nghiệp đã có một hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại với công nghệ hoàn thiện và quy mô mở rộng với gần 200 cán bộ công nhân viên chức
Hoạt động trong các phân xưởng và phòng ban khác nhau Năm 2003, được sự đầu tư của Nhà nước, Xí nghiệp đã xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP (Good Phamarceutical Manufacturing Practice -
Cơ sở sản xuất thuốc tốt) Xí nghiệp đã có một cơ sở kỹ thuật sản xuất thuốc tương đối hiện đại với quy trình công nghệ khép kín, sản xuất trong môi trường vô trùng, kỹ thuật xử lý nước tinh khiết, các công đoạn sản xuất nhanh, các kỹ thuật kiểm tra hóa - lý cao, chuẩn xác đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Xí nghiệp luôn tăng cường đầu tư đổi mới, nâng cấp, tăng cường trang thiết bị nhằm hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tích cực và năng động tìm kiếm các thị trường nhằm duy trì cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Đồng thời Xí nghiệp cũng có những chính sách thưởng phạt phù hợp đã khuyến khích được đội ngũ công nhân viên làm việc tích cực có hiệu quả.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 8 Đầu tháng 3 năm 2005, Xí nghiệp đã có quyết định của Bộ Y tế cho phép chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, tên chính thức của Xí nghiệp hiện nay là Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
Hiện nay Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 là một trong những đơn vị hàng đầu trong khối doanh nghiệp Nhà nước Sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng của cả 20 đơn vị thành viên Tổng công ty Dược Việt Nam Hàng tháng, Công ty sản xuất và tiêu thụ khoảng
50 loại thuốc tiêm, 95 loại thuốc viên, 5 loại cao xoa, thuốc nước Các mặt hàng có doanh thu lớn phải kể đến Ampicilin, Amoxcilin, Vitamin B1, Vitamin C, Cloxit… Những năm gần đây sản phẩm của công ty liên tục giành được danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" tại các hội chợ triển lãm và có uy tín cao ở cả trong và ngoài nước.
Với những thành tích đã đạt được công ty đã đón nhận nhiều huân chương và quan trọng hơn là sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của công ty.
Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện địa lý : Địa chỉ nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 được đặt tại: Lô 27 khu công nghiệp Quang Minh - Mê Linh - Hà Nội, đạt tiêu chuẩn GMP WHO, rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại
Mê Linh là một huyện nằm ở phía Bắc Hà Nội, giáp sân bay Nội Bài Đây là địa danh gắn với tên tuổi của Hai Bà Trưng Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên và huyện Bình Xuyên của tỉnh Vĩnh Phúc Phía Nam giáp sông Hồng, ngăn cách với huyện Đan Phượng và huyện Đông Anh Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc Phía Đông giáp huyện Sóc Sơn Diện tích: 14.164 ha Nằm trên dải phù sa mùa mỡ ven sông Hồng bốn mùa hoa trái tốt tươi, khí hậu ôn hòa, lại nằm trong trục tam giác phát triển phía Bắc với hệ thống giao thông huyết mạch của cả nước gồm: đường sắt, đường thủy, đường bộ đã giúp Mê Linh thu hút được gần 300 dự án đầu tư trong và ngoài nước Chính nơi đây cũng đã hình thành các khu công nghiệp Quang Minh, Tiền Phong, Kim Hoa với tổng số vốn đăng ký đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD và gần 10.000 tỷ đồng.
Cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội của Mê Linh được cải thiện rõ rệt Các tuyến tỉnh lộ 308, 312, nhiều đường giao thông nông thôn, trường học, trạm xá… được cải tạo, nâng cấp, làm mới đang tạo cho Mê Linh bước phát triển toàn diện. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế… có nhiều chuyển biến tiến bộ.
Và do là công ty sản xuất thương mại nên điều kiện thời tiết, khí hậu là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm
Nằm giữa vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có thể phân biệt được rõ rệt là 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 10 còn mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Điều này gây khó khăn cho việc di chuyển, cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng Còn việc sản xuất sản phẩm lại hoàn toàn yên tâm vì tất cả đều được thực hiện trong hệ thống dây chuyền công nghệ khép kín trong nhà, đảm bảo chất lượng và sản lượng đề ra.
1.2.2 Điều kiện về lao động – dân số:
Mê Linh nằm gần trung tâm thành phố Hà Nội, là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp có số lượng lớn về dân số - lao động hàng đầu cả nước Dân số: 187.255 người (năm 2009) Với nguồn lao động dồi dào, đa dạng từ lao động phổ thông cho tới lao động có trình độ chuyên môn cao tạo nên 1 số thuận lợi nhất định cho việc tuyển mộ, tuyển chọn lao động phục vụ cho những yêu cầu của doanh nghiệp.
1.2.3 Điều kiện về kinh tế :
Ngành dược là một trong những nhóm ngành đặc biệt thu hút, được kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2017 nhờ nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước và sự hồi phục của nền kinh tế.
Trong năm nay, Việt Nam sẽ ký kết hoặc kết thúc đàm phán khoảng 6 Hiệp định thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương, chưa kể hàng loạt các FTA đã có hiệu lực và đang trên lộ trình cắt giảm thuế quan Cũng theo kế hoạch năm 2015, hàng loạt hiệp định khác cũng có hiệu lực hoặc sẽ được ký kết, như hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa 10 nước ASEAN và 6 nước đối tác (RCEP), tiếp tục cắt giảm thuế quan theo cam kết tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 10
Những hiệp định trên sẽ mở ra cho Việt Nam vận hội mới để hội nhập và phát triển Trong đó có 12 ngành công nghiệp được ưu tiên hội nhập gồm sản phẩm từ nông nghiệp, hàng không (vận tải hàng không), ô tô, điện tử ASEAN, thủy sản, y tế, các sản phẩm cao su, dệt may và may mặc, du lịch, các sản phẩm Trong sự phát triển mạnh mẽ và nhu cầu về nâng cao sức khỏe con người, y tế đã trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại dịch vụ trong nước cũng như quốc tế.
Sự chuyển động càng mạnh mẽ hơn khi hàng loạt các công ty dược phẩm ra đời với nhiều mẫu mã, chức năng và chủng loại sản phẩm Do nhu cầu ngày càng cao của xã hội nên các doanh nghiệp (DN) sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm với hoạt động sản xuất và xuất khẩu thuận lợi hơn nhờ rào cản thuế quan, phi thuế quan được tháo gỡ Theo kỳ vọng, một thị trường thống nhất đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ thúc đẩy sự phát triển các mạng lưới sản xuất trong khu vực và tăng khả năng của ASEAN trong việc đảm nhận vai trò trung tâm sản xuất của thế giới và là một phần của dây chuyền cung ứng toàn cầu Ngành dược phẩm sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển trong năm 2017
1.2.4 Nhiệm vụ, chức năng của công ty
Sản xuất kinh doanh dược phẩm Sản phẩm chủ yếu của Công ty là các loại thuốc tiêm, thuốc viên và các loại hóa phẩm như: Vitamin A, B1, B6, B12, Ampicilin, thuốc cảm cúm, cao xoa được đóng trong các lọ thủy tinh, lọ nhựa hay các vỉ Ngoài ra Công ty còn sản xuất một số thuốc gây nghiện, có độc tính cao theo chương trình của Nhà nước như Codeinbazo, Nacotin, Hồng Hoàng, Moocphin Sản lượng hàng năm của Công ty đạt gần 2 tỷ thuốc viên và 100 triệu thuốc tiêm và hàng tấn dung môi hóa chất phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
Công ty đã nghiên cứu và đưa ra thị trường nhiều loại dược phẩm mới hiện nay đã trở nên thông dụng như Rotunda, RutinC.
- Xuất nhập khẩu dược phẩm.
- Tư vấn dịch vụ khoa học trong lĩnh vực dược.
- Kinh doanh các ngành khác theo quy định của pháp luật.
Công nghệ sản xuất của công ty
1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Do thuốc là sản phẩm có tác dụng trực tiếp đến cơ thể con người, ảnh hưởng đến sức khỏe nên quy trình sản xuất thuốc phải đảm bảo khép kín và tuyệt đối vô trùng, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh phải chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, sản phẩm được kiểm tra bằng những tiêu chuẩn. Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 có 4 phân xưởng: phân xưởng thuốc tiêm, phân xưởng thuốc viên, phân xưởng chế phẩm và phân xưởng cơ điện Các phân xưởng thuốc tiêm, thuốc viên và chế phẩm là các phân xưởng sản xuất chính sản xuất ra các sản phẩm tiêu thụ trên thị trường Phân xưởng cơ điện là phân xưởng phụ, có nhiệm vụ sản xuất ra các lao vụ cung cấp cho cả ba phân xưởng trên chứ không bán ra thị trường Quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua 3 giai đoạn (được thể hiện qua hình 1.1, hình 1.2, hình 1.3 và hình 1.4)
- Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Căn cứ vào lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, phân xưởng sản xuất bắt đầu tập hợp các yếu tố liên quan trong quá trình sản xuất vào kế hoạch sản xuất (có ghi rõ số lô, số lượng thành phẩm và các thành phần như nguyên liệu chính, tá dược và quy cách đóng gói, khối lượng trung bình viên) Sau đó, Tổ trưởng tổ pha chế sẽ có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như phiếu lĩnh vật tư Các loại vật tư đó phải được cân đo đong đếm thật chính xác với sự giám sát của kỹ thuật viên của phân xưởng sản xuất.
- Giai đoạn sản xuất: tổ trưởng tổ sản xuất và kỹ thuật viên phải trực tiếp giám sát công việc pha chế mà công nhân làm Khi pha chế xong, công việc của kỹ thuật viên là phải kiểm nghiệm bán thành phẩm Nếu đạt tiêu chuẩn quy định thì tiếp tục sản xuất.
- Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất Khi công đoạn sản xuất đã hoàn tất thì bắt đầu kiểm nghiệm thành phẩm Sau khi thành phẩm đã đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và có phiếu kiểm nghiệm kèm theo thì mới tiến hành công việc đóng gói Công việc đóng gói hoàn tất, lúc bấy giờ mới chuyển thành phẩm lên kho cung với phiếu kiểm nghiệm và nhập vào kho của công ty.
Do sản phẩm gồm nhiều loại thuốc khác nhau nên có quy trình khác nhau. Mỗi loại thuốc có những tiêu chuẩn định mức riêng Tuy nhiên nói chung các quy trình sản xuất các loại dược phẩm tại Công ty đều là quy trình khép kín, chu kỳ ngắn với số lượng lớn đối với từng loại dược phẩm.
Tại phân xưởng thuốc tiêm, ngoài công việc pha chế dược liệu còn có các công việc như cắt ống, rửa ống, soi ống, kiểm tra đóng gói, được tiến hành theo 2 dây chuyền, ứng với mỗi loại dây chuyền sẽ sản xuất ra 2 loại sản phẩm thuốc tiêm trên các loại ống 1ml và ống 2ml, 5ml.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 12
Hình 1.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất loại ống 1ml
Hình 1.2: Sơ đồ dây chuyền sản xuất ống 2ml và 5ml
Tại phân xưởng thuốc viên, sản phẩm gồm các lọai thuốc viên nén hay viên con nhộng như: Vitamin A, B, C, Ampicilin, kháng sinh… Ống rỗng Cắt ống Rửa ống
NVL Pha chế Đóng ống Hàn, soi, in ống Đóng gói hộp Giao nhận Kiểm tra, đóng gói Ống rỗng Rửa ống Đóng gói hộp Giao nhận Kiểm tra, đóng gói
NVL Pha chế Đóng ống Hàn, soi, in ống
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên nén
Tại phân xưởng chế phẩm, sản phẩm là các loại thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, các loại cao xoa.Phân xưởng có tổ mỡ và tổ hóa dược.
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình sản xuất các loại chế phẩm
Phân xưởng cơ khí là phân xưởng phụ, chuyên phục vụ sửa chữa định kỳ, thường xuyên, phục vụ điện nước và sản xuất hơi cho các phân xưởng sản xuất chính Phân xưởng này bao gồm các tổ tiện, gò hàn, nồi hơi,…
Các phân xưởng được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại khép kín. Công tác sản xuất đạt trình độ chuyên môn hóa cao, các tổ sản xuất trong một phân xưởng quan hệ mật thiết với nhau theo từng dây chuyền.
Việc trang bị kĩ thuật của công ty là vô cùng cần thiết, nhất là trong thời kỳ xã hội hiện nay, kinh tế phát triển, đời sống xã hội được nâng cao, do nhu cầu dịch vụ cũng rất lớn và yêu cầu ngày càng hiện đại.Tăng cường trang bị kĩ thuật
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 14
NVL Xay, rây Pha chế Dập viên Đóng gói Đóng gói hộp Kiểm tra, đóng
NVL Xử lý Chiết suất Tinh chế Đóng gói hộp Giao nhân Kiểm tra, đóng gói Sấy khô cũng chính là nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Bảng thống kê các loại máy móc thiết bị chính
Tên thiết bị Số lượng
Dây chuyền sản xuất thuốc bột pha tiêm
Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên
Dây chuyền sản xuất thuốc Đông Dợc 1
Dây chuyền sản xuất thuốc Kem – Mỡ - Gel 1
Dây chuyền sản xuất thuốc viên nang mềm
Dây chuyền sản xuất thuốc bột, cốm, viên
Máy nhũ hoá chân không TFZRJ-350L 1
Máy đóng tuýp nhôm QGGF-60Z-B 1
Nồi diệt khuẩn nguyên liệu thuốc 350L 1
Máy đóng thuốc tiêm bột vào lọ KFS4 1
Máy diệt khuẩn thuốc tiêm bột GMS-B 1
Máy dán băng dính tự động CXH-S/G 1
Máy xếp lọ thuốc tiêm bột SML-700 1
Máy rửa hấp sấy nút cao su KJCS-E 1
Máy đóng gói thuốc tự động DXDK900 3
Dây truyền đếm viên & đóng chai thuốc tự động LP-120 3
Máy dập và làm sạch viên thuốc nén ZP35B,
Máy hút bụi XCJ 210 Số 01 2
Máy trộn khô nguyên liệu thuốc hai chiều
Máy tạo hạt thuốc tầng sôi công nghệ mới
Máy xay nguyên liệu thuốc vạn năng 30B-C 1
Máy dập và làm sạch viên thuốc ZP27 1
Máy ép vỉ thuốc màng nhôm-nhựa, nhôm- nhôm DPH250A 2
Qua bảng thống kê các loại máy móc (Bảng 1- 1) cho thấy, công ty rất chú trọng đến việc đầu tư máy móc thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Tình hình tổ chức quản lý và lao động của công ty Dược phẩm Trung Ương 2
1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty a Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 nằm trên khu đất rộng gần 12.000m 2 gồm các phân xưởng, kho bãi, nhà cửa Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức của công ty hiện nay có gần 200 người, trong đó có khoảng 100 người có trình độ đại học, trung cấp, còn lại là đội ngũ công nhân lành nghề, đã qua đào tạo.
Công ty áp dụng mô hình quản lý trực tuyến - chức năng, tập thể lãnh đạo, cấp dưới trực tiếp chịu sự quản lý của cấp trên theo chế độ một thủ trưởng Việc lựa chọn này nhằm thống nhất mệnh lệnh để tránh sự rối loạn, gắn trách nhiệm đối với người cụ thể và để cung cấp những thông tin rõ ràng trong tổ chức Hiện nay, Công ty đã cổ phần hóa, cơ quan có quyền hành cao nhất ở công ty là Hội đồng quản trị Bên cạnh đó Công ty còn thành lập Ban kiểm soát nhằm kiểm tra, giám sát những hoạt động của Hội đồng quản trị có phù hợp với mục tiêu và lợi ích của Công ty.
Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giám đốc có thể trực tiếp chỉ đạo đến các phòng ban, các phân xưởng.
Tại các phòng ban, trưởng phòng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc Dưới trưởng phòng là các phó phòng, có trách nhiệm trợ giúp trưởng phòng đối với mọi công việc của phòng.
Tại các phân xưởng sản xuất, đứng đầu là quản đốc phân xưởng, có nhiệm vụ đôn đốc công nhân làm việc và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất với người quản lý cấp trên trực tiếp là Giám đốc. b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
- Hội đồng quản trị: gồm 5 thành viên trong đó có 1 Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành, 1 Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Kế
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 16 toán trưởng, 3 thành viên ở các mảng kinh doanh, kỹ thuật, sản xuất Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng trong Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong Công ty Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp ít nhất mỗi năm 1 lần do Hội đồng quản trị triệu tập hoặc do Ban kiểm soát triệu tập Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị theo niên khóa của Đại hội đồng cổ đông là 3 năm.
- Giám đốc của Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty chưa có Phó giám đốc Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể người lao động về kết quả hoạt động của Công ty.
- Ban kiểm soát gồm 3 người trong đó có 1 trưởng Ban kiểm soát kiêm Phó phòng tài chính - kế toán Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động điều hành của Giám đốc Công ty cũng như của Hội đồng quản trị.
- Các phòng ban trong Công ty gồm có:.
+ Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): có nhiệm vụ kiểm tra tất cả các nguyên vật liệu nhập vào Công ty, kiểm tra việc các công việc kiểm tra hàm lượng các hóa chất đưa vào pha chế thuốc, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn thành về bao bì, mẫu mã theo quy định của Bộ Y tế và viện kiểm nghiệm trước khi nhập kho và đưa vào tiêu thụ.
+ Phòng đảm bảo chất lượng: kiểm tra các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hoàn thành từ đó đưa ra các kiến nghị để thay đổi, có trách nhiệm ban hành các quy chế dược chính vì các công ty dược nói chung hoạt động theo nguyên tắcDược điểm Việt Nam , tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo quy định của Nhà nước,cục Dược và Bộ Y tế, xây dựng các quy định định mức kỹ thuật dược: định mức kinh tế kỹ thuật thuốc tiêm, thuốc viên, chiết suất, cao xoa, soạn thảo các bài giảng cho công nhân dược để nâng bậc, theo dõi tình hình biến động với phòng nghiên cứu để ban hành quy trình sản xuất thuốc Ngoài ra còn có nhiệm vụ quy hoạch về đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị cho Công ty, đồng thời tiến hành sửa chửa thường xuyên, sửa chữa lớn máy móc trang thiết bị tại Công ty.+ Phòng kế hoạch cung ứng: do Giám đốc chỉ đạo, có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kế hoạch lao động, tiền lương cho các phân xưởng và toàn Công ty Đồng thời chịu trách nhiệm thu mua và quản lý các loại vật tư, nhiên liệu đảm bảo nguyên liệu, bao bì về mọi mặt số lượng và chất lượng phục vụ cho sản xuất.
+ Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của người lao động và các cổ đông, xây dựng và tham mưu về tiêu chuẩn lương, thưởng, bảo hiểm, điều hành bộ máy hành chính, các công việc chung liên quan đến các vấn đề xã hội cũng như đời sống tinh thần của người lao động trong Công ty.
+ Phòng Kinh doanh: chịu trách nhiệm thực hiện tiêu thụ mọi sản phẩm Công ty sản xuất ra Công việc của phòng kinh doanh là tìm kiếm nguồn đầu ra cho sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh và ổn định., tiến hành quảng cáo… Đồng thời phòng kinh doanh có nhiệm vụ cố vấn cho Giám đốc ra các quyết định về sản xuất, tiêu thụ sau khi đã tiến hành nghiên cứu, thăm dò thị trường.
+ Phòng tài chính - kế toán: có nhiệm vụ hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, thống kê, lưu trữ, cung cấp các số liệu, thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng vốn của Công ty trong mọi thời điểm cho Giám đốc và các bộ phận có liên quan nhằm phục vụ công tác quản lý kinh tế, trên cơ sở đó giúp Giám đốc phân tích hoạt động kinh tế để đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.
+ Phòng bảo vệ: phụ trách việc bảo quản mọi tài sản thuộc phạm vi quản lý của Công ty, kiểm tra hàng hóa, vật tư xuất ra, mua vào có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định hay không.
Phương hướng phát triển công ty trong tương lai
Trong năm 2017, Công ty phấn đấu phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành biểu tượng niềm tin và sự lựa chọn hàng đầu Việt Nam về thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe phục vụ sức khỏe cộng đồng. Với mục tiêu đưa ra như trên đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất nhiều của ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong Công ty để biến mục tiêu thành hiện thực Công ty
Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 đã xác định phương hướng phát triển trong thời gian tới với 4 định hướng sau:
Định hướng tuân thủ pháp luật.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn luôn tuân thủ theo các quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tích cực đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương và đất nước
Định hướng lựa chọn và đầu tư phù hợp.
- Trong những năm tới, Công ty xác định lĩnh vực xây lắp tiếp tục là hoạt động chủ đạo của Công ty Đồng thời, Công ty có chiến lược mở rộng hoạt động
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 22 kinh doanh sang lĩnh vực đầu tư xây dựng, đầu tư các công trình công cộng trên địa bàn.
- Đối với hoạt động sản xuất, Công ty xác định tiêu chí uy tín chất lượng sản phẩm làm lợi thế cạnh tranh Công ty tiếp tục sử dụng và đẩy mạnh phát triển thương hiệu DOPHARMA
- Đối với hoạt động thương mại, Công ty đang xúc tiến tìm kiếm, thương thảo để đưa ra chính sách bán hàng mang lại lợi nhuận cao nhất, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Chất lượng uy tín là sự sống còn của Doanh nghiệp.
- Thỏa mãn một cách toàn diện nhu cầu ngày càng cao và đa dạng sản phẩm của khách hàng.
- Thường xuyên nâng cao trình độ, công nghệ, kỹ năng quản lý, tay nghề của cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Chất lượng của sản phẩm, sức khỏe của người bệnh và sự hài lòng của khách hàng là tiêu chí cho sự trường tồn và phát triển của công ty.
Định hướng phát triển nguồn nhân lực.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 luôn xác định rằng nhân lực là tài sản vô giá, là yếu tố then chốt đã mang lại thành công vượt bậc cho Công ty trong những năm gần đây và đang có những chính sách để phát triển nguồn nhân lực trong tương lai, cụ thể như:
- Tiêu chuẩn hoá các chức danh để bố trí nguồn nhân lực phù hợp.
- Nâng cao năng lực trách nhiệm và tính hiệu quả của đội ngũ cán bộ trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ kế cận và có những chính sách thích đáng khích lệ việc học tập nâng cao trình độ phù hợp yêu cầu phát triển Công ty Bổ sung kịp thời những cán bộ nghiệp vụ có trình độ chuyên môn tay nghề phù hợp với ngành nghề đang thiếu và yếu Coi trọng việc nâng cao trình độ văn hóa, tay nghề cho công nhân lao động.
- Cải tiến chính sách lương, thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động.
Hiện nay, công ty đang có các chính sách xúc tiến để sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm Công ty đã có các chính sách xúc tiến sản phẩm: chiết khấu cho các cửa hàng thuốc, đại lý đại diện của công ty; thưởng đối với các đại lý bán hàng tùy theo phần trăm doanh thu bán hàng (10%-30%) ….
Công ty luôn chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các loại sản phẩm dựa trên những điều tra về nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Sứ mệnh của công ty
Cam kết mang đến cho cộng đồng các sản phẩm thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe an toàn, hiệu quả cao bằng chính tâm huyết, sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm của mình với cuộc sống con người và xã hội
Luôn hướng tới sự hài lòng của khách hàng bằng chính tâm huyết và trách nhiệm cao với công việc, tạo ra những việc làm đảm bảo thu nhập và cơ hội thăng tiến cho người lao động
Gia tăng giá trị và lợi ích cho các nhà đầu tư bằng chiến lược kinh doanh đúng đắn cũng như phát triển nguồn tài lực và thế mạnh sẵn có của công ty.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 24
Qua phân tích tình hình chung và các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2, nhận thấy Công ty có những thuận lợi, khó khăn sau:
Công ty có chiến lược kinh doanh đúng đắn, chiến lược xây dựng các nguồn lực đủ mạnh để phát triển Công ty (con người, cải tiến công nghệ…). Công ty cam kết cung cấp các sản phẩm đạt chất lượng cao và luôn luôn ổn định làm vừa lòng khách hàng.
Đánh giá chung hoạt động sản xuất ki.nh doanh của công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty là nghiên cứu một cách toàn diện, có căn cứ khoa học tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm rút ra những kết luận tổng quát về các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ ra những ưu nhược điểm và đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại, đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả và phát triển bền vững. Để có các nhận định tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2016 của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2, ta tiến hành đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu được thể hiện trong bảng 2-1.
Năm 2016, tổng giá trị sản lượng sản xuất ra đạt 152.216 triệu đồng, tăng so với năm 2015 là 17.038 triệu đồng, tương ứng tăng 1,13%, và vượt kế hoạch đặt ra trong năm 2016 Nguyên nhân do thị trường phát triển, nhu cầu về bảo vệ sức khỏe của con người ngày càng được chú ý hơn vì vậy Công ty đã tăng sản lượng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.
Nhu cầu thị trường tăng làm doanh thu thuần của Công ty cũng tăng hơn so với năm 2015 Năm 2016, doanh thu thuần đạt 90.194 triệu đồng, tăng 17% so với năm trước và vượt 12,7% kế hoạch đặt ra Trong khi đó, giá vốn hàng bán lại tăng lên do giá nhập nguồn nguyên vật liệu đầu vào tăng, thời gian trồng và canh tác một số loại thảo dược khá khó khăn do vậy giá vốn hàng bán năm 2016 là 89.314 triệu đồng, tăng 12.740 triệu đồng so với năm 2015 (tăng 16,6%) Điều này dẫn đến lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2016 cũng tăng lên 1,1 triệu đồng ( tương ứng 3,8%) so với năm 2015 Do thuế các khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2016 của Công ty giảm 4,7% so với năm 2015 nên lợi nhuận sau thuế của Công ty năm nay chỉ tăng 5,5 triệu đồng ( tương ứng 24,2%) so với năm trước.
Ngoài ra, trong một doanh nghiệp để tạo ra những giá trị thì yếu tố lao động là rất quan trọng Đó là lực lượng chính tạo ra những giá trị thặng dư cho doanh nghiệp Nắm bắt được điều đó nên trong năm 2016 Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 đã có những biện pháp cũng như những chính sách quản lý lao động tốt nhất Điều đó được thể hiện : số lao động của Công ty trong năm
2016 là 190 người, tăng 9 người so với năm trước (tương ứng 5%) Năng suất lao động hiện vật của một công nhân viên là 747 sản phẩm/người-năm, tăng lên so với năm 2015 là 54 sản phẩm/người-năm (tăng 7,3%) Năm 2016, Công ty đã sử dụng lao động hiệu quả tốt hơn năm 2015 Và làm cho sản lượng sản xuất tăng cũng như hiệu quả kinh tế tăng lên.
Do doanh thu, năng suất lao động tăng, đơn giá tiền lương cũng tăng từ 14,24 đ/1000đ lên 15,96 đ/1000đ nên tổng quỹ lương của Công ty năm 2016 là 14.535 triệu đồng tăng lên 3.422 triệu (30,8%) so với năm 2015 Tổng quỹ lương tăng lên làm cho tiền lương bình quân của một công nhân viên cũng được cải thiện từ 5,12 triệu đồng/người-tháng lên 6,38 triệu đồng/người-tháng, tăng 0,38 triệu đồng/người-tháng tương ứng tăng 26,2% so với năm 2015.
Tóm lại, qua phân tích đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 năm 2016 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả Bên cạnh những chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với năm 2015 còn nhiều chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch đề ra.Vì vậy công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được những mục tiêu để ra.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 28
Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty cổ phần Dược phẩm TW2
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 SSTH 2016/TH2015 SS TH2016/KH2016
1 Tổng giá trị sản lượng sản xuất Tr.đ 80.347 85.000 95.345 14.998 118,7 10.345 112,2
2 Giá vốn hàng bán Tr.đ 76.574 80.030 89.314 12.740 116,6 9.284 111,6
3 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tr.đ 77.056 82.000 90.194 13.138 117,0 8.194 110,0
5 Tổng tài sản bình quân Tr.đ 438.224 400.000 382.967 -55.257 87,4 -
6 Tổng số lao động Người 181 185 190 9 105 5 102,7
- Theo hiện vật Sản phẩm/ng- năm 747 760 801 54 107,3 41 105,41
9 Tiền lương bình quân Tr.đ /ng- tháng 5,1 6 6,4 1,3 126,2 0,38 110
10 Tổng lợi nhuận trước thuế Tr.đ 29,2 30 30,3 1,1 103,8 0,3 101
12 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 22,7 30 28,2 5,5 124,2 -1,8 94
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 30
Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho phép đánh giá một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất trong mối liên hệ với thị trường và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra, từ đó cho các kết luận về quy mô sản xuất và tiêu thụ, tính cân đối và sự phù hợp với thực tế sản xuất và tiêu thụ, trên cơ sở đó xác định phương hướng chiến lược sản xuất cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên phương diện số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Đối với Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2, là một Công ty kinh doanh trong ngành dược, liên quan trực tiếp tới sức khỏe của con người nên Dopharma đặc biệt chú ý tới việc sản xuất sản phẩm Công ty nghiên cứu dự báo khối lượng tiêu thụ, từ đó Công ty mới quyết định lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm với khối lượng bao nhiêu, trong thời gian như thế nào Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Các chỉ tiêu sản xuất phải được xác định trước và được coi là cơ sở để xác định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, tài chính khác Mặt khác, việc xây dựng những chỉ tiêu sản xuất về định mức khối lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu giá thành, lợi nhuận của Công ty.
Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm có nhiệm vụ đánh giá một cách toàn diện các mặt sản xuất sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường nhằm mục đích:
- Đánh giá quy mô sản xuất, sự cân đối và phù hợp của nó với tình hình thực tế.
- Tìm ra những tiềm năng của sản xuất và khả năng tận dụng chúng.
- Xác định phương hướng chiến lược cho sản xuất kinh doanh trên các loại sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Để có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty tác giả đi vào phân tích chi tiết các vấn đề sau:
2.2.1 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm Đối với Công ty cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 sản xuất thuốc về là một quá trình đặc thù của ngành, chủ yếu khâu sản xuất của Công ty đó là mua nguyên vật liệu và xử lý nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất Nói cách khác thì quá trình sản xuất là quá trình chủ yếu trong hoạt động của Công ty Công ty nghiên cứu dự báo khối lượng sản xuất, từ đó Công ty mới quyết định lựa chọn phương án sản xuất sản phẩm với khối lượng bao nhiêu,trong thời gian như thế nào… Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao
Chủng loại mặt hàng là một yếu tố quan trọng tạo nên giá trị doanh thu của Công ty Kết cấu mặt hàng trong tổng sản lượng tiêu thụ thay đổi dẫn đến doanh thu thay đổi Để phân tích kỹ hơn cần đi sâu phân tích khối lượng sản phẩm sản xuất theo mặt hàng
2.2.1.1 Phân tích sản lượng sản xuất theo mặt hàng
Hiện nay công ty đang tiến hàng sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm, các sản phẩm của công ty sản xuất được với nhiều mẫu mã và các dạng bào chế: Viên nén, viên nén bao phim, viên nang cứng, thuốc bột và thuốc cốm…góp phần đem đến cho người sử dụng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo sức khỏe và tiện dụng.
+ Thuốc dạng viên nén: viên nén có nhiều hình dạng, kích thước; có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản Tốt nhất là nên uống vơi nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 150ml) Tuy nhiên, viên nén có tác dụng chậm hơn thuốc tiêm, khó uống đối với trẻ em, người lớn tuổi, người đang bị hôn mê.
Một số các sản phẩm như: Rotuda, hoạt huyết dưỡng não, ampicillin, kim tiền thảo
+ Thuốc dạng túi, gói bao gồm các sản phẩm như: Cefadroxil, mutastyl, … + Thuốc dạng dịch: Gentamicin, lyncomicin, cafein
+ Thuốc dạng nang cứng: ampicilin, amocixilin, methionine…
Sản phẩm của công ty phát triển rộng rãi và được phân bố trên khắp cả nước Các sản phẩm của Dopharma hiện có trên toàn quốc và ở các bệnh viện, đại lý lớn từ trung ương đến địa phương Doanh thu của công ty tăng lên qua từng năm.
Trong năm 2016 các sản phẩm sản xuất của công ty đã tăng mạnh so với năm 2015 và tăng so với kế hoạch đề ra của năm Cụ thể là:
+ Thuốc dạng viên nén sản xuất mạnh nhất, tăng 4,9% so với năm 2015 và tăng 2,76% so với kế hoạch Do thuốc dạng viên là dạng thuốc thông dụng và phổ biến nhất, bảo chế thuốc ở dạng này người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng, bảo quản còn công ty thì có thể dễ dàng bào chế và đảm bảo các thành phần của thuốc không bị biến chất.
+ Thuốc dạng viên nang cứng, viên bao phim chiếm tỉ trọng sản xuất lớn thứ 2 Thuốc dạng này cũng rất phổ biến và tiện lợi, dễ sử dụng
+ Thuốc dạng siro sản xuất trong năm 2016 giảm đi 3,4% so với năm
2015 Do trong năm 2016 công ty đã có kế hoạch giảm sản lượng sản xuất dạng
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 32 thuốc này Nguyên nhân là nguồn nguyên liệu đầu vào bị mất mùa, thiệt hại do thiên tai, và dạng siro này có thời hạn sử dụng ngắn
Các sản phẩm của công ty rất đa dạng, trong đó dạng thuốc bào chế viên nén; viên nén bao phim, viên nén bao đường; thuốc cốm; thuốc kem, mỡ, gel; dung dịch thuốc tiêm đều tăng so với năm trước về sản lượng sản xuất, duy chỉ có các sản phẩm thuốc được bào chế giảm so với năm trước: dạng thuốc bột (giảm 1,45%) và dung dịch siro Về sản xuất năm 2016 hầu như đều vượt kế hoạch đề ra với các dạng thuốc được bào chế từ viên nén bao đường, viên nén bao phim; viên nén; thuốc cốm; dung dịch thuốc tiêm Có 3 dạng bào chế thuốc có sản lượng sản xuất giảm nhưng đều đạt trên 90% so với kế hoạch là viên nang cứng và thuốc bột, dung dịch thuốc siro
Công ty cổ phần Dopharma là công ty dược phẩm sản xuất các sản phẩm thuốc đông dược và tân dược, trong đó sản xuất thuốc tân dược, được xem là chủ lực của công ty.
Sản phẩm của công ty cổ phần Dopharma có mặt rộng rãi trên các tỉnh thành phố trong cả nước Tính đến hiện nay, Dopharma đã được Cục quản lý Dược phẩm cấp phép lưu hành 132 sản phẩm, số lượng sản phẩm nghiên cứu mới khá cao, trung bình khoảng 10 sản phẩm mới/năm và được xem là một trong những công ty có sự đầu tư vào công tác nghiên cứu Nhìn chung thì hầu hết các sản phẩm của công ty sản xuất tăng so với năm trước, không những hoàn thành hầu như trên 90% kế hoạch đã đặt ra trong năm mà còn có nhiều loại mặt hàng đã vượt mức kế hoạch đề ra, tuy không cao nhưng nó cũng thể hiện được sự phấn đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra.
Từ những kết quả kinh doanh đạt được ở bảng 2-2 dưới đây là nhờ công ty đã tạo được lòng tin của khách hàng vào sản phẩm của mình, với dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất và nguồn nguyên liệu uy tín, đội ngũ nhân công chuyên nghiệp đã góp phần tạo ra các sản phẩm chất lượng đưa công ty cổ phần Dopharma trở thành một trong những công ty dược hàng đầu Việt Nam
Bảng phân tích tình hình sản xuất theo mặt hàng
Dạng bào chế ĐVT Năm
So sánh So sánh TH2016/
Viên nén bao phim, viên nén bao đường
Thuốc kem, mỡ, gel Triệu
Dung dịch thuốc tiêm thể tích nhỏ Triệu Ống 9.165 9.650 9.524 359 103,9 -126 98,7 Dung dịch thuốc siro Triệu Lọ 300,5 321,5 290,3 -10 96,6 -31 90,3
2.2.1.2 Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm theo thời gian
Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ khoa học kỹ thuật của một doanh nghiệp Tài sản cố định là điều kiện quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định là việc làm cần thiết trong quá trình phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Việc phân tích tính hình sử dụng tài sản cố định gắn liền với việc xác định và đánh giá trình độ vận dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, vì năng lực sản xuát là khả năng sản xuất sản phẩm lớn nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được khi sử dụng một cách đầy đủ máy móc thiết bị sản xuất hiện có, trong điều kiện công nghệ sản xuất hợp lý, tổ chức sản xuất và lao động khoa học.
Nhiệm vụ phân tích tình hình sử dụng TSCĐ là:
- Đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ, xác định nhân tố ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng TSCĐ và đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng.
- Xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, phân tích trình độ tận dụng năng lực sản xuất, tìm ra các khâu yếu và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng triệt để hơn nữa các khả năng tiềm tàng của sản xuất.
2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là cách dùng con số để mô tả trạng thái, mức độ sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt hay xấu, làm cơ sở đề ra phương pháp quản lý TSCĐ Xem xét khả năng tạo ra bao nhiêu giá trị khi sử dụng 1 đồng vốn cố định trong kỳ.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 46
Hiệu quả sử dụng TSCĐ được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ (H hs ):
Hệ số này cho biết 1 đồng giá trị TSCĐ trong một đơn vị thời gian đã tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Q: khối lượng sản phẩm làm ra trong kì
G: Giá trị sản phẩm sản xuất ra trong kì
Vbq: giá trị bình quân của TSCĐ trong kì phân tích
Trong đó nguyên giá TSCĐ bình quân (Vbq) được tính theo công thức sau:
Giá trị TSCĐ bình quân năm 2015, năm 2016 lần lượt là:
Như vậy, hiệu suất sử dụng TSCĐ theo giá trị trong năm 2015 và 2016 như sau:
Hệ số huy động TSCĐ (H hđ ):
Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm thì cần một lượng vốn cố định là bao nhiêu Hệ số này càng nhỏ thì càng tốt.Hệ số huy động tài sản cố định là chỉ tiêu nghịch đảo của hệ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Hệ số huy động TSCĐ được tính bằng công thức:
Với Hhs : là hiệu suất sử dụng TSCĐ
Thay số vào công thức (2-3), ta được:
Qua bảng 2-9 ta thấy, hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2015: với 1 đồng TSCĐ bỏ ra tạo ra được 0,68 đồng doanh thu thuần Còn ở năm 2016 thì 1 đồng TSCĐ bỏ ra tạo ra được 0,74 đồng doanh thu thuần, con số này tăng so với năm 2015 là 0,06 đồng; tương ứng 8,95% Nguyên nhân là do năm 2016 tổng giá trị sản lượng sản xuất lớn hơn năm 2015, và giá trị bình quân nguyên giá TSCĐ năm 2016 cao hơn so với năm 2015, với mức tăng là 10.484.064.335 đồng Như vậy có thể thấy rõ ràng là năm 2016 hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty tốt hơn năm 2015 Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng doanh thu thuần năm 2016 lớn hơn tốc độ tăng của TSCĐ.
Hệ số huy động TSCĐ: Năm 2015, để tạo ra 1 đồng doanh thu Công ty cần phải huy động 1,46 đồng TSCĐ Năm 2016 để tạo ra 1 đồng doanh thu công ty chỉ cần huy động 1,34 đồng TSCĐ, giảm 0,12 đồng (tương ứng với giảm 8,22%) so với năm 2015 Điều này chứng tỏ năm 2016 công ty bỏ ra chi phí ít hơn so với hiệu quả thu lại.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2016 đã tăng so với năm 2015 nhưng hệ số huy động giảm đi nhưng hệ số này chưa hợp lý, qua đó cho thấy công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty là chưa hiệu quả, chưa phát huy được tính kinh tế trong công tác sử dụng tài sản cố định Công tác sửa chữa máy móc thiết bị thay thế các phụ tùng chưa kịp thời làm cho tài sản cố định chưa phát huy được hết công suất, không nâng cao hiệu quả kinh doanh Vì vậy, công ty cần chú ý điều này, công ty nên đầu tư hơn nữa vào tài sản cố định để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh Và có thể nói năm
2016 công ty đã sử dụng TSCĐ chưa đạt hiệu quả.
Bảng đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2015-2016
TT Chỉ Tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 48
2 Giá trị bình quân NG
3 Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ đồng 80.346.898.254 95.345.233.564 14.998.335.310 118,67
4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ đ/đ 0,68 0,74 0,06 108,82
5 Hệ số huy động TSCĐ đ/đ 1,46 1,34 -0,12 91,78
2.3.2 Phân tích kết cấu tài sản cố định
Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng của từng loại TSCĐ chiếm trong toàn bộ TSCĐ xem xét về mặt giá trị.
Như vậy, phân tích kết cấu TSCĐ là xem xét kết cấu TSCĐ đó xem có phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng bộ phận TSCĐ Từ đó xây dựng chiến lược đầu tư TSCĐ theo một kết cấu hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chúng.
Qua bảng 2-10 kết hợp biểu đồ hình 2.4 ta thấy :
Trong nhóm tài sản cố định hữu hình, nhóm máy móc thiết bị chiểm tỉ trọng cao nhất, chiếm 48,91% ở thời điểm đầu năm và chiếm 49,23% tại thời điểm cuối năm Tức đã tăng 0,32% do mua sắm thêm máy móc thiết bị mới phục vụ sản xuất Nhóm tài sản này chiếm tỉ trong lớn nhất là hợp lí, vì là công ty chuyên nghiên cứu, sản xuất dượ phẩm cần nhiều loại máy móc thiết bị Công ty cần đầu tư thêm nhiều tài sản cố định trong nhóm này để nâng cao hiệu quả sản xuất
Nhóm tài sản có tỷ trọng lớn thứ hai là nhà xưởng, vật kiến trúc Chiếm 28,51% ở thời điểm đầu năm và chiếm 28% tại thời điểm cuối năm Tức đã giảm đi 0,51%.
Nhóm tài sản này chiếm tỉ trong vừa phải Do là công ty chuyên nghiên cứu, sản xuất thì loại tài sản này không nhất thiết quá lớn vì vậy kết cấu của nó tương đối hợp lý
Nhóm tài sản có tỷ trọng lớn thứ ba là phương tiện vận tải Đầu năm tỷ trọng của nó là 11,2%, đến cuối năm là 12,54%, tăng lên 1,54%, do mua sắm thêm.
Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương
Trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố có tính chất quyết định nhât Sử dụng tốt nguồn sức lao động, biểu hiện trên các mặt số lượng và thời gian lao động, tận dụng hết khả năng lao động Lao động kỹ thuật của người lao động là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận.
2.4.1.Phân tích tình hình sử dụng lao động của Công ty
Số lượng lao động là một tiêu chí thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ cho ta thấy được việc sử dụng lao động là tốt hay không, có tiết kiệm hay không Qua đó tìm ra các biện pháp tổ chức lao động hợp lý và có các chính sách tuyển dụng lao động.
Phân tích số lượng lao động của công ty năm 2016 ĐVT: Người Bảng 2-13
STT Loại lao động TH
Năm 2016 TH2016/TH2015 TH2016/KH2016
Qua bảng trên cho thấy, số lượng lao động gián tiếp của công ty năm
2016 có 45 người giảm 15 người so với năm 2015 tương ứng giảm 25% và giảm so với số kế hoạch là 15 người tương ứng là giảm 50% so với kế hoạch.
Do năm 2016 trong quá trình sản xuất doanh nghiệp đã đưa vào sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại nên số lao động gián tiếp giảm đi
Trong đó số lao động trực tiếp trong năm 2016 tăng 24 người so với năm
2015, tương ứng tăng 19,8%; tăng so với kế hoạch của năm là 15 người tương ứng tăng 11,54%
Tỷ lệ tăng số công nhân này nhỏ hơn tỷ lệ tăng giá trị sản lượng sản xuất Cụ thể sản lượng sản xuất năm 2016 tăng 2.216 triệu đồng tương đương tăng 101,48% so với năm 2015, điều này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng số công nhân này hiệu quả. Để biết được việc tăng số lượng lao động có hợp lý hay không cần tiến hành so sánh liên hệ đến sản lượng thuốc lá sản xuất.
Giả định, nếu NSLĐ bình quân của 1 người lao động năm 2016 không đổi so với năm 2015 thì:
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 58 Để có được giá trị sản xuất 135.178 triệu đồng năm 2016 , công ty cần số lao động là:
Song, trên thực tế công ty sử dụng 190 người, như vậy đã sử dụng nhiều hơn lao động so với thực hiện năm 2015 là: N = 190 - 161 = 29 (Người).
Tương tự, giả định nếu NSLĐ không có biến đổi gì so với kế hoạch năm
2016 thì để có được giá trị sản xuất 135.178 triệu đồng năm 2016, công ty cần sử dụng:
Như vậy công ty đã sử dụng lao động nhiều hơn so với kế hoạch năm 2016 là: N = 190 – 167 = 23 (người).
Từ kết quả tính toán cho thấy, mức tăng của cán bộ công nhân viên trong Công ty năm 2016 là chưa hợp lý khi mà số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ còn lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 23,68% và 76,3% trong năm 2016 So với năm 2015 thì tỷ trọng lao động trực tiếp và gián tiếp giảm đi. Nguyên nhân là do Công ty giảm quy mô trong lĩnh vực sản xuất và chú trọng tới lĩnh vực kinh doanh tài chính vào năm 2016.
Nhìn chung, số lượng lao động trực tiếp của công ty năm 2016 đều tăng so với năm 2015 nhưng tỉ trọng lại giảm Số lượng công nhân viên Công ty tăng, số lượng nhân viên gián tiếp giảm nhiều hơn số lượng tăng nhân viên sản xuất trực tiếp như vậy chưa phù hợp với mục đích cắt giảm chi phí để tăng hiệu quả kinh tế cho Công ty Do chính số lượng lao động trực tiếp tăng lên như vậy cũng đã phần nào đáp ứng được hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm
2016 nhu cầu về tính đa dạng, đa chức năng của sản phẩm ngày càng tăng cao, số lao động trực tiếp tăng thêm để tăng quy mô sản xuất, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất.
2.4.2 Phân tích số lượng lao động
Trong doanh nghiệp có nhiều người tham gia lao động, họ thực hiện những công việc khác nhau, mỗi công việc đòi hỏi một trình độ kỹ thuật khác nhau, người lao động muốn đáp ứng được các công việc đó đòi hỏi cũng phải có trình độ kỹ thuật, tay nghề tương ứng Để phân tích chất lượng lao động trong Công ty ta có thể dùng nhiều chỉ tiêu để phân tích như: Trình độ học vấn, tuổi đời, trình độ văn hóa… dưới đây ta sẽ đi sâu vào phân tích chất lượng lao động của Công ty qua một số chỉ tiêu
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương 2 có đội ngũ cán bộ công nhân viên còn rất trẻ và có trình độ cao Điều này có thể coi là một điểm mạnh của Công ty, nếu kết hợp được tốt sức sáng tạo và lòng nhiệt tình của tuổi trẻ với kinh nghiệm của những người có thâm niên công tác thì Công ty Cổ phần Dược phẩm TW2 đã tìm ra được những hướng đi mới phù hợp với mình và đã tạo dựng được một vị trí vững chắc trên thị trường.
Nhìn vào bảng có thể thấy tổng số lao động của công ty năm 2016 tăng 9 người so với năm 2015 trong đó lao động nữ tăng 11 người, lao động nam giảm 20 người Cùng với đó trình độ đại học giảm 1 người và trên đại học tăng 10 người, trình độ trung cấp lại giảm 12 người, và công nhân kỹ thuật tăng 18 người Qua bảng trên cho thấy sự biến động về lao động trong công ty năm 2016, có chỉ tiêu tăng, có chỉ tiêu giảm
Bảng phân tích cơ cấu lao động qua trình độ và giới tính ĐVT: Người Bảng 2-14
Ta thấy: tổng số lao động trong công ty có sự thay đổi, cụ thể là: năm 2015 là 181 người tăng 31 người so với năm 2014 Năm 2016, tổng số lao động là 190 người tăng 9 người so với năm 2015.
SV: Nguyễn Thị Ngọc Lớp QTKD B-K58 60
2.4.3.Phân tích cơ cấu lao động
Lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, số lao động trực tiếp có sự gia tăng qua các năm Năm 2015 tăng 31 người so với năm 2014 Năm 2016 tổng số lao động trực tiếp tăng là 11 người so với năm 2015
2.4.4 Phân tích chất lương lao động theo trình độ
Nói chung trình độ đại học và trung cấp của công ty chiếm tỷ trọng không cao Những nhân sự có trình độ đại học và trung cấp thường làm ở các bộ phận lãnh đạo từ lãnh đạo cấp cao đến lãnh đạo cấp cơ sở.
Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2016 là 52 người, chiếm 27,37% trong tổng số lao động của Công ty; tăng 9 người, tương ứng tăng 3,61% so với năm 2015 Số lượng lao động trình độ trung cấp có 33 người chiếm 17,37% trong tổng số lao động, so với năm 2015 giảm với số lượng là 18 người tương ứng giảm 16,67%, số lượng lao động phổ thông có 70 người tăng 15 người tương ứng tăng 10,81% so với năm 2015.
Do xác định được mục tiêu như vậy cho nên số lao động có trình độ đại học và trung cấp của công ty có tăng qua từng năm nhưng với tỷ lệ tăng không lớn lắm Riêng về công nhân kỹ thuật có tay nghề lại tăng đều qua các năm Ngoài ra công ty còn có thêm lực lượng lao động phổ thông, lực lượng lao động này thường chiếm tỷ lệ lao động nhỏ trong tổng số nhân viên, thường là các công nhân thử việc…
2.4.5 Phân tích chất lượng theo giới tính
Phân tích giá thành sản phẩm
Giá thành là chỉ tiêu tổng hợp tất cả các chi phí cần thiết để tạo ra sản phẩm, nó là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, quản lý, tổ chức lao động tiền lương của Công ty.
Chi phí sản xuất là sự phát sinh việc sử dụng các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh Việc tính toán đúng, đủ chi phí bỏ ra sẽ giúp cho doanh nghiệp hình dung ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Bởi vậy, việc phân tích đánh giá, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tới giá thành và giá bán sản phẩm cho phép doanh nghiệp biết được khả năng sẵn có của mình để doanh nghiệp ra các quyết định quản lý chi phí giá thành và định giá bán sao cho tổng mức lợi nhuận đạt cao nhất Đứng trên góc độ quản lý, để hạ giá thành sản phẩm cần phải biết rõ nguồn gốc hay con đường hình thành của nó, nội dung cấu thành.
Phân tích giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nó cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thông tin cần thiết để đề ra các quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định liên quan đến việc lựa chọn mặt hàng, xác định giá bán, số lượng sản xuất, thu mua, thị trường tiêu thụ Vì giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn là mục tiêu quan trọng nhất đối với kinh doanh
2.5.1 Phân tích chi phí sản xuất sản phẩm
Mục đích phân tích giá thành theo yếu tố chi phí cho biết kết cấu giá thành của các chi phí lao động sống, tư liệu lao động, đối tượng lao động Nó vừa phản ánh trình độ sản xuất thủ công hay cơ giới, bán cơ giới, tự động hóa, mà còn phản ánh
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 66 Lớp:QTKDB_K58 mức độ thực hiện các chi phí giữa thực hiện và kế hoạch, do nguyên nhân nào gây ra.
So sánh thực hiện và kế hoạch các yếu tố chi phí, tính kết cấu các yếu tố trong giá thành, việc so sánh theo số tuyệt đối và tương đối, sau đó phân tích bằng lời tìm ra nguyên nhân tăng giảm các chi phí, sau đây là bảng phân tích các yếu tố chi phí của Công ty.
Sự biến động của các yếu tố chi phí tạo thành giá thành sản phẩm được thể hiện trong bảng 2-18:
Nhìn vào bẳng ta có thể thấy, chi phí nguyên liệu vật liệt chiếm tỷ trọng lớn nhất trên 60%, tiếp đó là chi phí nhân công khoảng 15% điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp là 1 doanh nghiệp sản xuất.
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Trong năm 2016 chi phí nguyên nhiên vật liệu là 60.356 trđ tăng so với năm 2015 là 10.339 trđ, tương ứng tăng 20,67%.vượt mức kế hoạch của năm là 4.255 trđ, tằn 7,58% Đây là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm 2016 và năm 2015.
- Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, tiền ăn ca Năm 2016 chi phí nhân công tăng hơn năm 2015 là 3.440 trđ, tương ứng tăng 30,75 % Tăng 1.429 trđ so với kế hoạch, tăng 10,83% Nguyên nhân là do trong năm 2016 số lao động của Công ty tăng lên so năm 2015 và số lao động khoán tăng cao nên chi phí bỏ ra tăng lên Đồng thời tiền lương cơ bản cho người lao động cũng tăng theo thời gian nên tổng chi phí nhân công cũng tăng theo.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Năm 2016 chi phí khấu hao tài sản cố định đạt 5.070 trđ giảm so với năm 2015 là 262 trđ tương ứng giảm 4,92 % và đạt mức kế hoạch là 100%
Bảng phân tích các yếu tố chi phí của công ty
TT Các yếu tố chi phí
TH 2015 Năm 2016 So sánh TH 2016 với
Tổng số (đ) tỷ trọng ± Chỉ số
Chi phí nguyên nhiên vật liệu
CP dịch vụ thuê ngoài
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 68 Lớp:QTKDB_K58
Nguyên nhân là do Công ty vẫn còn sử dụng những tài sản cố định lâu năm và tính đến hết năm 2015 công ty đã khấu hao xong 1 số tài sản cố định, trong năm
2016 không tiến hành khấu hao các tài sản đó nữa
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm chi phí tiền điện, nước, tiền điện thoại… Năm 2016 tăng 158 trđ, tương ứng tăng 4,51 % so với năm 2015 Tăng 121 trđ so với kế hoạch của năm, tương ứng 3,41% Nguyên nhân là do giá điện, nước tăng.
- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm chi phí tiếp khách, chi phí khác… Năm
2016 giảm so với năm 2015 là 936 trđ, tương ứng là 14,37 % và đạt 91,45% mức kế hoạch.
Lý do mà các loại chi phí này tăng lên là do trong năm 2016 Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh do đó cần phải có 1 lượng vốn bằng tiền lớn để thực hiện Mặt khác do đặc điểm của Công ty là sản xuất nên cần phải sử dụng chi phí bằng tiền lớn.
2.5.2 Phân tích giá thành sản phẩm/1000 đồng doanh thu
Chỉ tiêu mức chi phí trên 1000đ doanh thu (M) cho biết để tạo ra 1000đ doanh thu thì Công ty cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
Bảng phân tích chi phí trên 1000đ doanh thu
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 KH Năm
Như vậy để tạo ra 1000 đồng doanh thu năm 2015 công ty phải dùng 993,75 đồng , trong khi để tạo ra 1000 đồng doanh thu trong năm 2016, Công ty phải bỏ ra990,24 đồng chi phí, giảm 3,51 đồng so với năm 2015, tuy nhiên không đạt kế hoạch của năm là 9,58đồng Điều đó cho thấy năm 2016, Công ty đã sử dụng các khoản chi phí hợp lý hơn năm 2015 và vẫn chưa đạt so với kế hoạch của năm đặt ra.
Phân tích tình hình tài chính của Công ty
Hoạt động tài chính luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cũng có tính độc lập nhất định, giữa chúng luôn có mối liên hệ ảnh hưởng qua lại Hoạt động sản xuất kinh doanh tốt là tiền đề cho tình hình tài chính tốt và ngược lại Do đó mục đích của phân tích tình hình tài chính là đánh giá tiềm lực, sức mạnh tài chính của Doanh nghiệp cũng như khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn phương án tối ưu cho hoạt động kinh doanh.
2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của Công ty Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm thấy được những nét cơ bản và khái quát nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.6.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán năm 2016 của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (đầu năm và cuối năm) Các số liệu của bảng cân đối kế toán là số liệu quan trọng để nghiên cứu, đánh giá và phân tích một cách tổng quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. a Phân tích tài sản
Tài sản của công ty cổ phần dược phẩm trung ương 2 bao gồm hai phần là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Giá trị tổng tài sản cuối năm 2016 của Công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2 là: 357.490 triệu đồng, giảm 80.734 triệu đồng so với đầu năm (tương ứng giảm 0,82%), Cụ thể như sau:
- Tài sản dài hạn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài sản (chiếm 80,02% vào thời điểm đầu năm 2016), việc giảm tổng tài sản là do tài sản dài hạn giảm Trong năm 2016, giá trị tài sản dài hạn giảm 82.396 triệu đồng tương ứng giảm 0,77%. Việc sụt giảm này do 3 khoản mục chính trong kết cấu tài sản dài hạn giảm gây ra cụ thể như sau:
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 70 Lớp:QTKDB_K58
+ Các khoản đầu tư tài chính giảm 43.398 triệu đồng tương ứng giảm 0,54% trong năm 2016 là nguyên nhân chính gây sụt giảm tài sản dài hạn.
+ Tài sản cố định năm 2016 có sự sụt giảm so với năm 2015 là 12.293 triệu đồng (giảm 0,86%) Nguyên nhân của sự giảm sút này là trong năm 2016 công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng.
+ Tài sản dở dang dài hạn tại thời điểm cuối năm 2016 giảm 29.857 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng giảm 0,81% Nguyên nhân là công ty đã đưa vào sử dụng một số hạng mục công trình xây dựng hoàn thành vào năm 2016.
- Về phần tài sản dài hạn khác cuối năm 2016 tăng so với đầu năm là 3.152 triệu đồng Tuy nhiên với mức tăng này quá nhỏ không đủ bù cho phần sụt giảm nói trên
Bảng cân đối kế toán ĐVT: Triệu đồng Bả ng 2-19
TÀI SẢN số đầu năm số cuối năm
SS về số tiền ± ± (đồng) Chỉ số (%) Tỉ trọng
1 Tiền Tỉ trọng Tiền Tỉ Trọng
I Tiền và các khoản tương đương tiền 864 0,99 1.364 1,53 500 157,84 0,54
III Các khoản phải thu ngắn hạn 58.670 67,00 64.604 72,40 5.934 110,11 5,40
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 10.628 18,11 11.325 17,53 697 106,56 -0,59
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 1.903 3,24 2.635 4,08 732 138,45 0,83
6 Phải thu ngắn hạn khác 50.505 86,08 55.485 85,88 4.980 109,86 -0,20
7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - 4.366 -7,44 - 5.787 -8,96 -1.421 132,54 -1,52
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 72 Lớp:QTKDB_K58
V Tài sản ngắn hạn khác 4.600 5,25 5.565 6,24 965 120,98 0,98
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 955 20,75 654 11,76 -300 68,54 -8,99
2 Thuế GTGT được khấu trừ 3.267 71,02 4.532 81,44 1.265 138,72 10,42
3 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 378 8,22 378 6,80 0 100,00 -1,43
II Tài sản cố định 86.213 24,59 73.920 27,56 -12.293 85,74 2,97
1 Tài sản cố định hữu hình 86.067 99,83 73.920 100,00 -12.147 85,89 0,17
- Giá trị hao mòn luỹ kế - 30.802 -35,79 - 63.802 -86,31 -33.000 207,13 -50,52
3 Tài sản cố định vô hình 146 0,17 - -146 0,00 -0,17
- Giá trị hao mòn luỹ kế - 664 -453,76 - 811 -146 122,04 453,76
IV Tài sản dở dang dài hạn 155.101 44,23 125.243 46,69 -29.858 80,75 2,46
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 155.101 100,00 125.243 100,00 -29.858 80,75 0,00
V Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 94.040 26,82 50.642 18,88 -43.398 53,85 -7,94
3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 94.040 100,00 50.642 100,00 -43.398 53,85 0,00
VI Tài sản dài hạn khác 15.300 4,36 18.452 6,88 3.152 120,60 2,52
1 Chi phí trả trước dài hạn 15.300 100,00 18.452 100,00 3.152 120,60 0,00
1 Phải trả người bán ngắn hạn 27.987 26,19 32.156 26,22 4.169 114,90 0,03
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 5.703 5,34 10.103 8,24 4.400 177,15 2,90
3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 22.811 21,34 23.181 18,90 370 101,62 -2,44
4 Phải trả người lao động 1.915 1,79 2.365 1,93 450 123,50 0,14
9 Phải trả ngắn hạn khác 34.742 32,51 40.127 32,72 5.385 115,50 0,21
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 13.199 12,35 14.151 11,54 952 107,21 -0,81
12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 514 0,48 563 0,46 50 109,65 -0,02
7 Phải trả dài hạn khác 162.850 59,75 140.236 79,98 -22.614 86,11 20,23
8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 109.716 40,25 35.106 20,02 -74.609 32,00 -20,23
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 74 Lớp:QTKDB_K58
1 Vốn góp của chủ sở hữu 50.000 85,30 50.000 84,29 0 100,00 -1,02
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 50.000 100,00 50.000 100,00 0 100,00 0,00
2 Thặng dư vốn cổ phần 5.000 8,53 5.000 8,43 0 100,00 -0,10
8 Quỹ đầu tư phát triển 3.267 5,57 3.851 6,49 584 117,89 0,92
10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 250 0,43 250 0,42 0 100,17 0,00
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 96 0,16 220 0,37 124 228,51 0,21
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 74 76,38 198 89,88 124 268,90 13,50
- LNST chưa phân phối kỳ này 23 23,62 22 10,12 0 97,92 -13,50
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 175 0,30 181 0,30 5 103,07 0,01
- Tài sản ngắn hạn vào cuối năm tăng hơn so với đầu năm 1.662 triệu đồng, tương ứng tăng 1,02% Chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2016 tăng 4.988 triệu đồng so với đầu năm, nguyên nhân là khách hàng mua hàng chưa trả tiền cho doanh nghiệp và các khoản phải thu ngắn hạn tăng Bên cạnh đó thì tiền và các khoản tương đượng tiền, tài sản ngắn hạn khác trong năm cũng tăng cụ thể như sau:
+ Tại thời điểm cuối năm 2016 tiền và các khoản tương đương tiền tăng 499 triệu đồng tương ứng 1,58% Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 964 triệu đồng tương ứng 1,21% so với thời điểm đầu năm.
+ Bên cạnh đó là hàng tồn kho của công ty đã có những dấu hiệu rất tích cực, ta thấy giảm so với đầu năm là 4.790 triệu đồng tương ứng giảm 0,8% Việc giảm hàng hóa tồn kho cho thấy các chính sách tiêu thụ hàng hóa của công ty đã dần mang lại nhiều dấu hiệu rất tích cực, điều này giúp công ty giảm các khoản chi phí lưu kho, chi phí tài chính do vay nợ để sản xuất từ đó cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp b Phân tích nguồn vốn
Theo nguyên tắc của bảng cân đối kế toán, giá trị tổng tài sản giảm cũng đồng nghĩa với giá trị tổng nguồn vốn giảm tương ứng Tuy nhiên, cần xem xét cụ thể kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy rõ hơn tình hình tài chính của doanh nghiệp Tổng nguồn vốn cuối năm 2016 giảm 0,82% so với đầu năm 2016 trong đó nguồn vốn của công ty chủ yếu là nợ phải trả chiếm tỷ trọng 83,36% và vốn chủ sở hữu chiếm 16,64% tại thời điểm cuối năm.
- Nợ phải trả của công ty tại thời điểm cuối năm giảm 81.448 triệu đồng tương ứng giảm 0,79% so với thời điểm đầu năm, nguyên nhân là công ty đã tiến hành chi trả một số các khoản nợ đã đến thời gian đáo hạn
+ Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng cao đầu nă là 62,2% và có xu hướng giảm tại thời điểm cuối năm chỉ còn 44,01% tương ứng giảm 115.223 triệu đồng
+ Nợ ngắn hạn của công ty tăng 15.775 triệu đồng (tăng 1,15%) Nguyên nhân chính là do các khoản phải trả người bán ngắn hạn, người mua trả tiền trước và phải trả ngắn hạn tăng lần lượt là 4.169 triệu đồng và 4.399 triệu đồng, 5.384 triệu đồng. Qua đó có thể thấy công ty đang đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác đây là một tín hiệu tốt tuy nhiên không mang tính chất lâu dài.
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 76 Lớp:QTKDB_K58
-Vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tăng so với thơi điểm đầu năm là 713 triệu đồng tương ứng tăng 1,01% Đồng thời tỷ trọng vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 13,42% nên 16,64% cho thấy công ty đang dần tự chủ hơn về mặt tài chính Trong đó vốn chủ sở hữu tăng là do quỹ đầu tư phát triển tăng 584 triệu đồng (tương ứng tăng 17,89%), lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 123 triệu đồng, (tương ứng tăng 128,51%) và lợi ích cổ đông không kiểm soát đều tăng còn các chỉ tiêu khác không có sự thay đổi trong năm 2015.
2.6.1.2 Đánh giá chung tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Lý do lựa chọn đề tài
3.1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu sâu xa và quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là theo đuổi lợi nhuận Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại đã thúc đẩy sự gia tăng nhanh sức sản xuất và làm cho hàng hóa có chiều hướng vượt cầu hay nói cách khác mức độ cạnh tranh trong thị trường càng trở nên khốc liệt hơn Nó đe dọa khả năng thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và thu được lợi nhuận Khi đó, buộc các nhà kinh doanh phải tìm ra những biện pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hóa của mình Một trong những biện pháp đó là Marketing Marketing có vai trò kết nối các hoạt động trong doanh nghiệp và là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng để từ đó doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đạt được mục đích là thu được lợi nhuận cao nhất Chính tầm quan trọng của Marketing, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao khả năng nhận thức cũng như vận hành lý thuyết Marketing vào kinh doanh.
Nhận thấy tầm quan trọng của marketing nên rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đã không ngừng đầu tư chú trọng đến khâu Marketing Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp nào để thúc đẩy công tác marketing là hoàn toàn không giống nhau ở mỗi doanh nghiệp Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, các điều kiện hiện có của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải biết lựa chọn các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả marketing của doanh nghiệp mình Có như vậy thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mới được nâng cao giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra Sau khi thực tậpvà tìm hiểu thực tế tại Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2 nhận thấy công tác marketing là công tác quan trọng của doanh nghiệp, đồng thời sau khi nghiên cứu tác giả nhận thấy hoạt động Marketing của công ty cũng bộc lộ những tồn tại nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, thích hợp sẽ làm giảm sự cạnh tranh, giảm hiệu quả kinh doanh của công ty Chính vì những thiếu sót và bất cập trên, tác giả lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp của mình là: “Một số giải pháp Marketing thúc đấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm trung ướng 2”
3.1.2 Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu a Mục đích nghiên cứu
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 92 Lớp:QTKDB_K58
Thực trạng hoạt động Marketing nhằm đưa ra các giải pháp Marketing phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2. b Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động Marketing của Công ty như tổ chức công tác Marketing, các chính sách Marketing đang được áp dụng tại công ty. c Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hoạt động Marketing trong công ty Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2. Đánh giá thực trạng công tác Marketing tại Công ty Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2 trên thị trường. Đề xuất các giả pháp tăng cường, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác marketing cho Công ty Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2 trong thời gian tới. d Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin sẵn có: Đây là phương pháp thu thập số liệu đã được công bố từ các phòng ban trong Công ty, các phòng ban của cơ quan hành chính nhà nước, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Để nắm bắt được tình hình cơ bản về hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của công ty.
-Phương pháp thống kê Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội. Thực chất của phương pháp này là thu thập tài liệu, tổng hợp và thống kê hóa tài liệu theo các chỉ tiêu của vấn đề nghiên cứu yêu cầu Từ đó phân tích các tài liệu thông qua phân tích mức độ của hiện tượng, phân tích tình hình biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng Sử dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu sắp xếp các số liệu đã thu thập được vào từng bảng biểu rồi phân tích Trên cơ sở đó có những nhận xét chính xác, xác định được giải pháp thiết thực.
-Phương pháp phân tích kinh tế
Là phương pháp sử dụng lý luận và những chứng cứ cụ thể để phân tích sự biến động của các sự vật hiện tượng dựa trên các số liệu và thông tin đầy đủ, chính xác Khi sử dụng phương pháp này trong đề tài người nghiên cứu phải dựa vào kết quả xử lý số liệu để phân tích, đánh giá các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong mối quan hệ các yếu tố liên quan như hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng, hoạt động về giá, sản phẩm và kênh phân phối, hoạt động xúc tiến bán hàng. Xem xét hoạt động nào còn chưa tốt hạn chế tới kết quả tiêu thụ sản phẩm Từ đó đưa ra một số giải pháp mới nhằm làm cho các hoạt động đều có tác động tích cực đến kết quả hoạt động chung.
Từ các số liệu đã thu thập được đem xử lý, tính toán ra các chỉ tiêu so sánh với tốc độ tăng lên hoặc giảm xuống giữa các năm trước và sau, tốc độ tăng bình quân, so sánh giữa các chi nhánh, đơn vị này với đơn vị khác… để thấy được các quy luật biến động và phát triển của sự vật hiện tượng mà đề tài quan tâm.
Trên cơ sở thực trạng của công ty, tiềm năng về kinh tế xã hội và định hướng cho sản xuất kinh doanh những năm tiếp theo mà dự báo kết quả sản xuất cho tương lai Từ đó đưa ra những dự báo nhằm tính toán tốc độ phát triển bình quân qua các năm.
3.1.3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
- Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu các hoạt động Marketing sản phẩm dược phẩm của công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2.
+ Các số liệu phục vụ cho đề tài tập trung chủ yếu từ năm 2012 đến 2016.+ Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài từ ngày 22/01/2016 đến 27/03/2017.
Cơ sở lý luận của đề tài
3.2.1 Khái niệm và vai trò của Marketing trong kinh doanh của doanh nghiệp a Khái niệm
Có rất nhiều định nghĩa về Marketing, tùy theo từng quan điểm, góc nhìn nhận khác nhau mà chúng ta có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhưng bản chất của marketing thì không đổi Một số khái niệm về marketing như sau:
Theo Philip Kother: “ Marketing là một quá trình mang tính xã hội nhờ đó mà các cá nhân, tập thể có được những gì họ mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với người khác”
Theo định nghĩa về Marketing hiện đại: “ Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện những cuộc trao đổi nhằm thảo mãn những nhu cầu và mong muốn của con người Cũng có thể hiểu, Marketing là một dạng hoạt động của cong
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 94 Lớp:QTKDB_K58 người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Từ những khái niệm trên ta có thể rút ra những nhận xét cơ bản về Marketing như sau:
Marketing là một quá trình được quản lý Marketing không phải là một hành vi riêng lẻ mà là bao gồm một loạt các hoạt động mang tính hệ thống Quá trình gồm 5 hoạt động cơ bản:
- Phân tích các cơ hội của thị trường
- Nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu và xác định vị trí sản phẩm
- Thiết kế chiến lược Marketing
- Hoạch định các chương trình Marketing
- Tổ chức, thực hiện và kiểm tra lỗ lực Marketing
Marketing là một hoạt động mang tính xã hội có nghĩa là Marketing phản ánh mối quan hệ trao đổi giữa các tổ chưc, một doanh nghiệp, một cá nhân đối với tổ chức, một doanh nghiệp với cá nhân khác Vì mang tính xã hội nên hoạt động marketing bị chi phối bởi những quy luật, những hiện tượng, những quá trình kinh tế-xã hội Marketing muốn thành công phải hiểu biết quá trình này, trong đó hiểu biết nhu cầu và mong muốn của khách hàng và những biến đổi của môi trường Marketing là vô cùng quan trọng.
Marketing được hoạt động thông qua trao đổi hàng hóa, dịch vụ để cung cấp các giá trị tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân, tổ chức có khả năng thanh toán.
* Marketing trong doanh nghiệp dược phẩm
Marketing trong lĩnh vực dược phẩm khác với những ngành khác Ngoài các quy luật kinh tế, nó còn chịu tác động bởi các quy luật đặc thù của ngành Dược và các văn bản pháp quy của ngành.
Theo Mickey C.Smith, Marketing đóng vai trò như chiếc chìa khóa, ảnh hưởng hoặc tác động trực tiếp từ sản xuất đến bệnh nhân Bệnh nhân được quan tâm và được đặt lên hàng đầu trong hoạt động Marketing Dược.
“ Marketing Dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược Marketing của thuốc nhằm thỏa mãn nhu cầu bệnh nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe và cộng đồng Ngoài các mục tiêu, chức năng của Marketing thông thường do đặc thù riêng của ngành Dược, yêu cầu Marketing Dược có nhiệm vụ: thuốc được bán ra đúng loại, đúng số lượng, đúng lúc, đúng giá và đúng nơi.”
Như vậy, bản chất của Marketing Dược là thực hiện chăm sóc thuốc, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu điều trị hợp lý.
Hình 3-1: Những yêu cầu cấp thiết trong Marketing dược
Vai trò lớn của Marketing :
Toàn bộ các hoạt động kinh doanh đều chịu ảnh hưởng của kết quả hoạt động sản xuất Marketing, từ hình thành một ý tưởng sản xuất đến sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đến quảng cáo, xúc tiến, đinh giá và phân phối đến các chức năng cơ bản để tiêu thụ hàng hóa đó.
Marketing giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài và vững chắc trên thị trường do nó cũng cấp các khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường và môi trường bên ngoài Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc họ có cung cấp đúng thứ thị trường cần, phù hợp với nhu cầu, mong muốn và khả năng tiêu dùng hay không.
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 96 Lớp:QTKDB_K58
Marketing tạo ra sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh với trị trường trong tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất Marketing cũng cấp các hoạt động tìm kiếm thông tin từ thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tiêu thụ sản phẩm, cũng cấp dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng Đồng thời marketing định hướng các chức năng sản xuất, nhân sự, tài chính, theo chiến lược đã định trên cơ sở hiệu quả và khả thi.
3.2.3 Những vấn đề cơ bản trong Marketing a Chức năng của Marketing
Chức năng của Marketing là hoạt động tất yếu của doanh nghiệp nhằm thích ứng một cách có lợi nhất với cơ chết thị trường Theo góc độ có thể thấy Marketing có các chức năng chính như sau:
- Khảo sát thị trường, phân tích nhu cầu và đưa ra dự báo có triển vọng
- Kích thích cải tiến sản xuất để thích nghi với biến động của thị trường và khách hàng
- Thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu khách hàng
- Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh b Mục tiêu của Marketing
- Tối đa hóa người tiêu dùng: Marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích thích tiêu thụ tối đa
- Tối đa hóa sự thảo mãn của người tiêu dùng Làm cho người tiêu dùng thoải mãn tối đa chất lượng chứ không phải thảo mãn bản thân của sự tiêu thụ là số lượng.
- Tối đa hóa sự lựa chọn, là làm cho sản phẩm đa dạng và tối đa hóa sự lựa chọn của họ, giúp họ tìm được cái mà làm họ thảo mãn cao nhất sở thích của họ về nhu cầu vật chất và tinh thần.
Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương2
3.5.1 Tình hình tiêu thụ về mặt giá trị của công ty giai đoạn 2012-2016
Hoạt động Marketing là một hoạt động thiết yếu của doanh nghiệp, hoạt động
Marketing trong công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2 luôn được đặt ưu tiên nhằm phát triển thị trường, tiêu thụ nhiều sản phẩm đồng thời giữ vững được lòng tin của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp xuất phát từ nhận định đó, công ty luôn phấn đấu để trở thành người đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường mục tiêu của mình Công ty luôn quan tâm đến chất lượng dịch vụ, nhằm đáp ứng thậm trí vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng Kết quả thực hiện marketing có hiêu quả hay không liên quan mật thiết đến tình hình tiêu thụ sản phẩm Nếu tiêu thụ sản phẩm tốt thì hoạt động Marketing của công ty có thể được coi là có hiệu quả và ngược lại Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2 thể hiện qua bảng sau
Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo giá trị của công ty cổ phần dược phẩm trung Ương 2 giai đoạn 2012-2016 ĐVT: Trđ Bảng: 3 - 6
2 Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp 2.007 1.865 2.167 3.846 4.940
3 Nhóm thuôc cơ xương khớp 1.505 2.664 3.405 1.539 1.797
4 Nhóm thuốc điều trị hen 2.509 2.025 2.167 2.308 2.246
5 Nhóm thuố hạ sốt giảm đau, cảm 3.513 3.197 3.095 5.385 8.534 cúm
6 Nhóm thuốc long đờm, giảm ho 3.513 2.930 4.085 6.923 6.288
7 Nhóm thuốc điều trị thiếu máu 4.516 5.594 5.262 4.616 5.839
Chỉ số định gốc 100 106 123 153 179 chỉ số liên hoàn 100 106 116 124 117
Qua bảng ta thấy tình hình tiêu thụ các nhóm mặt hàng thuốc của công ty tăng theo các năm từ 2012 đến 2016 Công ty cổ phần dược Phẩm Trung Ương 2 là một công ty sản xuất thuốc với quy mô khá lớn Hàng năm công ty tiêu thụ một lượng lớn mặt hàng thuốc ra ngoài thị trường cho thấy công ty luôn sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường.
Ta có thể thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn từ
Hình 3-10: biểu đồ biểu diễn sản lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty giai đoạn 2012-2016
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 128 Lớp:QTKDB_K58
Từ sơ đồ ta có thể thấy rõ sự biến động sản lượng tiêu thụ qua các năm Hàng năm thì sản lượng tiêu thụ đề tăng do nhu cầu thị trường ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng các loại thuốc bổ, thuốc điều trị chuyên sâu tại bệnh viện ngày càng tăng.
3.4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo tỷ trọng
Nhìn vào bảng ta có thể thấy tình hình tiêu thụ các nhóm sản phẩm của công ty có sự chuyển dịch theo hướng tăng cao mặt hàng thuốc vitamin và khoáng chất điêu này cũng dễ hiểu vì trong thời đại xã hội ngày càng phát triển, chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng các mặt hàng thuốc bổ là hoàn toàn phù hợp theo đó tỉ trong thuốc bổ tăng từ 7%-12,5% trong vòng 5 năm. Nhóm thuốc điều trị bệnh cũng có tổng giá trị sản lượng tiêu thu tăng qua các năm tuy nhiên xét về khía cạnh tỉ trọng đóng góp vào tổng doanh thu thu tiêu thụ thì lại có xu hướng giảm
Tỷ trọng thuốc của công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2
1 Nhóm thuốc điều trị bệnh 93 92,5 91,8 90 87,5 2
Nhóm vitamin và khoáng chất 7 7,5 8,2 10 12,5
Hình 3-11: Biểu đồ biểu diễn tỷ trọng đóng góp của các nhóm thuốc vào tổng sản lượng tiêu thụ3.4.3 Phân tích mối quan hệ sản xuất và tiêu thụ
Tình hình sản xất tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2012-2016
Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện
1 Giá trị sản xuất Trđ 54.127 56.823 65.239 80.347 95.345 Định gốc % 100 105 121 148 176
2 Doanh thu tiêu thụ Trđ 50.179 53.278 61.801 76.927 89.827 Định gốc % 100 106 123 153 179
Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thuốc của công ty cổ phần Dược Phẩm Trung Ương 2 giai đoạn từ năm 2012-2016 Giá trị sản lượng sản xuất và tiêu thụ của công ty gia tăng theo các năm tuy nhiên mức tăng không đồng đều Hàng năm giá trị sản xuất và tiêu thụ sấp xỉ gần bằng nhau Cho thấy công tác lập kế hoạch của công ty hoạt động khá tốt, đồng thời cũng cho thấy được các sản phẩm công ty sản xuất ra là khá phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Qua biểu đồ sau đây ta có thể thấy rõ hơn sự biến động của giá trị sản xất và giá trị tiêu thụ của công ty
Hình 3-12: Biểu đồ biểu diễn giá trị sản lượng sản xuất và tiêu thụ giai đoạn 2012-2016
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 130 Lớp:QTKDB_K58
Hàng năm sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thuốc đều tăng do nhu cầu của thị trường tăng, sự biến đổi của môi trường ngày càng khắc nhiệt, ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất… làm cho sức khỏe con người cũng chịu nhiều ảnh hưởng. Trong năm 2013 là năm mà việc tiêu thụ của công ty gặp nhiều khó khăn nhất, nguyên nhân là thị trường thuốc chịu nhiều sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thuốc ngoại với giá cả chỉ tương đương các mặt hàng thuốc của doanh nghiệp, cộng với tâm lý sính đồ ngoại của bộ phân không nhỏ người dân làm cho mức tăng doanh thu tiêu thụ của công ty biến động không nhiều thấp nhất trong cả giai đoạn chỉ khoảng 6% Do đó công ty cần có các biện pháp Marketing phù hợp để giải quyết các nguyên nhân kể trên đồng thời giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Ưu điểm:
- Hàng hóa trong lưu thông thì ít bị hao hụt
- công tác tiêu thụ hoạt động khá tốt, hàng hóa sản xuất ra tồn kho khá ít
Một số giải pháp marketing thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ướng 2
3.5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp a Chính sách Nhà Nước
Ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 68/QĐ- TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó mục tiêu chung cho sự phát triển của nghành là: Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.
Chính vì vậy nhà nước đưa ra 5 quan điểm chính của quản lý nhà nước về dược phẩm như sau:
1 Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.
2 Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.
3 Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.
4 Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.
5 Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc
Từ những quan điểm nêu trên nhà nước đưa ra một số chỉ tiêu đặt ra như sau:
- 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh.
- Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%, vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.
- Phấn đấu có 40% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu có số đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học và sinh khả dụng.
- 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPS).
- 50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.
- Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%. b.Dự báo tình hình sử dụng thuốc Việt Nam đến năm 2020
Từ cơ sở căn cứ nghành dược Việt Nam đã xây dựng dự báo đến năm 2020 bao gồm:
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 132 Lớp:QTKDB_K58
- Mô hình sử dụng thuốc trên thế giới
- Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam và trên thế giới
- Cơ cấu thuốc nước ngoài được phép sử dụng tại Việt Nam
- Cơ cấu sản xuất thuốc tại Việt Nam
- Dự báo nhu cầu sử dụng thuốc ở Việt Nam, được thể hiện qua bảng 3-9 sau:
Dự báo nhu cầu sử dụng thuôc Việt Nam đến năm 2020 Bảng 3-9
Cách phân loại Nhóm Thuốc Tỷ lệ % Giá trị (tỷ USD)
Theo tác dụng dược lý
Nguồn: Báo cáo chuyên sâu ngành dược Việt Nam năm 2015 c Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2 trong thời gian tới Để phát triển bền vững trong những năm tới công ty chú trọng hơn tới công tác nghiên cứu thị trường, trong đó chủ yếu là nghiên cứu khách hàng Coi khách hàng là trung tâm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, từng bước tiếp cận mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Hoàn thị chiến lược Marketing trên tất cả các nội dung
- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, bảo toàn và phát triển nguồn vốn
- Đầu tư một cách đồng bộ dây chuyền sản xuất thuốc một cách đồng bộ, hiện đại nhằm tạo sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh.
- Thực hiện tốt các nột dung của công tác quản trị nhân sự, trong đó chú trọng công tác phân bổ và sử dụng lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
- Tổ chức hạch toán kinh tế một cách triệt để
Thị phần của công ty tăng hàng năm là 5-7%
Doanh thu đến năm 2020 là 120 tỷ đồng
Tỷ suất lợi nhuận là 5%
3.5.2: Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ Phần Dược Phẩm Trung Ương 2 a Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường
Hiện nay hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường để nâng cao khả năng và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, công ty cần đề ra chiến lược hành động cụ thể: Đối với thị trường mục tiêu: cử cán bộ phụ trách từng thị trường mục tiêu đã chọn Đội ngũ này nên chọn tại địa phương, thường xuyên bám sát thị trường để nắm bắt sự thay đổi của thị trường, nắm bắt mục đích của đối thụ cạnh tranh trên thị trường Thông tin phản hồi các ý kiến của khách hàng, để từ đó ban lãnh đạo công ty có những quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình mới nhằm giữ vững thị trường đã có. Đối với thị trường mới: công ty nghiên cứu một số thị trường mà hiện nay chưa có đại lý như Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái… Đây là thị trường đầy tiềm năng, vì dân số ở các khu vực này chủ yếu là người có thu nhập vừa và thấp, hoàn toàn phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty luôn hướng tới Mặt
Sv: Nguyễn Thị Ngọc 134 Lớp:QTKDB_K58 khác nếu có đại lý ở các tỉnh này sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng mới vì giảm được chi phí so với việc người mua tự đi nhập hàng, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. b Chính sách giá cả
Giá cả có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa; số lượng, doanh thu cao hay thấp cũng do giá cả quyết định Đồng thời giá cả cũng quyết định kết quả kinh doanh và xác định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường Vì vậy, việc định giá hợp lý là rất quan trọng trong công tác marketing của doanh nghiệp.
Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập thấp, vì người dân nhiều ở vùng trung du, miền núi Thu nhập của người dân thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3.13: Mức thu nhập của người Việt Nam 2015
(Nguồn: Website Bộ Lao động Thương binh & Xã hội www.molisa.gov.vn) Dựa vào biểu đồ ta thấy mức thu nhập của người Việt Nam chủ yếu ở mức thấp hơn 3 triệu đồng/ tháng Bởi vậy việc tiêu dùng còn phần nào bị hạn chế vì thế để bán được hàng thì công ty không được để sản phẩm của mình có giá quá cao so với mức thu nhập bình quân mỗi tháng của người tiêu dùng Công ty nên tập trung vào khai thác đối tượng tiêu dùng là người lao động, và cùng với đó phần nào thúc đẩy được sản phẩm giá cao cho người công chức bởi nhiều người khi mức sống cao vẫn sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm chất lượng, giá cao.