Phân tích và đánh giá các cơ hội và thách thức từ môi trường vĩ mô đối với 1 Doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, hoặc Khách sạn- Du lịch, hoặc bán lẻ.Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động rất phổ biến trong đời sống tinh thần của con người. Về mặt kinh tế, du lịch là một ngành công nghiệp không khói, có thể giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm, đem laị thu nhập cho người lao động, phân phối lại thu nhập quốc dân, … Về mặt xã hội, nó góp phần giao lưu văn hoá giữa các vùng, các địa và các dân tộc trên thế giới nhằm tạo mối liên kết giữa các quốc gia nhằm tôn vinh giá trị tiêu biểu của quốc gia đó. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch. Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, những giá trị nhân văn độc đáo, Việt Nam còn được khách du lịch biết đến như một đất nước anh hùng qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc. Đây có thể coi là một trong những điểm thu hút khách quốc tế cũng như khách nội đại của du lịch Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Hải
Lớp: 48I1
Mã LHP: 1411SMGM0111
Đề bài: Phân tích và đánh giá các cơ hội và thách thức từ môi trường vĩ mô đối với 1 Doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, hoặc Khách sạn- Du lịch, hoặc bán lẻ
Hà Nội-2014
Trang 2Ngày nay du lịch đã trở thành một hoạt động rất phổ biến trong đời sống tinh thần của con người Về mặt kinh tế, du lịch là một ngành công nghiệp không khói,
có thể giải quyết được một lượng lớn công ăn việc làm, đem laị thu nhập cho người lao động, phân phối lại thu nhập quốc dân, … Về mặt xã hội, nó góp phần giao lưu văn hoá giữa các vùng, các địa và các dân tộc trên thế giới nhằm tạo mối liên kết giữa các quốc gia nhằm tôn vinh giá trị tiêu biểu của quốc gia đó
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, những giá trị nhân văn độc đáo, Việt Nam còn được khách du lịch biết đến như một đất nước anh hùng qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oai hùng của dân tộc Đây có thể coi là một trong những điểm thu hút khách quốc tế cũng như khách nội đại của du lịch Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, các công ty du lịch lữ hành Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa phải đổi mới về tư duy, cung cách quản lý, tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, mới lạ cho du khách trong nước cũng như khách nước ngoài lưu trú đến Việt Nam Trước những cơ hội và thách thức mới, Công ty Dịch
vụ lữ hành Saigon Tourist đã có những bước chuyển mình dầy mạnh mẽ, góp phần đưa du lịch Việt Nam vào bản đồ du lịch thế giới
Luôn chú trọng đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm lữ hành, tiên phong xây dựng những sản phẩm mới và phát triển các chương trình chăm sóc khách hàng chính là cơ sở góp phần tạo nên uy tín và sự khác biệt của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist
Trang 3
Trong ngành du lịch Việt Nam, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là doanh nghiệp lữ hành luôn tiên phong với những sáng tạo đột phá, tăng trưởng bền vững, khẳng định vững chắc vị trí hàng đầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ, hiệu quả kinh doanh Trong năm 2013, Công ty đạt tổng doanh thu chuyên doanh lữ hành hơn 1.334 tỷ đồng, với tỉ lệ lãi trên vốn đạt hơn 97%, phục
vụ 1.816.500 lượt khách (gồm 1.322.000 lưu trú và 494.500 lượt khách lữ hành, công suất phòng bình quân sạn khối trực tiếp kinh doanh đạt 62,5%), tăng 9,8% so với năm 2012 (theo đường hàng không, đường biển, đường sông và đường bộ) Tổng doanh thu toàn Công ty ước đạt 14.450 tỉ đồng, tăng 9,9% so với cùng kì; tổng lãi gộp thực hiện 4.059 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước khoảng 2.150 tỉ đồng, tăng 10,1% so năm 2012
Tổng thu từ khách du
lịch (nghìn tỷ đồng)
56,00 60,00 68,00 96,00 130,00 160,00 200,00
(Nguồn Tổng cục du lịch)
Trang 4Trong một nền kinh tế thị trường nhiều biến động, sự mở cửa với bên ngoài có những tác động to lớn đến ngành du lịch nước ta Chính vì vậy Saigon Tourist cần
có những chính sách, biện pháp nâng cao khả năng thích ứng với nhu cầu thị trường Công ty cần tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm có thế mạnh để phát huy tổng thể vị thế của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả bền vững và tăng cường năng lực cạnh tranh Do vậy công ty Saigon Tourist cần nhận biết những cơ hội và thách thức để có thể hoạch định cho giai đoạn phát triển công ty trong thời gian tới
Saigon Tourist luôn không ngừng đổi mới trau dồi thêm kĩ năng, hoàn thiện phong cách phục vụ Với những cơ hội mới mà môi trường vĩ mô mang lại sẽ mang lại khác biệt cho công ty nếu biết tận dụng 1 cách thông minh và sáng tạo
Kinh tế là nội dung quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược của bất kì doanh nghiệp nào
Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia Đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xoá đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế Đây là cơ hội to lớn về xu thế thời đại mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch mới, đa dạng tận dụng lợi thế về tài nguyên du lịch để nhanh chóng đạt mục tiêu phát triển, đặc biệt xu hướng du lịch cộng đồng đang nổi lên là cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế cho các vùng nghèo và quốc gia đang phát triển như Việt Nam
- Sức mua (cầu du lịch) phụ thuộc và chịu sự quyết định của thu nhập và giá
cả Vì vậy sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, phân phối thu nhập, cán cân thanh toán, tỷ lệ lạm phát, trượt giá, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tiết kiệm và tiêu dùng, thuế, thu nhập, sở hữu Nhà nước và tư nhân, các thành phần kinh tế, lao động, đầu tư nước ngoài, thời vụ, lao động bán thời gian, tỷ giá, các vần đề phát sinh tiền tệ đều có ảnh hưởng tới cầu du lịch
Trang 5
Năm 2013,quy mô nền kinh tế đạt 176 tỷ USD, thu nhập bình quân theo đầu người đã đạt gần 2.000 USD, cụ thể là 1.960 USD/năm Nếu như năm 1992, thu nhập của người dân bình quân mới chỉ 140 USD/năm thì nay, đã gấp 14 lần, trong vòng 21 năm Còn nếu so với năm 2012, thu nhập người dân đã tăng 27% Mức sống của đại bộ phận người dân trong xã hội tăng cao, khả năng chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc bản thân ngày một được chú trọng và được quan tâm đầu tư Chính vì vậy Saigon Tourist triển khai hàng loạt các tour du lịch trong và ngoài nước với mức giá cạnh tranh và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Ddặc biệt cần triển khai các tuyến du lịch mới như hành trình di sản Việt Nam, các tuyến tham quan gắn với các địa danh lịch sử trong chiến tranh như địa đạo Củ Chi, Điện Biên Phủ…
- Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ Các mối quan hệ Á-Âu, Mỹ- Châu Á, Nhật Bản-ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực
Do tình hình kinh tế châu Âu tiếp tục còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến ngân sách chi tiêu cho du lịch, do vậy, đối tượng khách du lịch thuần túy tại Pháp có xu hướng lựa chọn những điểm đến có mức chi tiêu tiết kiệm nhưng vẫn bảo đảm các tiêu chí khám phá văn hóa - lịch sử và nghỉ dưỡng; trong khi đó
Trang 6du khách quốc tịch Nga, Ðức có xu hướng chọn các dòng sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp và dài ngày; đối tượng khách hàng MICE (du lịch kết hợp hội nghị, sự kiện, team-building) tiếp tục đánh giá cao điểm đến Việt Nam với những sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh, sự khác biệt về văn hóa - lịch sử và ưu thế về ổn định chính trị - xã hội
Saigon Tourist tập trung thu hút các dòng khách trong và ngoài nước, trong đó
có dòng khách quốc tế trung lưu, khách du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (Mice) ngày càng đông Việt Nam với nguồn tài nguyên du lịch phong phú có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa
Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc… Đặc biệt Việt Nam còn được bạn bè biết đến với những di sản phi vật thể mang tính lịch sử như Quan họ Bắc Ninh, Ca trù… Với những lợi thế
đó, Saigon Tourist chú trọng phát triển các tuyến điểm di sản, văn hóa, các loại hình du lịch “home stay”, “Tây ăn Tết ta”… để du khách nước ngoài có cơ hội tìm hiểu văn hóa, lối sống cũng như con người Việt Nam thân thiện hiếu khách
Tính đến hết tháng 12/2013 Saigon Tourist đã phục vụ hơn 480.000 lượt du khách Việt Nam và quốc tế Tổng doanh thu đạt hơn 2.650 tỉ đồng, tăng trên 25%
so với năm 2012 Trong đó có gần 250.000 lượt du khách quốc tế đến Việt Nam
Trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 722.349 lượt, giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2012 Tính chung 12 tháng năm 2013 ước đạt 7.572.352 lượt, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2012
Chỉ tiêu Ước tính
tháng 12/2013
12 tháng năm 2013 Tháng 12/2013 so
với tháng trước (%)
Tháng 12/2013 so với tháng 12/2012
12 tháng
2013 so với cùng
kỳ năm trước
phương tiện
đến
Trang 7Đường không 566.221 5.979.953 96,5 109,6 107,2
chuyến đi
Du lịch, nghỉ
ngơi
nhân
Các mục đích
khác
một số thị
trường
Trang 8Hàn Quốc 65.862 748.727 102,7 101,4 106,8
Các thị
tr-ường khác
Trang 9(Nguồn Tổng cục du lịch)
- Quan hệ ngoại giao tích cực của Việt Nam với thế giới đang mở ra cơ hội thu hút đầu tư vốn và cộng nghệ vào Việt Nam nói chung và đầu tư du lịch nói riêng Các nền kinh tế lớn, các tổ chức quốc tế đang tích cực hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, trong đó dòng đầu tư FDI và ODA cho phát triển du lịch ngày một tăng
- Đầu tư của giai đoạn trước đến nay đang được phát huy hiệu quả Giai đoạn vừa qua kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch Hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resorts, khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình
độ quốc tế đã hình thành Nguồn nhân lực du lịch cũng được đầu tư thích đáng, đến nay đã có 11 cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý và trên 60 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có tham gia đào tạo du lịch Hệ thống chương trình, giáo trình đào tạo từng bước hoàn thiện nhờ sự đầu tư của nhà nước và hỗ trợ của quốc tế thông qua dự án Luxemboug, dự án EU Hoạt động thẩm định và chứng nhận kỹ năng nghề đã hình
Trang 10thành thông qua Hội đồng cấp chứng chỉ VTCB nhờ vậy chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá bài bản hơn
Tuy nhiên thách thức nhu cầu đầu tư vào du lịch là rất lớn trong khi đó nguồn lực về vốn và công nghệ của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế Thị trường vốn của Việt Nam mới được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và vì vậy chưa ổn định và chưa phát huy được vai trò điều tiết Đặc biệt các dòng đầu tư FDI trong du lịch chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung vào lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều
dự án FDI có tình trạng treo do thiếu điều kiện liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ
Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng
bộ Hiện tại trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 cửa ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không; chưa có cảng biển đáp ứng yêu cầu đón tàu du lịch; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơi
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật
Trang 11Công suất buồng bình quân
(%)
(Nguồn Tổng cục du lịch)
Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố về thị trường du lịch, về nguồn khách… để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Việt Nam đang phục hồi của nền kinh tế thế giới Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh, là ngành được đầu tư mũi nhọn
Nhóm lực lượng văn hóa- xã hội cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công trong chiến lược của Saigon Tourist:
- Nguồn lực quan trọng là điểm mạnh đáng quan tâm đó là nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch Với dân số 90 triệu dân, thuộc độ tuổi dân số trẻ, Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói chung và đối với phát triển du lịch nói riêng Người Việt Nam có truyền thống lao động cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh nhạy tiếp thu yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần thân ái, nhiệt tình, mến khách và sẵn sàng làm việc mọi lúc mọi nơi với mức lương so sánh tương đối thấp so với khu vực Đây là thế mạnh đối với phát triển dịch vụ du lịch
- Đây cũng vẫn là điểm yếu trường kỳ Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân lực
du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu
- Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản chuyên nghiệp du lịch thấp, hơn nữa chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu
- Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ Ngành du lịch thực sự thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch kiểu mẫu của
Trang 12thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ
- Bên cạnh đó trình độ lao động của Việt Nam còn thấp, đón đầu xu thế đó, Saigon Tourist thành lập Trường Trung cấp Du Lịch & Khách Sạn Saigontourist đào tạo chuyên ngành khách sạn & du lịch Việt Nam
Nhóm lực lượng chính trị- pháp luật:
- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch thể hiện qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của Ban Bí Thư, Nghị quyết của Chính phủ Qua đó du lịch được nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nước Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống